Chuyên Đề Tốt Nghiệp (Core Subject Study)

Page 1

C H U Y Ê N

Đ Ề

N G H I Ê N

C Ứ U

K I Ế N

T R Ú C

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU SVTH: LÊ GIA BẢO

MSSV: 10510104485

GVHD: KTS NGUYỄN ĐÌNH MINH



MỤC LỤC I/ Tổng quan về thể loại đề tài:

4

I.1) Kiến thức tổng quan về thể loại công trình:

5

I.1.1/ Định nghĩa trung tâm nghiên cứu:

5

I.1.2/ Phân loại trung tâm nghiên cứu:

5

a. Theo loại hình nghiên cứu:

5

b. Theo mục tiêu nghiên cứu

7

c. Theo vị trí và quy mô nghiên cứu:

8

I.1.3/ Lược sử quá trình phát triển của loại hình trung tâm nghiêm cứu:

10

I.2) Công trình thực tế trong và ngoài nước:

15

I.2.1/ Công trình ngoài nước:

15

I.2.2/ Công trình trong nước:

25

II/ Đặc điểm công trình:

28

II.1) Các đặc điểm chính:

29

II.1.1/ Dây chuyền các khối chức năng

29

II.1.2/ Đặc điểm về tổ chức mặt bằng tổng thể

31

II.1.3/ Đặc điểm về hình thức kiến trúc, thẩm mỹ

35

II.2) Đặc điểm chi tiết các không gian chức năng quan trọng

50

II.2.1) Các không gian nghiên cứu, thực nghiệm

50

II.2.2) Không gian trưng bày triển lãm

64

II.2.3) Các không gian hội thảo hội nghị

68

II.3) Các cơ sở tính toán về quy mô, diện tích

71

III/ Nghiên cứu chuyên sâu:

74

III.1) Nghiên cứu ứng dụng vật liệu tre trong kiến trúc hiện đại.

75 91

III.2) Nghiên cứu về thiết kế landscape.

Phụ lục:

103


I/ TỔNG QUAN VỀ THỂ LOẠI ĐỀ TÀI 04


I.1) Kiến thức tổng quan về thể loại công trình: I.1.1/ Định nghĩa về trung tâm nghiên cứu: - Trung tâm nghiên cứu: là dạng công

trình kiến trúc được xây dựng với các không gian chức năng thích hợp, đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe để phục vụ cho một loại hình nghiên cứu nào đó. Lĩnh vực nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu mặc dù vẫn mang tính chuyên sâu, tập trung về nghiên cứu, thực nghiệm nhưng không quá đặt năng vấn đề giảng dạy như ở các học viện.

-

Trung tâm nghiên cứu vũ trụ của NASA, Mỹ

I.1.2/ Phân loại trung tâm nghiên cứu: a. Theo loại hình nghiên cứu: - TT Nghiên cứu về khoa học: là các trung tâm nghiên cứu dựa vào việc ứng

dụng các phương pháp khoa học, khai thác trí tò mò. Hình thức nghiên cứu này cung cấp thông tin và lý thuyết khoa học nhằm giải thích bản chất và tính chất của thế giới. Từ đó tạo ra những ứng dụng thực tiễn. Hoạt động nghiên cứu khoa học được tài trợ bởi các cơ quan chính quyền, các tổ chức tài trợ, và các nhóm tư nhân, bao gồm nhiều công ty. Hoạt động nghiên cứu khoa học có thể được phân loại tùy theo lĩnh vực học thuật và ứng dụng. Các trung tâm nghiên cứu khoa học có hệ thống dây chuyền các phòng chức năng được sắp xếp đảm bảo theo yêu cầu của loại hình nghiên cứu mà trung tâm đó đảm nhiệm, có các không gian chức năng đặc thù phục vụ cho từng loại nghiên cứu.

Viện nghiên cứu y học Adelaide, Úc

05


- TT Nghiên cứu về văn hoá ghệ thuật: còn gọi là "nghiên cứu dựa trên

thực hành", là một dạng công trình nghiên cứu đặc biệt phục vụ cho mảng nghiên cứu về các hoạt động nghệ thuật, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá phi vật thể. Các trung tâm nghiên cứu về văn hoá đảm nhận cùng lúc vai trò nghiên cứu, lưu giữ và phát triển các giá trị văn hoá nghệ thuật. Hoạt động nghiên cứu thực nghiệm của các trung tâm này lồng ghép vào các hoạt động biểu diễn và quảng bá nghệ thuật do đó có cấu trúc và dây chuyền công năng khá giống với các trung tâm văn hoá.

-

Trung tâm nghiên cứu văn hoá người da đen, Schomburg, Mỹ

- TT Nghiên cứu về nhân văn, con người: là trung tâm nghiên cứu các phương

pháp chú giải văn bản cổ và kí hiệu học, và một nhận thức luận khác, mang tính chất tương đối luận hơn. Các học giả trong các ngành nhân văn thường không tìm một câu trả lời đúng tối hậu cho một câu hỏi, mà khảo sát những vấn đề và đặc điểm liên quan đến câu trả lời đó. Các bối cảnh mang tính xã hội, lịch sử, chính trị, văn hóa, hay chủng tộc. Các nhà sử học sử dụng những tài liệu gốc và những bằng chứng khác để khảo sát một cách hệ thống một chủ đề, và từ đó viết ra lịch sử theo hình thức kể lại quá khứ. Hoạt động thực nghiệm của các trung tâm nghiên cứu về nhân văn, con người phần lớn diễn ra tại các khu di tích, khảo cổ là chính nên các không gian chức năng tại trung tâm chủ yếu là các khu hội thảo và thư viện là chính.

06


b. Phân loại theo mục tiêu nghiên cứu: - TT Nghiên cứu cơ bản thuần tuý (nghiên cứu nền tảng): là nơi thực hiện các hoạt động nghiên cứu để trả lời những câu hỏi khoa học. Nhằm mục đích mở rộng kho kiến thức chứ không phải là kiếm lợi nhuận, do đó không có một lợi nhuận kinh tế nào từ kết quả của nghiên cứu cơ bản.

-

- TT Nghiên cứu ứng dụng: là nơi

tiến hành để giải quyết các vấn đề thực tế của thế giới đương đại, không phải chỉ là kiến thức vị kiến thức. Có thể nói một cách khác rằng kết quả của các nhà nghiên cứu ứng dụng là để cải thiện cuộc sống con người. Chỉ nghiên cứu những nội dung nào có tính ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Ngày nay, hầu hết các trung tâm nghiên cứu được thành lập đều là các trung tâm nghiên cứu ứng dụng, được góp vốn từ các tổ chức có tiềm lực kinh tế lớn. Ngoài việc phát triển nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiễn, các nhà đầu tư còn có mục đích là tìm kiếm lợi nhuận qua các ứng dụng đó. Và cũng chính nguồn lợi nhuận sẽ góp thêm động lực làm việc cho các nhà nghiên cứu và nhà đầu tư.

07


c. Phân loại theo vị trí và qui mô nghiên cứu: - TT Nghiên cứu đặt tại trung tâm dân cư: thường là các trung tâm

nghiên cứu các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, hay các trung tâm nghiên cứu về văn hoá, nghệ thuật với yêu cầu thực nghiệm sản phẩm nghiên cứu phải phối hợp với chính cộng đồng dân cư sống xung quanh khu vực nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu sẽ phối hợp với các hoạt động quảng bá, tuyên truyền cho người dân trong khu vực, nâng cao tính áp dụng nghiên cứu vào thực tiễn. Quá trình nghiên cứu và các sản phẩm nghiên cứu không gây hại đến con người. Các trung tâm nghiên cứu đặt tại thành phố lớn thường được tổ chức công năng theo kiểu gộp khối, các khu chức năng tập trung về một khối công trình chứ ít khi bố cục dàn trải do hạn chế về đất xây dựng..

-

Viện nghiên cứu Fairview, Hoa Kỳ

08


TT bảo tồn tự nhiên Cley Mashes, Anh

- TT Nghiên cứu đặt tại các khu vực nghiên cứu đặc thù: có thể được chia

làm các loại hình sau: + Các trung tâm nghiên cứu về tự nhiên, sinh vật, môi trường, khí tượng thuỷ văn: với loại hình nghiên cứu này, các trung tâm nghiên cứu phải được đặt gần hoặc đặt trong chính khu vực có các đối tượng sinh sống cần nghiên cứu để có thể dễ dàng thuận tiên trong việc thực nghiệm và thì nghiệm trên chính môi trường sống xung quanh. Cách bố trí và phân khu chức năng có thể tập trung hoặc dàn trải theo từng khu vực và yêu cầu nghiên cứu.

-

Viện nghiên cứu khoa học Svalbard, Na Uy

Trung tâm nghiên cứu bảo tồn tự nhiên Attenborough, Anh

09


+ Các trung tâm nghiên cứu cách ly: là các trung tâm nghiên cứu trong quá thực nghiêm các sản phẩm nghiên cứu có khả năng gây hại tới con người và môi trường xung quanh; hoặc các trung tâm nghiên -cứu các nội dung có yêu cầu bảo mật đặc biệt, bảo mật về quân sự, vv… Các khu nghiên cứu dạng này thường được đặt trong một khu vực đặc biệt nào đó với ăn ninh luôn được đẩy lên mức cao nhất để đảm bảo các hoạt động thực nghiệm không gây ảnh hưởng ra bên ngoài.

-

Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Việt Nam

I.1.3/ Lược sử phát triển các trung tâm nghiên cứu: Dù khó có thể xác định rõ ràng được thời điểm hình thành đầu tiên của các trung tâm nghiên cứu trên thế giới. Nhưng theo những ghi chép còn lưu lại, con người đã có những hoạt động nghiên cứu từ rất lâu (thế kỉ thứ IX), sớm nhất là các đài quan trắc thiên văn được xây dựng tại Iran để phục vụ cho mục đích quan sát và nghiên cứu về thiên văn học.

Khajeh Nasir (1201 – 1274)

Đài quan sát thiên văn Maragheh, nơi nhà khoa học Khajeh Nasir thực hiện những nghiên cứu và tạo nên các học thuyết lượng giác đầu tiên. Đài thiên văn được xây dựng vào năm 1259 với 4 tầng và là đài quan sát lớn nhất được xây dựng vào thời đó.

10


-

Đài quan sát thiên văn Ulugh Beg, xây dựng vào thế kỉ XV là một trong những cột mốc của lịch sử các đài nghiên cứu thiên văn, đặt ở - Uzbekistan. Đây được xem là công trình nghiên cứu hoàn thiện nhất thời bấy giờ của các quốc gia Hồi Giáo. Viện nghiên cứu ra đời sớm nhất ở châu Âu là tổ hợp Uraniborg của Tycho Brahe trên đảo Hven, một phòng thí nghiệm thiên văn ở thế kỷ XVI đã thực hiện những đo đạc với độ chính xác cao về các ngôi sao. Các khối chính của Uraniborg hình vuông, cao nhất 15m được xây dựng chủ yếu bằng gạch đỏ. Tầng chính gồm bốn phòng, một trong số đó là dành Tycho và gia đình của mình. Tòa tháp phía bắc nơi đặt bếp, và phía nam có một thư viện. Tầng thứ hai được chia thành ba phòng, hai kích thước bằng nhau và một lớn hơn. Ở tầng này đặt các dụng cụ thiên văn chính. Một ngọn tháp trở lên được hỗ trợ bởi trụ cột là giúp đặt các dụng cụ quan sát cao hơn một chút so với đỉnh toà nhà, giúp việc quan sát được thuận tiện hơn, góc nhìn rộng. Trên tầng thứ ba là một gác xép, chia thành tám phòng nhỏ hơn cho sinh viên. Uraniborg cũng có một tầng hầm lớn; có một phòng thí nghiệm giả kim thuật ở một đầu, và lưu trữ thực phẩm, muối và nhiên liệu tại các khu còn lại.

11


Một phòng thí nghiệm điển hình ở thế kỉ XVIII

-

-

Đến thế kỉ XVIII, việc nghiên cứu được phát triển rộng khắp, với sự phát triển mạnh về cơ khí, sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc giúp việc nghiên cứu, thí nghiệm, định tính định lượng trở nên dễ dàng hơn. Từ đó cũng bắt đầu hình thành nên những không gian, thứ tự bố trí cho phù hợp với các quy trình nghiên cứu.

Điển hình có thể kể đến phòng thí nghiệm của Antoine Lavoisier (1743 – 1794), cha đẻ của hoá học hiện đại. Phòng thí nghiệm chính là nơi ông tiến hành những thí nghiệm về sự ôxy hoá các chất. Tất cả bó gọn trong một không gian nhỏ hẹp, có khi chỉ là một căn phòng đơn giản bình thường nhưng có đặt các dụng cụ thí nghiệm

Thí nghiệm ở tk XVIII trông giống như một văn phòng làm việc

12 Antoine Lavoisier (1743 – 1794)


Phòng thí nghiệm Menlo Park của Thomas Edison Greenville, Michigan

-

-

Trải qua một thế kỉ XIX với những thăng trầm, các trung tâm nghiên cứu đã có những bước thay đổi vào thể kỉ XX với những công trình, những toà nhà riêng biệt được xây dựng lên chỉ dành riêng cho việc nghiên cứu, không gian rộng rãi hơn với dây chuyền làm việc hiệu quả hơn. Dấu mốc đáng kể của thời kì này là sự ra đời của viện nghiên cứu R&D đầu tiên trên thế giới của Thomas Edition. Mở màn và sang tạo nên một loại hình nghiên cứu làm tiền đề cho nghiên cứu ứng dụng ngày nay.

Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành và/hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn. R&D và cải tiến công nghệ, quy trình công nghệ luôn là mục tiêu và chức năng quan trọng của các công ty tiên tiến, công ty đa quốc gia (TNTCs) tiên phong, lớn trên thế giới.

Không gian bên trong phòng thí nghiệm

13


-

Thế kỉ XXI, Với sự phát triển về các thành tựu công nghệ trong rất nhiều lĩnh vực, các viện nghiên cứu cũng theo đó có sự phát triển đa dạng hơn về cách thức và các lĩnh vực nghiên cứu. Nơi đặt các trung tâm nghiên cứu cũng trở nên đa dạng hơn, phù hợp hơn với yêu cầu nghiên cứu. Để thuận tiện, các khu nghiên cứu khoa học thường đặt cạnh hoạc đưa hẳn vào các trường đại học, các không gian được thiết kế sạch sẽ và rộng rãi, sửa dụng màu sang làm chủ đạo, ứng dụng các phương pháp và công nghệ tiên tiến đưa vào quá trình nghiên cứu.

-

Hình thức mặt đứng được thiết kế với ngôn ngữ nhất quán, thể hiện khá rõ ràng công năng các không gian nghiên cứu và thực nghiệm bên trong. Đối với các khu nghiên cứu về tự nhiên văn hoá, thiết kế gần như hoà mình vào với đặc trưng của vùng nghiên cứu. Ngoài ra còn chú ý và áp dụng đến xu hướng kiến trúc bền vững, vốn là một xu hướng phù hợp với thể loại công trình này

14


I.2) Công trình thực tế trong và ngoài nước: I.2.1/ Các công trình ở nước ngoài: -TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐA ĐẠNG SINH HỌC BERRY

-

Trực thuộc đại học Wyoming, Laramie, Hoa Kỳ. Là trung tâm nghiên cứu và liên kết đào tạo về đa dạng sinh học. Trung tâm là nơi diễn ra các hội thảo chuyên ngành thường xuyên để hội đàm về lĩnh vực nghiên cứu đa dạng sinh học và môi trường. Mặc dù có quy mô không lớn nhưng trung tâm có đủ các khu vực phục vụ như cầu nghiên cứu, triển lãm và hội đàm

15


Các không gian bên trong được thiết kế đặc thù cho loại hình công trình nghiên cứu, giới thiệu về đa dạng sinh học, bao gồm các khu phòng lab nằm rải rác, một khan phòng hội nghị lớn, và các không gian giao lưu, triển lãm

-

16


-

Một trong những nổi bật trong thiết kế của trung tâm nghiên cứu này là sử dụng vật liệu hoàn toàn từ tự nhieên, ật liệu xanh và thân thiện môi trường. Ngoài ra công trình còn có một hệ thống mái trồng cỏ. Đang hướng tới phát triển theo hướng kiến trúc xanh và danh hiệu LEED hạng vàng.

-

17


-

-

VIỆN Y HỌC HAUPTMAN WOODWARD Nằm tại số 700, đường Ellicott, Buffalo, Hoa Kỳ. Kế cận với trung tâm nghiên cứu hoá học Buffalo Niagara. Viện bao gồm các phòng thí nghiệm, các khu văn phòng làm việc và không gian công cộng trong đó có cả sân thể thao. Chức năng của viện là nghiên cứu và giảng dạy kết hợp với khu nghiên cứu hoá học của viện Buffalo Niagara tạo thành một khối.

Không gian nội thất sảnh sử dụng thủ pháp lấy sang tự nhiên từ trên cao, mang tới một cảm giác không gian cực kì rộng rãi thoáng đãng Màu sắc và vật liệu sử dụng cũng có sự tương phản và tôn vinh lẫn nhau tạo nên điểm nhấn cho không gian bên trong

18


-

-

Bề mặt vật liệu mặt đứng được thiết kế một cách thông minh. Ngoài thủ pháp đục lỗ lấy sang và tạo hiệu ứng hắt ánh sáng đèn về đêm, việc chọn vật liệu bề mặt cũng là một điểm cộng. Mặt đứng của công trình sử dụng loại vật liệu nhôm có khả năng hắt sang cao nên vào các thời điểm khác nhau trong ngày, màu sắc trên công trình sẽ thay đổi tuỳ theo màu trời, khiến cho những ai nhìn vào không hề nhìn thấy cái nhàm chán đơn điệu vốn có của các trung tâm nghiên cứu, mà thay vào đó là sự sinh động biến thiên.

19


-

-

20


KHU NGHIÊN CỨU NHIỆT ĐỚI CỦA VIỆN NGIÊN CỨU SMITHSONIAN Là một nhánh nghiên cứu của viện Smithsonian nổi tiếng, khu nghiên cứu nhiệt đới nằm tại Panama này tuy nhỏ nhưng tại sở hữu một trong những phòng lab tiên tiến nhất thế giới đạt chuẩn kiến trúc xanh khi toàn bộ hệ thống mái được bao phủ bở các tấm panel năng lượng mặt trời thu năng lượng va trực tiếp sử dụng cho việc điều hoà không khí bên trong.

-

Với quy mô xây dựng không lớn khu nghiên cứu chỉ bao gồm khu phòng lab hai tầng phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu thực nghiệm là chính và giảng dạy khi cần thiết, thiết kế sử dụng vật liệu tự nhiên là gỗ kết hợp với bê tông cốt thép.

21


-

-

Các không gian nghiên cứu bên trong rất thoáng đãng với ánh sang dồi dào và view nhìn ra ngoài thiên nhiên tươi mát.

22


-

-

Không vì kích thước xây dựng nhỏ, khu nghiên cứ gây bất ngờ bởi độ hiện đại và tính xanh trong cấu trúc hoạt động của nó. Công trình có hệ mái dung panel PIN năng lượng mặt trời tiên tiến cung cấp phần lớn năng lượng cho việc điều khoa không khí ở không gian thì nghiệm nằm ở tầng 2. chính thiết kế nâng tầng cũng giúp khu này tránh khỏi tác động thường xuyên của lũ trong khu vực. Nogài ra thiết kế mái hai lớp còn mang đến sự thông gió tự nhiên tốt tận dụng được đặc điểm khí hậu của vùng Hệ thống thu và dự trữ nước mưa giúp giảm như cầu tiêu thụ nước từ bên ngoài khi có thể sử dụng nguồn nước dự trữ tự cung tự cấp từ chính công trình.

23


-

-

VIỆN SCRIPPS Viện nghiên cứu y sinh Scripps nằm gần đại học Atlantic, tiểu bang Florida, Hoa Kỳ là một trong những viện nghiên cứu nổi tiếng và có kinh nghiệm nghiên cứu lâu đời trong lĩnh vực y sinh. Viện nghiên cứu là tổ hợp công trình giữa các phòng thí nghiệm hoá học và sinh học, khối văn phòng làm việc hạng A, một hội trường 250 chỗ để tổ chức hội nghị quảng bá, trung tâm học tập từ xa, và toà nhà năng lượng trung tâm

Không gian bên trong viện và trong các phòng lab được thiết kế cực kì rộng rãi thoáng đãng, tận dụng tối đa ánh sang tự nhiên vào không gian nghiên cứu. Tông màu sử dụng chủ yếu là các tông màu nhẹ, sang trắng càng làm tang tính rộng rãi cho bên trong công trình.

24


I.2.1/ Các công trình trong nước: VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VIỆT NAM Viện Công nghệ Sinh học là một viện nghiên cứu chủ đạo về các lĩnh -vực Công nghệ Sinh học ở Việt Nam. Viện Công nghệ Sinh học trực thuộc Viện Khoa học Việt Nam (Vietnamese Academy of Science & Technology (VAST), tên trước kia là Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia). Viện nổi tiếng với đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ được đào tạo chuyên sâu ở trong và ngoài nước Các lĩnh vực khác nhau của Công nghệ Sinh học như công nghệ vi sinh, sinh học phân tử, công nghệ tế bào động, thực vật, công nghệ xử lý môi trường, sinh vật chuyển gene, giám định hài cốt liệt sĩ, đa dạng kiểu gene của các loài động thực vật quý hiếm, bệnh học phân tử của người, động vật và thực vật.

-

25


-

-

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG Viện Hải dương học là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và được coi là cơ sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á.

Đến thăm Viện, du khách sẽ được tận mắt xem Bảo tàng sinh vật biển với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính. Sắp tới, Viện sẽ khai trương khu công nghệ cao thuần hóa sinh vật biển, nhằm phục vụ cho chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam.

26


-

-

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGHUYÊN SINH VẬT Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện STTNSV) được thành lập theo Quyết định số 65CT/HĐBT ngày 5/3/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Chức năng của Viện là "Điều tra nghiên cứu và sử dụng các tài nguyên động vật, thực vật nhiệt đới, các hệ sinh thái đặc trưng nhằm góp phần giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, qui hoạch phát triển kinh tế xã hội các vùng lãnh thổ và cả nước, bảo vệ môi trường sống, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực sinh thái học và tài nguyên sinh vật".

Trung tâm có nhiệm vụ điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên sinh vật tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý các loài có giá trị khoa học, kinh tế và bảo tồn. Tiến hành các nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái ở Việt Nam Nghiên cứu cải tạo môi trường và xây dựng kế hoạch phát triển bền vững cho tương lai. Đào tạo cán bộ khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật.

00 27


II/ ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH 28


II.1) Các đặc điểm chính của thể loại công trình: II.1.1/ Dây chuyền chung các khối chức năng -a. Các khối chức năng chính:

-

- Khối nghiên cứu: là nơi các nhà nghiên cứu tiến hành các thí nghiệm, thu thập dữ liệu từ các mẫu vật, thu thập và tổng hợp kết quả nghiên cứu, xử lí kết quả nghiên cứu. Khối nghiên cứu ở các trung tâm nghiên cứu thường được chia nhỏ thành các khoa riêng biệt, mỗi khoa thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau tuỳ vào yêu cầu loại hình nghiên cứu mà trung tâm đó đảm nhiệm. Giao thông qua lại các khu vực nghiên cứu phải thuận tiện và đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh (nếu có), một số khu vực nghiên cứu đặc biệt cần thiết kế cách ly với các khu còn lại.

- Khối trưng bày triển lãm: là nơi trưng bày các mẫu vật, kết quả nghiên cứu. Khôi trưng bày là phần không thể thiếu trong các trung tâm nghiên cứu bảo tồn hoặc các trung tâm nghiên cứu ứng dụng, bởi đây chính là nơi đưa các kết quả nghiên cứu đến với công chúng và thử nghiệm ứng dụng ra thực tế; là khu vực mang lại nguồn lợi kinh tế chính để duy trì các hoạt động nghiên cứu Giao thông đến khối trưng bày triển lãm thường tách biệt với các khu vực khác. Có kho riêng để lưu trữ các mãu vật, nội dung trưng bày

- Khối hành chính quản lí: bao gồm các bộ phận quản lí, các văn phòng làm việc hành chính, phòng thuyết trình, hội họp nội bộ; các bộ phận bảo vệ và quản lí an ninh,…

- Khối hội thảo: là nơi tiến hành tổ chức các hội nghị, hội thảo để giới thiệu, quảng bá, truyên truyền về các thành quả nghiên cứu của trung tâm đến người dân và các tổ chức có tâm huyết với các hoạt động nghiên cứu.

- Khối thư viện, phòng học: là nơi lưu trữ các kết quả nghiên cứu, nghiên cứu, đơn từ, giấy tờ phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu và học tập, thực tập tại trung tâm. Ngoài ra đây cũng chính là nơi họp bàn và cho ra đời và phát hành các ấn phẩm, kết quả từ các hoạt động nghiên cứu ra công chúng.

29 00


- Khu thực nghiệm: là các khu vực nghiên cứu tiến hành trực tiếp trên các đối tượng nghiên cứu chứ không chỉ đơn thuần là nghiên cứu trên các chiết xuất và mẫu vật nhỏ. Kích thước, quy mô diện tích và yêu cầu kĩ thuật của các khu thực nghiệm thay đổi tuỳ theo hình thức nghiên cứu của các trung tâm nghiêm nghiên cứu. Từ những khoảng đấy nuôi trồng nhỏ lẻ chỉ vài chục mét vuông hoặc lên đến vài hecta (các vườn ươm thực vật) hay thậm chí hàng trăm hecta (các khu bảo tồn tự nhiên). Khu thực nghiệm liên hệ trức tiếp với các phòng, khoa thí nghiệm

- Các khu phụ trợ, kĩ thuật: bao gồm các kho phụ trợ hội nghị, triển lãm. Kho thư viện. Kho thiết bị phục vụ nghiên cứu. Các bộ phận kĩ thuật như:điện, nước, báo cháy, chữa cháy, điều hoà, E-M, IT,… các khu vực sân bãi. - Các khu kĩ thuật phụ trợ nằm rải rác khắp công trình, nằm gần các khu mà nó nó phục vụ để thuận tiện về giao thông

b. Dây chuyền chung các khối chức năng: LỐI VÀO NỘI BỘ

LỐI VÀO KHÁCH

PHỤC VỤ TRƯNG BÀY

KHO, KĨ THUẬT

KHU TRƯNG BÀY

PHỤC VỤ HỘI NGHỊ

SẢNH TRƯNG BÀY

HỘI NGHỊ HỘI THẢO

SẢNH KHÁCH

THƯ VIỆN HỌC TẬP

SẢNH HỘI NGHỊ

SẢNH NỘI BỘ

PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU

HÀNH CHÍNH

KHU NGHIÊN CỨU

KHU THỰC NGHIỆM

SẢNH NGHIÊN CỨU LỐI VÀO CHUYÊN GIA

00 30


II.1.2/ Đặc điểm về tổ chức mặt bằng tổng thể a. Tổ chức mặt bằng dạng tập trung: Là dạng tổ chức các khối chức năng của trung tâm nghiên cứu theo hướng tập trung. Đối với các trung tâm nghiên cứu lớn, có nhiều khu vực nghiên cứu và phòng nghiên cứu thì phát triển theo chiều đứng và sử dụng các nút giao thông đứng để kết nối giữa các không gian chức năng lại với nhau (một kiểu bố trí chức năng tương tự thường thấy như ở các công trình bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khoẻ).

Ưu điểm: + Không tốn quá nhiều diện tích đất xây dựng + Giao thông giữa các khối chức năng gần, thuận tiện hơn. Nhược điểm: + Không thích hợp với các đối tượng nghiên cứu thực nghiệm trên quy mô lớn. + Khi có sự cố các khu nghiên cứu dễ ảnh hưởng lẫn nhau

Mặt bằng viện nghiên cứu công nghệ sinh học Texas

Viện nghiên cứu y học Adelaide, Úc

-

00 31


-

-

Trạm nghiên cứu sinh vật biển vùng duyên hải, Chile

Viện nghiên cứu bảo tàng khoa học Coffey

32 00


b. Tổ chức mặt bằng dạng phân tán: Là dạng tổ chức từng khối nghiên cứu nằm rải rác trong khu vực nghiên cứu, phục vụ từng địa điểm nghiên cứu với yêu cầu nghiên cứu khác nhau. Các khu vực nghiên cứu được liên kết với nhau bằng những con đường, hành lang, cầu nối.

-

Trung tâm bảo tồn tự nhiên Anne Kolb Holywood, Mỹ

Ưu điểm: + Thuận lợi cho các mục đích nghiên cứu đặc biệt có yêu cầu chia nhỏ các khu vực nghiên cứu. + Cách ly từng khu khi có sự cố

Nhược điểm: + Giao thông giữa các khu chức năng cách xa nhau + Cần có khu vực đất rộng lớn để xây dựng

Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian ờ Panama

00 33


-

-

Viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian Khu thí nghiệm trên đảo Colon, Panama

34


II.1.3/ Đặc điểm về hình thức kiến trúc, thẩm mỹ Trung tâm nghiên cứu có đặc điểm của công trình giáo dục, công trình thí nghiệm nên hình khối, hình thức và cách tổ chức mặt bằng cũng có nét tương đồng, không quá khác biệt.

a. Hình khối kiến trúc:

- Dạng tách khối: thường được ứng dụng vào các công trình xây dựng trên một khoảng đất rộng lớn Các khu vực chức năng tuy vậy không cách nhau quá xa và được nối nhau bằng hệ thống hành lang (hành lang giữa, hành lang bên,…) Các khối công trình được bố cục dàn trải, dễ dàng tạo ra các không gian mở xen lẫn vào giữa các khối công trình làm tang giá trị sử dụng cho không gian. Tạo được hình khối mặt đứng phong phú có bề sâu không gian, có sự gắn kết hoà nhập giữa kiến trúc và thiên nhiên cảnh quan. Bản thân các khối riêng lẻ thường không dày hoặc rộng quá để đảm bảo ánh sáng lấy được từ nhiều phía và dễ dàng tổ chức thông gió tự nhiên.

-

Trụ sở nghiên cứu vũ trụ NASA, Mỹ

Viện nghiên cứu y dược học Hunter

00 35


Ưu điểm - Các khu vực chức năng được phân chia rõ ràng. - Giao thông liền mạch, đơn giản, dễ thoát hiểm. - Nền móng kết cấu dễ xây dựng -và xử lý. - Chiếu sáng và thông thoáng tự nhiên tốt, có thể xen kẽ cây xanh, sân vườn vào công trình, tạo cảnh quan đẹp, cho sự gắn bó công trình với thiên nhiên và khung cảnh môi sinh, cho sự cách ly để hoạt động ở các khu chức năng khác nhau không ảnh hưởng lẫn nhau.

Nhược điểm - Tốn diện tích đất xây dựng cũng như chi phí về san nền, hoàn thiện khu đất. - Giao thông kéo dài, tốn diện tích và trang bị kĩ thuật, hệ thống giao -thông đứng tốn kém cho cả quá trình xây dựng và bảo dưỡng. - Hình khối kiến trúc bị xé vụn nên gây khó khan cho việc xử lý hình thức mặt đứng, các thành phần mặt đứng khó ăn nhập với nhau do chênh lệch về khoảng cách đến điểm nhìn.

Trung tâm nghiên cứu công nghệ lọc nước tiên tiến, Mỹ

Viện nghiên cứu đa ngành, San Diego

36


-

-

Viện nghiên cứu Beatson, Anh

- Dạng hợp khối đơn: Thiết kế khối đơn là việc tạo lập hình khối 3D phát triển từ các hình 2D căn bản bằng cách kéo dài hoặc xoay. Ví dụ: hình vuông phát triển thành hình khối lập phương, hình tròn phát triển thành cầu hoặc hình trụ, hình tam giác phát triển thành hình chóp,.... Theo đó, các khối chức năng thống nhất trong duy nhất một khối công trình hoàn chỉnh.

Hình thức khối đơn có ưu điểm trong việc tổ chức mặt bằng – tạo ra không gian lớn đồng thời có thể phân chia thành các không gian nhỏ hơn, giao thông khép kín, thuận tiện trong quản lí.

Viện nghiên cứu hoá học Hubei, Nhật Bản

00 37


- Dạng hợp nhiều khối : Về căn bản, xu hướng thiết kế nhiều khối là một dạng phát triển của xu hướng thiết kế khối đơn. Qua việc lấy một khối đơn làm căn bản và cho -qua một số giai đoạn biến đổi về kích thước hoặc thêm, bớt mà ta có một dạng hình thể nhiều khối phức tạp hơn. Mức độ phức tạp khối có thể do động từ một tổ hợp vài khối đơn giản, cho đến một tổ hợp khối phức tạp gồm nhiều thành phần. Điều đó phụ thuộc vào đặc thù của công trình, yêu cầu của không gian và đặc trưng của phong cách thiết kế.

-

Dựa vào việc sắp xếp các thành tố khi kết hợp các khối tạo nên một bố cục mang tính tổng thể, có thể có các cách sắp xếp khác nhau

Hình thái dạng tuyến: Một loạt những hình thể được sắp xếp tuần tự theo một hàng.

Viện tài nguyên nước, Queenscliff, Úc

00 38


Hình thái phân tán: Tập hợp một nhóm các hình thể bằng sự gần gũi vô vị trí,

hay những đặc điểm nổi bật chung.

-

-

Hình thái dạng tỏa tròn: Một bố cục những hình thể phát triển hướng ra xa

một hình thể trung tâm trong một dạng tia

Viện nghiên cứu và thiết kế hàng không Thượng Hải, Trung Quốc

00 39


a. Các vật liệu sử dụng trong công trình nghiên cứu: - Gạch, đá: là những loại vật liệu

được sử dụng khá nhiều trong kiến trúc các nước phương Tây như ở Mỹ -và châu Âu. Đối với các công trình nghiên cứu, sử dụng gạch, đá có thể cho thấy rõ tính chất hàn lâm, nghiên cứu, giáo dục của công trình.

Từ thế kỉ 19, bộ khung kết cấu ra đời cho phép hình thức mặt đứng có thể linh hoạt hơn và không còn phụ thuộc quá nhiểu vào kết cấu chịu lực. Đá, một loại vật liệu đắt tiền, nay đã có thể dùng như một lớp phủ bên ngoài, gắn trên hệ khung và không có tính chịu lực cho công trình.

Viện nghiên cứu y học Douglas

Viện nghiên cứu khoa học công nghệ cao Beckman, Mỹ

00 40


- Bê tông: Với khả năng tạo hình

đa dạng, bê tông sử dụng cho mặt đứng sẽ tạo tính chất điêu khắc cho mặt đứng hoặc sự tĩnh lặng, lâu bền của công trình. Kỹ thuật chế tạo và sử dụng bê -tông xuất hiện từ thời La Mã cổ đại nhưng bị mai một cho đến khi được tái khám phá vào giữa thế kỷ 18 và trở nên cực kỳ phổ biến trong xây dựng các công trình ngày nay. Việc sử dụng bê tông là vật liệu không chỉ mang yếu tố kết cấu chịu lực mà nếu biết cách trang trí vẫn tạo được các bề mặt trang trí cho công trình. Bê tông trần phải được phủ các chất liệu bảo vệ hay vữa trang trí, giúp bảo vệ vật liệu khỏi thời tiết và đồng thời mang tính trang trí cao.

-

Viện nghiên cứu Menziels, Úc

Viện nghiên cứu khoa học Robot St. Peterspurg, Nga

00 41


- Gỗ: Đã qua xử lý, sử dụng và chế tác thành các dạng tấm ván, bản mỏng, pano tường hoặc đơn giản giữ nguyên dạng khúc gỗ. Gỗ được xử lý qua nhiều công đoạn có thể chống chịu sự thay đổi thời tiết được dùng trang trí trên mặt đứng công trình như lam ngang hay dọc.

Gỗ có thể được chế tác, tạo khối để trang trí tạo hoa văn và lấy sáng vào bên trong công trình. Ngoài ra việc công nghệ phát triển cũng dẫn đến lam gỗ được sử dụng ngoài trang trí còn có thể vận động để thích ứng với -môi trường

Viện nghiên cứu văn hoá Aanischaaukamikw Cree Quebec

Với công nghệ và khoa học ngày nay, thậm chí người ta còn có thể chế tác gỗ công trình thành những hình dạng mà trước đây chưa từng làm được, giúp công trình xây lên có thể mang nhiều tính hình tượng biểu tượng, và đậm tính văn hoá hơn

Viện nghiên cứu tội ác diệt chủng, Campuchia

00 42


-

-

Gỗ được sử dụng ốp lát vào mặt đứng bên cạnh các loại vật liệu khác như nhôm và kính tạo cảm giác thân thiên môi trường cho công trình

- Nhôm: vật liệu nhôm được sử dụng ngày càng phổ biến và rộng rãi, do tính chất dễ dàng tạo hình và uốn dẻo, dễ dàng tạo được nhiều dạng hình thái đặc biệt, còn có khả năng chống chịu cao với tác động mưa, nắng từ môi trường so với sắt thép nên thường được ứng dụng làm lớp vỏ bao che mặt đứng.

Nhôm cắt thành dạng hoa văn ở trung tâm nghiên cứu đại học Douglas

Viện nghiên cứu khoa học đại học Ontorio, Mỹ

00 43


-

-

Lam nhôm được sử dụng nhiều trong các công trình kiến trúc, được tạo bởi nhiều thanh ghép lại theo một mật độ nhất định, có nhiều kiểu dáng khác nhau ﴾hệ lam thẳng, cong, hình dích dắt,…﴿, là vật dụng che nắng, chống hắt mưa, điều chỉnh lấy gió, ánh sáng,… và mang lại giá trị thẫm mỹ, cảm giác vững chãi, chắc chắn, sạch sẽ, phù hợp với thể loại công trình nghiên cứu.

- Kính: Sự phát triển của kết cấu

khung cứng dùng bê tông cốt thép giúp loại bỏ tường dày chịu lực, cho phép lắp kính rộng hơn trên mặt đứng.

Kính chống nắng, kính hai lớp phủ phần lớn bề mặt công trình. Hay dùng mặt đứng hai lớp (kính bên ngoài kết hợp lam bên trong) để điều chỉnh nhiệt độ, giảm tiếng ồn và tạo thẩm mỹ cho mặt đứng công trình.

Viện nghiên cứu công nghệ Kajima, Nhật Bản

Viện nghiên cứu trực thuộc bệnh viện Methodist Houxton, Hoa Kỳ

00 44


Kính phủ lớp chống tia cực tím, kính pha các vật liệu khác để điều chỉnh độ trong suốt cùng các đặc tính khác nhau được sử dụng trong mặt đứng công trình.

-

Ngoài kính 2 lớp được sử dụng để cách nhiệt thì kính 3 lớp được sử dụng còn có thể điều chỉnh ánh sáng qua kính. Kính 3 lớp có một lớp lưới kim loại giúp tán xạ ánh sáng và phản xạ nhiệt ra ngoài. Từ bên ngoài sẽ nhìn kính như vật liệu đặc nhưng bên trong có thể nhìn ra bên ngoài. Ban ngày vật liệu này sẽ cho một màu sắc nhưng ban đêm với ánh sáng nội thất hắt ra bên ngoài tạo vẻ đẹp nổi bật cho công trình.

-

Kính chống tia UV

Cấu tạo hệ thống kính Panelized Glazing System

00 45


- Vật liệu công nghệ mới: Công nghệ hiện đại tạo ra những loại pa nô nén từ gỗ, kim loại hoặc từ bê tông. Các loại pa nô đa dạng về màu sắc, khả năng chịu lực, chịu nhiệt, cách nhiệt, cách âm và nhiều đặc điểm khác.

-

Viện nghiên cứu thịt Danish, Đan Mạch

Sự phát triển mạnh về bề mặt vật liệu đã đưa ra xu hướng thiết kế hình khối đơn giản nhưng đa dạng về bề mặt vật liệu, đặc biệt là pa nô đục rỗng với nhiều chi tiết hoa văn đa dạng.

Khu mở rộng viện Nestle, Lausanne, Thuỵ Sỹ

00 46


-

-

- Vật liệu bền vững: Với xu hướng kiến trúc xanh đang ngày phát triển mạnh, hình thức công trình nghiên cứu có sự thay đổi rõ rệt. Người ta có khuynh hướng sử dụng vật liệu có thể tái chế, dễ phân hủy, trong quá trình xây dựng không phát sinh chất độc hại làm ảnh hường đến môi trường. Đưa cây xanh vào công trình và giảm thiểu năng lượng sử dụng, chất thải đang trở thành xu hướng chính của các thiết kế công trình nghiên cứu.

Khi mà môi trường Trái Đất đang ngày càng trở nên trầm trọng, thì việc giảm thiểu tối đa ảnh hưởng từ việc xây dựng đến môi trường hiện được xem là một vấn đề cấp thiết. Việc áp dụng các công nghệ xây dựng xanh, vật liệu xanh, thân thiện môi trường vốn đã được ứng dụng vào xây dựng từ rất lâu. Và các trung tâm nghiên cứu đặc biệt ở các lĩnh vực tự nhiên môi trường là những tiên phong áp dụng công nghệ này

47 00


-

-

Trụ sở nghiên cứu của NASA là một trong những công trình nghiên cứu ứng dụng khá triệt để các công nghệ xây dựng và vật liệu bền vũng.

00 48


-

-

Viện nghiên cứu Van Andel là công trình nghiên cứu đạt mức tiêu chuẩn kiến trúc xanh LEED hạng bạch kim. + Công trình mang trong mình một hệ thống các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái cung cấp năng lượng sử dụng cho công trình vào mùa hè, giúp giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng. + Một hệ thống thu hồi nhiệt giúp giảm như cầu về năng lượng để sưởi ấm vào mùa đông

+ Sử dụng các thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước giúp giảm lượng sử dụng đến 40% + Bể chứa thu nước dung tích 27000 gallon để cung cấp cho công trình, giảm như cầu tiêu thụ nước + Sử dụng các cảo biến CO2, tự động điều chỉnh thông gió cho không gian bên trong tránh lãng phí.

00 49


II.2) Đặc điểm chi tiết các không gian chức năng quan trọng: II.2.1/ Các không gian nghiên cứu, thực nghiệm: -a. Không gian nghiên cứu: Các không gian nghiên cứu chính bao gồm những phòng lab, ngoài ra còn có rất nhiều các phòng xử lí kết quả nghiên cứu (tổ chức dạng văn phòng làm việc). Bên trong mỗi phòng lab bố trí các máy móc thiết bị, bàn ghế được sắp xếp phục vụ cho việc nghiên cứu, theo đúng các tiêu chuẩn và quy chuẩn bố trí cho từng nội dung nghiên cứu nhất định. Phòng làm việc cá nhân với tiêu chuẩn 16-24m2/phòng/người. Đơn vị làm việc (tập hợp những chỗ làm việc) tạo nên mặt bằng cơ bản hoặc theo mô đun.

-

Một dạng không gian phòng thí nghiệm cơ bản

00 50


-

Một số tiêu chuẩn về kích thước giao thông giữa các mô đun nghiên cứu chung

-

00 51


-

Các kiểu bố trí không gian một số không gian gian chức năng phòng trong trung tâm nghiên cứu

-

52 00


-

Một kiếu bố trí máy móc dụng cụ thí nghiệm trong phòng thí nghiệm dược liệu điển hình

Các kiểu phân chia phòng thí nghiệm

Bố trí sắp xếp bàn thí nghiệm cơ bản

00 53


-

-

54 00


- Các phòng thí nghiệm kết hợp giảng dạy: là dạng phòng thí nghiệm thường thấy nhất ở các trung tâm nghiên cứu trực thuộc các học viện hoặc trường đại học, vừa có thể phục vụ nghiên cứu vừa có thể tổ chức các -hoạt động giảng dạy, thực hành cho sinh viên ở các lớp. Dạng phòng thí nghiệm này có cách bố trí các bàn thí nghiệm linh hoạt hơn, không bị bó buộc vào một dây chuyền nhất định, thường co cụm thành nhóm.

-

00 55


-

-

Thí nghiệm và giảng dạy cùng lúc

Phân tách không gian giảng dạy và thí nghiệm

56 00


-

-

Bố trí dạng cánh quạt

Bố trí dạng thông thường

57


- Các phòng thí nghiệm đặc biệt: là dạng phòng thì nghiện ở các trung tâm nghiên cứu về khí tượng thuỷ văn, các trung tâm nghiên cứu về các vấn đề cần thử nghiệm mô phỏng trên diện rộng hoặc máy móc hỗ trợ có -kích thước lớn. Diện tích của không gian thí nghiệm sẽ phụ thuộc vào từng loại thiết bị thí nghiệm đặt trong không gian, diện tích này thay đổi không hạn định

-

00 58


b. Không gian nhà kính thực nghiệm trên thực vật: - Đối với các khu nghiên cứu và bảo tồn. Nếu với các đối tương -nghiên cứu là động vật sẽ có khu vực trại nuôi dưỡng trong quá trình nghiệm. Thì đối với thực vật, sẽ có các khu vực nhà kính để thử nghiệm và nhân giống trên diện nhỏ trong một môi trường có thể kiểm soát được các nhân tố môi trường khí hậu tác động vào đối tượng thí nghiệm.

- Khối nhà kính nuôi trồng thực vật với kết cấu thép và phủ kính rất dễ -nhận biết và tách biệt khỏi các thể loại kiến trúc thông thường. - Đối với nhà kính có kích thước nhỏ, hệ kết cấu giống với kết cấu khung cứng của công trình thông thường. Các cách tạo khối và hợp khối khá đơn giản và giống với các khối công trình nhỏ thường gặp: khối vuông, tam giác, đa giác,…

Một số dạng nhà kính nhỏ, đơn giản

00 59


-

Vườn thực vật Flanfurt

- Với nhà kính với kích thước và khoảng vượt lớn hơn, kết cấu giàn phẳng được sử dụng. Với hệ khung phẳng, hình khối tiêu biểu là những hình trụ, hình tròn xoay, hình vòm... cho khoảng vượt lớn về một chiều.

Vườn thực vật Hoàng gia Edinburg

Vườn thực vật San Antonio

00 60


-

-

- Vật liệu dùng trong nhà kính là các loại kính chuyên dụng có khả năng tự làm sạch, kính với độ trong suốt khác nhau và mức độ cho ánh sáng đi qua khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của các loại cây sẽ được trồng trong công trình.

00 61


-

-

c. Không gian nuôi dưỡng và bảo tồn động vật: - Là các không gian mặc dù mang tính chất nuôi nhốt nhưng trên một diện tích khá rộng lớn và gần với thiên nhiên, môi trường trong khu nuôi nhốt động vật cũng được tái hiện lại gần giống với môi trường sống của loài nuôi giữ dựa vào các tính toán và nghiên cứu về tập tính sinh sống của từng loài mà cho ra những khu nuôi dưỡng phù hợp nhất.

Những khu vực này vừa là nơi lưu giữ bảo tồn nguồn gen, vừa là nơi để các nhà khoa học thực hiện những quan sát nghiên cứu về đặc tính sinh sống của động vật trên môi trường mô phỏng, qua đó thực nghiệm và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường sao cho phù hợp nhật, để các loài vật có thể thích nghi tốt nhất. Sau đó áp dụng vào thực tế môi trường sống hoang dã bên ngoài.

62 00


Một khu bảo tồn đích thực là nơi mà động vật được nghỉ ngơi, được tôn trọng và không bị đối xử như đồ vật. Khu bảo tồn cam kết nhận nuôi và chăm sóc bất cứ con vật nào bị hành hạ, bỏ mặc hoặc bỏ rơi. Ở đây chúng được chăm sóc tới hết đời.

Việc phối giống là cần thiết cho sự bảo tồn. Tuy nhiên quan điểm này lại không được các nhà hoạt động bảo tồn hoan nghênh. Những con hổ trong điều kiện nuôi nhốt thường bị - phối giống để duy trì sự đa dạng về gen, nhưng chúng lại thích nghi với các điều kiện sống khác nhau, từ vùng nhiệt đới tới cực bắc.

Một ví dụ điển hình về một khu bảo tồn là Big Cat Rescue, cách thành phố Dade 40 dặm về phía tây nam. Không có thú non ở đây, tất cả những con thú tại khu bảo tồn này đều được phẫu thuật cắt bỏ cơ quan sinh sản. Khu nuôi nhốt rất rộng và có nhiều cây cối, và thường rất khó để nhìn thấy được những con thú. Tại đây, khách tham quan không được chạm vào thú vật trong suốt chuyến đi được bố trí cẩn thận, ngầm ý về tình trạng tồi tệ mà những con thú đã trải qua trước khi được giải cứu.

00 63


II.2.2/ Không gian trưng bày triển lãm: Không gian trưng bày trong các trung tâm nghiên cứu thường được sử -dụng với mục đích trưng bày các ấn phẩm với mục đích tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm nghiên cứu ra công chúng. Không quá đặt nặng các vấn đề tạo ấn tượng và bao hàm ẩn ý sâu xa như trong các bảo tang. Vì vậy mặc dù vẫn sử dụng cách cách bố trí mẫu vật, bố cục không gian tượng tự các không gian triển lãm thông thường nhưng cách tổ chức đơn giản hơn. Chủ yếu là trưng bày sách báo, tranh ảnh điện tử, các mẫu vật đơn giản là chính.

-

Bố trí tham quan dạng toả tròn

Bố trí tham quan dạng tuyến tính

a. Dây chuyền công năng khối triển lãm:

Từ sảnh chính công trình, người tham quan tiếp cận sảnh khối trưng bày, đi theo một dây chuyền khép kín: trưng bày hình ảnh, điện tử; trưng bày trong nhà kính; trưng bày ngoài trời; khu lưu niệm (giới thiệu sản phâm và sau cùng quay lại sảnh. Bố trí tham quan dạng bao quanh một không gian trung tâm

KHO, KĨ THUẬT PHỤ TRỢ

SẢNH KHỐI TRƯNG BÀY

TRƯNG BÀY TRONG NHÀ

TRƯNG BÀY NGOÀI TRỜI

LƯU NIỆM 00 64


a. Chiếu sáng cho không gian trưng bày: - Chiếu sáng tự nhiên: Có 2 cách lấy sang tự nhiên vào khu trưng bày đó là -lấy sang từ trên mái, hoặc lấy sang từ cửa -sổ bên hoặc của sổ trên cao

+ Lấy sáng từ trên mái: Có ưu điểm là ánh sáng toả đều và trung thực, ít bị lệ thuộc vào hướng chiếu khi bố trí vật phẩm trưng bày.

+ Lấy sáng từ cửa sổ bên hoặc cửa sổ trên cao: Có ưu điểm là có khả năng tạo được ánh sang có điểm nhấn tôt hơn cho một nhóm hiện vật chuyên biệt.

Nhược điểm là khó tạo sự tập trung và điểm nhấp ánh sang khi cần. Chịu ánh sang trực tiếp dễ gây hư hỏng vột số hiện vật.

Nhược điểm là đối với một số vật trưng bày trên mặt phẳng, do góc chiếu gần vuông với mặt nên dễ bị chói

00 65


- Chiếu sáng nhân tạo: + Chiếu sáng khuếch tán: Ưu điểm: tạo được vùng sang đều, nhẹ nhàng, lượng sang nhiều giúp vật phẩm trưng bày được nhìn rõ và đúng với bản chất vốn có.

+ Chiếu sáng tập trung: Dễ dàng tạo được ấn tượng mạnh cho người xem, thích hợp với những nội dung trưng bày mang nhiều ẩn ý hàm ý, trưng bày nghệ thuật

- Nhược điểm là không tạo được

điểm nhấn và ấn tượng cho vhiện vật dễ gây nhàm chán

Không gian đôi khi để đạt được mục đích trưng bày trở nên quá tối tăm, đôi khi gây khó chịu cho người tham quan

00 66


-

-

- Chiếu sang kết hợp: + Chiếu sáng tự nhiên kết hợp chiếu sang nhân tạo cục bộ

+ Chiếu sáng tự nhiên kết hợp chiếu sang nhân tạo khêch tán

Ưu điểm: Tạo được điểm nhấn, bóng đổ lên trên hiện vật giúp tang ấn tượng và biểu cảm Tạo được chiều sâu và nhịp điệu cho không gian trưng bày Tạo được sự thu hút và hiệu quả nghệ thuật khi diễn tả Nhược điểm: Không phù hợp với yêu cầu chiếu sang cho một số loại hiện vật, dễ gây loá mắt do thừa sáng

Ưu điểm: Tạo được ánh sang lan toả đều trong không gian trưng bày, tạo nên vẻ sang trọng cho không gian, khiến không gian trưng bày có cảm giác rộng rãi thoáng đãng hơn Nhược điểm: Ánh sang quá đều nên không thể tạo điểm nhấn cần thiết lên vị trí vật thể trưng bày

Chiếu sang tự nhiên khuếch tán kết hợp nhân tạo cục bộ tạo điểm nhấn cho không gian trưng bày

00 67


II.2.3/ Không gian hội nghị, hội thảo, khan phòng Không gian hội nghị hội thảo trong các trung tâm nghiên cứu là nơi diễn -ra thường xuyên các hội thảo tuyền truyền và quảng bá. Diện tích và quy mô khán phòng không quá lớn (400 chỗ) và là nơi diễn ra các cuộc họp, phục vụ cho các nhu cầu hội đàm là chủ yếu, không quá đặt nặng vấn đề biểu diễn, tương tự như ở các văn phòng. Các phòng hội thảo là nơi các sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh đến dự giảng các lớp năng cao và trau dồi kiến thức nghiên cứu. - Dây chuyền khối hội nghị hội thảo: Khách và diễn giả sẽ tiếp cận khu hội nghị qua sảnh sau đó sẽ đi đến các không gian hội nghị hoặc khan phòng. Trước mỗi không gian có sảnh nghỉ, nối liền với khu phục vụ hội nghị để đáp ứng các nhu cầu cá nhân, ăn uống, giải khát của khách mời

-

CÁC PHÒNG HỘI THẢO SẢNH KHỐI HỘI NGHỊ

KHÁN PHÒNG HỘI NGHỊ

KĨ THUẬT PHỤ TRỢ

DỊCH VỤ HỘI NGHỊ

00 68


-

-

Yêu cầu về kĩ thuật phụ trợ cho phòng hội thảo của các trung tâm nghiên cứu mặc dù không quá phức tạp nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu về vị trí ngồi, điểm nhìn, tương tự như ở các trường đại học.

00 69


Khán phòng 400 chỗ vẫn cần được thiết kế dựa theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về không gian khan phòng của Việt Nam và Quốc tế. Khoảng cách giữa các hàng ghế không nhỏ hơn 900mm, đường đi giữa các hang ghế >=450mm. Chiều rộng ghế khoảng từ 500-600mm. Chiều rộng đường đi lại là 1000mm Một hàng ghế, khoảng cách tính từ người ngồi chính giữa đến đường đi thoát hiểm không được vượt quá 16 ghế ngồi. Nếu vượt quá phải mở thêm lối đi ở giữa và có thêm cửa thoát hiểm.

Các tiêu chuẩn về thiết lế và bố trí ghê ngồi trong không gia khan phòng

Thiết kế đảm bảo truyền âm cho khối khan phòng có 1 tầng hoặc 2 tầng khan giả

Thiết kế không gian khán phòng cần đảm bảo sự truyền âm tốt nhất đến những người ngồi trong khan phòng. Tiêu điểm nhìn của khan giả đến người diễn thuyết có thể chấp nhận ở mức cao hơn 500mm so với sàn sân khấu.

Bố trí hàng ghế có ít hơn 32 ghế

Bố trí hàng ghế có nhiều hơn 32 ghế

00 70


II.3/ Các cơ sở tính toán về quy mô diện tích: PHÂN KHU CHỨC NĂNG

-

CÁC HẠNG MỤC CỦA CÔNG TRÌNH

-

KHU NGHIÊN CỨU

KHU TRƯNG BÀY

CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN

CÁC KHOA NGHIÊN CỨU Mỗi khoa bao gồm các hạng mục chức năng sau: + Văn phòng làm việc + Phòng họp + Phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm + Các khu thực nghiệm đi kèm (tuỳ theo nội dung nghiên cứu của từng khu) + Phòng tập huấn + Kho, lưu trữ, phục vụ

Các phòng làm việc của khu nghiên cứu được tổ chức như các dạng văn phòng cao cấp. Theo TCVN 4601: 1988, một phòng làm việc nghiên cứu không phép quá 3 người. Tuy nhiên ta vẫn có thể tổ chức thành những không gian lớn với các vách ngăn nhẹ phân chia không gian thành những khu vực độc lập, đảm bảo sự yên tĩnh và riêng biệt. Theo Architectural Graphic Standards, diện tích cần thiết cho một nhân viên là 6m2. Tuy nhiên, tính chất của khu nghiên cứu ta có thể đề xuất chỉ tiêu này lên gấp đôi, khoảng 1015m2/người để đảm bảo tính yến tĩnh và độc lập Các phòng thí nghiệm có thể tham khảo tại tiêu chuẩn TCXDVN 297:2003 – Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng – Tiêu chuẩn công nhận.

CÁC KHU TRƯNG BÀY – TRIỂN LÃM + Các không gian trưng bày + Kho, phục vụ

Có thể tham khảo trong các tiêu chuẩn dành cho công trình có không gian trưng bày. Chẳng hạn, phòng trưng bày triễn lãm có thể tham khảo mục 5.10 : nhà triển lãm trong QD05:2004.

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH + Các văn phòng hành chính + Tài chính, kế toán + Tổ chức – hành chính + Quản trị và VTTB y tế

Các văn phòng làm việc hành chính được qui định ở mục 3.6 đến 3.13 TCVN 4601:1988 - Trụ sở cơ quan – Tiêu chuẩn thiết kế. Theo tiêu chuẩn này, các phòng làm việc hành chính phải được thiết kế theo đơn vị và tuân theo dây chuyền công tác.

PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC + Các văn phòng làm việc

Các phòng làm việc tương tự như khu nhành chính nghiệp vụ. Trong khu vực này cần bố trí khu vực các phòng tiếp khách đối ngoại. Tiêu chuẩn về các phòng này xem tại mục 3.16 TCVN 4601:1988.

KHU QUẢN LÝ

CÁC KHO PHỤC VỤ, LƯU TRỮ

71


PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CÁC HẠNG MỤC CỦA CÔNG TRÌNH THƯ VIỆN + Khu sách mở + Khu đọc + Khu tra cứu, đọc sách điện tử

-

KHU THƯ VIỆN, PHÒNG HỌC

CÁC PHÒNG HỌC

KHO LƯU TRỮ + Kho sách + Xử lý sách

CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN Khu thư viện có thể áp dụng tiêu chuẩn dành cho thư viện trường đại học và học viện. Tham khảo điều 3.36, 3.37 TCVN 3981:1985 Tham khảo tiêu chuẩn thiết kế trường đại học để có các diện tích cơ bản của các thành phần trong thư viện. Số người phục vụ trong không gian phòng đọc có thể tham khảo ở Bảng G9 - Hệ số không gian sàn QC PCCC 06-2010. Theo đó, trong không gian chung thư viện thì một người đọc cần 7m2 không gian sàn.

KHU HỘI THẢO + Hội thảo lớn 400 chỗ + Các phòng hội thảo nhỏ 150 chỗ

Phòng hội thảo có thể tham khảo tại các tại liệu sau đây: - Điều 3.41 - diện tích hội trường và phòng phụ TCVN 3981:1985 Trường đại học-Tiêu chuẩn thiết kế. - TCVN 355:2005: Tiêu chuẩn thiết kế phòng khán giả, nhà hát. Trong đó, mục 5.2.1 – yêu cầu thiết kế phòng khán giả, 5.2.2-yêu cầu thiết kế sân khấu, 5.2.4.các phòng chức năng phục vụ, 5.2.5.các phòng kỹ thuật.

SẢNH GIẢI LAO

Sảnh giải lao khu vực hội thảo ta có thể sử dụng tiêu chuẩn dành cho sảnh ồ ạt 0.35m2/người. Nếu sảnh này gắn với một số hoạt động khác như trưng bày, quảng cáo, chiêu đãi nhỏ thì diện tích tiêu chuẩn này có thể tăng lên, đề xuất từ 0.5-0.6m2/người.

KHU PHỤC VỤ + Các phòng phục vụ hội thảo + Các phòng kho, thiết bị

Các phòng phục vụ hội thảo có thể thao khảo khoản 5.2.4. các phòng chức năng phục vụ trong TCVN 355:2005-tiêu chuẩn thiết kế phòng khán giả, nhà hát.

KHU HỘI THẢO, HỘI NGHỊ

72


PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CÁC HẠNG MỤC CỦA CÔNG TRÌNH

CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN

CĂN TIN, GIẢI KHÁT, NHÀ HÀNG

-

-

CÁC KHU PHỤC VỤ

KHU PHỤC VỤ + Bếp chế biến, pha chế + Kho thực phẩm, vật dụng

KHU VỆ SINH CÔNG CỘNG

KHU SÂN BÃI, CÁC KHU PHỤ TRỢ

Chỉ tiêu diện tích 1.5m2/chỗ cho phòng ăn và 1m2/chỗ cho khu nhà bếp.

Các khu vệ sinh công cộng được bố trí với bán kính phục vụ khoảng 50m. Chỉ tiêu số lượng người phục vụ của các thiết bị vệ sinh được tính như sau: 40 nam cần 1 xí và 1 tiểu. 40 nữ cần 1.5 xí. Cứ 2 xí thì cần 1 lavabo.

Cách tính bãi xe cần thiết: Đối với nhà xe cán bộ công nhân viên: theo tiêu chuẩn TCVN 4601:19988 thì bố trí nhà xe cho 40-70% cho cán bộ công nhân viên. Theo tiêu chuẩn văn phòng hiện đại, ta có thể sử dụng công thức 100-200m2 sàn văn phòng/ 1 ô tô. Đối với các khu vực phục vụ công cộng bao gồm khu hội thảo, khu triển lãm và các khu công cộng khác, ta sử dụng công thức 100-200m2 sàn/người. ta sử dụng tổng diện tích sàn của các khu phục vụ công cộng. Ta sử dụng công thức qui đổi 3 ô tô : 7 xe máy để tính số lượng xe. Khu sân bãi phụ thuộc vào lượng xuất nhập hàng và kích thước phương tiện. Ở đây, tần xuất nhập hàng nhỏ và xe chuyên chở nhỏ chủ yếu xe tải dưới 5 tấn.

73


-

-

III/ NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU 74


III.1) Nghiên cứu ứng dụng của vật liệu tre trong xây dựng hiện đại: III.1.1/ Giới thiệu về vật liệu tre: Tre là loài cây cực kì phổ biến ở nước ta. từ xa xưa ông bà ta đã biết sử dụng tre vào trong xây dựng để tạo nên cái gọi là bản sắc tranh tre nứa là đặc trưng, vốn là bộ mặt của làng quê Việt Nam Tre mọc nhanh hơn bất kì loài thực vật nào trên hành tinh. Nó có khả năng phát triển được 37m tương đương tòa nhà 10 tầng chỉ trong vòng 4 năm. Hiện nay, trên thế giới, tre được xem là loại vật liệu xây dựng thân thiện môi trường, và đồng hành với xu thế phát triển của kiến trúc xanh, việc sử dụng tre vào trong các công trình xây dựng ngày càng trở nên rộng khắp.

-

Khả năng sinh tồn của tre thật đáng ngạc nhiên, đa dạng, cứng, nhẹ, dễ dàng thao tác với công cụ đơn giản. Gây ấn tượng với vẻ đẹp tự nhiên và khi đã hoàn thiện. Với những tính năng như vậy, tre giữ một vai trò đa dạng trong sự phát triển văn hóa của nhân loại. Tre được sử dụng rộng rãi lịch sử của dân tộc để làm nhà ở, vũ khí, và trong hàng loạt vật dụng thường ngày, và nó đã trở thành biểu tượng của dân tộc

-

75


Khả năng chịu lực của tre khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên. Khi bị kéo căng, tre chắc hơn thép và trong tình trạng bị đè nén, tre bền hơn bê tông.

- Nếu để hai đầu một thanh thép dài 1cm2

1m, tiết diện nặng 785g lên hai chỗ tựa,phải có một vật nặng 4 tấn mới gập lại được. Một thanh gỗ cùng chiều dài và cùng trọng lượng, tiết diện 13 cm2, chịu được 8 tấn mới gãy Một thanh tre cùng chiều dài và cùng khối lượng với tiết diện 12cm2 có thể chịu được chịu được 12 tấn trước khi gãy.

-

Thí nghiệm trên khoảng 10 loài tre Việt Nam cho kết quả thay đổi tùy loài: Ứng suất nén dọc : từ 346 đến 538 kg/cm2 Ứng suất nén ngang : từ 42 đến 112 kg/cm2 Ứng suất uốn xuyên tâm : từ 846 đến 1600 kg/cm2.

76


III.1.2/ Các kiểu liên kết tre trong xây dựng: Những điểm cần lưu ý khi tạo lập liên kết tre -

-

- Do chỉ có sợi dọc nên thân tre thường bị rạn nứt khi có lực tác dụng. - Dùng đinh cố định có thể làm sự tách dọc của thớ tre xảy ra. - Tre còn non nên khi đóng đinh thường bị nức dọc thân. Nên thường dùng dây để cố định các thanh tre. - Nơi liên kết bằng dây thường bị lỏng và tuột. Nên ngâm nước trước khi buộc. Khi khô lại thì dây co lại liên kết chặt hơn. - Không nên đóng đinh chỗ giữa thân tre. Nên đóng gần đốt tre thì không bị nứt và biến dạng. LIÊN KẾT DÂY

Là dạng liên kết các thanh tre theo kiểu cổ điển, chỉ sử dung các loại dây thừng, dây mây, sợi vỏ cây,vv…

Để liên kết chặt, nan tre xanh thường được sử dụng, các sợi thường được ngâm nước trước khi cột quanh cây tre. Khi khô, sợi trở nên ngắn hơn và chổ nối kết sẽ trở nên chắc hơn.

77


-

-

Ngày nay, các vật liệu công nghiệp được sử dụng là: Dây sắt (bọc kẽm), sợi plastic.

78


LIÊN KẾT MỘNG Là thành phần liên kết thứ cấp. Thường dùng chung với liên kết dây. Tuy nhiên kiểu liên kết này thường gây nứt tre và không sử dụng hết phần thân để chịu lực. Do đó người ta hay dùng đinh vít hay bulong dùng kết hợp với dây và thanh chèn.

-

LIÊN KẾT VỚI THEN GỖ Dành cho các loại tre có đường kính lớn, thường kết hợp liên kết dây với chốt, nêm. Tối đa chỉ đục 5 lỗ trên một lien kết

79


-

-

Một số kiểu liên kết với then gỗ khác

LIÊN KẾT VỚI KHỚP NÊM

KHỚP NỐI 2 LIÊN KẾT

LIÊN KẾT VỚI KẸP THÉP CHỊU LỰC

80


LIÊN KẾT LÕI GỖ

-

Dùng lõi gỗ và keo gắn chặt vào mặt trong của thanh tre

-

Dùng một đĩa thép gắn vào lõi gỗ, dùng nhựa epoxy và ximang portlan để cố định

Các đĩa thép được hàn chung tại một đầu nút tạo thành giàn không gian

LÕI KẾT NỐI BẰNG ĐINH VÍT

Đinh vít được khoan vào thân tre tạo thành liên kết khớp, lắp đặt ngay tại chỗ không cần sản xuất chốt trước

81


LIÊN KẾT NÚT GIÀN KHÔNG GIAN Gồm một lõi sắt có rang nổi ở cạnh, gắn kết các thanh tre với bêtông hoặc nhựa nhân tạo, dễ kết hợp với các liên kết khác

Sử dụng ống thép đặt vào cây tre và nối kết với nhau bằng then (bolt). Ống thép đủ mạnh để chịu được lực nén chặt của then. Thêm nữa còn có 2 then ở hướng dọc. Cho phần kết nối ở đốt, 1 thanh thép được hàn vào ống và nó được bắt vít ở đốt.

-

Các ống tre được nối với nhau bởi một kết cấu thép đặc biệt thông qua các dây nối. Thay vì là các then được dẫn qua thanh và tre, các dây nối được cột với nhau thông qua các lỗ và nối xung quanh thanh tre.

82


Kỹ thuật gia cố thanh tre bằng thép giúp thanh tre không phụ nứt, liên kết vững vàng mà không ảnh hưởng đến chịu lực của thanh tre

-

-

83


III.1.3/ Các dạng kết cấu tre thường gặp: CỘT CHỊU LỰC

-

-

KHUNG CHỊU LỰC

84


DÀN KHÔNG GIAN

-

-

DẠNG XÀ TAM

85


DẠNG DÙ

-

-

DẠNG VÒM

86


DẠNG THÁP với các thanh thẳng chịu lực dọc kết hợp với nhưng thanh giằng chéo và xà vòng cho phép kết cấu vươn cao

-

-

DẠNG VÒM KHÔNG GIAN Được tổ chức thành dạng tinh thể biến những đoạn tre ngắn thành 1 cấu trúc ấn tượngvà bền vững

87


III.1.4/ Ưu và khuyết điểm của tre trong xây dựng: Ưu điểm:

- Một nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững, thay thế cho gỗ -- Có chu kì tăng trưởng nhanh, dễ thích ứng với môi trường, nguyên liệu dồi dào - Xây dựng nhanh và linh hoạt - Gía thành thấp và tiết kiệm chi phí - Khả năng đàn hồi cao, cho nên tre là vật liệu thích hợp trong vùng xảy ra động đất - Tre là vật liệu nhẹ -> tre rất thích hợp để xây dựng các công trình trên vùng đất yếu - Tre có thể được sử dụng kết hợp với những loại vật liệu kết cấu khác

Khuyết điểm:

-Tre có dạng tròn tạo những liên kết tròn sẽ dẫn đến khó khăn về mặt kiến -trúc hình học tại điểm giao -Sợi tre chỉ mọc theo thớ dọc. Tre không thích hợp để chịu tải trọng theo hướng ngang -Tre có thân rỗng. Vì vậy không có vật liệu nào làm chắc bên trong ở giữa thân tre. -Bề mặt của tre trơn và cứng. -Tre là vật liệu tự nhiên nên các yếu tố về đường kính, chiều dài và chất lượng thay đổi phụ thuộc vào khí hậu.

Nhà hàng Greenville, Indonesia

88


Nhà hàng Sơn La, Việt Nam

III.1.5/ Một số công trình hiện đại ứng dụng vật liệu tre:

-

-

Café gió và nước, Việt Nam

Nhà cộng đồng Chiang Mai, Thái Lan

89


-

-

Trung tân giáo dục thiếu nhi Kaveti Thái Lan

Nhà hàng Sóng, New York

Tre là vật liệu thích ứng với mọi thời đại và thân thiện môi trường. Nó không chỉ thích hợp cho ngành xây dựng Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới để bảo vệ môi trường ngày càng xấu đi. Tre có nguồn nguyên liệu dồi dào, dễ sinh trưởng, rẻ tiền, có những tính chất thích hợp cho xây dựng,…; cho nên nó là vật liệu xây dựng tiềm năng cho kiến trúc hiện đại khi môi trường trái đất ngày càng đi xuống

90


III.2) Nghiên cứu về các nguyên tắc thiết kế sân vườn: III.2.1/ Các nguyên tắc bố trí cây xanh: TÍNH TRẬT TỰ

-

Trật tự đóng vai trò rất quan trọng trong bố trí cây xanh tổng thể, có vai trò dẫn dắt mắt nhìn về những điểm nhấn đẹp nhất trên tổng thể.

Các tổng thể bố trí cây xanh thiếu trật tự, khó tạo được điểm nhấn trên mặt bằng

Cây xanh bố trí lại theo đúng trật tự tạo ra với một chủ đề, gây chú ý tới tầm nhìn của người xem.

91


TÍNH CÂN BẰNG Các phần cây trong tổng thể tương đối bằng nhau qua các trục trên tổng mặt bằng. Hình thức đối xứng tạo ra sự trang trọng và hướng tầm nhìn của người xem.

-

-

Tổng thể thiếu tính cân bằng

Một tổng thể cây xây được thiết kế đối xứng qua trục, kiểu bố trí này tạo được vẻ trang nghiêm, tuy nhiên đôi khi gây nhàm chán

Tổng thể có tính cân bằng, tạo nên sự hấp dẫn

TÍNH BẤT ĐỐI XỨNG Khắc phục nhược điểm của kiểu bố trí đối xứng, kiểu bất đối xứng đảm bảo được tính cân bằng mà vẫn thoát khoải sự cứng nhắc nhàm chán

92


-

-

Khi gộp nhiều loại cây theo từng nhóm giống nhau về tính chất có thể tạo ra được tạo ra trật tự trong tổng mặt bằng.

TÍNH THỐNG NHẤT - Thống nhất là mối liên hệ hài hòa giữa các thành phần trong một tổng thể. Thống nhất tạo gia cảm giác tổng thể thống nhất là một. Trong khi trật tự tạo ra tính sắp xếp, cân bằng trong thiết kế, tính thống nhất tạo ra cảm giác tổng thể là một trong toàn chủ đề thiết kế. - Bốn yếu tố tạo nên tính thống nhất: điểm nhấn, lặp lại, liên kết và nguyên tắc bộ ba.

93


+ Điểm nhấn: được tạo ra bằng cách làm một thành phần trong tổng thể nổi bật hơn các thành phần còn lại, tạo nên các điểm chú ý theo cấp. Không có điểm nhấn, mắt người xem loanh quanh và mất định hướng.

-

-

Một tổng thể quá đồng đều và thiếu điểm nhấn

Tổng thể có điểm nhấn là cây tán lớn hoặc loài khác so với các cây còn lại

Tổng thể thiếu điểm nhấn

Tổng thể có điểm nhấn

Điểm nhấn được tạo thành với sự tương phản kích thước, màu, hình dáng và/ hoặc chất liệu

94


+ Lặp lại: là cách dùng lại các yếu tố trong một tổng thể, sự lặp lại giúp tạo ra các yếu tố liên quan và tạo ra tính thống nhất.

-

-

Một tổng thể không có nhịp điệu

Tổng thể có nhịp điệu

+ Liên kết: là nguyên tắc liên kết với nhau các mảng cây xanh với nhau. Khi có sự liên kết, mắt quan sát sẽ di chuyển dễ dàng từ vùng này sang vùng khác mà không bị gián đoạn.

Một tổng thể thiếu liên kết

Tổng thể có tính liên kết

95


+ Nguyên tắc bộ ba: là vận dụng gộp nhóm theo ba yếu tố để tạo ra sự thống nhất. Bất kể khi nào 3 yếu tố được gộp với nhau thì tính thống nhất được hình thành.

-

-

Lớp phủ nền đóng vai trò là yếu tố liên kết 3 nhóm cây

Với nhóm số chẵn, mắt có xu hướng chia đôi các yếu tố

Áp dụng tốt nghuyên tắc gộp nhóm bộ ba thì luôn có thể tạo ra sự cân bằng

96


TÍNH NHỊP ĐIỆU - Nhịp điệu là yếu tố thứ 3, được tạo ra khi di chuyển trong không gian và thời gian. Chúng ta có xu hướng xem một thiết kế với từng phần nhỏ, và tập hợp các phần nhỏ đó lại tạo thành một dấu hiệu. Và khoảng không gian và thời gian giữa các dấu hiệu này tạo thành nhịp điệu. - Nhịp điệu được hình thành từ các yếu tố: lặp lại, thay đổi, nghịch đảo và chuyển độ.

-

+ Lặp lại: ở đây khác với lăp lại trong tính thống nhất. Để tạo ra nhịp điệu, sự lặp lại được dùng với các yếu tố hay các nhóm để tạo ra sự liên tục.

+ Thay đổi: đạt được bằng cách tạo mô típ dựa trên sự liên tục. Như vậy, các yếu tố của tổng thể được thay đổi theo một mô típ. Như vậy có thể tạo ra nhịp điệu hấp dẫn hơn so với sự lặp lại đơn thuần.

97


+ Nghịch đảo: giống như sự thay đổi ở trên, là cách làm ngược lại thứ tự so với yếu tố trước đó

-

Chuyển độ là sự thay đổi dần của các yếu tố trong sự liên tục chung.

-

98


III.2.1/ Các nguyên tắc xử lí nền đất: Việc thay đổi độ cao nền đất một -cách đột ngột, hoặc tạo ra các bâc cấp sẽ gián tiếp tạo ra sự ngăn cách giữa các không gian. Khi thiết kế cần dựa vào chức năng từng khu vực mà lựa chọn giải pháp phù hợp

-

Một không gian thoải liền mạch để tạo sự thoải mái cho người tham quan sân vườn

99


-

Không gian dành cho người đi bộ sẽ vô tình bị thu hẹp khi hai bên lề đều sử dụng thủ pháp giật cấp Một đụn đất thoải quá cao, vượt quá tầm nhìn người tham quan sẽ cản trở toàn bộ view nhìn về hướng đó

Hiệu quả thẩm mỹ của việc xử lí nền đất giật cấp là khá cao, tuy nhiên cần lưu tấm vấn đề view nhìn

100


-

-

Thiết kế nền đất không hấp dẫn

Thiết kế nền đất tạo view nhìn hấp dẫn

Giảm thiểu bố trí cây nhỏ và cây bụi giữa các cây lớn sẽ giúp thông thoáng tầm nhìn. Khi đó các cây lớn sẽ như một vách ngăn xanh tạm thời

Xử lí nền đất thấp xuống tại những khu vực có cây quá cao vô tình làm giảm ầm nhìn và khiến không gian bó hẹp tù túng

101


Trong một tổng thể cần ba lớp cây theo chiều ngang Sự thiếu mặt của một trong ba lớp cây theo chiều ngang tạo cảm giác khác nhau về không gian

-

-

102


-

-

PHỤ LỤC 103


MỘT SỐ TIÊU CHUẨN VỀ DIỆN TÍCH VÀ BỐ TRÍ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM MODULE PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐƠN -

-

104


MODULE PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐÔI

-

-

105


MODULE PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐÔI DẠNG CHỮ U

-

-

106


PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐẾM VÀ PHÂN LOẠI TẾ BÀO BẰNG PP HUỲNH QUANG

-

-

107


PHÒNG THÍ NGHIỆM CỘNG HƯỞNG TỪ TÍNH HẠT NHÂN

-

-

108


PHÒNG THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT TÁI TẠO ADN

-

-

109


PHÒNG VỆ SINH KHỬ TRÙNG DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM

-

-

110


DANH MỤC TÀI LIỆU VÀ QUY CHUẨN THAM KHẢO

-

-

Sách tham khảo: 1. Griffin, B. (2005). Laboratory Design Guide. Architect and Laboratory Architect and Laboratory Design Consultant. 2. Neufert, P. and Neufert, E. (1999). Architects’ Data Third Edition. School of Architecture, Oxford Brookes University. 3. Nguyên lý thiết kế Công trình công cộng - TS.KTS Tạ Trường Xuân - NXB Xây dựng. 4. K. Booth, N.; E. Hiss, J. (2012).

Các TCVN 1. TCVN 4601:1988 - Trụ sở cơ

Residential landscape architecture. Pearson Education, Inc.

5. Hình ảnh và một số tài liệu khác lấy từ internet

quan - Tiêu chuẩn thiết kế. 2. TCVN 3981:1985 - Trường đại học - Tiêu chuẩn thiết kế. 3. TCVN 276:2003: Công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế. 4. TCVN 355:2005: Tiêu chuẩn thiết kế phòng khán giả, nhà hát. 5. QCVN 03:2009/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật phân loại, phân cấp công trình xây dựng. 6. TCVN 297:2003 - Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng Tiêu chuẩn công nhận. 7. QC 06:2010 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

111


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.