Chuyên đề tốt nghiệp: Bệnh viện đa khoa

Page 1


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

MỤC LỤC A.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tình hình sức khỏe của người dân 1.2. Thực trạng bệnh viện hiện nay 1.3. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Nội dung định hướng nghiên cứu

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN 1.1. Khái niệm bệnh viện 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 1.2.1. Bệnh viện trên thế giới 1.2.2. Bệnh viện trong nước 1.3. Phân loại và phân hạng bệnh viện 1.4. Công trình bệnh viện thực tế 1.4.1. Bệnh viện trên thế giới 1.4.2. Bệnh viện trong nước 1.5. Xu hướng chung của bệnh viện đa khoa CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 2.1. Các sơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở pháp lý 2.1.2. Định hướng quy hoạch 2.1.2.1. Tiêu chuẩn xác định quy mô khu đất xây dựng 2.1.2.2. Yêu cầu cho khu đất xây dựng

2


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

2.2. Tổ chức tổng thể 2.2.1. Phân khu chức năng - bố cục tổng mặt bằng 2.2.2. Tổ chức giao thông 2.2.3. Hướng công trình 2.2.4. Vấn đề cảnh quan và thẩm mỹ 2.3. Đặc điểm về hình thức kiến trúc 2.4. Đặc điểm từng khu chức năng 2.4.1. Khu khám và điều trị ngoại trú 2.4.1.1. Chức năng - yêu cầu chung 2.4.1.2. Đặc điểm các thành phần của khối khám đa khoa và điều trị ngoại trú yêu cầu thiết kế 2.4.1.3. Giải pháp tổ chức không gian 2.4.2. Khu điều trị nội trú 2.4.2.1. Chức năng - yêu cầu chung 2.4.2.2. Các thành phần chức năng - yêu cầu thiết kế 2.4.2.3. Giải pháp tố chức không gian 2.4.3. Khu kỹ thuật nghiệp vụ 2.4.4. Khu hành chính quản trị 2.4.5. Khu kỹ thuật hậu cần và dịch vụ thương mại 2.5. Đặc điểm về kỹ thuật 2.5.1. Hệ kết cấu chịu lực 2.5.2. Hệ thống phòng cháy chữa cháy 2.5.3. Hệ thống điện 2.5.4. Hệ thống nước 2.5.5. Hệ thống khí y tế, hút chân không, gas đốt 2.5.6. Hệ thống xử lý chất thải 2.5.7. Hệ thống điều hòa không khí, kiểm soát vô trùng 2.6. Đặc trưng khí hậu tự nhiên Thành phố Đà Nẵng 2.6.1. Vị trí địa lý 2.6.2. Các đặc điểm khí hậu

3


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU 3.1. Các yếu tố cảnh quan 3.1.1. Kiến trúc 3.1.2. Yếu tố sinh thái 3.1.3. Không gian cảnh quan tổng thể 3.2. Ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến thiết kế bệnh viện 3.2.1. Sự phát triển của công nghệ thông tin trong y học 3.2.2. Ứng dụng công nghệ trong dây chuyền vận hành 3.3. Vi khí hậu cho khu nội trú CHƯƠNG 4: PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

4


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

5


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

A. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.Lý do chọn đề tài: 1.1.Tình hình sức khỏe của người dân: Tuổi thọ trung bình Trong 5 năm qua, tuổi thọ trung bình (gọi tắt là tuổi thọ) của người dân Việt Nam vẫn tiếp tục được cải thiện tăng dần đều đặn khoảng 0.1 tuổi/ năm. Theo số liệu của tổ chức y tế Thế Giới, từ năm 1990 đến năm 2015, tuổi thọ của người dân Việt Nam đã tăng thêm 6 năm. Thực trạng bệnh tật và tử vong Các số liệu thống kê, nghiên cứu cho thấy cơ cấu giữa 3 nhóm bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm, và tai nạn, thương tích đã có sự thay đổi nhanh chóng trong hơn 30 năm trở lại đây với sự gia tăng nhanh tỷ trọng của các bệnh không lây nhiễm (BKLN). Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện từ năm 1976 đến 2012, trong số bệnh nhân nhập viện hàng năm, tỷ lệ nhóm các bệnh lây nhiễm giảm từ 55.5% xuống còn 22.9% trong khi tỷ lệ của các BKLN tăng tương ứng từ 42.6% lên 66.3% và nhóm các bệnh do tai nạn, ngộ độc, chấn thương, vẫn tiếp tục duy trì ở tỷ lệ trên 10%. 

Bệnh tim mạch: chiếm 33% tổng số các trường hợp tử vong năm 2012, 16.5% tổng số năm sống mất đi do tử vong sớm và 7.3% tổng số mất đi năm 2010. Ung thư: ước tính số người mới mắc ung thư ở Việt Nam là hơn 125 000 năm 2012 và gần 190 000 và năm 2020.

6


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

 

 

Bệnh phổi mãn tính: tỷ lệ ước tính với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là 4.2% và với hen phế quản là 3.9% và đang có xu hướng tăng. Đái tháo đường: tỷ lệ mắc đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose ở lứa tuổi 30-69 tuổi trên toàn quốc tăng nhanh hơn dự báo, tăng xấp xỉ gấp đôi trong vòng 10 năm từ 2002-2012. Tâm thần: số liệu điều tra từ năm 2000 cho thấy có đến 14.9% dân số chịu ảnh hưởng của 10 bệnh rối loạn tâm thần. Tai nạn thương tích cũng là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu ở Việt Nam, ước tính gây ra 12.8% trong tổng số ca tử vong của năm 2010. (Theo Quyết định 376/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ banh hành Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025)

1.2. Thực trạng bệnh viện hiện nay: Ở các bệnh viện hiện tại, việc tập trung quá đông bệnh nhân vào đây làm cho bệnh viện trở nên quá tải. Cây xanh thiếu và công trình xây dựng gần đường xe lưu thông nên chịu ảnh hưởng môi trường ô nhiễm rất nặng như ồn ào, khói bụi,… gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và sức khỏe cho bệnh nhân. Do bố cục phân tán nên hệ thống giao thông kéo dài gây khó khăn trong phối hợp điều trị và khó khăn trong việc trang bị hệ thống kỹ thuật hiện đại. Sự thiếu quan tâm về thiết kế kiến trúc chưa đáp ứng được như cầu của bệnh nhân. Không gian phòng nội trú chật hẹp, bó trí nhiều giường trong một phòng, màu trắng đặc trưng của bệnh viện gây cảm giác trống vắng, sợ hãi, stress,.. bện cạnh đó, bệnh viện thiếu các không gian giải trí, thư giãn dành cho bệnh nhân.

7


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

1.3.Lý do chọn đề tài: Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh. Bên cạnh đó có nhiều căn bệnh lạ luôn là mối đe dọa đến sức khỏe, thậm chí đến sự sinh tồn của con người. Vì vậy, ngành y tế không ngừng phát triển để đấp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân, đồng thời đẩy lùi những căn bệnh được xem là hiểm họa của nhân loại. Đồng thời, thành phố Đà Nẵng vừa là nơi có nền kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật phát triển khá tốt, vừa là điểm đến du lịch. Do số lượng bệnh nhân đến Đà Nẵng chữa bệnh liên tục tăng cao trong những năm gần đây và những vấn đề về thực trạng sức khỏe người dân, tình hình hiện nay của các bệnh viện trong nước việc xây dựng và mở rộng thêm các bệnh viện Đa Khoa là tất yếu. Đây sẽ là một công trình phúc lợi trong quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng mô hình y tế thích hợp, kết hợp các yếu tố khám và điều trị tốt, đồng thời tạo ra môi trường thích hợp trong việc điều trị ngắn hạn, dài hạn. Xây dựng công trình bền vững, tạo môi trường bệnh viện thân thiện với môi trường, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, có nhiều không gian xanh và không gian sinh hoạt chung khác với những công trình bệnh viện cứng nhắc đã có.

8


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là không gian chức năng, hình thức kiến trúc và các thành phần kỹ thuật của bệnh viện đa khoa. Hiện trạng bệnh viện ở Đà Nẵng hiện nay: Bệnh viện tập trung nhiều ở trung tâm thành phố, thiếu các bệnh viện tuyến nhánh, nên xảy ra hiện tượng quá tải ở bệnh viện trung tâm. => phạm vi nghiên cứu: mở rộng, nâng cao chất lượng bệnh viện tuyến nhánh.

4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lý thuyết: phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết. Từ đó chọn lọc thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp lý thuyết: liên kết những mặt, những bộ phận, những mối qua hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu nhập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa: sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng hướng phát triển. Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn. - Phương pháp lịch sử: nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển từ đó rút ra hình thức, dây chuyền và sự thay đổi theo thời gian của bệnh viện. - Phương pháp so sánh: tìm ra các đặc điểm chung và riêng của các công trình có cùng thể loại trên thế giới và trong nước, lí do của sự khác biệt

9


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

- Phương pháp chuyên gia: xác nhận, kiểm tra các thông tin về tài liệu thu thập và nghiên cứu là đúng hay sai. Tư vấn hướng dẫn hướng nghiên cứu và làm việc. 5. Nội dung định hướng nghiên cứu - Tìm tư liệu về bệnh viện đa khoa - Khảo sát các công trình bệnh viện đa khoa sẵn có - Tập hợp tư liệu về kiến trúc bệnh viện - Phân tích gắn với mục tiêu đã chọn: đặc điểm, công năng, kỹ thuật, hình thức kiến trúc của bệnh viện đa khoa - Tổng hợp các phân tích chuyên sâu về bệnh viện đa khoa - Đưa ra kết quả nghiên cứu về bệnh viện đa khoa - Đạt được mục tiêu đưa ra của đề tài nghiên cứu chuyên sâu bệnh viện đa khoa

10


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN 1.1. Khái niệm bệnh viện: Bệnh viện là nơi thực hiện khám, chẩn đoán, điều trị, chữa bệnh cũng như nghiên cứu, giảng dạy phương pháp chữa bệnh cho con người. (Giáo trình BVĐK - TS.KTS. Trần Văn Khải). Bệnh viện có các nhiệm vụ sau: - Khám bệnh - Chữa bệnh - Phòng bệnh - Chỉ đạo tuyến - Nghiên cứu khoa học - Đào tạo cán bộ y tế - Hợp tác quốc tế 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển: 1.2.1. Bệnh viện trên thế giới: Vào thời cổ đại, y học và tôn giáo được gắn liền. Như ở Ai Cập người bệnh được đưa vào các nơi thờ cúng để cầu chữa trị. "Thánh sống" Aslepius ở Hy Lạp cho bệnh nhân vào nhà mình và ông ta nằm mộng để gặp Thượng đế lấy chỉ dẫn. Dân La Mã tôn thờ ông này và lập riêng cho ông một nhà thờ tại một hòn đảo trên sông Tiber để ông trị bệnh. Dân Sinhalese (Sri Lanka) có lẽ là ngươì đầu tiên phát minh ra khái niệm bệnh viện. Theo cổ sử của dân này (Mahavamsa), thì vào thế kỷ IV trước Tây lịch vua Pandukabhaya cho xây các nhà "nghỉ lại" và bệnh viện (Sivikasotthi-Sala) tại các vùng trong lãnh thổ sau khi ông ta củng cố thủ đô ở Anuradhapura. Đây là chứng tích đầu tiên trong lịch sử thế giới ghi nhận sự thành lập các nơi ăn ngủ dành đặc biệt để chữa trị cho bệnh nhân. Nhà thương Mihintale có lẽ là nhà thương cổ nhất của thế giới. Hình 1-1. Mặt bằng nhà thương Mihintale

Lịch sử ra đời của bệnh viện phương Tây cũng như nền văn hóa phương Tây có sự đóng góp rất lớn của tôn giáo. Một số bệnh viện thời xa xưa được hình thành trong các giáo đường ở Hy Lạp. Thời đó, bệnh viện ở Hy Lạp được chia làm 2 loại:

11


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

- Bệnh viện cho người già (nhà nước quản lý) - Dưỡng đường tư nhân Các bệnh viện này không có hình thức kiến trúc đặc trưng mà mang hình dáng của các công trình dân dụng truyền thống. Lúc này bệnh viện chưa có không gian đặc thù. Các bệnh viện của giáo hội có hình thức kiến trúc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi kiến trúc tôn giáo. Trong giáo đường Esculape, bệnh viện bao gồm nhiều phòng có hàng hiên rộng, tất cả được quay vào sân trong, nơi có nước Thánh và bàn thờ Chúa. Việc chữa trị được thực hiện bởi sự kết hợp các kinh nghiệm dân gian, một số thành tựu khoa học ban đầu và niềm tin vào sự cứu giúp của Chúa Trời. Tại Rome, bệnh viện được xây phục vụ cho quân đội. Hình thức kiến trúc giống doanh trại quân đội. Vào thế kỷ XV, các tín đồ Cơ Đốc giáo quan tâm đến giải thoát linh hồn nhiều hơn là làm bớt đi sự đau đớn về thể xác cho bệnh nhân. Ở một vài tu viện ở ngoại ô, họ tổ chức các bệnh xá là những tòa nhà chữa bệnh và phẫu thuật, nhà thuốc, vườn trồng cỏ dùng làm thuốc với sự có mặt của các sinh viên.

Hình 1-2. Bệnh viện trong các tu viện từ thế kỷ XV

Thời kỳ Thập tự chinh, lính viễn chinh đập phá các bệnh viện ở Islam và xây dựng các trung tâm y tế quan trọng gần những đền thờ Hồi giáo. Các công trình này được KTS thiết kế khá cầu kỳ, điển hình là bệnh viện Klliye d’Edirme (Thổ Nhĩ Kỳ - năm 1400) gồm bệnh viện và nhà cứu tế. Bệnh nhân được phân chia theo loại bệnh, được ở trong các phòng nhỏ nhìn ra hàng hiên mát mẻ hoặc tập hợp xung quanh một hồ nước có vòi phun ở trung tâm. Những bệnh viện tôn giáo lớn đầu tiên xây dựng với các gian giữa có vòm cuốn giống như các nhà thờ gần đó. VD: bệnh viện Tonnerre (1293) và dưỡng đường Beaune (1448).

12


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Từ năm 1788, Lavoiseir tham gia cuộc chiến chống lại sự nhiễm trùng dựa theo hình thức của bệnh viện Plymounth (xây dựng từ năm 1756 đến năm 1764) và đề xuất ý tưởng mô hình bệnh viện có nhiều trại.

Hình 1-3. Mặt bằng bệnh viện Klliye d'Edirme (Thổ Nhĩ Kỳ - năm 1400)

Thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, khoa học kỹ thuật phát triển tiến bộ nhất trong lịch sử loài người. Sau 1850, những công trình nghiên cứu của Pasteur đã phát hiện ra nguồn gốc của vi trùng, nguyên nhân gây ra nhiễm trùng trong bệnh viện. Kết quả này đã đánh dấu hình thức bệnh viện có nhiều trại. Thời kỳ này bắt đầu hình thức hoạt động mới, đó là tiếp nhận bệnh nhân điều trị có viện phí. Ở Mỹ, năm 1930, các bệnh viện chọc trời bắt đầu được hình thành và mang tính thương mại dịch vụ. Cùng thời này, ở Pháp có bệnh viện lớn ở Lille (1932) và bệnh viện Beaujon ở Clichy (1935).

Hình 1-3. MB bệnh viện Lariboisiere (Pháp) gồm các tòa nhà xung quanh một sân vườn hình chữ nhật (1845)

Năm 1969, dạng bệnh viện với bố cục xương cá bắt đầu được xây dựng ở Dinnan. Các mô hình bệnh viện cơ bản được kế thừa và phát triển theo đà của khoa học kỹ thuật. Khối cận lâm sàng chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật y khoa. Sự thay đổi không ngừng. Các khối chức năng còn lại không thay đổi nhiều. Kỹ thuật khử trùng và chống lây nhiễm mới đã giúp các KTS thiết kế các đơn nguyên xích gần nhau hơn => khối bệnh viện ngày nay không còn được thiết kế dàn trải mà được thiết kế hợp khối rất

Hình 1-4. Bệnh viện với bố cục xương cá ở Dinnan

chặt chẽ. Thế kỷ XXI, từ các nhu cầu thực tế về thẩm mỹ, môi trường chữa bệnh, kinh tế, tâm lý người sử dụng, khoa học kỹ thuật phát triển…ảnh hưởng đến các giải pháp thiết kế bệnh viện và từ đó hình thành nên các xu hướng mới trong thiết kế kiến trúc bệnh viện.

13


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

1.2.2. Bệnh viện trong nước: Thời kỳ Pháp thuộc Trước khi người Pháp đến Sài Gòn, các cơ sở chữa bệnh chỉ là các phòng chuẩn trị y học dân tộc đặt trong nhà các lương y hoặc trong chùa. Khi thực dân Pháp xâm lược, bệnh viện được xây dựng để phục vụ quân đội. Năm 1862, Bệnh viện Chợ Quán được một số nhà giàu hảo tâm đóng góp xây dựng và quản lý => bệnh viện đầu tiên xây dựng trên đất Sài Gòn. Phần lớn các bệnh viện thời bấy giờ được thiết kế theo dạnh bố cục phân tán. VD: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Gia Định…

Hình 1-5. Bệnh viện Chợ Rẫy

Hình 1-6. Bệnh viện Saint Paulv

Giai đoạn đất nước bị chia làm hai miền (1954 -1975) Miền Nam dưới sự bảo hộ của Mỹ. Do chiến tranh, một số quân y viện được xây dựng thêm, các bệnh viện cũ được cải tạo và nâng cấp, đồng thời trang bị thêm thang máy. Phòng mổ và khu xét nghiệm được trang bị hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực. Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Vì Dân ( bệnh viện Thống Nhất ngày nay) là 2 bệnh viện tốt và hiện đại nhất thời bấy giờ. Giai đoạn nền kinh tế bao cấp (1975-1986) Do hậu quả chiến tranh, kiến trúc bệnh viện bị hạn chế. Một số bệnh viện nhỏ được xây thêm nhưng không đáng kể, nhiều công trình xuống cấp trầm trọng. Kiến trúc bệnh viện gần như không có bước tiến nào. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay Nền kinh tế hồi sinh, ngành y tế được tăng lên đáng kể, các bệnh viện được xây mở rộng nhiều tuy nhiên kiến trúc chưa hiện đại do kinh phí hạn hẹp và gò bó về quy chuẩn nhà nước. Yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, các bệnh viện Dân lập ra đời ( Hồng Đức, Hoàn Mỹ,…) được đầu tư trang thiết bị hiện đại nhưng lại không quan tâm đến thiết kế cơ bản. Các bệnh viện quốc tế bắt đầu xuất hiện mạnh mẽ: Bệnh viện Columbia, bệnh viện Phụ sản Quốc tế, bệnh viện đa khoa Pháp Việt.

14


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

1.3. Phân loại và phân hạng bệnh viện Theo chức năng khám chữa bệnh: - Bệnh viện đa khoa: là bệnh viện lớn, có thể xét nghiệm và chữa trị hầu hết các loại bệnh. - Bệnh viện chuyên khoa: được thành lập chuyên ngành vì nhu cầu điều trị đặc biệt. VD: bệnh viện nhi, bệnh viện mắt, bệnh viện phụ sản… - Bệnh xá, trạm xá: là nơi chẩn đoán và chữa trị tạm thời bệnh nhân địa phương. Theo quy mô số giường bệnh (TCVN 365-2007): - Bệnh viện quận huyện: từ 50 giường đến 200 giường (bệnh viện hạng III). - Bệnh viện qui mô 1: từ 200 giường đến 400 giường (bệnh viện hạng III). - Bệnh viện qui mô 2: từ 400 giường đến 500 giường (bệnh viện hạng II). - Bệnh viện qui mô 3: trên 550 giường (bệnh viện hạng I). 1.4. Công trình bệnh viện thực tế: 1.4.1. Bệnh viện trên thế giới: THE NEW BENDIGO HOSPITAL 100 Barnard St, Bendigo, Victoria 3550, Australia

Dự án Bệnh viện Bendigo hiện là khu phát triển bệnh viện lớn nhất ở Victoria, hoàn thành vào cuối tháng 1 năm 2017. Hiện bệnh viện đã đi vào hoạt động. Bệnh viện mới này có 372 giường bệnh nhân nội trú; 11 phòng mổ; một trung tâm ung thư kết hợp và một cơ sở dịch vụ tâm thần 80 giường ... Giai đoạn 2 sẽ có sân bay trực thăng, cầu nối và bãi đậu xe có nhiều tầng.

15


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Trong thiết kế của bệnh viện, mối liên hệ của bệnh viện với thiên nhiên được nhấn mạnh. Màu sắc trung tính và các vật liệu tự nhiên đã được sử dụng khi có thể cùng với phong cảnh sáng tạo bao quát, bao gồm nhiều sân thượng và sân hiên để sử dụng cho bệnh nhân và khách tham quan bệnh viện.

Hình 1-7. Sân vườn bên trong công trình

Hình 1-8. Ảnh chụp sảnh chính bệnh viện

Hình 1-9. Ảnh chụp bệnh viện Bendigo từ trên cao

Họ đã gắn 1 tấm panel PV 200kw (tạo ra ~285.000 kWh mỗi năm) trên mái để giảm phát thải khí CO của bệnh viện cũng như giảm điện năng vào mùa hè.

16


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Hình 1-10. Mặt bằng phân khu chức năng các tầng bệnh viện Bendigo

17


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

1.4.2. Bệnh viện trong nước: BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ PHÁP VIỆT (FV) 6 Nguyễn Lương Bằng Tân Phú, Tân Phú, TP.HCM, VN

Bệnh viện FV được thành lập vào tháng 3/2003 với vốn nước ngoài, được đầu tư và thiết kế bởi nước ngoài. Công trình có qui mô 220 giường bệnh, cung cấp dịch vụ y tế hơn 30 chuyên khoa. Không gian bệnh viện được thiết kế nén chặt để rút ngắn giao thông và kỹ thuật hiện đại, thông thoáng và chiếu sáng nhân tạo cho phần lớn không gian trong bệnh viện nhưng căn tin và khu nội trú thì được ưu tiên thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên.

18


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Hình 1-11. Phòng nội trú 1 giường

Hình 1-12. Quầy y tá trực

1.5. Xu hướng chung của bệnh viện đa khoa Hiện nay với trang thiết bị công nghệ y tế tiên tiến buộc các không gian chức năng phải hợp khối chặt chẽ để tối ưu trong hoạt động. Vì vậy, hầu hết các BV hiện nay được xây dựng theo bố cục hợp khối chặt chẽ với các khu chức năng, với chỉ từ 2 đén 3 khối nhà cao tầng hoặc khối tích lớn (1 khối khám – kỹ thuật nghiệp vụ - cận lâm sang và hành chính, 1 đến 2 khối cho nội trú, các khu chức năng phụ trợ khác được bố trí ở tầng hầm) TCVN 4470:2012 chỉ khuyến khích hợp khối khi điều kiện đất đai trong đô thị không đủ theo quy định trong khi giải pháp bố cục tổng thể mặt bằng dạng phân tán có rất nhiều nhược điểm và xu hướng hợp khối các đơn vị chức năng trong bệnh viện là tất yếu.

19


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Bệnh viện là một thể loại công trình kiên trúc công cộng có tính đặc thù cao phải đáp ứng với thời đại công nghệ, yêu cầu chặt chẽ và đặc biệt. Kiến trúc bệnh viện ngoài nghệ thuật tổ chức không gian còn phải quan tâm đến công nghệ khám chữa bệnh và trang thiết bị y tế. Bệnh viện cũng như những công trình kiên trúc khác, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, khí hậu tự nhiên. Việc nghiên cứu thiết kế các không gian kiến trúc thích hợp với những điều kiện đó là yếu tố định hương chính trong việc tổ hợp mặt bằng, khi hậu nóng ẩm sẽ thích hợp với giải pháp kiến trúc không gian mở. Với nhiều lớp không gian cao, thoáng, hòa hợp với xung quanh. Lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng đến việc sử dụng vật liệu bao che, làm mái, chống thâm, chống nóng và các biện pháp trao đổi không khí sẽ quyết định không gian, độ lớn công trình. Công trình bệnh viện không những chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố môi trường mà địa hình cũng là yếu tố chính để định hình bố cục, không gian, giải pháp. Nhưng với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt Nam đặt tại vùng mưa bão xảy ra thường xuyên như Đà Nẵng lại là một bài toán khác với TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, để có thể tạo được nhưng không gian, giải pháp, bố cục linh hoạt hơn mổi khi thiên tai xảy ra. Bệnh viện là nơi có chức năng tổng hợp nhiều nhiệm vụ đan xen, là môi trường lao động của cán bộ nhân viên y tế, đồng thời là môi trường sinh hoạt nghỉ dưỡng của bệnh nhân, mặt khác là môi trường đà tạo nghiên cứu thực tập của sinh viên và cán bộ khoa học. Phục vụ nhiều độ tuổi nên vì thế cần sự sắp xếp, thiết kế phù hợp và hài hòa mới đạt được tiện ích sử dụng. Mỗi hoạt động đều có những yêu cầu riêng nên việc thiết kế, xây dựng cần phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản là: -Giao thông trong công trình tránh bị chồng chéo đan xen giữa người bệnh, bác sĩ, người thăm bệnh. Đường đi, hành lang, cầu thang, kích thước phải đủ rộng cho việc lưu thông của xe cáng và thiết bị cấp cứu -Môi trường khám, chữa bệnh cần đảm bảo vô khuẩn, và hạn chế sự tiếp cận của người không phận sự - Dây chuyền công nghệ tiên tiến, trang thiết bị y tế đầy đủ - Không gian kiến trúc giúp cải thiện được bệnh lý của người bệnh, không chỉ đến để chữa bệnh mà còn tạo ra sự thoải mái để dưỡng bệnh

20


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.1. Các cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở pháp lý: -Theo UBND TP Đà nẵng, năm 2017 thành phố đã phê duyệt quy hoạch TL 1/500 về phát triển quần thể bệnh viện quốc tế chất lượng cao với tổng diện tích quy hoạch 107.944m2, đồng thời sản phẩm trên kết hợp khám chữa bệnh và nghỉ dưỡng. -Với thông kê chỉ tính riêng BV Đa khoa Đà Nẵng thì có thể thấy được nhu cầu của người bệnh ngày càng tăng cao, việc xây dựng Bệnh viện tuyến nhánh là điều cấn thiết để giảm tải số lượng người bệnh từ các bệnh viện đa khoa. Đồng thời người bệnh dễ dàng tiếp cận được dịch vụ khám chữa bệnh mà không cần đến các bệnh viện trung tâm và giảm thiểu sự quá tải. 2.1.2. Định hướng quy hoạch (tiêu chuẩn 365:2007) 2.1.2.1. Tiêu chuẩn xác định quy mô khu đất xây dựng: - Diện tích khu đất xây dựng bệnh viện được tính theo số giường bệnh, được quy định trong bảng trên (theo TCXD 365-2007). - Không tính cho các công trình nhà ở phúc lợi phục vụ CNBV. - Không tính đến ao hồ, suối, nương đồi không sử dụng được. - Phải có diện tích dự phòng cho việc phát triển trong tương lai. Quy mô (Số giường điều trị)

Diện tích lấy cho 1 giường bệnh (m2/ giường)

Diện tích khu đất tối thiểu cho phép (ha)

Từ 50 giường -200 giường (Bệnh viện quận huyện)

100-150

0.75

Từ 250-350 (Quy mô I)

70-90

2.7

Từ 400-500 (Quy mô II)

65-85

3.6

Từ 500 trở lên (Quy mô III)

60-80

4.0

Cơ sở xác định qui mô công trình

Chú ý: Mật độ giường bệnh: 22,5.

21


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Dựa vào dân số trên địa bàn phục vụ, ta xác định được quy mô số giường bệnh (công thức trên). Đồng thời, ta xác định được số lượng giường nội trú từng khoa.Sau khi có quy mô số giường, ta lựa chọn khu đất và diện tích phù hợp theo bảng 2-8. Dựa vào tiêu chuẩn của Mỹ về thiết kế bệnh viện. Kết hợp công thức DGSM (departmental gross square meter) = NSM (net square meter) x DGF(department gross factor). Ta tính được tổng diện tích các khu và tỉ lệ phần trăm so với toàn khối công trình.

Bảng 2-1. Số giường bệnh trong từng khoa nội trú

Bảng 2-2. Diện tích từng khu chức năng theo tiêu chuẩn Mỹ

22


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

2.1.2.2. Yêu cầu cho khu đất xây dựng: a. Vị trí của khu đất khi thiết kế công trình bệnh viện phải thỏa mãn được các yếu tố sau: - Phù hợp với quy hoạch được duyệt, có tính phát triển trong tương lai - Năm trong hệ thông mạng lưới y tế khu vực (vùng, tỉnh, huyện,…) - Có cự ly thích hợp đối với các nơi trong vùng dân dư mà bệnh viện phải phục vụ. - Vệ sinh thông thoáng, yên tĩnh, không bị ô nhiễm - Thuận tiện cho bệnh nhân đi lại và liên hệ, phù hợp với vị trí các không chức năng trong tổng quy hoạch của đô thị. - Giao thông tiếp cận dễ dang, và dễ nhận biết. Vị trí quy hoạch cần phải tránh các trường hợp tắt nghẽn giao thông - Có khả năng phòng cháy chữa cháy tốt - Đáp ứng đủ diện tích , mật độ xây dựng ( <35%), khoảng lùi, mật độ cây xanh (>40%) b. Yêu cầu về khoảng cách giới hạn: - Khoảng cách giới hạn cho phép từ đường chỉ giới sử dụng đất đến Mặt ngoài của tường: + Nhà bệnh nhân, nhà khám, khối kĩ thuật nghiệp vụ >= 15m + Nhà hành chính quản trị và phục vụ >= 10m Mặt ngoài tường đầu hồi: +Nhà bệnh nhân, nhà khám, khối kĩ thuật nghiệp vụ >= 10m - Bảo đảm khoảng cách ly, cây xanh cách ly bảo vệ quanh khu đất có chiều dày tối thiểu là 5m, cách ly khu vực là 10m - Các vấn đề về cách ly: khoảng cách lý vệ sinh nhỏ nhất giữa nhà và công trình bố trí riêng biệt đối với nhà bệnh nhân, được quy định như sau: Loại nhà hoặc công trình

Khoảng cách ly vệ sinh nhỏ nhất

Ghi chú

Khu lây trên 25 giường

20

Có dải cây cách ly

Trạm cung cấp hoặc biến thế điện, hệ thông cấp nước, nhà giặt, sân phơi quần áo

15

/

Trạm khử trùng tập trung, lò hơi, trung tâm cung cấp nước nóng

15

/

Nhà xe, kho, xưởng, kho chất cháy

20

/

Nhà xác, khoa giải phẫu bệnh lí, lò đốt bông băng, bãi tích thải rác, khu nuôi súc vật, thí nghiệm, trạm xử lí nước bẩn

20

Có dải cây cách ly

Ngoài việc đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh, an toàn như quy định ở trên còn cần phải đảm bảo khoảng cách phòng cháy, chữa cháy quy định trong tiêu chuẩn TCVN 2622

- Không được trồng các loại cây có hoa quả thu hút ruồi muỗi, sâu bọ, loại cây dễ đổ, giữ ẩm và loại cây có nhựa độc.

23


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

- Chọn cây xanh thích hợp tạo cảnh quan trong bệnh viện mà không gây tác động nào - Nên chọn khu đất tiếp xúc hai mặt đường để có thể phân luồng giao thông không bị tác động nhau

2.2. Tổ chức tổng thể 2.2.1. Phân khu chức năng – bố cục tổng mặt bằng Phân khu chức năng Việc phân khu chức năng bao gồm việc bố trí hợp lý 4 khu chính của bệnh viện: - Khu khám đa khoa và điều trị ngoại trú - Khu nghiệp vụ - Khu bệnh nhân nội trú - Khu văn phòng + phục vụ

Hình 2-1. Sơ đồ quan hệ chức năng giữa 4 khối chính trong BVĐK

Yêu cầu thiết kế: - Rõ ràng, riêng biệt. - Tổ chức tốt dây chuyền khám chữa bệnh. - Vị trí của từng khối phù hợp với yêu cầu chức năng và nhiệm vụ của khối đó. - Cách ly các hoạt động chuyên môn không liên quan và không có nhu cầu tiếp xúc với nhau. Đảm bảo tốt yêu cầu vô trùng và nhiễm trùng chéo. - Quan tâm đến vấn đề tâm lý bệnh nhân

24


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

- Đảm bảo yêu cầu quản lý và kiểm soát các hoạt động của bệnh viện.

Hình 2-2. Sơ đồ phân khu chức năng

Căn cứ theo chức năng của từng khối, chúng sẽ có vị trí tương ứng: - Khu khám đa khoa có đối tượng phục vụ là bệnh nhân ngoại trí => nên có vị trí gần đường lớn nhưng sẽ là điều sai lầm nếu để khu khám đa khoa chắn toàn bộ phía trước bệnh viện. - Khu bệnh nhân nội trú được bố trí lui về phía sau nhằm có được tính cách ly, yên tĩnh. - Khu nghiệp vụ gồm các bộ phận chuyên môn phục vụ cho công tác chẩn đoán, điều trị của hai khối nội trú và ngoại trú, vì vậy thường nằm ở vị trí giữa 2 khối này. Vì có nhiều bộ phận đóng vai trò kế cận hỗ trợ cho công tác thăm khám cho thuốc (lâm sàng) nên gọi là các khối cận lâm sàng. - Khu văn phòng – phục vụ có liên quan tới tất cả các khối khác, tuy nhiên trong phần lớn trường hợp chỉ đóng vai trò hậu cần, có thể bố trí phân tán. Vì vậy, khu phục vụ có thể bố trí về phía sau, khu văn phòng có thể đặt nơi khách tới liên hệ dễ dàng, nhưng cần ưu tiên các vị trí tốt cho 3 khu trên. Bố cục tổng mặt bằng Yêu cầu: - Tổng mặt bằng bệnh viện thiết kế phù hợp với hướng nắng và hướng gió tại địa phương. Cần tạo điều kiện để các luồng gió mát đến được các khối có bệnh nhân.

25


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

- Tránh nắng gắt chiếu vào phòng bệnh. Tránh để các khu có tác nhân gây ô nhiễm. - Các phòng thuộc khối kỹ thuật nghiệp vụ được tổ chức chiếu sáng và thông thoáng nhân tạo. - Các phòng bệnh nhân nội trú và khu khám ngoại trú nên mở cửa hướng Nam hoặc Đông Nam. - Khu hành chính, phục vụ tránh hướng Tây. - Lưu ý các vùng có điều kiện vi khí hậu đặc biệt để chọn hướng cho phù hợp. Các phương pháp bố cục tổng mặt bằng: - Bố cục phân tán: Giao thông rõ ràng, mạch lạc, cách ly tốt. Tuy nhiên, diện tích xây dựng lớn, đường ống kỹ thuật dài, tốn kém vật liệu và công suất máy, mất thời gian đi lại. Vd: bệnh viện Bạch Mai Hà Nội.

Hình 2-3. Bệnh viện Bạch Mai

- Bố cục tập trung: Diện tích xây dựng nhỏ, tiết kiệm đường ống, công suất máy kỹ thuật. Rút ngắn thời gian đi lại. Tuy nhiên, khó khăn trong phân chia luồng giao thông, đi lại và cách ly hạn chế. VD: Bệnh viện Pháp Việt – TP.HCM. - Kết hợp giữa phân tán và tập trung: Kết hợp những ưu điểm – khắc phục những hạn chế của hai phương án trước. Là giải pháp khả thi nhất hiện nay đối với kiến trúc bệnh viện. VD: Bệnh viện Thống Nhất – TP.HCM.

26


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Hình 2-4. Bệnh viện Pháp Việt

Hình 2-5. Bệnh viện Thống Nhất

2.2.2. Tổ chức giao thông

Yêu cầu chung Việc tổ chức giao thông trong bệnh viện cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau: - Ngắn, rõ ràng, đơn giản, tránh chồng chéo. - Phù hợp với dây chuyền khám chữa bệnh và các hoạt động khác của bệnh viện. - Đảm bảo vô trùng, tránh nhiễm trùng. - Phân biệt được các luồng giao thông chính, tránh luồng người đi qua những nơi mà họ không cần phải đến. - Thuận tiện cho việc tiếp nhận bệnh nhân và chuyển bệnh nhân đi tuyến trên. - Đảm bảo yêu cầu quản lý và bảo vệ của bệnh viện.

Giao thông đối nội Có 4 dòng người chủ yếu sau đây thường xuyên hoạt động trong bệnh viện: - Y bác sĩ, nhân viên, sinh viên thực tập - Bệnh nhân ngoại trú - Bệnh nhân nội trú - Thân nhân

27


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Hình 2-6. Sơ đồ tổ chức giao thông đối nội của 4 dòng người chính

• Dòng y bác sĩ, nhân viên y tế, sinh viên thực tập. Dòng người này tỏa về các khối theo nhiệm vụ của mình, phân tán khắp bệnh viện. Cần chú ý các đặc điểm sau: + Dòng người này phải qua nhà để gửi xe cá nhân của mình trước khi lên vị trí làm việc được phân công. + Dòng người này qua khu thay đồ (tập trung hoặc phân tán) trước khi về nơi làm việc. + Lối giao thông mang thức ăn, dụng cụ hậu cần từ khu phục vụ đến các đơn nguyên nội trú hay các khu chức năng khác cần lưu ý vấn đề lây nhiễm và tránh ảnh hưởng đến công tác chuyên môn. + Lối y – bác sĩ, sinh viên thực tập trong các khối chuyên môn nên được bố trí trên các tuyến “hành lang sạch”, riêng biệt với bệnh nhân và thân nhân (tuy nhiên có thể được cân nhắc tùy từng khu vực và từng loại bệnh viện).

28


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

• Dòng bệnh nhân ngoại trú gồm các dòng sau: + Dòng bệnh nhân đến khu khám điều trị ngoại trú, đến sảnh làm thủ tục, vào khu ngồi chờ và đến các phòng khám. + Dòng bệnh nhân được chỉ định qua khối nghiệp vụ để được chẩn đoán chức năng. + Dòng bệnh nhân đến khu nghiệp vụ để chẩn đoán chức năng hoặc khu vật lý trị liệu. + Dòng bệnh nhân nhập viện sau khi khám. + Dòng bệnh nhân cấp cứu, chia làm các loại sau: Được điều trị ổn định → ra về

Sảnh cấp cứu → Cấp cứu

Chưa ổn định: Lên khối nội trú Qua khối kỹ thuật nghiệp vụ để chẩn đoán hoặc mổ Đến khu sinh

Bệnh nhân ngoại trú chỉ được phép đến khu khám ngoại trú và khu kỹ thuật nghiệp vụ. Tránh việc bệnh nhân ngoại trú đến các khu vực không cần thiết. Ngoại trừ bệnh nhân trên giường hay xe, có nhân viên y tế đi cùng. • Dòng bệnh nhân nội trú + Bệnh nhân đến nhập viện theo đã hẹn trước, qua đại sảnh, ghé qua bộ phận thủ tục xuất nhập viện rồi lên khối nội trú, vào đơn nguyên được chỉ định và sau thời gian điều trị sẽ xuất viện. + Bệnh nhân đang được điều trị tại các đơn nguyên, theo yêu cầu Ybs đi xuống khối nghiệp vụ để được chẩn đoán, vật lý trị liệu hay mổ đẻ sau đó quay trở lại khối nội trú. + Bệnh nhân nội trú đi giải trí, thư giãn ở khu giải trí hay canteen, sân vườn và trở về. + Bệnh nhân nội trú di chuyển trong nội bộ đơn nguyên. Cần có sự kiểm soát dòng người này để tránh lây nhiễm cũng như biện pháp phòng ngừa khi cần thiết. • Dòng thân nhân + Dòng này chủ yếu vào theo thời gian nhất định. Cũng có một số thân nhân được bệnh viện cho vào theo chế độ đặc biệt để nuôi bệnh nhân nặng, đón người nhà xuất viện hay người nhà là bệnh nhân không may tử vong…

29


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

+ Dòng này được hướng thẳng vào trung tâm giao thông dẫn thẳng lên các đơn nguyên nội trú, tránh để họ đi xuyên qua các khối khác làm ô nhiễm bệnh viện.

Hình 2-7. Sơ đồ di chuyển của bệnh nhân trong bệnh viện

Giao thông đối ngoại - Lối vào và đi cho bệnh nhân đến và đi bằng xe cơ giới, xe cấp cứu. Chú ý bố trí lối đến và đi cho xe gắn máy, xe đạp, nhất là các bệnh viện nông thôn. Trường hợp này khi thiết kế phải chú ý bố trí các bãi đậu xe hơi, xe 2 bánh. - Lối vào của bệnh nhân cấp cứu (bằng xe, thuyền hay đi bộ). Lối này phải gần và dễ dàng dẫn tới khu cấp cứu, tránh đi chồng chéo với các lối khác dễ gây tai nạn do khi di chuyển rất hối hả, nhất là các xe cấp cứu chạy với tốc độ cao. - Lối thân nhân vào thăm bệnh nhân nội trú. Cần đưa dòng người này vào ngay trung tâm giao thông dẫn lên các đơn nguyên bệnh nhân nội trú, tránh để họ đi xuyên qua các khối khác làm ô nhiễm bệnh viện. Không nên để cho thân nhân đi qua khối phòng khám đa khoa để vào khối bệnh nhân nội trú. Thân nhân ở nông thôn do điều kiện đường xá còn xấu thường đem đất, cát, bùn vào bệnh viện. - Lối vào của nhân viên cùng phương tiện giao thông của họ. Ở đây cần chú ý đến bãi đậu xe nhân viên. Bãi này phải được dễ dàng tiếp cận từ lối vào của nhân viên, tránh bắt họ đi vòng vèo để xe lại quay ngược về vị trí làm việc. - Lối nhập các vật phẩm hậu cần, thuốc men, trang thiết bị, nhất là các vật phẩm nhập thường xuyên và định kỳ. Chú ý lối xuất nhập nhiên liệu ở các bệnh viện nông thôn còn dùng nhiên liệu thô như than, củi. Nói chung nên tránh để gần lối vào của bệnh nhân, thân nhân gây cản trở, tai nạn. - Lối của khách đến liên hệ công tác với bộ máy hành chính của bệnh viện.

30


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

- Lối vào của bệnh nhân ngoại trú, thường đến phòng khám bệnh đa khoa hay các phòng điều trị ngoại trú như khu vật lý trị liệu. Lối này phải dễ nhận thấy vì có nhiều người sử dụng, vì vậy thường dẫn trực tiếp từ đường cái chính hay phụ. - Lối đưa tang cho các bệnh nhân không may qua đời. Lối này cần tế nhị tránh lộ liễu gây tâm lý xấu cho bệnh nhân nói chung. Lối này thường dùng cổng sau, nên tránh cùng phía với cổng chính hay cổng khám đa khoa. Khi bố trí các lối vào này có thể kết hợp một số lối vào những cổng chung một cách thích hợp để tránh mở quá nhiều cổng, tránh tốn kém trong việc dùng người bảo vệ gác cổng. Cũng có thể phân loại và kết hợp các cổng theo thời gian sử dụng cho từng dòng giao thông khác nhau: + Cổng mở thường xuyên 24/24 (cấp cứu)... + Cổng mở theo thời gian định kỳ (thân nhân đến thăm, cán bộ công nhân viên). + Cổng mở từng lúc cần thiết: Khám đa khoa. Việc bố trí các cổng và lối đi cần tránh sự chung đụng gây lộn xộn, mâu thuẫn hay tác động xấu, trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, cố gắng tránh để bệnh nhân ngoại trú trà trộn với bệnh nhân nôi trú.

Hình 2-8. Mặt bằng giao thông đối ngoại bệnh viện Pháp Việt

2.2.3. Hướng công trình Cần tạo điều kiện để các luồng gió mát đến được các khối có bệnh nhân hoạt động (nhất là khối nội trú và khối phòng khám đa khoa), trừ một số khu bắt buộc phải cách ly, dùng thông gió cưỡng bức như khối mỗ.

31


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Tránh để các khu có tác nhân gây ô nhiễm như lò thiêu rác, nhà xác, trạm xử lý nước bẩn và nhất là khoa truyền nhiễm (lây) ở đầu gió. Khu nhà bếp và giặt nếu không có biện giáp xử lý mùi hôi, khói cũng không nên ở đầu gió. Tuyệt đối không được phép bố trí các khối: bệnh nhân nội trú, khối phòng khám đa khoa hướng về hướng Tây để tránh nắng gắt ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

Hình 2-9. Yêu cầu về chiếu sáng tự nhiên (Phụ lục K - TCVN 4470 : 2012)

2.2.4. Vấn đề cảnh quan và thẩm mỹ Thiết kế phải tạo ra được những không gian cảnh quan có tính thẩm mỹ, gần gũi, thân mật, tạo nên tâm lý tốt ở bệnh viện. Không gian kiến trúc – cảnh quan tránh sự đơn điệu, áp chế gây nên tâm lý nặng nề, sợ hãi nơi bệnh nhân. Ngoài ra còn phải góp phần vào hệ thống cảnh quan chung của đô thị. Phải chú ý thiết kế những công viên, sân vườn dành cho bệnh nhân giải trí, thư giãn. Ở các bệnh viện hiện đại nước ngoài, người ta cố gắng xây dựng sao cho không gian kiến trúc, cảnh quan của bệnh viện cũng giống như công trình dân dụng khác. Màu sắc tươi vui, không gian sinh động, ấm áp, gần gũi như một trung tâm dịch vụ, thương mại hay một khách sạn nghỉ dưỡng.

Hình 2-10. New Hospital Tower Rush University Medical Center – Chicago, US

32


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

2.3. Đặc điểm về hình thức kiến trúc Yêu cầu hình thức kiến trúc nhẹ nhàng, hình khối hiện đại, không gây tâm lý nặng nề, cảm giác ngợp cho bệnh nhân, gợi lại những công trình gần gũi, thoải mái. hay nước thải công cộng bằng các thiết bị xử lý. Sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, không sử dụng màu trắng nhiều => gây nhàm chán. Yêu cầu nội thất: trang bị tiện nghi, đầy đủ, phù hợp tiêu chuẩn quy mô quốc tế của công trình. Một số cách tổ hợp khối bệnh viện: • Dạng xương cá Cấu trúc tòa nhà được thiết kế như một mạng lưới thống nhất. Lối vào chính có thể được ẩn trong “xương” chính. Các chức năng phải thực hiện theo các yêu cầu tương tự được nhóm lại trong 1 cánh.

Hình 2-11. Cấu trúc dạng xương cá

• Dạng bố cục Arcade Một mô hình mới vào đầu thập niên 80 và được sử dụng một số lần ở Hà Lan. Trong mô hình này, các yếu tố xây dựng bệnh viện được kết nối với nhau bởi một arcade thủy tinh tạo nên giao thông chính. Lối vào chính ở một đầu của arcade rất dễ dàng nhận ra. Từ arcade, theo chiều dọc, dẫn đến các tầng trên dễ dàng. Ngoài ra, mô hình này dễ mở rộng trong tương lai.

Hình 2-12. Dạng bố cục Arcade

33


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

• Dạng bố cục nhánh Lối vào chính dẫn vào sảnh trung tâm (trung tâm của cấu trúc) chứa đầy đủ tiện nghi như cửa hàng, nhà hàng… Từ đây, bệnh nhân có thể đến các phòng ban quan trọng nhất của bệnh viện. Các cầu thang chính và thang máy có thể dễ dàng đến từ sảnh trung tâm.

Hình 2-13. Cấu trúc nhánh

• Dạng bố cục phân tán Có nhiều lối vào khác nhau. Khó thay đổi, mở rộng trong tương lai.

Hình 2-14. Dạng bố cục phân tán

• Dạng cấu trúc tuyến Hành lang được thiết kế giữa các phòng ban nằm đối diện nhau. Bằng cách này, khoảng cách đi bộ chấp nhận đã đạt được.

Hình 2-15. Cấu trúc tuyến

34


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

• Dạng bố cục đan xéo Hình thức cây thánh giá được liên kết với nhau tạo ra một sảnh lớn giữa 2 khối xây dựng – là trung tâm của tòa nhà. Khối ngoại trú, điều trị và chẩn đoán bệnh đặt ở tầng trệt. Giữa tầng trên và dưới là một tầng kỹ thuật. Từ hai nút giao thông có hành lang đi bộ theo đường chéo đi qua sảnh chính => giảm khoảng cách đi bộ.

Hình 2-16. Cấu trúc đan xéo

2.4. Đặc điểm từng khu chức năng 2.4.1. Khu khám và điều trị ngoại trú

Hình 2-17. Sơ đồ quan hệ chức năng trong khu ngoại trú

35


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

2.4.1.1. Chức năng – yêu cầu chung Chức năng của khu khám đa khoa là để khám, chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân ngoại trú, với kết quả có được có thể xác định cho các bệnh nhân này tiếp tục khám chữa bệnh ngoại trú theo định kỳ hay cho nhập viện hoặc đưa lên bệnh viện tuyến trên, chuyển qua các bệnh viện chuyên khoa. Ngoài chức năng kể trên, khu khám và điều trị ngoại trú thường phụ trách cả công tác y tế cộng đồng, phòng chống bệnh và tư vấn y tế. Đây là một khu vực quan trọng của bệnh viện nên việc thiết kế cần được chú ý đúng mức. Phải dự kiến sự phát triển, nâng cấp chức năng này trong tương tai. Vị trí khu khám đa khoa cần gắn với mặt tiền đường phố, bố trí tại tầng trệt (có thể có lầu) thường có cửa ra vào liên hệ thẳng với đường phố và không nên có bậc lên. Nếu có thì phải kèm các dốc thoải. Phòng khám đa khoa còn phải liên hệ dễ dàng với: khu hành chính với bộ phận thủ tục xuất nhập viện và khối cận lâm sàng. Quy mô khu khám đa khoa thường được xác định bởi lượt khám/ngày và do từng nhiệm vụ thiết kế quy định, nhưng có thể xác định theo chỉ tiêu 1 lượt/ngày khám cho 3 – 5 giường bệnh nội trú.

Yêu cầu chung - Liên hệ tốt với hệ thống giao thông đô thị. Thường nằm ở mặt tiền đường phố, dễ nhìn thấy, dễ tiếp cận. - Liên hệ tốt với khu cận lâm sàng và khu cấp cứu, có lối giao thông chính dẫn về khu nội trú. Cần tổ chức riêng biệt lối đi của bệnh nhân và y bác sĩ. - Cách ly với khu nội trú, tránh việc để bệnh nhân ngoại trú đi đến những khu vực không cần thiết. - Hướng gió và hướng nắng tốt, tận dụng thông gió và chiếu sáng tự nhiên. - Không gian kiến trúc đẹp, vui tươi, thoải mái, tầm nhìn tốt (nhất là với khu chờ bệnh nhân).

2.4.1.2. Đặc điểm các thành phần của khối khám đa khoa và điều trị ngoại trú – Yêu cầu thiết kế

Sảnh làm thủ tục - Có ghế chờ bệnh nhân, có quầy làm thủ tục hướng dẫn, phân loại bệnh nhân, lưu trữ hồ sơ.

36


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

- Không gian cần thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, có tầm nhìn dễ tiếp cận, dễ nhìn thấy. - Bố trí một số dịch vụ công cộng như điện thoại, tivi, nước uống… - Vật liệu chịu va chạm tốt, màu sắc tươi vui. - Xu hướng thiết kế hiện nay: đưa cảnh quan thiên nhiên vào bệnh viện/ sảnh kết hợp sân trong (atrium). Quầy hướng dẫn và phân loại bệnh - Quầy có nhiệm vụ phát số thứ tự khám bệnh, phân phối và hướng dẫn bệnh nhân về các phòng khám thích hợp, làm thủ tục giấy tờ. - Quầy còn có thể có cả chức năng thu tiền nên có thể coi như ngoài chức năng làm việc cho phòng khám đa khoa còn là một bộ phận của khối hành chính phục vụ của bệnh viện. - Quầy này có liên hệ với tủ hồ sơ hay văn phòng bảo hiểm xã hội để giải quyết các chính sách xã hội, viện phí. Khu chờ khám bệnh - Được bố trí thành không gian riêng hay dọc theo hành lang khu khám bệnh, cũng như sảnh, kiến trúc khu vực này phải thông thoáng, có tầm nhìn đẹp, màu sắc và không gian nội thất vui tươi, gần gũi tạo được tâm lý tốt cho bệnh nhân, tránh gây cảm giác lạnh lùng, sợ hãi cho bệnh nhân, - Khu chờ của sản khoa, phụ khoa, nhi khoa nên có không gian riêng.

Hình 2-19. Sảnh chờ làm thủ tục bệnh viện Mount Sinai Hình 2-18. Sảnh chờ bệnh viện Akershus University

Khu ngồi chờ tập trung: vị trí khu ghế ngồi đợi được bao quanh bởi các dãy phòng khám ngoại trú, người khám sẽ ngồi đợi để được gọi vào theo yêu cầu khám hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mô hình này có khuyết điểm là chiếm diện tích lớn. VD: bệnh viện Pháp Việt.

37


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Hình 2-20. Mặt bằng khu chờ khám bệnh viện Pháp Việt

Khu ngồi chờ phân tán: chia nhỏ khu vực ngồi khám theo từng khoa khám riêng biệt. Tuy nhiên mô hình này thường ít xuất hiện, mà sẽ được kết hợp với ngồi tập trung như ở mô hình thứ 3. Kết hợp 2 hình thức trên: khu đợi tập trung nằm ở vị trí liên hệ trực tiếp với quầy tiếp nhận và hướng dẫn, và từng khu vực khám chuyên khoa có khu đợi riêng, thậm chí trong từng phòng khám cũng có một số ghế ngồi. VD: bệnh viện đa khoa Cần Thơ.

Hình 2-21. Mặt bằng khu chờ khám bệnh viện đa khoa Cần Thơ

38


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Các phòng khám bệnh Diện tích và hình thức các phòng khám bệnh tùy theo quy mô, yêu cầu của bệnh viện và chuyên khoa bệnh viện. Số lượng phòng khám của từng chuyên khoa cũng phụ thuộc vào nhiệm vụ của bệnh viện và đặc điểm (về y tế) của cộng đồng mà nó phục vụ. Một phòng khám cần có chỗ thay đồ bệnh nhân, có không gian làm việc của bác sĩ, y tá với đầy đủ tiện nghi và kỹ thuật hỗ trợ, có ghế ngồi bệnh nhân và chỗ khám bệnh. Thiết bị cho chỗ khám bệnh tùy theo chuyên khoa. Thông thường một phòng khám bệnh nên tổ chức thành 2 ngăn: nơi dành cho y tá, hồ sơ và nơi khám bệnh, làm việc của bác sĩ. Cửa vào phòng khám từ khu chờ là cửa vào trực tiếp hay qua các phòng nhỏ thay đồ (Booth), rất cần khi đông bệnh nhân để không phải chờ nhau mặc quần áo. Cần cách ly các phòng khám bệnh truyền nhiễm (nên bố trí các phòng khám này vào chuyên khoa điều trị). Các phòng khám chuyên khoa đặc biệt như mắt, răng hàm mặt,… có yêu cầu riêng: • Phòng khám nội/ ngoại tổng quát (theo TCVN 4470) có diện tích tối thiểu là 12 m2 • Phòng khám Mắt cần phòng khám sáng và phòng khám tối. Đặc biệt cần có khoảng trống dài 5m trở lên để đo thị lực. • Phòng khám chữa Răng Hàm Mặt (RHM) cần diện tích tối thiểu chứa 2 ghế khám chữa răng và 1 xưởng nhỏ để pha trộn thuốc, đánh chất trám răng… Mỗi nha sĩ phụ trách 1 ghế khám theo đúng tiêu chuẩn. Ngoài diện tích ngồi chờ nên có nơi để bệnh nhân tạm nghỉ phục sức sau khi nhổ chữa răng và được theo dõi. Phòng X-quang răng có thể đặt riêng kèm theo trong phòng khám chữa răng hoặc nằm trong khu X-quang chung của toàn bệnh viện. • Phòng khám Sản hay phụ khoa cần có giường (hay bàn khám) chuyên dùng để khám và có khu vệ sinh riêng kèm theo. Nên có chỗ ngồi chờ riêng, hoặc bố trí cuối hành lang, có tính kín đáo tế nhị. • Phòng khám Nhi: ngoài chỗ chờ, có thể bố trí một số khu chơi. Nên có phòng chờ cách ly riêng cho nhi lây. Cần có khu vệ sinh riêng cho nhi tại nơi chờ. • Phòng khám Lao: nếu bệnh viện có khoa truyền nhiễm riêng, khoa lao thì phòng khám sẽ nằm tại khoa. Nếu nằm chung trong khu ngoại trú thì nên ở cuối hành lang hay cách ly với các phòng khám khác. Cần có bảng đèn xem phim chụp phổi và dễ dàng liên hệ với khoa xét nghiệm, phòng chiếu X-quang.

39


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Chuyên khoa

Số chỗ khám bệnh tối thiểu (chỗ)

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

1. Nội

12

20

2. Ngoại

9

15

3. Sản

6

12

4. Phụ

3

5. Nhi

9

15

4 chỗ khám bố trí 1 phòng thủ thuật chữa bệnh

6. Răng Hàm Mặt

4

6

Kết hợp khám và chữa

7. Tai Mũi Họng

4

6

Kết hợp khám và chữa

8. Mắt

4

6

3 chỗ khám bố trí 1 phòng thủ thuật chữa bệnh

9. Truyền nhiễm

5

7

Chỗ khám, chữa cách ly

10. Y học cổ truyền

4

6

11. Các chuyên khoa khác

5

7

4 chỗ khám bố trí 1 phòng thủ thuật chữa bệnh

Bảng 2-1. Số lượng chỗ khám tính theo quy mô giường bệnh hạng 2 (TCVN 4470 : 2012)

Tên khoa, phòng

Diện tích A. Khối tiếp đón

40


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

1. Phát số

≥ 48 m2

2. Thủ tục, thanh toán

≥ 36 m2

3. Khu vệ sinh (nam/nữ riêng biệt)

24 m2 x 02 khu 1 - 2.2 m2/ chỗ đợi người lớn

4. Chỗ đợi, chờ khám

1.5 – 1.8 m2/ chỗ đợi trẻ em Số chỗ: 15 – 20 % số lần khám trong ngày

B. Khối khám – Điều trị ngoại trú 1. Khám nội - Phòng khám - Phòng sơ cứu (từ 1 - 2 giường) 2. Thần kinh

từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ từ 15 m2/phòng đến 18 m2 /phòng từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ

3. Da liễu - Phòng khám

từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ

- Phòng điều trị

từ 9 m2/ chỗ đến 12 m2/chỗ

4. Đông y - Phòng khám

12 m2/ chỗ

- Phòng châm cứu

12 m2/ chỗ

5. Khám ngoại - Phòng khám

từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ

- Thủ thuật ngoại

từ 24 m2/chỗ đến 30 m2/chỗ

- Chuẩn bị dụng cụ

từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ

41


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

6. Khám nhi - Phòng khám nhi thường - Phòng khám bệnh nhi truyền nhiễm 7. Bệnh truyền nhiễm

từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ Dùng chung phòng khám của khoa Truyền nhiễm từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ

8. Phụ, Sản - Phòng khám sản khoa

từ 15 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ

- Phòng khám phụ khoa

từ 15 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ

9. Răng - Hàm - Mặt - Phòng khám (1 ghế)

từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ

- Phòng tiểu phẫu

từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ

- Phòng chỉnh hình

từ 9 m2/chỗ đến 12 m2/chỗ

- Xưởng răng giả

từ 24 m2/chỗ đến 30 m2/chỗ

- Rửa hấp sấy dụng cụ

từ 4 m2/chỗ đến 6 m2/chỗ

10. Tai - Mũi - Họng - Phòng khám

từ 12 m2/chỗ đến 15 m2/chỗ

- Phòng điều trị

từ 15 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ

11. Mắt - Phòng khám (phần sáng)

từ 15 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ

- Phòng khám (phần tối)

từ 12 m2/chỗ đến 18 m2/chỗ

- Phòng điều trị

từ 18 m2/chỗ đến 24 m2/chỗ

Bảng 2-2. Diện tích các loại phòng khám và điều trị ngoại trú tính theo quy mô giường bệnh hạng 2 (TCVN 4470 : 2012)

42


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Quầy thuốc Bố trí nơi dễ dàng trông thấy và liên hệ, có chỗ ngồi chờ. Có thể bố trí chung ở sảnh. Một số bệnh viện tổ chức nhà thuốc lớn cho toàn bệnh viện ở vị trí thuận lợi. Tại sảnh hay phòng chờ khám, cần có các bảng treo, màn hình để thông báo tin tức hay phổ biến kiến thức y học thường thức. Khu vệ sinh bệnh nhân Khu này phải bố trí sao cho bệnh nhân ngoại trú dễ tìm thấy nhưng không lộ liễu. Việc bố trí khu WC phải đảm bảo không làm ô nhiễm khu khám bệnh. Ở khu WC bệnh nhân, các vách ngăn và cửa cần thiết kế lửng để có thể phát hiện người té xỉu bên trong cũng như thuận tiện cho công tác vệ sinh, lau chùi. Khu hành chính Thành phần: phòng làm việc trưởng khoa, phòng y tá, bác sĩ, phòng thay đồ và WC nhân viên, kho sạch, kho bẩn, phòng lưu hồ sơ, dụng cụ, phòng họp giao ban khoa… Vị trí: khu này cùng nằm trong khối khám và điều trị ngoại trú nhưng cần thiết kế có sự cách ly tương đối với phòng khám. Khu hồi sức cấp cứu

Hình 2-22. Sơ đồ mối quan hệ chức năng của khu cấp cứu

43


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Vị trí – yêu cầu chung • Vị trí Liên hệ tốt với hệ thống giao thông đô thị. Được bố trí sao cho các xe cấp cứu đến có thể vào dễ dàng và trực tiếp. Bố trí tại tầng trệt, thường nằm 1 bên mặt tiền hay bên hông bệnh viện. Nên có lối vào riêng để không chống chéo với lối giao thông khác. Khu cấp cứu cần dễ dàng liên hệ với khối cận lâm sàng nhất là với khu mổ. Bên cạnh đó khu cấp cứu thường gắn liền với khu khám đa khoa nên tạo điều kiện để có thể cấp cứu hàng loạt bệnh nhân khi có các tai nạn xảy ra ngoài xã hội. Tuy nhiên cần thiết phải có 2 lối vào riêng. • Yêu cầu chung Dễ nhìn thấy, giao thông tiếp cận dễ dàng, thuận tiện. Liên hệ tốt với khu Vị trí – yêu cầu chung • Vị trí Liên hệ tốt với hệ thống giao thông đô thị. Được bố trí sao cho các xe cấp cứu đến có thể vào dễ dàng và trực tiếp. Bố trí tại tầng trệt, thường nằm 1 bên mặt tiền hay bên hông bệnh viện. Nên có lối vào riêng để không chống chéo với lối giao thông khác. Khu cấp cứu cần dễ dàng liên hệ với khối cận lâm sàng nhất là với khu mổ. Bên cạnh đó khu cấp cứu thường gắn liền với khu khám đa khoa nên tạo điều kiện để có thể cấp cứu hàng loạt bệnh nhân khi có các tai nạn xảy ra ngoài xã hội. Tuy nhiên cần thiết phải có 2 lối vào riêng. • Yêu cầu chung Dễ nhìn thấy, giao thông tiếp cận dễ dàng, thuận tiện. Liên hệ tốt với khu mổ và khu kỹ thuật nghiệp vụ (cận lâm sàng). Bảo đảm yêu cầu về “thời gian vàng” trong điều trị cấp cứu. Bảo đảm yêu cầu quản lý bệnh nhân và thân nhân. Bảo đảm vấn đề tổ chức vô trùng. Các thành phần chức năng – yêu cầu thiết kế • Sảnh tiếp nhận Cần phải được thiết kế rộng rãi, sắp xếp các thành phần trong sảnh hợp lý để không cản trở hoạt động cấp cứu cũng như sự tiếp cận của xe cấp cứu. Việc bố trí phải đảm bảo tránh tai nạn xảy ra khi có xe cấp cứu ra vào với tốc độ nhanh. Quầy y tá trực cấp cứu cần tiếp xúc với sảnh tiếp nhận.

44


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Chỗ ngồi chờ của thân nhân phải có khu vực riêng biệt không cho phép thân nhân đi lại trong sảnh tiếp nhận, gây cản trở hoạt động cấp cứu. • Phòng cấp cứu Phòng cấp cứu liên hệ trực tiếp với sảnh tiếp nhận, cần thông qua một phòng đệm để đảm bảo vấn đề vô trùng và quản lý. Được trang bị các dụng cụ cấp cứu cần thiết. Có khu súc rửa, tiểu phẫu. Đối với các bệnh viện lớn các khu này được bố trí thành phòng riêng liên hệ trực tiếp với phòng cấp cứu. Trong phòng cấp cứu cần bố trí các lavabo rửa tay dành cho y bác sĩ, nền sàn phải sử dụng vật liệu dễ dàng vệ sinh vô trùng. • Phòng lưu bệnh nhân Dùng để lưu bệnh nhân sau khi cấp cứu để có thể theo dõi các diễn biến bệnh tật của bệnh nhân, chỉ định bệnh nhân nhập viện hay trở về nhà tự điều trị hoặc chuyển bệnh viện khác. Bố trí bàn y tá trực có thể quan sát dễ dàng tất cà các giường bệnh. Khi cần tạo sự kín đáo chỉ nên dùng tấm màn di động. • Khu vệ sinh Bệnh nhân có thể ra vào dễ dàng từ phòng cấp cứu và tạm lưu. Lưu ý bệnh nhân cấp cứu không tự vào phòng WC mà phải có thân nhân hay hộ lý dìu đi. • Phòng bác sĩ, y tá Thường bố trí tại nơi có thể quan sát các giường bệnh 24/24 và kiểm soát lối vào gồm: + Nơi làm thủ tục bàn giấy của y tá trực. + Phòng họp hội chẩn của y bác sĩ. + Phòng chuẩn bị dụng cụ điều trị, nơi để các dụng cụ trang thiết bị điều trị, có thể có thiết bị tiệt trùng cấp tốc. • Các thành phần khác: + Phòng dụng cụ cấp cứu. + Phòng sinh viên thực tập. + Kho sạch, kho bẩn. + Kho thuốc và dụng cụ khác. + Nơi để xe đẩy.

45


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Tên phòng

Diện tích (m2/phòng)

1. Sảnh 2. Phòng đợi cho người nhà bệnh nhân

36 1 - 2.2 m2/ chỗ đợi người lớn 1.5 – 1.8 m2/ chỗ đợi trẻ em Số chỗ: 15 – 20 % số lần khám trong ngày

3. Phòng sơ cứu, phân loại

36

4. Phòng tạm lưu cấp cứu (1)

9

5. Phòng tắm rửa khử độc cho bệnh nhân

18

6. Phòng rửa, tiệt trùng

18

7. Phòng trưởng khoa

18

8. Phòng bác sỹ (kết hợp làm phòng trực)

24

9. Phòng y tá, hộ lý

24

10. Phòng giao ban, đào tạo (cho từ 25 đến 31 CBCNV hoặc 1 nhóm học viên)

từ 48 đến 54

11. Kho sạch

từ 18 đến 24

12. Kho bẩn

từ 48 đến 27

13. Vệ sinh, thay đồ nhân viên (2)

24

CHÚ THÍCH: (1) Phòng tạm lưu cấp cứu không ít hơn 20 giường (2) Chỉ tiêu diện tích: không nhỏ hơn 1,0 m2/nhân viên. Bố trí khu vệ sinh nam, nữ riêng biệt

Bảng 2-3. Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa cấp cứu (TCVN 4470 : 2012)

46


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Hình 2-23. Bệnh viện Dar El Fourad. Calro. Ai Cập

2.4.1.3. Giải pháp tổ chức không gian Các phòng có chuyên khoa tương tự cần bố trí gần nhau để y bác sĩ có thể hỗ trợ nhau. Các phòng khám chuyên khoa ngoại sản nên ở tầng trệt vì phần lớn bệnh nhân ngoại đi lại khó khăn, các phòng khám nội, nhi có thể để trên lầu. Cần cách ly ở mức có thể luồng giao thông của bệnh nhân và y bác sĩ để nhân viên khỏi bị quấy rầy khi làm việc, cũng như tạo sự phân biệt giữa 2 luồng sạch và bẩn. Vì vậy có thể dùng các giải pháp 1 hay nhiều hành lang.

Giải pháp 1 hành lang Ở giải pháp này bệnh nhân và y bác sĩ đi chung trên 1 hành lang đến các phòng khám. Giải pháp này thường dùng ở các bệnh viện nhỏ, ít có nhu cầu cách ly, tiết kiệm diện tích.

47


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Giải pháp 1 hành lang, các phòng khám có cửa thông nhau Giải pháp này tạo điều kiện để y bác sĩ liên hệ với nhau mà không phải trở ra hành lang chờ, tránh bị bệnh nhân quấy rầy.

Giải pháp 2 hành lang Giải pháp này có thể bố trí theo kiểu mặt bằng hình tròn, hình vuông, chữ nhật. Các kiểu này có tính cách ly tốt nhưng gây tốn kém về diện tích đi lại, phải đẩy cáng, xe lượn quanh hơi nhiều, song nhiều bệnh viện chấp nhận giải pháp này do hiệu quả cách ly của nó.

Giải pháp 3 hành lang - Hai hành lang bên cho bệnh nhân, hành lang giữa cho y bác sĩ => tạo điều kiện thông thoáng tốt cho bệnh nhân khi đi lại và ngồi chờ, cự ly đi lại của y bác sị khá ngắn. Nhưng khó hạn chế khu vực đi lại của bệnh nhân để họ tránh xâm nhập vào các khu cấm vào.

48


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

- Hai hành lang biên cho y bác sĩ, hành lang giữa cho bệnh nhân => dễ quản lý bệnh nhân nhưng cần tạo điều kiện chiếu sáng, thông thoáng, diện tích rộng rãi cho hành lang giữa. Cự ly giao thông của y bác sĩ có phần dài.

2.4.2. Khu điều trị nội trú

Hình 2-24. Sơ đồ quan hệ chức năng khu nội trú

2.4.2.1. Chức năng – yêu cầu chung Chức năng Là các khoa lâm sàng chia theo các chuyên khoa để quản lý và điều trị, là nơi khám chữa, lưu bệnh đặc thù cho từng chuyên khoa, tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, chỉ đạo tuyến.

49


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Vị trí, quy mô Quy mô khu nội trú được xác định căn cứ vào hệ thống mạng lưới y tế vùng và quy mô dân số nơi nó phục vụ. Mỗi đơn nguyên thông thường bố trí khoảng 25 – 30 giường bệnh. Khu nội trú được chia làm nhiều đơn nguyên điều trị theo các chuyên khoa. Khu nội trú thường nằm ở vị trí cách xa đường giao thông, cảnh quan đẹp. Yêu cầu chung Cách ly đường giao thông chính, ở nơi yên tĩnh, có tầm nhìn và cảnh quan đẹp. Thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên tốt, hướng gió tốt, tránh hướng nắng, gió bất lợi. Phân khu chức năng trong khối rõ ràng, dây chuyền hoạt động thuận lợi, không chồng chéo. Kiểm soát tốt bệnh nhân và thân nhân đến thăm nuôi. Bảo đảm vấn đề vô trùng và tránh lây nhiễm chéo.

2.4.2.2. Các thành phần chức năng – yêu cầu thiết kế

Tên khoa

Số giường (giường)

1. Khoa Nội

Tỷ lệ (%) 24

+ Nội Tổng quát

30

+ Nội tim mạch

30

+ Nội tiêu hóa

30

+ Nội cơ - xương - khớp

30

+ ... 2. Khoa Ngoại

18

+ Ngoại Tổng quát

30

+ Ngoại thần kinh

30

50


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

+ Ngoại tiêu hóa

30

+ ... 3. Khoa Phụ Sản

60

12

4. Khoa Nhi

50

10

5. Khoa Mắt

15

3

6. Khoa Tai Mũi Họng

15

3

7. Khoa Răng Hàm Mặt

15

3

8. Khoa Truyền nhiễm

30

6

9. Khoa Cấp cứu, Khoa HSTC – CĐ

từ 25 đến 40

từ 5 đến 8

10. Khoa Y học cổ truyền

từ 35 đến 20

từ 7 đến 4

45

9

500

100

11. Chuyên khoa khác Tổng cộng

Bảng 2-4. Cơ cấu tỷ lệ giường lưu tối thiểu của các chuyên khoa theo quy mô bệnh viện hạng 2 (TCVN 4470 : 2012)

Khu bệnh nhân Khu bệnh nhân của mỗi đơn nguyên điều trị có quy mô 25 – 30 giường. Được phép thiết kế đơn nguyên riêng biệt cho các trường hợp sau: - Khoa nhi trên 15 giường; - Khoa sản trên 10 giường; - Các chuyên khoa khác (TMH, RHM, thần kinh, da liễu) trên 20 giường. Các dạng trong khu nội trú cần phân biệt: nội trú bình thường, khu chăm sóc tích cực (ICU), khu nội trú đặc biệt. Khu nội trú bình thường: sử dụng cho dịch vụ chăm sóc bệnh nhân nội trú tổng quát, bệnh nhân ở lại ngắn hạn, bệnh nhân cấp tính. Bệnh nhân từ khu này nếu có chuyển biến sức khỏe xấu đi trầm trọng sẽ được chuyển qua khu chăm sóc tích cực.

51


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Khu chăm sóc tích cực: dành cho bệnh nhân có yêu cầu được theo dõi liên tục. Các phòng này thường có chỉ tiêu diện tích lớn hơn phòng trong khu nội trú bình thường vì có nhiều dụng cụ và thiết bị lớn hơn. Khu nội trú đặc biệt: được đặt trong đơn vị chăm sóc đặc biệt. Bao gồm trẻ sơ sinh, người mắc bệnh truyền nhiễm, những người mắc bệnh mãn tính, các bệnh nhân khoa phục hồi chức năng hoặc khoa thần kinh. Đặc điểm chung của các bệnh nhân này là phải điều trị dài hạn. Các phòng điều trị Thường để gần quầy y tá trực, các phòng điều trị ở một đơn nguyên gồm: - Phòng điều trị hữu khuẩn: dùng để điều trị các trường hợp có nhiễm khuẩn hoặc bẩn như vết thương nhiễm trùng, thụt tháo phân. - Phòng điều trị vô khuẩn: tiêm chích, chọc tủy… - Phòng hấp rửa dụng cụ: có thể dễ dàng liên hệ với 2 phòng trên qua cửa sổ hay hành lang, có chậu rửa và vòi cổ ngỗng đóng mở bằng chân hay khuỷu tay. - Kho sạch: nên để gần y tá trực và các phòng điều trị để tránh y tá trực phải đi nhiều cũng như rời vị trí của mình. - Kho bẩn: để các vật bẩn như quần áo, chăn màn dơ, đã xử lý sơ bộ chờ đưa về các trung tâm xử lý chung (nhà giặt, thanh trùng, lò thiêu…), kho bẩn nên để gần nơi đem đi. - Nơi để cáng thương, xe đẩy: tùy điều kiện cụ thể sẽ thu xếp bố trí. Bộ phận phụ trợ - Phòng y tá hành chính (phòng điều dưỡng trưởng) là nơi y tá trưởng làm việc hành chính, quản lý sổ sách, giấy tờ, treo lịch công tác, phân nhiệm vụ cho các y tá. Có thể kết hợp làm nơi hội họp nhân viên trong đơn nguyên. - Phòng bác sĩ trưởng: có thể không có nếu kết hợp với nơi làm việc chung của các y bác sĩ. - Phòng làm việc y bác sĩ. - Quầy y tá trực: ở vị trí quan sát được toàn đơn nguyên, tốt nhất là ở vị trí trung tâm. - Khu vệ sinh thay đồ nhân viên. - Phòng soạn ăn: thường bố trí tại mỗi đơn nguyên hay cho từng tầng. - Phòng giải trí cho bệnh nhân: cho bệnh nhân xem ti vi, đọc báo, đánh cờ… cũng có thể dùng tiếp thân nhân… Nhiều bệnh viện hiện đại tập trung toàn bộ các phòng làm việc của y bác sĩ, y tá vào một khối, chỉ ngăn với nhau bằng các tường kính và có cửa đi thông nhau để dễ dàng phối hợp công việc, trao đổi và truyền đạt lệnh => y bác sĩ có môi trường cách ly với bệnh nhân và chủ yếu tiếp xúc với bệnh nhân thông qua quầy y tá trực

52


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

(VD: bệnh viện Chợ Rẫy). Trong khi đó lối thiết kế cũ thường tạo thành từng phòng riêng biệt bằng vách ngăn cố định, mở cửa ra hành lang tỏ ra kém phần linh hoạt trong sử dụng và cải tiến sau này.

Loại phòng

Diện tích

1. Phòng soạn ăn

Ghi chú

9 m2/phòng đến 12 m2/phòng

2. Phòng ăn

0,8 m2/chỗ đến 1,0 m2/chỗ

Số chỗ không quá 80 % số lượng

3. Phòng sinh hoạt, tiếp khách

1,0 m2/chỗ đến 1,2 m2/chỗ

Có thể kết hợp với sảnh tầng hoặc hành lang. Diện tích mở rộng không được vượt quá chỉ tiêu diện tích trong bảng.

4. Kho sạch

18 m2/phòng đến 21 m2/phòng

5. Chỗ thu hồi đồ bẩn

12 m2/phòng đến 15 m2/phòng

Bảng 2-5. Diện tích các phòng phục vụ sinh hoạt của bệnh nhân khu nội trú (TCVN 4470 : 2012)

Loại phòng

Diện tích (m2/phòng)

Ghi chú

1. Thủ thuật vô khuẩn

từ 18 đến 24

2. Thủ thuật hữu khuẩn

từ 9 đến 12

3. Rửa hấp, sấy, chuẩn bị dụng cụ

từ 9 đến 12

nên đặt ở giữa hai phòng thủ thuật vô khuẩn và hữu khuẩn

4. Phòng cấp cứu

từ 15 đến 18

cho từ 01 - 02 giường

từ 24 đến 32

cho từ 03 - 04 giường

từ 15 đến 18

hoặc 5 - 6 m2/nhân viên

5. Phòng Xét nghiệm thông

53


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

thường 6. Phòng Xquang (nếu có)

24

7. Phòng trưởng khoa

18

8. Phòng bác sĩ

từ 24 đến 36

có thể bố trí chung cho từ 02 đến 03 đơn nguyên cùng khoa

9. Phòng bác sĩ điều trị(*)

từ 15 đến 18

hoặc tính bằng 6 m2/chỗ, nếu có lưu trữ hồ sơ bệnh án thì tính thêm 2 - 3 m2

11. Chỗ trực và làm việc của y tá(*)

từ 18 đến 24

ở vị trí bao quát được các phòng bệnh

12. Phòng y tá trưởng (điều dưỡng trưởng)

từ 18 đến 21

13. Phòng trực bác sỹ nam

từ 15 đến 18

14. Phòng trực bác sỹ nữ

từ 15 đến 18

15. Phòng nhân viên

từ 18 đến 24

16. Phòng giao ban, sinh hoạt của đơn nguyên, hướng dẫn sinh viên, thực tập sinh...

từ 24 đến 36

17. Phòng thay quần áo nam

18

18. Phòng thay quần áo nữ

18

10. Phòng y tá hành chính(*)

19. Khu vệ sinh

từ 18 đến 24

cho 50 giường hoặc cho 02 đơn nguyên hoặc tính bằng 0,8 - 1,0 m2/người nhưng không quá 36 m2/phòng

từ 0,2 - 0,3 m2/chỗ mắc áo hoặc từ 0,35 - 0,45 m2/chỗ treo áo cá nhân Nam/nữ riêng biệt

GHI CHÚ: (*) Có thể bố trí chung Bảng 2-6. Diện tích các phòng trong đơn nguyên điều trị nội trú (TCVN 4470 : 2012)

54


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

2.4.2.3. Giải pháp tố chức không gian Yêu cầu trong bố cục mặt bằng - Các phòng bệnh nhân phải quay về hướng tốt. Không đặt phòng bệnh nhân quay về hướng Tây. - Các phòng bệnh nhân phải bố trí theo một thứ tự quy luật rõ ràng không nên xen kẽ một cách ngẫu nhiên cac phòng khác vào để tránh y tá trực nhầm lẫn bỏ sót khi đi tuần. - Quầy y tá trực cần ở nơi trung tâm để dễ bao quát toàn đơn nguyên. - Đơn nguyên phải có cửa đóng lại khi hết giờ thăm bệnh (có thể gọi cửa bằng chuông báo về quầy y tá trực). - Cấm đi xuyên từ đơn nguyên này qua đơn nguyên khác (trừ khi cố ý ghép các đơn nguyên cùng chuyên khoa). Tránh biến hành lang đơn nguyên thành tuyến giao thông chung cho toàn viện. - Cho phép ghép hai đơn nguyên làm một nếu cùng chuyên khoa. - Trong phần lớn trường hợp khi khối bệnh nhân nội trú là nhà cao tầng, cầu thang thoát hiểm được bố trí trong đơn nguyên. - Tận dụng ánh sáng tự nhiên cho phòng bệnh nhân và khu vực hành lang để tăng tính định hướng trong khối nội trú.

Hình 2-25. Một số hình thức mặt bằng đơn nguyên khu nội trú

Giải pháp 1 hành lang Bố trí y – bác sĩ và bệnh nhân, thân nhân đi cùng 1 hành lang. Tuy tiết kiệm diện tích dễ quản lý, theo dõi bệnh nhân nhưng không cách ly được luồng sạch và bẩn.

55


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Giải pháp 2 hành lang Dạng hành lang dành cho bệnh nhân, thân nhân và hành lang cho nhân viên y tế. Hoặc dạng hành lang sạch và hành lang phục vụ. Ưu điểm: phân biệt được luồng giao thông theo quan điểm điều trị. Giải pháp này thường áp dụng cho bệnh viện nhỏ (đơn nguyên ít giường) vì chỉ tổ chức được 1 dãy phòng bệnh.

Hình 2-26. Hai hành lang bên

Hình 2-27. Hành lang bên và hành lang giữa

56


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Giải pháp 3 hành lang Giải pháp có hành lang giữa dành cho nhân viên y tế đi thăm, khám bệnh và chuyển bệnh, 2 hành lang biên dành cho bệnh nhân và thân nhân đi lại, ngồi chờ.

Hình 2-28. Giải pháp 3 hành lang

Giải pháp 4 hành lang Bố trí khối điều trị và hành chính phụ trợ vào giữa, 2 bên là dãy các phòng bệnh. Hai hành lang giữa dành cho nhân viên y tế và chuyển bệnh. Hai hành lang biên dành cho bệnh nhân và thân nhân.

Hình 2-29. Giải pháp 4 hành lang

Bố cục các đơn nguyên trên một tầng Trên cùng một tầng, có thể có 1 đơn nguyên hoặc nhiều đơn nguyên. Mỗi đơn nguyên đều có các thành phần chức năng riêng, giao thông đến các đơn nguyên thuận tiện và không được chồng chéo nhau, không xuyên từ đơn nguyên này để đến đơn nguyên khác.

57


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Hình 2-30. Bệnh viện Dar El Fourad, Cairo, Ai cập

Bệnh viện Dar El Fourad, Ai Cập gồm 2 đơn nguyên ghép lại, với các sảnh thang, hành lang được ngăn cách rõ ràng. Dùng 2 hành lang bên, khu của bác sĩ và nhân viên đặt ở giữa ưu tiên phòng của bệnh nhân tiếp xúc với bên ngoài.

Hình 2-31. Bệnh viện Dlakonlekrankenhaus Chemnltzer

Bệnh viện Dlakonlekrankenhaus Chemnltzer bố trí 1 tầng gồm 3 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên 34 giường. Lõi thang chính nằm ở sảnh chung lớn ở sảnh chung lớn ở trung tâm, sảnh chung được chiếu sáng bởi giếng trời. Từ sảnh chung, có các lối tiếp cận tách biệt đến các đơn nguyên.

58


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Hình 2-32. Mặt bằng lầu 6 - 8 bệnh viện đa khoa Cần Thơ

Bệnh viện đa khoa Cần Thơ với phương án 2 hành lang giữa. Bố trí 2 dãy phòng bệnh 2 đầu để lấy sáng, thông gió, khu hành chính phụ trợ nằm giữa (thông thoáng chiếu sáng nhân tạo) phục vụ cho các dãy phòng bệnh.

2.4.3. Khu kỹ thuật nghiệp vụ Khối này gồm nhiều bộ phận trong đó chủ yếu mang chức năng cận lâm sàng, vì vậy trừ bộ phận hậu phẫu (thuôc khu phòng mổ), thì không có bệnh nhân ở lại nằm điều trị.

Hình 2-33. Sơ đồ quan hệ khu nghiệp vụ cận lâm sàng

59


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Yêu cầu chung - Đáp ứng tốt hoạt động khám chữa bệnh của toàn bệnh viện, giải quyết tốt các yêu cầu cấp bách trong điều trị. - Giao thông thuận lợi cho cả bệnh nhân ngoại trú – bệnh nhân nội trú và y bác sĩ. - Đảm bảo hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong khối và sự hỗ trợ qua lại trong khối nghiệp vụ này. - Đảm bảo sự cách ly, chống ô nhiễm, nhiễm xạ và vấn đề vô trùng. - Đảm bảo yêu cầu quản lý và kiểm soát bệnh nhân của bệnh viện. Khu xét nghiệm • Chức năng: khoa xét nghiệm là nơi tiến hành các kỹ thuật đặc biệt bằng các phương pháp hóa sinh, vi sinh, ký sinh trùng, huyết học, kỹ thuật giải phẫu bệnh; để chẩn đoán, khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. • Vị trí: thường ở các tầng thấp hoặc trệt để bệnh nhân ngoại trú dễ dàng tiếp cận vì ngày nay, công tác xét nghiệm là một khâu quan trọng và cần thiết trong việc khám chữa bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe. • Yêu cầu thiết kế: tường ốp gạch men hay sơn chống thấm tổng hợp cao tối thiểu 1,5m. Trong phòng xét nghiệm phải có các thiết bị: toa hút khói, khí độc được vận hành cưỡng bức, hệ thống thông gió nhân tạo, nồi hấp tiệt trùng, tủ lạnh riêng cho từng bộ phận. Chú ý bố trí các nguồn cấp nước nóng, lạnh, gas, khí nén, hút chân không cho các khu vực và bàn thí nghiệm. Hệ thống vận chuyển vật phẩm, kết quả sử dụng thiết bị băng chuyền điều khiển bằng vi tính từ các nơi về khu xét nghiệm và ngược lại. Đảm bảo yêu cầu sạch bẩn 1 chiều, riêng biệt chống nhiễm chéo.

Hình 2-34. Sơ đồ dây chuyền công năng khu xét nghiệm

60


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

• Ngân hàng máu: thường kết hợp với khu xét nghiệm (huyết học). Yêu cầu thiết kế như ở khoa xét nghiệm: phòng lấy máu phải thoải mái dành cho người cho máu, thân nhân. Liên hệ và quản lý được người đến hiến máu. Khu chẩn đoán chức năng • Ngày nay, kỹ thuật y học tiến bộ, ngành y đã có thể thăm dò chẩn đoán nhiều cơ quan trong cơ thể người. Những thiết bị thăm dò chức năng đóng vai trò quan trọng trong nền y học hiện đại, nó hỗ trợ rất lớn cho công tác lâm sàng – chẩn đoán – điều trị. • Thành phần: điện tâm đồ, nội soi (nhiều loại khác nhau), siêu âm (nhiều cơ quan khác nhau). Ngoài các phòng thăm dò chức năng cần có các phòng phụ trợ như: phòng đợi, hướng dẫn, đăng ký, trả kết quả, phòng thay đồ, kho, WC bệnh nhân. • Yêu cầu: vị trí gần khu mổ, nhưng vẫn đảm bảo bệnh nhân nội ngoại trú sử dụng thuận tiện, dễ dàng. Diện tích, quy cách phòng phụ thuộc vào máy móc, thiết bị, quy trình chẩn đoán. Có bệnh viện thiết kế nội soi thành một khu riêng vì ngày nay kỹ thuật nội soi có thể vừa chẩn đoán vừa thủ thuật (mổ). Bố trí các phòng WC riêng cho các phòng nội soi, nhất là các phòng nội soi tiêu hóa. Có thể bố trí siêu âm thành một khu riêng vì tính phổ biến của nó trong y học ngày nay. Khu chẩn đoán hình ảnh • Công tác chẩn đoán hình ảnh có những tiến bộ vượt bậc trong thời gian gần đây. Nhờ những phát minh về kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mà y học đã có năng lực thăm dò sâu cơ thể con người. Các kỹ thuật thăm dò cơ thể này gọi là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. • Thành phần: phòng phân loại, phòng tối; các phòng X quang ( X quang thường quy, X quang can thiệp, X quang tiêu hóa); phòng siêu âm – chẩn đoán; phòng chụp mạch, chụp vú và đo mật độ xương; phòng máy chụp cắt lớp (CT scanner); phòng máy chụp cộng hưởng từ. • Yêu cầu: bố trí ở vị trí mà cả bệnh nhân nội, ngoại trú đều sử dụng tiện lợi, gần trung tâm cấp cứu, liên hệ trực tiếp với khu mổ. Liên hệ thuận tiện với các hệ thống kỹ thuật chung. Có biện pháp chống nhiễm xạ và cách ly tốt. Khi thiết kế khu X – quang cần lưu ý bố trí các thành phần sau: phòng chụp, phòng điều khiển, phòng lưu trữ, phòng rửa, đọc phim, phòng thủ thuật và chuẩn bị, chờ đợi, thay đồ. Diện tích các phòng chức năng tùy thuộc vào kích thước máy, kỹ thuật chẩn đoán, quy trình chẩn đoán. Tùy theo quy mô bệnh viện, quy mô của khu chẩn đoán hình ảnh để thiết kế các khu phụ trợ như sau: chỗ ngồi chờ bệnh nhân, đăng ký – trả kết quả, kho, WC.

61


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Hình 2-35. Sơ đồ dây chuyền công năng khu chẩn đoán hình ảnh

Hình 2-36. Sơ đồ vị trí khu chẩn đoán hình ảnh trong bệnh viện

Khu vật lý trị liệu • Khu vật lý trị liệu cần có ở tất cả các cấp bệnh viện đa khoa. Ngày nay, ngành y học đã chú ý và coi trọng hình thức điều trị này. • Thành phần: các phòng điều trị điện quang (gồm thiết bị chiếu tia cực tím, tia hồng ngoại và giường nằm cho bệnh nhân); các phòng điều trị nhiệt (gồm bể tắm massgae, bồn tắm nước khoáng, bồn tắm nóng – lạnh, phòng bó sáp nóng); các phòng tập thể dục, phục hồi chức năng (gồm các thiết bị tập và chỗ massage).

62


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

• Yêu cầu: phòng tập thoáng mát, ánh sáng tốt. Vị trí thuận lợi cho cả bệnh nhân nội, ngoại trú. Phân khu rõ ràng các chức năng khác nhau, khu khô và khu ướt. Đem lại sự thoải mái và thư giãn cho bệnh nhân.

Hình 2-37. Sơ đồ dây chuyền công năng khu vật lý trị liệu.

Hình 2-38. Mặt bằng minh họa khu vật lý trị liệu

Khu dược • Khu dược là nơi cung cấp thuốc phục vụ công tác điều trị toàn bệnh viện. • Vị trí: nên ở địa điểm khá trung tâm tiện lợi cho y tá các nơi về lấy thuốc, gần cụm thang máy và gần PKĐK.

63


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Có thể bố trí 1 quầy dược trong phòng khám đa khoa thay vì đem cả khu dược vào gần PKĐK. Khu dược chỉ nên tập trung ở tầng trệt hoặc lầu 1 và không được bố trí ở tầng hầm. • Thành phần: khu dược chỉ nên có một kho thuoốc lớn, kho lạnh và bộ phận quản lý xuất nhập bảo quản thuốc. Ngoài ra cần bố trí quầy thuốc ở những nơi cần thiết để phục vụ bệnh nhân nội, ngoại trú.

Hình 2-39. Sơ đồ dây chuyền công năng khu dược.

Hình 2-40. Mặt bằng khu dược BV đa khoa An Giang

64


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Khu phẫu thuật • Chức năng: thực hiện các kỹ thuật tiền phẫu thuật (thăm khám, hội chẩn, tiền mê…) đối với người bệnh cần phẫu thuật. Thực hiện các phẫu thuật chữa bệnh (mổ tổng quát, mổ chấn thương, mổ tim). Thực hiện các kỹ thuật sau mổ (giải mê, hồi tỉnh) và chuyển người bệnh tới các khoa khác để tiếp tục điều trị. Nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên môn phẫu thuật về ngoại khoa. • Quy mô: tùy theo việc bệnh viện được xếp ở các cấp lớn, nhỏ nào hay theo năng lực quy định của bệnh viện mà xác định số lượng phòng mổ cần có. Số lượng phòng mổ không chỉ phụ thuộc các yếu tố trên mà còn phụ thuộc thời gian sử dụng và bảo dưỡng, làm vệ sinh cho phòng mổ. Thời gian làm vệ sinh chiếm 3 giờ/lượt, do các bác sĩ phẫu thuật hay chọn buổi sáng để mổ => bệnh viện cần có đủ số phòng mổ trống.

Bảng 7. Số lượng và diện tích các phòng mổ trong khoa phẫu thuật (TCVN 365 : 2007)

• Vị trí: khu mổ gần như cách ly với các hoạt động khác của bệnh viện. Vì vậy, tuy ở vị trí trung tâm, dễ cho các bộ phận khác liên hệ nhưng không được bố trí ở nơi nhiều người qua lại. Do đó, vị trí của khu mổ nên ở tại vị trí: - Đặt tại vị trí cuối đường cụt để dễ dàng kiểm soát giao thông; thuận tiện cho việc lắp đặt, vận hành các thiết bị; - Gần khu Chăm sóc tích cực, liên hệ thuận tiện với khu Điều trị ngoại khoa và các khoa Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh; - Gần nguồn cung cấp trang thiết bị vô khuẩn và hệ thống kỹ thuật, điện, nước, điều hòa, khí y tế;

65


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

- Thường ở tầng cao nhất của khối vì độ cao trần 4.5 – 5m.

Hình 2-41. Sơ đồ khu phẫu thuật trong bệnh viện đa khoa (TCVN 4470 : 2012)

• Nguyên tắc thiết kế: khu phẫu thuật gồm hệ thống các phòng để thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật chữa bệnh. Khu phẫu thuật gồm các không gian để thực hiện các chức năng nhiệm vụ: các kỹ thuật tiền phẫu thuật (thăm khám, hội chẩn, tiền mê…) đối với người bệnh cần phẫu thuật; các phẫu thuật chữa bệnh; các kỹ thuật sau mổ (giải mê, hồi tỉnh) và chuyển người bệnh tới các khoa khác để tiếp tục điều trị; bảo đảm an toàn phẫu thuật cho người bệnh. Phải có khu vực nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên môn về ngoại khoa. Khu phẫu thuật phải đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, yêu cầu vô khuẩn cao nhất trong bệnh viện. • Các thành phần của khu mổ gồm 3 khu theo thứ tự: khu lân cận, khu sạch và khu vô khuẩn. - Khu lân cận gồm các phòng phụ trợ: phòng chuẩn bị bông băng gạc, phòng làm việc bàn giấy, lưu hồ sơ của nhân viên, khu hậu phẫu. Khu hậu phẫu là nơi lưu lại, chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ qua giai đoạn khó phục hồi sức trước khi về các đơn nguyên điều trị. Khu hậu phẫu gồm 1 phòng lớn, các dãy giường bệnh nhân luôn trong tầm quan sát của y tá. Các phòng phụ trợ trong khu hậu phẫu gồm bộ phận hồ sơ bàn giấy, phòng dụng cụ điều trị, kho sạch, kho bẩn, khu vệ sinh… Giường bệnh phải được kê sao cho có thể đi quanh 4 phía. Khoảng cách tối thiểu từ đầu giường tới tường là 30cm và khoảng cách giữa các giường là 1,2m. - Khu sạch có yêu cầu về môi trường sạch, vô khuẩn ở mức trung bình, là phần chuyển tiếp giữa khu vực vô khuẩn với khu vực lân cận.

66


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Chỉ có nhân viên trực và bệnh nhân được vào. Nhân viên phải được yêu cầu mặc quần áo của khu vực phòng mổ và bịt kín đầu tóc, bao gồm: tiền mê, hành lang sạch, phòng khử khuẩn (lau rửa dụng cụ, thiết bị), kỹ thuật hỗ trợ (thiết bị chuyên dùng, chuẩn bị bó bột), phòng nghỉ giữa ca mổ, phòng ghi hồ sơ mổ. - Khu vô khuẩn yêu cầu môi trường sạch vô khuẩn. Quần áo phẫu thuật và mũ được yêu cầu. Mặt nạ được đeo khi vào phòng vô khuẩn hoặc sau khi nhân viên phòng mổ đã khử trùng tay, chân, bao gồm: các phòng mổ, hành lang vô khuẩn, kho cung cấp vật tư tiêu hao. • Giao thông trong khu mổ gồm các luồng đi lại của những đối tượng khác nhau: bệnh nhân, phẫu thuật viên cùng bác sĩ, nhân viên phụ trợ, dụng cụ phẫu thuật… tất cả các luồng này đều phải theo luồng sạch, luồng hữu khuẩn, luồng vô khuẩn tuyệt đối. Các bệnh phẩm sau khi mổ thường phải cho vào hộp kín có nước khử trùng đem đi lưu lại để nghiên cứu.

Hình 2-42. Sơ đồ các khu trong khu mổ

Hình 2-43. Các luồng giao thông trong khu mổ

67


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Các lối đi vào phòng mổ của bệnh nhân và phẫu thuật viên phụ thuộc vào biện pháp và kỹ thuật triệt khuẩn: dùng đèn tia cực tím, dùng khí ozone… - Giải pháp 1: phẫu thuật viên và bệnh nhân dùng chung một hành lang. Cách này tiết kiệm diện tích, phẫu thuật viên có dịp đi cùng quan sát, tìm hiểu bệnh nhân nhiều hơn nhưng khả năng vô trùng kém hơn. - Giải pháp 2: phẫu thuật viên và bệnh nhân dùng những hành lang khác nhau vào phòng mổ. Giải pháp này tăng khả năng giữ mức độ vô trùng, tránh để bệnh nhân gây ảnh hưởng tâm lý cho phẫu thuật viên (hay y bác sĩ) nhưng tốn kém diện tích và công bảo quản.

Hình 2-44. Giải pháp dùng chung hành lang

Hình 2-45. Giải pháp dùng riêng hành lang

Hình 2-46. MB khu phẫu thuật BV ĐH Y dược với giải pháp dùng hành lang khác nhau

68


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Khu sinh Trong bệnh viện đa khoa, khu sinh được xếp vào khối kỹ thuật nghiệp vụ, nhưng do tính chất đặc biệt của nó, trong thiết kế bệnh viện, khu này được yêu cầu tổ chức thành một không gian riêng biệt và có dây chuyền hoạt động riêng.

Hình 2-47. Sơ đồ quan hệ chức năng khu sinh

• Yêu cầu chung: tổ chức thành 1 khu riêng, cách ly với các hoạt động khác của bệnh viện. Liên hệ thuận tiện với khối cấp cứu, mổ và khối kỹ thuật nghiệp vụ. Bảo đảm tốt dây chuyền chuyên môn và các hoạt động nghiệp vụ, hỗ trợ tốt lẫn nhau nhưng không làm ảnh hưởng lẫn nhau. Không gian nội thất ấm áp, gần gũi, không gây tâm lý lo lắng hoảng sợ cho sản phụ. Đảm bảo yêu cầu vô trùng. Tổ chức tốt khu vực dành cho thân nhân, không làm ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ. • Quy mô: số lượng và các loại phòng sinh phụ thuộc vào chức năng của bệnh viện. Trong các bệnh viện lớn yêu cầu phải tổ chức nhiều phòng sinh (hoặc phòng lớn chia làm nhiều không gian khác nhau), các phòng sinh khó, sinh mổ. Các phòng hỗ trợ trong đỡ đẻ như phòng dụng cụ, phòng dưỡng nhi, tắm em bé cũng phụ thuộc vào số lượng và các loại phòng sinh. • Vị trí: có thể nằm độc lập trong khối nghiệp vụ nhưng tốt hơn đặt trong khoa sản, gần hay cùng tầng với các đơn nguyên sản hoặc nằm cạnh khu NICU. Thường để tại các hành lang cụt nơi có ít người qua lại nhưng gần các đơn nguyên sản và liên hệ dễ dàng với khu mổ (phòng khi có ca sinh khó cần mổ đẻ).

69


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Khu phòng này cũng phải liên hệ dễ dàng từ cửa cấp cứu để rút ngắn cự ly di chuyển của bệnh nhân, đồng thời đảm bảo tính kín đáo, tế nhị cho bệnh nhân. • Thành phần gồm: chờ sinh – sinh – nghỉ sau sinh. Việc bố cục khu này dựa trên nguyên tắc làm sao cho việc di chuyển bệnh nhân từ khu này sang khu khác thuận lợi dễ dàng cũng như việc theo dõi họ không bị gián đoạn. Giải pháp dùng các hành lang phụ trợ để bố trí các phòng phục vụ ca sinh gần phòng sinh hơn tỏ ra hiệu quả. Trong đó việc bố trí quan hệ giữa phòng sinh và các phòng phục vụ nó là quan trọng hơn cả. Các phòng sinh: quy cách các phòng sinh cũng tương ựt như phòng mổ về mặt kiến trúc như không gian, chiếu sáng, thông gió, nhiệt độ, độ ẩm, chống cháy nổ, có treo đồng hồ có kim giây…các vòi nước rửa tay rất cần nhưng không bố trí ngay phòng sinh. Phòng tiệt trùng dụng cụ: mặc dù các dụng cụ được cung cấp từ trung tâm thanh trùng nhưng vẫn có nhu cầu tiệt trùng lại. Phòng nên được bố trí gần các phòng sinh. Trong phòng có các dụng cụ tiệt trùng bằng nồi hấp áp lực cao, hơi nước, làm ấm chân và các dung dịch, bàn rửa có chậu rửa. Phòng thanh trùng cho bác sĩ và hộ sinh: nên để liền kề phòng sinh để bác sĩ và hộ sinh có điều kiện quan sát và hiểu tình hình sản phụ trước khi đỡ đẻ. Phòng chờ sinh: nên bố trí kế bên phòng sinh. Sản phụ chuyển dạ được chuyển từ các đơn nguyên hay bên ngoài vào phòng này nhưng chưa xác định được thời điểm sinh. Thường có vài giường chờ trong phòng. Phòng gắn liền với một khu vệ sinh nhỏ. Phòng làm thuốc cho sản phụ: nên được bố trí gần các phòng chờ sinh và nghỉ sau sinh, chỉ có các nhân viên có trách nhiệm được phép ra vào. Phòng nghỉ sau sinh: bố trí gần phòng sinh hoặc lối ra khu sinh. Phòng vệ sinh thay đồ của nhân viên: bố trí sao cho nhân viên không vào các khu vực sạch khi còn mặc thường phục. Phòng nghỉ của bác sĩ sản khoa: nên có trong khu phòng sinh, có giường ngủ cho bác sĩ. Trong nhiều bệnh viện còn cho thân nhân vào thăm sản phụ trong phòng hc72 sinh. Ở các bệnh viện cao cấp có các phòng “suite” dành cho gia đình và sản phụ. Trước khu sinh nên bố trí không gian và ghế cho thân nhân chờ.

70


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Hình 2-48. Khu sinh BV Pháp Việt

Ưu điểm: - Phòng sinh gần nút giao thông chính. - Phòng sinh gần khu mổ, tiện di chuyển khi cần. Hạn chế: - Lối đi từ khu sinh đến khu mổ xuyên qua khu chờ, thiếu tế nhị. - Giao thông liên kết các khu vực nội bộ không khéo léo và cắt ngang nút giao thông chính. - Hành lang khu chờ và nút giao thông quá nhỏ hẹp.

Khu giải phẫu bệnh lý và nhà đại thể Nơi này là cơ sở làm các xét nghiệm sinh thiết, tế bào học, khám nghiệm tử thi và siêu cấu trúc. Cơ sở hạ tầng phải thông thoáng, đủ ánh sáng, đủ nước sạch, có hệ thống thoát nước thải đến khu xử lý nước thải của bệnh viện.

71


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Hình 2-49. Sơ đồ dây chuyền khu giải phẫu bệnh lý và nhà đại thể

• Tổ chức: khu giải phẫu bệnh lý được tổ chức theo quy mô khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế với quy mô 2, quy mô 3. Với quy mô 1 công tác giải phẫu bệnh lý được tổ chức tích hợp trong khoa xét nghiệm của bệnh viện. Bố trí không gian gồm 2 khu vực: khu vực 1 được tổ chức thành một labor xét nghiệm, vị trí đặt gần các khoa xét nghiệm sinh thiết, tế bào học. Nhiệm vụ xét nghiệm sinh thiết, tế bào học… tổ chức không gian, yêu cầu kỹ thuật hạ tầng tương tự như một khoa xét nghiệm. Khu vực 2 thường được kết hợp với khu tang lễ. Nhiệm vụ giải phẫu bệnh, lưu giữ xác và làm các thủ tục mai táng, bộ phận này được bố trí độc lập, cuối hướng gió, có cổng riêng phục vụ tang lễ. • Vị trí: khu giải phẫu bệnh lý và nhà đại thể phải đặt nơi kín đáo, không gây tâm lý hoang mang cho bệnh nhân, tránh sự nhòm ngó của công chúng nhất là đối với việc giải phẫu tử thi. Nhà xác gắn với bộ phận tang lễ có lối ra gần cổng đưa tang, cũng ở vị trí khuất với tầm nhìn của bệnh nhân và thường là cổng bên hay là cổng sau. Khu giải phẫu bênh lý và nhà đại thể cần có lối đến thuận lợi dẫn từ cụm thang máy và có cửa ra riêng. Cần chú ý cả lối đến từ các khu hay có tử vong như trung tâm cấp cứu, phòng mổ. Các bệnh viện thời xưa hay thiết kế đường hầm đưa xác đến khu giải phẫu bệnh lý, các đường hầm này nửa chìm đặt dưới hành lang nổi. • Thành phần: tường nhà phải ốp gạch men đến độ cao ít nhất 1,8m. Có thể tạo ra các hốc tủ để làm tủ dụng cụ, tủ tiệt trùng. Ngoài ra có các kệ để tiêu bản (có thể có phòng riêng để lưu giữ). Thiết bị ở đây gồm: bàn mổ xác và bàn làm việc. Phòng lạnh thường có 6 khoang giữ lạnh tử thi. Số lượng tùy thuộc khả năng bệnh viện và tập quán mai táng của địa phương. Không gian khâm liệm đặt kế bên phòng lạnh. Phòng tắm, thay đồ cho bác sĩ giải phẫu nằm kế bên phòng giải phẫu tử thi.

72


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

2.4.4. Khu hành chính quản trị Vị trí Khu hành chính có quan hệ với các khối chuyên môn điều trị và có sự ảnh hưởng nhất định về không gian kiến trúc, môi trường, vô trùng… => khối này có thể nằm rải rác ở nhiều nơi tại vị trí khách dễ liên hệ, tuy nhiên nên ưu tiên chỗ tốt cho các khối chuyên môn như ngoại trú, nghiệp vụ… Yêu cầu chung Tuân thủ các yêu cầu cơ bản của thiết kế trụ sở cơ quan. Cách ly với dây chuyền chuyên môn của bệnh viện. Nên có lối vào riêng và sảnh tiếp đón riêng. Có lối giao thông dẫn đến các khu khác. Các thành phần Bộ phận ban giám đốc: gồm phòng làm việc, các bộ phận phụ trợ ban giám đốc. Phòng họp giao ban: bố trí gần phòng giám đốc. Phòng y vụ: là cơ quan tham mưu và kế hoạch trong việc điều hành bệnh viện, nên ở gần phòng viện trưởng. Cũng là nơi nhận báo cáo từ các bộ phận gửi lên về tình hình chung và tình hình các ca đặc biệt. Vì vậy phòng y vụ phải liên hệ trực tiếp với kho lưu trữ hồ sơ. Văn phòng làm việc: gồm hành chính – quản trị, kế toán – tài vụ, tổ chức nhân sự, đoàn thể… Phòng nghỉ nhân viên: dành cho cán bộ, nhân viên trực tại bệnh viện. Thư viện: thư viện này dành cho bác sĩ – y tá, nhân viên, sinh viên thực tập và giáo sư các trường đại học sử dụng. Thư viện nên kế bên phòng hồ sơ. Trong thư viện có kệ lưu trữ các hồ sơ và các bàn đọc, máy tính, kho sách và hồ sơ tuân theo các tiêu chuẩn về thiết kế thư viện. Hội trường – hội thảo: là phòng đa năng, là nơi hội họp của bệnh viện. Có thể dùng tổ chức hội thảo khoa học và giảng đường dành cho sinh viên thực tập. Ở các bệnh viện lớn giảng đường có thể bố trí riêng và kết hợp với hội thảo. Hội trường – hội thảo nên ở gần thư viện. Ở các bệnh viện nhỏ, phòng họp được kết hợp với thư viện. Sách đặt trên các kệ dọc tường hoặc có thể ngăn cách không gian họp với thư viện bằng các vách di động, tháo lắp nhanh.

73


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Hình 2-50. Mặt bằng khu hành chính BV Pháp Việt

2.4.5. Khu kỹ thuật hậu cần và dịch vụ thương mại

Khu thanh trùng dụng cụ Khu này cũng phải cách ly với nơi đông người để đảm bảo tính vô trùng cho sản phẩm của mình. Qui cách của nó lệ thuộc qui cách của các trang thiết bị thanh trùng ngày càng được cải tiến. Tuy nhiên, nó cũng phải tuân theo qui luật cách ly dòng bẩn (các vật dụng đã thanh trùng, chờ cấp phát).

Hình 2-51. Sơ đồ dây chuyền khu thanh trùng

74


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Hình 2-52. Khu thanh trùng BV Pháp Việt

Khoa dinh dưỡng Chức năng: khoa dinh dưỡng của bệnh viện có nhiệm vụ tổ chức phục vụ ăn uống cho người bệnh chế độ ăn uống theo bệnh lý. Đào tạo cán bộ chuyên khoa, nghiên cứu khoa học về chế độ dinh dưỡng phục vụ người bệnh. Nhà bếp nên đặt tại nơi ít ảnh hưởng tới bệnh nhân do tỏa nhiệt, khói và các mùi nặng. Tuy nhiên, điều này có thể hạn chế khi có các trang thiết bị mới như bếp gas, thu khói kiểu mới, hệ thống điều hòa không khí cưỡng bức. Nhà bếp cũng phải đặt tại vị trí không có các dòng giao thông khác đi xuyên qua như dòng quần áo sạch, dơ, các vật tư từ trong kho… cần cách ly tuyến xuất cơm ra và nhận dụng cụ ăn dơ trở lại. Cần tạo nơi tập hợp các xe đẩy chở cơm đứng chờ cả ở 2 tuyến xuất và nhập. Để có thể phục vụ sớm khuya, khu bếp nên có nơi cho nhân viên ngủ lại để trực.

75


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Sơ đồ khoa dinh dưỡng

Hình 2-53. Dây chuyền chức năng khoa dinh dưỡng

76


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Hình 2-54. Mặt bằng khoa dinh dưỡng BV Pháp Việt

Khu giặt Cần tổ chức phân biệt lối nhận đồ dơ và nơi chờ phát đồ sạch. Chú ý khu này phải có một sân phơi. Cần chú ý việc phải có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do thải nước dơ và khói từ lò nấu thanh trùng, khu giặt nên gần trung tâm thanh trùng. Nhiều bệnh viện không còn tổ chức khu giặt trong khuôn viên mà thuê các xí nghiệp giặt chuyên nghiệp làm việc này.

Hình 2-55. Dây chuyền khu giặt

77


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Nhà xe và xưởng bảo trì Chứa các xe cấp cứu, xe vận tải và xe con (công và tư nếu có). Vì phải phục vụ 24/24 nên cần có nơi nghỉ ngơi và cả chờ ngủ cho tài xế. Nói chung nhà xe nên độc lập khỏi khối nhà chính để tránh gây ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh nhân. Các bệnh viện hiện đại ngày nay cũng cần có xưởng sửa chữa bao gồm những thiết bị chuyên dụng để sửa chữa khi cần thiết, có thể có thêm trạm xăng dầu. Kho Có nhiều loại kho khác nhau (kho sạch, kho bẩn, kho dụng cụ, kho đồ vải, kho thuốc…) trong bệnh viện. Tuy là thành phần phụ trợ nhưng vô cùng cần thiết và phải được bộ phận quản lý giám sát chặt chẽ. Khi nói đến dây chuyền sạch, bẩn, các kho cần được bố trí ở vị trí thích hợp để đảm bảo vệ sinh. Khu thay đồ Bao gồm các khu dành cho bệnh nhân (ở các khu chẩn đoán hình ảnh…), khu thay đồ dành cho y bác sĩ. Các khu được phân biệt nam/nữ. Mỗi khu bao gồm các ngăn tủ gửi đồ, phòng tắm, vệ sinh, nơi nghĩ, có thể có vài giường ngủ. Khu dịch vụ thương mại Ngày nay, các dịch vụ thương mại cũng trở thành một nhu cầu thiết yếu trong bệnh viện, chức năng này thường gắn với sảnh và bao gồm: các shop quần áo, thực phẩm, cắt tóc, may đồ, tiệm ăn, căn tin => người bệnh mới không có cảm giác mình bị cách ly khỏi xã hội. 2.5. Đặc điểm về kỹ thuật

2.5.1. Hệ kết cấu chịu lực Nên chọn hệ thống lưới cột kết cấu chịu lực phù hợp với phần lớn kích thước phòng ngủ của các bộ phận. Cần phải cân nhắc: - Khoảng cách nhịp kinh tế cao nhất cho từng loại kết cấu: bê tông cốt thép, thép… - Chiều cao dầm: không chiếm không gian quá nhiều, ngăn cản các đường ống treo theo chiều ngang. Nên sử dụng hình thức sàn không dầm để giảm chiều cao nhà. - Sơ đồ kết cấu kiểu khung cho phép bố trí linh hoạt hơn kiểu tường chịu lực. - Vật liệu: có thể là BTCT hay khung thép bọc gạch hay bê tông. Nhà cao tầng dùng khung thép sẽ nhẹ nhàng hơn (VD: Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM) và thi công được nhanh chóng, đồng thời giảm tiết diện cột tại các tầng thấp.

78


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

2.5.2. Hệ thống phòng cháy chữa cháy Khi lựa chọn giải pháp tổ chức không gian kiến trúc bệnh viện, cần lưu ý chọn phương án thuận lợi cho việc PCCC. Một số yêu cầu: - Có đường cho xe cứu hỏa hoạt động hiệu quả trong toàn khu. - Cự ly bố trí cầu thang đến các phòng xa nhất và quy cách được chọn theo các yêu cầu thoát người khi có sự cố, cự ly tối đa này là 25m. Vì vậy các đơn nguyên (thường dài hơn 30m) nên có cầu thang ở 2 đầu. - Các cửa chính đóng mở từng khu, phòng phải mở cánh cửa về phía thoát người. - Bố trí mạng lưới thiết bị tủ PCCC. - Riêng hệ thống vòi phun tự động (Sprinker) có thể bố trí rải đều hay vì lý do kinh tế chỗ ở các phòng không có người đến thường xuyên.

2.5.3. Hệ thống điện • Với bệnh viện lớn cần có các hệ thống điện: - Hai hệ thống điện từ lưới điện của địa phương dẫn đến 2 nguồn hạ thế khác nhau (đường dây khác nhau). - Hệ thống điện dự phòng (máy phát đủ công suất): cần chú ý bố trí máy phát điện dự phòng, trạm biến thế. • Thiết kế hệ thống cấp điện theo nguyên tắc: bệnh viện không bao giờ mất điện và chuyển mạch tức thì khi 1 hệ thống gặp sự cố. • Tối thiểu các hạng mục sau đây phải luôn đảm bảo có điện: - Khu mổ - Khu cấp cứu - Khu sinh, dưỡng nhi - Ngân hàng máu - Phòng bệnh nhân nặng - Trạm bơm chữa cháy - Thang máy đặc biệt để thoát nạn, đèn chỉ dẫn thoát nạn. • Hệ thống điện cũng phải đi theo cùng hệ thống ống gain kỹ thuật nhưng không đi chung với hệ thống dây mạng công nghệ thông tin.

2.5.4. Hệ thống nước Gồm hệ thống cấp nước sạch và thải nước bẩn. Hệ thống nước sạch yêu cầu phải có:

79


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

- Bể nước dự trữ chứa nước đến từ hệ thống cấp nước công cộng, bể này bố trí tại tầng trệt hay bố trí ngầm dưới đất. - Bể nước tạo áp lực đặt trên cao, thường đặt trên sân thượng. Dung lượng nước phải bao gồm cả nước chữa cháy và nước sinh hoạt. Nước thải bệnh viện gồm: - Các vi sinh vật, vi khuẩn, virus thải ra từ bệnh nhân hay bệnh phẩm có thể dẫn đến lây lan. - Các chất kháng sinh và các dược chất, kể cả chất phòng xạ (dùng trong chẩn đoán và điều trị). - Các hóa chất và kim loại được thải ra trong các hoạt động của bệnh viện (hóa chất xét nghiệm và sản phẩm, các kim loại có trong các thiết bị dụng cụ y tế). - Các chất thải giống như nước thải sinh hoạt.

Hình 2-56. Quy trình xử lý nước thải bệnh viện

2.5.5. Hệ thống khí y tế, hút chân không, gas đốt Các ổng oxy phải được chôn ngầm trong tường, dẫn đến từng giường bệnh nhân và những nơi cần cho việc điều trị bệnh nhân. Thông thường, bệnh viện nhập oxy dưới dạng lỏng và chế biến thành dạng khí dẫn vào hệ thống ống nói trên. Vị trí xưởng chế tạo oxy phải được cân nhắc kỹ vì là nơi dễ cháy nổ. Hệ thống hút chân không cũng tương tự như vậy. Xưởng oxy hay hút chân không nên để xa các nơi có nhiều người qua lại, vì vậy nên ở góc sân xa ngôi nhà chính. Để ở tầng hầm là rất nguy hiểm. Để tiết kiệm có thể thiết kế hệ thống cục bộ và sử dụng bình oxy và máng hút chân không di động.

2.5.6. Hệ thống xử lý chất thải

80


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Căn cứ theo thống kê của bộ y tế Việt Nam vào tháng 6/2001 lượng rác phát sinh đối với bệnh viện đa khoa là 1,5kg/1 giường bệnh. Trong đó 80% là rác thải sinh hoạt, 20% là rác y tế. Các chất thải như rác y tế, nước bẩn cần có các thiết bị xử lý hay thiêu trước khi thải ra hệ thống thu gom rác

2.5.7. Hệ thống điều hòa không khí, kiểm soát vô trùng Có 2 giải pháp: cục bộ và tập trung. Hệ thống tập trung kinh tế hơn nhưng cần có hệ thống lọc và khử trùng không khí để chống lây truyền bệnh theo đường dẫn không khí. Hệ thống cục bộ tốn thiết bị hơn nhưng sử dụng linh hoạt và ít nguy cơ bị lây nhiễm theo không khí. Cần bố trí điều hòa không khí cho các gian phòng sau: phòng mổ, phòng đỡ đẻ và dưỡng nhi, phòng pha chế vô trùng, phòng để máy có độ chính xác cao và kho thuốc quý, phòng bệnh nhân trong khoa hồi sức cấp cứu.

2.6. Đặc trưng khí hậu tự nhiên thành phố Đà Nẵng:\

2.6.1. Vị trí địa lý: Khu đất tọa lạc tại phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 10km, cách biển 5km, cách quốc lộ 1A 2km. Được bao quanh bởi trục đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Mai Đăng Chơn là các trục đường lớn kết nối giữa quận Hòa Ngũ Hành Sơn với quận Hòa Vang và tỉnh Quảng Nam    

Phía Đông, Đông Nam giáp khu nhà người dân Phía Tây, tây Bắc giáp công viên và khu nhà ở người dân Phía Nam giáp khu nhà ở người dân Phía Bắc giáp khu nhà ở người dân

Phân tích giao thông tiếp cận Tiếp giáp 2 mặt đường có lộ giới rộng, liên kết với các tuyến đường chính thuận tiện cho việc đi lại, cấp cứu.

81


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

VỊ TRÍ KHU ĐẤT

82


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

2.6.2. Các đặc điểm khí hậu Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan ở miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,8 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28 30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4% Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 2, 3, 4, trung bình 28-50 mm/tháng.[31] Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.038 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 214 đến 247 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 100 đến 130 giờ/tháng. Mỗi năm, Đà Nẵng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ một đến hai cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới Trực xạ mặt trời mặt ngang tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM Nửa bên trái – tháng 12 - 5 năm sau; Nửa bên phải – tháng 6 -11

83


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Trực xạ mặt trời (TXMT) khi chiếu qua vỏ kính vào nhà có thể gây ra một số tác động đến các môi trường trong nhà: Môi trường nhiệt: Trong trường hợp cửa sổ đóng, TXMT xuyên qua cửa sẽ gây ra “hiệu ứng nhà kính” nung nóng không khí trong phòng. Khi chiếu trực tiếp lên các bề mặt nhà, TXMT cũng làm nóng các bề mặt này. Trong cả 2 trường hợp, sẽ làm nóng môi trường vi khí hậu (VKH), ảnh hưởng đến cảm giác nhiệt của con người, đặc biệt là trong mùa nóng ở Việt Nam; Môi trường ánh sáng: TXMT có cường độ cao, khi chiếu lên các bề mặt sẽ gây “lóa” trực tiếp hoặc phản xạ, có ảnh hưởng xấu đến tiện nghi thị giác Vệ sinh môi trường: TXMT có tác dụng diệt vi khuẩn, nấm mốc, làm sạch hơn môi trường không khí trong nhà, đặc biệt trong khí hậu nóng ẩm; Sử dụng năng lượng: Nếu như trong vùng khí hậu lạnh, TXMT vào nhà nung nóng không khí, có thể giảm bớt năng lượng sưởi ấm trong những ngày đông lạnh giá, thì trong vùng khí hậu nóng, TXMT lại làm tăng tải trọng lạnh của hệ thống điều hòa không khí (ĐHKK) làm giảm hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà. Vì vậy trong các công trình đóng kín ĐHKK, quy chuẩn xây dựng Việt Nam (QCVN 09:2013/BXD) đã quy định các giá trị OTTV, SHGC mà các công trình này phải tuân theo. Kết luận khí hậu TP Đà Nẵng Đà Nẵng có tới 85,42% thời gian thời tiết trong năm trong vùng dễ chịu, 8,85% thời tiết mát ẩm. Thời tiết lạnh vừa chỉ có 4,53% (~400 giờ/năm) không có thời tiết lạnh và rất lạnh. Thời tiết nóng là 1,2% thời gian (~105 giờ /năm), không có rất nóng ẩm và rất nóng khô, tuy cũng chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng. Tổng cộng bốn loại thời tiết từ “lạnh vừa” đến “nóng” ở Đà Nẵng chiếm 100% thời gian trong năm nên quanh năm có thể mở rộng cửa TGTN, hỗ trợ thêm bằng các giải pháp năng lượng thấp (quạt gió, quạt trần…), không cần hệ thống ĐHKK. Tháng 4-8 là những tháng nóng nhất trong năm nhưng nhờ ảnh hưởng của gió biển nên giảm bớt cảm giác nóng. -> Đà Nẵng là một trong những thành phố có khí hậu sinh học tốt nhất nước ta, rất thuận lợi về điều kiện tiện nghi cho con người. Mặc dù Đà Nẵng là một thành phố có sinh khí hậu tốt nhất, nhưng để đề xuất công trình kiến trúc đảm bảo là một thiết kế sinh khí hậu thì nên chọn lựa chiến lược thiết kế phù hợp thích ứng với khí hậu địa phương (theo danh sách ưu tiên)

84


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

15 Chiến lược thiết kế kiến trúc sinh khí hậu 1. Cách nhiệt cho kết cấu; 2. Thu nhiệt bức xạ mặt trời; 3. Giảm nhận nhiệt mặt trời trên kết cấu; 4. Điều khiển độ trễ của dòng nhiệt qua kết cấu vào nhà; 5. Giảm trực xạ mặt trời vào phòng; 6. Tăng cường thông gió tự nhiên; 7. Tránh gió lạnh và mất nhiệt; 8. Tăng cường làm mát bằng bay hơi nước; 9. Giảm “Hiệu ứng đảo nhiệt đô thị” (Urban Heat-island Effect); 10. Lợi dụng môi trường tự nhiên; 11. Thông gió cơ khí; 12. Tăng cường bức xạ làm mát; 13. Tích lũy nhiệt; 14. Điều hòa không khí nhân tạo; 15. Sử dụng năng lượng tự nhiên;

85


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU

86


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU 3.1. Các yếu tố cảnh quan Bản thân công trình chính là yếu tố cảnh quan đối với khu vực xung quanh. Mỗi công trình kiến trúc được xây dựng lên đều ảnh hưởng đến nơi mà nó hiện hữu. Một công trình đẹp hay không còn phụ thuộc vào sự tương tác với cảnh quan thiên nhiên, công trình lân cận và tác động đến môi trường,.. Việc xây dựng thiết kế càng ít tác động đến môi trường xung quanh càng tốt. Tác động của thiên nhiên đến sức khỏe Theo các chuyên gia, chỉ 15 phút phơi nắng nhẹ mỗi ngày (không dùng kem chống nắng) giúp giảm 67% rủi ro bị đau khớp, đông thời trì hoãn tự tiến triễn của bệnh viêm khớp và loại bỏ chứng nhức cơ trong thời gian ngắn. Cây lá chắn tia cực tim ngăn chặn bệnh ung thư da là hình thức phổ biến nhất của ung thư trên thể giới. Cây giảm tiếp xúc với tia UV-B khoảng 50%. Do đó cần trồng nhiều cây có bóng râm tại các băng ghế dừng chân, dọc đường đi, gần các khối nội trú trong bệnh viện. Cây cối giúp cho con người cảm thấy thoải mái, tăng cường hô hấp và giảm stress. Những người làm việc tại môi trường có nhiều cây cảnh cảm thấy năng suất lao động tăng 38%, khả năng sáng tạo tăng 45% và mức độ hạnh phúc tăng 47%. Cây xanh làm sạch không khí, hấp thụ mùi hôi và cá khi gây ô nhiễm, giữ lại các hạt bui trên lá, thân của chúng tạo ra môi trường trong lành. Những bệnh nhân được điều trị tại những căn phòng có trang trí cây cảnh cho biết họ cảm thấy ít đau đơn, lo lắng và mệt mỏi, có nhịp tim và huyết áp ổn định, cảm thấy vui vẻ hơn so với những bệnh nhân được điều trị tại những căn phòng không có cây xanh.

The Cleveland Clinic, United States

87


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

3.1.1. Kiến trúc Các công trinh công cộng có yếu tố cộng đồng thường được định hướng thiết kế “nổi bật, điểm nhấn” nhằm tạo ra sự thu hút và thể hiện phần nào cái tôi của người thiết kế. Tuy nhiên công trình bệnh viện là công trình công cộng mang những đặc thù y tế yêu cầu chặt chẽ về công năng nên lựa chọn hình thức rõ ràng, nhận biết được không gian qua hình khối và hài hòa với xung quanh. Hòa hợp với yếu tố tự nhiên: các công trình trong quá trình xây dựng hay sau khi đã xây dựng xong càng ít tác động đến tự nhiên càng tốt. Bản thân tự nhiên luôn có trước và sự sắp đặt của nó luôn có lý lẽ, khi chúng ta can thiệp phải xem xét một cách cẩn thận. Nếu tuân thủ theo quy luật tự nhiên, công trình càng dễ bền vững , giảm chi phí và bên cạnh đó việc giải quyết chất thải, khí thải, nước thải cũng nên được đưa lên hàng đầu. Hỗ trợ tự nhiên: xu hướng mới của công trình hiện đại là giảm áp lực lên tự nhiên, thậm chí còn mô phỏng chức năng sinh học để trả lại sự cân bằng. Một số tòa nhà có mặt đứng tảo xanh quang hợp, pin mặt trời trên mái, thông gió chiếu sáng tự nhiên để giảm năng lượng tiêu thụ,... Đó là xu hướng chung và bệnh viện cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

88


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Mặt đứng và giải pháp che nắng Kiến trúc bệnh viện trước đây thường dùng hoa gió lam làm mặt đứng phù hợp với khí hậu địa phương. Nhưng gần đây, kiến trúc xanh kiến trúc mô phỏng sinh học được sử dụng rộng rãi và trở thành xu hướng của thế giới. Mặt đứng bệnh viện Thống Nhất và bệnh viện Chợ Rẫy sử dụng lam tạo hình mặt đứng và giúp thông gió chiếu sáng phù hợp khí hậu nhiệt đới ẩm.

Giải pháp che nắng: dùng mái che có giàn cây leo, mặt đứng lam kết hợp cây leo để giảm ánh nắng trực tiếp vào công trình nhưng vẫn nhận được ánh sáng. Cây đan xen vào khối công trình, bệnh viện cộng đồng Jurong ở Singapore là một ví dụ nhứ thế. Bất kì khoảng trống đều có thể được tận dụng làm mảng xanh. Các vườn cây này nằm ở tầm nhìn của bệnh nhân ở khu nội trú, nơi họ có thể dễ dàng chạm được chứ không chỉ ngắm nhìn. Trồng cây trên mái, kết hợp pin năng lượng mặt trời, tiết kiệm năng lượng cho công trình.

89


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Bệnh Viện Cộng Đồng Jurong Ở Singapore

Vật liệu Hướng tới mục tiêu gia tăng hiệu quả khám – chữa bệnh và đáp ứng nhu cầu phục vụ ngày càng cao của người dân, các công trình kiến trúc bệnh viện cũng dần phát triển theo hướng hiện đại hóa, không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, tạo hình mà còn nâng cao các điều kiện an toàn sinh học, hóa học, phòng chống cháy nổ, chống ồn. Chính vì thế, các loại vật liệu xây dựng và hoàn thiện cũng được lựa chọn, quan tâm nhiều hơn, góp phần quan trọng vào thành công của các công trình. Nếu như trước kia, kiến trúc mặt tiền thường được các kiến trúc sư sử dụng vật liệu gạch nung truyền thống thì nay các loại vật liệu mới như hệ khung kim loại vách kính, tấm ốp composite, đá tự nhiên… được ưu tiên nhiều bởi ưu điểm mặt sáng, mang lại diện mạo mới năng động hơn, hiện đại hơn, xóa bỏ được hình ảnh khô cứng và cục mịch. Ví dụ như thiết kế Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, nếu nhìn tổng quan mặt ngoài thì đây không khác gì một tòa nhà công nghệ hay trụ sở của công ty truyền thông nào đó. Việc sử dụng vật liệu kính cho toàn bộ mặt trước công trình cùng với thiết kế hành lang rộng được đánh giá có kiến trúc không khác gì các tòa nhà văn phòng cao cấp hay khách sạn hạng sang. Xu hướng sử dụng các loại vật liệu xây dựng “xanh” cũng được các chủ đầu tư tăng cường sử dụng ở nhiều hạng mục khác, trong đó có cửa đi, cửa sổ. Tiêu biểu như cửa nhựa uPVC sử dụng thanh profile sản xuất theo tiêu chuẩn “Greenline” không chứa chì độc hại; cửa nhôm có độ bền cao, chống xước, không bị ăn mòn bởi hóa chất thông thường hay tác động thời tiết, thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế sau vòng đời sử dụng; cửa gỗ sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng, đã được xử lý biến tính, hạn chế tình trạng cong vênh, co ngót, mối mọt… Ngoài ra, cửa tự động, cửa thủy lực… cũng góp phần làm tăng thêm vẻ hiện đại, sang trọng cho các công trình, thuận tiện cho người sử dụng. Tại khu vực phía Nam, một trong số những dự án có quy mô xây dựng lớn đã sử dụng các loại cửa hiện đại, với nhiều tính năng ưu việt như Bệnh viện Nhi đồng TPHCM. Với hơn 11.000m2 vách kính bao che, vách kính mặt dựng thông tầng, hệ cửa sổ bao gồm các loại: cửa sổ mở hất, cửa sổ mở quay, cửa sổ mở

90


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

trượt, cửa đi… cũng đã được triển khai lắp đặt. Việc sử dụng vật liệu kính và sản phẩm cửa cao cấp nhằm tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, tạo view đẹp ngắm nhìn cảnh quan sinh động đầy màu sắc ngoài khuôn viên, mang đến không gian yên tĩnh, thư giãn, mát mẻ, an toàn cho các bệnh nhân nhi, trong khi vẫn đảm bảo tiêu chí tiết kiệm điện năng, thân thiện với môi trường.

3.1.2. Yếu tố sinh thái Các yếu tố sinh thái được đề cập trong phần này là: cây xanh, mặt nước, tiểu địa hình, sinh vật cảnh. Ngoài các chức năng sinh học, chức năng thẩm mỹ, các yếu tố sinh thái còn được chứng minh là có tác động đến tâm lý. Trong môi trường bệnh viện đầy căng thẳng ngột ngạt, cá yếu tố sinh thái được xem là một giải pháp tâm lý hiệu quả tác động mạnh mẽ lên bệnh nhân, thân nhân và nhân viên y tế, tác động trực tiếp đến quá trình và kết quả điều trị. Các bệnh nhân nội trú phải đối mặt với những ngày tháng dài điều trị tại bệnh viện, tinh thần lẫn sức lực đều dễ trở nên kiệt quệ, họ sẽ cần những khuôn viên xanh mát, đem lại sự bình yên, thoải mái, làm tăng khả năng chống chọi bệnh tật và phục hồi nhanh hơn. Đối với những bệnh nhân ngoại trú, khi bước đến bệnh viện. họ phải trải qua hàng loạt quá trình chờ đợi trong lúc khám bệnh, sự chờ đợi cùng với mối lo bệnh tật sẽ tạo nên cảm giác căng thẳng nặng nề. Việc đan xen không gian cây xanh thông thoáng cho các khu vực chờ sẽ giảm đi phần nào định kiến về những hình thức bệnh viện cứng nhắc, thân thiện hơn với bệnh nhân và môi trường. Với cá y bác sĩ, họ phải đối mặt với những áp lực công việc đòi hỏi độ chính xác cao, không gian luôn có mùi thuốc khử vô trùng, phải tiếp xúc với nhiều người mỗi ngày. Áp lực công việc cũng tăng lên từng ngày kèm theo trực ca

91


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

đêm và những ca phẫu thuật kéo dài. Sự gò bó về không gian chính là yếu tố gia tăng sự căng thẳng, tất nhiên là không thể xóa bỏ được tình trạng trên nhưng vẫn có biện pháp cải thiện chẳng hạn như đi dạo trong không gian có nhiều cây xanh. Ứng dụng trị liệu Vườn thẳng đứng giúp tiết kiệm không gian mà vẫn đưa được mảng xanh vào công trình. Ở bệnh viện, vườn thẳng đứng được tậng dụng trông các loại cây lọc bụi xen kẽ với cây thảo mộc giúp thư giãn tinh thần.

Đưa mặt nước cùng cây xanh vào công trình giúp điều hòa khí hậu, làm môi trường mát và trong sạch hơn. Trong điệu kiện khí hậu khắc nghiệt của miền trung. Vì công trình bệnh viện nên đòi khỏi phải có khoảng không gian rỗng lớn vì thế việc tạo ra mặt nước trong công trình giúp điều hòa không khí khi vào mùa nóng. Các không gian công cộng được bố trí cây xanh nội thất kết hợp với ánh sáng nội thất đem lại sự sang trọng lung linh, không còn cảnh tượng nhếch nhác của bệnh viện thông thường. Cây xanh trong nội thất giúp lọc không khí, hơi nước tiết ra từ lá cây giảm nhiệt độ môi trường xung quanh, làm giảm tải cho các thiết bị máy móc điều hoà không khí. Mặt khác cách bố trí các cụm cây xanh giúp phân chia luồng giao thông trong sảnh, hành lang.

92


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

3.1.3. Không gian cảnh quan tổng thể Đề xuất không gian dạo chơi, công viên cho khoa nhi và khối điều trị nội trú đồng thời cũng cho thấy sự ảnh hưởng của màu sắc người bệnh.

 

Màu đỏ: Màu đỏ có tác dụng kích thích huyết mạch, giúp lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể. Vì vậy thường dùng để điều trị các bệnh như huyết áp thấp, bị liệt, bệnh thấp khớp và thiếu máu. Màu da cam: Màu da cam kích thích các dây thần kinh, dùng trong điều trị sỏi thận, sỏi mật, chứng thoát vị và bệnh viêm ruột thừa, đồng thời giúp vú tăng tiết sữa ở những phụ nữ mới sinh. Màu tím : Màu tím rất có lợi cho hệ thần kinh và rối loạn cảm xúc, bệnh viêm khớp và chứng mất ngủ. Màu vàng: Màu vàng rất tốt cho hệ tiêu hoá, giúp nhuận tràng, lợi tiểu và là chất kích thích não, nó cũng giúp điều trị bệnh tiểu đường, táo bón, rối loạn gan, thận, viêm thanh quản và bệnh giang mai. Màu tía : Màu tía hay màu chàm rất hữu ích trong việc điều trị rối loạn dạ dày, ra khí hư và chứng đau nửa đầu, có hiệu quả làm lành bệnh đục thuỷ tinh thể và các bệnh ở tai. Màu xanh lá cây : Có tác dụng giảm đau và an thần rất tốt, màu xanh lá điều trị hiệu quả các bệnh sốt, ung nhọt, viêm loét, bệnh cúm, cảm lạnh, rối loạn chức năng tình dục, ung thư và các loại viêm nhiễm. Màu xanh da trời: Màu xanh da trời có tác dụng giảm đau, giảm chảy máu và làm lành các vết bỏng, rất hữu dụng trong việc điều trị các cơn đau bụng, bệnh hen suyễn, rối loạn hệ tiêu hoá, bệnh huyết áp cao.

-Tính nhịp nhàng và hài hòa -Tính thuận tiện -Tính thưởng ngoạn -Tính trật tự

93


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Bệnh Viện Cộng Đồng Jurong Ở Singapore

3.2. Ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến thiết kế bệnh viện 3.2.1. Sự phát triển của công nghệ thông tin trong y học Bệnh viện là nơi đáng sợ đối với nhiều người. Nhưng ngày nay, kết quả của bệnh nhân tốt hơn bao giờ hết, và điều đó phần lớn là do những tiến bộ trong công nghệ. Kỹ thuật phẫu thuật, chụp ảnh cao cấp, hồ sơ y tế điện tử và điều trị y tế từ xa đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ tổng quát. Các kỹ thuật hiện đại này đã được hỗ trợ bằng phần mềm tin học chuyên dụng, điều đó thể hiện vai trò công nghệ thông tin (CNTT) là động lực phát triển cho nhiều chuyên ngành y học khác nhau. Trong thời gian qua, công tác khám chữa bệnh ở nước ta đã ứng dụng thành công nhiều thành tựu khoa học công nghệ y học tiên tiến ngang tầm với các nước trong khu vực, đó là các kỹ thuật mổ nội soi, siêu âm màu, siêu âm 3 chiều, chụp và nong động mạch vành tim, cộng hưởng từ hạt nhân, phẫu thuật pha-co, thụ tinh trong ống nghiệm, ghép tủy, ghép thận, mổ laser…tuy nhiên so với thế giới sự tiến bộ ấy còn chậm. Điều này làm cho hiệu quả trong khám chữa bệnh chưa thật sự theo kịp quốc tế. Hình thức chữa bệnh trực quang trong phòng bệnh nội trú

94


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Tầm quan trọng cuả công nghệ thông tin trong y học thế giới Xét ở góc độ kiến trúc, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT hiện nay trong y học cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến không gian kiến trúc. Ở nhiều nước khác, hệ thống tự động hóa trong quản lý tạo ra một môi trường y học chuyên nghiệp, đảm bảo cho bệnh nhân có tâm lý thoải mái và dần dần rút ngắn thời gian chữa bệnh rất nhiều. Hệ thống robot cũng tạo ra một cuộc cách mạng khi dần dần thay thế trong nhiều khâu như soạn và vẫn chuyển thuốc đúng theo từng bệnh nhân, chẩn đoán bệnh, mổ tự động… Vì thế, không gian kiến trúc cũng thay đổi để phù hợp với hệ thống công nghệ kỹ thuật được sử dụng, không gian sử dụng rộng rãi hơn, thay vào đó các hệ thống máy móc, đều khiển dần được xếp gọn gàng hơn (có thể ẩn vào trong tường, trần, sàn…). Ví dụ: Phòng phẫu thuật phối hợp ( Hybrid Operating Room) Mỗi công nghệ y tế mới đòi hỏi một môi trường thích hợp trong bệnh viện. Nó đòi hỏi một giao thức phẫu thuật mới; nhân viên phải được đào tạo; và, công nghệ cần phải làm việc hiệu quả với các công nghệ hiện có khác. Thách thức của việc phối hợp các công nghệ mới đang được đáp ứng trong những phòng phẫu thuật phối hợp. Đây là một cách nghĩ mới về chức năng của một phòng mổ, và nó đòi hỏi thiết kế nội thất sáng tạo, một loạt các máy móc hiện đại và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, những người luôn cởi mở với tiềm năng của cách tiếp cận mới này. Các phòng phẫu thuật phối hợp thường lớn hơn các phòng phẫu thuật truyền thống vì chúng bao gồm: máy chụp ảnh y tế, chẳng hạn như máy quét CT và thiết bị chụp cộng hưởng từ (MRI). Những máy này có sẵn cho nhân viên chăm sóc y tế phòng phẫu thuật để cung cấp hình ảnh tốt nhất với kết quả ngay lập tức nhất, cho phép các bác sĩ thực hiện các cuộc giải phẫu xâm lấn tối thiểu. Tùy thuộc vào hệ thống chẩn đoán hình ảnh được chọn, một phòng phẫu thuật phối hợp có diện tích tối thiểu 70 m2 vuông bao gồm một phòng điều khiển nhưng không bao gồm một phòng kỹ thuật và các khu vực chuẩn bị. Các chế phẩm bổ sung của phòng cần thiết là lớp bảo vệ chì 2-3mm và sàn hoặc trần có khả năng chịu lực để giữ trọng lượng bổ sung của hệ thống chẩn đoán hình ảnh (khoảng 650-1800 kg).

Hình ảnh hai phòng phẫu thuật phối hợp

95


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Người bệnh và bệnh viện được lợi nhờ ứng dụng CNTT Bệnh viện Bạch Mai là một trong những đơn vị tiên phong của bệnh viện đã áp dụng thử nghiệm đưa thẻ khám chữa bệnh điện tử, nhỏ gọn với rất nhiều tiện ích cho bệnh nhân. Người bệnh sở hữu thể khám chữa bệnh có được mã số, mật khẩu có thể truy cập vào trang web bệnh viện bất cứ lúc nào để xem hồ sơ bệnh án cá nhân, liên hệ trực tiếp với bác sĩ khám chữa bệnh… và khi đến khám tại bệnh viện khônng phải mang giấy tờ cá nhân.

Hình ảnh thẻ khám chữa bệnh

Hình ảnh robot chuẩn đoán bệnh

Ở nhiều nước, từ thông tin được lưu trong máy chủ bệnh viện thông qua thẻ KCB, hệ thống robot sẽ phân tích và phân phát thuốc cho từng bệnh nhân một cách chính xác và nhanh chóng (đối với bệnh nhân nội trú). => Giải quyết nhanh chóng vấn đề thủ tục, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả chữa bệnh. Đây là xu hướng mà VN cần hướng đến để nâng cao sức khỏe cộng đồng. 3.2.2. Ứng dụng công nghệ trong dây chuyền vận hành Quản lý hồ sơ bệnh án Một số bệnh viện sử dụng thẻ KCB để lưu hồ sơ bệnh án vào hệ thống máy chủ của bệnh viện. Ở một số nước, thẻ KCB ở dạng vòng đeo tay “wristband”.

Vòng đeo tay "wristband"

Quá trình quản lý bệnh án có hiệu quả đã làm thay đổi một phần không gian kiến trúc. Không gian chờ khám bệnh trong các khu nội trú được nhỏ gọn hơn vì giờ đây bệnh nhân sẽ được hướng dẫn trực tiếp từ vòng đeo tay điện tử để khám bệnh theo đúng yêu cầu và bác sĩ có thể nắm được tình hình bệnh nhân.

96


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Phân phối, vận chuyển thiết bị, dược phẩm: Hiện nay, rất nhiều bệnh viện trên thế giới sử dụng robot để vận chuyển thiết bị, bệnh nhân, dược phẩm… Hầu hết bệnh viện có robot phục vụ hiện nay đang điều khiển quá trình tự động hóa này thông qua hệ thống máy chủ AGV. Robot di chuyển bằng các cảm biến giúp nó nhận định đường đi và vị trí cần vận chuyển. Quá trình tự động hóa cũng được ứng dụng trong các không gian chuyên biệt như phòng chế thuốc, không gian thí nghiệm y học, kho thuốc… Hỗ trợ chẩn đoán và khám, chữa bệnh Chẩn đoán là bước quan trọng cần phải làm trước khi khám chữa bệnh. Việc chẩn đoán càng chính xác bao nhiêu thì việc khám chữa bệnh càng hiệu quả bấy nhiêu.

3.3. Vi khí hậu cho khu nội trú: Theo thông tư số 26/2016/TT-BYT Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu- Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc Vi khí hậu nơi làm việc (Microclimate in the workplace): điều kiện khí tượng của môi trường nơi làm việc, gồm sự tác động tổng hợp của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí, nhiệt độ của các bề mặt vật dụng và thiết bị xung quanh tới người lao động. Phương pháp xác định vi khí hậu theo TCVN 5508 – 2009: không khí vùng làm việc – yêu cầu về điều kiện vi khí hậu và phương pháp đo Loại lao động

Khoảng nhiệt độ không khí

Độ ẩm không khí (%)

Tốc độ chuyển động không khí (m/s)

Cường độ bức xạ theo diện tích tiếp xúc (W/m2)

Nhẹ

20 đến 34

40 đến 80

0.1 đến 1.5

35 khi tiếp xúc trên 50% diện tích cơ thể người

Trung bình

18 đến 32

40 đến 80

0.2 đến 1.5

70 khi tiếp xúc trên 25% đến 50% diện tích cơ thể người

Nặng

16 đến 30

40 đến 80

0.3 đến 1.5

100 khi tiếp xúc dưới 25% diện tích cơ thể người

97


BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÀ NẴNG

Một khu vườn tre được trồng trên 1 sàn kỹ thuật để cung cấp cho các phòng ICU tầm nhìn yên tĩnh và ánh sáng ban ngày đầy đủ cho gia đình và nhân viên chăm sóc cho bệnh nhân trong điều kiện khắc nghiệt nhất. (Massachuset General Hospital) KẾT LUẬN: Chuyên đề đi từ các vấn đề và nhu cầu xã hội để tìm từ phần gốc ngọn ban đầu của công trình bệnh viện đa khoa: các yếu tố hình thành, lịch sử phát triển,… vì công việc thiết kế không thể tách rời khỏi bản chất của công trình, nhất là ở thể loại công trình công cộng, nơi phục vụ số đông cộng đồng. Sau khi đúc kết và trình bày những yếu tố đó, nghiên cứu đi đến giới thiệu sơ lược về tổng quan dây chuyền công năng bệnh viện, tìm được cơ sở để xác định được nhiệm vụ thiết kế trong tương lai. Dựa trên các tổng hợp phân tích những tính chất đặc thù trong các không gian chức năng, các yếu tố tác động từ xã hội môi trường mà đưa ra những giải pháp cơ bản về hình thức thẩm mỹ kiến trúc. Bên cạnh đó, nghiên cứu chuyên sâu về các yếu tố cảnh tố cảnh quan trong môi trường công trình bệnh viện cũng là tiền đề để giải quyết những vướng mắc trong quá trình thiết kế, áp dụng vào đồ án sau này. Tham khảo một số tài liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn ở Việt Nam và thế giới để đúc kết được ưu nhược điểm và đưa ra cách khắc phục. Qua đó cũng chắc lọc được những thông tin quan trọng, cần thiết từ các tài liệu chung và tổng quát để tránh lan man, rời rạc, không trọng tâm. Khó khăn và thiếu sót của nghiên cứu là các dữ liệu tiếu chuẩn, quan niệm đều chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định, các dữ liệu đó đều sẽ thay đổi theo xã hội, nên phải liên tục cập nhật, điều chỉnh bổ sung để không bị lạc hậu thông tin, cổ hủ cố chấp trong sáng tạo. -Kiến nghị: +Về cảnh quan Với đặc trưng nằm ở vùng có khí hậu khắc nghiệt như TP Đà Nẵng việc đưa cây xanh hồ nước là điều tất yếu, không chỉ tạo cảnh quan cho công trình, tăng độ ẩm mà thông qua đó có thể đề xuất tạo công viên cây xanh cho bệnh nhân nội trú

98


CHƯƠNG 4: PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 365 – 2007: Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa. TCVN 4470 : 2012: Tiêu chuẩn thiết kế Bệnh viện đa khoa.

Kiến trúc Bệnh viện đa khoa, Đặng Thái Hoàng New Hospital Buildings In Germany vol 1 - Philipp Meuser, Christoph Schirmer

Tiêu chuẩn 52TCN – CTYT 37 : 2005 – Tiêu chuẩn thiết kế Khoa Xét nghiệm Bệnh viện đa khoa – Tiêu chuẩn ngành.

Richard L.Miller. Hospital and Healthcare Facilities Design, 2012

Tiêu chuẩn 52TCN – CTYT 38 : 2005 – Tiêu chuẩn thiết kế Khoa Phẫu thuật Bệnh viện đa khoa – Tiêu chuẩn ngành.

Designing workplaces for safer handling of patients/residents - Hon Bob Cameron

Tiêu chuẩn 52 TCN - CTYT 0040: 2005: Tiêu chuẩn thiết kế khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện đa khoa Tiêu chuẩn ngành. QCXDVN 01–2008/BXD: “Quy hoạch xây dựng”. QCXDVN 04 – 2008/BXD: “Nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe”.

Medical/surgical inpatient units intensive care nursing units, 2011

Miami Valley hospital heart orthopedic center, Dayton, Ohio

&

and

Planning Hospitals of the Future, Perkins Eastman Massachuset General Hospital Accountable Design for Accountable Care, Nicholas Watkins, Julie Zook, Ph.D. Candidate Whitney Austin Gray, Ph.D.Richard Saravay

Hướng dẫn, sổ tay thiết kế

Space Planning Guide for Community Health Care Facilities

Neufert Architects’ Data

Handbook to Build an Hospital

The Architects’ Handbook

https://data.oecd.org/healtheqt/hospit al-beds.htm

Time – saver Standards for Building Types Metric Handbook Design Data Layout – standard

hospital

Planning –

and

Australian

Tài liệu tham khảo Giáo trình Bệnh viện đa khoa, Trần Văn Khải Bài giảng Bệnh viện đa khoa, Phan Quý Linh

http://bendigohospitalproject.org.au/g allery/#1455499909165-2e0722560c31 http://www.cfmoller.com/p/-en/NewNorth-Zealand-Hospital-i3067.html#. https://www.aia.org/showcases/76821 -ng-teng-fong-general-hospital-jurong-commun https://www.archdaily.com/443648/ne w-hospital-tower-rush-universitymedical-center-perkins-will


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.