THE WORLD OF WES ANDERSON

Page 1


Phần 1: Đôi nét về Wes Anderson Wesley Wales “Wes” Anderson được biết đến là một đạo diễn, nhà sản xuất phim, nhà biên kịch người Mỹ. Phim của ông được biết đến với phong cách tường thuật và hình ảnh đặc biệt. Ông sinh vào ngày 1 tháng 5 năm 1969 tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ. Mẹ ông là nhà khảo cổ học Texas Ann Burroughs và bố ông là Melver Leonard Anderson, người làm trong lĩnh vực quảng cáo và PR, ông ấy có hai anh trai là Mel và Eric. Cha mẹ Anderson ly hôn khi ông còn nhỏ, một sự kiện mà ông mô tả là sự kiện quan trọng nhất đối với các anh em và quá trình trưởng thành của ông. Trong thời thơ ấu, Anderson cũng bắt đầu viết kịch và làm 8 bộ phim. Ông được học tại trường trung học Westchester và sau đó là trường St. John’s, một trường dự bị tư thục ở Houston, Texas, nơi sau này là nguồn cảm hứng cho bộ phim Rushmore (1998). Anderson đã bén duyên với Đại học Texas ở Austin, nơi ông theo học chuyên ngành triết học. Chính tại đó, ông đã gặp Owen Wilson. Họ trở thành bạn bè và bắt đầu làm những bộ phim ngắn, một số bộ phim được phát sóng trên một đài truyền hình cáp địa phương. Một trong những bộ phim ngắn của họ là Bottle Rocket (1993), với sự tham gia của Owen và anh trai Luke Wilson. Đoạn phim ngắn đã được trình chiếu tại Liên hoan phim Sundance, nơi nó đã được đón nhận thành công, đến nỗi họ đã nhận được tài trợ để làm một phiên bản dài tập. Bottle Rocket (1996) không phải là một thành công thương mại, tuy nhiên nó đã thu hút được một lượng khán giả lớn và những người hâm mộ có danh tiếng, trong đó không thể không nhắc đến Martin Scorsese. Thành công nối tiếp với các bộ phim như Rushmore (1998), The Life Aquatic with Steve Zissou (2004), The Royal Tenenbaums (2001) và một bộ phim hoạt hình, Fantastic Mr. Fox (2009). Hai bộ phim sau đó đã mang về cho Anderson đề cử Oscar.

Trang 2


Phần 1: Đôi nét về Wes Anderson

TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA WES ANDERSON Khởi nghiệp với phim Bottle Rocket và gặt hái được nhiều thành công, Wes Anderson sau đó đã cho ra đời những tác phẩm khác để lại ấn tượng đậm sâu trong lòng khán giả. Trong đó, không thể không nhắc đến The Grand Budapest Hotel (TGBH). Đây là một bộ phim hài được ra mắt năm 2014 do Wes Anderson biên kịch và đạo diễn, lấy cảm hứng từ tác phẩm của Stefan Zweig. Sau khi cho ra mắt, The Grand Budapest Hotel là bộ phim dẫn đầu danh sách đề cử giải The British Academy of Film and Television Arts (BAFTA) với 11 đề cử, nhiều hơn bất kỳ bộ phim nào khác, với các giải bao gồm: Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất cho Anderson và Nam diễn viên xuất sắc nhất cho Fiennes. Nó cũng giành được Giải Quả cầu vàng cho phim ca nhạc hoặc phim hài hay nhất và nhận được thêm ba đề cử giải Quả cầu vàng, bao gồm cả giải đạo diễn xuất sắc cho Anderson. Bộ phim cũng nhận được 9 đề cử giải Oscar, bao gồm cả giải Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất. Bộ phim sau đó đã giành được 4 giải Oscar cho Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất, Nhạc phim hay nhất, Thiết kế trang phục và Hóa Trang đẹp nhất. Đây là thành tựu mà bộ phim TGBH đã mang về cho đạo diễn W.A, song điều làm nhóm chúng em thích thú và muốn nhắc đến bộ phim thông qua nghiên cứu lần này là sự nổi bật về màu sắc trong phim, nó được ví như cuộc chơi của những sắc màu.

Nguyễn Thị Ngọc Trinh biên soạn

Trang 3


Phần 2: Vị thế trong ngành Điện ảnh

Trang 4


Phần 2: Vị thế trong ngành Điện ảnh

Đã có một bài báo viết về ông và có nói “Chỉ cần chưa đầy 5 phút, người xem có thể dễ dàng nhận ra đâu là phim của ông”

Câu nói trên cũng cho chúng ta thấy được mức độ nhận biết phim của ông rất cao và ông cũng có một số lượng người hâm mộ khổng lồ vì trong những bộ phim của ông đều có phong cách hình ảnh đặc sắc và thời trang vô cùng ấn tượng.

khi ra mắt đều được đông đảo khán giả đón nhận như 3 bộ phim đặc sắc và đucojw coi là hay nhất: The Grand Budapest, Fantastic Mr.Fox, The Royal Tenenbaums.

Phong cách làm phim của ông cũng đã ảnh hưởng đến nhiều nhà đạo diễn khác. Trong nền điện ảnh quốc tế, ngoài các đạo diễn nổi tiếng như Michelangelo Antonioni, Alfred Hitchcock,… nổi tiếng với sự sáng tạo độc lập, phong cách không thể Đồng thời ông còn đạt lẫn vào đâu được thì Wes được nhiều giải thưởng Anderson cũng là đạo danh giá với rất nhiều bộ diễn hiếm hoi nằm trong phim nổi tiếng. The Grand số này. Wes Anderson Budapest Hotel ( 2014) được coi là bặc thầy trong do Wes Anderson biên việc đưa những dự án kịch và đạo diễn, lấy cảm độc lập kinh phí thấp trở hứng từ tác phẩm của nên thành tác phẩm tạo Stefan Zweig. Bộ phim dấu ấn sâu đậm trong lịch dẫn đầu danh sách đề cử sử. giải The British Academy of Film and Television Tóm lại, Có thể nói ông là Arts (BAFTA) với 11 đề một đạo diễn có vị thế lớn cử với 9 đề cử giải Oscar, trong ngành điện ảnh vì bao gồm cả giải Phim hay sở hữu nhiều người hâm nhất và Đạo diễn xuất sắc mộ phim, có nhiều giải nhất, 4 giải Oscar cho thưởng lớn, nhận được Thiết kế sản xuất xuất sắc nhiều lời khen từ các nhà nhất, Nhạc phim hay nhất, phê bình nổi tiếng và ảnh Thiết kế trang phục và hưởng đến phong cách Hóa Trang đẹp nhất. của nhiều đạo diễn khác trên thế giới. Tuy số lượng phim của ông sản xuất ít nhưng hầu như Nguyễn Duy Hoàng tất cả các bộ phim của ông Triều biên soạn.

Trang 5


Phần 3: Phong cách đặc trưng

Nội dung câu chuyện

cục cảnh quay giống như bảng vẽ hoặc hình minh họa chứa đầy các đạo cụ có ý nghĩa Các bộ phim của Wes Anderson được biết và cách phối hợp ánh sáng và màu sắc tình đến vì sở hữu một dấu ấn chính xác, khác cảm. biệt, đồng thời kỳ lạ và lôi cuốn; kỹ thuật và mỉa mai.Phong cách phim của Anderson Phim của Anderson rất đáng chú ý vì cảm mang đến sự rung cảm không thể chối từ của giác kiểm soát và tính bộc trực, thường bị giới hipster. Có một ý thức tự giác của một đọc là mỉa mai và kỳ quặc. Họ cũng nổi tiếng đạo diễn được học về điện ảnh nghệ thuật và với việc cung cấp cho các diễn viên những cảnh quay với cường độ gay cấn và những các tác phẩm kinh điển của Mỹ. câu nói cụt lủn. Phim của ông có liên quan đến Alfred Hitchcock, Orson Welles, Akira Kurosawa và Anderson thường làm việc với một dàn diễn Satyajit Ray — cũng như các đạo diễn từ Làn viên định kỳ bao gồm Bill Murray, Owen sóng Mới của Pháp, như Francois Truffaut và Wilson, Luke Wilson, Jason Schwartzman, Jean-Luc Godard. Tác phẩm của ông cũng Adrien Brody và Tilda Swinton. cho thấy ảnh hưởng của các đạo diễn từ Làn sóng Mới của Mỹ những năm 1970, bao gồm Các bộ phim của Anderson cũng có các chủ Martin Scorsese, Francis Ford Coppola và đề lặp lại xoay quanh nỗi đau buồn và lo lắng Roman Polanski. Tác phẩm của Anderson trong trải nghiệm của con người, đồng thời khiến người xem đắm chìm trong phong cách tìm kiếm ý nghĩa mỉa mai và mơ hồ trong vinh phim thể hiện tầm nhìn được trau dồi cùng quang của cõi trần. Các bộ phim của ông với giai điệu dễ tiếp cận gần như trẻ thơ và thường có các nhân vật người cha lặp đi lặp sự kỳ diệu trước các khả năng kỹ thuật về lại như Hoàng gia Tenenbaum, Steve Zissou điện ảnh. Những bộ phim này có một kiểu và Herman Blume, cũng như những cậu bé dáng độc đáo và mang phong cách riêng - hoặc cậu con trai thất lạc tìm kiếm một vị trí một thiết kế với độ chi tiết cao trong các bố trong một thế giới kỳ lạ, đẹp đẽ và đau lòng.

Trang 6


Phần 3: Phong cách đặc trưng

Bố cục hình ảnh Sử dụng kỹ thuật ‘Bố cục đối xứng’ (Central Framing) Các bộ phim của Anderson đồng nghĩa với một phong cách hình ảnh được gọi là ‘Dàn dựng đối xứng’. Điều này đã được sử dụng trong tất cả các bộ phim của anh ấy kể từ The Royal Tenenbaums và thấy đạo diễn đặt máy ảnh ở một góc 90 độ với chủ thể của cảnh quay, tạo cho phim của anh ấy cái nhìn gần như đối xứng. Mỗi một kiểu bố cục lại góp phần giúp tác giả truyền tải những thông điệp khác nhau. Center framing là kiểu bố cục gây ấn tượng mạnh đối với người xem, giúp khán giả nhìn rõ được điểm quan trọng trong từng thước hình. Bố cục này tác động trực tiếp tới thị giác của ta, “‘lôi kéo” người xem tập trung vào chính giữa khung hình, vào nhân vật cũng như vấn đề đang diễn ra trong phân cảnh đó. Ví dụ: (để có sự so sánh với các đạo diễn khác) Phim Mad Max: Fury Road on Amazon, center framing được đạo diễn George Miller sử dụng trong phần lớn phân cảnh giúp cho việc chuyển cảnh được diễn ra mượt mà, nội dung phim trở nên kịch tính hơn nhưng người xem không bị mất tập trung. Đạo diễn Stanley Kubrick – một trong những bậc thầy của center framing và one-point perspective, tận dụng trong những bộ phim của mình như The Shining, A Clockwork Orange, Lolita, v…v làm tăng tính kịch tính, căng thẳng trong cảnh quay. Sự cân bằng và đối xứng trong từng khung hình của Wes Anderson thực chất bị ảnh hưởng chính từ Kubrick. Tuy nhiên, ông vẫn tạo được những nét đặc trưng riêng cho mình bằng cách kết hợp bố cục đối xứng với màu sắc tươi sáng khiến người xem thay vì có cảm giác hồi hộp, căng thẳng thì sẽ được đem đến những cảm xúc tích cực, vui tươi pha chút hài hước. Chủ nghĩa hoàn hảo đối xứng của Wes Anderson và khung hình trung tâm (center-point framing) trong đó các nhân vật thường hướng về phía đầu máy quay. Những yếu tố về bố cục này, cùng với sự ám ảnh về mọi chi tiết hình ảnh có thể có, rất quan trọng để phát triển một phong cách hoạt cảnh nổi bật (tableau style). A tableau vivant (often shortened to tableau; plural: tableaux vivants)trong tiếng Pháp có nghĩa là “bức tranh sống”, là một cảnh tĩnh chứa một hoặc nhiều diễn viên hay người mẫu. Họ đứng yên và im lặng, thường là trong trang phục chỉn chu, được tạo dáng cẩn thận, có đạo cụ hoặc khung cảnh, và có thể được chiếu sáng như trong sân khấu. Nó kết hợp các khía cạnh của sân khấu và nghệ thuật thị giác. Hiệu ứng tổng thể của các hoạt cảnh nhất định sẽ trông giống như một bức tranh ba chiều. Trên thực tế, hoạt cảnh thường được sử dụng để tái tạo các bức tranh cổ điển. Một số đạo diễn đã sử dụng tableau như: Peter Greenaway là một đạo diễn đã sử dụng phong cách quay tableau vivant và tận dụng rõ ràng về kỹ thuật trong Nightwatching. Hiệu ứng tổng thể của tableau sẽ trông giống như một bức tranh ba chiều. Trong thực tế, sẽ thường được sử dụng để tái tạo bức tranh cổ điển.Tableau shots với chuyển động của máy ảnh tạo ra những cảnh quay rất đẹp, nhưng còn ấn tượng hơn khi một nhà làm phim cố gắng tạo ra những bộ phim gần như hoàn toàn là những cảnh quay hoạt cảnh tĩnh như đạo diễn người Thụy Điển Roy Andersson đã làm với ba bộ phim này Songs From the Second Floor, You, the Living, and A Pigeon Sat on a Branch Reflecting on Existence.

Trang 7


Phần 3: Phong cách đặc trưng

Góc máy, khung hình Người xem đều có thể nhận thấy một số kĩ thuật quay phim quen thuộc: những cú lia máy bất chợt từ trái sang phải hay từ phải sang trái (whip pan) để nhanh chóng chuyển đổi giữa hai cảnh khác nhau, những cú phóng to/nhỏ (zoom), những cú máy chuyển động phối hợp (tracking shot), những góc máy trên cao (bird’s-eye-view shot/overhead shot),... Những kĩ thuật quay phim này tuy đều lặp đi lặp lại nhưng không thể phủ nhận rằng nó đã giúp tạo nên thứ ngôn ngữ điện ảnh rất mang tính cá nhân của Wes Anderson.

Dùng Slow Motion một cách kịch tính Bên cạnh bố cục và màu sắc, có kỹ thuật làm phim xuất sắc nhất mang đậm phong cách của Wes Anderson là cách mà anh sử dụng slow motion một cách khéo léo. Wes Anderson không thường sử dụng kỹ thuật này như Michael Bay, nhưng anh luôn có cách để dùng chúng một cách rất thông minh trong phim của mình – thường thì nó được dùng trong những phần cuối. Anh còn play back một số shot ở phần đầu ở tốc độ bình thường (24 fps) và chuyển sang slow motion, đây thực sự là một kỹ thuật quay phim phức tạp. Nếu bạn quay bằng máy kỹ thuật số, bạn có thể quay một shot hoặc một cảnh ở mức frame rate cao hơn, như 60 fps hoặc 120 thậm chí cao hơn, sau đó xử lý tốc độ của footage ở trong hậu kỳ để biến nó thành slow motion. Khi quay bằng phim nhựa, như Wes Anderson làm, bạn cần phải dùng một quá trình gọi là “over cranking”. Shot quay từ trên cao Cảm hứng từ các shot quay từ trên cao của Wes Anderson ảnh hưởng rất lớn đến những người dùng mạng xã hội này và có thời nó là một trào lưu. Từ góc độ phong cách, việc sắp đặt các vật thể ở trên bàn khá đơn giản, thách thức ở đây là khoảng cách, ánh sáng và các lựa chọn. Đối với các shot này trong phim của Wes, chiếc bàn tự thân nó cũng tiết lộ những thông tin về thời gian, địa điểm và nhân vật. Thiết kế bối cảnh được tính toán để phù hợp với cảnh và khoảng trống hướng sự chú ý của người xem đến các chi tiết (một đặc điểm chung mà các nhân vật của anh cùng sở hữu)

Trang 8


Phần 3: Phong cách đặc trưng

Màu sắc Chính là yếu tố quan trọng đầu tiên được đề cập đến. Bảng màu Wes Anderson điển hình sẽ có những màu cơ bản, chẳng hạn như đỏ, xanh lam và vàng.

Bão hòa Độ bão hòa màu thể hiện độ thuần khiết của màu. Khi có độ bão hòa cao, màu sẽ sạch và rực rỡ. Khi có độ bão hòa thấp, màu sẽ đục và xỉn. Đối với Wes Anderson, độ bão hòa của anh ấy có xu hướng càng cao càng tốt. Vì vậy, khi bạn nhìn thấy một chiếc mũ len hoặc áo liền quần màu đỏ, nó sẽ rất nổi bật.

Độ sáng Wes Anderson thích giữ mọi thứ tươi sáng nhất khi có thể. Nhưng khi anh quyết định đi vào hình ảnh bóng tối, bạn có thể thấy điều này trong bộ phim The French Dispatch của anh, có các phần lớn của phim là đen trắng. Để có một bản phân tích hoàn chỉnh về phong cách đạo diễn của Wes Anderson, bao gồm cả cách sử dụng màu sắc tuyệt vời của anh ấy. Màu sắc trong các bộ phim của Wes Anderson rất đa dạng, được phối một cách hài hòa với nhau và được vị đạo diễn này sử dụng một cách có chủ đích. Wes Anderson sử dụng màu sắc để xây dựng bối cảnh, kết nối người xem với những gì đang xảy ra ở địa điểm đó, thời gian đó và những cảm xúc mà các nhân vật đang phải trải qua. Tuy nhiên, nếu để ý và xem nhiều phim của đạo diễn Anderson, bạn sẽ nhận ra ngay ông thường sử dụng những gam màu nóng, sặc sỡ, tương phản nhau hoặc màu pastel trong phim của mình.

Lê Hoàng Ngọc Dung biên soạn

Trang 9


Phần 4: Phân tích phim The Grand Budapest Hotel

Âm thanh Khi nói đến đạo diễn Wes Anderson, chắc chắn chúng ta đều sẽ nghĩ đến một số điểm đặc trưng trong phim của ông như: những màu sắc hiện đại nhưng cổ điển được ông sử dụng trong phim như Millennial Pink, hay cách kể chuyện độc đáo cùng khả năng tuyệt vời trong việc sắp xếp các cảnh quay theo bố cục “tỉ lệ vàng”. Nhưng điều có lẽ mà bạn vẫn chưa nghĩ đến chính là về phần nghe trong phim của ông. Ngoài những bản nhạc pop của những năm 60 và 70 được ông sử dụng ra thì những “hiệu ứng âm thanh” cũng là một yếu tố quan trọng trong phong cách làm phim đặc trưng của ông. Đối với Anderson thì việc thiết kế âm thanh được ông sử dụng như một công cụ có chủ đích và là một phần không thể thiếu trong phim của ông. Một biên tập viên Andrew Weisblum đã từng làm việc chung với ông trong “Moonrise Kingdom” đã nói về ông trong tờ Studio Daily rằng: Ông muốn bắt đầu phối khí âm thanh sớm hơn bình thường và đưa cho Craig Heneghan (một biên tập phim), biên tập và phối khí lại âm thanh ở những cảnh quay đầu tiên để từ đó khiến cho phim trở nên chân thực hơn. Chúng ta có thể nhận thấy được nét đặc trưng này trong nhiều bộ phim của ông.

Thể loại Với khả năng tuyệt vời trong việc sáng tạo nên những thế giới kỳ khôi vĩ đại, gắn cùng với hình tượng nhân vật lạnh lùng, Wes Anderson dường như đã tạo ra một thể loại phim riêng của mình. Ông còn là một người có khiếu hài hước độc đáo nên thường trong các tác phẩm của mình ông sẽ thể hiện nét đặc trưng này thông qua những pha hài kiểu châm biếm xen lẫn những trò hề về mặt thể chất hay những trò đùa cợt về mặt thị giác. Nên thường sẽ thấy các tác phẩm của ông sẽ là một thể loại comedy nhưng lại mang một nét gì đó rất khác biệt và độc đáo.

Trang 10


Phần 4: Phân tích phim The Grand Budapest Hotel

Đối tượng Những đối tượng nhân vật được Wes Anderson xây dựng trong phim thường có một thế giới quan độc đoán, bạn có thể nhìn thấy họ thường rất mong manh về mặt cảm xúc và thất vọng khi thế giới thực hóa ra lại khác với những gì họ nghĩ. Một nét đặc trưng mà chúng ta có thể thấy ở các nhân vật trong phim của ông chính là họ có cá tính rất mâu thuẫn. Trẻ em thì hành động như người lớn và ngược lại người lớn thì lại hành động như trẻ em. Ví dụ như : Bill Murray trong The Royal Tenenbaums đóng vai một nhà tâm lý học với một người vợ trầm cảm và những nỗi bất an nghiêm trọng hay Jason Schwartzman trong Rushmore là một cậu bé thiên tài nhưng lại gặp khó khăn trong học tập. Điều khiến các nhân vật trong phim của ông đáng chú ý là do cách ông tạo nên họ với những hành động mà hầu hết mọi người đều cho là không phù hợp. Những nhân vật này nói và làm những điều khủng khiếp, nhưng họ đều có thiếu sót từ bên trong lẫn bên ngoài. Họ có thể tham lam, vô dụng, bồng bột, phóng khoáng,… nhưng vẫn rất đáng yêu. Một yếu tố nữa không thể thiếu trong phong cách làm phim của vị đạo diễn này.

Font chữ Font chữ Futura được Wes Anderson ưa chuộng trong các tác phẩm của mình, hoặc Helvetica, Tilda, Didot hay Archer,.. Những phông chữ được ông sử dụng góp phần làm nổi bật thêm phong cách làm phim của ông: đơn giản, mạnh mẽ và thẳng thắn. Thường thì ta vẫn có thể thấy những phông chữ này vẫn xuất hiện trên các poster phim và các sản phẩm quảng bá khác. Tuy nhiên nếu chú ý kĩ thì ông dùng rất nhiều phông chữ trong các bộ phim của mình, từ những bảng hiệu, những đoạn tiêu đề hay thậm chí cho đến những lá thư. Việc này như dụng ý muốn khán giả đọc dù chỉ là những mẫu thông tin nhỏ nhất có như vậy thì khi đó sẽ hình thành một đường dây liên kết giữa những thông tin đó và khán giả. Vì trong từng mẫu thông tin nhỏ đó đều chứa đựng những chi tiết về câu chuyện và thế giới trong bộ phim. Thế nên việc dùng cách này sẽ để bạn có thể dễ dàng nhìn thấy và đọc hiểu những dòng chữ đó bằng việc sử dụng những phông chữ đơn giản, rõ ràng và mạnh mẽ. Một yếu tố tô điểm hơn cho phong cách đặc trưng của ông. Phạm Lê Đình Khôi biên soạn

Trang 11


Phần 4: Phân tích phim The Grand Budapest Hotel

Năm sản xuất: 2014 Thể loại: Hài hước, Tội phạm, Phiêu lưu, Chính kịch Đạo diễn: Wes Anderson Giải thưởng: 4 giải Oscar Tóm tắt: Câu chuyện đặt ra trong phim The Grand Budapest Hotel rất đơn giản, chỉ xoay quanh Gustave H – một người quản lý khách sạn huyền thoại giữa hai cuộc thế chiến, và cấp dưới của ông – Zero Moustafa, người thân tin nhất, đồng hành và giúp đỡ ông sau này. Gustave H có sở thích quan hệ tình cảm với những người đàn bà lớn tuổi, giàu sang và rắc rối xảy ra khi một trong những nhân tình của ông qua đời để lại bức tranh vô giá thời Phục Hưng là khối tài sản khổng lồ. Ông bị nghi là kẻ đã giết người đàn bà giàu có đó và bị tống giam vào tù. Những diễn biến sau đó xoay quanh vụ vượt ngục và cuộc chiến tranh giành khối tài sản kết xù trong một gia đình. Bộ phim gây ấn tượng cho người xem bởi những thước phim mang đa dạng các gam màu thú vị, không khí phim nhẹ nhàng, thơ mộng dù có những cảnh giết chóc và tranh giành cũng như lòng người phản bội nhưng được kể dưới góc độ hài hước nên mọi thứ đều vừa phải không tạo ác cảm về bất cứ nhân vật nào cho người xem. Không giống với các thể loại phim hài khác, dùng những hình tượng, điệu hộ hành động kỳ quặc, tiếu lâm gây cười như chú hề hay những câu thoại lố bịch. Phim tạo tiếng cười bởi cách kể chuyện hài hước, nhưng tinh tế lịch lãm, hay hài hước bởi những câu chuyện, sở thích quá chân thật, gần gũi hoặc là qua góc máy của người đạo diễn tài ba này làm cho các nhân vật toát lên vẻ châm biếm. Ngoài ra đây còn là bộ phim tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật đặc trưng không thể nhầm lẫn của ông vì độ thẩm mỹ và tỷ lệ chính xác trong từng thước phim đạt đến độ hoàn hảo khó tin. Trang 12


Phần 4: Phân tích phim The Grand Budapest Hotel

Khi thế giới này là một hình phẳng Nếu thế giới này là một hình phẳng thì mọi khung cảnh trước mắt sẽ trở thành một bức tranh. Đây là điều bạn sẽ nhìn thấy trong suốt các cảnh phim của The Grand Budapest Hotel cũng như các bộ phim khác của ông. Wes Anderson đã chọn một hướng đi khác với các nhà đạo diễn khác và lặp lại điều này liên tục để các khán giả nhớ đến mình như là một phong cách đặc trưng. Nếu những gì bạn thường nhìn thấy ở các bộ phim khác là những khung cảnh có chiều sâu, những con đường dài ngoằn, con hẻm không nhìn thấy điểm cuối cùng hay những chân trời xa mất hút, các đồ vật ở các khoảng cách xa nhau, thì khi xem The Grand Budapest Hotel, bạn sẽ cảm thấy dị thường vì các dấu hiệu của “độ sâu” hoàn toàn được triệt tiêu ra khỏi các cảnh phim. Thay vào đó, không gian đập vào mắt bạn sẽ là một không gian phẳng tuyệt đối. Đây chính là sự cố ý đầy tâm huyết của đạo diễn, vì để mang đến “cảm giác phẳng” cho người xem, đạo diễn phải sắp xếp lại tất cả vị trí đồ vật, kéo chúng lại gần nhau, hoặc cho các đối tượng chồng lên nhau, sắp đặt các sắc độ màu sắc hài hòa, không tương phản quá mạnh. Tất cả điều này sẽ làm tốn rất nhiều thời gian của đoàn phim khi set up từng khung cảnh quay, nhưng “sự tỉ mỉ hoàn hảo này đều được thể hiện qua các khung cảnh của phim và thành công trong việc tạo nên thương hiệu phim của ông. Thậm chí, có những cảnh quay trong phim, ông còn cùng đoàn phim tạo ra một mô hình thủ công như các cảnh quay toàn cảnh khách sạn danh tiếng The Grand Budapest Hotel, và chiếc xe lửa chở khách đến khách sạn ở những giây đầu của bộ phim. Tất cả đều là sắp đặt trong tính toán, thậm chí là “đồ giả” nữa, nhưng khán giả lại chưa từng cảm thấy khó chịu mà ngược lại còn thấy thú vị, vì cảm giác như mình thật sự đang lạc vào một thế giới cổ tích nào đó khá thơ mộng. Khi được phỏng vấn trong các buổi giao lưu với người hâm mộ phim The Grand Budapest Hotel đã có phóng viên đã hỏi rằng: “Tại sao ông lại làm những cảnh phim mô hình, sắp đặt trong khi các nhà làm phim khác lại cố gắng tạo cảm giác chân thực cho các bộ phim của họ bằng việc đầu tư những kỹ xảo chuyên nghiệp? Ông không sợ khán giả sẽ cảm thấy giả dối sao?” Ông đã không ngần ngại đáp trả: “Vì tôi biết khi tôi dùng đến kỹ xảo thì khán giả cũng sẽ nhận ra được nó đã qua chỉnh sửa, nếu là người có kiến thức về phim, vì khán giả rất thông minh, nên tôi thà rằng làm giả cảnh đó bằng một mô hình, riêng cá nhân tôi nghĩ điều này không phải giả dối mà sẽ cho họ một chút thơ mộng về thế giới tôi tạo ra trong phim”

Trang 13


Phần 4: Phân tích phim The Grand Budapest Hotel

Sức mạnh của “điểm chính giữa” Nhắc đến điểm chính giữa, bạn sẽ liên tưởng đến sự tập trung vào một vật nào đó nằm ở giữa khung hình, và đây chính là điều mà Wes Anderson mong muốn trong các thước phim của The Grand Budapest Hotel. Một lần nữa, ông lại lựa chọn khác các nhà làm phim còn lại, vì đa số các đạo diễn sẽ chọn bố cục 1/3 là phần lớn cho bộ phim của họ, vì bố cục 1/3 sẽ tạo cảm giác thuận mắt cho người xem, làm cho mọi thứ trở nên tự nhiên hơn. Thế nhưng, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy trong bộ phim này là hầu hết các khung hình đều đặt canh ở bố cục giữa một cách rất chuẩn xác. Điều này cho thấy Wes Anderson thật sự muốn người xem lúc nào cũng phải nhìn vào những điểm, những nhân vật mà ông muốn làm cho nó nổi bật lên. Nghĩa là người xem phim của ông luôn nằm trong thế bị động, là hoàn toàn phải để ông dẫn dắt vào câu chuyện ông muốn kể trong phim, vì bố cục giữa là một bố cục sắp xếp, ép hai mắt phải cùng nhìn về một điểm duy nhất. Tuy nhiên, ông không dùng bố cục giữa một cách máy móc và rập khuôn vì nếu chỉ cho một vật đứng chính giữa ở tất cả khung cảnh sẽ khiến cho người xem cảm thấy mỏi mắt, nhàm chán, bức bối. Thỉnh thoảng chúng ta sẽ bắt gặp bố cục 1/3 quen thuộc trong cảnh phim hoặc bố cục 1/3 kết hợp hài hòa với bố cục giữa để làm phương tiện kể chuyện. Chẳng hạn như cảnh Mr. Zero đứng ở vị trí 1/3 khó chịu và đầy ghen tuông khi thấy trước mắt là người quản lý khách sạn đang nói chuyện vui vẻ với người mà anh ta thích, bố cục kết hợp này sẽ nhấn mạnh cảm xúc ghen tuông và khiến cho anh như bị tách lẻ ra một góc, không ai ngó ngàng đến, tăng thêm cảm giác lạc lõng trong khung hình của anh.

Trang 14


Phần 4: Phân tích phim The Grand Budapest Hotel

Hiểu nhân vật qua lăng kính người đạo diễn Trong phim tôi ấn tượng nhất là hai góc máy (high angle và low angle) vì hai góc máy này đã giúp tôi hiểu thêm về vị thế của nhân vật. Đạo diễn Wes Anderson chẳng sử dụng hai góc máy này rất tinh tế, có chủ ý không chỉ như một kỹ thuật quay thông thường mà ngoài ra còn có ý châm biếm. Như nhân vật Gustave H trong phim, vì là người quản lý có tiếng, những người đàn bà lớn tuổi giàu có đến khách sạn Grand Budapest chủ yếu để gặp ông ta và được ông ấy “phục vụ” một lần. Vì thế những thước phim đầu không khó hiểu khi chúng ta nhìn thấy, đạo diễn luôn đặt máy quay ở góc thấy (low angle) để nâng cao hình tượng nhân vật Gustave trong mắt người nhân tình của ông, ông trông có vẻ có quyền hơn trong các thước phim. Ngược lại, nhân tình của ông là những người đàn bà lớn tuổi sẽ được quay ở góc high angle, làm cho người này trở nên thật yếu đuối đáng thương, cần được che chở và như đang cầu xin tình yêu của ông. Tương tự, chúng ta còn thấy được sự phân biệt địa vị cao thấp của nhân vật bằng hai góc máy này qua hình tượng cậu nhân viên Zero và người quản lý Gustave. Thậm chí, trong cách góc quay side shot, Zero vẫn bị xếp ở một bố cục mà làm cho cậu cách xa quản lý Gustave một khoảng, và thấp hơn chiều cao của Gustave một chút. Tất cả đều là sự cố tình của Wes Anderson, “khoảng cách xa” trong khung hình không chỉ là khoảng cách địa lý mà còn là khoảng cách về địa vị xã hội, ai có quyền lực hơn ai. Thế nhưng, liệu quyền lực này của ông Gustave có duy trì được tới cuối phim? Đáng buồn thay, từ sau khi bị tống giam vào tù, và được Zero giúp đỡ hết lần này đến lần khác. Góc quay của Anderson đã thể hiện hai nhân vật trông gần nhau hơn và không có sự cao thấp, họ ngang vế với nhau như bạn bè. Thậm chí trong một số cảnh quay, người quản lý Gustave còn bị tụt hạng trầm trọng, bởi góc quay châm biếm của đạo diễn. Cụ thể là, cảnh ông bị rơi xuống vách núi tuyết và tên săn đuổi đòi giết ông đứng trên vách núi nhìn ông, Wes Anderson đã sử dụng góc mắt sâu và góc mắt chim (worm’s eye và bird’s eye view) để mô tả cảnh này. Góc mắt sâu làm cho tên truy đuổi muốn giết chết ông giống như một vị cứu tinh vĩ đại, nắm trong tay sinh tử của ông lúc này. Còn góc mắt chim trước đi mọi quyền lực của ông, thể hiện tình huống vô cùng nguy hiểm và cấp bách của ông, trông ông bé nhỏ, bị động đáng đương và chỉ còn có thể chờ người khác tới cứu. Về chuyển động máy, Long take để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất vì đây là một cú máy cơ bản nhưng khó quay vì phải giữ máy quay và sắp xếp đường đi thông thoáng để thực hiện được một cảnh quay dài như vậy, điển hình là cảnh Gustave phỏng vấn thông tin cá nhân của Zero những ngày đầu. Cách quay này làm tôi có cảm giác như đang có mặt thật trong phim, theo chân và dõi theo từng câu thoại, hành động của nhân vật trong phim vậy. Bên cạnh đó, tôi cũng rất thích những cú quay zoom in, zoom out kết hợp slow motion của Wes Anderson, cách ông thực hiện các kỹ thuật quay này rất độc đáo và bất ngờ, tôi chưa từng thấy ai sử dụng được như vậy trước đây. Mặc dù cú máy zoom có thể bộc lộ tâm trạng của nhân vật hay lột tả thế lẻ loi nhân vật giữa không gian rộng lớn, nhưng hơn cả vậy, ông còn dùng nó để “làm lố” những cảm xúc ấy, gây tiếng cười và châm biếm nhân vật, đôi khi còn giống cả một paparazzi xấu tính. Ngoài ra, cú máy whip pan cũng là một trong những vũ khí quay của ông, ông hay sử dụng nó để thể hiện một thông tin đối thoại mau lẹ.

Trang 15


Phần 4: Phân tích phim The Grand Budapest Hotel

Trang 16


Phần 4: Phân tích phim The Grand Budapest Hotel

Những bảng màu bừng sáng Khác với những lần thông thường Wes Anderson làm phim, lần này ông dồn hết tâm huyết vào The Grand Budapest Hotel trong việc chọn bảng màu khác nhau cho từng giai đoạn của phim để thể hiện được sắc thái câu chuyện. Tôi hoàn toàn bị chinh phục bởi những bảng màu được phối khéo léo với nhau tạo nên độ mãn nhãn tuyệt đối cho người xem, có thể nhận xét, xem phim ông tôi cảm giác như đang ở trong một phòng triển lãm tranh nghệ thuật vậy. Cũng giống những lần trước, ông vẫn bị ám ảnh bởi sắc vàng cam, nên chúng ta có thể thấy ở đâu đó trong khung hình vẫn tồn tại một số vật màu vàng nổi bật, hoặc ông sử dụng ánh sáng vàng trong các thước phim để màu sắc trông nhẹ nhàng, mang màu cổ điển. Tuy nhiên có một điểm đáng chú ý hơn ở đây là lần này sắc hồng tím chiếm chủ đạo. Màu hồng mang lại một không khí thơ mộng, lãng mạn hơn bao giờ hết, màu tím thì mang lại sự quyền lực, sạch sẽ và sang trọng. Thế nhưng cũng có thể nghĩ theo nghĩa thứ hai đây là các màu sắc chỉ được “vẻ bề ngoài xa hoa và dối trá”. Màu hồng chiếm đa số trong các cảnh phim. Đặc biệt nổi bật khi kết hợp với màu xanh dương tươi sáng, trong tình yêu của đôi bạn trẻ là cậu nhân viên Zero, và cô nàng thợ làm bánh.

Các gam màu tươi sáng thơ mộng này đều lần lượt nhường chỗ cho tone màu đen tối khi người đàn bà nhân tình của ông Gustave mất, hàng loạt các biến cố diễn ra tại đoạn này nên Wes Anderson sử dụng màu đen, xanh đen, xanh lá (đồ của tù nhân mặc) để thể hiện về một giai đoạn biến cố, đầy khó khăn của Gustave. Đặc biệt cách đánh sáng ở những đoạn này cũng khác những phân cảnh trước. Tên truy sát ông Gustave được đánh sáng ngược, đôi lúc thì đánh sáng xiên thuận tạo bóng cả vùng mắt và miệng làm cho nhân vật này trông rất tàn bạo và nguy hiểm. Gần cuối phim, gam màu chuyển sang màu xanh có độ sáng hơn phân cảnh trước, trong trẻo hơn, thậm chí là cả những gam màu trắng, làm cho người xem cảm thấy có hi vọng và yên bình hơn, cùng lúc này ông Gustave đã vượt ngục thành công. Cuối phim, một lần nữa gam màu chuyển sang màu hồng ngọt ngào như ban đầu, là tình yêu đôi lứa của cậu quản lý và cô nàng làm bánh, nỗi oan khuất của ông Gustave đã được sáng tỏ, mọi thứ dần trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên những cảnh cuối cùng hình ảnh trong toa tàu lại lặp lại nhưng với gam màu xám, Gustave lại thực hiện những hành động y hệt như ban đầu, phản bội Zero trong lúc khó khăn và quân đội lính mới lại tiếp tục bắt ông.

Trang 17


Phần 4: Phân tích phim The Grand Budapest Hotel

Trang 18


Phần 4: Phân tích phim The Grand Budapest Hotel

Tại sao lại là những ô vuông?

Có một hình ảnh lặp đi lặp lại suốt phim mà tôi vô cùng thắc mắc chính là những khung hình quay nhân vật trong phim qua những ô vuông chật hẹp. Sau khi xem đến hết phim tôi mới hiểu đây hoàn toàn là những dụng ý của đạo diễn. Từ những phân cảnh đầu, Wes Anderson đã cố ý quay Gustave qua những ô cửa sổ rất nhiều, phải chăng đây là điềm báo chẳng lành gì đó? Ô vuông chật hẹp tạo cảm giác như người sau ô vuông đó đang bị theo dõi, nhìn trộm hay báo hiệu một điều nguy hiểm sắp diễn ra cho nhân vật này, rõ ràng Gustave đã được Wes Anderson cho vô tầm ngắm ngay từ đầu phim rồi

Sau đó từ vụ trộm tranh, đi tù, Gustave vẫn được quay qua rất nhiều ô vuông, điều này làm tôi cảm thấy không khí sau ô vuông đó thật tù tùng, bí bách, đúng kiểu cuộc sống tù tội. Các bạn tù nhân của ông cũng được quay qua những ô vuông như thế. Tiếp theo, ông và những người bạn tù trung thành của ông cùng tổ chức vượt ngục, lúc này những cảnh quay ô vuông thể hiện cảm giác người sau ô vuông đó đang lén lút làm gì đó, che giấu bí mật tội lỗi hoặc nhăm nhe thực hiện một tội lỗi nào đó.

Trang 19


Phần 4: Phân tích phim The Grand Budapest Hotel

Xúc cảm đọng lại sau những thước phim màu sắc Chỉ bằng cách xem phim của Wes Anderson, tôi có thể hiểu đại khái về con người của ông như thế nào. Chỉ một cảnh phim thoáng qua, cai ngục bỏ qua không kiểm hay phá hỏng một cái bánh kem màu sắc, Wes Anderson đã thể hiện sau tất cả ông vẫn là một người làm nghệ thuật, ông thật sự yêu cái đẹp, và nâng niu vẻ đẹp nghệ thuật hơn hết thẩy. Tôi còn thấy được Wes Anderson thật sự là một người đạo diễn tài ba, vừa có cá tâm, vừa có cái tầm. Ông sắp xếp và tính toán cẩn thận từ trước khi quay, trong phim có sự tương quan giữa cảnh bắt đầu và cảnh kết thúc khi Gustave và Zero lại bị quân lính vây bắt. Hơn hết, các bảng màu, bố cục hình ảnh cũng như cách ông lựa chọn kỹ thuật quay cho từng cảnh cũng hoàn toàn cẩn thận và hoàn toàn làm nhân vật được nổi bật trong các khùng hình. Tôi bất chợt giật mình khi xem đến cuối phim mới nhận ra thật sự Gustave và Zero giống như một tấm gương phản chiếu của nhau vậy. Zero chân chất, giản dị bao nhiêu thì Gustave chải chuốt, ăn mặc sang chảnh bấy nhiêu nhưng Zero lại có những phút giây trượng nghĩa, dũng cảm đến bất ngờ, còn Gustave thì có những phút giây mưu tính, thô tục, chỉ lo cho lợi ích của mình. Thật là một điều bất ngờ không lường trước được, một thế giới với gam chủ đạo là màu hồng mộng mơ khiến cho người xem dễ lầm tưởng về một viễn cảnh tươi đẹp, con người sống ngay thẳng nhưng thực chất là màu hồng của sự giả dối trộn lẫn. Nơi mà những người trông có vẻ là không có gì nổi bật lại có những phút giây đột phá, tài hoa và những con người trông có vẻ là tử tế lại chẳng đẹp đẽ như những gì ta tưởng tượng.

Trang 20


Phần 4: Phân tích phim The Grand Budapest Hotel Tôi cho rằng người ta gọi ông là đạo diễn tài năng là hoàn toàn đúng, và gọi những bộ phim của ông là “Thế giới của Wes Anderson” cũng không hề ngoa chút nào, vì những gì ông mang lại trong điện ảnh như một làn gió mới vậy. Gọi là “Thế giới của Wes Anderson” vì trong bộ phim của ông luôn có những điều rất riêng về hình ảnh, màu sắc mà khó ai có thể bắt chước được vì nó hoàn hảo, có sức sống lạ kỳ và khiến người xem phải thốt lên với những thước phim phô diễn kỹ thuật. “Chỉ cần 5 phút xem phim là có thể nhận ra ngay đây là phim của Wes Anderson” có một bài báo đã từng viết như vậy, chứng tỏ có rất nhiều người mến mộ phim ông. Gọi là “Thế giới của Wes Anderson” vì những câu chuyện trong những thước phim của ông rất lạ kỳ, dí dỏm, không thể đoán trước được. Từ hình ảnh, âm thanh đến cốt truyện, ông đều dùng cách kể chuyện hình ảnh độc đáo của mình, dẫn dắt khán giả, ép khán giả phải bước vào thế giới của mình, muốn khán giả phải nhìn thấy được điều ông muốn truyền tải, chứ không phải là điều gì khác. Khán giả luôn ở thế bị động khi xem phim của Wes vì hoàn toàn bị nó lôi cuốn một cách kỳ lạ. Có lẽ cũng bởi vì thế giới của ông có quá nhiều màu sắc, khung cảnh đẹp đến lặng người. Cổ Minh Tâm biên soạn

Trang 21


TÀI LIỆU THAM KHẢO Anonymous, (2015), IMDb Mini Biography Wes Anderson, IMBd Nhiều tác giả, (2014), The Grand Budapest Hotel, Wikipedia Tổng hợp nhiều nguồn, (2020), Phong cách hình ảnh trong các bộ phim của Wes Anderson, Moveek Sơn Phước, (9/1/2015), ‘The Grand Budapest Hotel’ - bữa tiệc điện ảnh rực màu sắc, VNExpress Nhiều tác giả, (2015), Danh sách giải thưởng và đề cử của The Grand Budapest Hotel, Wikipedia Chris Evangelista, (13/6/2016), Ambient Noise: Exploring The Use Of Sound In Wes Anderson Films, The Playlist Luis Azevedo , (17/3/2018), What Does A Wes Anderson Movie Sound Like?, FANDOR SC Lannom, (25/4/2021), The Wes Anderson Style Explained: Ultimate Guide, studiobinder Team DesignCrowd (04/ 2020), Wes Anderson’s Kingdom of Fonts, DesignCrowd Paolo Alfar, (22/3/2020), Top 10 Wes Anderson Signature Tropes, Screen Rant Hitchcock, (29/3/2019), Những điều chúng ta học được từ chất riêng trong phong cách của Anderson, 24 hình/s - Cộng đồng làm phim Việt Nam Molly Pennington, (30/11/2019), The stories behind your favorite Wes Anderson movies, stacker

HẾT


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.