4 minute read

Dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ Cơ hội và thách thức

mai ngân

Advertisement

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ (CNTTT) mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho hoạt động ngân hàng nhưng cũng bắt đầu xuất hiện những tiềm ẩn rủi ro phía sau. Nhận thức rõ ràng về lợi ích và rủi ro giúp ngân hàng tìm được những biện pháp phòng ngừa, hạn chế tiêu cực và đón nhận cơ hội mang lại từ dịch vụ CNTTT.

cơ hộI PháT TrIểN kINh DoaNh

Dịch vụ CNTTT đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển vốn của xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất lưu thông hàng hóa và tiền tệ, là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế toàn cầu. Tại Việt Nam, thanh toán không dùng tiền mặt là một chính sách xuyên suốt của Chính phủ trong nhiều năm qua, mục tiêu đến năm 2025 là giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán xuống 8%.

Đây là dịch vụ cung cấp cho khách hàng giải pháp thanh toán đa dạng, phương thức thanh toán đơn giản, thuận tiện, an toàn và bảo mật hơn so với phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Với đơn vị kinh doanh, dịch vụ thanh toán thẻ (chủ yếu là thanh toán qua POS) giúp tăng trưởng quy mô bán hàng, quản lý giao dịch thanh toán thuận tiện và linh hoạt trong việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Với ngân hàng, kinh doanh dịch vụ POS giúp gia tăng thu nhập; đa dạng hóa dịch vụ góp phần tăng trưởng nền khách hàng, tăng cường khả năng bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác.

Không nằm ngoài xu thế chung, BIDV đã và đang triển khai mạnh mẽ dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ với nhiều hình thức đa dạng từ thanh toán qua thiết bị POS/mPOS đến giải pháp thanh toán thẻ cung cấp cho các đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) trực tuyến.

Thách Thức Từ rủI ro TIềm ẩN

Việc sử dụng dịch vụ CNTTT qua POS đã trở nên phổ biến và mang lại nhiều lợi ích nhưng không hẳn ai cũng hiểu hết những rủi ro tiềm ẩn. Cụ thể, với đặc thù giao dịch thanh toán qua POS, ĐVCNT sẽ nhận được thanh toán của ngân hàng ngay trong ngày hoặc sau 1 vài ngày kể từ ngày giao dịch thanh toán thẻ. Lợi dụng chính sách này, các đơn vị kinh doanh đăng ký sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ với ngân hàng nhưng không phục vụ việc thanh toán các giao dịch mua bán hàng hóa thực sự mà mục đích kinh doanh chính là thực hiện thanh toán khống, đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt hoặc đảo nợ của chủ thẻ tín dụng.

Một số đơn vị kinh doanh sẵn sàng chuẩn bị hồ sơ “giả”, hoặc thông tin đăng ký kinh doanh đã hết hạn để đăng ký dịch vụ với ngân hàng. Sau khi được triển khai lắp đặt thiết bị chấp nhận thanh toán, các đối tượng sẽ mang thiết bị ra khỏi địa điểm kinh doanh đã đăng ký để thực hiện các giao dịch khống.

Thanh toán khống là hành vi giao dịch bị cấm theo quy định của pháp luật tại Điều 8, Thông tư số 03/TTVBHN ngày 17/1/2020 do đó, NHNN thường xuyên cảnh báo và yêu cầu các ngân hàng có biện pháp giám sát, ngăn chặn giao dịch thanh toán khống. Vì vậy, ngân hàng đứng trước nguy cơ đối mặt rủi ro pháp lý; rủi ro thông tin cá nhân, thông tin thẻ bị sao chép, đánh cắp dữ liệu; ngân hàng tiềm ẩn gia tăng nợ xấu khi chủ thẻ mất khả năng thanh toán, đồng thời đối mặt với rủi ro tài chính khi phát sinh tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại giữa chủ thẻ và ĐVCNT.

Tuân thủ quy định của pháp luật và NHNN, đảm bảo an toàn trong hoạt động thẻ, BIDV đã và đang triển khai các biện pháp giám sát, kiểm soát chặt chẽ các giao dịch thanh toán thẻ như xây dựng các quy tắc giám sát, phát hiện và ngăn chặn giao dịch thanh toán nghi ngờ gian lận giả mạo, nghi ngờ thanh toán khống. Công tác thẩm định, đánh giá khách hàng trước khi cung cấp dịch vụ được BIDV chú trọng thông qua việc khảo sát trực tiếp địa điểm kinh doanh và kiểm tra chặt chẽ giấy tờ pháp lý của đơn vị; đồng thời sớm nhận diện và từ chối cung cấp dịch vụ cho các đơn vị nghi ngờ thực hiện giao dịch khống…

This article is from: