5 minute read
a. Nhận thức qua trào lưu kiến trúc hiện đại
II. Nội dung 1. Kiến trúc hiện đại a. Nhận thức qua trào lưu kiến trúc hiện đại Nhờ môn học Lịch sử kiến trúc phương Tây mà bản thân em có sự hiểu biết thêm về các trào lưu, phong cách kiến trúc, những hệ kết cấu độc đáo đủ khiến cho con người có sự ngỡ ngàng trước sự đặc biệt của các loại kết cấu ấy, trong khi các kết cấu ấy được xây dựng chỉ bằng những vật liệu thô sơ thế mà các kết cấu ấy vẫn chịu được những tác động đến từ các yếu tố môi trường, thời gian nhưng vẫn giữ cho các công trình kiến trúc ấy tồn tại cho đến bây giờ như Kim Tự Tháp của Ai Cập, Cattedrale di Santa Maria del Fiore của Ý hay đền Pantheon của nước Ý,….ngoài những điều đó còn để lại nhiều điều thú vị về kiến trúc, vẻ đẹp thẩm mỹ từ công trình và các triết lý sáng tác từ kiến trúc sư của những phong cách kiến trúc ấy. Qua buổi học sự đọng lại của kiến thức cũng chính là một phần nền tảng cho bản thân sau này khi nắm rõ được những đặc điểm chung và riêng của mỗi phong cách kiến trúc. Tìm hiểu, nắm rõ những quy tắc như thức cột, hệ thống các bậc tam cấp cũng như các tác phẩm điêu khắc trang trí cho công trình, chính những kiến thức này có thể giúp ích cho bản thân sinh viên sau này nhằm hiểu và biết về cách thiết kế các công trình theo phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển một cách hài hòa hoặc nắm vững các kiến thức ấy để có thể cải tạo, phục dựng lại những công trình kiến trúc mang các phong cách như: Gothic, Tân cổ điển, kiến trúc Cận đại,…có mặt ở trong nước như nhà thờ Mằng Lăng, nhà thờ Đức Bà,….
Nhà thờ Mằng Lăng, Phú Yên là nhà thờ cổ nhất ở Việt Nam, nơi còn sót lại của cuốn sách in chữ Quốc Ngữ đầu tiên. Công trình xây vào năm 1892 và mang đậm đặc trưng của kiến trúc Gothic. với nhiều hoa văn trang trí. Hai bên nhà thờ có hai lầu chuông, chính giữa là thập tự giá. Tất cả sơn màu xanh xám giản dị, hòa đồng với khung cảnh ruộng vườn cây lá
Advertisement
Cũng trong giai đoạn này thì các loại hình kiến trúc thay đổi về cả số lượng và chất lượng, nhiều loại hình kiến trúc mới ra đời: - Hangar máy bay - Rạp chiếu bóng - Phòng thí nghiệm - Các loại hình kiến trúc cũ đều có sự thay đổi rõ rệt trước sự phát triển chóng mặt của nền khoa học kỹ thuật và đời sống của xã hội
Chính vì thế mà kiến trúc không còn đơn thuần chỉ là công cụ sinh hoạt đơn giản hay là một sản phẩm mỹ nghệ, thương phẩm nữa mà giờ đây kiến trúc đã trở thành phương tiện đầu cơ chính trị và kinh tế. Ngoài nhiều loại hình kiến trúc ra đời thì còn có vật liệu mới như: Thép, Bê tông cốt thép,… và những vật liệu phổ biến khác như: nhôm, chất dẻo, cao su,…, những vật liệu cũ như: gạch, gỗ thì phương pháp cũng như phạm vi sử dụng cũng được cải tiến, mở rộng, sử dụng triệt để hơn. Đồng thời còn cho ra các kết cấu mới, có sự phân chia rõ rệt hơn giữa thành phần chịu lực và thành phần bao che cũng như sự ra đời của kết cấu nhịp lớn. Đặc biệt là trong giai đoạn Kiến trúc hiện đại cho đến các trào lưu khác trở nên thịnh hành và đây cũng chính là một trong các bài học quý giá để lại cho bản thân như các quan điểm, những kinh nghiệm từ các thế hệ kiến trúc sư đi trước để lại cho các thế hệ sau. Với bản thân người học thì những kinh nghiệm ấy chính là những sự chỉ dẫn đáng quý và rất có ích trong việc tham khảo, tiếp thu và kế thừa các quy tắc, các đặc trưng đại diện cho từng trào lưu kiến trúc ở giai đoạn này. Chính giai đoạn này là cột mốc cho sự phát triển không ngừng của những trào lưu kiến trúc mới sau này. Vì sao nói kiến trúc hiện đại để lại những bài học về các quy tắc, các quan niệm trong thiết kế và cần phải học hỏi, vì khi sự thay đổi về công nghiệp cũng như thay đổi về tư duy con người về một không gian ở sẽ có tiến bộ hơn mặc dù trong giai đoạn chuyển mình có sự chia ra thành hai hướng đối lập nhau. Một hướng với tư duy không muốn thay đổi và không chấp nhận thay đổi với một hướng là muốn có sự đột phá, một xu hướng, phong cách mới ít rườm ra về mặt hình thức và đem lại những lợi ích cho không gian sử dụng cũng như cho chính con người. Họ còn để lại những tiềm đề về số bộ phận kết cấu, sử dụng những vật liệu mới và áp dụng những kỹ thuật mới cho chính công trình mà họ sáng tác những điều này cũng là một phần trong bài học để đời cho sinh viên nhất là sự ra đời của Sách Neufert dữ liệu kiến trúc một trong những cẩm nang đầu đời của sinh viên trước khi thiết kế. Chính vì dám mạo hiểm dám thay đổi mà dẫn đến sự ra đời của Kiến trúc hiện đại.
KTS Ludwig Mies van der Rohe, ông được xem là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của kiến trúc hiện đại và cũng được xem như là cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản (Minimalism). Ông đã đánh dấu phong cách riêng với các tòa nhà chọc trời ở Mỹ và trở nên nổi tiếng với các tòa nhà hơn là Bauhaus.