VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ MY LY PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2018 https://thuviendethi.com/
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ MY LY PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH Ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 838.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ KHÁNH MINH HÀ NỘI, năm 2018 https://thuviendethi.com/
LỜI CAM ĐOAN
https://thuviendethi.com/
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác Giả Luận Văn Trần Thị My Ly
MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN...............................................................7 1.1 Khái niệm, mục đích, nguyên tắc, đặc điểm, vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ...................................................................................7 1.2 Các yếu tố cấu thành phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên 14 1.3 Điều kiện bảo đảm việc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên..................................................................................................................24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH......................................28 2.1 Những yếu tố tác động đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình........................................................28 2.2 Tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình .....................................................................................................34 2.3 Đánh giá thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tại tỉnh Quảng Bình 47 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH............................................................54 3.1 Quan điểm nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình......................................................................................54 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình......................................................................................56 KẾT LUẬN....................................................................................................70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO https://thuviendethi.com/
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PBGDPL : Phổ biến, giáo dục pháp luật HĐND : Hội đồng nhân dân PHCTPBGDPL : Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật UBND : Ủy ban nhân dân https://thuviendethi.com/
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Tìnhhìnhthanhniêntìmhiểucácvănbảnquyphạmphápluật 32 2.2 Sốliệuđiềutrangườilàmcôngtácphổbiến,giáodụcphápluật 33 https://thuviendethi.com/
https://thuviendethi.com/
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài PBGDPL luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống, là một bộ phận không thể tách rời với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong việc thực hiện pháp luật, PBGDPL là giai đoạn đầu tiên, là công cụ để đưa pháp luật đến gần hơn với nhân dân. Muốn pháp luật đi vào đời sống xã hội, ngoài yêu cầu bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất, khả thi, phù hợp của quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, việc PBGDPL còn nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của mọi công dân, đặc là tầng lớp thanh niên. Thanh niên luôn có vai trò đặc biệt quan trọng, là nguồn lực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, bên cạnh nhiều thanh niên có lý tưởng sống, ước mơ, hoài bão tốt đẹp, có trách nhiệm với gia đình và xã hội thì vẫn còn nhiều đối tượng còn thiếu bản lĩnh, đua đòi, ham thưởng thụ, để các thế lực thù địch, phản động lôi kéo, kích động... làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị trên địa bàn, gây hoang mang trong quần chúng nhânNgoàidân.
ra, tác động tiêu cực của cơ chế thị trường khiến một bộ phận thanh niên có lối sống thực dụng, buông thả, bản lĩnh chính trị non kém, lập trường dao động, ngại tham gia các hoạt động có ích cho xã hội, thiếu tự tin...Đáng quan tâm là những thông tin phản động, văn hóa đồi trụy ngày càng nhiều tác động tiêu cực đến tâm trạng, đạo đức, tư tưởng, lối sống của nhiều thanh niên khiến họ rơi vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật Đặc biệt, trong thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật trong thanh niên ngày càng gia tăng.Một trong những nguyên nhân của việc vi phạm pháp luật ở thanh niên
Trong những năm gần đây, cùng với cả nước, tỉnh Quảng Bình đã và đang huy động toàn bộ sức mạnh hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai và thực hiện tốt các luật của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, các đề án của Thủ tướng Chính phủ về tuyên truyền giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
2 ngày càng gia tăng trước hết là do thiếu hiểu biết về pháp luật; vốn sống và hiểu biết xã hội của thanh niên còn hạn hẹp; khả năng tiếp thu thông tin nhanh nhưng ít chọc lọc, dễ bị lợi dung, lôi kéo. Mặt khác, một số thanh niên thất nghiệp, khó khăn, chưa có việc làm; còn có quá trình hội nhập giao lưu kinh tế văn hóa xã hội không ngừng được tăng cường những chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt gây nên tác động xấu đến lối sống của một bộ phận thanh niên trong việc chấp hành pháp luật. Những vấn đề nêu trên đang trở nên bức xúc, đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội trong nhiệm vụ PBGDPL cho thanh niên.
Qua quá trình triển khai, bước đầu đã thu được những kết quả nhất định; các cơ quan chuyên môn, các phòng, ban và các tổ chức chính trị xã hội đã tích cực, chủ động triển khai một cách đồng bộ đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ý thức pháp luật của một bộ phận thanh niên vẫn còn chưa cao, biểu hiện như: hiểu biết pháp luật còn hạn chế, thiếu sự tôn trọng pháp luật, còn có vi phạm pháp luật Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ phía phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn. Vì vậy, để có thể đạt được những kết quả như mong muốn, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần nhận được sự quan tâm, đầu tư và tham gia tích cực, chủ động của toàn xã hội. Những hoạt động phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần được lên kế hoạch rõ ràng, và kết quả của công tác chính là ý thức, hành động theo pháp luật của thanh niên. Với những lý do trên, đề tài luận văn “Phổ biến, giáo dục pháp luật cho
https://thuviendethi.com/
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài PBGDPL là một vấn đề mang tính cấp thiết của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là vấn đề có rất nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Hiện nay, rất nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ thạc sĩ, tiến sĩ, tạp chí...đề cập đến vấn đề PBGDPL. Trước hết là “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới”, Đề tài khoa học cấp Bộ năm 1994, mã số 92 98 223 ĐT, của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp; tiếp theo là cuốn sách “Bàn về giáo dục pháp luật” của Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Cuốn sách này đã đưa ra khái niệm của giáo dục pháp luật, ngoài ra cũng nghiên cứu về đối tượng, vai trò, chủ thể, phương pháp giáo dục, làm rõ mục đích của việc giáo dục từ đó làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu. Bên cạnh đó là luận án tiến sĩ của Dương Thanh Mai (1996), “Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước ta Thực trạng và giải pháp”. Tác giả đã đi sâu phân tích công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước ta; đặc biệt là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, đây là khâu đầu tiên rất quan trọng trong hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối giữa hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật. Luận văn thạc sĩ “Một số vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay” năm 1997 của Hồ Quốc Dũng. Bài đăng trên tạp chí “Xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong tình hình mới” của Hồ Việt Hiệp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số
https://thuviendethi.com/
3 thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình” được chọn để nghiên cứu nhằm làm rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc hoàn thiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.
4 9/2000; “Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở thành phố Ninh Thuận hiện nay” năm 2005 của Đinh Thị Hoa; “Giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức và nghĩa vụ tuân thủ pháp luật” của Tống Đức Thảo, tạp chí Lý luận chính trị, số 10/2006 nghiên cứu vai trò tác động của giáo dục pháp luật đối với việc hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho các tầng lớp dân cư đồng thời nêu những đặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật; “Giáo dục pháp luật đối với cư dân nông thôn đồng bằng sông Cửu Long” năm 2008 của Nguyễn Tiến Hải; “Nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân tại các doanh nghiệp ở Thành phố Đồng Tháp giai đoạn hiện nay” năm 2012 của Nguyễn Thị Thu Ba; “ Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thực trạng và giải pháp” năm 2013 của Dương Thị Thu Hiền; “Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị - từ thực tiễn thành phố Hà Nội” năm 2016 của Trần Thị Bích Hạnh. Các công trình khoa học trên đã cho thấy nhiều tác giả nghiên cứu, tiếp cận và giải quyết những vấn đề liên quan đến PBGDPL dưới những góc độ khác nhau. Do vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu này mang cả ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động PBGDPL đối với thanh niên nói chung và tại Quảng Bình nói riêng. Để thực hiện luận văn, tác giả tiếp thu một cách có chọn lọc nghiên cứu của một số công trình khoa học liên quan đến đề tài. Đây cũng là lý do để đề tài này được lựa chọn bởi không trùng lặp với các công trình liên quan được công bố.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu https://thuviendethi.com/
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, đề tài đánh giá thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tại tỉnh Quảng Bình để từ đó có cơ sở đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình từ năm 2013 đến năm 2017.
5
https://thuviendethi.com/
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Quảng Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn đó là dựa trên Chủ nghĩa Mác Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước. Bên cạnh đó, các quan điểm của các tác giả cũng được kế thừa và phát huy. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để làm sáng
Phân tích thực trạng việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh tại tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây qua đó rút ra những hạn chế cần khắc phục và tìm ra những nguyên nhân hạn chế đó Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Quảng Bình trong thời gian tới.
Phân tích, làm rõ thêm cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trên cơ sở hệ thống hóa quan điểm chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng và quy định của Nhà nước ta.
6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần vào hệ thống hoá cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn Về thực tiễn: Các khuyến nghị của luận văn có giá trị tham khảo trong thực tế hoàn thiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.
7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, thì đề tài gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.
Chương 2: Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tại tỉnh Quảng Bình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.
Đề tài còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu liên quan sau này.
6 tỏ, trong đó tập trung một số phương pháp sau: Phương pháp khảo cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phương pháp phân tích, tổng hợp…
https://thuviendethi.com/
1.1 Khái niệm, mục đích, nguyên tắc, đặc điểm, vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên
1.1.1 Khái niệm thanh niên Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số trẻ. Thanh niên so với tổng dân số chiếm tỷ lệ cao, nếu như có thể giáo dục, bồi dưỡng, dạy dỗ tốt thì sẽ trở thành những người có ích cho Tổ quốc. Hiện nay, nhiều tác giả đã đưa ra các khái niệm khác nhau về thanh niên tùy theo quan điểm của mỗi người, các góc độ để đánh giá. Thanh niên là khái niệm dùng để chỉ một lớp người trong xã hội ở một độ tuổi xác định, đang phát triển về cả thể chất, tinh thần và tư duy, lý tưởng. Thanh niên không phải là một giai cấp nhưng bị chi phối bởi những mối quan hệ giai cấp, quan hệ xã hội, lối sống của cộng đồng trong xã hội. Bởi vậy, thanh niên đóng vai trò không nhỏ trong xã hội. Thanh niên là nguồn nhân lực có vai trò to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, là một trong những yếu tố chủ chốt đối với tương lai của cả quốc gia, lực lượng này phải trải qua nhiều gian nan, vất vả về cả vật chất và tinh thần đóng góp một phần không nhỏ đối với vận mệnh đất nước. Thanh niên là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong mọi mặt của đời sống hằng ngày cũng như trong các lĩnh vực khoa học, có nhiều quan niệm khác nhau về thanh niên. Dưới góc độ sinh học thì các nhà nghiên cứu coi thanh niên là một giai đoạn trong quá trình phát triển của cơ thể, vì trong giai đoạn này, về mặt thể lực, trí tuệ, sinh lý đều có sự thay đổi rõ rệt. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất.
https://thuviendethi.com/
7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN
8
Thanh niên là giai đoạn chuyển từ ý thức, tư duy theo khuynh hướng lệ thuộc vào gia đình, nhà trường và xã hội, sang giai đoạn tự ý thức, nhận thức được về thái độ, hành vi, tư tưởng. Thanh niên dưới góc độ kinh tế học là nguồn nhân lực không thể thiếu trong đội ngũ lao động và sản xuất Bên cạnh đó, thanh niên cũng là bộ phận quan trọng cấu thành lực lượng sản xuất, sự năng động, nhạy bén, ham học hỏi, sáng tạo, gắn bó mật thiết với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Dưới góc độ luật học, Luật Thanh niên tại Điều 1 quy định “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi” [31, tr.1]. Theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 thì phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật. Theo quan niệm quốc tế thì thanh niên là nhóm người từ 15 đến 24 tuổi. Như vậy, khái niệm thanh niên dùng để chỉ một lớp người trong xã hội với độ tuổi từ đủ 16 đến 30 tuổi, đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp về nhận thức cũng như tư duy, là lực lượng có vai trò không thể thiếu đối với các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh....trong đời sống xã hội. 1.1.2 Khái niệm, mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 1997) thì "Phổ biến là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó” [41, tr. 3] Phổ biến pháp luật vừa mang ý nghĩa xã hội, vừa mang ý nghĩa nhân văn, pháp luật ban hành phải được phổ biến công khai đến tất cả các đối tượng mới đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, phổ biến pháp luật còn mang tính tác nghiệp, truyền đạt nội dung pháp luật cho những đối tượng cụ thể để hiểu rõ các quy định của pháp luật, từ đó thực hiện đúng pháp luật. Trong thực
https://thuviendethi.com/
Theo Từ điển từ và ngữ Hán Việt "Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội" [36, tr. 3]
9 tiễn, thông qua các buổi tọa đàm, tập huấn, các cuộc hội thảo có lồng ghếp phổ biến pháp luật.
Theo Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ Phổ biến giáo dục pháp luật thì: “Giáo dục pháp luật là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức pháp luật cho đối tượng và bằng nhiều cách (thuyết phục, nêu gương, ám thị...) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng” [34, tr. 7] Phổ biến và giáo dục pháp luật đều nhằm nâng cao nhận thức của người dân, tuy nhiên, giáo dục pháp luật có nội dung rộng hơn, phương thức tiến hành chặt chẽ hơn, có đối tượng xác định. Khái niệm giáo dục pháp luật được các tác giả thống nhất trong các tài liệu khoa học về pháp luật ở nước ta như sau: Giáo dục pháp luật là một hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ đích của chủ thể giáo dục thông qua các hình thức, phương pháp khác nhau tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống nhằm hình thành ở họ một cách bền vững tri thức pháp lý, ý thức pháp luật, tình cảm, niềm tin và hành vi phù hợp với pháp luật hiện hành, xây dựng lối sống theo pháp luật.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu Phổ biến, giáo dục pháp luật theo nghĩa rộng là công tác, lĩnh vực hoạt động, bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho việc thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật, đó là xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật; triển khai chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật thông qua việc áp dụng các hình thức, https://thuviendethi.com/
10 biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật Nghĩa hẹp của Phổ biến, giáo dục pháp luật là: chuyển tải nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đến đối tượng cần tác động nhằm giúp họ hiểu và làm theo pháp luật, dần hình thành ở họ ý thức và tư duy pháp luật, có thái độ, hành vi đúng pháp luật. * Mục đích của việc PBGDPL cho thanh niên Mọi hình thức phổ biến, giáo dục một khi được áp dụng đều vì mục đích nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân. Sống trong một xã hội có trật tự kỷ cương, việc PBGDPL trang bị cho mỗi cá nhân không chỉ về tri thức chuyên môn mà còn bồi dưỡng tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử Xác định mục đích PBGDPL có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn. Trước hết, là nâng cao hiểu biết pháp luật cho thanh niên, đây được coi là mục đích đầu tiên, không thể thiếu trong PBGDPL. Thanh niên đa phần có sự nhận thức về xã hội chưa nhiều, bên cạnh đó pháp luật không phải lúc nào cũng được mọi người biết đến, tìm hiểu, đồng tình ủng hộ và chấp hành nghiêm chỉnh. Muốn pháp luật đi vào thực tiễn thì các quy định của pháp luật phải được dân biết đến, dân hiểu, có như vậy thì bản chất của pháp luật mới thể hiệnViệcrõ.quan tâm, tìm hiểu, nắm bắt hay nghiên cứu về pháp luật của nhân dân đa số chỉ xuất phát từ nhu cầu phục vụ trực tiếp cho công việc, nhưng những đối tượng này số lượng chưa nhiều.Với trình độ dân trí còn chưa cao ở nước ta, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn thì việc tiếp cận với pháp luật của đông đảo quần chúng nhân dân còn nhiều hạn chế. PBGDPL chính là phương tiện truyền tải những nội dung, quy định, những đổi mới của pháp luật cho người dân biết, từ đó nắm bắt kịp thời và chấp hành nghiêm chỉnh, tiết kiệm thời gian và công sức cho việc tự tìm hiểu cũng như nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân.
https://thuviendethi.com/
11 Hai là, PBGDPL hình thành lòng tin vào pháp luật của thanh niên. Pháp luật không thể có ý nghĩa thực tiễn khi nhân dân không tin tưởng vào những quy định được ban hành, chỉ khi họ tin tưởng, họ mới nghiêm chỉnh thực hiện. Việc xây dựng pháp luật là để bảo vệ cho lợi ích của nhân dân, của cộng đồng, bảo đảm công bằng, dân chủ, văn minh Để tạo niềm tin cho người dân cần kết hợp nhiều yếu tố, trong đó PBGDPL là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng nhằm giúp nhân dân hiểu biết pháp luật, quy trình áp dụng pháp luật, những khó khăn khi thực hiện pháp luật cũng như những ưu điểm, hạn chế trong việc xây dựng pháp luật. Thiếu lòng tin đối với pháp luật có thể khiến hành vi của con người lệch khỏi chuẩn mực pháp luật, trong khi đó, pháp luật không phải lúc nào cũng thỏa mãn lợi ích của tất cả mọi người, vì vậy chính những hạn chế trong các quy định của pháp luật càng tạo nên sự cần thiết của PBGDPL để mọi người hiểu đúng pháp luật, đồng tình ủng hộ pháp luật. Có như vậy mới tạo niềm tin đối với pháp luật của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội. Ba là, hình thành ở đối tượng thái độ, cách cư xử, hành vi xử sự theo pháp luật Tóm lại, mọi kết quả của PBGDPL đều phải được thể hiện ở hành vi ứng xử của mỗi cá nhân, là nền tảng cơ bản hình thành nhân cách của con người. Bốn là, hình thành nên ý thức pháp luật cơ bản và bền chặt đối với toàn dân. PBGDPL bao gồm tuyên truyền các quy định của pháp luật đang có hiệu lực, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời lên án các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, tạo tâm lý đồng tình, ủng hộ trong nhân dân. Cần thực hiện PBGDPL cho nhân dân thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, rộng rãi, có như vậy mới nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân. Ngoài ra, PBGDPL nâng cao còn sự hiểu biết của con người đối với các quy định pháp luật, các hiện tượng pháp luật xảy ra trong đời sống hằng ngày, từ đó góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân.
https://thuviendethi.com/
12 Giữa các mục đích đều có quan hệ qua lại thống nhất chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Bởi vậy, thỏa mãn cả ba mục đích này thì PBGDPL sẽ đem lại hiệu quả cao, không chỉ là yếu tố tác động từ bên ngoài mà còn tác động đến tư duy, tư tưởng và trở thành nội tâm của mỗi người. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng mà PBGDPL nói chung và PBGDPL cho thanh thiếu niên nói riêng phải đáp ứng được. 1.1.3 Đặc điểm của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Thứ nhất, PBGDPL cho thanh niên là PBGDPL cho tầng lớp trẻ, là nguồn nhân lực tương lai của đất nước và phải đào tạo ở các bậc học khác nhau. Do vậy, chủ thể PBGDPL cần dựa trên đặc trưng này để đưa ra phương pháp phổ biến, giáo dục phù hợp. Đối với đối tượng là thanh niên thì có sự đa dạng về trình độ văn hóa, nghề nghiệp, độ tuổi, môi trường sống...Điều này đòi hỏi nhu cầu thông tin, kiến thức pháp luật với mỗi đối tượng sẽ khác nhau. Chính vì vậy, trong quá trình PBGDPL phải có sự sàng lọc, phân loại đối tượng để cung cấp những thông tin pháp luật phù hợp. Thứ hai, PBGDPL đối với thanh niên có mối liên hệ chặt chẽ với công tác xây dựng, thực hiện pháp luật. Quá trình đưa pháp luật đến với đời sống không thể thiếu hoạt động PBGDPL, đây là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. Không phải lúc nào pháp luật cũng được mọi người biết đến, ủng hộ hay chấp hành nghiêm chỉnh. Bản chất của pháp luật là phản ánh ý chí, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân nhưng nếu không được nhân dân biết đến thì cũng không có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì vậy, PBGDPL là phương tiện truyền tải những thông tin, những nội dung và quy định của pháp luật với thanh niên, giúp cho thanh niên hiểu biết, nắm bắt kịp thời, có hiệu quả. Từ đó thanh niên có thể nhận thức đúng đắn để tránh vi phạm pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật bởi thanh niên là lứa tuổi đang phát triển, chưa có nhận thức chín chắn, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo vào con đường phạm pháp. https://thuviendethi.com/
PBGDPL đối với thanh niên giúp cho thanh niên có tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật đúng đắn và hành vi hợp pháp, tạo tiền đề cho việc sử dụng
13 Thứ ba, PBGDPL đối với thanh niên đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp, hình thức phù hợp với trình độ dân trí, văn hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc điểm về nhận thức, tư duy, lối sống, của thanh niên. Hiện nay, với môi trường sống năng động, khoa học công nghệ phát triển thì chủ thể PBGDPL cho thanh niên cần rèn luyện họ trở thành những con người phát triển toàn diện về mọi mặt, có kiến thức về pháp luật và tinh thần trách nhiệm đối với xã hội. Bên cạnh những phương pháp truyền thống thì cần tăng cường áp dụng những phương pháp hiện đại, có sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả, dễ tiếp thu, tác động nhanh vào nhận thức của thanh niên. 1.1.4 Vai trò của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên V.I. Lê nin đã nhấn mạnh: “ Luật là biện pháp chính trị, là chính trị”. Phổ biến, giáo dục pháp luật là công tác quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân, đây là trách nhiệm của Đảng và toàn dân, đòi hỏi có sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức; là một trong những mắt xích không thể thiếu để mọi người đều ý thức, hành động, cư xử theo pháp luật, theo đường lối của Đảng. Muốn pháp luật được chuyển tải, thấm nhuần vào đời sống nhân dân thì cân PBGDPL. Hoạt động PBGDPL góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhiệm vụ xây dựng pháp luật và đưa pháp luật vào đời sống phải được thực hiện song song. Thứ nhất, PBGDPL giúp hình thành ý thức pháp luật và đạo đức cho thanh niên, tăng cường sự hiểu biết pháp luật. Các quy phạm pháp luật được xây dựng dựa trên nền tảng các nguyên tắc đạo đức. Do vậy mà pháp luật bảo vệ và phát triển đạo đức. Giáo dục đạo đức tạo những tiền đề căn bản để xây dựng sự tôn trọng đối với pháp luật ở công dân, ngược lại, giáo dục pháp luật tạo ra khả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn thường ngày những nguyên tắc đạo đức.
https://thuviendethi.com/
Đây là vai trò hết sức quan trọng của PBGDPL cho thanh niên. Pháp luật là công cụ để quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Một khi thanh niên đã tin vào pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật, thì việc quản lý nhà nước sẽ dễ dàng hơn, phát huy tối đa hiệu quả của mỗi cơ quan, tổ chức thực thi pháp luật và quyền tự do, dân chủ của mỗi cá nhân. Có thể nói, PBGDPL với nhiều kiểu tác động khác nhau nhằm nâng cao trình độ nhận thức về pháp luật, tư duy và lý tưởng pháp lý của toàn thể quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, PBGDPL là nền tảng cho việc quản lý xã hội của bộ máy nhà nước, bài trừ những hành vi vi phạm, chống phá xã hội chủ nghĩa. 1.2 Các yếu tố cấu thành phổ biến, giáo dụcpháp luật cho thanhniên 1.2.1 Chủ thể của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên
14 quyền lực nhà nước, tăng cường pháp chế, phát huy dân chủ và quyền tự do của mỗi người; phòng ngừa có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật của thanh niên. PBGDPL cho thanh niên góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý của thanh niên. PBGDPL cho thanh niên nhằm xây dựng cho thanh niên tư duy về pháp luật, tin vào pháp luật, ý thức được việc sống và làm theo pháp luật, hiểu biết sâu sắc hơn các sự kiện pháp luật trong đời sống.
1 Điều 3 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định “Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị,
https://thuviendethi.com/
Trong khoa học pháp lý, chủ thể PBGDPL là những cá nhân, tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội đã tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động PBGDPL nhằm thực hiện các mục đích của giáo dục pháp luật.Khoản
Thứ hai, PBGDPL cho thanh niên góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
15 trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt” [29, tr. 1]. Trong giai đoạn hiện nay, PBGDPL cho thanh niên là trách nhiệm của các cấp bộ Đảng, của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể quần chúng, của mỗi cá nhân... Tuy nhiên, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân làm công tác PBGDPL, chủ thể giáo dục pháp luật thường được chia thành hai loại là chủ thể chuyên nghiệp và chủ thể không chuyên nghiệp. Chủ thể chuyên nghiệp là loại chủ thể quan trọng và chủ yếu, là những người có chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm pháp lý chủ yếu, trực tiếp và thường xuyên thực hiện công tác giáo dục pháp luật. Chủ thể chuyên nghiệp bao gồm các tổ chức và cá nhân như: các Hội đồng PHCTPBGDPL; các trung tâm tư vấn pháp luật; trung tâm trợ giúp pháp lý; các bộ phận chuyên trách công tác phổ biến giáo dục pháp luật thuộc ngành Tư pháp; các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở các cơ quan Đảng, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể quần chúng, tổ chức kinh tế… các giảng viên pháp luật, giáo viên giáo dục công dân; các phóng viên, biên tập viên chuyên trang, chuyên mục pháp luật ở các cơ quan Báo Đài Tạp chí… Chủ thể giáo dục pháp luật không chuyên nghiệp thường là những cá nhân, tổ chức kiêm nhiệm, đảm nhận nhiệm vụ chính là chuyên môn nghiệp vụ của họ, PBGDPL chỉ là lồng ghép vào các hoạt động phục vụ công việc chính của họ, chủ thể này rất đa dạng. Bên cạnh đó, có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa con người với con người, khi người này thực hiện tốt pháp luật, có ý thức chấp hành các quy định của pháp luật dẫn đến ảnh hưởng đến những người xung quanh cũng học tập và làm theo pháp luật. Riêng đối với đối tượng thanh niên thì Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò nòng cốt trong hoạt động PBGDPL.
https://thuviendethi.com/
16
* Chủ thể của phổ biến, giáo dục pháp luật cần có các điều kiện sau: Một là, có kiến thức pháp luật Đây là yêu cầu cần có đầu tiên của chủ thể PBGDPL. Bởi vì muốn PBGDPL hay chấp hành pháp luật, vận dụng pháp luật thì trước hết đều phải có hiểu biết pháp luật. Hai là, tâm huyết, tận tụy với công tác PBGDPL. Người làm công tác PBGDPL cần phải nhiệt tình, tâm huyết, tận tuỵ với công việc, phải luôn phấn khởi phục vụ cho mọi , không quản ngại khó khăn khi gặp những vấn đề mới, những văn bản pháp luật mới. Bản thân họ luôn không ngừng học tập, phấn đấu vươn lên để hoàn thành công việc được giao. Ba là, có khả năng hoà đồng và giao tiếp. PBGDPL mang tính chất hai chiều, chủ thể không chỉ truyền đạt thông tin và giải thích pháp luật mà còn có sự phản hồi của đối tượng được phổ biến. Chính sự qua lại giữa chủ thể và đối tượng đòi hỏi người làm công tác PBGDPL phải có khả năng hòa đồng và giao tiếp tốt. Bốn là, biết tích luỹ tư liệu, kiến thức. Các quy định của pháp luật thì thường xuyên thay đổi mà hoạt động PBGDPL vừa mang tính thời sự, vừa mang tính lâu dài. Chủ thể làm công tác PBGDPL cần phải tích luỹ các kiến thức pháp lý, pháp luật hiện hành, đường lối chính sách của Đảng, kiến thức chuyên ngành cũng như kiến thức xã hội, kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam và nước ngoài thì mới đạt được hiểu quả cao 1.2.2 Đối tượng của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Đối tượng của PBGDPL là mỗi cá nhân hoặc các nhóm người chịu tác động bởi các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện PBGDPL thông qua các phương thức khác nhau nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Đối tượng của PBGDPL bao gồm: Đầu tiên là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước. Loại đối tượng này rất quan trọng bởi họ trực tiếp nắm giữ và thực thi các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước, họ thường xuyên tiếp xúc với nhân dân.Vì vậy, họ vừa https://thuviendethi.com/
17 là đối tượng cần được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, đồng thời họ cũng là chủ thể giáo dục pháp luật với đối tượng giáo dục là nhân dân. Hai là học sinh, sinh viên. Đối tượng này cần được đặc biệt quan tâm, rèn luyện, hình thành ý thức pháp luật và phát triển toàn diện bởi đây là lớp trẻ, là những người chủ tương lai của đất nước. Ba là thanh niên là người lao động như công nhân, thợ thủ công... hoặc người đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Lực lượng này cần được giáo dục để nhận thức được trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền lợi của mình. Đây là lực lượng đông đảo thuộc nhiều tầng lớp, ngành nghề khác nhau, về trình độ hiểu biết pháp luật cũng rất khác nhau, do đó khi tiến hành PBGDPL phải chú ý tới các đặc điểm riêng để chọn phương thức và nội dung phù hợp. Bốn là, thanh niên có những hành vi sai phạm, phạm pháp đã chấp hành xong hình phạt hoặc đang được cải tạo, đang ở trại giáo. Nhóm đối tượng này cực kỳ nhạy cảm, cần được quan tâm, giáo dục để có thể trở lại với xã hội, có thể sống và làm việc như mọi công dân khác. 1.2.3 Yêu cầu đối với việc PBGDPL cho thanh niên 1.2.3.1 Đề cao tính Đảng trong phổ biến, giáo dục pháp luật Đường lối, chủ trương của Đảng được cụ thể hóa thông qua các quy định của pháp luật. Do vậy, PBGDPL cũng chính là việc phổ biến, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng. Việc thực hiện pháp luật đúng hay không đúng đều có ảnh hưởng nhất định đến Nhà nước, đến vai trò lãnh đạo của Đảng. Pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh thì uy tín lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và nhân dân mới được giữ vững. Bởi vậy, một trong những nguyên tắc PBGDPL là đề cao tính Đảng. Không đề cao tính Đảng sẽ rơi vào chủ quan duy ý chí, phiến diện bởi đường lối, chính sách của Đảng bao giờ cũng phản ánh quy luật khách quan của quá trình vận động xã hội. Mặt khác, các quan hệ xã hội luôn biến đổi không ngừng, cho nên phải lấy đường lối, chính
https://thuviendethi.com/
PBGDPL không chỉ thông tin, truyền đạt lại nội dung cho của các văn bản pháp luật và những điều luật mới được ban hành mà còn phải giải thích về các văn bản đó. Tính khoa học trong giải thích pháp luật trước hết đòi hỏi có trình độ pháp lý, chẳng hạn hiểu rõ thành phần của quy phạm pháp luật để hiểu được quy phạm, hiểu nội dung quan hệ pháp luật để phân biệt rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, từ đó nêu lên được ý nghĩa của quy phạm trong
https://thuviendethi.com/
18 sách của Đảng làm kim chỉ nam cho các hoạt động thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, PBGDPL. Muốn đề cao tính Đảng cần hiểu biết đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng đối với từng vấn đề, nhiệm vụ trong công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội. Pháp luật hay đường lối, chính sách của Đảng luôn phải được sửa đổi, bổ sung. Vì thế, PBGDPL, tuyên truyền đường lối của Đảng phải luôn bắt nhịp với những thay đổi trong đời sống của nhân dân. PBGDPL cần được truyền đạt một cách khoa học, chuẩn xác.Bởi giáo dục không chỉ thông tin cho người nghe về pháp luật mà còn phải giải thích các văn bản luật và việc giải thích phải bảo đảm tính khoa học. Đầu tiên, giảng viên hay giáo viên phải có trình độ pháp lý để hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của quy phạm pháp luật. Hai là việc giải thích pháp luật còn phải đặt trong bối cảnh điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, thấy được mối liên hệ giữa các văn bản pháp luật với các điều luật với nhau. 1.2.3.2 Bảo đảm tính khoa học, chuẩn xác, chuyển tải đúng nội dung văn bản Nội dung được phổ biến, giáo dục là pháp luật, là những quy tắc xử sự được Nhà nước ban hành, có cấu trúc chặt chẽ từ câu chữ tới nội dung và hình thức. Do đó phải bảo đảm tính truyền đạt câu từ chặt chẽ, ngôn ngữ chính xác, đúng tinh thần của văn bản.
1.2.3.4 Lựa chọn được hình thức phù hợp. Mỗi đối tượng cần một hình thức PBGDPL khác nhau nên khi PBGDPL phải xuất phát từ đối tượng để lựa chọn hình thức phù hợp Ngoài ra, hình thức đó còn phải phù hợp với từng địa phương, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định.
Tóm lại, khi tiến hành PBGDPL cần chọn một hình thức bảo đảm yêu cầu, phù hợp với đối tượng được phổ biến hoặc kết hợp đan xen các hình thức để nâng cao hiệu quả.
1.2.3.3 Bảo đảm tính đại chúng Tính đại chúng là phù hợp với đối tượng, dễ hiểu, dễ ápdụng. PBGDPL phải xuất phát từ đối tượng được phổ biến và phải phù hợp với trình độ văn hoá, giới tính, nghề nghiệp, lứa tuổi,... và sử dụng ngôn ngữ thông dụng, đơn giản, ngắn gọn.
19 việc điều chỉnh những quan hệ xã hội. Tính khoa học là khi giải thích một văn bản pháp luật hay một điều luật cần đặt nó trong bối cảnh ban hành, những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Ngoài ra còn phải thấy được mối liên hệ giữa các văn bản pháp luật và các điều luật với nhau và bảo đảm tính lôgíc, tính chặt chẽ của các văn bản pháp luật, các điều luật.
1.2.3.4 Đối với đối tượng tiếp nhận phổ biến, giáo dục pháp luật Về kiến thức, các cá nhân tiếp nhận PBGDPL cần được bồi dưỡng về mọi mặt. Đối với thanh niên là học sinh, sinh viên thì cần lồng ghép vào chương trình giảng dạy tại nhà trường. Thanh niên là những người lao động thì việc PBGDPL được thực hiện tại cơ quan, tổ chức...ngay cả trong công việc chuyên môn. Thanh niên chưa có việc làm thì việc PBGDPL được thực hiện tại nơi cư trú, sinh sống. Các đối tượng được PBGDPL cần nghiêm túc học tập, tìm hiểu, áp dụng vào thực tiễn những kiến thức pháp luật đã học tập và tìm hiểu được trong hành vi, suy nghĩ, ứng xử với xã hội https://thuviendethi.com/
20
1.2.4 Nội dung của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Nội dung của PBGDPL là yếu tố quan trọng, xác định đúng nội dung là việc cần thiết để PBGDPL có hiệu quả. Theo quy định tại Điều 10 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 thì việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật tập trung vào các nội dung sau: - Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
Theo dõi những chính sách pháp luật được áp dụng tại địa phương.
Ngoài ra, đặc biệt đối với thanh niên tỉnh Quảng Bình, những kiến thức pháp luật về lao động; hôn nhân gia đình; phòng, chống tệ nạn xã hội; giới
Những văn bản mà nước ta đã ký, thỏa thuận với các quốc gia, khu vực, các tổ chức trên thế giới. Ý thức, hành động theo pháp luật, bảo vệ quyền lợi của bản thân và mọi người. -Nắmđượcchứcnăng,nhiệmvụ củabộ máynhànước.
https://thuviendethi.com/
Các quy định, trình tự, thủ tục liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền cơ sở; - Các trình tự, thủ tục pháp lý để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện các nghĩa vụ của công dân, đặc biệt là các trình tự, thủ tục liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo; quy chế tiếp công dân; quy chế dân chủ cơ sở; - Cập nhật những thông tin pháp luật mới ban hành, đặc biệt là những thông tin pháp luật liên quan trực tiếp và mật thiết đến hoạt động của chính quyền cấp cơ sở, các văn bản quy phạm pháp luật của địaphương.
21 tính...cần được chú trọng bởi đặc thù của thanh niên ở nông thôn chính là kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, không có công ăn việc làm, nên việc hiểu biết những loại văn bản pháp luật trên để phục vụ trực tiếp cho đời sống còn hạn chế. PBGDPL đối với thanh niên giúp họ hiểu rõ được nội dung, nắm được bản chất của các quy định pháp luật, vai trò, sự cần thiết của pháp luật trong đời sống xã hội. Từ đó, thanh niên ý thức được trách nhiệm của bản thân, vận dụng một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo các quy quy phạm pháp luật vào cách ứng xử, giao tiếp, quá trình làm việc. 1.2.5 Hình thức và phương pháp của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Hình thức phổ biến, giáo dục là yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đạt được của công tác. Theo các tác giả Trần Ngọc Đường, Dương Thị Thanh Mai thì “ Hình thức giáo dục pháp luật là các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức quá trình giáo dục pháp luật, để thể hiện nội dung giáo dục pháp luật”. Điều 11 của Luật phổ biến, giáo dục năm 2012 đã quy định rất cụ thể về hình thức PBGDPL nói chung, và với thanh niên nói riêng: Công khai trên các mặt báo Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì phối hợp với Văn phòng Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức họp báo và ra thông cáo báo chí về luật, pháp lệnh, nghị quyết chứa đựng quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội sau khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố. Hằng tháng, Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo ra thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Nội dung của thông cáo báo chí nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành và nội dung chủ yếu của văn bản quy phạm pháp luật.
https://thuviendethi.com/
Thông qua các phiên tòa xét xử, công tác hòa giải khi xảy ra xích mích
22 Phổ biến pháp luật thông qua các hoạt động tập thể, các giờ sinh hoạt; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật gắn với thanh niên như luật Thanh niên, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em...
Thông qua phát thanh, phát sóng, internet, tranh ảnh tuyên truyền, cổ động, trang thông tin của từng cơ quan, tổ chức. - Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật thông qua các hình thức như: đố vui, rung chuông vàng, thi hùng biện, thi tiểu phẩm, thi diễn kịch....
https://thuviendethi.com/
Tổ chức sinh hoạt, biểu diễn văn nghệ trên cơ sở chủ đề về pháp luật.
Lồng ghép vào chương trình giảng dạy tại nhà trường. Đưa giáo dục pháp luật và bộ môn Giáo dục công dân ở các trường phổ thông, đối với các trường đại học, cao đẳng... thì các môn pháp luật chung cho tất cả sinh viên và các môn cho sinh viên chuyên ngành, ngoài ra có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Hình thức này là hình thức thường được áp dụng. Ngoài ra còn có nhiều hình thức khác, mỗi hình thức đều có ưu nhược điểm riêng, đối tượng áp dụng phù hợp. Phương pháp PBGDPL là hệ thống các cách thức sử dụng để tiến hành hoạt động giáo dục pháp luật; là hệ thống những cách thứctuyên truyền, tác động của chủ thể giáo dục lên đối tượng nhằm hình thành ở thanh niên ý thức chấp hành pháp luật, xử lý hiệu quả các tình huống pháp luật nảy sinh trong đời sống xã hội Theo quan điểm của các nhà luật học, phương pháp PBGDPL đối với thanh niên bao gồm phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận,....Tuy nhiên dưới góc độ khoa học giáo dục thì các nhà giáo dục học cho rằng phương pháp PBGDPLbao gồm nhóm phương pháp thuyết phục, nhóm phương pháp tổ chức hoạt động, nhóm phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi... Tóm lại, người làm công tác phổ biến, giáo
23 dục thường sử dụng hai phương pháp cơ bản là phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại. Phương pháp truyền thống là phương pháp sử dụng các công cụ, phương tiện lâu đờinhư: thuyết trình,giảng dạypháp luật; nóichuyện,tọa đàmpháp luật… Phương pháp hiện đại là phương pháp có sử dụng kết hợp các thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại như máy tính, máy quay phim…để chủ thể PBGDPL có thể dễ dàng thực hiện các phương pháp mô hình hóa, trực quan hóa gắn với các tình huống quan sát thực tế Khi sử dụng các phương pháp PBGDPL cho thanh niên cần kết hợp được lý luận với thực tiễn thi hành pháp luật. PBGDPL đối với thanh nhiên nên bao gồm những phương pháp như sau: phương pháp thuyết phục, phương pháp thông tin pháp luật, phương pháp tuyên truyền, giải thích pháp luật, phương pháp giảng dạy pháp luật trong nhà trường, phương pháp nói chuyện, trao đổi về pháp luật; hệ thống phương pháp tổ chức hoạt động nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo, hành vi và thói quen thực hiện pháp luật; hệ thống phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi. Phương pháp thuyết phục tác động vào nhận thức, tư duy, tình cảm của thanh niên để hình thành ý thức và thái độ pháp luật đúng đắn, phù hợp với các chuẩn mực pháp luật. Chủ thể phải dùng lý lẽ chuẩn xác, dẫn chứng sinh động, thiết thực trong thực tế để cho thanh niên nắm được, từ đó chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Phương pháp thông tin pháp luật là phương pháp sử dụng phương tiện truyền thông như báo, tạp chí chuyên ngành pháp luật, truyền hình, truyền thanh, các loại hình nghệ thuật như phim, ảnh... để chuyển tải nhữngkiến thức pháp luật. Phương pháp tuyên truyền, giải thích pháp luật thường được sử dụng chủ yếu khi một văn bản pháp luật mới được ban hành. https://thuviendethi.com/
Phương pháp tổ chức hoạt động là luyện tập cho thanh niên thực hiện một cách đều đặn, có hệ thống các hành động nhất định nằm biến chúng thành thói quen, thuộc tính của nhân cách và rèn luyện bằng việc tham gia các hoạt động khác nhau, xâm nhập vào các tình huống thực tiễn để giải quyết vấn đê, xây dựng các kỹ năng sống. Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi là việc tác động vào nhận thức, tình cảm của học sinh, sinh viên nhằm tạo ra tâm lý tin tưởngcho các em khi tham gia vào các hoạt động PBGDPL đồng thời giúp họ nhận ra những thiếu sót, sai phạm của mình để tự giác sửa chữa, khắc phục. Phương pháp này bao gồm khen thưởng, xử phạt, thi đua nhằm thúc đẩy mỗi cá nhân học sinh tham gia một cách tích cực vào những công việc có ích cho xã hội và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Nhìn chung, phương pháp PBGDPL rất đa dạng. Mỗi phương pháp đều có chức năng, ưu điểm riêng, vì vậy, với từng hoàn cảnh và đối tượng cụ thể cần lựa chọn các phương pháp khác nhau hoặc kết hợp giữa chúng bởi các phương pháp đều có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau.
1.3 Điều kiện bảo đảm việc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Hoạt động PBGDPL thường xuyên chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trong đó, việc bảo đảm pháp lý, về tổ chức, cán bộ, cơ sở vật
24
https://thuviendethi.com/
Phương pháp giảng dạy pháp luật trong nhà trường là việc giáo viên sử dụng các phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm.... và thông qua các giờ ngoại khóa sinh hoạt để tổ chức các hoạt động PBGDPL.
Phương pháp nói chuyện, trao đổi về pháp luật là việc các đối tượng giáo dục pháp luật thảo luận, trao đổi về một sự kiện, hiện tượng, tình huống pháp lý trong thực tiễn xã hội.
1.3.1 Điều kiện bảo đảm về pháp lý cho phổ biến, giáo dục pháp luật Mọi hoạt động trong xã hội diễn ra đều chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật. Giáo dục nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng cũng được thực hiện dưới sự bảo đảm của pháp luật. Nhà nước ta đã hình thanh cơ chế đồng bộ, thống nhất, điều chỉnh toàn diện về công tác PBGDPL; trong đó xác định cụ thể trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức, xây dựng nguồn lực, và các điều kiện bảo đảm hoạt động. Các thể chế giáo dục pháp luật cho thanh niên vừa đề ra những yêu cầu để các chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục tuân thủ, vừa đề ra chế tài đối với hành vi vi phạm. Các quy định này vừa đưa hoạt động PBGDPL thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, vừa ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm. Ngoài ra, bảo đảm về pháp lý còn thể hiện ở hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật (Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cơ quan nội vụ...), hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc hội, HĐND), cơ quan hành pháp... luôn giám sát việc thực thi tất cả các hoạt động của công tác PBGDPL. 1.3.2 Bảo đảm về tổ chức, cán bộ, cơ sở vật chất và phương tiện cho phổ biến, giáo dục pháp luật Khâu đầu tiên đặc biệt quan trọng là việc xây dựng và kiện toàn về tổ chức, phát triển một hệ thống các cơ quan trực tiếp thực hiện PBGDPLtheo hướng hoạt động chuyên nghiệp. Các cơ quan, tổ chức phải phối hợp với nhau và phát huy vai trò của mình trong công tác PBGDPL cho thanh niên. Từ đó, PBGDPL cho thanh niên mới thực sự mang lại hiệu quả cao. Một nhân tố không thể thiếu là đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL. Số lượng và chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động PBGDPL
25 chất và phương tiện cho công tác PBGDPL; cũng như bảo đảm kinh phí PBGDPL là các yếu tố tác động, chi phối mạnh mẽ đến PBGDPL.
https://thuviendethi.com/
26 Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ cho công tác PBGDPL cũng là một phần quan trọng không thể thiếu. Sử dụng cơ sở vật chất và phương tiện hiện đại sẽ giúp cho công tác PBGDPL được diễn ra thuận lợi, dễ dàng, có hiệu quả, chuyển tải kiến thức pháp luật một cách nhanh chóng. Ngược lại, cơ sở vật chất và các phương tiện lạc hậu, lỗi thời sẽ làm giảm hiệu quả của công tác PBGDPL. 1.3.3 Bảo đảm kinh phí dành cho phổ biến, giáo dục pháp luật Yếu tố kinh phí là một điều kiện bảo đảm vô cùng cần thiết Thực tế những năm qua cho thấy kinh phí dành cho hoạt động PBGDPL quá hạn hẹp. Để việc PBGDPL cho thanh niên đạt hiệu quả cao và được tiến hành thông suốt thì cần có một nguồn kinh phí thích đáng. Các công tác như duy trì hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức các cuộc hội thảo, toạ đàm; biên soạn tài liệu, xây dựng chương trình, đề án, kế hoachPBGDPL… đều cần có kinh phí để thực hiện. Từ khi Nhà nước ban hành Chỉ thị số 32 và các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, việc đầu tư nguồn lực về bộ máy, đội ngũ cán bộ và kinh phí cho công tác PBGDPL được tăng cường. Các bộ, ngành, địa phương đã bố trí kinh phí cho công tác PBGDPL trong kế hoạch ngân sách hàng năm của mình theo Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính, Thông tư số 73/2010/TTLT BTC BTP ngày 14 tháng 5 năm 2010 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Thông tư số14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác PBGDPL và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Quyền chủ động của các địa phương trong bố trí ngân sách hàng năm cho công tác PBGDPL là một trong những điều kiện thuận lợi để công tác PBGDPL được tiến hành dễ dàng và có hiệu quả hơn.
https://thuviendethi.com/
27 Ngoài ra, sự hỗ trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng là một phần quan trọng trong việc đáp ứng kinh phí cho công tác PBGDPL nói chung và PBGDPL cho thanh niên nói riêng.
1.3.4 Bảo đảm khác Bảo đảm về sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong PBGDPL cho thanh niên. Các cơ quan, tổ chức cần có sự liên kết, phối hợp, giúp đỡ qua lại, ủng hộ cho nhau trong quá trình thực hiện công tác. Có thể là giúp đỡ nhau về tài liệu, về phương tiện, về kinh phí Thể hiện của những hình thức bảo đảm xã hội là sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, của dư luận xã hội đối với các chương trình, nội dung giáo dục. Bên cạnh đó, còn có bảo đảm về văn hóa thể hiện ở chỗ truyền thống văn hóa của người Việt Nam luôn tôn trọng đạo lý, hiếu học, tôn trọng pháp luật. Chính vì thế, thanh niên dựa trên nền tảng nét văn hóa này để càng có động lực thúc đẩy việc học tập, hiểu biết về pháp luật, sống và làm theo pháp luật. Những hình thức bảo đảm này đều góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác PBGDPL. Từ đó đáp ứng được mục tiêu đề ra. Tiểu kết Chương 1 Chương 1 đã làm rõ được những vấn đề lý luận về PBGDPL cho thanh niên. Luận văn đã đưa ra khái niệm thanh niên là “một nhóm nhân khẩu xã hội với một độ tuổi xác định, với những tâm sinh lý đặc thù và có một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; có độ tuổi từ đủ 16 đến 30 tuổi”; khái niệm phổ biến, giáo dục cho thanh niên. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã đưa ra những đặc điểm, vai trò của PBGDPL. Đồng thời, trong chương 1 luận văn cũng làm rõ các yếu tố cấu thành PBGDPL cho thanh niên bao gồm chủ thể, đối tượng, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương phápthực hiện PBGDPL cho thanh niên. Ngoài ra còn có các điều kiện bảo đảm nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công tác PBGDPL cho thanh niên./ https://thuviendethi.com/
28 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1 Những yếu tố tác động đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.1.1 Các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng đến hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tại tỉnh Quảng Bình Quảng Bình có tổng diện tích: 806.527 ha, thuộc vùng Bắc Trung Bộ; phía bắc giáp Hà Tĩnh có đèo Ngang làm đường phân chia; phía nam giáp Quảng Trị; phía đông Quảng Bình là biển; phía tây có ranh giới giáp với Lào. Cấu tạo địa hình của tỉnh Quảng Bình có cả đồng bằng, cát ven biển, đồi trung du và núi cao. Đại bộ phận lãnh thổ là vùng đồi núi (chiếm trên 85% diện tích tự nhiên), đồng bằng nhỏ hẹp, đất lúa ít, đất nông lâm xen kẻ và bị chia cắt bởi nhiều sông, suối dốc. Sự phong phú và đa dạng của địa hình là điều kiện để phát triển kinh tế theo hướng kết hợp giữa biển và đất liền, địa hình tự nhiên tạo nhiều cảnh quan đẹp: Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Vũng Chùa Đảo Yến... Quảng Bình được tạo hóa ban tặng nhiều thắng cảnh đẹp như suối Bang, biển Nhật Lệ, nhiều hang động đẹp như động Phong Nha Kẻ Bàng, hang Sơn Đoòng...Quảng Bình nổi tiếng là Chúa tể về các hang động. Bởi vậy nói đến các hang động, người ta nghĩ ngay đến Quảng Bình. Quảng Bình cũng là vùng đất có nền văn minh lâu đời, nhiều nơi là hiện thân của các nền văn hóa, là bằng chứng sống trong các cuộc đấu tranh giành độc lập qua hàng ngàn năm vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn. Quảng Bình có dân số là 877.702 người ( năm 2017). Toàn tỉnh có 1 thành phố, 6 huyện với 159 xã, phường, thị trấn, trong đó có 10 phường, 8 thị https://thuviendethi.com/
Thanh niên tỉnh Quảng Bình đa dạng về trình độ học vấn, văn hóa, nghề nghiệp, lứa tuổi. Về số lượng: Theo thống kê tính đến tháng 7/2017 thì số lượng thanh niên của tỉnh là 195.748 người, chiếm 22,3% dân số toàn tỉnh.
29 trấn và 141 xã. Thành phố Đồng Hới là nơi đặt trụ sở của các cơ quan, tổ chức chủ yếu, là trọng điểm diễn ra mọi hoạt động của tỉnh. Dân cư ở đây ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số còn có một số dân tộc thiểu số sinh sống như: Vân Kiều, Arem, Ma Coong... Tình hình phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh nhưng các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đều đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2017 tăng 6,62%, đã vượt kế hoạch đặt ra. Các đặc điểm nêu trên có ảnh hưởng đến công tác PBGDPL cho thanh niên tại tỉnh Quảng Bình theo hai hướng. Thứ nhất, ảnh hưởng tích cực: Dân số đông với tính cách đặc trưng là chăm chỉ, cần cù, thông minh, sáng tạo, giàu lòng yêu nước cùng với sự tăng trưởng kinh tế, ổn định về chính trị - xã hội là điều kiện thuận lợi để nâng cao dân trí, ý thức và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân. Đồng thời sự phát triển về kinh tế là tiền đề để đầu tư cho việc thực hiện công tác PBGDPL.
2.1.2 Thực trạng thanh niên tại tỉnh Quảng Bình
Thứ hai là ảnh hưởng tiêu cực, với địa bàn rộng, địa hình phức tạp, thành phần dân cư phức tạp, sinh sống không tập trung, một số vùng giao thông đi lại khó khăn là nguyên nhân gây khó khăn cho việc thực hiện công tác PBGDPL.
Về số lượng: Thanh niên Quảng Bình có 96.895 nam và 98.853 nữ. 33% thanh niên đang học tập, 60,5% thanh niên đang làm việc, 6,5% số thanh niên còn lại chưa có việc làm.
Về trình độ: Thanh niên được học tập rèn luyện, có kiến thức cao chiếm https://thuviendethi.com/
https://thuviendethi.com/
30 59% trong số tổng thanh niên của tỉnh. Nhóm này thuộc khối nhân viên văn phòng hoặc giữ các chức vụ chủ chốt trong các công ty, doanh nghiệp và sinh viên, học sinh. Do có trình độ cao nên họ có nhiều khả năng kiếm được việc làm ổn định, cuộc sống ổn định và ít bị lôi kéo vào các hoạt động phi pháp. Học sinh thì vẫn do gia đình, nhà trường quản lý, thường xuyên được trau dồi kiến thức cũng như nhắc nhở, kiểm tra nên những vấn đề về pháp luật chỉ xảy ra với tỷ lệ thấp, không mang tính tràn lan. 23% thanh niên có kiến thức, hiểu biết tạm ổn là những thanh niên làm công nhân tại các doanh nghiệp, nhà máy... Nhóm thanh niên này tuy trình độ văn hóa không cao nhưng việc chấp hành nội quy, quy định nơi làm việc thường tốt. Họ ý thức được việc phải tuân thủ, chấp hành pháp luật trong cuộc sống nói chung và trong công việc nói riêng. Thanh niên ít kiến thức có tỷ lệ khoảng 18%. Những thành phần này thường là lao động tự do hoặc lêu lỏng. Nhóm thanh niên này thường gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống, thu nhập thấp, trình độ hiểu biết thấp nên dễ bị lôi kéo vào những hoạt động phạm pháp như: cờ bạc, lô đề, ma túy... Đặc biệt là thanh niên vùng dân tộc thiểu số, có trình độ hiểu biết về pháp luật rất thấp. Họ ít được tiếp cận với pháp luật, ít được giáo dục về pháp luật. Đây cũng là một trong những tình trạng đáng được quan tâm, chú trọng. Thanh niên Quảng Bình có bản lĩnh chính trị, năng động, sáng tạo, chăm chỉ, cần cù, tự lập. Đại bộ phận thanh niên đều tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, tham gia tích cực và ý thức trách nhiệm vào công cuộc đổi mới, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sức sống tràn đầy năng lượng, trẻ trung đã khiến tinh thần sống có trách nhiệm với xã hội được đẩy đến cực độ. Số lượng thanh niên mong muốn tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng ngày càng tăng, nhiều phong trào xuất phát từ thanh niên và được lan rộng ra. Tuy nhiên, thanh niên cũng chính là lực lượng đối mặt với nhiều vấn đề, đó là số lượng thanh niên đông, việc quản lý khó khăn, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phức tạp. Trong khi đó thanh niên lại là đối tượng dễ bị lôi
31 kéo, sa ngã vào các tệ nạn, cũng chính là đối tượng mà các thế lực thù địch hướng tới. Thanh niên là nguồn nhân lực dồi dào góp phần vào sự phát triển của tỉnh Quảng Bình những việc quản lý và phát huy được tiềm năng của lực lượng này cần có những biện pháp thích hợp. Thanh niên chịu tác động của những yếu tố như: Sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; quá trình xây dựng nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa; đạo đức, lối sống, giá trị truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, vì vậy tình trạng thanh niên vi phạm tệ nạn xã hội diễn ra hết sức phức tạp, đặc biệt là ma túy. Thông qua công tác khảo sát, điều tra, thì những năm trở lại đây, trình độ nhận thức về pháp luật của thanh niên chưa cao. Họ chưa nhận thức được những nội dung cơ bản nhất của pháp luật. Chính vì vậy, mà còn nhiều thanh niên không thực hiện đúng pháp luật, cư xử và hành động trái pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật. Để đánh giá cho đúng thực trạng hiểu biết pháp luật của thanh niên là việc không đơn giản, cần dựa vào nhiều cơ sở khác nhau. Thứ nhất là căn cứ vào quy mô của việc triển khai giáo dục pháp luật bao gồm các chủ trương, việc tổ chức, tính hệ thống của chương trình giáo dục pháp luật và tính phổ biến của giáo dục pháp luật, đội ngũ thực hiện công tác PBGDPL. Ở phương diện này chúng ta cần khẳng định rằng trong những năm gần đây, chủ trương, tổ chức và hệ thống chương trình giáo dục cũng như đội ngũ giảng dạy pháp luật cho thanh niên đã có những bước chuyển tích cực về chất và lượng; nội dung giáo dục ngày càng đầy đủ và phong phú. Nhiều bộ sách giáo khoa có nội dung về pháp luật được xây dựng, biên soạn công phu, mức độ kiến thức, tính logic tăng dần, là tiền đề để hình thành, bồi đắp dần tri thức pháp luật cho thanh niên Quảng Bình. Về phương diện này, thanh niên Quảng Bình đã được trang bị cơ sở, nền https://thuviendethi.com/
https://thuviendethi.com/
32 tảng tốt để có được sự hiểu biết pháp luật, có được hệ thống tri thức, làm quen dần với các quy định pháp luật qua các bậc học phổ thông và đại học. Thứ hai là căn cứ vào tình cảm, thái độ của thanh niên đối với việc học và sự quan tâm đối với pháp luật. Yếu tố này rất quan trọng bởi nó nói lên tác dụng chiều sâu của việc giáo dục pháp luật. Do đó, với đòi hỏi quản lý xã hội theo pháp luật, pháp luật phải được nhận thức như là một chuẩn mực chủ yếu của đời sống xã hội thì việc hình thành cho được tình cảm, thiện cảm với pháp luật, mong muốn tìm hiểu pháp luật có ý nghĩa quan trọng bởi nó nói lên sự thành công hay thất bại của công tác PBGDPL nói chung và PBGDPL cho thanh niên ở Quảng Bình nói riêng. Thông qua khảo sát thực tế bằng tin bài của các báo, đài... có thể thấy nhiều thanh niên thấy được sự cần thiết phải học pháp luật. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp dù được trang bị kiến thức đầy đủ về pháp luật nhưng khi tìm hiểu sự quan tầm tìm đọc của thanh niên đối với các văn bản pháp luật có tính phổ biến nhất định thì mức độ đó lại rất thấp. Bảng 2.1 Tình hình thanh niên tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật Đơn vị: % Tiêu chí điều tra Học sinh Sinh viên Tìm đọc Hiến pháp 15 46 Tìm đọc Bộ luật Hình sự 8,3 12 Tìm đọc Bộ luật Tố tụng Hình sự 6 20 Tìm đọc Luật Hôn nhân gia đình 4 32 TÌm đọc các Luật, Pháp lệnh khác 7,3 17 Nguồn: Số liệu điều tra của Sở Tư pháp Quảng Bình Tỉ lệ thanh niên tìm hiểu về pháp luật còn thấp, đặc biệt là học sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế trên, nhưng nguyên nhân rõ ràng nhất là
Thứ ba là căn cứ vào thực tiễn chấp hành pháp luật. Đối với việc thực hiện một hành vi hợp pháp thì về mặt hiểu biết, ý thức pháp luật của cá nhân có thể được biểu hiện ở các trường hợp: Có thể hiểu biết pháp luật, nhận thức đầy đủ về hành vi đó; do thói quen; do ảnh hưởng của môi trường; sợ bị pháp luật trừng phạt. Có thể thấy hiểu biết pháp luật để không làm những việc pháp luật cấm, để hành động phù hợp với các quy định của pháp luật. Đây là một trong những căn cứ quan trọng nói lên thực trạng hiểu biết pháp luật của loại đối tượng này.
33 ngay cả đội ngũ giáo viên, giảng viên làm công tác giáo dục pháp luật cũng ít quan tâm, tìm hiểu các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực thi pháp luật. Từ đó dẫn đến nội dung bài giảng không phong phú, khó gần gũi với thực tế, nên khó để thuyết phục và tạo niềm tin với người học. Bảng 2.2 Số liệu điều tra người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Đơn vị: % Tiêu chí điều tra Giáo viên phổ thông Giảng viên đại học Tìm hiểu Hiến pháp 57 65 Tìm hiểu Bộ luật Hình sự 14,3 59 Tìm hiểu Bộ luật Tố tụng Hình sự 13 45 Tìm hiểu Luật Hôn nhân gia đình 42 60 Tìm hiểu các Luật, Pháp lệnh khác 16,7 25 Tìm đọc các báo pháp luật và đời sống 61,5 63 Nguồn: Số liệu điều tra của Sở Tư pháp Quảng Bình Đây là một thực trạng đáng báo động và cần có biện pháp khắc phục để nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của thanh niên. Một khi chủ thể làm công tác PBGDPL mà không có kiến thức pháp luật vững vàng thì khó có thể tạo được lòng tin cho đối tượng được giáo dục.
https://thuviendethi.com/
https://thuviendethi.com/
2.2.1 Chủ thể thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trên địa bản tỉnh Quảng Bình
2.2 Tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
34 Ở Quảng Bình, với sự quan tâm chăm sóc của gia đình, nhà trường, xã hội, nhiều thanh niên học hành chăm chỉ, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện phẩm chất, chấp hành nội quy, quy chế học tập. Đây là kết quả của việc giáo dục toàn diện cả về chuyên môn, đạo đức, chính trị, xã hội của nhà trường, gia đình, xã hội. Tuy nhiên vẫn còn một số thanh niên có thái độ thờ ơ, không quan tâm đến pháp luật, thiếu hiểu biết, có biểu hiện vi phạm quy chế, nội quy nhà trường, thậm chí vi phạm pháp luật. Tóm lại, dựa trên các căn cứ và sự phân tích trên có thể thấy sự hiểu biết pháp luật ngày càng đầy đủ dù vẫn còn ở mức độ nhất định, chưa thực sự thấu đáo hết mọi nội dung của các ngành luật. Trên cơ sở lượng kiến thức pháp luật được trang bị thông qua những chương trình PBGDPL, thanh niên có thể nhận thức được sự cần thiết của pháp luật đối với bản thân, gia đình, xã hội. Ở một chừng mực nào đó, để cho những hiểu biết pháp luật của thanh niên thấm sâu vào trí có, trở thành tình cảm bền vững, thái độ tích cự đối với pháp luật ở mọi thanh niên thì phải có những biện pháp lớn, toàn diện hơn, hiệu quả hơn từ phía Nhà nước, từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm công tác PBGDPL và cả từ phía gia đình.
Với tinh thần huy động toàn bộ lực lượng cho công tác PBGDPL, đến nay chủ thể làm công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh đã được củng cố, ngày càng đi lên về cả số lượng lẫn chất lượng. Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề án tăng cường công tác PBGDPL cho thanh thiếu niên giai đoạn 2013 2017 của UBND tỉnh, chủ thể thực hiện công tác PBGDPL cho thanh niên Quảng Bình bao gồm Hội đồng PHCTPBGDPL, các cán bộ công chức tư pháp các cấp, tổ hòa giải, giáo viên, giảng viên...
35 Hội đồng PHCTPBGDPL gồm: Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ngành như: Tư pháp, Công an, Đài Truyền thanh tỉnh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh...Tất cả đều có trình độ từ cử nhân trở lên. Nhờ vậy mà công tác PBGDPL được triển khai rộng khắp thông qua hoạt động của Hội đồng PHCTPBGDPL các cấp. Hoạt động theo mô hình này, lần đầu tiên, công tác PBGDPL đã huy động được sự tham gia đông đảo của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể; phát huy được tính xã hội hoá, thu hút dược nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia. Sự tồn tại của Hội đồng cùng hiệu quả hoạt động của nó đã và đang được khẳng định. Thời gian qua, các ngành, địa phương đã tăng cường tuyên truyền, kịp thời phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành, liên quan thiết thực đến nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và đời sống của cán bộ, nhân dân. Hiện nay, toàn tỉnh có 396 công chức tư pháp các cấp, trong đó có 182 công chức trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước về PBGDPL; 67 công chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Đội ngũ báo cáo viên cũng đóng vai trò quan trọng trong công việc tăng cường công tác PBGDPL tại địa bàn tỉnh. Hiện có 119 báo cáo viên cấp tỉnh; 167 báo cáo viên cấp huyện và 1.715 tuyên truyền viên pháp luật cấp xãbáo cáo viên các cấp, tất cả đều bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Thông tư số 18/2010/TT BTP ngày 05/11/2010 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật. Ngoài ra, lực lượng làm công tác PBGDPL tại các huyện, xã còn có 1.348 tổ hòa giải với 9.006 hòa giải viên. Số hòa giải viên có trình độ học vấn cao đang ngày càng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, không thể không kể đến 245 giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân, đây cũng là một lực lượng tích cực trong công tác tham gia PBGDPL cho thanh niên.
Có thể nói, đội ngũ làm công tác PBGDPL tại tỉnh Quảng Bình ngày càng được quan tâm, phát triển về số lượng và nâng cao trình độ chuyên môn
https://thuviendethi.com/
2.2.2 Nội dung và đối tượng của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình Nội dung của PBGDPL cho thanh niên gắn với từng nhóm đối tượng, phù hợp với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội tại địa bàn và yêu cầu của từng ngành, cơ quan, đơn vị. Hiện nay, nội dung PBGDPL tại tỉnh Quảng Bình tập trung vào các nhóm cơ bản: Nhóm các văn bản pháp luật có tác động trực tiếp, liên quan thiết thực đến đời sống của người dân Quảng Bình gồm các văn bản luật, văn bản dưới luật, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh, huyện ban hành. Nhóm nội dung này được triển khai tuyên truyền, phổ biến một cách thường xuyên, ổn định. Thứ hai là nhóm các văn bản pháp luật vừa mới được cơ quan có thẩm quyền ban hành sắp có hiệu lực hoặc vừa có hiệu lực. Nhóm này được triển khai trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh, huyện. Hình thức đó là mở hội nghị triển khai từ tỉnh, huyện, đến xã, thôn, từ cán bộ cốt cán đến toàn thể cán bộ https://thuviendethi.com/
36 nghiệp vụ. Việc huy động được đông đảo lực lượng các ban, ngành, đoàn thể, các báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên...tham gia PBGDPL đã đem lại hiệu quả đáng kể trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống, phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác PBGDPL. Tuy nhiên, vẫn còn một số Phòng Tư pháp mỏng về số lượng, cán bộ đảm nhận nhiều công việc nên không thể chuyên tâm cho việc PBGDPL Mặt khác, trình độ và khả năng truyền đạt của Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật còn nhiều hạn chế, kiến thức về pháp luậtcòn hạn hẹp. Mặc dù ngành Tư pháp đã tích cực phối hợp với các ngành trong việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ PBGDPL cho lực lượng này song chưa thường xuyên, chưa đạt được hiệu quả cao. Về chế độ thù lao cho Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật hiện nay còn phụ thuộc vào điều kiện của từng ngành, từng địa phương, do vậy chưa khuyến khích, động viên, tác động mạnh đối với họ.
https://thuviendethi.com/
37 và nhân dân; sau đó tùy thuộc điều kiện từng vùng để thực hiện tuyên truyền, phổ biến cho phù hợp. Thứbalànhómcácvăn bản đặcthù gắn với từng ngành cụ thể. Đốivới nhóm này ngoài các cơ quan có chức năng phổ biến thì còn có vai trò rất quan trọng của các cơ quan chuyên môn.Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các ngành đã trực tiếpgiảithíchcácquyđịnhgắnvớingành mìnhchonhândânhiểu. Nội dung PBGDPL được truyền đạt có hiệu quả khi phù hợp với từng điều kiện và từng loại đối tượng: 2.2.2.1 Đối tượng thanh niên là đội ngũ cán bộ, công chức Cán bộ, công chức là lực lượng quan trọng đang trực tiếp nắm giữ và thực thi chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước các cấp Những người này thường xuyên tiếp với các đối tượng quần chúng nhân dân nên cần được trang bị những kiến thức pháp luật. Hằng năm, UBND tỉnh đã luôn đưa ra các đề án, biện pháp PBGDPL đối với cán bộ, công chức là thanh niên, giữ vai trò chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đoàn thể chú trọng việc PBGDPL cho các cá nhân làm việc tại cơ quan về: Bộ Luật lao động; Luật giao thông, Luật về phòng chống tham nhũng, Luật Bảo hiểm xã hội...Đặc biệt là những luật gắn liền với công việc của cá nhân. Một số điển hình thực hiện tốt PBGDPL cho cán bộ, công chức như sau: Đoàn Thanh niên tỉnh xác định phổ biến giáo dục pháp luật là một trong những nội dung quan trọng, những năm qua các cấp bộ đoàn đã chú trọng tới công tác phổ biến giáo dục pháp luật tới toàn thể cán bộ, đoàn viên thanh niên nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, đoàn viên và thanh niên qua đó vận động cán bộ, đoàn viên thanh niên thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước. Riêng trong năm 2017 các cấp bộ đoàn đã phổ biến giáo dục pháp luật đến 125.650 lượt thanh niên.Trong phổ biến giáo dục chủ trương chính sách nghị quyết của Đảng,
Trong năm 2017, Sở Giáo dục tỉnh Quảng Bình phối hợp với Sở Tư pháp mở 02 lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật cho trên 150 cán bộ, giáo viên của các trường, đơn vị giáo dục như: Lãnh đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp Tổng hợp, Trưởng Trung cấp chuyên nghiệp và Cao đẳng trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình.
38 Nhà nước là 63.254, tuyên truyền phổ biến pháp luật, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp luật là 62.396 lượt. Cung cấp trên 120 băng đĩa đã tuyên truyền về phòng chống ma túy, mại dâm. Phát hành tài liệu có các nội dung về kiến thức pháp luật phổ biến tới các chi đoàn, tờ rơi tuyên truyền hỏi đáp về luật hôn nhân và gia đình
https://thuviendethi.com/
2.2.2.2 Thanh niên là học sinh, sinh viên Học sinh, sinh viên là những người trẻ tuổi, tư duy đang phát triển, là chủ nhân tương lai của đất nước nên cần chú trọng bồi dưỡng, dạy dỗ để họ nâng cao kiến thức, hiểu biết về pháp luật, sống có ước mơ, có trách nhiệm.
Tỉnh đoàn đã chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục phòng chống ma túy với nhiều hình thức, nội dung thiết thực góp phần nâng cao được nhận thức của đoàn viên, thanh niên về tác hại của ma túy như: văn nghệ, tiểu phẩm truyền thông, chống ma túy với chủ đề “Tuổi trẻ Quảng Bình nói không với ma túy”. Ngoài ra còn lồng ghép nội dung tuyên truyền các kiến thức về phòng chống ma túy trong các buổi sinh hoạt chi đoàn, cấp phát trên tờ rơi qua đó tạo sự chuyển biến về nhận thức cho cán bộ đoàn viên thanh niên về tác hại của ma túy. Sở Tư pháp đã tổ chức 35 hội nghị, lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho trên 4.230 lượt người tham dự; cấp phát 14.500 cuốn sổ tay pháp luật; in ấn và phát hành 3000 cuốn tài liệu về hòa giải, 24.822 các tài liệu khác; thực hiện 10 chuyên mục Pháp luật và Đời sống.
39 Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong các trường học cũng được đặc biệt coi trọng. Trong 5 năm qua, Hội đồng PHCTPBGDPL tỉnh thường xuyên phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh tổ chức 3.157 cuộc họp, hội nghị, chào cờ đầu tuần cho hơn 530.000 lượt người và đại diện lãnh đạo Phòng Giáo dục Đào tạo cấp huyện, ban giám hiệu, giáo viên và học sinh, sinh viên; triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí cho học sinh; xây dựng và triển khai chương trình giáo dục pháp luật lồng ghép với môn học giáo dục công dân và các hoạt động ngoạiKếkhóa.hoạch số 2292/KH UBND ngày 05/12/2017 được ban hành quy định về thực hiện công tác PBGDPL đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh. Bảo đảm 100% cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp tổ chức phổ biến, thông tin rộng rãi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến nhà trường, nhà giáo, người học, cán bộ quản lý, người lao động; hàng năm có từ 80% trở lên báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giảng viên dạy kiến thức, môn học, học phần về pháp luật được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết để tham gia PBGDPL; 100% nhà trường đều triển khai PBGDPL theo chương trình giáo dục chính khóa, hoạt động ngoại khóa, có giáo viên, giảng viên dạy môn giáo dục công dân, môn học, học phần về pháp luật theo quy định.
Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng nhằm rà soát, hoàn thiện nội dung chương trình, giáo trình, sách giáo khoa..., đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình, giáo trình môn học pháp luật...Chú trọng khuyến khích, huy động nguồn lực xã hội tham gia PBGDPL, tham gia tư vấn, hỗ trợ pháp lý, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật miễn phí trong nhà trường
Các trường học, học sinh, sinh viên phải cam kết thực hiện trật tự an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội; các trường học và các cơ sở giáo https://thuviendethi.com/
40 dục và đào tạo triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền tháng cao điểm an toàn giao thông, phòng chống ma tuý; Chỉ đạo 100% các đơn vị xây dựng và duy trì tủ sách pháp luật; Tổ chức nhiều cuộc thi như tìm hiểu Luật phòng, chống ma tuý và các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông...không chỉ dành cho học sinh, sinh viên mà cả giáo viên, giảng viên. 2.2.2.3 Đối tượng người lao động là thanh niên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Lực lượng lao động bao gồm người trực tiếp sản xuất, làm việc và người quản lý, sử dụng những đối tượng trên. Thời gian qua, Liên đoàn lao động tỉnh chủ động phối hợp với Sở Tư pháp và các ngành có liên quan để tổ chức PBGDPL cho người lao động trong các doanh nghiệp đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp chủ động triển khai PBGDPL cho người lao động tại doanh nghiệp mình. Những văn bản pháp luật được phổ biến cho người lao động và người sử dụng lao động như: Bộ luật lao động, Luật doanh nghiệp, Luật phòng chống ma tuý, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm thất nghiệp...Liên đoàn Lao động tỉnh trong hai năm gần đây đã tổ chức 57 cuộc tư vấn pháp luật về lao động cho 1.800 công nhân các doanh nghiệp. Ngoài ra, 27.000 tờ rơi đã được phát hành. Trong đó, các tờ rơi đều có nội dung phổ biến, giáo dục về các quy định của bộ luật lao động, các tranh chấp trong làm việc tại doanh nghiệp... 2.2.2.4 Các đối tượng khác Bên cạnh những đối tượng chủ yếu trên còn có những người không có việc làm, người đã từng vi phạm pháp luật... Đoàn Thanh niên tỉnh phối hợp với cơ quan công an bồi dưỡng, giáo dục, thay đổi tư duy, lối sống của các phạm nhân, dạy họ làm việc, lao động, tạo nền tảng cho các phạm nhân có thể hòa nhập với cộng đồng sau khi hết thời hạn chấp hành án phạt. Tổ chức các buổi giao lưu để phạm nhân cởi mở, ổn định tâm lý, giáo dục pháp luật cho
https://thuviendethi.com/
41 các phạm nhân để thấm nhuần vào tư tưởng của họ, đánh thức trách nhiệm công dân trong họ. Sở Tư pháp Thường trực Hội đồng PHCTPBGDPL đã biên soạn, in và phát hành tài liệu hỏi đáp pháp luật để phát hành đến thanh niên tại địa bàn, triển khai công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng khó khăn. 2.2.3 Hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình Các hình thức PBGDPL được lựa chọn và áp dụng khá phong phú, đa dạng, bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa hình thức PBGDPL truyền thống và những hình thức PBGDPL mới đang được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn phù hợp với từng đối tượng thanh niên, phù hợp với đặc điểm, điều kiện ở mỗi vùng từng đó là: 2.2.3.1 Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tuyên truyền miệng Đây là một hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với người nghe về lĩnh vực pháp luật, trong đó chủ yếu là phổ biến, giới thiệu các quy định pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghe. Tuyên truyền miệng được sử dụng rộng rãi bởi dễ thực hiện, không phụ thuộc vào thời gian, không gian..., đó là các buổi tọa đàm, hội thảo, lớp tập huấn... Trong đó, ngoài việc trao đổi về nghiệp vụ, còn đưa các kiến thức về pháp luật vào để các thành viên có cơ hội học tập. Hình thức này áp dụng được ở mọi địa phương của tỉnh. Trong năm 5 qua, Hội đồng PBGDPL đã tổ chức và lồng ghép tổ chức trên 131.440 hội nghị, lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hơn 8.600.000 lượt người, trong đó hơn 6.000.000 lượt thanh niên. Trong sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng, công tác tuyên truyền miệng vẫn giữ vai trò quan trọng bởi có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, đưa pháp luật đến với thanh niên trong mọi hoàn cảnh mà không phụ thuộc vào công cụ, thời gian, không gian. https://thuviendethi.com/
42 2.2.3.2 Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng Lợi thế của hình thức này trong giai đoạn hiện nay là phổ cập, nhanh chóng, kịp thời, rộng khắp, hấp dẫn và có đông đảo bạn đọc, khán thính giả. Do vậy, tỉnh đã duy trì và tiếp tục đẩy mạnh PBGDPL cho thanh niên qua Đài phát thanh và Truyền hình. Đặc biệt, công tác tuyên truyền trên hệ thống phát thanh tại các xã, thị trấn, thành phố được quan tâm, duy trì và tăng thời lượng phát thanh đối với các văn bản pháp luật mới ban hành thực hiện trên 23.767 chương trình PBGDPL trên đài phát thanh xã; thực hiện chuyên mục "Pháp luật và đời sống". Bên cạnh đó, UBND các xã đã sử dụng đĩa tuyên truyền các văn bản luật do sở Tư pháp cung cấp để phát hàng ngày trên hệ thống loa truyền thanh. Trong thời gian qua, hàng nghìn băng đĩa đã được sử dụng để phát trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
2.2.3.3 Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật Thi tìm hiểu pháp luật cũng là một hình thức có hiệu quả mà tỉnh Quảng Bình đã áp dụng khá thành công trong thời gian qua. Hằng năm, toàn tỉnh đã tổ chức, phát động 32 cuộc thi tìm hiểu pháp luật bao gồm cả thi viết, vấn đáp, bằng loại hình sân khấu hóa. Thực tế cho thấy thi tìm hiểu pháp luật thông qua loại hình sân khấu hóa luôn đem lại kết quả cao, tiêu biểu như các cuộc thi Hòa giải viên giỏi, Hộ tịch viên giỏi, Tuyên truyền viên pháp luật giỏi, Công chức Tư pháp-hộ tịch giỏi, tìm hiểu pháp luật về thuế, tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông...Các cuộc thi đã tập trung vào các chủ đề thiết thực mà người dân đang quan tâm. Thi tìm hiểu pháp luật là hình thức PBGDPL cần sự dầu tư kinh phí không lớn nhưng bằng nhiều loại hình hấp dẫn, dễ dàng mở rộng phạm vi đối tượng tuyên truyền nên thu hút nhiều người tham gia. Qua các cuộc thi, người
https://thuviendethi.com/
2.2.3.5 Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải cơ sở Căn cứ vào Luật Hòa giải ở cơ sở số 35/2013/QH13, các tổ hòa giải được sắp xếp lại, ngày càng được củng cố và kiện toàn về mặt tổ chức và chất lượng. Luật hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh ta đã tác động tích cực trong đời sống xã hội, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho hoạt động hoà giải ở cơ sở đi vào nền nếp, thống nhất và hoạt động có hiệu quả. Mạng lưới tổ hoà giải không ngừng được củng cố, mở rộng ở khắp các làng, bản, thôn, xóm, tiểu
https://thuviendethi.com/
43 dân tìm hiểu pháp luật một cách hào hứng, phấn khởi. Bằng hình thức này, các quy định pháp luật sẽ dễ dàng đi vào đời sống, phát huy hiệu quả tốt hơn.Đây vừa là yêu cầu, vừa là đòi hỏi, cũng là vai trò của cuộc thi tìm hiểu pháp luật mà người làm công tác PBGDPL tại Quảng Bình hướng đến. 2.2.3.4 Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật Dựa trên tình hình thực tế mỗi địa phương và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của các đối tượng khác nhau mà trên địa bàn tỉnh đã thành lập các câu lạc bộ pháp luật như Câu lạc bộ pháp luật, Câu lạc bộ nông dân với pháp luật, Câu lạc bộ thanh niên với pháp luật, Câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, Câu lạc bộ pháp luật và đời sống...Đến nay toàn tỉnh đã có 347câu lạc bộ pháp luật và câu lạc bộ sinh hoạt có nội dung liên quan đến pháp luật với gần 1.800 hội viên. Hầu hết các câu lạc bộ đều thu hút sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của các thành viên và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các cấp ủy, chính quyền. Một số phương thức sinh hoạt mà các câu lạc bộ tỉnh Quảng Bình thường thực hiện trong thời gian qua đó là: tổ chức các buổi nói chuyện, tọa đàm chuyên đề về pháp luật; thi tìm hiểu pháp luật, hái hoa dân chủ; biểu diễn văn hóa, văn nghệ có nội dung pháp luật...Từ những hoạt động đó, những kiến thức pháp luật đến gần với các hội viên nói riêng và với quần chúng nhân dân toàn tỉnh nói chung.
https://thuviendethi.com/
44 khu, khu phố và các cụm dân cư, thu hút được nhiều thành phần, nhiều lực lượng tham gia như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và những người có uy tín, đủ năng lực được lựa chọn... Hiện nay, Quảng Bình đã thành lập được 1.348 tổ hòa giải, trong đó số hòa giải viên lên đến 9.006 người. Các tổ hoà giải được cơ cấu đầy đủ thành phần như: Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, già làng, trưởng bản, Trưởng ban Mặt trận, Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh và những người có uy tín, đủ năng lực được lựa chọn...Ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thành viên tổ hoà giải còn có người dân tộc thiểu số. Mỗi tổ hòa giải có từ 5 7 tổ viên, đa số có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên, trong đó có 136 hòa giải viên có trình độ chuyên môn luật. Trong ba năm qua, các tổ hòa giải, hoà giải viên trên địa bàn tỉnh đã tiến hành thụ lý 6.865 vụ việc, trong đó hòa giải thành 5.958 vụ việc, đạt tỷ lệ 86,8%; hòa giải không thành 750 vụ việc... Thông qua hoạt động hòa giải đã góp phần duy trì, củng cố sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phát huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong cộng đồng dân cư.
2.2.3.6 Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý bằng các loại hình như: tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động...thì trong những năm gần đây, người làm công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn đã phổ biến, giáo dục cho người được trợ giúp pháp lý, giúp họ nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật để có hành vi phù hợp. Hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Quảng Bình có các đặc điểm sau: Chủ thể thực hiện chủ yếu là cán bộ, cộng tác viên trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Bình; cán bộ chi nhánh Trợ giúp pháp lý đặt tại huyện; thành viên Hội đồng PHCTPBGDPL; cán bộ phòng Tư pháp; thành viên câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các xã...
45 Đối tượng được trợ giúp pháp lý là một con người cụ thể, phần lớn là những người có hoàn cảnh khó khăn, trình độ dân trí thấp, khả năng giao tiếp hạn chế; người có công với cách mạng. Thời gian qua, hoạt động trợ giúp pháp lý ngày càng được chú trọng,đến nay, trung tâm trợ giúp pháp lý đã có trụ sở làm việc riêng, 5 chi nhánh đặt tại các huyện với 29 biên chế công chức, viên chức, người lao động, trong đó có 11 trợ giúp viên pháp lý. Ngoài ra, trung tâm đã ký hợp đồng cộng tác với 190 cộng tác viên; có 10 tổ chức hành nghề luật sư đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý; 58/159 xã, phường, thị trấn thành lập câu lạc bộ trợ giúp pháp lý. Từ khi thành lập đến nay, hơn 35.000 vụ việc trong đó gần 2.000 vụ việc tham gia tố tụng với đủ cung bậc, tính chất, mức độ gắn với những hoàn cảnh, số phận khác nhau đã được những người làm công tác trợ giúp pháp lý chia sẻ, đồng hành, giúp đỡ, bảo vệ; 159 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh không nơi nào không có dấu chân những người trợ giúp pháp lý... Một số lĩnh vực pháp luật phổ biển thường được trợ giúp pháp lý đó là: Dân sự, Đất đai, Môi trường, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ chính sách...PBGDPL thông qua trợ giúp pháp lý giúp người dân trong tỉnh thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, đưa ra các giải pháp, phương hướng giải quyết những vướng mắc pháp luật để người dân ứng xử phù hợp với pháp luật, biết sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm hại 2.2.3.7 Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xây dựng tủ sách pháp luật Tủ sách là một kênh thông tin quan trọng nên từ khi có Quyết định số 1067/QĐ TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Chỉ thị số 08/1999/CT UB ngày 17/02/1999 về việc https://thuviendethi.com/
Với chất lượng của các tủ sách pháp luật được nâng cao, quy chế khai thác hợp lý, khoa học đã tạo điều kiện cho cán bộ và nhân dân dễ dàng tiếp cận với hệ thống các văn bản pháp luật. Từ đó tạo thói quen cho nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng tìm hiểu pháp luật.
2.2.3.8 Cung cấp các tài liệu Hình thức này đang dần được chú trọng Hiện nay, các loại tài liệu đang ngày càng cải thiện về chất lượng. Nội dung của tài liệu bao gồm các quy định pháp luật mới, các quy định gắn bó thiết thực với đời sống, kiến thức nghiệp vụ...Cụ thể như các chuyên đề pháp luật về lĩnh vực dân sự; hình sự; hôn nhân gia đình; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống HIV/AIDS...Bên cạnh sách hỏi đáp, sách chuyên đề, sổ tay nghiệp vụ, sổ tay pháp luật, còn có nhiều loại tài liệu khác như băng tiếng, băng hình, trong đó thu băng các cuộc
https://thuviendethi.com/
46 xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có trên 2.375 tủ sách pháp luật, trong đó có 820 tủ sách ở xã, phường, thị trấn; 1.555 tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, thư viện. Để nâng cao chất lượng hoạt động của tủ sách pháp luật trên địa bàn tỉnh, tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, doanh nghiệp Nhà nước do UBND tỉnh làm chủ sở hữu, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về vị trí, vai trò của tủ sách pháp luật trong phổ biến, giáo dục và thực hiện dân chủ ở cơ sở Ngoài ra, còn gắn hoạt động khai thác của tủ sách pháp luật với hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 21/4, phong trào “Nhà nhà đọc sách, người người đọc sách” để khơi dậy văn hóa đọc trong nhân dân, đặc biệt là thanh niên; bố trí kinh phí từ ngân sách Nhà nước, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.
47 nói cuyện về pháp luật, xây dựng phóng sự, tiểu phẩm pháp luật...Ngoài ra, còn có các tài liệu mang tính trực quan như pa nô, áp phích, tranh cổ động, khẩu hiệu, tờ tin ảnh, băng rôn về chủ đề pháp luật được sử dụng khá nhiều, phổ biến hơn cả là trong thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá lớn. 2.3 Đánh giá thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tại tỉnh Quảng Bình 2.3.1 Ưu điểm của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Đối tượng phổ biến giáo dục pháp luật đã bao gồm đầy đủ tất cả thanh niên ở Quảng Bình từ thanh niên là cán bộ, công chức đến thanh niên là đối tượng vi phạm pháp luật đã hoàn lương. Mỗi đối tượng thanh niên đều được phổ biến các văn bản pháp luật phù hợp với đối tượng đó. Thông qua việc PBGDPL, thanh niên được tìm hiểu, học tập pháp luật thuận lợi, kịp thời hơn; nhận thức pháp luật của thanh niên có chuyển biến rõ nét. Ở nhiều nơi trên địa bàn Quảng Bình, tình hình khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, sai pháp luật có chiều hướng giảm. Việc giáo dục pháp luật được triển khai ở các cấp học, trình độ đào tạo; ở hầu hết các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, giúp người học có kiến thức cơ bản về pháp luật, phù hợp với từng đối tượng. Các nội dung dùng để truyền đạt tới nhân dân đều đúng quy định pháp luật, thể hiện đúng tinh thần pháp luật. Từ đó toàn tỉnh đã lấy tiêu chí đặc điểm địa bàn nông thôn và đối tượng thanh niên làm cơ sở để xây dựng và triển khai kế hoạch PBGDPL, gắn PBGDPL với thực tiễn chấp hành pháp luật. Hình thức PBGDPL cho thanh niên trên địa bàn ngày càng phong phú, đa dạng. Để đạt hiệu quả cao trong PBGDPL thì tỉnh đã có sự lựa chọn các hình thức phù hợp với từng đối tượng thanh niên nhất định Bên cạnh các hình https://thuviendethi.com/
Đội ngũ làm công tác PBGDPL mặc dù có số lượng nhiều song còn phân tán, số người chuyên trách không nhiều, mà chủ yếu là kiêm nhiệm; tính chuyên nghiệp trong PBGDPL của cán bộ, công chức chuyên trách chưa cao. Bên cạnh đó, vẫn còn một số cán bộ chưa có kiến thức chuyên sâu về pháp luật nên nội dung. Tài liệu phổ biến và giáo dục pháp luật cho đội ngũtuyên
48 thức PBGDPL truyền thống thì các hình thức, biện pháp PBGDPLmới được vận dụng sáng tạo, linh hoạt. Đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL cho thanh niên ngày càng được tăng cường về số lượng cũng như chất lượng, thường xuyên tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tuyên truyền, đáp ứng các yêu cầu đổi mới và phát triển đất nước trong từng giai đoạn. Có thể nói, lực lượng này đã thực sự có những bước trưởng thành, chuyên nghiệp và đem lại những thành công đáng kể trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên Quảng Bình. Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật ngày càng đáp ứng nhu cầu của công tác PBGDPL. Kinh phí chi cho hoạt động PBGDPL được quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả hơn. 2.3.2 Hạn chế của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.3.2.1 Về tổ chức, chủ thể, đối tượng phổ biến, giáo dục phápluật cho thanh niên Việc PBGDPL hiện nay trên địa bàn còn mang tính hình thức, không chú trọng tập trung làm rõ các nội dung cần phổ biến, nhiều nội dung còn chưa phù hợp với đối tượng. Bên cạnh đó, việc PBGDPL chưa tập trung vào các văn bản áp dụng tại địa phương, các thông tư quy định chi tiết để dễ dàng áp dụng Đồng thời, tỉnh Quảng Bình chưa thực sự quan tâm phổ biến văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh ban hành.
https://thuviendethi.com/
49 truyền viên pháp luật, thành viên tổ nòng cốt, hòa giải viên và thành viên của các Câu lạc bộ còn thiếu. Ngoài ra chế độ thù lao đối với những người làm công tác phổ biến, giáo dục chưa tương xứng nên chưa tạo động lực khi họ thực hiện nhiệm vụ. Hội đồng PHCTPBGDPL chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm của mình, chưa biến lý thuyết thành thực tiễn, chưa thúc đẩy được công tác PBGDPL, không có sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và tư duy của thanh niên. Hội đồng làm việc chưa linh hoạt, sáng tạo, chưa đáp ứng nhu cầu trong từng giai đoạn phát triển. Việc phối kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành còn nhiều hạn chế, thiếu sự bền chặt. Một số cơ quan, tổ chức còn thụ động trong việc thực hiện công tác, có sự chênh lệch về trách nhiệm của các cá nhân, phòng, ban. Những hạn chế này có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của công tác PBGDPL.
Đối tượng tại địa bàn tỉnh cũng mang tính đặc trưng riêng. Tỉnh có diện tích rộng, một số vùng miền núi giao thông đi lại khó khăn, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhiều người trình độ dân trí thấp do đó khả năng tiếp thu pháp luật chưa cao. Mặt khác, nhiều người sống bằng nghề nông, chưa có ý thức tìm hiểu pháp luật. Bản thân một số đối tượng là thanh niên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, bị ảnh hưởng bởi lối sống tha hóa, biến chất chính là bất cập của đối tượng PBGDPL. 2.3.2.2 Về nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Nội dung PBGDPL cho thanh niên hiện nay còn khó hiểu, ít tính thực tiễn, chi đơn thuần nói suông. Số lượng tài liệu giáo dục pháp luật còn chưa nhiều, nội dung không đa dạng. Nguyên nhân một phần do giảng viên chưa có hứng thú trong công tác nên việc chuẩn bị nội dung còn tùy tiện, nhiều lúc chưa đi vào trọng tâm, chưa gắn với thực tế cuộc sống.
https://thuviendethi.com/
50 Bên cạnh đó, nội dung PBGDPL chưa mang tính toàn diện, ổn định. Những văn bản gắn bó thiết thực với đời sống nhân dân không được phổ biến, tuyên truyền đồng đều tại tất cả các vùng, miền mà chỉ tập trung chủ yếu ở một số địa phương vùng đồng bằng. Nội dung phổ biến, giáo dục tại các ngành chưa phong phú, chỉ chú trọng các văn bản mang tính nghiệp vụ của ngành thông qua hoạt động chuyên môn mà không xem PBGDPL là nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, đơn vị. Hạn chế, bất cập về nội dung PBGDPL là một trong những yếu tố chủ yếu quyết định chất lượng PBGDPL cho thanh niên trên địa bàn tỉnh. 2.3.2.3 Về phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Hình thức PBGDPL chưa đa dạng. Ở một số nơi, hình thức phổ biến, giáo dục còn đơn giản, không thú vị nên thanh niên không quan tâm, chú ý. Sự kết hợp giữa các hình thức, phương pháp vẫn chưa thật nhuần nhuyễn, gắn kết; bài giảng vẫn chưa thực sự sinh động; chưa thu hút được đông đảo thanh thiếu niên hứng thú học tập.
PBGDPL thông qua hoạt động xây dựng, khai thác tủ sách pháp luật hiệu quả chưa cao, không mang tính xã hội hóa. Đặc biệt là ở các xã, thị trấn, số lượng sách còn quá ít hoặc đã quá cũ, hầu hết không có phòng riêng để đọc, nghiên cứu tìm hiểu pháp luật, quy chế khai thác thiếu hợp lý. Hằng năm, nguồn kinh phí dành chi việc bổ sung đầu sách rất hạn hẹp.
https://thuviendethi.com/
Tại các xã, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lýđã được thành lập nhưng hiệu quả hoạt động không cao, các Câu lạc bộ tuổi trẻ phòng chống tội phạmhoạt động đã nhiều năm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. 2.3.2.4 Về các điều kiện bảo đảm cho phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Kinh phí dành cho PBGDPL còn hạn hẹp so với nhu cầu, không đồng đều. Hầu hết, các cơ quan, đơn vị chưa bố trí riêng kinh phí để bảo đảm sự chủ động triển khai các hoạt độngPBGDPL
51 Trong nhà trường, trang thiết bị trợ giúp cho việc giảng dạy còn hạn chế nên nhiều giáo viên muốn thực hiện những phương pháp giảng dạy mới, hiện đại cũng khó thực hiện được. 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đối với thanh niên tỉnh Quảng Bình hiện nay Từ thực tế thực hiện PBGDPL tại địa bàn tỉnh Quảng Bình nhận thấy có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan dẫn đến những hạn chế, bất cập trong PBGDPL. Trong đó có những nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất, một trong những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, bất cập hiện nay của PBGDPL cho thanh niên nói chung, thanh niên ở Quảng Bình nói riêng là do trước đây thể chế của công tác này chưa hoàn thiện. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PBGDPL còn tản mạn, chưa đồng bộ, bên cạnh đó Luật PBGDPL chỉ mới được ra đời sau này.
https://thuviendethi.com/
Đảng và Nhà nước ban hành số lượng lớn quy định, tiến hành triển khai nhiều đề án cùng lúc trong khi kinh phí, phương tiện kỹ thuật còn thiếu thốn, số lượng nhân lực cũng như chất lượng còn chưa cao. Các văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế tính thực tiễn, một số nội dung còn chưa rõ ràng. Việc sửa đổi liên tục các văn bản cũng gây khó khăn cho công tác thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật. Từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện PBGDPL cho thanh niên. Thứ hai, lãnh đạo một số ban ngành, đoàn thể, địa phương chưa nhận thức và ý thức đầy đủ về trách nhiệm của ngành, địa phương mình đối với PBGDPL cũng như vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dẫn đến thiếu chủ động, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc tổ chức và phối hợp thực hiện PBGDPL. Thứ ba, nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL cũng dần gia tăng về số lượng, tuy nhiên, chỉ có một số người có trình độ cao, có kiến thức sâu về
Thứ năm, các đối tượng PBGDPL tại địa bàn tỉnh với 40% dân số ở nông thôn và làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế khó khăn, mặt bằng dân trí thấp; ở
52 pháp luật, còn lại thì vốn kiến thức vẫn còn hạn chế. Những cán bộ không có trách nhiệm chính là PBGDPL thì trình độ còn thấp. Một số cán bộ còn chưa vững về kiến thức pháp luật, năng lực sư phạm, kỹ năng truyền đạt đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác PBGDPL cho thanh niên. Thiếu cơ chế đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ lâu dài cho nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL. Các cơ quan, tổ chức ở địa phương chưa thực sự hoàn thành tốt trách nhiệm của mình, chưa chú trọng đào tạo, giáo dục pháp luật cho đội ngũ này. Việc huy động nguồn lực cho PBGDPL đối với thanh niên chưa đươc tiến hành một cách đồng bộ và rộng rãi. Kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện đi lại còn hạn hẹp, nhất là ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số. Chế độ thù lao, chính sách cho các báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên còn thấp, không ổn định nên chưa thực sự khuyến khích rõ rệt đến họ để họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Hoạt động của hội đồng PHCTPBGDPL cho thanh niên ở các cấp chưa được duy trì thường xuyên, đều đặn. Hội đồng PHCTPBGDPL cho thanh niên ở các cấp hoạt động theo cơ chế phối hợp, kiêm nhiệm nên không thể dành nhiều thời gian và sức lực, toàn tâm toàn ý cho công tác PBGDPL. Việc đôn đốc, kiểm tra các thành viên của Hội đồng phối hợp tỉnh đối với huyện, xã, thị trấn đôi khi còn chưa được quan tâm đúng mực.
Thứ tư, việc triển khai phổ biến, giáo dục còn dàn trải, thiếu trọng tâm, chưa tập trung đi sâu vào những vấn đề liên quan trực tiếp đến nhu của từng đối tượng thanh niên, thiếu sự chủ động trong việc tuyên truyền các luật cần thiết và sát thực với đời sống nhân dân. Sự phối kết hợp giữa các ban ngành của thành phố có lúc chưa chặt chẽ, thiếu tính đồng bộ.
https://thuviendethi.com/
53 một số miền núi, thanh niên còn không thể hiểu được tiếng Kinh; nhiều địa phương còn tồn tại những phong tục, tập quán lạc hậu, tư tưởng bảo thủ, khép kín, thói quen sống theo lệ làng đã ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận dân cư dẫn đến nhiều khó khăn cho công tác PBGDPL. Nhiều thanh niên chưa tin vào pháp luật, dẫn đến việc không chấp hành tốt pháp luật, không ý thức được thái độ, tư duy, lý tưởng theo pháp luật. Trong thực hiện nhiệm vụ, một số cán bộ vẫn còn có các hành vi sai phạm dẫn đến không những không là tấm gương sáng để thanh niên noi theo mà còn dấy lên sự nghi ngờ vào pháp luật. Tiểu kết Chương 2 Qua nghiên cứu thực trạng PBGDPL cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, luận văn rút ra những kết quả đạt được, đó là: PBGDPL ngày càng được chú trọng; đội ngũ làm công tác PBGDPL được tăng cường cả về số lượng lẫn trình đọ chuyên mộn, nghiệp vụ; nội dung, hình thức, phương pháp PBGDPL ngày càng đa dạng; cơ sở vật chất phục vụ công tác cũng được đầu tư nhiều hơn. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: đội ngũ nhân sự làm công tác PBGDPL có trình độ không đều; hội đồng PHCTPBGDPL cho thanh niên hoạt động theo cơ chế phối hợp, kiêm nhiệm nên chưa dành đủ thời gian và công sức cho công tác này; nội dung, hình thức còn mang tính phong trào; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho công tác này chưa đầy đủ; tổ chức thi hành pháp luật thiếu chặt chẽ; cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí chưa đáp ứng được yêu cầu.
https://thuviendethi.com/
https://thuviendethi.com/
54 CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1 Quan điểm nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình PBGDPL là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác này, tỉnh Quảng Bình cũng vậy và đặc biệt là PBGDPL cho thanh niên tại địa bàn. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và Đại hội VII, Đảng ta đều đề cấp đến vấn đề PBGDPL, đưa ra các chủ trương nhằm tăng cường về mọi mặt để tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện công tác. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng khẳng định: “Triển khai mạnh mẽ công tác truyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xã hội”. Nghị quyết số 08 NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới cần chỉ rõ: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đặc biệt là thông qua các phiên toà xét xử lưu động và bằng những phán quyết công minh để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân”.
Từ việc xác định thanh niên là một trong những lực lượng quan trọng, là lực lượng chiến lược quốc gia, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính
Thứ hai, mỗi thanh niên đều có quyền tìm hiểu pháp luật, và có quyền được yêu cầu cơ quan, tổ chức cũng cấp, phổ biến pháp luật. Gia đình, nhà trường và xã hội cần giúp đỡ thanh niên trong việc tìm hiểu kiến thức về pháp luật bằng công tác PBGDPL. Hiện nay, Nhà nước đã và đang thực hiện xã hội hóa PBGDPL.
55 sách nhằm phổ biến, giáo dục một cách toàn diện cho thanh niên nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ văn hóa, ý thức đối với pháp luật của thanh niên. Các Nghị quyết hội nghị đều nhấn mạnh vai trò chủ chốt của thanh niên đối với sự đi lên của đất nước. Chính vì vậy, việc quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, phát triển về cả tư duy và hành động cho thanh niên có vai trò hết sức quan trọng. Một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước chính là thanh niên. Trong Báo cáo văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X cũng nêu: “đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đồng thời, một số nghị quyết cũng nêu rõ vai trò của công tác PBGDPL cho thanh niên đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Các quan điểm để thực hiện công tác này như sau: Thứ nhất, từ việc xác định nhiệm vụ PBGDPL cho thanh niên là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị mà trong đó, Đảng và Nhà nước luôn giữ vai trò nòng cốt, chỉ đạo. Trước hết, số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác PBGDPL cho thanh niên cần được bảo; đối với các đối tượng thanh niên vùng sâu, vùng xa, thanh niên thuộc các dân tộc ít người, thanh niên có hoản cảnh khó khăn, bị khuyết tật, thanh niên phạm pháp, thanh niên nghiện ma túy, cần có sự quan tâm đặc biệt.
Thứ ba, Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện PBGDPL, huy động các nguồn
https://thuviendethi.com/
56 lực cho PBGDPL. Mục đích của hoạt động PBGDPL là hình thành ý thức pháp luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, củng cố niềm tin vào pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống. Đối tượng chính là các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Do vậy, nếu như đối tượng hưởng kết quả chính là chủ thể của hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật thì sẽ mang lại hiệu quả cao bởi PBGDPL là nhiệm vụ của toàn xã hội.
Thời gian qua, toàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác PBGDPL. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều mặt tồn tại cần khắc phục. Để nâng cao chất lượng của hoạt động, tỉnh cần phải có những biện pháp cụ thể, phù hợp.
https://thuviendethi.com/
Thứ tư, tạo điều kiện để các cấp, ngành phối hợp, liên kết chặt chẽ với nhau trong việc phổ biến pháp luật cho thanh niên địa phương; sắp xếp nội dung phù hợp, lựa chọn hình thức có thể đem lại hiệu quả cao tùy thuộc vào từng cá nhân, điều kiện của từng cơ quan, tổ chức, địa phương. Thứ năm, vấn đề đặt ra là PBGDPL cho thanh niên cần hướng vào việc xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của thanh niên. Phổ biến, giáo dục phải làm cho thanh niên có được những kiến thức nhất định về pháp luật, pháp luật được ban hành là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội từ đó khơi dậy tính tự giác chấp hành pháp luật, tìm hiểu và thực thi pháp luật. Vì vậy, nội dung PBGDPL cho thanh niên phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của thanh niên. Có thế nói rằng, nâng cao chất lượng PBGDPL trên địa bàn là chủ trương chung, thống nhất của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tỉnh Quảng Bình. 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình
https://thuviendethi.com/
3.2.1 Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình Đây là giải pháp đầu tiên, mang tính quyết định cho việc nâng cao hiệu quả của công tác PBGDPL cho thanh niên trên địa bàn Đầu tiên là cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, giải pháp này tạo điều kiện thuận lợi để pháp luật đi vào cuộc sống, nhằm giúp cho hoạt động PBGDPL có hiệu quả cao. Hệ thống pháp luật cần phải minh bạch, ít lỗ hổng, không chồng chéo, hoàn thiện, từ đó dễ đi vào đời sống, được xã hội chấp nhận và ủng hộ. Hiện nay, nước ta đã có hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, điểu chỉnh tương đối hầu hết các lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống. Pháp luật không ngừng hoàn thiện và phát triển, thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định xã hội, tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, nó đã làm giảm hiệu lực của pháp luật, giảm hiệu quả thực thi pháp luật. Hạn chế chung của các văn bản pháp luật là thiếu tính cụ thể, rõ ràng; nhiều quy định thiếu tính khả thi; chồng chéo nhau, thậm chí mâu thuẫn; các bộ luật, đạo luật liên tục bị sửa đổi, bổ sung, thay thế. Những khuyết điểm của hệ thống pháp luật làm cho nội dung PBGDPL cũng phải thường xuyên sửa đổi cho phù hợp, gây lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức. Bởi vậy, cần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, đảm cảo các văn bản quy phạm pháp luật phải cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, áp dụng lâu dài, hạn chế việc sửa đổi nhiều lần Ngoài ra, trong quá trình xây dựng pháp luật cũng cần tích cực lấy ý kiến nhân dân, thực hiện dân chủ, thu hút mọi tầng lớp nhân đân tham gia góp ý kiến cho dự thảo luật. Đây là một trong những biện pháp thiết thực nhất, tạo nên hệ thống pháp luật ổn định, là nền tảng để thực hiện PBGDPL cho thanh niên trên địa bàn một cách thuận lợi, thực tế, đạt hiệu quả cao.
57
https://thuviendethi.com/
UBND các cấp phải có sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời PBGDPL.
58 Hai là cần hoàn thiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch PBGDPL cho thanh niên một cách khần trương. Đó là việc rà soát lại hệ thống pháp luật đã ban hành liên quan đến thanh niên, tiếp đó cần xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch cụ thể về hoạt động PBGDPL cho thanh niên. Từ việc ban hành các chương trình, kế hoạch PBGDPL; các tiêu chuẩn, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, quy tắc nghề nghiệp PBGDPL; ban hành Bộ các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác của Bộ Tư pháp. Sở Tư pháp cần kiểm tra, rà soát để tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PBGDPL nói chung và chú trọng PBGDPL cho thanh niên tại địa bàn, chế độ, chính sách đối với Hội đồng PHCTPBGDPL tỉnh, huyện, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viênNgoài. ra, HĐND tỉnh ban hành nghị quyết, thông qua ngân sách cần thiết; xây dựng nghi quyết về chế độ thù lao đối với đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL cho thanh niên, đặc biệt là tuyên truyền viên, hòa giải viên, báo cáo viên. UBND tỉnh cần ban hành chương trình, đề án, kế hoạch PBGDPL cho thanh niên trong phạm vi thẩm quyền. Đề án đưa ra phải phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.
Bên cạnh đó, vai trò của Hội đồng PHCTPBGDPL tỉnh cũng rất quan trọng. Hội đồng phổ biến phối hợp PBGDPL tỉnh có nhiệm vụ tư vấn cho Ủy ban nhần dân tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về việc xây dựng chương trình, kế hoạch về PBGDPL. Gắn PBGDPL với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, với xây dựng và thực thi pháp luật, cải cách thủ tục hành chính ở địa phương.
Thứ hai, phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng trong công tác PBGDPL cho thanh niên.
https://thuviendethi.com/
59
3.2.2 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp đối với phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, các cấp ủy đối với công tác phổ biến, giáo dục tại tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới cần thực hiện các nội dung sau: Thứ nhất, cần đổi mới nhận thức của một số cấp ủy, lãnh đạo về vị trí, vai trò của thanh niên và công tác PBGDPL cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Sự quan tâm, tham gia tích cực, chủ động của toàn xã hội, đặc biết là của các cấp ủy, lãnh đạo địa phương trong công tác PBGDPL đối với thanh niên và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác. Các hoạt động cần được tiến hành triệt để, trung thực, khách quan, có chương trình cụ thể, và hiệu quả đạt được phải được xem xét thông qua thực tiễn chấp hành pháp luật của thanh niên.
Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương giữ vai trò đặc biệt quan trọng góp phần đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Do đó muốn PBGDPL cho thanh niên có hiệu quả cao thì phải tăng cường tăng cường sự lãnh đạo, của các cấp ủy, chính quyền đối với công tác. Trách nhiệm của các cấp ủy đảng tỉnh Quảng Bình là chỉ đạo sát sao việc thực hiện PBBGDPL. Với mỗi giai đoạn cần xây dựng kế hoạch, chương trình PBGDPL cho mỗi cấp, ngành, cơ quan, địa phương. Cấp ủy Đảng phải xác định được lực lượng đảng viên là lực lượng nòng cốt trong công tác PBGDPL ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Thông qua việc quán triệt đường lối, chương trình hành động, các cấp ủy Đảng nhấn mạnh yêu cầu đối với từng cán bộ, đảng viên phải xác định việc tìm hiểu, học tập
UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Hằng năm, xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành về hoạt động PBGDPL đối với thanh niên cụ thể từng quý, từng tháng phù hợp với các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở địa phương. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thực hiện Đề án. Muốn thực hiện tốt PBGDPL cho thanh niên cân xây dựng kế hoạch cụ thể, trong đó lựa chọn được nội dung chính xác, hình thức thu hút, phù hợp, và kinh phí cho hoạt động này. Định kỳ 6 tháng hoặc một năm, Uỷ ban nhân dân các cấp nhất cần kiểm tra, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong PBGDPL ở địa phương. Hội đồng PHCTPBGDPL là tổ chức phối hợp chỉ đạo thực hiện giữa các ban ngành, đoàn thể. Hội đồng có nhiệm vụ đề ra chương trình, kế hoạch PBGDPL hằng năm, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ.
https://thuviendethi.com/
60 pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên, cũng là một trong những tiêu chí đánh giá cán bộ, đảng viên. Thứ ba, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương đối với công tác PBGDPL đối với thanh niên. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.Nhiệm vụ đặt ra là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động PBGDPL cho thanh niên. HĐND không chỉ chú trọng việc ban hành Nghị quyết mà còn phải lãnh đạo, chỉ tốt PBGDPL, đưa pháp luật vào cuộc sống, coi đây là một phần không thể thiếu trong nghị quyết về các phương hướng bảo đảm thi hành hiến pháp, pháp luật. Mặt khác, HĐND cũng cần giám sát đối với công tác PBGDPL đối với thanh niên tại địa phương mình.
Các cơ quan, đoàn thể cần hướng dẫn từng phòng, ban thực hiện và làm theo pháp luật, nâng cao vốn kiến thức, hiểu biết về pháp luật, trở thành công
Thứ tư, phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh trong công tác chỉ đạo hoạt động PBGDPL. Kết hợp các buổi sinh hoạt đoàn, hội, phong trào thanh niên với nội dung PBGDPL. 3.2.3 Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật Thứ nhất, Hội đồng PHCTPBGDPL thực hiện nhiệm vụ đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL, chú trọng chất lượng, hiệu quả đạt được; hướng dẫn xây dựng lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện PBGDPL Thứ hai, cần kết hợp phổ biến với giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên; đổi mới, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của thanh niên; tăng cường hoạt động PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng; thường xuyên cập nhật, đăng tin bài có nội dung phổ biến, giáo dục trên Báo, Đài, hệ thống phát thanh...
Câu lạc bộ pháp luật cũng là một trong những hình thức không thể thiếu nhằm phát huy hiệu quả công tác PBGDPL Nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, lồng ghép nội dung pháp luật vào sinh hoạt câu lạc bộ, thường xuyên đổi mới nội dung sung hoạt pháp luật theo chuyên đề, trao đổi, giải đáp những thắc mắc, tình huống pháp luật thực tế.
61 dân có trách nhiệm. Tạo điều kiện cho tổ chức Đoàn ở cơ sở nâng cao năng lực, chất lượng cán bộ Đoàn tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đối với thanhniên.
Đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo pháp luật cần có sự phân công, phân cấp công việc rõ ràng, cụ thể để đội ngũ giảng viêng chuyên tâm vào công việc của mình. Đồng thời, các cơ sở giáo dục cần xây dựng chơ chế thu thập thông tin phản hồi từ người học để có thể đánh giá đúng chất lượng, hiểu quả của công tác giáo dục pháp luật, từ đó tìm ra nguyên nhân của thành công cũng như hạn chế, https://thuviendethi.com/
62 để kế thừa và phát huy những kết quả tốt, đồng thời khắc phục những tồn tại. Hội đồng PBGDPL tích cực, chủ động, theo sát yêu cầu, đòi hỏi của công tác PBGDPL, chứ không chỉ làm qua loa theo hình thức.
Thứ ba, HĐND các huyện, thị xã quyết định các biện pháp nhằm nâng cao hiệu qua công tácPBGDPL cho thanh niên trong phạm vi quyền hạn của mình; phân bổ dự toán ngân sách địa phương. Đồng thời, UBND huyện bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức, PBGDPL đối với cán bộ, công chức trực tiếp quản lý. 3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình Đội ngũ làm công tác PBGDPL đóng vai trò quyết định chất lượng của PBGDPL cho thanh niên; các chủ trương, chính sách đều thông qua chủ thể này mà đến với tầng lớp nhân dân lao động, trong đó có thanh niên. Trình độ chuyên môn và tư duy, phẩm chất chính trị của chủ thể thực hiện PBGDPL tác động rất lớn đến kết quả của công tác. Công tác giáo dục pháp luật không thể có hiệu quả cao khi mà hiểu biết pháp luật và kỹ năng truyền đạt của đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật thấp. Điều này đồng nghĩa với việc đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật vừa là chủ thể giáo dục pháp luật, nhưng đồng thời chính họ cũng lại là đối tượng cần được giáo dục pháp luật. Từ sự phân tích trên, đặc biệt là từ thực trạng công tác PBGDPL đối với thanh niên tỉnh Quảng Bình trong những năm vừa qua cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hơn nữa trình độ, năng lực, đạo đức và phẩm chất chính trị của đội ngũ tiến hành hoạt động PBGDPL cho thanh niên.
https://thuviendethi.com/
Mặt khác, cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý từ ngân sách kinh phú thường xuyên được cấp hằng năm để hỗ trợ thực hiện công tác PBGDPL; thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác PBGDPL cho thanh niên trên địa bàn tỉnh.
Cán bộ PBGDPL là chủ thể của mọi hoạt động, do đó xây dựng được một đội ngũ cán bộ am hiểu sâu sắc về chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệu tình với cách mạng sẽ mang lại hiệu quả cao cho công tác này trong thời kỳ đổi mới đất nước. Công việc này phải đáp ứng được hai yêu cầu, đó là có đủ lực lượng đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL cho thanh niên với các hình thức, phương pháp khác nhau và lực lượng này phải được đào tạo một cách chuyên nghiệp để có trình độ, kiến thức chính trị, xã hội, pháp luật cần thiết cũng như kỹ năng sư phạm, phương pháp hiệu quả nhất. Vì vậy, cần bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn cập nhật những nội dung kiến thức pháp luật mới nhằm nâng cao năng lực cho chủ thể thực hiện PBGDPL đối với thanh niên.
https://thuviendethi.com/
Hàng năm Sở Tư pháp (cơ quan thường trực của Hội đồng PHCTPBGDPL) cần phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương trong toàn tỉnh tổ chức các cuộc thi báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật giỏi về một nội dung pháp luật cụ thể như Luật đất đai, Luật hôn nhân và gia đình, Luật lao động, Luật khiếu nại tố cáo… nhằm nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũCónày.thể thấy ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung và thanh niên nói riêng hiện nay còn thấp, mức độ hiểu biết và tự giác chấp hành
63
Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giảng viên dạy các môn liên quan đến pháp luật, tuyên truyền viên, báo cáo viên, hòa giải viên theo định kỳ và các cán bộ Đoàn thanh niên tham gia PBGDPL cho thanh niên.
Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp cần tổ chức các buổi nói chuyện, giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề pháp lý, bồi dưỡng, trang bị kiến thức cho lực lượng thực thi hoạt động, các giáo viên, các cán bộ do địa phương đó quản lý.
3.2.5 Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật đối với thanh niên tỉnh Quảng Bình Nhược điểm lớn nhất trong công tác PBGDPL nói chung và đối với thanh niên nói riêng là nặng về lý thuyết. Việc đổi mới, hoàn thiện nội dung giáo dục pháp luật đối với thanh niên Quảng Bình là biện pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả của PBGDPL cho thanh niên. Bởi nội dung PBGDPL vừa quyết định lý tưởng, nhận thức của thanh niên, vừa ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng, giảng dạy pháp luật, giáo dục pháp luật. Mặt khác nội dung phải được xây dựng sao cho mục đích của giáo dục pháp luật trở thành hiện thực, phải mang tính thiết thực, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Để đổi mới nội dung phổ biến giáo dục, pháp luật đối với thanh niên trên
https://thuviendethi.com/
Có thể thấy rằng việc nâng cao chất lượng nội dung PBGDPL cho thanh niên không thể thực hiện vội vàng mà cần có một quá trình xây dựng và áp dụng, đòi hỏi đầu tư về thời gian, tiền bạc, về trí tuệ.
64 pháp luật của cá nhân, tổ chức chưa cao. Ðiều đáng nói là không chỉ người dân bình thường vì trình độ hiểu biết pháp luật kém dẫn đến ý thức tuân thủ pháp luật không cao mà ngay cả những thanh niên có trình độ học vấn cao nhưng ý thức tuân thủ pháp luật cũng không cao. Vấn đề đặt ra là phải làm gì và làm như thế nào để nâng cao ý thức tôn trọng và tuân thủ luật pháp cho thanh niên. Ðiều dễ nhận thấy ở xã hội ta là người dân luôn nhìn vào thái độ ứng xử của đội ngũ cán bộ để làm căn cứ cho thái độ ứng xử của mình trong những hoàn cảnh tương tự. Trong việc tôn trọng và tuân thủ luật pháp cũng vậy. Do đó, cần kết hợp cả trang bị chuyên môn, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ song song với việc hình thành ý thức chấp hành tốt pháp luật ăn sâu vào lối sống của chủ thể thực hiện công tác, có như vậy thì thanh niên mới nhìn vào đó để làm theo.
https://thuviendethi.com/
Tăng các loại tài liệu cần thiết, tìm hiểu những phương pháp có sức hút, thú vị, xây dựng tủ sách pháp luật, các câu lạc bộ pháp lý cho thanh niên.
Sở Tư pháp phối hợp với các tổ chức có liên quan phát hành các tài liệu pháp luật phù hợp với từng địa phương, từng loại đối tượng, từng công việc khác nhau.
65 địa bàn tỉnh Quảng Bình cần thực hiện theo từng nhóm đối tượng. Nhóm đối tượng dễ bị lôi kéo, dễ vi phạm pháp luật cần được đặc biệt chú trọng. Nhóm đối tượng này gồm những thanh niên hạn chế về kiến thức pháp luật, hoặc do hoàn cảnh đưa đây như bố mẹ ly dị, bố mẹ phạm tội dân đến con cái bất mãn, buông thả bản thân. Các tổ chức, cá nhân tùy theo nhiệm vụ được phân công để tiến hành hoạt động PBGDPL cho thanh niên theo các nhóm đối tượng. Nội dung PBGDPL đối với thanh niên phải dễ hiểu, rõ ràng, cụ thể cho từng nhóm đối tượng. Ngoài ra còn phải với hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, công ăn việc làm, tâm sinh lý của từng cá nhân để lựa chọn những văn bản pháp luật phù hợp đối với thanh niên.
Muốn PBGDPL đem lại hiệu quả như mong đợi thì cần kết hợp cải thiện toàn diện về cả nội dung lẫn phương pháp giáo dục. Các phương thức PBGDPL đối với thanh niên tại địa bàn phải tạo được sức hút, sử dụng những hình thức dễ thực hiện, hiệu quả cao; bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, cung cấp tài liệu cần thiết; viết báo về pháp luật, đăng trên các diễn đàn, phương tiện thông tin đại chúng dành cho thanh niên. Tổ chức hoạt động về thanh niên với an toàn giao thông. . “Ngày pháp luật” đã được nhiều đơn vị triển khai dưới nhiều hình thức như: Tổ chức học tập, quán triệt văn bản pháp luật; tọa đàm, giao lưu, nghiên cứu tài liệu tại tủ sách pháp luật ở các đại đội; qua phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép việc phổ biến văn bản pháp luật với một số nội dung sinh hoạt khác dưới hình thức “sân khấu hóa”. Chính vì vậy, hoạt động này nên
Trước hết là đẩy mạnh “xã hội hoá” PBGDPL đối với thanh niên tỉnh
Quảng Bình: phải tạo ra cộng đồng trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị dân cư, gia đình và của mọi công dân đối với PBGDPL (xã hội hóa về chủ thể), nội dung và hình thức
66 được phát triển thêm. Nhưng cần lưu ý rằng khi áp dụng hoạt động này cần điều chỉnh cho phù hợp với từng địa phương mới có thể phát huy tối đa hiệu quả củaCầnnó.phát huy hình thức PBGDPL đối với thanh niên thông qua việc tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin của Đoàn. Trên cổng thông tin điện tử của Tỉnh đoàn, trên loa phát thanh cũng nên đưa các quy định của pháp luật vào. Ngoài ra, các buổi tập huấn, bồi dưỡng cũng có vai trò không kém phần quan trọng. Để hoạt động tập huấn đạt hiệu quả cao thì với mỗi buổi, cần phải xác định nội dung cụ thể, thay đổi luân phiên nhằm tạo hứng khởi cho các đối tượng. Để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật, ngoài việc đổi mới nội dung và hình thức, còn phải đổi mới cách thức tiến hành PBGDPL, trong đó cần chú ý đến việc xã hội hoá PBGDPL, kết hợp PBGDPL với tổ chức thực hiện pháp luật, kết hợp giáo dục pháp luật với các loại hình giáo dục khác.
PBGDPL là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị xã hội... Trách nhiệm của từng cơ quan đều do pháp luật quy định. Đồng thời theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 thì mọi công dân phải có trách nhiệm hiểu biết pháp luật và tuân thủ pháp luật. Vì vậy, mà đối tượng của hoạt động cũng chính là chủ thể và ngược lại. Dựa trên nhu cầu thực tiễn xã hội, từ đặc điểm chung của cả nước, từng địa phương, từng chủ thể, từng nhóm nhân khẩu chịu tác động, mỗi một thời https://thuviendethi.com/
PBGDPL phải bắt nguồn từ nhu cầu, lợi ích và đặc điểm của từng đối tượng, từng vùng và của toàn xã hội trong từng giai đoạn nhất định.
https://thuviendethi.com/
67 kỳ mà xác định nội dung, phương pháp phù hợp. Chỉ có thể hiện được nguyện vọng của xã hội thì PBGDPL mới lay động tiềm thức của mỗi cá nhân, khiễn mỗi một thành viên của xã hội đi theo pháp luật, từ đó đạt được hiệu quả cao trong công tác PBGDPL. Ngoài ra, để lôi cuốn các chủ thể khác tham gia tích cực vào hoạt động PBGDPL, phải đổi mới phương thức PBGDPL theo hướng gắn PBGDPL với việc tổ chức thực hiện pháp luật; phát huy hiệu quả của pháp luật trong cuộc sống, tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, củng cố niềm tin của mọi người vào giá trị công bằng và dân chủ của pháp luật bởi có lòng tin vào pháp luật thì sẽ thôi thúc con người đến với pháp luật, nảy sinh nhu cầu tự tìm hiểu pháp luật. Mặt khác, phải chọn lọc những nội dung, hình thức thích hợp hơn để nhiều chủ thể tham gia, nhất là các tổ chức kinh tế, xã hội, nghề nghiệp, gia đình và mọi người dân. Tùy theo từng điều kiện, giai đoạn mà đổi mới các hình thức khác nhau. Việc đổi mới hình thức phải linh hoạt, sáng tạo, biết đan xen, kết Nhưhợp.vậy, trong quá trình PBGDPL cần phải kết hợp các hình thức, phương pháp khác nhau một cách chặt chẽ, lựa chọn nội dung phù hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công tác. 3.2.6 Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất và điều kiện bảo đảm triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật đối với thanh niên tỉnh Quảng Bình Để PBGDPL cho thanh niên đạt hiệu quả cần bảo đảm kinh phí cần thiết bởi đây là hoạt động lâu dài. Trong những năm qua, nguồn kinh phí cho hoạt động PBGDPL đối với thanh niên chủ yếu từ ngân sách nhà nước do HĐND tỉnh xem xét quyết định. Mặc dù đã có sự cải thiện về cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí cũng được tăng lên. Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ, chưa theo kịp các địa phương khác. Đối với hoạt động PBGDPL đối với thanh niên ở quận và cơ sở sự đầu tư kinh phí cho hoạt động này chưa đáp ứng yêu cầu,
Phương tiện làm việc tối thiểu cần phải được bảo đảm cho các cơ quan, ban ngành và cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật, luôn bổ sung những đầu sách cần thiết cho tủ sách pháp luật ở cơ sở để có thể khai thác, sử dung một cách có hiệu quả thiết thực, bảo đảm chế độ thù lao, cung cấp các tài liệu, sách báo, đề cương đầy đủ cho đội ngũ làm công tác PBGDPL.
Dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên nói chung, thanh niên tỉnh Quảng Bình nói riêng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên tại địa bàn như sau: (1) xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về PBGDPL cho https://thuviendethi.com/
Ngoài ra, chế độ thù lao ổn định, đầy đủ cho các báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên cũng tác động tích cực đến khả năng thực hiện nhiệm vụ của họ, là sự khuyến khích, động viên họ tận tâm với công tác.
68 chưa có sự quan tâm thỏa đáng đối với đội ngũ làm công tác PBGDPL; việc đầu tư cho tủ sách pháp luật còn hạn chế, các đầu sách còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu tìm đọc của nhân dân. Số lượng tài liệu về pháp luật để cung cấp cho thanh niên chưa cao, hệ thống loa đài còn bị rè, ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, dẫn tới việc thanh niên không thể nắm được toàn bộ những nội dung được phổ biến. Vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong thời gian qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả, chất lượng chưa được như mong muốn. Việc đầu tư ngân sách và huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả PBGDPL cho thanh niên. Thông tư số 63/2005/TT BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lập dự toán kinh phí PBGDPL được ban hành nhằm quy định về kinh phí thực hiện công tác, tạo điều kiện phát huy hiệu quả của công tác.
Tiểu kết Chương 3
69 thanh niên tỉnh Quảng Bình; (2) tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp đối với PBGDPL cho thanh niên tỉnh Quảng Bình; (3) chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện PBGDPL; (4) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực PBGDPL cho thanh niên tỉnh Quảng Bình; (5) đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp PBGDPL đối với thanh niên tỉnh Quảng Bình ; (6) tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất và điều kiện bảo đảm triển khai PBGDPL đối với thanh niên tỉnh Quảng Bình.
https://thuviendethi.com/
https://thuviendethi.com/
70 KẾT LUẬN Hiện nay, trong thời kỳ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới đất nước, xâ dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, hoạt động PBGDPL có vai trò, vị trí và ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mỗi cá nhân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân đều cần hiểu biết về pháp luật. Do đó, việc xây dựng được một hệ thống pháp luật đáp ứng được yêu cầu của đời sống xã hội là việc khó, nhưng bảo đảm cho pháp luật đi vào cuộc sống để phát huy hiệu lực còn khó khăn, gian khổ nhiều hơn. Có thể thấy rằng, PBGDPL là công việc quan trọng trong quy trình tổ chức thực thi pháp luật, là cầu nối đưa pháp luật vào cuộc sống. Mục đích của PBGDPL là làm cho mỗi cá nhân, cộng đồng, đặc biệt là thanh niên không chỉ nắm vững kiến thức pháp luật mà còn hiểu và chấp hành pháp luật. PBGDPL nhằm làm cho toàn bộ công dân hiểu rõ, hiểu đúng tinh thần pháp luật và nội dung pháp luật, đây là trách nhiệm cực kỳ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. PBGDPL đối với thanh niên nói chung và thanh niên tỉnh Quảng Bình nói riêng là công tác rất cần thiết để hình thành ý thức sống và làm theo pháp luật cho thanh niên. Trong phạm vi luận văn, những kết quả nghiên cứu mà đề tài tìm hiểu được đó là: Dưới góc độ lý luận, chương 1 của luận văn đã giải quyết những nội dung sau: đưa ra khái niệm, đặc điểm thanh niên, từ đó xác định rõ vị trí, vai trò của thanh niên trong quản lý nhà nước. Luận văn đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với thanh niên. Luận văn phân tích các yếu tố cấu thành của tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với thanh niên ở những góc độ sau: chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với thanh niên.
71
Trên cơ sở khái quát vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình và xác định thực trạng thanh niên Quảng Bình, chương 2 luận văn đã đánh giá thực trạng PBGDPL đối với thanh niên Quảng Bình. Từ đó chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế về tổ chức và đội ngũ nhân sự làm công tác PBGDPL, về nội dung, hình thức, phương pháp PBGDPL...đối với thanh niên Quảng Bình và nguyên nhân của hạn chế trên. Chương 3 luận văn đã xác định các quan điểm nâng cao chất lượng PBGDPL đối với thanh niên. Từ đó, luận văn đã đưa ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế cũng như nâng cao chất lượng PBGDPL đối với thanh niên.
Với những kết quả nghiên cứu trên sẽ đóng góp một phần vào khoa học lý luận cũng như hoạt động thực tiễn của PBGDPL đối với thanh niên Quảng Bình nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung.
https://thuviendethi.com/
4. Đại từ điển Tiếng Việt (1998), Nxb Văn hoá thể thao. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Trần Ngọc Đường (1998), Giáo dục ý thức pháp luật với việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Luận án Phó tiến sĩ luật, Matcơva. 10. Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai (1995), Bàn về giáo dục pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Trần Thị Bích Hạnh (2016), Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị từ thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.
1. Mai Anh, Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh, https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/tiep-tuc-nangcao hieu qua cong tac pho bien giao duc phap luat tren dia ban tinh.htm, 22/12/2017.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. Bộ Tư pháp (2002), Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Hà Nội.
3. Ban chấp hành Trung ương (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
https://thuviendethi.com/
12. Dương Thị Thu Hiền (2013), Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học.
22. Nguyễn Duy Lãm (28/6/2015) Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, Sự cần thiết và những quan điểm chỉ đạo xây dựng luật phổ biến, giáo dục pháp luật
17. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, Đặc sản tuyên truyền pháp luật số 8/2012 18. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Báo cáo về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2014, tỉnh Quảng Bình. 19. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Báo cáo về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2015, tỉnh Quảng Bình. 20. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Báo cáo về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2016, tỉnh Quảng Bình.
21. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Báo cáo về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017, tỉnh Quảng Bình.
14. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Nhà nước Pháp luật (1999), Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các trường chính trị của nước ta hiện nay, Đề tài khoa hoc cấp bộ, 1997 1999, HàNội. 15. Hoàng Văn Hảo (1986), Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân Đại hội VIII những tìm tòi và đổi mới, Trung tâm Thông tin tư liệu, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
16. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
https://thuviendethi.com/
13. Phạm Văn Hiển (2002), Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở thành phố Cần Thơ, thực trạng và giải pháp, Luận văn Đại học chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
23. Trần Phúc Lộc (2010), Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nội hiện nay Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học. 24. Minh Huyền, Kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và việc thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2018 https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/kiem, tra cong tac pho bien giao 31/5/2018.duc-phap-luat-va-viec-thuc-hien-luat-hoa-giai-o-co-so-nam-2018.htm, 25 Phúc Huy, Tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010 2015” đến năm 2020, https://stp.quangbinh.gov.vn/3cms/tiep tuc thuc hien de an %E2%80%9Ctang cuo%CC%80ng cong ta%CC%81c pho%CC%89 lua%CC%A3tbie%CC%81n-gia%CC%81o-du%CC%A3c-pha%CC%81p-nha%CC%80mnangc.htm,27/2/2018. 26. Chính phủ (2013), Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật. 27. Quốc hội (2001), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29 Quốc hội (2012), Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Quốc hội (2013), Luật Hòa giải ở cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Quốc hội (2005), Luật Thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Nguyễn Quốc Sửu ( 2011), Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam “ Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2011. https://thuviendethi.com/
40. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1995), Một số vấn dề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công tác đổi mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 41. Viện Ngôn ngữ học (1997), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển Tiếng Việt, Đà Nẵng 42. Vụ phổ biến pháp luật Bộ Tư pháp (1997), Một số vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 43. Nguyễn Tất Viễn - Vụ trưởng Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, “Một số biện pháp tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới”, Tạp chí Dân chủ pháp luật Số chuyên đề 60 năm ngành Tư pháp.
33. Hoàng Thị Kim Quế (2003), "Bàn về ý thức pháp luật", Tạp chí Luật học, (1), tr.43 44. 34. Sổ tay Hướng dẫn nghiệp vụ Phổ biến pháp luật. 35. Lâm Thành Sơn (2003), Tăng cường giáo dục pháp luật ở thành phố Bạc Liêu trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Đại học chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 36. Từ điển Từ và ngữ Hán Việt. 37. Hoàng Trung Thành (2004), Giáo dục pháp luật cho nông dân Thái Bình trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 38 Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật. 39. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2018), Kế hoạch thực hiện đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên” năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
https://thuviendethi.com/