5 minute read
Cái lý của tái định vị thương hiệu
Cái lý
Của tÁi định Vị thƯơng hiệu
Advertisement
nguyễn hương
Trong bối cảnh thị trường thay đổi, thị hiếu của khách hàng thay đổi, thương hiệu muốn tiếp tục khẳng định vị thế, chỗ đứng trong tâm trí khách hàng thì cho dù từng thành công và có thâm niên, việc tái định vị là cần thiết cho bất cứ thương hiệu nào. Có thể nói, tái định vị thương hiệu là sự thay đổi tạo bước ngoặt mới cho thương hiệu để tiếp tục phát triển.
cái lý của tái Định vị thương hiệu
Cố chủ tịch Apple, Steve Jobs thường hay nhấn mạnh chữ “thay đổi” trong văn hóa tập đoàn. Chủ tịch Tập đoàn Virgin, Richard Branson luôn tâm niệm “Thay đổi là cách tốt nhất để tồn tại”. Thay đổi còn chính là động lực để phát triển.
Tái định vị thương hiệu, một thuật ngữ nghe rất học thuật, chuyên môn, nhưng thực chất nó là thay đổi thương hiệu. “Khi thời vận đã thay đổi, thương hiệu cũng cần phải đổi thay”.
Có rất nhiều khái niệm về tái định vị thương hiệu nhưng tựu chung lại, đây là một quá trình thay đổi hình ảnh của một doanh nghiệp trong nhận thức, cảm nhận của người tiêu dùng, cán bộ người lao động của chính doanh nghiệp đó. Thương hiệu của một doanh nghiệp
không chỉ là logo, slogan mà còn được kết tinh từ những điều nhỏ nhất như tác phong làm việc, là văn hóa doanh nghiệp thường ngày, là sản phẩm dịch vụ, hình ảnh của doanh nghiệp đó tới công chúng, khách hàng.
Để phù hợp với thị trường thực tế, việc tái định vị thương hiệu là điều cần thiết. Nokia, thương hiệu 150 tuổi là thương hiệu hàng chục năm thống trị thị trường điện thoại di động. Song khủng hoảng đến rất nhanh. Từ năm 2012, Nokia mất ngôi dẫn đầu thị trường điện thoại vào tay Samsung sau 14 năm thống trị và phải bán trụ sở chính tại Phần Lan để đối phó với đà tụt dốc không phanh về vị thế thương hiệu của mình. Lý do chính là Nokia đã không kịp “tái định vị” để trở thành thương hiệu dẫn đầu trên phân khúc Smartphone.
Ví dụ kể trên đã phần nào chứng minh được sự quan trọng của việc tái định vị thương hiệu. Như ông tổ marketing Philip Kotler đã nhận định “không có định vị nào thích hợp mãi mãi”. Khi thị trường thay đổi, thị hiếu khách hàng thay đổi. Đó là lúc thương hiệu cần tái định vị.
bidv –những Điều kiện cần và Đủ Để tái Định vị thương hiệu
Qúa trình 64 năm xây dựng và phát triển của BIDV đã trải qua 4 lần thay đổi tên gọi thích ứng với những thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế của đất nước gắn với những nhiệm vụ cũng như thể hiện mô hình hoạt động của ngân hàng tại từng thời kỳ. Có những giai đoạn sóng gió, thăng trầm nhưng đến nay, BIDV đã ghi dấu ấn là ngân hàng có quy mô lớn nhất tại Việt Nam, khẳng định uy tín và vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, các yếu tố nhận diện thương hiệu như tên gọi tắt, biểu tượng logo đã được BIDV sử dụng từ năm 1992 cho tới nay tạo cho công chúng khách hàng vẫn cảm nhận BIDV vẫn mang dáng vóc của một ngân hàng chuyên doanh. Kết quả nghiên cứu khảo sát khách hàng, nội bộ cán bộ BIDV, hình ảnh thương hiệu BIDV vẫn cần có sự thay đổi để trở nên gần gũi, thân thiện hơn đối với công chúng, khách hàng, thể hiện sự đổi mới, năng động và những giá trị thương hiệu mới.
Chỉ tính riêng trong hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt nam, hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều đã thực hiện thay đổi nhận diện thương hiệu để phù hợp với chiến lược kinh doanh mới. Có ngân hàng đã thực hiện thay đổi đến 2-3 lần.
Thời điểm hiện tại, BIDV đã trở thành công ty đại chúng, xây dựng mô hình ngân hàng thương mại đa năng, hội nhập với thị trường tài chính thế giới.
Năm 2020, BIDV phê duyệt Chiến lược phát triển kinh doanh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Giai đoạn chuyển đổi số toàn hàng, tập trung vào phát triển Ngân hàng bán lẻ với tuyên bố về sứ mệnh “Mang lại lợi ích tiện ích tốt nhất cho khách hàng, cổ đông, người lao động và cộng đồng xã hội” và khát vọng phát triển trở thành “Định chế tài chính hàng đầu khu vực Đông Nam Á, có nền tảng số tốt nhất Việt Nam, phấn đấu thuộc nhóm 100 Ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á”. Các giá trị thương hiệu mới được xác định “Hướng đến khách hàng – Đổi mới sáng tạo – Chuyên nghiệp tin cậy – Trách nhiệm xã hội”.
Theo đó, đòi hỏi BIDV cần có sự đổi mới quyết liệt trong hoạt động để đạt mục tiêu đã đề ra. Để tạo cho công chúng khách hàng cảm nhận về một BIDV đang nỗ lực, tích cực đổi mới, phù hợp với xu thế phát triển chung.
Bởi lẽ đó, tái định vị thương hiệu, tương thích với chiến lược phát triển kinh doanh được coi là điều kiện cần, là cơ sở cho sự phát triển quy mô, hệ thống của BIDV về lâu dài.
Với những giá trị được kết tinh trong suốt 64 năm trưởng thành và phát triển, cùng với khao khát thay đổi mạnh mẽ là hành trang, là cơ hội thuận lợi, có thể nói đây chính là thời điểm có ý nghĩa để BIDV công bố chiến lược thương hiệu, hình ảnh thương hiệu mới tới công chúng, khách hàng và đối tác.