RICHARD MEIER KIẾN TRÚC SƯ HIỆN ĐẠI MỚI
NHÓM 14: LÊ ĐỨC MINH NGUYỄN HỒNG SƠN NGUYỄN QUỲNH LAN
16K2 16K2 16K2
KIẾN TRÚC SƯ
RICHARD MEIER
TIỂU SỬ- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM KIẾN TRÚC
QUAN ĐIỂM KIẾN TRÚC
THÀNH TỰU- MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
DẪN LUẬN Đến cuối thập niên 70 tk XX, kiến trúc Hiện đại lâm vào khủng hoảng và bộc lộ nhiều hạn chế. Richard Meier nhận thức những ưu điểm của kiến trúc Hiện đại đồng thời phát triển quan điểm thiết kế của riêng mình. Phong cách thiết kế này vừa tiếp thu những thành tựu của kiến trúc hiện đại và mang những dấu ấn cá nhân của Richard Meier.
TIỂU SỬ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM KIẾN TRÚC
Richard Meier là một kiến trúc sư, họa sĩ trừu tượng người Mỹ, nổi tiếng với những thiết kế hình khối sử dụng màu trắng. Meier đã thiết kế nhiều công trình mang tính biểu tượng như Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Barcelona, Trung tâm Getty ở Los Angeles. Năm 1984, Meier đã giành được giải thưởng kiến trúc Pritzker, qua đó nhận được sự công nhận toàn cầu.
Richard Meier sinh năm 1934 trong một gia đình Do Thái ở New Jersey, Mỹ. Tín ngưỡng Do Thái sau này ảnh hưởng đến quan điểm kiến trúc bền vững của ông. Tín ngưỡng có những ảnh hưởng nhất định lên triết lý làm việc của ông: đó là luôn hướng đến tương lai và các công trình ông tạo ra đều mang giá trị bền vững, chúng không chỉ là những kiệt tác kiến trúc mà còn là đại diện cho cả một thời kỳ lịch sử.
Năm 1957, Meier tốt nghiệp cử nhân khoa kiến trúc tại đại học Cornell. Sau khi tốt nghiệp, Meier đã có chuyển đi đến nhiều nước châu Âu. Tại đây, Meier có ấn tượng mạnh mẽ với kiến trúc màu trắng của những ngôi làng ven Địa Trung Hải.
Đồng thời, Meier nhanh chóng bị thu hút bởi chủ nghĩa hiện đại đang hưng thịnh tại châu Âu đương thời. Ấn tượng với Le Corbusier- kiến trúc sư hiện đại hàng đầu , Meier cố gắng xin vào văn phòng kiến trúc của ông nhưng bị từ chối. Tuy vậy quan điểm kiến trúc của Le Corbusier vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ đến Meier.
Trở về từ châu Âu, Meier lần lượt làm việc cho Skidmore, Owings và Merrill và sau đó là Marcel Breuer. Năm 1963, Meier bắt đầu mở văn phong riêng. Ông nhận được sự công nhận rộng rãi lần đầu tiên qua công trình Athenium, ở New Harmony, Indiana (1979). Trong sự nghiệp của mình, Meier cộng tác với Frank Stella và ưa thích các cấu trúc hình học cùng màu trắng.
Từ năm 1972, Meier được coi là một trong New York Five. Một nhóm năm kiến trúc sư hiện đại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kiến trúc Mỹ thập niên 1970-1980. Năm người này có lòng trung thành chung với một hình thái kiến trúc hiện đại thuần túy mà Le Corbusier từng khởi xướng trước kia.
Sau này, Meier còn nổi tiếng với nhiều công trình khác chủ yếu là bảo tàng và khách sạn. Năm 1984, Meier trở thành kts trẻ nhất nhận giải Pritzker(49 tuổi) .Văn phòng của ông hiện nay vẫn đang thực hiện dự án ở nhiều nơi trên thế giới.
QUAN ĐIỂM KIẾN TRÚC
NÉT CHÍNH
TÔN TRỌNG QUÁ KHỨ
ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI
THỦ PHÁP CÁ NHÂN
TÔN TRỌNG QUÁ KHỨ
Diễn giải quan điểm này của mình, Meier nói: “Le Corbusier có ảnh hưởng rất lớn đến kiến trúc nhưng không phải là duy nhất. Có nhiều thứ ảnh hưởng đến kiến trúc và chúng liên tục thay đổi. Frank Lloyd Wright cũng là một kiến trúc sư lớn. Tôi không thể thiết kế ngôi nhà cho bố mẹ mình mà không chịu ảnh hưởng của Biệt thự trên thác của Wright”
“ Chúng ta chịu ảnh hưởng của Le Corbuiser, Frank Lloyd Wright, Alvar Aalto và Mies van der Rohe và cả bởi những kiến trúc sư xa xưa như: Bramante, Borromini, Bernini. Kiến trúc là một truyền thống, một dòng chảy không ngừng. Dù có chối bỏ hay đề cao truyền thống đó, chúng ta vẫn kết nối với lịch sử kiến trúc.” - Richard Meier -
ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI
Nhiều thiết kế của Meier chịu ảnh hưởng của những kiến trúc sư nửa đầu thế kỉ XX, đặc biệt là Le Corbusier và những thiết kế khởi đầu của Le Corbusier như: Biệt thự Savoy, Cung Thụy Sĩ. Một số thiết kế của ông cũng chịu ảnh hưởng của Mies van der Rohe, Frank Lloyd Wright và Louis Barragán( ngoại trừ màu sắc).
THỦ PHÁP CÁ NHÂN
Đặc điểm kiến trúc của Richard Meier đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, nhưng cuối cùng nó ổn định theo mô hình được nghiên cứu theo các phương diện sau: 1. Hình thể 2. Màu sắc 3. Vật liệu 4. Ánh sáng
HÌNH THỂ
HÌNH THỂ
SỬ DỤNG HÌNH KHỐI CƠ BẢN Thiết kế của Richard Meier là những hình khối rõ nét mang những triết lí độc đáo trừu tượng.
6
HÌNH THỂ
SỬ DỤNG HÌNH KHỐI CƠ BẢN Sử dụng kết hợp nhiều hình khối cơ bản và các phép biến hình
HÌNH THỂ
SỬ DỤNG HỆ LƯỚI TRÊN MẶT ĐỨNG Hệ lưới được sử dụng trong hầu hết các công trình của Meier, tạo ra tính động cho mặt đứng
HÌNH THỂ
SỬ DỤNG MẶT ĐỨNG NHIỀU LỚP Nhiều công trình sử dụng mặt đứng được phân thành nhiều lớp tạo ra chiều sâu thị giác.
HÌNH THỂ
SỬ DỤNG MẶT ĐỨNG NHIỀU LỚP
HÌNH THỂ
TÍNH MỞ Mặt đứng sử dụng hệ lưới kính- thép cho phép nhiều công trình của Meiernhất là những công trình thương mại dịch vụ mở tối đa ra bên ngoài.
MÀU SẮC TRẮNG
Các tòa nhà của Meier gần như chỉ có một màu trắng từ trong lẫn ngoài. Sự vắng mặt của màu sắc khác cho phép người xem tập trung vào cấu trúc hình khối cơ bản của tòa nhà. Qua đó làm nổi bật hình khối vật chất của công trình.
MÀU SẮC TRẮNG
“ Tôi nghĩ màu trắng là màu tuyệt vời nhất trong tất cả các màu vì ta có thể tìm thấy mọi màu sắc của cầu vồng trong màu trắng.” - Richard Meier-
VẬT LIỆU
Các công trình của Richard Meier thường sử dụng tấm ốp nhôm trắng kết hợp với kính.
ÁNH SÁNG
Những bức tường trắng phẳng và hình dạng của cấu trúc tạo ra một sự tương tác năng động giữa ánh sáng và bóng tối. Đồng thời tính mở của công trình cho phép đón được nhiều ánh sáng tự nhiên.
“Màu trắng phản xạ và khúc xạ ánh sáng làm cho màu sắc xung quanh chúng ta sống động hơn. Nó giúp chúng ta cảm nhận được sự thay đổi tông màu và màu sắc trong tự nhiên.“ -Richard Meier-
KIẾN TRÚC VÀ BỐI CẢNH
Meier chú ý tới mối liên hệ giữa tòa nhà và môi trường của nó, tìm cách tạo ra các cấu trúc giúp mọi người xác định vị trí của riêng mình trong thế giới. Do đó, tấm phẳng và màu trắng cũng là một cách để tương tác với cảnh quan. Tòa nhà rõ ràng về hình khối, nổi bật với màu trắng và thu hút sự chú ý. Nhưng thông qua hình dạng và cách sử dụng ánh sáng, nó cũng trở thành một phần của bối cảnh . Nó độc lập với bối cảnh xung quanh, nhưng vẫn làm nền cho bối cảnh.
THÀNH TỰU
Trình bày một số công trình tiêu biểu của Richard Meier theo thứ tự thời gian, cho thấy quá trình hình thành và phát triển của quan điểm thiết kế của ông.
BIỆT THỰ SMITH -1965-1967, CONNECTICUT, MỸ-
Được xây dựng và năm 1965, Nhà Smith đã khởi đầu sự nghiệp của Richard như là một kiến trúc sư, và đó là dự án giúp xác định ngôn ngữ kiến trúc của Richard Meier và triết lý thiết kế của công ty Với thiết kế không điển hình của nó, ngôi nhà đã thu hút sự chú ý đáng kể khi nó được hoàn thành. Một bài báo tháng 9 năm 1968 trên tạp chí Nhà đẹp gợi đến ngôi nhà như là một “ngọn hải đăng trên bờ”.
Khung cảnh ấn tượng của biển và bầu trời chào đón một người khi bước vào được đóng khung và tăng cường trong lớp kính trong suốt của mặt tiền phía sau. Không gian riêng tư được đặt ở mặt lối vào trong khi các không gian chung được đặt ở mặt hướng biển.
BIỆT THỰ DOUGLAS -1973, MICHIGAN, MỸ-
Đây được xem là một trong những kiệt tác của Richard Meier. Nội thất trang bị trong ngôi nhà toàn bộ là đồ thiết kế của Le Corbusier, Mies van de Rohe và của chính Richard Meier. Và với khung cảnh tuyệt vời xung quanh, ngôi nhà thực sự chẳng cần đến sự trang hoàng quá cầu kỳ. Mang phong cách đặc trưng của Meier với sắc trắng bao phủ toàn bộ, kiến trúc cấu thành từ bê tông vững chãi và kính.
Ông còn mang đến nét đặc thù thú vị cho căn nhà bằng cách tạo ra khu vực ngoại thất, nối liền các tầng và mở rộng về phía bên ngoài – nơi gia chủ có thể tản bộ và tận hưởng khung cảnh hùng vĩ của mặt hồ trong vắt, cánh rừng xanh mướt xung quanh nhà.
ATHENEUM -1973, MICHIGAN, MỸ-
Atheneum, nằm gần bờ sông Wabash ở rìa New Harmony , là điểm khởi đầu cho chuyến tham quan thị trấn lịch sử, và dự định là trung tâm cho các sự kiện cộng đồng văn hóa và định hướng du khách. Kiến trúc của nó được hình thành theo các ý tưởng liên kết của lối đi kiến trúc và hành trình lịch sử của một trong những cộng đồng quan trọng nhất của nước Mỹ.
TRUNG TÂM GETTY -1997,CALIFORNIA, MỸ-
Trung tâm Getty được Meier xây dựng năm 1997 tọa lạc tại Los Angeles, Mỹ. Nơi trông có vẻ như một cấm thành này thực chất lại là một bảo tàng-trưng bày các hiện vật cổ thuộc đế chế La Mã, các đồ nội thất từ thế kỷ 18 của Pháp và các bức tranh đến từ châu Âu.
Sự phối hợp hài hòa của không gian với ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng dù trực tiếp hay gián tiếp đều hiện diện xuyên suốt khắp mọi không gian; ngoài phương diện chức năng.
Ánh sáng còn được sử dụng như một thứ biểu tượng của sự soi rọi nghệ thuật và sự sáng tỏ của các giá trị văn hóa.
NHÀ THỜ JULIBEE -2003, ROMA, Ý-
Nhà thờ Jolibee được Meier xây dựng năm 2003 tọa lạc tại ngoại ô Roma, Ý. Ý tưởng xây dựng của công trình này được Richard Meier dựa trên sự đối lập của khối vuông và khối hình cầu, giữa nét uốn cong mềm mại, và nét xẻ thẳng dứt khoát.
Ánh sáng tự nhiên được vận dụng một cách tài tình để chiếu sáng cho không gian bên trong, đem lại cảm giác choáng ngợp vô cùng cho không gian linh thiêng bên trong.
Vào ban ngày, ánh nắng mặt trời tràn xuống sảnh chính qua mái kính. Nhưng vào thời điểm sáng sớm và chiều muộn, tia nắng lại xuyên vào từ phía hai mặt tiền.
Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe