4 minute read

Chuyên gia hiến kế phát triển hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng

QuANG HưNG

Việt Nam là một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hoạt động thương mại, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên tới 543 tỷ USD năm 2020 (bằng 156% GDP tính lại năm 2020). Với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các doanh nghiệp Việt Nam đang có cơ hội tiếp cận thị trường mới cũng như tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng, do đó, có tiềm năng phát triển rất lớn và BIDV, với vai trò là một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam, không thể bỏ qua thị trường này. Tại Hội thảo Chương trình thúc đẩy bán sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng diễn ra vào 05/11/2021 vừa qua, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV Cấn Văn Lực đã có nhiều chia sẻ thú vị về bài toán và giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng trên thế giới và Việt Nam nói chung cũng như tại BIDV nói riêng.

Advertisement

Tài trợ chuỗi cung ứng có thể hiểu là các sản phẩm tài chính cung cấp cho bên mua hoặc bên bán trong một chuỗi cung ứng, nhằm tối ưu hóa dòng tiền, giảm thiểu các chi phí tài chính, giảm thiểu rủi ro và cải thiện hiệu quả kinh doanh. Một số sản phẩm nổi bật là chiết khấu các khoản phải thu (chiết khấu các khoản phải thu, bao thanh toán, tài trợ các khoản phải trả…) và cho vay thế chấp hàng hóa (cho vay thế chấp bằng khoản phải thu, tài trợ đại lý phân phối, cho vay thế chấp hàng tồn kho, tài trợ trước khi giao hàng). Với sự phát triển của thương mại toàn cầu, tài trợ chuỗi cung ứng cũng đạt được mức tăng trưởng khá tốt (khoảng 5%/năm trong giai đoạn 2009-2017). Tuy vậy, tiềm năng của hoạt động này trên thế giới vẫn còn khá lớn. Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng ở hầu hết các khu vực đều đang thiếu hụt tài chính (thiếu 4.700 tỷ USD). Tài trợ thương mại cũng thiếu 1.100 tỷ USD, tương đương 10% kim ngạch.

Tại Việt Nam, tuy chúng ta đã và đang phải chống chọi với đại dịch Covid-19, nền kinh tế đã cho thấy các tín hiệu phục hồi, đặc biệt là về thương mại. Trong khi thương mại toàn cầu ghi nhận tăng trưởng đạt 9,7% thì Việt Nam là một trong số các nước có thương mại tăng rất tốt với 22% trong năm 2020. Tuy nhiên, việc thiếu vốn lưu động và các dịch vụ ngân hàng tài trợ giao dịch như tài trợ chuỗi cung ứng đã phần nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận các đơn đặt hàng lớn hoặc phát triển mối quan hệ mới với các đối tác trong chuỗi giá trị. Thực trạng này là do quy mô hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại Việt Nam còn quá nhỏ (bao thanh toán tại Việt nam chỉ chiếm khoảng 0,03% toàn cầu), chưa đủ đáp ứng được nhu cầu. Đây chính là cơ hội tốt để BIDV phát triển mạnh mẽ các sản phẩm này trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để triển khai thành công dịch vụ này, BIDV nói riêng cũng như các ngân hàng tại Việt

Chuyên gia Kinh tế trưởng Cấn Văn Lực , Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV.

Nam nói chung sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Thứ nhất, với một chuỗi cung ứng thường nằm trên nhiều quốc gia, các ngân hàng đa quốc gia (HSBC, Citibank…) chiếm ưu thế hơn các ngân hàng nội địa (như BIDV). Thứ hai, hành lang pháp lý cho hoạt động này còn nhiều thiếu sót (như chưa cho phép thực hiện các hoạt động bao thanh toán, chiết khấu miễn truy đòi). Ngoài ra, còn một số vấn đề khác như: có nền tảng tài trợ chuỗi cung ứng hoàn thiện; có những chính sách nội bộ phù hợp…

Để nâng cao hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng thời gian tới, chúng ta cần tích cực khuyến nghị với các cơ quan quản lý để sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động này như: xem xét sửa Luật các tổ chức tín dụng với định nghĩa tài trợ chuỗi cung ứng rộng hơn, đầy đủ hơn, cho phép các dịch vụ miễn truy đòi. BIDV cũng cần sớm hoàn thiện hệ thống nền tảng SCF để triển khai các sản phẩm dịch vụ liên quan. Cùng với đó, chúng ta cũng cần có một kế hoạch truyền thông, quảng bá các sản phẩm sẽ triển khai, để giới thiệu những lợi ích mà các sản phẩm này mang lại.

This article is from: