Bản đọc thử tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi

Page 1

MediaZ (biên soạn)

TỐI ƯU HÓA TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI Để gia tăng doanh thu và lợi nhuận từ website

Nhà xuất bản thế giới -1-


MỤC LỤC

LỜI TÁC GIẢ ....................................................................12

PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CRO ..................................19 CHƯƠNG 1 - TỐI ƯU HÓA TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI LÀ GÌ VÀ TẠI SAO NÓ LẠI QUAN TRỌNG? .............21 1. Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi là gì? .......................................21 2. Tại sao CRO lại quan trọng? ........................................25 2.1 CRO giúp tối đa hóa lợi nhuận ......................................25 2.2 CRO giúp cắt giảm chi phí trung bình để tạo ra một khách hàng (CPA) ................................................................26 2.3 CRO tạo điều kiện để bạn tìm kiếm được nhiều khách hàng hơn ...............................................................................27 2.4 CRO mang đến những cái nhìn sâu sắc hơn về khách hàng ......................................................................................27 2.5 Các kênh truyền thông, quảng cáo đang ngày càng đắt đỏ ....................................................................................28 2.6 Luôn luôn có chỗ cho việc tối ưu ....................................28 2.7 CRO gần như là miễn phí ..............................................29

-3-


CHƯƠNG 2 - NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN BIẾT TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CRO.......31 1. Chuyển đổi và tỷ lệ chuyển đổi ...................................31 1.1 Chuyển đổi là gì?............................................................31 1.2 Tỷ lệ chuyển đổi là gì?....................................................31 1.3 Chuyển đổi vi mô và chuyển đổi vĩ mô ..........................33 1.4 Đo lường chuyển đổi ......................................................34 2. Các bài toán đặt ra với công việc tối ưu tỷ lệ chuyển đổi ..........................................................................45 2.1 CRO thực sự là bài toán về tăng trưởng .......................45 2.2 CRO thực sự là bài toán về tối ưu marketing, bán hàng ...............................................................................46 3. Hai cách làm thường gặp trong CRO .........................46 CHƯƠNG 3 - CRO-er .......................................................51 1. Chân dung của một người làm tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi ..........................................................................51 1.1 Là người yêu dữ liệu, có khả năng phân tích dữ liệu .....51 1.2 Là người có tư duy marketing, bán hàng, tư duy tăng trưởng ..........................................................................52 1.3 Là người hiểu về webiste, biết thực hiện các công cụ liên quan ...............................................................................53 1.4 Là một người luôn luôn đặt ra những câu hỏi ...............53 1.5 Là một người luôn biết cách nghi ngờ............................54 2. Làm thế nào để trở thành một người tối ưu giỏi.......56 -4-


3. Xây dựng văn hóa thử nghiệm - tăng trưởng trong doanh nghiệp......................................................................58 3.1 Yếu tố con người trong xây dựng “văn hóa tăng trưởng trong doanh nghiệp”.............................................................59 3.2 Mọi thứ cần được bắt đầu bằng thử nghiệm ..................61 3.3 Tối ưu là điều được hướng đến lâu dài, không phải chuyện “ngày một ngày hai” ...............................................61 3.4 Luôn luôn học hỏi ...........................................................62 3.5 Sự kiên nhẫn ...................................................................62 3.6 Nghĩ lớn, bắt đầu từng bước ..........................................63 3.7 Chia sẻ ............................................................................63

PHẦN II. QUY TRÌNH CRO ..........................................65 CHƯƠNG 1 - XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU ...........................69 1. Xác định mục tiêu website ...........................................69 2. Xác định mục tiêu chiến dịch CRO .............................72 CHƯƠNG 2 - THU THẬP DỮ LIỆU ..............................75 1. Tech analysis (phân tích các yếu tố kỹ thuật) ............76 1.1 Đáp ứng đa thiết bị.........................................................77 1.2 Đáp ứng đa trình duyệt..................................................78 1.3 Kiểm tra tốc độ tải trang ................................................80 2. Thu thập dữ liệu với Google Analytics ......................86 2.1 Chúng ta có thể học được gì từ Google Analytics? ...........87 -5-


2.2 Tránh bẫy trung bình - hãy nhìn vào các phân đoạn chi tiết ...................................................................................89 2.3 Đo lường tất cả những thứ quan trọng .........................91 2.4 Theo dõi phễu chuyển đổi ...............................................92 2.5 Tìm ra điểm cần dành sự ưu tiên ...................................94 3. User behavior tracking (theo dõi hành vi trực quan)...95 3.1 Mouse map (bản đồ trỏ chuột)........................................96 3.2 Click map (bản đồ nhấp chuột) .......................................98 3.3 Scroll map (bản đồ thanh cuộn chuột)............................99 3.4 Attention map (bản đồ sự chú ý)..................................101 3.5 Form analytics (phân tích biểu mẫu)............................101 3.6 User session replay (ghi lại phiên truy cập của người dùng)........................................................................105 4. User testing (thử nghiệm người dùng) .....................106 5. Heuristic analysis (phân tích thực nghiệm) .............111 6. Customer surveys (khảo sát đối với khách hàng) ...114 7. On-site surveys (khảo sát trên website)....................118 8. Live chat (chat trực tuyến)..........................................121 CHƯƠNG 3 - PHÂN TÍCH DỮ LIỆU, XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT ...................................................................124 1. Mô hình xây dựng giả thuyết ....................................125 2. Cấu trúc của một giả thuyết .......................................127 3. Thế nào là một giả thuyết tốt? ...................................128 -6-


4. Sắp xếp giả thuyết theo thứ tự ưu tiên .....................128 CHƯƠNG 4 - THỬ NGHIỆM (TESTING) ...................132 1. Những điều bạn cần biết trước khi bắt đầu thử nghiệm .......................................................................132 2. Các phương pháp thử nghiệm phổ biến ..................134 3. Những công cụ dùng trong thử nghiệm ..................138 3.1 Google Optimize ...........................................................138 3.2 Visual Web Optimizer ..................................................155 3.3 Optimizely ....................................................................156 4. Chúng ta nên thử nghiệm những gì? ........................158 4.1 Tiêu đề (headlines) ........................................................158 4.2 Nút bấm ........................................................................160 4.3 Kêu gọi hành động ........................................................162 4.4 Ảnh ...............................................................................162 4.5 Video .............................................................................164 4.6 Nội dung .......................................................................165 4.7 Bố cục ...........................................................................166 4.8 Biểu mẫu .......................................................................167 4.9 Màu sắc ........................................................................168 4.10 Chứng nhận, phản hồi (testimonials) .........................168 4.11 Các dấu hiệu đảm bảo tin tưởng ................................170 4.12 Hãy cố gắng giúp khách hàng thay vì bán hàng............171 4.13 Mua ngay & Dùng thử ..............................................171 -7-


4.14 Khuyến mãi ................................................................172 4.15.Giỏ hàng .....................................................................173 4.16 Thanh toán..................................................................175 5. Những điều kiện để thử nghiệm thành công ..........176 5.1 Độ lớn của tập mẫu ......................................................176 5.2 Đảm bảo ý nghĩa thống kê ............................................178 5.3 Thời gian tiến hành thử nghiệm ...................................180 5.4 Đảm bảo các điều kiện giống nhau ...............................182 CHƯƠNG 5 - PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ..183 1. Tìm ra phiên bản chiến thắng ....................................184 2. Học được gì từ các thử nghiệm?................................186 CHƯƠNG 6 - ÁP DỤNG KẾT QUẢ, THEO DÕI VÀ TỐI ƯU ..............................................................................188

PHẦN III. LỜI KHUYÊN KHÔNG NÊN BỎ QUA ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CRO.......................................193 1. Hãy nhớ rằng tối ưu tăng trưởng, thay vì chỉ tập trung vào tỷ lệ chuyển đổi..............................................194 2. Sự thay đổi lớn dẫn tới những cơ hội lớn ................194 3. Đừng kỳ vọng CRO là một cây đũa thần .................196 4. Đừng kỳ vọng vào việc luôn thành công .................196 5. Đừng bắt đầu ngay với việc thử nghiệm .................197 6. Sẵn sàng thử nghiệm mọi thứ ....................................198 -8-


7. Đừng bao giờ dừng thử nghiệm, tối ưu ...................198 8. Hãy kiên nhẫn, đừng đưa ra kết luận .......................199 9. Đừng để kinh nghiệm, quan điểm, linh cảm chi phối ..............................................................................200 10. Đừng quá tin tưởng vào những quy tắc thực hành tốt nhất ..............................................................................201 11. Thử dùng A/A Testing trước ...................................201 12. Đừng thực hiện quá nhiều thử nghiệm cùng lúc .....202 13. Màu sắc có thể tạo ra sự khác biệt ...........................203 14. Không phải tất cả mọi người đều đọc ....................204 15. Nhưng cũng đừng cho rằng không ai đọc những gì bạn viết ..............................................................................204 16. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng ................205 17. Chuyển đổi vĩ mô (macro conversion) là quan trọng nhất ...........................................................205 18. Người truy cập vào Thứ Hai không giống như người truy cập vào Chủ Nhật ........................................206 19. Không thực hiện thử nghiệm trước - sau (before - after test) ............................................................207 20. Đưa ra kết quả, chứng nhận, case study nổi bật ...208 21. Đừng quá lo lắng về tỷ lệ Bounce rate, Time on site ......................................................................209 22. Tiến hành các thử nghiệm riêng biệt cho thiết bị di động và máy tính ........................................................210 -9-


23. Giảm thiểu các bước để mang lại kết quả tốt ........210 24. Đảm bảo cho website luôn hoạt động tốt...............211 25. Đừng bỏ qua lời kêu gọi hành động .......................211 26. Đừng tự đánh giá thiết kế.........................................212 27. Không có một khuôn mẫu nào cho tối ưu tỷ lệ chuyển đổi ........................................................................213 28. Đừng chỉ dừng lại với website, hãy áp dụng thử nghiệm với quảng cáo và nhiều thứ khác ....................213 29. Bẫy trung bình............................................................214 30. Bẫy kinh nghiệm ........................................................215

PHẦN IV. CRO VÀ NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ...217 CHƯƠNG 1 - CRO VÀ WEB ANALYTICS .................219 1. Web analytics là gì? .....................................................219 2. Mối liên quan giữa CRO và web analytics ...............219 CHƯƠNG 2 - UX/UI VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI CRO ...223 1. UX (trải nghiệm người dùng) ....................................223 2. UI (giao diện người dùng) ..........................................225 CHƯƠNG 3 - CRO VÀ TÂM LÝ HỌC ........................228 1. Cấu trúc não bộ và ảnh hưởng của nó đến tâm lý, hành vi ...............................................................................229 1.1 Lý trí .............................................................................230 1.2 Cảm xúc ........................................................................231 - 10 -


2. Tâm lý học cung cấp đường dẫn trực tiếp để thay đổi hành vi khách hàng. .........................................234 3. Tâm lý học chủ yếu tập trung vào người dùng, đây cũng chính là cốt lõi của việc tối ưu hóa chuyển đổi ........................................................................236 CHƯƠNG 4 - CRO VÀ BÀI TOÁN DỮ LIỆU LỚN ...238 1. Dữ liệu lớn là gì? ..........................................................238 2. Dữ liệu lớn và ứng dụng trong tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi ........................................................................241 2.1 Xây dựng kho dữ liệu người dùng ...............................241 2.2 Phân tích dự đoán ........................................................243 2.3 Đề xuất .........................................................................244 2.4 Cá nhân hóa ..................................................................245 2.5 Cải thiện thử nghiệm, cơ hội tự động hóa quy trình CRO ....................................................................................247 3. Cách mà Amazon ứng dụng dữ liệu lớn trong việc tối ưu tỷ lệ chuyển đổi, tối ưu tăng trưởng..................248

LỜI KẾT ............................................................................255

- 11 -


Phần II QUY TRÌNH CRO Vậy một quy trình làm CRO chuẩn cần trải qua những bước cụ thể nào? Đó cũng chính là nội dung mà chúng ta đề cập đến trong phần này. Nhìn chung, trên thế giới có nhiều cách phân chia các bước theo mức độ chi tiết khác nhau nhưng xét về bản chất thì vẫn tuân theo một khung thống nhất. Cụ thể, quy trình đó bao gồm những bước sau đây:

Quy trình các bước làm CRO Bước 1: Xác định mục tiêu Khi bắt đầu làm bất cứ điều gì, mục tiêu là thứ mà không bao giờ được bỏ qua. Bước này vô cùng quan

- 65 -


trọng để đảm bảo mọi thứ luôn đi đúng hướng, làm cơ sở để tất cả những thành viên từ người quản lý, giám sát, người thực thi và các bộ phận liên quan có thể nói chung một thứ ngôn ngữ. Cụ thể ở trường hợp này là về tối ưu marketing, bán hàng, tăng trưởng. Nó xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp bám sát theo mục tiêu của website để xác định mục tiêu cụ thể cho từng chiến dịch riêng biệt. Bước 2: Thu thập dữ liệu Trong phần I đã đề cập đến hai cách làm phổ biến về CRO, sự khác biệt lớn nhất giữa hai cách này chính là nghiên cứu, phân tích và ra quyết định. Tất cả mọi thứ đều dựa trên dữ liệu. Để làm được điều này thì trước hết cần nguồn thông tin đủ lớn về số lượng và chất lượng. Đó chính là yêu cầu của bước thu thập dữ liệu và cũng là bước sẽ gặp khá nhiều với những công cụ quen thuộc như: Google Analytics, Hotjar, Userflow, Livechat, Usertesting, Clicktale, Qualaroo... Bước 3: Phân tích dữ liệu, xây dựng giả thuyết Sau khi đã thu thập xong dữ liệu về cả định tính lẫn định lượng thì giờ là lúc cần xử lý, phân tích dữ liệu trên để tìm ra những insight sâu sắc về người dùng, về trải nghiệm của họ từ khi truy cập website - 66 -


lần đầu đến những hành động chuyển đổi cuối cùng, điều gì đang cản trở họ. Không chỉ dừng lại ở đó, nó còn mang tới cái nhìn tổng quan về website, tìm ra đâu là điểm cần bắt đầu trên hành trình tối ưu chuyển đổi, tìm ra những giải pháp để cải thiện. Và lúc này các giả thuyết sẽ được xuất hiện. Hãy đưa ra tất cả những giả thuyết cho rằng có thể giúp cải thiện website và đừng quên lập danh sách chi tiết theo mức độ ưu tiên từ cao xuống thấp. Bước 4: Tiến hành thử nghiệm Không gì có thể đảm bảo chắc chắn cho việc một giả thuyết dựa trên quan điểm cá nhân, “best practices” (quy tắc thực hành tốt nhất) hay thậm chí là từ kết quả nghiên cứu sẽ mang lại tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn cho website. Mọi thứ chỉ có thể được kiểm chứng qua những lần thử nghiệm thực tế. Và giờ là lúc bắt tay vào thử nghiệm để biết giả thuyết nào đúng, giả thuyết nào sai. Bước 5: Phân tích kết quả thử nghiệm Mục đích của quá trình thử nghiệm tốn nhiều thời gian, công sức là tìm ra yếu tố phù hợp nhất để áp dụng vào tối ưu website. Đây là lúc bạn sẽ làm việc với những dự liệu được trả về. Và lúc này đây, những - 67 -


con số sẽ được phơi bày và trở nên “sexy” hơn bao giờ hết. Bước 6: Áp dụng các thay đổi và tiếp tục theo dõi Sau khi đã tìm ra một loạt các yếu tố chiến thắng trong quá trình thử nghiệm thì giờ là lúc bạn áp dụng vào website. Nhưng điều đó không có nghĩa là có thể nghỉ tay. Hãy theo dõi kết quả áp dụng, luôn luôn tìm ra những cơ hội tiếp theo để có thể tối ưu. Quy trình các bước tối ưu tỷ lệ chuyển đổi của website có tính chất khép kín và mang tính lặp đi lặp lại theo thời gian. Hãy nhớ rằng luôn có chỗ cho việc tối ưu và hãy tạo cho doanh nghiệp một văn hóa luôn luôn thử nghiệm - tăng trưởng không ngừng.

- 68 -


- Những trang có lượng truy cập lớn & tỷ lệ thoát lớn - Những trang có lượng truy cập lớn & tỷ lệ chuyển đổi thấp - Những trang có lượng truy cập lớn & tốc độ tải chậm - Kiểm tra luồng hành vi của người dùng - Theo dõi chuyển đổi trên nguồn truy cập - Phân tích new & returning visit (người dùng mới và người dùng quay trở lại) Có thể nói Google Analytics là một công cụ miễn phí không thể thiếu đối với bất cứ website nào. Không chỉ dừng lại ở việc thu thập dữ liệu người dùng, phân tích hành vi, đo lường chuyển đổi, công cụ này mang đến rất nhiều cơ hội tốt cho việc tối ưu và tăng trưởng. 3. User behavior tracking (theo dõi hành vi trực quan) Phương pháp này có thể ghi lại một cách trực quan các hành vi của người dùng tương tác với website. Nhờ sự hỗ trợ của các công cụ mà chúng ta có thể quay lại màn hình và thực hiện chính xác các - 95 -


thao tác hoặc vẽ bản đồ nhiệt theo các hành vi của họ từ việc di chuột qua các vùng, nhấp chuột hay dành sự chú ý cho các điểm cụ thể. Với việc phân tích một lượng truy cập lớn (khuyến khích trên vài trăm phiên truy cập, nhiều hơn càng tốt) có thể giúp người chủ website tìm ra rất nhiều điều ý nghĩa về khách hàng cũng như bản thân website. Tuyệt đối không nên đưa ra đánh giá, phân tích dựa trên chỉ vài chục bản ghi dữ liệu. User behavior tracking chủ yếu thường dùng Heat map (hay còn gọi là bản đồ nhiệt). Đó là một bản đồ mô tả mật độ, tần suất hành động các vùng theo các tông màu khác nhau. Màu đỏ tượng trưng cho việc có nhiều hành động màu xanh tượng trưng cho việc không có hành động nào. Tất nhiên giữa hai màu này có rất nhiều màu khác được xếp theo gradient tăng giảm tương ứng với mức độ hành động. Dưới đây là một vài hình thức heat map phổ biến. 3.1 Mouse map (bản đồ trỏ chuột) Mouse map là một dạng heat map thường được dùng để mô tả mức độ người dùng trỏ chuột (không phải nhấp chuột) qua các vùng, các phần tử khác nhau của website.

- 96 -


Heat map (công cụ Hotjar.com) Hình ảnh trên mô tả một bản đồ hành vi di chuột của người dùng qua các phần của website. Hành động này có thể phản ánh được sự chú ý của người dùng đối với các phần tử cụ thể trên website, cung cấp cho người tối ưu một góc nhìn tương đối về việc vùng nào được chú ý, vùng nào gần như bị lãng quên. Tuy nhiên, độ chính xác của dữ liệu trên luôn là một dấu hỏi. Một người có thể nhìn vào một điểm nào đó nhưng vẫn di chuột ra những nơi xung quanh (một cách vô tình hay cố ý). Một số trường hợp khác, người dùng có thể di chuột vào một điểm nhưng không thực sự quan tâm hay nhấp chuột vào đó. Do vậy việc sử dụng dữ liệu bản đồ nhiệt trên cần phải xét trong cái

- 97 -


nhìn tổng thể liên quan với các hành động quan trọng khác. Công cụ mouse map Có rất nhiều công cụ có thể làm được việc này và những cái tên dưới đây là sự lựa chọn để bạn tham khảo: - hotjar.com - eyequant.com - mouseflow.com - feng-gui.com 3.2 Click map (bản đồ nhấp chuột) Click map cũng là một dạng bản đồ nhiệt tuy nhiên dựa trên hành vi nhấp chuột, thay vì trỏ chuột. Dữ liệu trả về với bản đồ kết hợp cùng màu sắc cho chúng ta nhận thấy rằng đâu là điểm hoặc vùng được nhấp chuột nhiều nhất và đâu là điểm ít nhất. Kết quả này có thể được ứng dụng trong việc cải thiện khả năng điều hướng website: đặt thanh menu, sidebar, banner hoặc các liên kết sao cho phù hợp. Có một cách khác để giúp chúng ta biết được tương đối việc người dùng nhấp chuột vào nội dung - 98 -


nào trên website. Trong Google Analytics, chỉ cần truy cập vào Behavior -> Site Content -> All pages và nhấp vào một URL nhất định, chọn Navigation Summary sẽ thấy tất cả các hành động điều hướng liên quan đến nó: người dùng đến từ đâu, họ đi đâu tiếp theo.

Báo cáo Navigation Summary cho một URL cụ thể Có thể thấy, click map vẫn cho thấy dữ liệu trực quan và sinh động hơn hẳn. Công cụ click map - hotjar.com - eyequant.com - mouseflow.com - feng-gui.com - webvisor.com 3.3 Scroll map (bản đồ thanh cuộn chuột) - 99 -


Đơn giản như đúng tên gọi của nó, scroll map vẫn là bản đồ nhiệt cho chúng ta thấy được người dùng cuộn xuống đến đâu trên website. Đa phần website hiện nay đều được thiết kế dài hơn một màn hình nên việc người dùng phải cuộn thanh chuột xuống khi đọc là điều tất nhiên. Dường như có một mối tương quan nhất định giữa yếu tố này với độ thu hút, hữu ích của website. Nếu người dùng thường không đọc tiếp khi cuộn tới vùng A thì rõ ràng chúng ta nên có một sự chú ý với vùng này. Từ việc xác định điểm yếu hãy tiếp tục bằng việc cân nhắc thay đổi thiết kế, đưa các nội dung ưu tiên lên theo thứ tự phù hợp, kèm theo các lời kêu gọi kích thích hành động.

Scroll maps Công cụ scroll map

- 100 -


- hotjar.com - mouseflow.com - webvisor.com 3.4 Attention map (bản đồ sự chú ý) Một vài công cụ đặc biệt khác có thể đo được sự chú ý của người dùng đối với các điểm, vùng cụ thể trên website. Chúng chỉ ra đâu là nơi được xem nhiều nhất bởi người dùng, dựa trên kết hợp phân tích nhiều hành vi cụ thể. Độ chính xác của dữ liệu này cũng mang tính chất tương đối, có thể tin tưởng hơn so với mouse map nhưng cũng phần nào xác định được hiệu quả mang lại của việc thiết kế đã và đang thu hút sự chú ý của người dùng như thế nào. Công cụ attention map - sessioncam.com 3.5 Form analytics (phân tích biểu mẫu) Biểu mẫu (form) là một trong những công cụ quan trọng đối với website, đặc biệt ở trong một số lĩnh vực nhất định. Nó thu thập được thông tin của người đăng ký nhận email, khách hàng tiềm năng, thông tin thanh toán của khách hàng và nhiều thứ khác. Với tầm quan trọng như vậy, sẽ thật thiếu sót

- 101 -


nếu bỏ qua và không đo lường các hành động cụ thể trên form. Và: - Form nên được đặt ở vị trí nào? - Form nên có bao nhiêu trường thông tin là phù hợp? - Nên thu thập những thông tin gì, phần nào bắt buộc, phần nào không bắt buộc? - Người dùng thường gặp khó khăn và bỏ dở tại trường thông tin nào. - Trung bình mất bao lâu để họ điền các trường thông tin cụ thể. - Thiết kế mẫu form thế nào cho hợp lý?

Phân tích form (sử dụng Formisio)

- 102 -


Khi sử dụng form trên website, rất nhiều người cố gắng thu thập càng nhiều dữ liệu càng tốt. Cũng không ít suy nghĩ rằng “một khi người dùng đã muốn điền form thì họ sẽ điền hết”. Điều này thật tai hại. Thực tế cho thấy tỷ lệ điền form thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Với việc đi tìm đáp án cho những câu hỏi trên có thể cải thiện được tỷ lệ điền form hay nói khác đi là tỷ lệ chuyển đổi. Thật may mắn là có nhiều công cụ cho phép đo lường các hành động thực tế và tính toán xem các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ điền form thành công ra sao. Ví dụ như: có bao nhiêu người điền form thành công, họ điền các trường đó mất bao lâu, có bao nhiêu người điền form và bỏ dở ở trường dữ liệu số 2,3,4; tỷ lệ điền thành công, tỷ lệ bỏ dở và còn nhiều hơn thế.

- 103 -


Phân tích form trên một website Công cụ form analytics - formisimo.com - hotjar.com - clicktale.com - inspectlet.com Các phương pháp cũng như công cụ sử dụng để có thể thu thập dữ liệu về hành vi người dùng một cách trực quan đã được trình bày khá rõ ràng. Hãy lựa chọn phù hợp và sử dụng chúng một cách kết hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất! - 104 -


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.