PHẦN I: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CĂN CỨ THIẾT LẬP NỘI DUNG NHIỆM VỤ THIẾT KẾ 1. Quyết định 367/TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ngày 4 tháng 6 năm 1996 . 2. Quyết định 123/1998/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 1998. 3. Quyết định 2433/QĐ-UB của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. HCM về việc công nhận kết quả xếp hạn các đồ án tham gia cuộc thi ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm, ngày 1 tháng 7 năm 2003. 4. Phương án đoạt giải nhì trong cuộc thi ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm do công ty Sasaki Associates thiết lập. 5. Báo cáo và nhận xét của Hội đồng giám khảo về các đồ án đoạt giải. 6. Các góp ý của nhân dân TP. HCM tại đợt triển lãm về sản phẩm cuộc thi được tổ chức vào tháng 7 năm 2003. 7. Văn bản góp ý của Viện quy hoạch - Xây dựng TP. HCM. 8. Các ý kiến đóng góp của Vụ Kiến trúc quy hoạch thuộc Bộ xây dựng. 9. Các biên bản làm việc của Ban Tổ Chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm về việc góp ý nội dung hướng dẫn nhiệm vụ thiết kế. 10. Các báo cáo của chuyên gia : - Báo cáo tổng kết đánh giá các phương án đoạt giải và tham dự cuộc thi của Tổ chuyên gia - Sự hình thành nhiệm vụ thiết kế cho Thiết kế chi tiết của Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm, Tiến sĩ Choo Meng Foo, công ty CPG Consultants Pte Ltd Associates - Singapore, 2003. - Các điều kiện hướng dẫn quy hoạch chi tiết, Gilles Sabaterie và Gérard Abadia , Viện quy hoạch Lyon - Pháp, 2003. - Báo cáo kết quả hoạt động ngoại khóa được tổ chức phối hợp của chương trình MUDD - đại học New South Wales , Hội Kiến trúc sư TP. HCM và Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm. 11. Bản kế hoạch dịch vụ số 1,2,3,4,5 do Công ty Sasaki Associates dự thảo.
Chƣơng 1: VỊ TRÍ, RANH GIỚI, QUY MÔ VÀ PHẠM VI QUY HOẠCH CỦA KHU TRUNG TÂM ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM 1. Vị trí: Nằm trong bán đảo Thủ Thiêm, đối diện với trung tâm quận 1 qua sông Sài Gòn, gồm các phường An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Ðông, một phần phường Bình An, Bình Khánh thuộc địa bàn quận 2. 2. Ranh giới: - Phía Bắc giáp sông Sài Gòn (quận Bình Thạnh) và một phần đất phường An Khánh (quận 2). - Phía Nam giáp sông Sài Gòn (quận 7). - Phía Ðông giáp phường An Khánh, Bình Khánh (quận 2). - Phía Tây giáp sông Sài Gòn (quận 1 và quận 4). 3. Quy mô: Ðược xác định theo Quyết định số 367/TTg ngày 04 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn từ nay đến 2020): - Diện tích khu đất quy hoạch
: 770 ha
Trong đó: - Diện tích mặt đất và sông rạch
: 640ha
- Diện tích mặt nước sông Sài Gòn
: 130 ha
Ðể đảm bảo nhu cầu phát triển trong các giai đoạn tiếp theo, các phương án nghiên cứu cần đề xuất hướng phát triển và dự báo về quy mô diện tích.
Chƣơng 2: MỤC TIÊU QUI HOẠCH KHU TRUNG TÂM ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM Nhà tư vấn sẽ thực hiện các dịch vụ tư vấn nhằm hình thành và phát triển các mục tiêu cụ thể, thiết kế quy hoạch chi tiết của Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm làm nên các sản phẩm quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và hướng dẫn thiết kế chi tiết để phát triển khu vực Thủ Thiêm trở thành Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. Nhà tư vấn sẽ thực hiện dịch vụ tư vấn theo nguyên tắc cân bằng 3 lĩnh vực lớn bao gồm : đẹp về thiết kế quy hoạch-kiến trúc, hợp lý về tài chánh và khả thi về mặt kỹ thuật. Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm là đô thị mang tính giao tiếp với mong muốn dân số định cư là 200,000 người và 1,000,000 lượt du khách, người lao động đến sinh hoạt tại Thủ Thiêm trong 1 ngày đêm (Các chỉ số trên sẽ được khẳng định trong quá trình nghiên cứu và đi đến sản phẩm chính thức), và theo mục tiêu : - Ðịnh rõ nhu cầu phát triển và mối quan hệ của Khu Trung Tâm Ðô Thị Mới Thủ Thiêm trong tổng thể quy hoạch xây dựng Thành Phố đến năm 2020, đặc biệt là mối quan hệ đối với trung tâm thành phố hiện hữu (Quận 1 và một phần Quận 3 của Thành Phố), với Quận 2 cùng khu vực đô thị phía đông Sông Sài Gòn; - Ðề xuất các giải pháp khả thi, tối ưu trong kết nối quy hoạch Khu Trung Tâm Ðô Thị Mới Thủ Thiêm và khu vực đô thị phát triển ở khu vực phía đông Thành Phố nhằm giải quyết hợp lý mối quan hệ phát triển giữa Khu Trung Tâm Ðô Thị Mới Thủ Thiêm và các khu vực lân cận. - Xác lập một khoảng dự trữ đất cần thiết cho nhu cầu mở rộng Khu Trung Tâm Ðô Thị Mới Thủ Thiêm trong tương lai với quy định chi tiết mục đích sử dụng đất tại đây; - Căn cứ vào tính chất, chức năng đã được xác định cho Khu Trung Tâm Ðô Thị Mới Thủ Thiêm, phân tích và định lượng: - Tỷ trọng giữa các khu chức năng trong việc sử dụng đất. - Dựa vào tiêu chuẩn chung của đô thị Việt Nam kết hợp việc tham khảo tiêu chuẩn của các đô thị tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, xác định hệ thống tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho Khu Trung Tâm Ðô Thị Mới Thủ Thiêm đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại, văn minh và giàu bản sắc văn hoá dân tộc theo từng giai đoạn phát triển; - Tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt đối với hệ thống giao thông như là một tiêu chuẩn khẳng định mức độ tiên tiến và sự phát triển bền vững của đô thị. - Nêu bật và khai thác tối đa cảnh quan sông nước, thiên nhiên và địa hình của bán đảo Thủ Thiêm nhằm tạo ra một sắc thái đặc trưng của đô thị nam bộ trong xu thế phát triển tiến bộ của nhân loại hướng đến hoàn thiện mô hình đô thị sinh thái trong tương lai. Việc tổ chức "xanh hoá" bộ mặt đô thị kết hợp với cảnh quan sông nước tạo ra đặc thù hấp dẫn và sự tiến bộ của tri thức quy hoạch hiện đại được xem là tiêu chuẩn, là yêu cầu tất yếu có tính bắt buộc đối với giải pháp nghiên cứu, thiết kế quy hoạch Khu Trung Tâm Ðô Thị Mới Thủ Thiêm. - Xác định tiến trình phát triển và hoàn thiện của Khu Trung Tâm Ðô Thị Mới Thủ Thiêm trên cơ sở nghiên cứu, phân tích khoa học, có phương thức, kế hoạch hợp lý và khả thi về tài chánh. - Ðề xuất nghiên cứu nội dung chi tiết quan trọng đối với các dự án trọng điểm của một số khu chức năng để có thể xúc tiến đầu tư khởi đầu từ năm 2005 một cách hợp lý, phát huy nhanh được hiệu quả của các công trình hạ tầng kỹ thuật (như đường hầm và đại lộ Ðông Tây).
Chƣơng 3: NHỮNG YÊU CẦU CHỦ YẾU CHO VIỆC NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU TRUNG TÂM ĐÔ THI MỚI THỦ THIÊM 3.1 Tầm nhìn Phát huy những khả năng tiềm tàng của Thành Phố trong vai trò đầu tàu kinh tế của khu vực và Việt Nam, hướng đến khả năng phát triển một trung tâm thương mại và du lịch tầm cỡ quốc tế, nhằm thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Thành Phố sang ngành thương mại, dịch vụ phù hợp với chức năng của một đô thị giao tiếp; Khu Trung Tâm Ðô Thị Mới Thủ Thiêm ngoài yếu tố hấp dẫn về cơ hội kinh doanh, còn phải là trung tâm các hoạt động văn hóa nghệ thuật với các hoạt động văn hóa và giải trí của TP. HCM và vùng lãnh thổ;
Các yếu tố tự nhiên, đặc điểm khí hậu địa phương phải được chú trọng và là nền tảng của việc thiết kế để tạo nên môi trường đô thị thân thiện, có tính đặc sắc; Hình ảnh đô thị ở những góc nhìn khác nhau mang tính trật tự, thống nhất và có bản sắc riêng; Khu Trung Tâm Ðô Thị Mới Thủ Thiêm sẽ được phát triển theo những nguyên tắc bền vững lâu dài về môi trường, kinh tế và xã hội. 3.2 Những quan điểm chủ đạo trong thiết kế quy hoạch 3.2.1 Quan niệm về một thành phố 'hiện đại' Từ tiêu chí đánh giá các sản phẩm dự thi của Hội đồng Giám Khảo, cũng như các mục tiêu cuộc thi được Ban tổ chức đưa ra, quan điểm về một trung tâm thành phố được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quan điểm thiết kế trên cơ sở các đúc kết sau: - Không sao chép, không lặp lại hình ảnh đô thị khác một cách thiếu chọn lọc. - Các trung tâm thành phố lớn trong thế kỷ XX, với mật độ xây dựng cao, dồn nén những tòa nhà cao tầng, cùng những nút giao thông chằng chịt, giờ đây đã trở thành một hiện trạng phổ biến, khó xử lý, làm giảm giá trị sống của một đô thị văn minh khi được thách thức bởi nền kinh tế dịch vụ và tri thức trong xu hướng đô thị nhân văn và đô thị sinh thái. Phát triển đô thị 'hiện đại' ngày nay không còn đi theo khuynh hướng duy nhất là khai thác kinh tế triệt để những diện tích đất khu trung tâm bằng cách xây dựng những toà nhà chọc trời mà phải tạo một môi trường đô thị bền vững, có bản sắc riêng, mang đến chất lượng sống tốt cho con người được điều chỉnh liên tục vì một giá trị văn hóa mới của cư dân đô thị văn minh. Chức năng của các khu đô thị phải tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động kinh tế tri thức mà trong đó hoạt động giao tiếp thông tin đóng vai trò rất lớn. Thiết kế đô thị phải cân bằng sự khai thác kinh tế và môi trường sinh thái vì một sự phát triển bền vững. - Môi trường đô thị" bền vững đồng nghĩa với môi trường sinh thái đa dạng, gần gũi với con người, với thiên nhiên, cung cấp cho con người nhiều cơ hội tiếp cận trực tiếp với thiên nhiên. Ðô thị sẽ phải có những không gian xanh và thiên nhiên với bản sắc riêng của nó trong "khoảng cách rất gần" với con người, làm giảm căng thẳng bởi những công trình bê tông. - "Bản sắc đô thị" có thể được khai thác trên nhiều phương diện. Một là : sự tương đồng của thành phố tương lai với quá khứ, hiện tại. Ðiều này giúp cho thành phố bén rẽ một cách vững chắc với những địa điểm liên quan đến những ký ức, kỉ niệm, thẩm thấu trong ý thức của cộng đồng. Sự đặc biệt của thành phố vì thế được di truyền lại, tạo ra sự khác biệt với các thành phố khác trên thế giới. Hai là : sự gắn kết với đô thị cũ . Một sự liên tục về không gian giữa mới và cũ sẽ mang đến cho con người cảm giác gần gũi và dễ chấp nhận. Nó cũng tạo nên sự nhất quán đô thị và dễ bộc lộ bản sắc riêng. Ba là: dấu ấn đô thị, được tạo nên từ những công trình, trục đường mang tính biểu tượng và những không gian thiên nhiên đặc trưng của Thành phố. - "Chất lượng sống tốt" phải được định lượng bằng các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật mà con người được thụ hưởng, phải được định tính bằng môi trường đa dạng kích thích khả năng sáng tạo của mỗi con người. Thiết kế phải có những luận cứ khoa học, tính toán trên nền tảng kinh tế-xã hội hiện tại và dự báo tương lai của thành phố để chọn chỉ tiêu phù hợp. - "Sự điều chỉnh liên tục": Thiết kế phải mềm dẻo, cung cấp những cơ hội cho việc điều chỉnh phát triển đô thị trong xu thế tiến bộ nhanh chóng của thời đại công nghệ thông tin. 3.2.2 Pha trộn các chức năng đô thị: Ðể đảm bảo sự phát triển bền vững cho trung tâm kinh tế thành phố, tránh hiện tượng khu quy hoạch Thương mại Trung tâm (CBD) tấp nập vào ban ngày nhưng hoàn toàn yên tĩnh và thiếu các hoạt động vào ban đêm, cũng như các khu dân cư vắng vẻ vào những giờ làm việc. Mục tiêu đề ra cho Thủ Thiêm là phải vận hành và sinh hoạt tốt ban ngày cũng như về đêm. Thay vì chỉ tính đến nơi làm việc và các toà nhà văn phòng, các giờ giải trí nghỉ ngơi cũng phải được xem xét trong một thành phố hiện đại. Nhiều trung tâm thành phố hiện hữu đang trở thành các trung tâm giải trí chính. Trung tâm giải trí gồm nhiều hình thức như các Bảo Tàng Nghệ Thuật, nhà hát, và các phòng hoà nhạc giao hưởng. Dân chúng tìm kiếm các ngày lễ hội để làm phong phú thêm cuộc sống. Một vài hoạt động đơn lẻ như buôn bán là hoạt động giải trí cho nhiều người. Trong quá trình phát triển mới, có một nhu cầu sâu rộng hơn là suy nghĩ về việc cung cấp đa dạng hoá các mục đích sử dụng. Giải pháp sử dụng đất hỗn hợp được khuyến khích, (tránh thái quá trong việc phân khu chức năng). Tất cả là để đảm bảo sự có mặt thường xuyên của con người. 3.2.3 Giải pháp quy hoạch tối ưu Các vấn đề chuyên môn liên quan đến dự án cần được phân loại vào 3 lĩnh vực lớn bao gồm
: thiết kế quy hoạch kiến trúc, khả năng tài chính và tính khả thi về mặt kỹ thuật. Có thể ví như các yếu tố này là 3 chân của một chiếc ghế đẩu mà mặt ghế chính là tổng mặt bằng Thủ Thiêm. Mỗi chân ghế đều phải bằng nhau và cân đối với các chân ghế còn lại để mặt ghế ( là phương án quy hoạch tổng mặt bằng ) được bằng phẳng; một mặt ghế ( hay một phương án ) không được đều đặn sẽ không được bền vững. Cả ba yếu tố cần sự xem xét cân bằng cho phương án quy hoạch tổng mặt bằng để đạt được thành công về lâu dài , đáp ứng các nguyện vọng mong muốn về Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. 3.3 Những yêu cầu cơ bản đối với nhiệm vụ thiết kế quy hoạch một số khu chức năng chính: 3.3.1 Quảng trường Các mục tiêu sau đây để thiết kế quảng trường chính của Thủ Thiêm: - Phải là khu vực lõi của Khu Trung Tâm Ðô Thị Mới Thủ Thiêm - tượng trưng cho trái tim của Khu Trung Tâm Ðô Thị Mới Thủ Thiêm. Bố cục quảng trường chính và không gian lân cận phải là "cổng chào" Khu Trung Tâm Ðô Thị Mới Thủ Thiêm; - Một không gian mở sống động, đa năng, hấp dẫn về mỹ quan kiến trúc hài hòa với công trình khác, có độ cao hợp lý để phù hợp với khí hậu nhiệt đới. - Thuận tiện tiếp cận cho khách đến quảng trường với nhiều nội dung sinh hoạt đa dạng. - Giải quyết mối liên hệ hữu cơ với tổ hợp Trung Tâm Hội Nghị và Triển Lãm Quốc Tế với cảnh quan khu bờ sông sài Gòn và công viên cây xanh. Quảng trường - khoảng xanh - mặt nước - công trình kiến trúc - đường đi bộ được xác định trong một mối liên kết chặt chẽ. Tính thứ bật, tầm quan trọng của quảng trường được xác định theo tính chất sử dụng. Các loại quảng trường trong Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm: - Quảng trường chính trị gắn với tượng đài Ðộc lập. Quảng trường chính theo vị trí quy hoạch tại phương án ý tưởng cần được mở rộng hợp lý trong tổng thể bố cục không gian từ bờ sông Sài Gòn cho đến hồ trung tâm với một quy mô tính toán tối đa có thể. - Quảng trường văn hóa nghệ, vui chơi giải trí. - Quảng trường với tính chất điểm nhấn đô thị. - Sử dụng mặt nước thích hợp như là một phần của hệ thống quảng trường đô thị. 3.3.2 Khu Thương Mại và Tài Chính: - Là hạt nhân của trung tâm có không gian sống động với các phức hợp kiến trúc và đa dạng về tính chất sử dụng trong một quy hoạch tổng thể phù hợp với diện tích đất được khai thác sử dụng hợp lý, tối ưu và tạo ra đặc điểm hấp dẫn riêng; - Có các công trình cao ốc chủ yếu là: cao ốc văn phòng, trung tâm giao dịch chứng khoán, ngân hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn, và một số lượng căn hộ ở kết hợp trong khu thương mại tài chánh. Kiến trúc của các công trình cao ốc sẽ phải tận dụng cảnh quan khu vực Quảng Trường, hồ nước trung tâm, sông Sài Gòn và những trục giao thông chính của trung tâm, tạo ra hình ảnh đô thị hoàn chỉnh của Khu Trung Tâm Ðô Thị Mới Thủ Thiêm; - Bố trí hệ thống tiện ích hạ tầng kỹ thuật tiên tiến hiện đại, đặc biệt giao thông công cộng năng lực lớn và hệ thống đường đi bộ, cây xanh, không gian mở công cộng; - Kết hợp cảnh quan của quảng trường chính, khu thương mại tài chính tạo ra những điểm nhấn quan trọng trong tổ chức bố cục không gian đô thị bằng việc thiết lập những công trình kiến trúc đặc sắc mang tính biểu tượng cao. 3.3.3 Trung Tâm Hội Nghị và Triển Lãm Quốc Tế: - Có một biểu tượng kiến trúc độc đáo, tạo ấn tượng, giá trị nghệ thuật cao, mang tính lịch sử của một công trình thế kỷ, đánh dấu xu hướng phát triển kiến trúc đương đại; - Hình thành một tổ hợp công trình đa năng, đáp ứng được các hoạt động hội nghị phục vụ những yêu cầu về chính trị, ngoại giao, văn hóa, kinh tế và xã hội, đồng thời đáp ứng các nhu cầu về giao dịch thương mại được tổ chức tại Thành Phố, cũng như khu vực phía Nam Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và Thế giới. - Giải quyết nhu cầu về các hoạt động triển lãm, giao dịch thương mại đa dạng, giới thiệu sản phẩm, công nghệ mới, giao dịch thường xuyên khác trong nước và quốc tế. Bao gồm không gian trong nhà và ngoài trời; Quy mô phát triển của tổ hợp công trình ước tính khoảng 20ha (kể cả mặt nước được sử dụng) 3.3.4 Khu Dân Cư: - Quy mô nhà ở trong Khu Trung Tâm Ðô Thị Mới Thủ Thiêm là một nội dung cần được nghiên
cứu để đề xuất một quy mô tối ưu hợp lý và hài hòa. - Gồm các loại nhà có tính hỗn hợp để cung cấp cho thành phần dân cư có tính đa dạng, có các tiện nghi công cộng được bố trí tại trung tâm các khu ở cùng với các loại hình công viên đa dạng và tiếp cận với các kênh rạch tự nhiên; - Hình thức nhà ở trong Khu Trung Tâm Ðô Thị Mới Thủ Thiêm: - Nhà cao tầng; - Nhà có tầng cao trung bình; - Biệt thự đơn lập; - Nghiên cứu khả năng có thể bố cục nhà ở truyền thống ở Thành Phố ( ở có kết hợp buôn bán tại các tầng trệt) với một tỷ lệ vừa đủ hợp lý, nhằm tạo sự quen thuộc và phong phú cho không gian đô thị. 3.3.5 Các công trình văn hóa nghệ thuật và giải trí lớn: Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm phải bổ sung những khiếm khuyết về chức năng văn hóa giải trí tại khu trung tâm hiện hữu như các nhà bảo tàng, nhà hát, khu hòa nhạc ngoài trời, cung văn hóa, khu giải trí lớn, quảng trường giao lưu văn hóa cộng đồng. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm được tổ chức sinh động trong trung tâm đô thị, trên các không gian công cộng như quảng trường, công viên, sân vận động, khai thác hữu dụng các không gian mặt nước. 3.3.6 Khu không gian xanh và mặt nước Tính hệ thống và khoa học của các không gian xanh và mặt nước phải được nghiên cứu để xác định chức năng mục tiêu sử dụng gắn với biện pháp tổ chức quản lý cụ thể để có những giải pháp thực hiện khả thi. Tránh tình trạng những khoảng xanh là những khu vực không được kiểm soát phát triển, sử dụng sai lệch chức năng, tác động xấu đến môi trường đô thị. Các khu cây xanh chính: - Công viên dọc sông Sài Gòn: đây là ưu thế đặc thù của Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm, là một biểu hiện về văn hóa của TP. HCM. Cần nghiên cứu đa dạng hóa phương thức khai thác cảnh quan và không gian với nhiều loại công viên bờ sông khác nhau : thương mại, văn hoá , giáo dục và môi trường; khu bờ sông lịch sử; khu bờ sông giải trí; khu ở ven sông và khu bến cảng...; Cần lưu ý trong thiết kế, tạo ra những khu đi bộ thân thiện thoải mái, nối tiếp bờ sông, tạo ra các cơ hội khác nhau cho các hoạt động văn hóa nghỉ ngơi giải trí đa dạng, tạo cảnh quan bao quát ;cung cấp các lối đi công cộng an toàn và dễ dàng tiếp cận với bờ sông; cung cấp bóng mát; tạo cơ hội cho nhu cầu phát triển khai thác bất động sản có giá trị, thiết lập cảnh quan bờ sông mạnh mẽ , đa chức năng, sinh động và có sức sống ; củng cố các đặc tính bờ sông như là một nơi giải trí tiêu khiển; tăng các cơ hội cho tầm nhìn, tác động hiệu quả đến sự chuyển dời hài hòa và thống nhất cảnh quan giữa hai bờ của khu trung tâm thành phố. Khu bờ sông của một thành phố là một biểu hiện về văn hóa của thành phố. làm giàu cuộc sống, tạo nên sự tao nhã và thư giãn cũng như về mặt chức năng, và có thể góp phần hình thành nên lối sống đô thị văn minh, đặc thù và hấp dẫn. Chính tại khu bờ sông là nơi có thể tìm thấy hình ảnh những viễn cảnh của thành phố. Khu công viên phía Nam với chức năng dự trữ đất đai, sinh thái đặc thù hấp dẫn cho Khu Trung Tâm Ðô Thị Mới Thủ Thiêm. Trong nghiên cứu, cần đề xuất rõ phương thức khai thác đáp ứng các nhu cầu đa dạng về nghỉ ngơi giải trí du lịch, văn hóa thể thao nhằm thu hút đầu tư, khai thác và bảo dưỡng. - Công viên trung tâm Thủ Thiêm phải được thiết kế để đề cao cảnh quan, nâng giá trị khu vực trung tâm và là một không gian công cộng tâm điểm của Khu Trung Tâm Ðô Thị Mới Thủ Thiêm. Công viên trung tâm được kết hợp hài hòa với không gian mặt nước của Hồ trung tâm. Bản thiết kế cần tránh nguy cơ gây cách trở hay mất sự liên kết giữa các khu vực chức năng trong Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. - Nhiều công viên nhỏ với không gian xanh và các kiến trúc tượng đài, tiểu cảnh, các tiện nghi cần thiế để phục vụ việc giải trí và thư giãn cho những người phải làm việc giữa những khối bê tông dày đặc, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cư dân trong cộng đồng ở, phù hợp với quy mô và tính chất sử dụng được chỉ định và có sự liên kết trong hệ thống hoàn chỉnh. Cây xanh: chọn lọc để quy hoạch hệ thống cây xanh đa dạng có tính đặc trưng, chú ý nghiên cứu khai thác hệ thực vật hiện hữu và hình ảnh thực vật vùng sông nước quen thuộc... Cây xanh đường phố nên sử dụng các loại cây bóng mát của khu trung tâm hiện hữu đã tạo được ấn tượng tốt và quen thuộc với Thành Phố. Mặt nước nằm giữa khu vực có tính liên tục của không gian đô thị, với các qui định hoạt
động xung quanh mặt nước để phục vụ cho mục đích kinh tế để lợi nhuận thu được sẽ bù đắp đủ việc thiết kế và bảo trì. Các khu cây xanh mặt nước và không gian mở cần nghiên cứu thiết kế theo nguyên tắc ưu tiên khai thác sử dụng tối đa cho yêu cầu công cộng của cộng đồng dân cư, cho quảng đại các tầng lớp nhân dân lao động của Thành phố 3.4 Thiết kế các điểm nhấn trong đô thị: Tổ chức không gian đô thị nhằm tạo được những ấn tượng hấp dẫn từ các góc nhìn khác nhau: - Góc nhìn từ cầu Sài Gòn; - Góc nhìn từ trung tâm hiện tại của Quận 1: từ quảng trường Mê Linh, công viên Bạch Ðằng, từ trục đường Nguyễn Huệ; - Từ Bến Nhà Rồng; - Góc nhìn hướng từ Biển Ðông vào trung tâm TP. HCM; - Góc nhìn từ khu đô thị phía đông đến Khu Trung Tâm Ðô Thị Mới Thủ Thiêm; 3.5 Phù hợp với kế hoạch xây dựng các công trình vượt sông Sài Gòn (theo thứ tự thời gian dự kiến tiến hành): - Xây dựng hầm Thủ Thiêm khởi công tháng 6 năm 2004, hoàn thành cuối năm 2006. - Cầu tại vị trí giao lộ đường Nguyễn Hữu Cảnh và Ngô Tất Tố - quận Bình Thạnh sang Thủ Thiêm , dự kiến xây dựng vào năm 2005. Quy mô xây dựng 4 làn xe. - Cầu tại vị trí đường Tôn Ðức Thắng sang Thủ Thiêm ( sẽ xây dựng khi xưởng Ba Son di dời ) dự tính giai đoạn sau 2010 . - Cầu tại vị trí kết nối với tuyến đường nổi dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè từ sân bay Tân Sơn Nhất - quận Tân Bình đến quận 1 (phía trên cảng BaSon). Cầu này sẽ kết hợp phương tiện vận tải bánh sắt. Dự án đang triển khai nghiên cứu. - Khu vực phía Nam thành phố về lâu dài cần có cầu kết nối với khu dân cư Quận 4, Quận 7, Nhà Bè sau khi các cảng đã di dời. - Trong phạm vi quy hoạch bờ sông từ cầu tại vị trí Ba Son đến Bến Nhà Rồng thuộc quận 4 : sẽ không xây dựng các cầu vượt sông, ngoại trừ cầu đi bộ cảnh quan nồi liền quảng trường Mê Linh và Thủ Thiêm được xây dựng tại thời điểm thích hợp. - Phà Thủ Thiêm có thể được giữ lại khai thác hợp lý trong giai đoạn quy hoạch. Trong trường hợp đó, cần xem xét nâng cấp hợp lý để phục vụ cho các phương tiện vận tải nhỏ, các nhu cầu đi lại cá nhân, mục đích du lịch. Vị trí quy hoạch phà Thủ Thiêm có thể thay đổi cho phù hợp giải pháp quy hoạch cảnh quan và mục đích khai thác bờ sông phía Thủ Thiêm và trung tâm hiện hữu Quận 1. 3.6 Nội dung quy hoạch phương tiện vận chuyển công cộng trong Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. Các loại phương tiện vận chuyển công cộng trong trung tâm mới cần nghiên cứu một cách đồng bộ gắn với quy hoạch tổng thể TP. HCM từ nhu cầu khách quan trước mắt và trong tương lai lâu dài, đảm bảo cho việc hình thành và phát triển nhanh của Thủ Thiêm và khu vực lân cận. Ðề xuất các phương án cụ thể và nêu ưu điểm của các phương tiện đề nghị : - Ðường bộ : bus, taxi - Ðường sắt : xe bánh sắt vận chuyển trong nội đô - Metro - Xe điện - Ðường thuỷ : taxi cano, tàu khách các loại Chú ý nghiên cứu đến các phương tiện cá nhân, sử dụng có tỷ lệ thích hợp trong khu trung tâm như : xe gắn máy, xe đạp. 3.7 Thông tin có liên quan: - Ðể giải quyết nhu cầu vận tải nối liền khu vực phía Nam và quận 2, Thành phố đã chuẩn bị đầu tư cầu Phú Mỹ nối đường vành đai phía Nam qua Cát Lái Quận 2 và tiếp nối với tuyến giao thông quốc gia về phiá Bắc. Cầu Phú Mỹ có tĩnh không 45m, dự kiến đưa vào sử dụng cuối năm 2006. - Ðại lộ Ðông Tây đoạn đi qua khu Thủ Thiêm trong giai đoạn đầu dự kiến đến năm 2010 đảm trách vận tải nặng. Chậm nhất là 2015, đoạn đường này sẽ chuyển hóa thành đại lộ cảnh quan do tuyến vận tải nặng sẽ kết nối sang các tuyến vành đai ngoài trung tâm. - Cầu Sài Gòn thứ hai, bên cạnh cầu Sài Gòn cũ, Bộ Giao Thông Vận tải đang được nghiên
cứu chuẩn bị đầu tư .
Chƣơng 4: KHÁI QUÁT VỀ Ý TƢỞNG CHỦ ĐẠO - PHƢƠNG ÁN ĐOẠT GIẢI NHÌ DO CÔNG TY SASAKI ASSOCIATES INC. THỰC HIỆN 4.1 Những ý tưởng chủ đạo sau đây cần được nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện. Sasaki Associates, Inc. đã đưa ra 04 tiêu chí cho việc nghiên cứu phương án thiết kế quy hoạch của đơn vị : 1. Thiết lập mối quan hệ giữa Thủ Thiêm và khu vực trung tâm hiện hữu. 2. Thiết lập các yếu tố sử dụng đất và giao thông cho khu vực mới. 3. Tạo lập mô hình phát triển bền vững và tôn trọng môi trường tự nhiên của Thủ Thiêm. 4. Hình thành ý tưởng quy hoạch khả thi và có thể bổ sung thêm trong tương lai. Từ đó, Sasaki Associates, Inc. đã xác định 05 nguyên tắc chủ yếu cho ý tưởng thiết kế : 1. Liên kết khu vực với dòng sông. 2. Kết nối khu vực với khu trung tâm hiện hữu mang tính lịch sử. 3. Cân bằng sự phát triển với khu vực công cộng, không gian chung. 4. Ðề xuất về mật độ và một mô hình đô thị bền vững. 5. Ðảm bảo tính linh hoạt và khả thi để thích ứng với sự phát triển và thay đổi. 4.2 Bố cục phân khu chức năng, cơ cấu sử dụng đất 4.2.1 Tổng quan: - Bố cục chung :lấy trục Ðông Tây và sông Sài Gòn làm cơ sở chính để phát triển và giới hạn phát triển. - Phát triển khu vực đối diện trung tâm hiện hữu qua sông Sài Gòn trở thành lõi trung tâm chính với các chức năng trung tâm về tài chính thương mại, triển lãm quốc tế..v..v..) - Tạo một công viên hồ, làm bố cục nối kết các khu phát triển trong trung tâm đô thị mới. - Tổ chức khai thác cảnh quan môi trường : tạo một công viên lớn ở phía Nam bán đảo, trải dọc theo điạ hình sông nước, tải sự lan toả của hệ thống cây xanh vào trung tâm một cách hợp lý. 4.2.2 Các phân khu chức năng: - Khu vực tài chính, trung tâm thương mại, khách sạn, khu nhà ở giới hạn chiều cao: bố trí trong lõi trung tâm chính. - Khu nhà ở mật độ và tầng cao trung bình : bố trí ở khu vực phía Ðông Bắc của đô thị. - Khu nhà ở mật độ trung bình, tầng cao thấp : bố trí ở khu vực phía Ðông của đô thị. - Khu vực công trình công cộng : các loại hình công trình công cộng cấp thành phố được bố trí dọc theo đại lộ Ðông Tây. - Khu nhà ở mật độ thấp: bố cục rải rác trong công viên phía Nam trung tâm. 4.3 Những ưu điểm của phương án phù hợp mục tiêu đề ra Kết nối với trung tâm hiện hữu : Theo phương án ý tưởng của Sasaki Associates, Inc., bởi vì thành phố Hồ Chí Minh có một nền lịch sử văn hóa phong phú và một trung tâm lịch sử mang tính đặc thù nên trung tâm hiện hữu là đại diện cho sự phát triển của thành phố vào thế kỷ XIX và XX , và Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là đại diện cho sự đổi mới của thành phố khi bước vào thế kỷ XXI, hai trung tâm kết nối và phát triển tạo thành một thể hợp nhất liên tục. Ý tưởng của Sasaki Associates, Inc. là kết nối Thủ Thiêm với đô thị hiện hữu một cách hữu hình và hữu quan. Một cây cầu dành cho khách bộ hành kết nối hai quảng trường hai bên bờ sông, cùng những trạm taxi thuỷ được bố trí tiện nghi bên cạnh một tầm nhìn kết nối trung tâm hiện hữu được tạo ra bởi việc bố trí một cách có cân nhắc những không gian mở và những đường giao thông bám theo bờ sông.Kết quả là cả trung tâm lịch sử hiện hữu và Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm sẽ cùng được hưởng lợi từ sự kết nối bằng cầu đi bộ, cảnh quan và tầm nhìn này. Kết nối với sông Sài Gòn : Qua nhiều năm, dòng sông đã là yếu tố không thể tách rời khỏi cuộc sống, ý thức của người dân TP. HCM về lịch sử, sự tiếp nối phát triển hiện tại và tương lai. Sông Sài Gòn đã là một tài nguyên quý giá của TP. HCM trong giao thương cũng như đời sống văn hóa tinh thần. Khi
khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm được hình thành, dòng sông chảy qua giữa khu Thủ Thiêm và trung tâm lịch sử của thành phố sẽ là một kết nối tự nhiên đặc sắc một tài sản hữu hình, không chỉ đáp ứng cho giao thông thuỷ và làm trong mát môi trường, mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và chất lượng đô thị. Lúc này dòng sông sẽ trở thành vị trí �trái tim� của trung tâm thành phố. Với khu Ðô thị mới Thủ Thiêm nằm dọc theo một bên bờ sẽ tạo nên hình bóng sống động mới mẻ của trung tâm thành phố, tạo nên một hình ảnh bền vững và lạc quan về một trung tâm đô thị mới mang đẳng cấp quốc tế. Tổ chức cảnh quan: Cân bằng không gian mở và không gian phát triển.Thủ Thiêm được xem như một môi trường đô thị tạo nên không gian để sinh sống và làm việc, để giải trí và thư giãn tinh thần, để sống hài hòa và tiếp xúc với thiên nhiên. Ý TƯỞNG CỦA SASAKI Associates, Inc. là tạo nên một "đô thị châu thổ" kết hợp chặt chẽ cảnh quan sông nước hiện hữu của vùng châu thổ vào trong khu đô thị , hơn là xoá sạch các điều kiện tự nhiên vốn có của vùng đất này. Hệ thống kênh rạch và cây xanh hiện tại tạo nên một khung không gian xanh cho môi trường đô thị. Các yếu tố chủ yếu làm cơ sở cho biện pháp cân bằng này bao gồm như sau : - Tránh việc san nền quá mức. Xác định các khu vực xây dựng một cách chọn lọc trong khi vẫn duy trì các vùng đất trũng, thấp dưới mực nước lũ như một giải pháp chống ngập lụt. - Cải tạo hình dáng một số kênh rạch chọn lọc, tạo thêm các hồ nuớc và nối dài hệ thống giao thông thủy đến và thông qua khu vực. Sử dụng việc cải tạo kênh rạch như một phần của tiến trình san lấp nền. - Giữ lại những dải đất ven kênh rạch có đường nét mềm mại, tạo nên những hành lang sinh thái và không gian để hút mực nước thủy triều thay đổi và để cho triều cường. - Cung cấp một dải những không gian mở khác nhau tạo nên những khoảng xanh thư giãn (cao hơn 1m) và những công viên (được duy trì nhân tạo) với các không gian mở khác vẫn ở nguyên trạng thái tự nhiên hoặc được duy trì một cách hạn chế (dưới 1m) - Khung không gian mở của vùng châu thổ tạo nên phần nền cho những khu vực phát triển. Tất cả những khu phát triển đều ở khoảng cách rất cận kề với những mảng xanh, cho phép con người và thiên nhiên có thể tiếp cận nhau dễ dàng qua tầm nhìn và tiếp xúc trực tiếp. Tính mềm dẻo và khả thi cho sự điều tiết tăng trưởng và biến đổi: Phương án tạo nên một cấu trúc sử dụng đất, không gian mở và hệ thống giao thông để thích nghi với sự phát triển qua thời gian, hình thành những dãy các khu vực phát triển , dễ dàng sử dụng với những kích thước, vị trí và chức năng đa dạng . Việc sử dụng đa chức năng trong mỗi kỳ phát triển 5 năm cho phép đáp ứng linh hoạt các nhu cầu thay đổi của thị trường. Phương án ý tưởng đề xuất một giai đoạn phát triển ban đầu dọc theo dòng sông, đối diện với trung tâm lịch sử của thành phố. Một sự kết hợp của khu buôn bán lẻ, tài chính và thương mại được bố trí tại khu vực này, hình thành nên một trung tâm mới hết sức sôi nổi, năng động và ấn tượng. Bằng cách bố trí giai đoạn xây dựng đợt đầu của dự án tại một vị trí trong tầm mắt như thế sẽ gây nên một tác động tức thời bởi việc tạo nên bản sắc và cảm quan mạnh mẽ cho khu vực. Giai đoạn đầu sẽ mang tính chất xúc tác cho đầu tư trong tương lai vào các khu vực phát triển. Từ giai đoạn xây dựng đợt đầu ngay bờ sông, sẽ xác định được 03 hành lang phát triển bao gồm : - Hành lang khu dân cư về phía Bắc dọc theo bờ sông, được bổ sung các chức năng buôn bán lẻ, thương mại và tiện ích công cộng - Hành lang khu vực hành chánh công dọc theo dự án xa lộ Ðông- Tây , với việc đan xen khu ở tạo nên một khu vực đa chức năng - Hành lang khu du lịch và giải trí trải dài về phía Nam của bán đảo, xác định nên khu công viên mật độ thấp, khu thể dục thể thao, nhà nghỉ và các tiện nghi du lịch khác. Mỗi hành lang phát triển trên và các lô đất bên trong có thể tự phát triển theo tốc độ của riêng mình, tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường, được tăng cường thêm bởi các tiện ích mở rộng và hạ tầng giao thông. Tương tự , khi nhu cầu về dân số tại khu vực Thủ Thiêm trở nên bức thiết hơn, hệ thống các kiểu hình khu ở và mật độ có thể thay đổi để phù hợp với nhu cầu thực tế. 4.4 Những nội dung cần nghiên cứu hoàn thiện quy hoạch chung Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. 4.4.1 Nguyên tắc sử dụng đất hỗn hợp trong bố cục quy hoạch chung Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm Giải pháp sử dụng đất hỗn hợp được khuyến khích, tránh thái quá trong việc phân khu chức năng. Ðảm bảo sự có mặt thường xuyên của con người trong các thời gian khác nhau trên tất cả các khu vực. Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm sẽ trở thành trung tâm đô thị hấp dẫn với phương thức phát triển hỗn hợp đa chức năng với nhiều đầu mối hạ tầng giao thông đô thị.
4.4.2 Tổ chức khu vực chính của trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm: - Cần nhấn mạnh sắc thái đặc trưng khu vực và tính trung tâm bằng việc bổ sung các công trình trọng điểm và tạo điểm nhấn rõ nét cho bố cục quy hoạch. - Mở rộng khu vực quảng trường và và tổ chức không gian thông thoáng trên trục xuyên suốt đến khu vực hồ công viên ở lõi trung tâm : mở rộng tầm nhìn thoáng từ hướng Công trường Mê Linh đến công viên hồ trung tâm. Trong khu vực này cần có công trình mang tính biểu tượng, thể hiện tính chất cổng vào trung tâm đô thị với kiến trúc độc đáo đa diện và đó phải là công trình công cộng để hội tụ cộng đồng. Lưu ý tổ chức quy hoạch cảnh quan kiến trúc cho lõi trung tâm. 4.4.3 Về sử dụng đất khu thương mại và các khu chức năng quan trọng: Xem xét về tỷ lệ % sử dụng đất dành cho thương mại. Khoảng 3,8% là không cân bằng cho một trung tâm với tính chất là Trung tâm thương mại tài chánh và dịch vụ như Thủ Thiêm. Sự sử dụng đất thương mại quá thấp sẽ không thể tạo quỹ tài chính cho sự phát triển của trung tâm. 4.4.4 Giải quyết giao thông, đặc biệt là giao thông công cộng và đi bộ: Nguyên tắc tổ chức giao thông cơ giới là cùng cốt. Giao thông công cộng và đi bộ phải được thiết kế cụ thể trong quy hoạch tổng mặt bằng Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. Từ đó đề xuất các giải pháp tổ chức công năng kiến trúc tầng trệt công trình. Về chi tiết, cần làm rõ hơn giải pháp tổ chức giao thông công cộng với sức chở lớn nhằm tạo điều kiện đi lại giữa 2 khu vực Ðông và Tây đến trung tâm một cách nhanh chóng. Xác định điểm dừng chính (nhà ga, bến bãi) của các phương tiện này trong khu vực trung tâm, kết nối trực tiếp được với khu vực hoạt động chính của trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm.Trong phương án của Sasaki Associates, Inc. , vị trí đầu mối giao thông, bến bãi, trạm trung chuyển... 4.4.5 Vị trí cầu vượt sông Sài Gòn: - Vị trí cầu vượt sông chưa chính xác và chưa đủ. Cần chuẩn hóa vị trí cho chính xác hơn với quy hoạch thành phố. - Ðặc biệt trục Bắc-Nam cần phải giải quyết tốt hơn để nối trung tâm với khu vực Quận 4, 7 và Nhà Bè. Mối liên kết với phía nam cần làm rõ, lý giải thêm sự cần thiết có một liên kết trực tuyến từ Bình Thạnh. 4.4.6 Tổ chức cây xanh mặt nước- cảnh quan môi trường quan hệ với yêu cầu phát triển bền vững của trung tâm đô thị mới: - Về chi tiết cần giải quyết mảng xanh phục vụ trong bố cục xây dựng cho rõ nét hơn - Khoảng xanh lớn, công trình trong khoảng xanh cần được nghiên cứu thêm . Những mảng xanh cần được khai thác về kinh tế chứ không phải để bảo tồn bởi vì những khoảng xanh này ở trong một khoảng cách rất gần với người sử dụng. Có khoảng 50 % sử dụng đất được phân chia cho các khoảng xanh, tỷ lệ % này cần cân nhắc đề sử dụng thêm đất cho các hoạt động thương mại. 4.4.7 Các công trình xây dựng đợt đầu và kế hoạch phân đợt xây dựng Ưu điểm của đồ án là đã đề xuất 04 giai đoạn phát triển rõ rệt. Các giai đoạn phát triển hợp lý và thống nhất trong phương pháp sử dụng đất đô thị. Tuy nhiên, trong thực tế các giai đoạn phát triển bị chi phối nhiều bởi yếu tố sử dụng đất hiện hữu và chương trình bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư . Giải pháp phân kỳ đầu tư và chọn lọc các công trình trọng điểm đợt đầu cần phải được xem xét và chọn lọc để tăng tính khả thi cho đồ án. 4.4.8 Hướng phát triển về phía Ðông: Kết nối với phía Ðông còn mờ nhạt. Ðồ án cần nghiên cứu làm rõ hơn mối quan hệ trong bố cục quy hoạch tạo tiền đề phát triển cho khu vực tiếp giáp, cửa ngõ về phía Ðông của trung tâm Ðô thị mới.
Chƣơng 6:
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Ở ĐỒ ÁN QHCT 1/2000 Căn cứ trên quy hoạch chung 1/5000 được duyệt, qui hoạch chi tiết 1/2000 sẽ soạn thảo những đề xuất cụ thể đề cập đến các nhu cầu kiến trúc và cảnh quan cụ thể của Thủ Thiêm, bao gồm 7 vấn đề: - Tầm nhìn tổng quát cho toàn khu vực : thể hiện các yếu tố chủ chốt trong qui hoạch, sử dụng đất, ý tưởng về thiết kế kiến trúc, hệ thống các điểm nhấn đô thị, mạng lưới giao thông, tiện nghi giải trí, không gian mở. - Sử dụng đất đô thị : Quy định nội dung sử dụng đất các khu vực phát triển chính bố trí phù hợp các khu phát triển trong khu Thủ Thiêm, xác định những sinh hoạt sẽ hình thành trong khu phát triển chính. Hoạch định và tổ chức cách sử dụng đất hỗn hợp. Giải quyết mối tương quan không gian và chức năng, giao thông vận tải, cơ sở tiện ích và dịch vụ công cộng ( ví dụ bãi đậu xe, tiện nghị công cộng). - Hình dáng đô thị bằng cách xử lý các điểm nhấn đô thị, chiều cao công trình của toàn khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. Dự kiến chiều cao và vị trí xây dựng các công trình cao tầng chính trong khu trung tâm để tạo hiệu quả cho hình dạng tổng thể khu Thủ Thiêm, giúp định hướng cho người đi bộ, hiệu quả cổng vào khu vực hoặc kết thúc một trục chính. Ðối với khu phát triển chính giải quyết các vấn đề về hình khối kiến trúc, hướng nhà, khoảng cách ly, khoảng lùi, khoảng đệm. - Hình ảnh thành phố : các cửa ngõ, các mốc ranh giới, các tầm nhìn và khung cảnh, góc đường phố, trục kết nối với thành phố hiện hữu, các quảng trường và công viên cây xanh. - Lối đi bộ: giải quyết các vấn đề liên quan đến các mục tiêu cho mạng lưới đi bộ ( đó là các điểm xuất phát và đến của lối đi bộ), mạng lưới đi bộ trên mặt đất, hệ thống lối đi bộ có mái che, các đại lộ được che bóng mát, nơi bóng mát cho đi bộ và xe cộ (xe đạp) tự do. Các lối kết nối đi bộ dưới đất và trên cao. Hoạt động đường phố, các khu cây xanh, tiểu cảnh, các vòi phun nước nghỉ ngơi giải trí, quảng trường, sân tượng điêu khắc, quy định các khu bán dạo ngoài trời . Tầm nhìn của người đi bộ đến các kiến trúc điểm nhấn đô thị hay đến các cửa hàng, sảnh đón trên tầng trệt các công trình. - Qui hoạch giao thông : thể hiện hướng giao thông, cấp đường, hệ thống quá cảnh. Mạng lưới giao thông cơ giới liên kết với các đầu mối giao thông đối ngoại, bãi đậu xe và chỗ đậu xe tạm thời. Phân cấp và tổ chức mặt cắt các loại đường đô thị theo mục đích quy hoạch. Giải quyết cụ thể ý đồ tổ chức các trục đi bộ trong trung tâm đô thị nối kết các khu chức năng. Có áp dụng các kỹ thuật vận chuyển hiện đại ở những vị trí phù hợp ( thang cuốn). Mạng lưới giao thông công cộng ( đường và trạm dừng) liên kết với mạng lưới đường đi bộ. - Hạ tầng kỹ thuật đô thị: qui hoạch hệ thống hạ tầng mô tả công nghệ xử lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, mạng lưới phân phối, kích thước tổng quát, mối liên kết, quá trình vận hành và bổ sung của hệ thống cấp điện, nước thông tin liên lạc, cấp khí đốt. Ðặc biết chú trọng đến giải pháp san nền, thoát nước mưa, nước bẩn đô thị liên quan đến chế độ thủy văn của khu vực và giải pháp cái tạo nền móng xây dựng. Những quy định và khuyến cáo về cách sử dụng không gian ngầm trong đô thị. - Chi phí phát triển dự kiến: Trình bày đại cương về các thành phần chính yếu của cơ sở hạ tầng và dự án, áp dụng đơn giá xây dựng của điạ phương và kể cả các khoản lợi nhuận đặc biệt có thể thu được từ dự án.
Chƣơng 7: SẢN PHẨM Yêu cầu về sản phẩm cuối cùng : tập trung trong 4 tài liệu sau 7.1 Sản phẩm về xác định dự án và đánh giá hiện trạng. a. Lịch trình kế hoạch dự án mô tả các giai đoạn làm việc và các cột mốc của dự án; b. Tài liệu phân tích các kết quả, cơ hội và trở ngại của Khu Vực Qui Hoạch và các khu lân cận: bao gồm các bản vẽ mô tả và bản ghi nhớ; c. Chiến lược vị trí nêu ra chiến lược cho các yếu tố chủ chốt của chương trình và cho lợi ích chung. Chiến lược này sẽ trình bày dưới dạng bản ghi nhớ mô tả toàn bộ ý tưởng và mối tương quan của các thành phần trong Dự Án: bao gồm một mô tả tóm tắt và việc xác định số lượng các chương trình khả thi cho khu vực quy hoạch; d. Bản ghi nhớ cung cấp một bảng tổng hợp các tài liệu quy hoạch liên quan đến phát triển Khu Vực Qui Hoạch; e. Bản đồ cơ bản của Dự Án, ở tỉ lệ thích hợp, sử dụng tiêu chuẩn CADD từng lớp và đề mục bằng Tiếng Anh và Tiếng Việt; f. Không ảnh thiết lập cho đồ án; g. Các bản đồ phân tích hiện trạng mô tả các tiềm năng đa dạng của khu vực chẳng hạn như sử dụng đất, thực vật hiện hữu và hệ thống kênh rạch, theo tỷ lệ thích hợp và thể hiện màu, sử
dụng Tiếng Anh và Tiếng Việt; h. Bản đồ thể hiện khả năng của khu vực , mô tả các phương pháp hữu dụng để khai thác đất đai, theo tỷ lệ và thể hiện màu, sử dụng Tiếng Anh và Tiếng Việt; i. Tập thuyết minh tổng hợp tất cả các kết qủa nghiên cứu trong suốt Giai Ðoạn 1 (khổ A3 hoặc tương đương ), bao gồm các nội dung từ (1) đến (8) của mục này với các mô tả và các bản đồ màu tỷ lệ lớn được thu nhỏ; j. Ðĩa CD chứa toàn bộ tài liệu trên, lưu trữ dưới dạng điện tử. 7.2 Sản phẩm thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng TL 1:5000 Số lượng 12 bộ, bao gồm: a. Sơ đồ vị trí tỷ lệ 1/10000 hoặc tỷ lệ thích hợp thể hiện vị trí Khu Vực Qui Hoạch trong mối liên hệ với các khu vực lân cận, khu tự nhiên, hướng giao thông và các khu phát triển ngoài khu vực; b. Bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 hoặc tỷ lệ thích hợp thể hiện các ý tưởng quy hoạch chủ đạo, ý tưởng thiết kế, sơ đồ giao thông , sử dụng đất, các tiện ích giải trí và không gian mở; c. Bản đồ sử dụng đất tỷ lệ 1/5000 hoặc tỷ lệ thích hợp thể hiện chức năng, diện tích mật độ và chương trình phát triển; d. Bản đồ quy hoạch giao thông tỷ lệ 1/5000 hoặc tỷ lệ thích hợp thể hiện mạng lưới đường chính, phụ, hệ thống giao thông quá cảnh, các khu dịch vụ và bãi đậu xe. Thể hiện các mặt cắt đường điển hình; e. Bản đồ quy hoạch hệ thống đi bộ tỷ lệ 1/5000 hoặc tỷ lệ thích hợp thể hiện các lối đi bộ, đi xe đạp và liên kết với hệ thống bên ngoài khu quy hoạch; f. Bản đồ quy hoạch không gian mở tỷ lệ 1/5000 hoặc tỷ lệ thích hợp thể hiện các khu vực thiên nhiên, khu bảo tồn và phạm vi các hoạt động công cộng/ cá nhân; g. Bản đồ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật cuối cùng tỷ lệ 1/5000 quy hoạch hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện và thông tin liên lạc, quy hoạch san nền chuẩn bị đất xây dựng. h. Bản đồ phân đợt xây dựng tỷ lệ 1/5000 hoặc tỷ lệ thích hợp thể hiện các giai đoạn phát triển chính yếu; i. Thuyết minh (khổ A3 hoặc tương đương, 50 đến 70 trang với các mô tả và các hoạ đồ màu) thể hiện kết quả nghiên cứu của giai đoạn 2 ; song ngữ Anh- Việt; j. Ðĩa CD chứa toàn bộ tài liệu trên, lưu trữ dưới dạng điện tử 7.3 Sản phẩm thiết kế quy hoạch chi tiết TL 1:2000 Số lượng 12 bộ, bao gồm: a. Bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 hoặc tỷ lệ thích hợp cho thấy bố cục các yếu tố quy hoạch chủ yếu, hình dáng công trình, hệ thống lưu thông, sử dụng đất, các tiện ích vui chơi giải trí và không gian mở của đô thị; b. Bản vẽ thiết kế quy hoạch đô thị cuối cùng (tỷ lệ 1/2000) thể hiện cao độ, hình khối, vị trí và bố cục các công trình kể cả xác định các không gian quan trọng và hướng tiếp cận chung, bãi đậu xe, không gian mở công cộng/cá nhân và các công trình tiện ích. Ghi chú chức năng sử dụng tầng trệt của các công trình chính; c. Bản vẽ quy hoạch sử dụng đất chi tiết cuối cùng tỷ lệ 1/2000 hoặc tỷ lệ thích hợp thể hiện các chức năng, các khu vực, mật độ và chương trình; d. Bản vẽ mặt đứng và mặt cắt tổng thể cuối cùng của khu vực quy hoạch, thể hiện bố cục tổng quát, hình khối và mối liên hệ giữa công trình kiến trúc và không gian mở; e. Bản vẽ hệ thống giao thông cơ giới chi tiết cuối cùng tỷ lệ 1/2000 hoặc tỷ lệ thích hợp thể hiện lối tiếp cận, các mạng đường cấp 1 và 2, hệ thống giao thông nhanh, các khu phục vụ và bãi đậu xe. Minh hoạ các mặt cắt đường chủ yếu; f. Bản vẽ chi tiết hệ thống giao thông đi bộ cuối cùng tỷ lệ 1/2000 hoặc tỷ lệ thích hợp thể hiện các lối đi, đường dạo bộ, đường dành cho xe đạp và đường liên hệ với các hệ thống bên ngoài khu vực; g. Bản đồ quy hoạch hạ tầng cuối cùng tỷ lệ 1/2000 hoặc tỷ lệ thích hợp thể hiện vị trí và sự liên kết chung của các hệ thống tiện ích chủ yếu bao gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện và thông tin liên lạc. h. Bản đồ chuẩn bị đất xây dựng cuối cùng tỷ lệ 1/2000 hoặc tỷ lệ thích hợp thể hiện các đường đồng mức thiết kế, khu vực đắp, đào các cao độ thiên nhiên và các độ cao thiết kế, độ dốc trên đường và nền xây dựng, hướng thoát nước của các mương hở và các đường ống thoát nước. i. Bản đồ quy hoạch cấp nước cuối cùng tỷ lệ 1/2000 hoặc tỷ lệ thích hợp thể hiện các đường ống chính.Thể hiện các trạm bơm, bể chứa, đài nước ghi rõ các thông số nguồn nước cấp cho khu vực thiết kế.
j. Bản đồ quy hoạch thoát nước bẩn cuối cùng tỷ lệ 1/2000 hoặc tỷ lệ thích hợp thể hiện các đường cống thoát nước, công trình kỹ thuật đầu mối xử lý nước, đặc trưng của hệ thống cống và của các công trình đầu mối. k. Bản đồ quy hoạch cấp điện cuối cùng tỷ lệ 1/2000 hoặc tỷ lệ thích hợp thể hiện các tuyến điện cao thế, hạ thế, mạng lưới phân phối, trạm biến áp. l. Bản đồ quy hoạch hệ thống thông tin cuối cùng tỷ lệ 1/2000 hoặc tỷ lệ thích hợp thể hiện các đường dây thông tin đi qua và phục vụ khu vực thiết kế. n. Bản vẽ quy hoạch chi tiết cảnh quan cuối cùng tỷ lệ 1/2000 hoặc tỷ lệ thích hợp thể hiện các ý tưởng chính về trồng cây, ý tưởng về bố trí cảnh quan kiến trúc và thiên nhiên, ý tưởng về đường cảnh quan và các yếu tố mặt nước, giải pháp cải tại kênh rạch; o. Bản vẽ phân đợt xây dựng cuối cùng tỷ lệ 1/2000 thể hiện phạm vi, vị trí và tầm quan trọng của các đợt xây dựng chính, từng giai đoạn 5 năm, cho đến 2020; p. Hình ảnh minh hoạ chi tiết (tối đa 3 hình) các khu vực trọng điểm thể hiện màu ở góc nhìn thấp và góc nhìn chọn lọc từ trên cao; q. Mô hình , khung gỗ và mốp phủ plêxi tỷ lệ 1/2000 thể hiện thiết kế quy hoạch toàn khu với các khối nhà ở dạng tổng quát; r. Phim 3D dài 120 giây thể hiện quy hoạch toàn khu và đặc tính khu vực; s. Thuyết minh quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng (khổ A3 hoặc tương đương; 50 đến 75 trang với minh hoạ sơ đồ màu); song ngữ tiếng Việt và Anh; t. Ðĩa CD chứa toàn bộ tài liệu trên, lưu trữ dưới dạng điện tử. 7.4 Hướng dẫn thiết kế (kể cả nghiên cứu quy hoạch chi tiết khu vực TL 1/500) a. Bản Hướng Dẫn Thiết Kế Chi Tiết, khổ A3, in màu với chữ và hình minh hoạ, dày 40 đến 50 trang, và không giới hạn, tiếng Việt và Anh. Tài liệu này sẽ bao gồm các bản vẽ giảm khổ, kể cả các nghiên cứu thiết kế chọn lọc tỷ lệ 1/500, số lượng 12 bộ; b. Ðĩa CD chứa toàn bộ tài liệu trên, lưu trữ dưới dạng điện tử.
Phụ lục 1: NHỮNG Ý TƢỞNG HAY ĐÚC KẾT TỪ 29 DỰ ÁN DỰ THI Trong quy trình hoàn thiện ý tưởng điều chỉnh qui hoạch chung 1/5000 và qui hoạch chi tiết khu Thủ Thiêm cần nghiên cứu, tiếp thu chọn lọc và phát triển một số ý tưởng chính đã được ghi nhận qua cuộc thi ý tưởng điều chỉnh qui hoạch tổng mặt bằng Thủ Thiêm. 1. Urban Land Use Structure stt
Loại đất
Tỷ lệ (%)
Phương án Sasaki
Quyết định 367/TTg
01
Khu trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ
14.6
3.81
14.4
02
Khu hội chợ triển lãm, văn hóa
5.4
2.43
31.4
03
Khu nhà ở
14.7
20.33
8.6
04
Giao thông chính và quảng trường
21.6
19.8
27.8
05
Công viên cây xanh và mặt nước (tập trung và chuyên đề), thể thao
27.8
34.42
15
06
Khu công trình công cộng cấp thành phố
14.6
4.56
2.8
07
Đất dự trữ
1.4
14.64
Cộng
100
100
100
(Phần này nêu ra để tham khảo, không mang tính bắt buộc) 2. Tổ chức lõi trung tâm và công viên trung tâm (Ðồ án 27 CPG consultants Pte. liên danh với ACSA.) Bao gồm 3 chức năng : chức năng tài chính pha trộn văn phòng cao cấp khách sạn, chức năng thương mại giải trí kết hợp tháp văn phòng và căn hộ cho thuê, chức năng văn hóa nghệ thuật. Trong đó chức năng thương mại giải trí trải dài theo trục công viên trung tâm. Cách tổ chức pha trộn nhiều hoạt động để đảm bảo cho sự tập trung các hoạt động cao cấp nhất và sôi động 24/24 giờ. Công viên mặt nước trung tâm, trải dài góp phần quan trọng cho các sinh hoạt hai bên bờ sẽ được chăm sóc, bảo dưỡng tốt. 3. Tổ chức khu nhà ở Ngoài các khu chung cư cao tầng, thấp tầng, đồ án 27 CPG consultants Pte. liên danh với ACSA đề nghị hình thức nhà ở kết hợp văn phòng SOHO (small office house office) cũng là một hình thức ở phong phú, quen thuộc dễ dàng nhận được sự đồng tình chấp nhận của cư dân địa phương. 4. Tổ chức quảng trường và hệ thống khoảng xanh, khoảng trống Ðồ án 06 của Viện quy hoạch xây dựng đô thị TP. HCM liên danh với Ateleir Urban design Inst. đã có sự tổ chức tốt khu quảng trường với cách tổ chức tầng bậc, không gian đóng mở, tạo ra nhiều không gian khác nhau. Tuy nhiên về quy mô cần phải được khẳng định sự cần thiết và hợp lý. Ðồ án số 26 của công ty Nikken Sekkei liên danh với Almec corporation đã có biện pháp tổ chức tốt về hệ thống mảng xanh, không gian mở và mặt nước. Các khoảng xanh đều có mục đích sử dụng rõ ràng. 5. Tổ chức giao thông Giao thông thủy và mạng lưới đi bộ đã được đề cập và xử lý tốt ở đồ án số 16 của Trường ÐH Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh.
Phụ lục 2: NHẬN THỨC CỦA SASAKI ASSOCIATES VỀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH (Trích dẫn từ bản kế hoạch dịch vụ do Sasaki Associates thiết lập trong quá trình trao đổi về nội dung hợp đồng dịch vụ tư vấn) Các vấn đề liên quan đến dự án cần được phân loại vào 3 lĩnh vực lớn bao gồm : thiết kế, khả năng tài chính và tính khả thi về mặt kỹ thuật. Có thể ví như các yếu tố này là 3 chân của một chiếc ghế đẩu mà mặt ghế chính là tổng mặt bằng Thủ Thiêm. Mỗi chân ghế đều phải bằng nhau và cân đối với các chân ghế còn lại để mặt ghế ( là phương án quy hoạch tổng mặt bằng ) được bằng phẳng; một mặt ghế ( hay một phương án ) không được đều đặn sẽ không được bền vững. Cả ba yếu tố cần sự xem xét cân bằng cho phương án quy hoạch tổng mặt bằng để đạt được thành công về lâu dài , đáp ứng các nguyện vọng mong muốn về Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. 1. Thiết kế Sự đặc trưng Vấn đề về đặc tính như đã áp dụng để phát triển các thành phố là yếu tố được quan tâm nhất và trong trường hợp đặc biệt của Thủ Thiêm, điều này trở thành yếu tố căn bản để thiết lập một phương pháp quy hoạch phù hợp. Ðặc tính đô thị được nhận thấy rõ ràng từ hình ảnh. Một hình ảnh đô thị có thể được tiêu biểu bằng công trình mang tính tượng trưng như Nhà hát opera Sydney, Tháp truyền hình Trân Châu của Thượng Hải, skyline của Hồng Kông ... chẳng hạn. Những công trình này phản ánh thời điểm phát triển của một thành phố, nhưng không đại diện cho đặc tính sâu sắc và tồn tại lâu dài của thành phố. Lịch sử phong phú 300 năm hình thành và phát triển TP. HCM và Thủ Thiêm được xem như một vùng đất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong tiến trình bước vào thế kỷ 21 của thành phố. Ðây là một cơ hội đặc biệt bởi vì hiện vẫn tồn tại một khu đất chưa phát triển liền kề với quận 1 và trung tâm lịch sử của thành phố . Trong lúc khoảng 10.000 hộ dân sẽ được di dời về phía Ðông của trung tâm, các chùa và đền hiện hữu sẽ được xem xét và quyết định về việc bố trí. Bề dày văn hóa của quy hoạch thành phố thể hiện ở cách thức riêng biệt của cư dân nơi đây nhận thức, sử dụng và bổ sung vào không gian sống biệt lập và không gian của cộng đồng. Với tỷ lệ hết sức phù hợp với con nguời và hình thức của các công trình xây dựng đô thị, thành phố tương đối tiêu biểu cho một đô thị Châu Á VỚI KHOẢNG 5 ÐẾN 6 triệu dân. Có một nét văn hóa của TP. HCM trong
việc các không gian công cộng ngoài trời rất nhộn nhịp sôi nổi và liên tục cả ngày, với sự tham gia của người dân đủ mọi thành phần và lứa tuổi; các khách bộ hành ( và cả xe máy tiếp cận khắp nơi) và sử dụng mặt nước, cây trồng, chiếu sáng và các yếu tố cảnh quan khác hết sức đa dạng.Không gian công cộng là sự mở rộng mang tính xã hội của những không gian sống cá nhân. Ðặc điểm môi trường của thành phố liên quan đến các vấn đề về khí hậu, điạ chất, thuỷ văn, điạ hình và các yếu tố tự nhiên khác ảnh hưởng đến sự hình thái đô thị. Thành phố Hồ Chí Minh như là một �đô thị mang sắc thái Nam Bộ�, điều đó có nghĩa là một thành phố nơi mà cư dân tiếp xúc thường xuyên với mặt nước hoặc không gian mở. Môi trường của TP. HCM chịu ảnh hưởng mạnh mẽ do vị trí ở gần xích đạo và ngập tràn ánh nắng; chịu sự ẩm ướt do liền kề với bờ biển Nam Việt Nam và có được sự mát mẻ do ảnh hưởng của gió Tây Nam. Vùng đất yếu nằm dưới thành phố đã làm giảm chiều cao các công trình xây dựng. Ðiều kiện điạ hình tương đối bằng phẳng tạo nên một hình thái đô thị với các khối công trình vừa phải . Các yếu tố môi trường này tiêu biểu cho TP. HCM , ảnh hưởng đến hình thái đô thị và do đó thể hiện một đặc tính đặc trưng cho thành phố. Một mục tiêu quan trọng của tiến trình thiết kế quy hoạch chi tiết cho Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm là phải thẩm thấu và thể hiện được lịch sử, văn hóa và môi trường của thành phố trong thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng và nhờ đó sẽ củng cố bản sắc đặc trưng có một không hai của thành phố. Phát triển về phiá Ðông Phương án ý tưởng thể hiện những lưu ý thật sự đến những phát triển dự kiến của khu vực còn lại thuộc Quận 2. Trong tương lai khoảng 10 năm nữa, Ðường Ðông- Tây đoạn đi ngang qua Thủ Thiêm là một đại lộ đô thị, khác biệt hẳn với một xa lộ cao tốc. Các phương tiện vận tải lớn, đặc biệt là xe tải, sẽ chọn cách đi dọc theo hệ thống đường cao tốc được quy hoạch hơn là đi ngang qua khu Thủ Thiêm. Do đó phương án dự kiến đề xuất một khu hành chính , cơ quan, công trình công cộng sẽ được bố trí dọc theo đại lộ Ðông- Tây. Một ý tưởng như vậy sẽ tạo nên một cổng vào trang trọng từ phía Ðông cho Thủ Thiêm. Dựa trên kết quả của Hội thảo , và qua cuộc gặp gỡ mang tính chất giới thiệu với đội ngũ chuyên môn của Viện quy hoạch- xây dựng thành phố, Nhà tư vấn đã có được những hiểu biết sâu hơn về hệ thống giao thông vùng ( bao gồm cả những thông tin bổ sung về việc di dời ga xe lửa về phía Ðông của Thủ Thiêm); quy hoạch mở rộng khu vực trường đại học ở phía Ðông Bắc quận 1; các khu quy hoạch làm trung tâm văn hóa và thể thao; và quan trọng hơn cả là vị trí các trung tâm vệ tinh trong khu vực quận 2. Trong tiến trình thiết kế quy hoạch chi tiết 1/2000 sẽ cân nhắc một ý tưởng được lựa chọn để có thể hoà nhập tốt hơn với khu vực phiá Ðông của Thủ Thiêm qua đại lộ Ðông- Tây với các chức năng dự kiến để phát triển về phiá đông, khu Quận 2. Sự hoà nhập này nhằm mục đích sử dụng đất, giao thông và liên kết các không gian mở một cách hợp lý ; các yếu tố cùng nối kết tạo thành một thể thống nhất. Liên kết giữa các khu ở, mặt nước và không gian mở Trong một thành phố hiện đại, việc tạo ra cơ hội để con người tiếp xúc với thiên nhiên là rất quan trọng. Ðó là yếu tố chủ yếu để tạo nên một cuộc sống hài hoà, lành mạnh . Việc tiếp xúc với thiên nhiên có thể trực tiếp hay gián tiếp. Hiện nay, cư dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ được cung cấp 3m2 không gian công cộng/người; mục tiêu là phải cung cấp khoảng 17m2 đất công cộng/người tại quận 2. Một đặc điểm văn hóa của khu Thủ Thiêm là mức độ tiếp xúc rất nhiều của cư dân với sông nước. Những người dân sống dọc theo các con kênh, sử dụng dòng kênh như luồng giao thông thuỷ cơ bản luôn tiếp xúc với sông nước. Phương án ý tưởng đã tìm cách giữ lại mức độ tiếp xúc với thiên nhiên (và sông nước) này. Sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi khi bán đảo được khai thác và một phần của hệ thống kênh rạch cần cải tạo cho các mục đích sử dụng khác. Tuy nhiên, phần lớn của hệ thống kênh rạch đều được giữ lại, đặc biệt trong hệ thống không gian mở rộng lớn tại phía Nam bán đảo. Các yếu tố mặt nước mới như mặt hồ trung tâm tạo ra hướng nhìn và tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên sông nước. Trong các khu ở đa dạng, cách tiếp cận thiên nhiên được thể hiện khác nhau. Rất nhiều khu ở được bố trí ở phía Bắc bán đảo có tầm nhìn trực tiếp hướng ra sông, trong khi các khu ở khác được bố trí dọc theo một dòng nước và hệ thống không gian mở ở rìa phía Nam của khu vực. Tất cả cư dân đều không mất đến 5 phút đi bộ để đến được với mặt nước; những công viên nhỏ lân cận được bố trí khắp trong khu ở. Tại các khu ở thấp tầng, các đơn vị ở gắn kết chặt chẽ với một hệ thống mặt nước và không gian mở , với rất nhiều khu nhà trực tiếp hướng ra dòng nước giống như hiện trạng tại Thủ Thiêm. Trong tiến trình quy hoạch chi tiết 1/2000 việc hoà nhập mức độ cao đối với các khu ở để tạo điều kiện tiếp xúc tối đa với thiên nhiên sẽ được triển khai. Ðiều quan trọng là phải mở rộng tầm hiểu biết về nét đặc trưng văn hóa để hình thành nên Thủ Thiêm, phải tìm hiểu người dân ứng xử như thế nào với môi trường và kết hợp chặt chẽ những đặc điểm này vào quy hoạch chi tiết
2. Khả năng tài chính Sasaki Associates nhận thức rằng quy hoạch của Thủ Thiêm phải phản ánh được mức độ và tốc độ tăng trưởng thực tế và khả thi trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam và ở phía Nam nói riêng. Ðể thích ứng với bản chất năng động của nền kinh tế đang tăng trưởng, phương án quy hoạch phải hết sức hợp lý trong việc tiến hành các giai đoạn phân đợt xây dựng qua khoảng thời gian 20 năm. Quan trọng hơn nữa, quy hoạch phải hết sức linh hoạt để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai. Quy hoạch Thủ Thiêm phải thể hiện sự cân đối giữa đâù tư công và đầu tư tư nhân, với khoản đầu tư công và/hoặc đầu tư đa phuơng có tác dụng như chất xúc tác cho các lĩnh vực tư nhân quốc nội và các nhà đầu tư nước ngoài. Một lợi thế rõ ràng là Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm sở hữu hay quản lý toàn bộ khu đất cuả dự án, kể cả bờ sông và mặt nước. Chức năng sử dụng của các khu đất sát bờ sông được chú trọng trực tiếp và đặc biệt vì những khu đất này sẽ được bán hoặc cho thuê nhằm tạo nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng. Phương án ý tưởng minh hoạ một số yếu tố cơ bản cùng thể hiện cơ sở của một quy hoạch là khả thi và hấp dẫn để thu hút đầu tư. Dự kiến là hiển nhiên Chính Phủ có thể giải quyết hợp lý các rủi rơ lớn hơn về chính trị và kinh tế. Ví dụ , phương án ý tưởng đề xuất chỉ có một số khu vực chọn lọc trong bán đảo sẽ nâng cao nền và sử dụng cho các mục tiêu khai thác, kết quả là sẽ tận dụng đất đai một cách kinh tế hơn và hạn chế công đoạn làm hạ tầng và san nền. Thứ hai, phương án ý tưởng thể hiện 4 giai đoạn xây dựng , mỗi giai đoạn sẽ thực hiện một khu đất với một chưong trình khai thác và phạm vi đầu tư ở mức độ hợp lý . Thứ ba, ý tưởng quy hoạch bố trí các không gian mở có giá trị liền kề với trung tâm thương mại và khu ở, tạo nên việc gia tăng giá trị đất đai. Hơn thế nưã, phương án ý tưởng bao gồm cả các cơ hội đâu tư tư nhân trong khuôn khổ các không gian công cộng tạo nên sự chuyển nhượng đất đai hiệu quả trong hệ thống công viên hấp dẫn ngay cả những nhà đầu tư kỹ lưỡng. Chẳng hạn, trong khu vực không gian mở dự kiến bố trí dọc theo phía Nam bán đảo, các nhà đầu tư tư nhân có thể khai thác phát triển những khu vườn sinh vật, các khách sạn thấp tầng và công viên nước. Những nhà đầu tư này cũng có thể đóng góp vào sự phát triển của các không gian mở xung quan như là một phương thức kết hợp chặt chẽ với tiến trình kiến thiết cho khu vực, khi mà các không gian này làm tăng thêm vẻ đẹp và giá trị cho các tiện nghi khu vực công cộng. Các chức năng sử dụng khác bố trí trong hệ thống không gian mở này, như các công viên thể thao bố trí phía nam của đại lộ Ðông & Tây và bảo tàng đặt bên cạnh hồ trung tâm có thể được khai thác kết hợp cả đầu tư tư nhân và của chính phủ, tuỳ theo mục tiêu và nhu cầu của thành phố. Khả năng tài chính của toàn bộ dự án, các phân đợt xây dựng khác nhau và một chiến lược cho đầu tư tư nhân và Nhà nước có thể xác định song song với sự phát triển của quy hoạch chi tiết 1/2000, như thế �chiếc chân thứ hai của cái ghế đẩu� mới kết hợp đầy đủ nhất với tiến trình phát triển quy hoạch. Chúng tôi dự kiến là Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm sẽ làm việc với một công ty dịch vụ chuyên môn với kinh nghiệm trong tài chính công và thiết lập các cơ hội đầu tư quốc tế. Chúng tôi sẽ rất vinh dự được giới thiệu hoặc tiến cử một số công ty có năng lực thực sự cho BQLTT để thực hiện vai trò này, nếu quý Ban có yêu cầu. 3. Tính khả thi kỹ thuật Hội thảo vừa qua rất hữu ích trong việc hình thành các khía cạnh kỹ thuật tổng quát cho dự án, những nội dung sẽ được đề cập đến trong nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết 1/2000. Tài liệu tham khảo được Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm về nội dung nghiên cứu hoàn thiện ý tưởng ở tỷ lệ 1/5000 cũng hết sức hữu ích trong việc tóm lược điều kiện hiện tại. Nội dung chủ yếu trong cuộc thảo luận này là vấn đề giao thông tổng quát bao gồm các vị trí cầu dự kiến và hình thức giao thông, đặc biệt là giao thông thuỷ. A. Vị trí cầu Ðiểm chính yếu để nối kết Thủ Thiêm với các khu vực khác bên kia bờ sông. Phương án ý tưởng đã thể hiện 2 vị trí cầu kết nối với phía Bắc, và bỏ qua một cây cầu quan trọng nối kết với phía Nam. Theo yêu cầu này phương án sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với các thông tin đã được Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm cung cấp. B. Giao thông thuỷ Phương án ý tưởng đề xuất nhiều phương thức giao thông đa dạng bao gồm xe bánh sắt nhẹ, tự động, xe đạp và hệ thống các phà và taxi thuỷ, cho thấy sự thành công cơ bản của Khu Thủ Thiêm nằm ở sự hoà nhập liền mạch và tiếp cận với thành phố hiện hữu. Với việc lưu ý đến tổ chức hệ thống phà và taxi thuỷ trong khu đô thị mới, phương án ý tưởng đã tìm cách liên kết các khu ở với những điểm đến quan trọng như khu trung tâm thương mại mới, khu công viên thể thao, hồ trung tâm và trung tâm Hội nghị và triển lãm quốc tế. Hệ thống mặt nước kênh rạch sẽ kết nối trực tiếp với sông Sài Gòn. Như một phần của tiến trình quy hoạch chi tiết 1/2000, hệ thống mặt nước kênh rạch sẽ được thiết kế để chống lại sự tàn phá của các trận ngập lụt, thường xảy ra tại cao độ 1,6m. Ðiều này có thể thực hiện được bằng những thiết kế chi tiết cho các bờ kênh, sử dụng những bề mặt làm cứng
lại để ngăn nước. Hệ thống kênh rạch sẽ được thiết kế theo cách các con rạch sẽ được đào xuống độ sâu thoả đáng (khoảng 2m dưới mực thuỷ triều xuống) để đảm bảo hệ thống giao thông thuỷ cơ bản vẫn vận hành được trong thời gian nước ròng. Việc thiết kế hệ thống kênh rạch phù hợp tuỳ thuộc vào mức độ hiểu biết về thuỷ văn phức tạp của vùng châu thổ. Hệ thống giao thông và kỹ thuật hạ tầng sẽ được khai triển song song với quá trình thiết kế quy hoạch chi tiết 1/2000, các yếu tố này đóng vai trò là "chiếc chân thứ ba của cái ghế đẩu" trong một giai đoạn quy hoạch toàn diện. Tiến trình nghiên cứu được trải qua những giai đoạn sau đây: Giai đoạn 1: Xác định dự án và đánh giá hiện trạng. Giai đoạn 2: Quy hoạch tổng mặt bằng TL 1/5000. Giai đoạn 3: Các phương án quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng Tl 1/2000 và quy hoạch chi tiết Tổng mặt bằng cuối cùng TL 1/2000. Giai đoạn 4: Hướng dẫn thiết kế chi tiết (bao gồm sản phẩm ở tỷ lệ 1:500) Xác định dự án : sẽ bao gồm thu thập dữ liệu, thống kê và đánh giá các nghiên cứu trước đây về khu đô thị; khẳng định các mục tiêu ; khẳng định phạm vi và lịch trình bao gồm các buổi họp, các giai đoạn làm việc và trao đổi. Ðánh giá hiện trạng sẽ bao gồm khảo sát hiện trạng, phân tích hệ thống tự nhiên và cơ sở vật chất , nhận định các cơ hội và những trở ngại, nhận định các lựa chọn theo chương trình mang tính tiềm năng.(cùng với Ban quản lý đầu tư xây dựng khu Ðô thị mới Thủ Thiêm) Quy hoạch tổng mặt bằng 1/5000: sẽ liên quan đến việc chuẩn bị một quy hoạch toàn diện trên tổng diện tích hơn 7km2 mô tả về sơ đồ sử dụng đất, không gian mở và các yếu tố giao thông trong một cấu trúc về tỷ lệ và mức độ phù hợp. Các phương án quy hoạch chi tiết 1/2000 : liên quan đến việc chuẩn bị một số các mặt bằng lựa chọn để kiểm tra các phương thức theo chương trình và chủ đề để phát triển khu đô thị.Các phương thức sẽ được chứng minh bằng tài liệu theo sử dụng đất, không gian mở, lưu thông và hạ tầng. Tiến trình quy hoạch sẽ được hình thành sao cho các hướng hình thành này được đánh giá sát với các tiêu chí đã thoả thuận. Quy hoạch sẽ hướng đến những bước khởi đầu cụ thể được nhận định ở trên ( xin xem mục Hiểu biết về dự án) và các tài liệu thu thập được từ Hội thảo, một cách hài hoà và toàn diện. Một hướng thiết lập tổng mặt bằng thích hợp hơn cả sẽ được chuẩn bị, giới thiệu tổng hợp các ý tưởng rút ra từ quá trình nghiên cứu hướng hình thành quy hoạch. Tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết 1/2000 được chọn :sẽ bao gồm khai triển chi tiết tổng mặt bằng sau cùng, một lần nữa tập trung và các yếu tố cấu thành khu đô thị bao gồm sử dụng đất, không gian mở, lưu thông và cơ sở hạ tầng. Ðồ án sẽ được dẫn chứng , trình bày tỉ mỉ bằng tài liệu và sẽ chú trọng đến các vấn đề như phân đợt xây dựng, chi phí và chiến lược thực thi. Hướng dẫn thiết kế : sẽ được chuẩn bị để hướng dẫn việc phát triển khu đô thị theo mục tiêu đã đề ra, dự đoán sự thu hút một số thành phần trong quá trình phát triển quy hoạch thực tế như các nhà kinh doanh khách sạn, đầu tư, kiến trúc sư và các nhà thiết kế chuyên môn khác. Hướng dẫn này sẽ được chuẩn bị ở mức độ tổng mặt bằng sao cho một hình ảnh chung về đô thị mới luôn được nổi bật qua thời gian, cho dù các thành phần tham gia vào sự phát triển có thể đa dạng và mở rộng hơn nữa. Giai đoạn này sẽ bao gồm cả các quy hoạch và thiết kế các khu vực chi tiết ( sẽ được quyết định ) nằm trong khu đô thị ở TL 1:500, như là khu bờ sông, khu Hội nghị triển lãm, các khu ở chọn lọc, khu không gian mở và các khu vực khác trong tổng mặt bằng TL 1:2000.
Phụ lục 3: VẤN ĐỀ ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA VÀ VĂN MINH ĐÔ THỊ CỦA TP. HỒ CHÍ MINH 1. Lịch sử hình thành thành phố và cấu trúc đô thị Khi thành phố tiến lên phía trước cũng là lúc phải nhìn lại lịch sử và nguồn cội của mình. Sự tiếp tục với quá khứ, hiện tại và tương lai phải thích hợp tương đồng. Sự hiện đại của Việt Nam, với gốc rễ sâu sắc của nó tích hợp trong thiết kế Thủ Thiêm SẼ THỰC SỰ LÀ MỘT THÀNH PHỐ CHÂU Á mới. Từ nghiên cứu về lịch sử của thành phố và sự phát triển không gian đô thị hiện tại thông qua thời gian, một cấu trúc nguyên bản có thể được thu được và truyền qua cấu trúc của trung tâm thành phố mới. Yếu tố này thiết lập một phương pháp quy hoạch được xem là phù hợp cho Thủ Thiêm. 2. Hình ảnh đô thị Dòng sông Sài Gòn uốn lượn quanh đô thị, dòng nước dồi dào chảy giữa trung tâm TP. HCM hiện hữu
và khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm vừa đủ để không gây cảm giác quá xa cũng như quá gần mà trở thành một sân khấu trình diễn bóng dáng đô thị. Các mặt nước và kênh rạch trong khu vực khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm với những đặc sắc tự nhiên sẽ tạo nên hình ảnh Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. Con người, công trình kiến trúc và thiên nhiên có một tỷ lệ hài hòa. Ðiều này xuất phát từ đặc điểm môi trường của TP. Hồ Chí Minh với các vấn đề về khí hậu, điạ chất, thuỷ văn, điạ hình và các yếu tố tự nhiên khác. Khí hậu nhiệt đới nóng, tràn ngập ánh nắng, ẩm ướt (gần kề với biển Ðông), và mát mẻ do ảnh hưởng của gió Tây nam. Vùng đất yếu dưới chân thành phố làm giảm chiều cao công trình. Khu Thủ Thiêm có rất nhiều kênh rạch tạo điều kiện cho dân cư tiếp xúc thường xuyên với mặt nước hoặc không gian mở. Hình ảnh đô thị thể hiện thông qua sự phân chia khu vực chức năng trong đô thị mạch lạc như không cứng nhắc, sự hòa trộn hợp lý các hoạt động của đô thị mang tính giao tiếp cao với tổ chức giao thông bằng cốt một cách thông minh và chuẩn mực. 3. Cảnh quan đường phố, môi trường đô thị. Môi trường sinh thái gần gũi như là một sự bền vững dài hạn cho môi trường. Thiết kế sẽ tạo ra một môi trường đô thị thân thiện, tốt cho sức khỏe, cuộc sống của trẻ con, người già. Bất kỳ một môi trường nhân tạo nào cũng phải phụ thuộc vào tự nhiên sẵn có. Ngoài các công viên và khu vực cảnh quan cây xanh phục vụ như một sự giải khuây làm giảm căng thẳng và như các lá phổi xanh trong các công trình bê tông dày đặc, phải kể đến không gian đường phố, nhất là đường đi bộ và cách tổ chức tầng trệt công trình kiến trúc - địa điểm dành cho những người đang cảm thụ được môi trường đô thị nhiều nhất -là những vấn đề thể hiện chất lượng môi trường đô thị, cần phải được nghiên cứu. Môi trường tự nhiên của đô thị phải đảm bảo các yếu tố sạch sẽ, trong lành cho đa dạng sinh học. Chim trời, cá nước cũng cùng chung sống được trong trung tâm đô thị. Những khoảng xanh đô thị để giữ gìn sinh thái tự nhiên không phải là những vùng đất hoàn toàn chỉ cho mục đích bảo tồn mà ở đó phải có những sinh hoạt mang lại lợi ích kinh tế đủ để xây dựng và duy trì. Nguồn tài nguyên đất phải được quản lý và phân chia một cách cẩn thận cho sự bền vững của thành phố. Ðường phố phải làm cho thành phố linh động và thiết kế đường phố là vấn đề cốt yếu và nên được chú trọng. Với các quảng trường trung tâm lớn, tạo một chút say mê đối với cảnh quan cho người dân với các không gian lộng gió mà không ồn ào náo nhiệt hoặc các quãng trường nhỏ và đài phun nước, hoặc đại lộ trung tâm với các cảnh quan tạo cảm giác dễ chịu. 4. Những nhận thức từ trung tâm thành phố hiện hữu Duy trì các hình thức bên ngoài: Cũng như nhiều THÀNH PHỐ CHÂU Á KHÁC, CÁC DÃY NHÀ của Thành phố Hồ Chí Minh có một sự phân bố việc duy trì các mặt tiền trong các khu vực, nơi đó gồm các kiểu mẫu châu Âu truyền thống (Pháp) mặc dù không cùng chí tuyến. Việc duy trì các hình thức bên ngoài đưa đến nhiều ý tưởng tốt hơn cho thành phố khi có những điều không thích hợp. Có một vài khoảng trống cần phải được bắt kịp khi việc xây dựng gần kề, hay sẽ trở thành các không gian đô thị "chết". Nó cũng thật sự thú vị khi xây dựng các lối dành cho người đi tản bộ. Sử dụng các không gian công cộng: dân cư trong Thành Phố Hồ Chí Minh phải sử dụng một không gian công cộng rộng lớn như đường phố, công viên, và bờ sông. Các quãng trường và công viên là môi trường sống của người dân Việt Nam. Chúng được sử dụng cho việc ẩm thực, thể thao, thương mại, điểm giao tiếp gặp gỡ nhau, và đặc biệt để thoát ra khỏi các ngôi nhà chật chội và nóng bức. Thành phố Hồ Chí Minh cũng như nhiều thành phố khác, có các không gian mở được chọn lựa tốt, sử dụng sự thay đổi của chúng giữa ngày và đêm. Tuy nhiên, việc chấp thuận cho môtô vào các không gian mở sẽ đe dọa môi trường giải trí trong các không gian mở như thế; tuy nhiên điều đó cũng làm cho sôi động thêm. Các hoạt động ở tầng trệt: việc buôn bán hàng ngày là một điều quan trọng trong đời sống thường nhật ở TP. HCM. Tầng trệt ở cả các thành phố là các không gian mở lớn nhất "Trung Tâm Mua Bán" trong thành phố. Ðiều này kết hợp với nhu cầu ở tại các tầng trên tạo ra các yếu tố hỗn hợp không thay đổi, kết quả là có một thành phố đầy sức sống ở mọi lúc trong ngày. Các loại đường phố: ảnh hưởng giải pháp quy hoạch đô thị kiểu Pháp là một bằng chứng rõ nét nhất trên đường phố Sài Gòn. Vấn đề quan trọng là điểm kết thúc các công trình quan trọng như tòa nhà Ủy Ban Nhân dân thành phố (trước đây là Hotel de Ville), nhà hát opera và nhà thờ. Các đại lộ tập trung, được gọi là góc tam giác vàng, với các toà nhà chính và các khách sạn dọc theo chúng. Các đại lộ này đã bị đe doạ bởi các điều kiện giao thông mặc dù chiều cao toà nhà trong một vài trường hợp không vạch rõ một cách đúng đắn xét về hình thái học. Các lối đi có trồng cây: có lẽ là khu vực sinh động nhất thành phố. Các lối đi có trồng cây tạo ra một
mạng lưới bên trong có hệ thống, làm gián đoạn hệ thống các đường phố và đại lộ bên ngoài cứng nhắc, không linh động. Các loại hình đường phố này thường dành cho người đi tản bộ với một lối vào giới hạn dành cho môtô, có nhà cửa san sát thấp tầng liền kề, và chúng được làm giàu bởi sự hiện diện của các cửa hàng bán lẻ và các nhà hàng ở tầng trệt. Các thể loại công trình: không còn nghi ngờ gì nữa về vấn đề làm thất vọng nhất của thành phố là không tạo lập được hình thái kiến trúc truyền thống tương đồng với không gian đô thị. Thể loại nhà ở phổ biến nhất hiện nay là loại hình nhà phố 4 x 20m,. bên cạnh đó sự tồn tại của những công trình kiểu kiến trúc phương Tây và sử dụng hình thức kiến trúc toàn cầu hóa một cách chung chung, chồng chéo về thể loại không làm nên một hình ảnh đô thị rõ ràng và có giá trị. Sông Sài Gòn: Con sông là trái tim và linh hồn của TP. HCM, cho dù là đem lại cảnh quan, sức hấp dẫn và làm nổi bật công trình, nó còn được sử dụng cho các hoạt động công nghiệp đối với việc không mở rộng mục đích giải trí và đô thị hoá. Vỉa hè: vỉa hè ở TP. HCM được sử dụng như ngụ ý dành cho các phạm vi riêng tư, mà người giữ chúng sử dụng chúng để làm tăng thêm diện tích kinh doanh của họ. Khắp nơi, các vỉa hè cũng được được sử dụng làm nơi đậu xe môtô. Xu hướng này phải đặc biệt chú ý khi xây dựng các toà nhà cao tầng mới, dẫn tới hậu quả là không còn chỗ trống cho người đi bộ trên đường phố. Sự có mặt của các người bán dạo không kiểm soát được làm tăng mức độ lộn xộn trên vỉa hè. Dẹp bỏ chúng bằng cách loại bỏ hay cải thiện mức sống của trung tâm. Nhưng chắc chắn các vỉa hè cần phải được cải thiện. Cách bố cục các loại cây có tán lớn tạo bóng mát dễ chịu cho các hoạt động của vỉa hè. Phương tiện vận chuyển: xe môtô là phương tiện vận chuyển phổ biến. Ðặc tính này làm thiếu hụt thêm các dịch vụ công cộng (theo tập quán) có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng khi thành phố phát triển. Sự đối lập ngày và đêm: TP. HCM cũng như tất cả các thành phố khác sống cả ngày lẫn đêm. Từ sớm tinh mơ thành phố đầy ấp người lao động, sau đó các dịch vụ thương mại và kinh doanh bắt đầu hoạt động, lưu giữ một số người trong các toà nhà tránh khỏi cái nắng khắc nghiệt. Ngay khi hoàng hôn buông xuống TP. HCM con người quay lại sinh hoạt trên các đường phố để ăn uống, mua sắm, gặp gỡ bạn bè, trò chuyện hay đơn giản hơn ngắm nhìn cuộc sống trôi qua.
Phụ lục 4: CƠ SỞ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU Các dữ liệu này sẽ được cung cấp bằng tài liệu trực tiếp và gián tiếp qua hội thảo. 1. Tình hình kinh tế-xã hội vĩ mô của TP. HCM 1.1 Các thống kê và dự báo tăng trưởng dân số tại TP. HCM đến năm 2020. 1.2 Các thống kê về tăng trưởng kinh tế từ năm 1990 đến nay. 1.3 Viễn cảnh và mục tiêu kinh tế xã hội TP. HCM năm 2020. 2. Các dự báo phát triển và quy hoạch tổng thể không gian đô thị ở TP. HCM 2.1 Tổ chức các khu chức năng chính của TP. HCM ( công nghiệp, thương mại, dân cư, giáo dục, TDTT, cảng biển, sân bay, nhà ga đường sắt, ...) đến năm 2005. 2.2 Quy hoạch điều chỉnh tổng mặt bằng TP. HCM đến năm 2020. 2.3 Nhu cầu sử dụng đất tại Thủ Thiêm hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế ở các khu vực khác. 3. Qui hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật TP. HCM 3.1 Mạng lưới giao thông hiện hữu 3.2 Mạng lưới giao thông năm 2020 3.3 Qui hoạch tuyến metro TP. HCM 3.4 Qui hoạch giao thông công cộng TP. HCM 3.5 Qui hoạch di dời cảng biển khu vực TP. HCM 3.6 Qui hoạch vị trí xây dựng cầu Thủ Thiêm 3.7 Ranh giới quy hoạch, đo đạc hiện trạng đất đai, địa hình và kiến trúc tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500. 3.8 Số liệu địa chất công trình trong phạm vi qui hoạch 3.9 Số liệu thuỷ văn, dự báo ngập lụt khu vực.
Phụ lục 5: DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN 1. Quyết định số 367/TTg ngày 04 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm , huyện Thủ Ðức, thành phố Hồ Chí Minh . 2. Quyết định số 123/1998/QÐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. 3. Quyết định số 13585/KTST-QH ngày 16 tháng 9 năm 1998 của Kiến trúc sư Trưởng thành phố v/v phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm- Quận 2. 4. Thông báo số 298-TB/TU ngày 29 tháng 01 năm 2002 về kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về điều chỉnh quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. 5. Công văn số 190/CP-NN ngày 22 tháng 02 năm 2002 của Chính phủ v/v thu hồi đất xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm. 6. Thông báo số 77/TB-VP ngày 22 tháng 3 năm 2002 của Ủy ban Nhân dân Thành phố về ý kiến kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức triển khai điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu Ðô thị mới Thủ Thiêm. 7. Quyết định số 1997/QÐ-UB ngày 10 tháng 5 năm 2002 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố v/v thu hồi và giao đất xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm 8. Quyết định số 65/QÐ-UB ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố v/v ban hành nội dung hướng dẫn nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm 9. Nghị quyết số 21/2002 /NQ-HÐ ngày 29 tháng 6 năm 2002 của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về đầu tư xây dựng trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. 10. Tờ trình số 21/TT-BQL của Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm trình Ủy ban Nhân dân thành phố ngày 29 tháng 8 năm 2002 về việc triển khai tổ chức nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chi tiết Tl 1/2000 Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. 11. Kế hoạch tổ chức điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm của Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm ban hành ngày 29 tháng 8 năm 2002 kèm theo tờ trình số 21/TT-BQL. 12. Quyết định số 3627/QÐ-UB ngày 04 tháng 9 năm 2002 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố v/v thành lập Ban tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. 13. Quyết định số 134/2002/QÐ-UB ngày 20 tháng 11 năm 2002 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố v/v phê duyệt kế hoạch triển khai tổ chức nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm *
Ðính
kèm
phụ
lục
4:
Cơ
sở
định
giá
trị
sản
phẩm
của
quy
hoạch
chi
tiết.
14. Thể lệ cuộc thi ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm số 01/TL-BTC ban hành ngày 02 tháng 01 năm 2003. 15. Báo cáo số 03/BC-BQL ngày 26 tháng 2 năm 2003 của Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm về tình hình đăng ký tham dự cuộc thi ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm . 16. Công văn số 69/HC-BQL ngày 26 tháng 3 năm 2003 của Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm báo cáo tổng kết về công tác tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho các đơn vị tham gia cuộc thi ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm . 17. Công văn số 106/HC-BQL ngày 28 tháng 4 năm 2003 của Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm báo cáo về việc tổ chức Hội đồng giám khảo cuộc thi ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. 18. Quyết định số 2148/QÐ-UB ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố v/v thành lập Hội đồng giám khảo cuộc thi ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. 19. Công văn số 175/HC-BQL ngày 12 tháng 6 năm 2003 của Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm báo cáo về kết quả tiếp nhận sản phẩm cuộc thi ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm . 20. Báo cáo của Chủ tịch Hội đồng giám khảo ngày 20 tháng 6 năm 2003 về kết quả cuộc thi ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm . 21. Danh sách các đồ án đoạt giải của cuộc thi ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm- tháng 6/2003 được 11 thành viên của Hội đồng giám khảo ký tên xác nhận vào ngày 21 tháng 6 năm 2003. 22. Báo cáo tổng kết của Hội đồng giám khảo ngày 21 tháng 6 năm 2003 về công tác đánh giá các sản
phẩm dự thi và kết quả cuộc thi ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. 23. Quyết định số 2433/QÐ-UB ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố v/v công nhận kết quả xếp hạng các Ðồ án tham gia cuộc thi ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm . 24. Quyết định số 2578/QÐ-UB ngày 11 tháng 7 năm 2003 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố v/v cấp Giấy Chứng nhận tham gia cuộc thi ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. 25. Quyết định số 2579/QÐ-UB ngày 11 tháng 7 năm 2003 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố v/v tặng Bằng khen về thành tích trong cuộc thi ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm . 26. Công văn số 262b/HC-BQL-QH ngày 05 tháng 8 năm 2003 của Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc báo cáo kết quả triển lãm lấy ý kiến nhân dân thành phố về các đồ án tham dự cuộc thi ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm và Hội thảo hoàn thiện nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu Ðô thị mới Thủ Thiêm . 27. Công văn số 264/HC-BQL-QH ngày 07 tháng 8 năm 2003 của Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc chấp thuận chọn Sasaki Associates, Inc. là đơn vị tư vấn thiết kế quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm . 28. Bản dự thảo lần 1- Kế hoạch dịch vụ thiết kế quy hoạch chi tiết Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm của Sasaki Associates, Inc. gửi ngày 19 tháng 9 năm 2003. 29. Nội dung đề xuất các mục tiêu nghiên cứu và sản phẩm quy hoạch tổng mặt bằng Tl 1/5000 từ phương án ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm của Sasaki Associates & Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm gửi Sasaki Associates ngày 20 tháng 9 năm 2003. 30. Bản dự thảo lần 2- Kế hoạch dịch vụ thiết kế quy hoạch chi tiết Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm của Sasaki Associates, Inc. gửi ngày 6 tháng 11 năm 2003. 31. Công văn số 1642/CP-CN ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, chỉ định thầu tư vấn quy hoạch chi tiết Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm . 32. Công văn số 6501/UB-ÐT ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Ủy ban Nhân dân Thành phố về việc tổ chức thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về quy hoạch, chỉ định thầu tư vấn thiết kế Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm