4 minute read
BIDV Long An: 45 năm dấu ấn tự hào
B i DV LO ng an
năm dấu ấn tự hào
Advertisement
QuốC ViệT
Với những thành quả tích lũy được trong nhiều năm qua, BIDV Long An tự tin có đủ tiềm lực để vượt qua khó khăn, thách thức do hậu quả của đại dịch Covid-19; luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng khách hàng, tích cực đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tập thể lãnh đạo và cán bộ BIDV Long An.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã mở hàng loạt chi nhánh phía Nam và Ngân hàng Kiến thiết Chi nhánh Long An đã được thành lập vào ngày 15/11/1976. Chi nhánh Long An trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Chi nhánh Long An trước đổi mới, đến giải thể năm 1988 và thành lập lại đầu những năm 1990; có thời điểm chỉ là một bộ phận, một phòng trong Ngân hàng Nhà nước tỉnh hay Ngân hàng Nông nghiệp. Đến năm 1993, đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Long An.
Năm 1999, khi đất nước bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, BIDV được phép kinh doanh tiền tệ và vận hành đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại. Từ chỗ chỉ đơn thuần là đơn vị cấp phát vốn phục vụ một số doanh nghiệp Nhà nước theo chỉ định như trước đây, BIDV đã cung cấp đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho tất cả các nhóm khách hàng và song hành cùng các tổ chức tín dụng khác.
Tháng 11/2000, chi nhánh chuyển sang trụ sở mới khang trang, nằm trên trục đường chính của thành phố Tân An. Cùng năm đó, BIDV vinh dự đón nhận danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”.
Năm 2004, chi nhánh triển khai mô hình tổ chức theo Dự án hiện đại hóa TA2 do Ngân hàng Thế giới tài trợ, tách bộ phận kế toán và giao dịch, thành lập mới Phòng Dịch vụ khách hàng (sau đổi thành Giao dịch khách hàng) và Phòng Tài chính kế toán (sau là Kế hoạch Tài chính). Cán bộ chi nhánh có lẽ không thể quên được ký ức về những “ngày quên ăn, đêm quên ngủ” để triển khai SIBS, cấu phần quan trọng nhất trong Dự án TA2. Sau một tuần chuẩn hóa dữ liệu, một tuần chạy thử, cùng sự hỗ trợ của Trụ sở chính và cán bộ đã có kinh nghiệm triển khai, chi nhánh dần làm chủ được chương trình, quy trình mới. Nền tảng công nghệ mới đã giúp chi nhánh vững vàng khi phải cạnh tranh trong thời kỳ bùng nổ số lượng tổ chức tín dụng mới những năm sau đó.
Năm 2012, BIDV hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại cổ phần. Hoạt động ngân hàng những năm đó rất khó khăn, lạm phát cao dẫn tới lãi suất huy động và cho vay đều tăng; cạnh tranh giữa các ngân hàng vô cùng gay gắt, đặc biệt là về huy động vốn. Với mô hình mới, BIDV cũng bắt đầu cải cách tiền lương phù hợp với chức danh, vị trí công tác của từng lao động, tạo động lực lớn cho sự cống hiến của cán bộ nhân viên trong hệ thống. Với tâm thế và cơ chế động lực mới, toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh đã vượt qua khó khăn, dần hoạt động ổn định và hiệu quả. Thời điểm này, số lượng cán bộ nhân viên của chi nhánh gần 100 người, tăng gần gấp 4 lần so với thời điểm năm 1999.
Hoạt động chi nhánh còn gặp khó khăn chung đến năm 2015. Sau khi sắp xếp lại mạng lưới, BIDV Long An có 8 phòng giao dịch hoạt động trên 7 địa bàn khác nhau. Để tăng hiệu quả hoạt động, theo hướng dẫn của Trụ sở chính, giai đoạn 2015-2016 chi nhánh đã sắp xếp lại nhân sự, tăng cường cán bộ có kinh nghiệm cho BIDV Mộc Hóa và các chi nhánh từ Đồng bằng Sông Cửu Long chuyển về hoạt động tại TP.HCM. Cũng giai đoạn này, BIDV Long An thực hiện cơ cấu lại nền khách hàng, chuyển mạnh trọng tâm phát triển khách hàng bán lẻ.
Năm 2017, BIDV Long An bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh về bán lẻ, là năm đầu tiên dư nợ bán lẻ chiếm trên 50% tổng dư nợ, thu nhập ròng từ hoạt động bán lẻ chiếm trên 70% tổng thu nhập ròng của chi nhánh. Từ đó đến nay, quy mô và hiệu quả hoạt động của chi nhánh ngày càng cao, luôn là chi nhánh có hoạt động bán lẻ tốt nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Top 10 chi nhánh bán lẻ xuất sắc nhất hệ thống năm 2019, 2020. Nhiều chỉ tiêu nằm trong Top đầu hệ thống như doanh thu bảo hiểm BIC, Metlife…