Lịch sử kiến trúc thế giới đầu thế kỉ XX

Page 1


NIÊN BIỂU SƠ LƯỢC Chiến tranh thế giới I 1900

1909

1914

1917

Chiến tranh thế giới II 1932

1933 1939

1945

Chủ nghĩa vị lai Nhóm De Stijl

Chủ nghĩa biểu hiện

KIẾN TRÚC ĐẦU THẾ KỈ XX

Những trào lưu kiến trúc thời kì này hoạt động không đồng đều tập trung vào khoảng 1910-1920, gồm bốn xu hướng quan trọng ở bốn nước: Đức, Italia, Hà Lan và Nga


CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC THẾ CHIẾN Nhóm De Stijl- Hà Lan

Chủ nghĩa vị lai- Ý

Chủ nghĩa biểu hiện- Đức


CHỦ NGHĨA

VỊ LAI


VỊ LAI

LÀN GIÓ MỚI CỦA KIẾN TRÚC ĐẦU Ý THẾ KỈ XX

01

BỐI CẢNH ra đời của chủ nghĩa vị lai trong kiến trúc

02

ĐẶC ĐIỂM của chủ nghĩa vị lai trong kiến trúc

03

THÀNH TỰU của chủ nghĩa vị lai trong kiến trúc

04

ẢNH HƯỞNG Của chủ nghĩa vị lai trong kiến trúc


01 Sự ra đời của chủ nghĩa vị lai tại Ý Bối cảnh kinh tế- chính trị nước Ý đầu thế kỉ XX


Nước Ý- Cổ điển -Nước

Ý có một bề dày lịch sử hàng nghìn năm là cái nôi của nghệ thuật La Mã cổ đại, Phục Hưng, Baroque - Trước những năm 1860s, nước Ý bao gồm nhiều thành bang và tiểu quốc và bị chi phối bởi ngoại bang


Nước Ý đầu thế kỉ XX -Trải qua các cuộc chiến tranh thống nhất nước Ý(1815-1861),đến đầu thế kỉ XX, nước Ý đã thống nhất - Một bộ phận nghệ sĩ Ý nảy sinh tâm lí chối bỏ nghệ thuật cũ, đi tìm hướng đi mới để thoát khỏi tình trạng cằn cỗi trong sáng tác và vượt qua cái bóng của nghệ thuật cổ điển Giuseppe Garibaldi (1807 -1882) là nhà cách mạng Ý, người đã đấu tranh cho sự thống nhất của Ý vào thế kỷ 19


ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ HAI - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai làm thay đổi ngành xây dựng

Hóa chất

Điện lực

Dầu mỏ

Thép


-Những điều kiện trên đã thúc đẩy chủ nghĩa vị lai ra đời - Ngày 20 tháng 2, Bản tuyên ngôn của chủ nghĩa vị lai do nhà thơ Filippo Tommaso Marinetti viết, đăng trên tạp chí Le Firago đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa vị lai ở Ý


02 Đặc điểm của chủ nghĩa vị lai


TÊN GỌI “ VỊ LAI”

Tiếng Anh: Fururism; Tiếng Ý: Futurismo - Từ vị lai được Filippo Tommaso Marinetti dùng lần đầu trong bản tuyên ngôn nghệ thuật vị lai đăng trên Le Firago để gọi trào lưu nghệ thuật tách khỏi truyền thống cũ, lấy cuộc sống công nghiệp làm trung tâm đề tài sáng tác


3ĐẶC ĐIỂM

TRONG QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC CỦA CHỦ NGHĨA VỊ LAI

01

Phủ nhận quá khứ

02

Ca tụng kỹ thuật

03

Lấy cuộc sống thành thị hiện đại làm đề tài sáng tác


PHỦ NHẬN QUÁ KHỨ -Hội họa và kiến trúc vị lai thoát ra khỏi những chuẩn mực cổ điển -Cảm hứng sáng tác không lấy từ thiên nhiên và sử thi


CA TỤNG KĨ THUẬT - Sử dụng chồng chéo hình thức, nhịp điệu, màu sắc và ánh sáng, qua đó thể hiện một "cảm giác động" và tính đồng thời của các trạng thái tâm hồn, cấu trúc phức tạp của thế giới. - Ca tụng tình yêu chóng vánh, sự mãnh liệt hung bạo, máy móc


ĐỀ TÀI SÁNG TÁC LÀ CUỘC SỐNG THÀNH THỊ CÔNG NGHIỆP HÓA - Thành thị công nghiệp hóa là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 - Chủ nghĩa vị lai lấy cảm hứng từ tính động của thành thị: Tiếng ồn, sự di chuyển; khói bụi


03 Thành tựu của chủ nghĩa vị lai trong kiến trúc


ANTONIO SANT ELIA & ĐỀ ÁN “THÀNH PHỐ TƯƠNG LAI” Elia là đại diện quan trọng của chủ nghĩa vị lai. Ông phác thảo phương án” thành phố tương lai khoảng những năm 1913-1914


QUAN ĐIỂMCỦA ELIA -Elia cho rằng:” Giá trị trang trí của kiến trúc tương lai phụ thuộc duy nhất vào việc sử dụng và bố cục của các loại vật liệu màu sắc mạnh mẽ, nguyên thủy và trần trụi”. Quan điểm này ảnh hưởng mạnh mẽ đến kiến truc sau này


THÀNH PHỐ TƯƠNG TAI LÀ NHỮNG KHU NHÀ CAO TẦNG VÀ NHỮNG THANG MÁY ĐỒ SỘ


Sant Elia sử dụng những hình thức biến hóa để gây ra “cảm giác vận động” và “ cảm giác tốc độ”



NHÀ MÁY LIGOTTO

Được xây dựng từ năm 1916 đên 1923 tại Turin Ý do Matté Trucco thiết kế, đây là công trình vị lai tiêu biểu được xây dựng


VẺ NGOÀI ẤN TƯỢNG

Nhà máy có thiết kế khác lạ với một đường đua trên mái


04 Ảnh hưởng của chủ nghĩa vị lai trong kiến trúc


Sant Elia chết sớm, chủ nghĩa vị lai sau giai đoạn hưng thịnh (1909-1914) thì tắt dần. Nhưng những quan điểm của chủ nghĩa vị lai ảnh hưởng tới quan điểm quy hoạch đô thị sau này. Đồng thời nguồn cảm hứng vị lai tác động đến việc hình thành trào lưu kiến trúc Tân Vị Lai cuối thế kỉ XX


NHÓM

DESTIJL


DE STIJLT

TRƯỜNG PHÁI KIẾN TRÚC HÀ LAN ĐẦU THẾ KỈ XX

01

BỐI CẢNH Khái quát kinh tếchính trị Hà Lan đầu thế kỉ XX

02

ĐẶC ĐIỂM Những nét chính trong thiết kế của trường phái De Stijl

03

THÀNH TỰU Một số tác giả và công trình nổi bật của trường phái De Stijl

04

ẢNH HƯỞNG Dấu ấn của trường phái De Stijl đối với kiến trúc sau này


01HÀ LAN

ĐẦU THẾ KỈ XX

-Năm 1914, thế chiến thứ nhất bùng nổ. Hà Lan là nước trung lập và bị tách khỏi phần còn lại của châu Âu trong suốt 4 năm, tạo điều kiện phát triển một nền nghệ thuật độc lập mang bản sắc riêng -Đồng thời, Hà Lan cũng tiếp nhận nhiều nghệ sĩ tị nạn mang theo những tư tưởng mới Chiến tranh thế giới lần thứ nhất tàn phá phần lớn châu Âu


- Đầu thế kỉ XX, trong tranh của họa sĩ Hà Lan ít nhiều có sự trừu tượng - Các họa sĩ Hà Lan chịu ảnh hưởng của trường phái lập thể, chủ nghĩa vị lai - Họ bắt đầu tìm kiếm sự đột phá từ trào lưu Art Nourveau - Thay vì cố gắng thể hiện thế giới tự nhiên và sự phong phú họ tìm kiếm sự trong trẻo và tinh khiết và đưa hình học vào tác phẩm của mình Tranh của Piet Mondarian và Kadinsky, phong cách của hai ông ảnh hưởng lớn đến các nghệ sĩ Hà Lan đương thời


THÀNH LẬP NHÓM DE STIJL - Tờ báo De Stijl được Theo Van Doesburg thành lập tại Leiden, Hà Lan năm 1917, đánh dấu sự ra đời của nhóm De Stijl


HỘI HỌA

NỘI THẤT

KIẾN TRÚC

02ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI DESTIJL


ĐẶC ĐIỂM HỘI HỌA -Tận dụng những đường thẳng đen ngang dọc làm nền tảng. Bên cạnh sự giới hạn yếu tố hình học còn giới hạn về màu sắc: chỉ sử dụng màu cơ bản(vàng , lam ,đỏ) làm màu chủ đạo cùng các màu vô sắc( đen, trắng , xám) bổ trợ -Diễn tả trừu tượng và cảm xúc chủ quan của tác giả


ĐẶC ĐIỂM NỘI THẤT DE STIJL -Tạo dáng lắp dẫn các chi tiết với nhau , khoe rõ những ghép nối, những mộng ghép nối.

‘’ Những cái bàn, những cái ghế của chúng tôi cũng như những vật dụng khác đều là những bức tranh điêu khắc trừu tượng của các thiết bị tương lai”- Theo Gerrit Rietveld


ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC DESTIJL


3NÉT CHÍNH

01

TRONG QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC CỦA KIẾN TRÚC NHÓM DESTIJL

Đi tìm chân lý trong nghệ thuật, tính khách quan, tính nghệ thuật và tính khúc triết

02

Nghệ thuật giải phóng khỏi tình cảm cá nhân, đi tìm phương pháp biểu hiện hợp thời

03

Tổ hợp một cách chính xác và có tổ chức những yếu tố tạo hình


THỦ PHÁP -Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa kết cấu Nga, nhóm De Stijl phá bỏ khái niệm cũ về xây dựng mặt đứng, đòi hỏi kiến trúc phải có nhiều mặt phẳng -Sử dụng chính xác và có tổ chức các yếu tố: đường nét, mặt phẳng và khối lập phương


COI TRỌNG HÌNH THỨC -Phái De Stijl coi việc theo đuổi hình dáng hình học quan trọng hơn hết thảy, đặt công năng và kết cấu xuống vị trí thứ yếu -Phái De Stijl nhận thức những hình khối kiến trúc không cần biểu hiện nhu cầu nào khác ngoài vẻ đẹp tự thân


03THÀNH TỰU CỦA NHÓM DESTIJL Một số tác giả và công trình nổi bật


MỘT SỐ THÀNH VIÊN NỔI BẬT

Theo Van Doesburg Thủ lĩnh nhóm, người sáng lập tờ báo De Stijl

Piet Mondrian Họa sĩ – cộng tác viên quan trọng của nhóm

Gerrit Rietveld Nhà thiết kế nội thất, kiến trúc sư


THEO VAN DOESBURG

-Ông là một họa sĩ Hà Lan, là đại diện tiêu biểu của nghệ thuật trừu tượng đầu thế kỉ XX, sáng lập tờ báo De Stijl vào năm 1917 -Ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực: văn học; đồ họa; nhiếp ảnh; nội thất và kiến trúc -Van Doesburg sau này đã tham gia giảng dạy tại trường Bauhaus, mang theo nhiều ảnh hưởng của De Stijl lên trường phái Bauhaus


PIET MONDRIAN -Piet Mondrian là một họa sĩ, nhà lí luận nghệ thuật người Hà Lan. Ông là người tiên phong trong nghệ thuật trừu tượng và phi biểu hiện -Là cộng tác viên quan trọng của nhóm De Stijl, ông đã phát triển lí thuyết nghệ thuật của mình và gọi nó là Tân tạo hình (Neoplasticism)


NÉT VẼ CỦA MONDRIAN QUA CÁC THỜI KÌ Sự thay đổi trong phong cách của Mondrian, đặc biệt là sự nghiên cứu lí thuyết tân tạo hình ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc De Stijl


Gerrit Rietveld & Schroder House

tuyên ngôn của kiến trúc De Stijl


GERRIT RIETVELD -Gerrit Rietveld là kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất người Hà Lan. Ông là thành viên của nhóm De Stijl và là người tiên phong trong phong trào xây dựng mới. -Ông học cách làm đồ gỗ từ cha mình và theo học kiến trúc sư Piet Klaarhamer -Năm 1918, ông gây ấn tượng khi thiết kế chiếc ghế xanh-đỏ. Tháng 7 cùng năm, ông được gia nhập De Stijl


-Gerrit Rietveld thiết kế biệt thự Schroder cho bà Truus SchroderSchrader và ba con -Bà Schroder đã đưa ra nhiều yêu cầu với Rietveld: Giường ngủ phải kê được tối thiểu từ 2 vị trí khác nhau trở nên trong phòng, phòng nào cũng phải có hệ thống cấp thoát nước trực tiếp và cửa bước thẳng ra ngoài -Bà Rietveld từ chối một không gian mở hoàn toàn tầng trên hoàn toàn cho bọn trẻ, dẫn đến thiết kể panel trượt và xoay rât linh hoạt


THÔNG TIN Địa điểm: Utrecht-Hà Lan Thiết kế: Gerrit Rietveld Quy mô: 63m2(9x7), 2 tầng. Năm xây dựng:1924 Loại hình: Nhà ở Vinh danh: Di sản thế giới


Ý TƯỞNG - Rietveld làm đồ án toàn nhà này theo cách Mondarian thể hiện những bức tranh: sử dụng mỗi thành phần kiến trúc: đường thẳng, mặt phẳng vuông được sắp xếp một cách cân xứng. Vị trí, hình dáng, màu sắc mỗi thành phần đều tuân theo một quy tắc nhất định


“BẢN SAO MONDRIAN” Tòa nhà Schoder được coi như là một “bản sao Mondrian”. Điều này càng được nhấn mạnh bởi Rietveld đã sử dụng các màu cơ bản: đỏ, lam, vàng; sắc độ đen, trắng, xám giống như cách Mondrian đã làm với những bức tranh của mình


TẦNG MỘT

Mặc dù tòa nhà là một tác phẩm nghệ thuật nhưng Rietveld cũng hết sức quan tâm tới chức năng của nó Tầng một của toà nhà được thiết kế cổ điển và truyền thống hơn với các bức tường cố định. Các phòng đều có cửa ra ngoài theo mong muốn của bà Schroder


KHÔNG GIAN MỞ - Tầng hai là một không gian mở xung quanh chiếc cầu thang. Tuy nhiên, nó có thể chuyển đổi và phân chia thành 3 phòng ngủ bằng hệ thống panel trượt và xoay. Đồ đạc ăn khớp một cách cố ý cũng là một phần trong thiết kế và được sơn bằng những màu cơ bản như nội thất.


TỈ LÊ VÀNG -Rietveld triệt để áp dụng tỉ lệ vàng vào việc xây dựng mặt bằng căn biệt thự. Các phòng đều là hình vuông hoặc hình chữ nhật. -Thiết kế tầng hai chỉ sử dụng tấm panel để ngăn cách phòng khiến không gian trở nên linh hoạt, dễ dàng thay đổi không gian theo nhu cầu sử dụng. Đây là một thiết kế mang tính cách mạng.



04ẢNH HƯỞNG CỦA NHÓM DE STIJL -Ra đời đầu thế kỉ XX, quan điểm tìm kiếm vẻ đẹp chiết trung của nhóm De Stijl ảnh hưởng lớn đến các trào lưu kiến trúc sau này: trường phái Bauhaus, kiến trúc hiện đại và một số kiến trúc sư như Mie van der Rohe. - Thiết kế không gian mở tầng hai và tạo hình tòa nhà Schroder của Rietveld là nguồn cảm hứng để Le Corbusier đưa ra “ 5 điểm kiến trúc hiện đại”


CHỦ NGHĨA

BIỂU HIÊN


KIẾN TRÚC

BIỂU HIỆN Trào lưu kiến trúc đức đầu thế kỉ XX

01

BỐI CẢNH Kinh tế- xã hội Đức sau thế chiến thứ nhất

02

ĐẶC ĐIỂM Một số nét chính trong kiến trúc biểu hiện

03

THÀNH TỰU Một số tác giả và công trình biểu hiện nổi bật

04

ẢNH HƯỞNG Dấu ấn của kiến trúc biểu hiện trong lịch sử


01NƯỚC ĐỨC

ĐẦU THẾ KỈ XX

-Chịu ảnh hưởng của trào lưu Art Nourveau, trào lưu kiến trúc biểu hiện nhen nhóm ở Đức đầu thế kỉ XX - Sau thế chiến thứ nhất, nước Đức bại trận, Đức hoàng Wilhelm II thoái vị, Cao trào cách mạng dâng cao( 19181919). Nền dân chủ Weimar được thành lập với chương trình nghị sự xã hôi lãng mạn, thúc đẩy sự phát triển của nhiều trào lưu kiến trúc mới Những người lính đứng bắn trong cuộc nổi dậy Spartacist. Cuộc nổi dậy làm thay đổi nhận thức xã hội Đức sau thế chiến thứ nhất


WERKBUND

-Sự ra đời của Hiệp hội Công trình Đức- Werkbund(19071934) thúc đẩy sự phát triển của mỹ thuật ứng dụng -Từ năm 1920-1923, Hiệp hội công trình Đức đi theo tham vọng của những người đi theo chủ nghĩa biểu hiện về sự hồi sinh thông qua nghệ thuật thủ công

Bích chương của triển lãm Werkbund tại Coln năm 1914


KIẾN TRÚC

BIỂU HIÊN?

-Ban đầu, cụm từ “ Kiến trúc biểu hiện” dùng để chỉ các hoạt động kiến trúc tiên phong và khác biệt tại Đức, Áo, Séc và Đan Mạch từ năm 1910-1930 -Ngày nay, ý nghĩa được mở rộng để chỉ bất cứ kiến trúc nào thể hiện một số phẩm chất của phong trào ban đầu như: bóp méo, phân mảnh, truyền đạt cảm xúc xung đột hoặc quá căng thẳng -Không giống như vị lai hay nhóm De Stijl, chủ nghĩa biểu hiện trong kiến trúc thời kì này không có một chương trình nhất định


02ĐẶC ĐIỂM

KIẾN TRÚC BIỂU HIÊN


COI TRỌNG HÌNH THỨC

- Chủ nghĩa biểu hiện chú ý hơn cả đến tạo hình, sau đó mới đến công năng và kỹ thuật mới - Nhiệm vụ chính trong sáng tác kiến trúc theo chủ nghĩa biểu hiện là tạo thành sức biểu hiện nghệ thuật của công trình. Tác dụng truyền cảm xúc đứng trên yêu cầu sử dụng


3NÉT CHÍNH

TRONG ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN

01

Về nghiên cứu, đi sâu tìm tòi hình thức nghệ thuật của sinh hoạt con người, có phần chú ý những phát minh, kỹ xảo mới.

02

Về biểu hiện, chú ý cá tính và sáng tạo

03

Về thủ pháp, nhấn mạnh những hình ảnh tượng trưng, gây những ấn tượng mãnh liệt do hình khối cao thấp, lồi lõm và trước sau của nó


VẬT LIỆU - Chủ trương sử dụng các loại vật liệu mới, kĩ xảo mới: bê tông, thép, kính. Gạch được sử dụng để tăng sức biểu hiện( Chủ nghĩa biểu hiện gạch)


03THÀNH TỰU

CHỦ NGHĨA BIỂU HIÊN TRONG KIẾN TRÚC

- Hưng thịnh ở Đức trong khoảng thời gian 1920-1930, rất nhiều công trình kiến trúc biểu hiện bao gồm: các đài thiên văn, các rạp chiếu phim, các cửa hàng thương nghiệp được nhào nặn như điêu khắc để đột xuất tinh thần “ động lực”, “ dòng chảy” và “ tốc độ” của công trình.Một số công trình có nội dung lãng mạn, gắn bó với quá khứ mang dáng dấp kiến trúc Gothic Đức xưa


MỘT SỐ KIẾN TRÚC SƯ NỔI BẬT

Erich Mendelsohn 1887-1953

Peter Behren 1868-1940

Bruno Taut 1880-1938


ERICH MENDELSOHN & EINSTEIN TOWER


ERICH MELDENSOHN -Erich Meldensohn là một kiến trúc sư Người Đức gốc Do Thái, nổi tiếng với kiến trúc biểu hiện trong những năm 1920, cũng là người phát triển học thuyết chức năng linh động trong các dự án cứa hàng và rạp chiếu phim - Ông cũng là nhà tiên phong của chủ nghĩa Art Deco và nghệ thuật sắp đặt hiện đại


EINSTEIN TOWER -Là một đài quan sát trong công viên khoa học Albert Einstein ở Postdam, Đức -Nó là dự án lớn đầu tiên của Mendelsohn, và là tòa nhà nổi tiếng nhất của ông -Ngoại thất ban đầu được xây bằng bê tông nhưng do những khó khăn về thiết kế phức tạp và thiếu hụt tài chính Nên nó được làm bằng gạch trát vữa.


Sau khi công trình xây xong , Mendelsohn đã dẫn Einstein đi thăm thú nó và mong muốn một sự tán dương từ Einstein. Mặc dù thiết kế của công trình hợp lý và hoàn toàn phù hợp với mục đích sử dụng. Einstein không nói gì.Và nhiều giờ sau, ông thì thầm một từ:”Hữu cơ”.



PETER BEHREN &NHÀ MÁY AEG


PETET BEHREN -Là một kiến trúc sư, nhà thiết kế đồ họa người Đức. Ông là người đặt những viên gạch đầu tiên cho sự pát triển của kiến trúc hiện đại Đức. Các kiến trúc sư hàng đầu thế kỉ XX như: Le Corbusier, Ludwig Mie van der Rohe, Walter Gropius đều từng làm việc ở xưởng thiết kế của ông.

Phác thảo của Peter Behren về tòa nhà chọc trời cho dự án viễn tưởng thành phố Atlantropa


NHÀ MÁY AEG -Nhà máy AEG được xây dựng năm 1909 tại Berlin, Đức. Đây là công trình nổi tiếng nhất của kiến trúc sư Peter Behren -Thiết kế mang tính cách mạng là tường kính và thép cao 15m và dài 100m ở hai bên -Đó là một thiết kế táo bạo với kiến trúc nhà xưởng cùng thời kì. Và nó trở thành một hình mẫu kinh điển trong thiết kế nhà xưởng


BRUNO TAUT &CUNG THỦY TINH


BRUNO TAUT -Là một kiến trúc sư, nhà quy hoạch, nhà văn người Đức trong thời kì cộng hòa Weimar. Ông được biết đến với việc nghiên cứu lý thuyết cũng như thiết kế kiến trúc -Sau khi Phát xít Đức lên nắm quyền,là một người Do Thái, Bruno Taut đã tới Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ.Tại đây, ông đã truyền bá lí thuyết kiến trúc biểu hiện cho các kiến trúc sư bản địa Trang trí trên cửa của Bruno Taut tại khu chung cư Hufeisensiedlung, Berlin, Đức


CUNG THỦY TINH -Cung là một khối lăng trụ kính có vòm Được thiết kế bởi Bruno Taut, cho triển lãm Werkbund năm 1914 -Cấu trúc này gây ấn tượng mạnh mẽ được xây dựng bằng bê tông và kính. Cấu trúc bê tông khảm kính màu trên bề mặt hoạt động như những chiếc gương


Taut gọi nó là” ngôi đền nhỏ của cái đẹp” Và rằng:” sự phản chiếu ánh sáng bắt đầu từ ánh sáng từ lam đậm và đi qua màu vàng xanh rêu Và vàng vàng để đạt đến đỉnh điểm ở màu vàng xám nhạt.”


04ẢNH HƯỞNG

CHỦ NGHĨA BIỂU HIÊN TRONG KIẾN TRÚC

- Sau khi Đức quốc xã lên nắm quyền(1933), chủ nghĩa biểu hiện bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và bị coi là nghệ thuật suy đồi. Chủ nghĩa biểu hiện tồn tại đến đây thì chấm dứt. - Tuy nhiên, lý thuyết của chủ nghĩa biểu hiện vẫn tiếp ảnh hưởng đến những trường phái: Kiến trúc Tân Biểu hiện, Art Deco, kiến trúc ẩn dụ, kiến trúc phỏng sinh học…


ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI THÁNG 9/2017

HẾT



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.