TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÌNH KHOA KIẾN TRÚC BỘ MÔN CÔNG NGHIỆP VÀ KỸ THUẬT KIẾN TRÚC MÔN HỌC: CẤU TẠO 1
BÀI TẬP CÁ NHÂN
TÊN SV: NGUYỄN NHƯ QUỲNH MSSV: 19510801718 LỚP: NT19/A1 GVHD: THS. KTS. ĐINH TRẦN GIA HƯNG
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MÓNG NỀN ĐẤT QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG ÁN THI CÔNG MÓNG NHÀ
3
CHƯƠNG 1: TƯỜNG TƯỜNG BÊ TÔNG NHẸ ĐÚC SẴN
8
CHƯƠNG 1: CẦU THANG CÁC LOẠI CẦU THANG PHỔ BIẾN
13
CHƯƠNG 1: CỬA CÁC LOẠI CỬA PHỔ BIẾN
19
NỀN ĐẤT QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG ÁN THI CÔNG MÓNG NHÀ Nền là phần đất chịu tải dưới chân công trình. Nền chịu tải trọng trực tiếp từ móng. Đặc tính của nền đất rất quan trọng đối với móng nhà ở. Đặc tính đó không những phụ thuộc vào thành phần hóa học mà sự sắp xếp của các lớp đất mà còn phụ thuộc vào trạng thái của từng lớp đất. Với nền đất chủ yếu, phải có các biện pháp gia cố nền để ngôi nhà được bền vững.
3
VAI TRÒ CỦA KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT Người ta chỉ có thể biết được đặc tính của đất nền, phân bố các tầng đất nền tại một khu vực khi có khảo sát địa chất cụ thể. Từ những kiểm tra và tính toán các đặc tính lý hóa trong phòng thí nghiệm, người ta mới nhận định được cấu tạo, khả năng chịu lực của các lớp đất nền dưới đáy móng, từ đó đưa ra phương án kết cấu thích hợp nhất.
Để khảo sát địa chất, người ta có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng hiện nay khoan thăm dò và xuyên tĩnh hay xuyên động được sử dụng rộng rãi. Khoan thăm dò để lấy mẫu đất và tính toán khả năng chịu tải của đất. Xuyên tĩnh là dùng kích ép một chiếc cọc tròn thu nhơ (có gắn chòng) xuyên vào đất với tốc độ không đổi
Xuyên động là dóng vào đất một cọc kim loại tròn, đường kính mũi cọc lớn hơn đường kính thân cọc để loại trừ ma sát trên thành cọc cũng với mục đích lấy mẫu đất để xét khả năng chịu tải.
4
CHƯƠNG 1: MÓNG
TÌM HIỂU MỘT SỐ LOẠI ĐẤT NỀN Đất sét thường có cấu tạo đa dạng. Các lớp đất sét từ dẻo mềm đến dẻo cứng chặt và không chặt có khả năng chịu tải rất khác nhau. Hiện tượng lún của đất sét là một vấn đề cần xét đến khi tính toán cấu tạo nền móng.
Đất than bùn có độ cứng nhỏ nhất và khi nén thì biến dạng lớn, khả năng chịu tải trọng công trình rất yếu. Đất than bùn thường hình thành ở các khu vực ao hồ cũ. Nhiều khi lớp đất trên mặt là đất tốt, nhưng khi đào xuống chừng 1,2m lại là lớp than bùn. Trường hợp này phải tính toán cấu tạo móng sao cho tải trọng tới được lớp đất tốt, đặc chắc xuyên qua lớp than bùn. Đất hoàng thổ có cấu tạo cũng gần giống như đất cát, nhưng trong đất hoàng thổ, các hạt sắp xếp không khít trong khoảng trông giữa các hạt có những sợi vôi nằm ngang dọc. Những sợi vôi này làm cho đất có độ cứng lớn. Nhưng khi có nước ngầm, lượng nước sẽ hòa tan rất nhanh những sợi vôi làm cho đất xẹp xuống.
NỀN ĐẤT QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG ÁN THI CÔNG MÓNG NHÀ
5
NHỮNG DẠNG PHÂN BỐ NỀN ĐẤT PHỔ BIẾN Đất yếu có khả năng chịu lực rất kém và có độ lún lớn khi có tải trọng ngôi nhà đặt lên. Các lớp đất yếu thường bão hòa nước, do đó nếu có một nguyên nhân làm nước rút đi, đất sẽ bị lún mạnh . Đất lấp hồ ao, rời rạc, lẫn tạp chất hữu cơ, rác thải, chưa được nén chặt, phía dưới lại là các loại bùn, đất sét dẻo mềm, dẻo chảy, đất sét pha dẻo hoặc chảy, cát bão hòa nước.
Sau khi khảo sát địa chất, người ta có được sơ đồ cấu tạo địa tầng, tức là bố trí các lớp đất từ trên mặt xuống các lớp đất ở sâu bên dưới . Nền đất yếu có thể gồm một hay nhiều tầng đất yếu xen kẽ có chỗ chỉ có một lớp đất yếu, có chỗ vài ba lớp, có chỗ lớp đất yếu có chiều dày lớn nằm xen kẽ giữa các tầng đất tốt rất mỏng, có chỗ lớp đất tốt trên mặt có chiều dày mỏng (2-3m) nhưng bên dưới là các lớp đất yếu, nhiều khi là bùn chảy dày tới 20-30m.
6
CHƯƠNG 1: MÓNG
TRONG THỰC TIỄN ĐẤT ĐAI PHÂN BỐ RẤT PHỨC TẠP NHƯNG NGƯỜI TA THƯỜNG QUY THÀNH HAI DẠNG Trường hợp nền gồm toàn đất tốt: Nền có thể gồm nhiều lớp đất khác nhau nhưng đều là đất tốt. Do vậy có thể tính chiều sâu chân móng nông. Người ta thường dùng các loại móng như móng đơn dưới cột, móng băng dưới tường.
Trường hợp nền gồm đất tốt- đất yếu – đất tốt hoặc ngược lại: Nếu lớp đất tốt đủ chiều dày, người ta đặt móng nông để tải trọng truyền vào phần đất tốt nằm dưới móng. Áp lực do móng truyền xuống được phân bổ đều trên nền đất tốt và khi truyền xuống đến lớp đất yếu thì đã nhỏ đi nhiều, nên không gây ra độ lún lớn. Nếu lớp đất tốt phía trên và lớp đất yếu đều mỏng, người ta đào qua hai lớp đất tốt phía dưới. Đáy móng phải đặt vào lớp đất tốt tối thiểu là 15cm để tránh vùng giáp ranh với đất xấu. Nếu lớp đất yếu dày, người ta dùng các biện pháp xử lý nền như làm móng băng hay móng bè.
NỀN ĐẤT QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG ÁN THI CÔNG MÓNG NHÀ
7
TƯỜNG BÊ TÔNG NHẸ ĐÚC SẴN Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển, công nghệ xây dựng và vật liệu ngành cũng ngày càng phát triển. Các công trình xây dựng không chỉ được xây dựng bằng gạch nung, bê tông tươi mà đang dần thay thế bằng các tấm panel be tông nhẹ đúc sẵn.
8
TẤM PANEL BÊ TÔNG NHẸ ĐÚC SẴN CÓ CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? Panel bê tông nhẹ đúc sẵn có cấu tạo 3 lớp: Hai lớp ngoài là xi măng cốt sợi cứng có khả năng chống thấm cao và lớp giữa làm bằng bê tông nhẹ. Đây là loại bê tông được làm bằng xi măng, xốp EPS, cát và phụ gia đặc biệt. Trọng lượng của tấm tường bê tông nhẹ chỉ vào khoảng 70 - 100kg/m3 và chúng có thể nổi trên mặt nước.
TƯỜNG BÊ TÔNG NHẸ ĐÚC SẴN
9
ƯU ĐIỂM CỦA TẤM BÊ TÔNG NHẸ ĐÚC SẴN Trọng lượng nhẹ: Tấm
bê tông nhẹ đúc sẵn có trọng lượng vào khoảng 70 - 100kg/m3 (tùy vào độ dày của tấm tường), nhẹ hơn rất nhiều so với gạch nung. Vậy nên vật liệu không tạo nhiều trọng lực đè nặng lên kết cấu đỡ và nền móng, giảm chi phí xây dựng nền móng.
Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt hơn vật liệu truyền thống: Được sản xuất từ các hạt EPS có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, tấm tường bê tông nhẹ đúc sẵn có cấu tạo giống như một tổ ong khép kín với nhiều lỗ liti tạo ra khả năng cách âm, cách nhiệt tôt hơn.
Chống chịu nước tốt:
Tấm panel bê tông nhẹ có lớp bê ngoài được làm bằng xi măng cốt sợi cứng có khả năng chống thấm cực cao. Bởi vậy, sản phẩm thường được ứng dụng để thi công những nơi ẩm ướt như nhà bếp, nhà tắm hay bể chứa.
10
CHƯƠNG 2: TƯỜNG
ƯU ĐIỂM CỦA TẤM BÊ TÔNG NHẸ ĐÚC SẴN Thi công nhanh: Do tấm tường bê tông nhẹ có kích thước to bản và không cần trát nên thời gian thi công được rút ngắn.
Khả năng chống cháy: Các sản phẩm tấm tường bê tông nhẹ đạt các chứng chỉ về chống cháy của vật liệu xây dựng.
Khả năng chịu lực tốt, độ bền cao: Mỗi điểm trên tấm panel bê tông nhẹ đúc sẵn có khả năng chịu lực treo lên tới 50kg, khả năng chịu lực va đập đột ngột tốt, độ bền lên tới 50 năm.
Thân thiện môi trường: Bê tông nhẹ được sử dụng để thay thế cho gạch nung nhằm bảo vệ môi trường. Bởi quá trình sản xuất gạch nung sinh ra rất nhiều khí CO2 gây ảnh hưởng nặng hơn đến hiệu ứng nhà kính và nóng lên của trái đất. Bởi vậy, sử dụng tấm bê tông nhẹ đúc sẵn là bạn đang góp phần bảo vệ môi trường sống của mình.
TƯỜNG BÊ TÔNG NHẸ ĐÚC SẴN
11
Xây tường nhẹ có rất nhiều lợi ích và hiện đang trở thành xu thế mới trong xây dựng. Tuy nhiên, nếu đã xác định xây tường bằng tấm bê tông nhẹ, gia đình bắt buộc phải làm nhà khung thép thay cho các đổ cột bê tông truyền thống thông thường.
12
CHƯƠNG 2: TƯỜNG
CÁC LOẠI CẦU THANG PHỔ BIẾN
13
CẦU THANG BÊ TÔNG CỐT THÉP THÂN THANG BẢN
Kết cấu cầu thang BTCT toàn khối có 2 loại : thân thang kiểu bản ,thân thang kiểu bản dầm Thân thang kiểu bản: thân thang không có dầm, bản chịu toàn bộ tải trọng cầu thang, mặt dưới thân thang bằng phẳng. Bản có thể là bản ngang hay bản gãy. Thân thang kiểu bản dầm: giữa bậc thang và dầm còn có bản. Bậc thang có thể xây gạch hoặc đổ bê tông, có thể là hình tam giác đặc hoặc bằng các bản răng cưa hoặc bản tấm hình cánh chim.
14
CHƯƠNG 5: CẦU THANG
CẦU THANG BÊ TÔNG CỐT THÉP THÂN THANG ZICZAC (GIẬT CẤP)
Cầu thang zizzac trở thành xu hướng xây cầu thang mới trong những ngôi nhà theo phong cách hiện đại. Đây là loại cầu thang không những mang đến sự năng động, tiện lợi mà còn giúp không gian thêm ấn tượng và xinh xắn hơn. Tuy nhiên, cầu thang ziczac là một loại cầu thang khó xây dựng, cần đầu tư kĩ lưỡng về vật liệu xây dựng cũng như tính toán kĩ lưỡng để xây dựng cầu thang chắc chắn và an toàn hơn. Việc bố trí sắt thép phải tuần thủ theo những công thức tính toán cụ thể. Phải lựa chọn loại sắt thép tốt, chịu được nhiệt độ cao, chịu được những ảnh hưởng xấu từ môi trường Cách đặt thép thang đúng
Cách 1: Uốn thép chịu lực theo thang
Cách 2: Sử dụng thép đai làm thép chịu lực
CÁC LOẠI CẦU THANG PHỔ BIẾN
15
CẦU THANG XƯƠNG CÁ Cầu thang xương cá đang là mẫu cầu thang được rất nhiều gia chủ ưu tiên lựa chọn bởi nó gần như giải quyết tất cả những nhược điểm của cầu thang truyền thống như nặng nề, bí bách, chiếm nhiều diện tích trong nhà.
CẤU TẠO CỦA CẦU THANG XƯƠNG CÁ Phần sống lưng chịu lực Phần sống lưng có thể là sống đơn (cầu thang xương cá hộp đơn), sống kép (cầu thang xương cá hộp kép) hoặc sống bằng thép cắt CNC hình ziczac (cầu thang xương cá ziczac).
hộp đơn
Phần bậc thang
hộp kép
ziczac
Phần bậc thang thường có dạng thanh tách rời. Không có quy định cho độ dày, mỏng của bậc thang, thay vào đó chúng sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với không gian và kiểu dáng cầu thang. Về cơ bản, bậc thang thường được làm từ vật liệu nhẹ bền, dễ di chuyển và lắp đặt.
16
CHƯƠNG 5: CẦU THANG
CẦU THANG XƯƠNG CÁ Bản mạ thép
Bản mạ thép là bộ phận liên kết bậc thang và sống chịu lực cố định lại với nhau. Ngoài ra, bản mạ thép còn được lắp đặt thêm ở vị trí bậc cầu thang tiếp xúc với tường, tăng độ bền chắc cho cầu thang.
Lan can tay vịn
Lan can là bộ phận không bắt buộc đối với cầu thang xương cá. Lan can thường gắn với bậc thang, tạo vách ngăn bảo vệ sự an toàn cho người sử dụng. Chất liệu phổ biến của lan can cầu thang là kính, sắt, inox… Phần tay vịn thường làm bằng gỗ.
CÁC LOẠI CẦU THANG PHỔ BIẾN
17
CẦU THANG SẮT THOÁT HIỂM
•
• • • • • •
Tiêu chuẩn cầu thang thoát hiểm đảm bảo các yếu tố sau: có kết cấu chịu lực cao, giới hạn chịu lửa hơn 60 phút, có cửa ngăn lửa không cháy hoặc ít nhất chịu được lửa 45 phút, cửa ngăn cháy phải tự động đóng, buồng thang thoát hiểm không bị tụ khói và có điều hòa hút gió, có đèn chiếu sáng đường, có lối thông lên mái phòng trường hợp khẩn cấp Khoảng cách từ cửa phòng đi ra lối thoát hiểm đảm bảo được tính toán cẩn thận sao cho gần nhất, dẽ dàng nhất cho người sử dụng, thường <25m Chiều cao cửa thoát của cầu thang thoát hiểm không dưới 2m Số lượng bậc thang trong thang thoát hiểm phải >3 và <18, tuyệt đối không sử dụng thang cuốn hay thang lốc xoáy Chiều rộng thang thoát hiểm phải >1,2m Cầu thang cân có tay vịn Có đầy đủ thang thoát hiểm trong nhà và thang thoát hiểm ngoài trời
Tiêu chuẩn thiết kế buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1 18
CHƯƠNG 5: CẦU THANG
Tiêu chuẩn thiết kế buồng thang bộ không nhiễm khói loại N2, N3
CÁC LOẠI CỬA PHỔ BIẾN
19
CÁC LOẠI CỬA ĐI
Dựa vào phương thức đóng mở có thể phân loại cửa đi thành: cửa mở một chiều, cửa mở hai chiều, cửa trượt, cửa xếp và cửa xoay. Trong đó thông dụng nhất là cửa một chiều và cửa hai chiều.
Cửa mở một chiều:
Về hình thức đóng mở giống với cửa sổ mở theo chiều đứng. Về hướng mở cũng có thể mở ra phía ngoài và mở vào phía trong nhà một cách dễ dàng. Đối với cửa thoát hiểm trong các toà nhà cao tầng, công cộng bắt buộc phải mở ra phía ngoài nhà.
Cửa mở hai chiều:
Dùng để làm cửa ra vào trong các nhà công cộng, dân dụng. Số người đi lại tương đối nhiều.
20
CHƯƠNG 6: CỬA
CÁC LOẠI CỬA ĐI Cửa trượt:
Loại cửa này có ưu điểm khi đóng mở thì sẽ không gây tốn diện tích và không gian của phòng. Được dùng nhiều trong việc ngăn chia các phòng, hoặc làm cửa nhà kho, cửa thang máy.
CÁC LOẠI CỬA PHỔ BIẾN
21
CÁC LOẠI CỬA ĐI Cửa xếp: được sử dụng khi cửa có chiều rộng lớn
Cửa xoay: được dùng nhiều trong các công trình công cộng như khách sạn.
22
CHƯƠNG 6: CỬA
CÁC LOẠI CỬA SỔ
Cửa sổ có rất nhiều kiểu mở khác nhau, mỗi kiểu mở sẽ có những chức năng khác nhau. Chủ yếu vẫn dựa vào thiết kế, vị trí, không gian để làm kiểu mở cho phù hợp.
Cửa sổ cố định: Hay còn gọi là vách cố định là loại cửa sổ không thể đóng hoặc mở. Loại cửa này chủ yếu được sử dụng để trang trí hoặc lấy sáng là chính.
Cửa sổ chớp: Là
loại cửa sổ sử dụng nhiều tấm được đan xéo chồng lên nhau ở một khoảng cách nhất định. Loại này có thể là cố định hoặc có thể đóng mở được.
CÁC LOẠI CỬA PHỔ BIẾN
23
CÁC LOẠI CỬA SỔ Cửa sổ hất: Là loại cửa
sổ khi mở, cánh sẽ được đẩy từ dưới lên trên. Loại cửa này thường sẽ có thêm một bộ phận chống đỡ giữ cánh cửa khi mở ở một vị trí cố định.
24
CHƯƠNG 6: CỬA
CÁC LOẠI CỬA SỔ Cửa sổ trượt lên: Thay vì đẩy cánh trượt ngang, loại này sẽ đẩy cánh trượt lên xuống trong ô chờ. Loại này cũng thường sử dụng ở nơi không gian không cho phép mở ra và theo nhu cầu.
Cửa sổ quay lật: Là loại cửa sổ kết hợp nhiều kiều mở trên cùng một ô cửa. Loại cửa này thường được thấy ở những loại cửa nhựa và cửa nhôm cao cấp.
Cửa sổ mở quay: Là loại cửa sổ thường được thấy nhất, loại cửa này khi mở cánh sẽ quay ngang ra ngoài hoặc vào trong lấy bản lề làm trục trọng tâm.
CÁC LOẠI CỬA PHỔ BIẾN
25
TÊN SV: NGUYỄN NHƯ QUỲNH MSSV: 19510801718 LỚP: NT19/A1 GVHD: THS. KTS. ĐINH TRẦN GIA HƯNG