7 minute read
Ngân hàng mở và tiềm năng phát triển tại Việt Nam
Phó Tổng Giám đốc BIDV Trần Phương phát biểu khai mạc Tọa đàm.
NgâN hàNg mở
Advertisement
và tiềm năng phát triển tại việt Nam
THANH Tú
Trong xu thế chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, ngày 21/10/2021 Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã đầu mối tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Tiềm năng phát triển Ngân hàng mở tại Việt Nam” nhằm chia sẻ, cập nhật những thông tin, góc nhìn của các chuyên gia trong và ngoài nước về xu thế mới đã và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và được cộng đồng quan tâm theo dõi.
Tọa đàm diễn ra dưới sự chủ trì và điều phối của Phó Tổng Giám đốc BIDV Trần Phương đã để lại nhiều dấu ấn tại cả 03 cấu phần lớn: (i) Nhận định, chia sẻ của các chuyên gia nước ngoài về API, mô hình kinh doanh ngân hàng mở và các vấn đề liên quan; (ii) Chia sẻ của đại diện BIDV về kế hoạch tiếp cận và hành động của BIDV đối với mô hình ngân hàng mở; (iii) Thông tin trao đổi, thảo luận của các chuyên gia với các thành phần tham dự Tọa đàm.
Chủ đề Ngân hàng mở (Open Banking) là một nội dung lớn và tương đối mới mẻ. Tại Tọa đàm, các lãnh đạo cấp cao/chuyên gia đến từ ngân hàng nước ngoài uy tín như HSBC, Standard Chartered Bank, Citibank và đại diện BIDV đã cung cấp từ những kiến thức, hiểu biết nền tảng, tổng quan đến kinh nghiệm, giải pháp triển khai cụ thể tại các ngân hàng trên thế giới cũng như kế hoạch, tư duy tiếp cận của BIDV đối với lĩnh vực này.
Các chuyên gia cho biết: Công nghệ Open API (ứng dụng giao diện lập trình mở) được ứng dụng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đã mở ra một mô hình kinh doanh mới: Ngân hàng mở. Trong đó, việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính - ngân hàng được thực hiện thông qua đối tác công nghệ thứ ba thay vì cung cấp trực tiếp cho khách hàng theo mô hình truyền thống. Ngân hàng mở là một trong những dấu ấn quan trọng trong quá trình
Ông Richard Lord đổi mới công nghệ tài chính, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số theo hướng thông minh và cởi mở hơn trong ngành ngân hàng.
Nhận thấy đây là xu hướng tất yếu của hoạt động kinh doanh ngân hàng, trong Chiến lược chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030, BIDV đã đặt ra mục tiêu “tiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái số cho BIDV, hướng tới mô hình Ngân hàng mở để gia tăng quy mô cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại và tiện ích cho khách hàng”.
Ông Richard Lord, Giám đốc điều hành kiêm CIO Khu vực, Phụ trách
bán buôn, ASP (HSBC) trình bày tổng quan về xu thế phát triển của Open API, Ngân hàng mở và các yếu tố nền tảng xây dựng chiến lược Ngân hàng thành công mở gồm có: (i) Hợp tác: mối quan hệ đối tác trong phương thức kinh doanh mới; theo đó, ngân hàng và đối tác lựa chọn mô hình thương mại phù hợp, cách thức chia sẻ các giá trị, mức độ kết nối cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên. (ii) Tin tưởng: đảm bảo vấn đề bảo mật dữ liệu, thông tin khi triển khai Ngân hàng mở thông qua việc áp dụng các quy định quản lý rủi ro, sàng lọc đối tác, chính sách xác thực khách hàng KYC/CDD/AML. (iii) Kết nối: xây dựng hạ tầng công nghệ có khả năng mở rộng và hoạt động ổn định 24/7 của hệ thống với lưu lượng giao dịch lớn.
Ông Jonathan Cheung, Giám đốc Open Banking & API, Ngân hàng số (Standard Chartered Hong Kong) cung cấp góc nhìn mang tính khu vực về mô hình kinh doanh Ngân hàng mở, qua đó cho thấy sự khác biệt về chiến lược triển khai Ngân hàng mở tại các nước khu vực châu Âu, châu Úc và các nước khu vực châu Á như Singapore, Hong Kong, Đài Loan. Việc đưa ra cơ chế bắt buộc các ngân hàng phải tham gia hệ sinh thái Ngân hàng mở và chia sẻ dữ liệu với đối tác hay để các ngân hàng tự quyết định việc tham gia và lựa chọn mô hình, đối tác phù hợp có tác động không nhỏ đến các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ tài chính – ngân hàng trên thị trường. Các cơ quan quản lý Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong hành trình triển khai Ngân hàng mở thông qua việc đưa các chính sách, lộ trình phát triển, nền tảng ứng dụng để thúc đẩy sự tham gia của các ngân hàng. Đồng thời, diễn giả cũng giới thiệu hai mô hình kinh doanh mới xuất hiện và sẽ trở thành xu thế trong tương lai: Mô hình tài chính nhúng (Embedded Finance) và mô hình Ngân hàng như một dịch vụ (Bank as a Service).
Ông Rajiv Matta, Trưởng bộ phận cao cấp phụ trách API & Công nghệ đối tác (CitiBank khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi) chia sẻ với Tọa đàm kinh nghiệm của Citibank trong việc xây dựng hệ sinh thái Ngân hàng mở và mối quan hệ đối tác. Ông đã giới thiệu 03 mô hình ứng dụng API: (i) các kênh kỹ thuật số ứng dụng API; (ii) các đối tác bên ngoài sử dụng API của Citibank; (iii) Citibank sử dụng API của các đối tác bên ngoài. Ngoài ra, diễn giả còn cung cấp thông tin về phương thức Cổng thông tin điện tử dành cho các nhà phát triển với các tính năng đem lại nhiều tiện ích, đặc biệt có Sandbox để kiểm thử mức độ sẵn sàng trước khi đưa ra sản phẩm, dịch vụ. Ở một khía cạnh khác, diễn giả cũng giới thiệu về các phương thức hợp tác phong phú, đa dạng của Citibank với các đối tác như quan hệ hợp tác đồng thương hiệu, không thương hiệu, điểm thưởng, mua trả góp, chăm sóc khách hàng… thông qua kênh thông tin mới mẻ Ngân hàng mở.
Bên cạnh những cập nhật của các diễn giả nước ngoài về kinh nghiệm và xu hướng của mô hình Ngân hàng mở tại các tổ chức/ định chế tài chính lớn trên thế giới và trong khu vực, với vai trò là đại diện của BIDV trực tiếp triển khai kế hoạch chuyển đổi số - trong đó có Ngân hàng mở, ông Nguyễn Chiến Thắng - Giám đốc Trung tâm Ngân hàng số, chia sẻ về tư duy tiếp cận và một số nội dung kế hoạch hành động của BIDV đã và đang triển khai. Cụ thể, nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của lộ trình xây dựng hệ thống ngân hàng mở, BIDV chủ động chuẩn bị các nguồn lực hợp lý gồm: hạ tầng CNTT theo kiến trúc mở, hệ sinh số đa dạng, văn hóa và nguồn lực số; điển hình như nhiều dự án số để nâng cao trải nghiệm khách hàng: ERP connect, PayGate, API Management... Cùng với nhận định về những thuận lợi và thách thức về mặt công nghệ, pháp lý khi triển khai Ngân hàng mở, BIDV đã và đang tích cực triển khai các giải pháp phù hợp như đầu tư vào công nghệ đảm bảo an ninh, nâng cao các chính sách, quy định, tiêu chuẩn về bảo mật và xác thực khách hàng, tiếp tục kiến nghị và đề xuất tới các cơ quan chức năng sớm ban hành khung pháp lý về Open banking…
Với những thông tin cập nhật, phù hợp, Tọa đàm đã nhận được sự quan tâm của Ban Lãnh đạo, Lãnh đạo các đơn vị liên quan, đồng thời kết nối hơn 300 điểm cầu trực tuyến qua webex của nhiều Ban/Trung tâm Trụ sở chính và Chi nhánh trên toàn hệ thống. Các cá nhân đơn vị tham gia Tọa đàm đã tích cực thảo luận/trao đổi với các diễn giả, từ đó gợi mở thêm nhiều thông tin và ứng dụng vào thực tế công việc.
Ông Jonathan Cheung Ông Nguyễn Chiến Thắng
Ông Rajiv Matta