8 minute read
Điện toán đám mây, xu hướng tất yếu cho chuyển đổi số ngân hàng
đám mây ĐIệN TOáN XU HƯỚNG TẤT yẾU
Cho Chuyển đỔi SỐ ngân hàng
Advertisement
Điện toán đám mây (ĐTĐM) đang tạo ra sự thay đổi lớn trong ứng dụng công nghệ thông tin, trong sử dụng tài nguyên và quản lý, phân phối, xử lý thông tin. Đặc biệt, ĐTĐM đóng vai trò nền tảng, chủ đạo trong quá trình chuyển đổi số. nguyễn ngọC
Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần phải cách mạng hóa quy trình kinh doanh và tận dụng các công nghệ mới, như: trí tuệ nhân tạo AI, internet vạn vật IOT, dữ liệu lớn big data,... quá trình đòi hỏi sức mạnh rất lớn về tính toán, lưu trữ và cơ sở hạ tầng CNTT. ĐTĐM đáp ứng được các đòi hỏi đó và được coi là công nghệ nền tảng giúp tăng tốc quá trình chuyển đổi số.
Điện toán Đám mây là gì?
Điện toán đám mây, hay còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. ĐTĐM là công nghệ cho phép năng lực tính toán nằm ở các máy chủ ảo gọi là đám mây trên internet của các nhà cung cấp thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng để mọi người kết nối sử dụng như là dịch vụ khi họ cần. Một cách nôm na, điện toán đám mây giống như điện lưới, cá nhân/ hộ gia đình/doanh nghiệp thay vì đầu tư máy chủ tính toán của riêng mình, giống như máy phát điện, thì sử dụng dịch vụ ĐTĐM, sử dụng đến đâu trả chi phí đến đó mà không phải bận tâm tới việc vận hành, quản lý. Một số ứng dụng như Gmail, GoogleDriver, Dropbox, … là những ứng dụng phổ biến của công nghệ ĐTĐM.
ưu Điểm, lợi ích của Điện toán Đám mây
Để triển khai một ứng dụng, ví dụ như một website, hiện nay đơn vị phải đi mua/thuê máy chủ, sau đó đặt thuê server. Với ĐTĐM, chỉ cần nêu yêu cầu, hệ thống sẽ tự động gom nhặt tài nguyên để đáp ứng. Chính vì vậy, có thể kể đến một vài lợi ích cơ bản của ĐTĐM như sau:
Sử dụng các tài nguyên tính toán động: Các tài nguyên được cấp phát cho doanh nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp muốn một cách tức thời bằng cách huy động tài nguyên rỗi hiện có trên internet.
Nhanh chóng: ĐTĐM cho phép dễ dàng tiếp cận nhiều công nghệ để có thể đổi mới nhanh hơn và phát triển gần như mọi thứ. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu thập tài nguyên khi cần từ các dịch vụ cơ sở hạ tầng, như điện toán, lưu trữ, và cơ sở dữ liệu, đến Internet of Things, machine learning, kho dữ liệu và phân tích…, nhờ đó có thể triển khai nhanh chóng các dịch vụ công nghệ và nhanh chóng cung cấp sản phẩm dịch vụ mới.
Giảm chi phí: Nền tảng đám mây cho phép thay thế chi phí trang bị cơ sở vật chất (trung tâm dữ liệu, máy chủ vật lý, v.v.) và chi phí quản lý, vận hành, bảo trì,.. bằng chi trả cho những tài nguyên CNTT được sử dụng, chi phí này thấp hơn nhiều so với chi phí doanh nghiệp tự trang trải do tính kinh tế theo quy mô.
xu hướng Ứng dụng Điện toán Đám mây
Hiện nay, ĐTĐM không chỉ là xu hướng mà đang được triển khai rất mạnh mẽ trong các doanh nghiệp. Lĩnh vực ngân hàng không là ngoại lệ, các ngân hàng trên thế giới đã và đang ứng dụng ĐTĐM nhằm sớm đưa ra các sản phẩm dịch vụ và thu hút khách hàng. Năm 2020 ngân hàng DBS Singapore có trên 90% ứng dụng ĐTĐM, do ứng dụng ĐTĐM, tỷ lệ lỗi hệ thống đã giảm 71% dù số lượng hệ thống vận hành tăng 166%. Bank of America đã tiết
kiệm hàng tỷ USD và cải thiện tương tác với khách hàng do sử dụng dịch vụ ĐTĐM . Hơn 40% ngân hàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ngoại trừ thị trường Nhật Bản) đã chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ hệ thống CNTT lên ĐTĐM. Ngoài ra, nhiều ngân hàng lớn đang thử nghiệm và đưa vào sử dụng các công nghệ mới trên nền tảng ĐTĐM như Internet of Things, machine learning,,… để tăng tốc độ số hóa.
Tại Việt Nam, một số ít ngân hàng đã ứng dụng ĐTĐM cho các dịch vụ như e-learning, nghiên cứu phát triển, … còn lại các ngân hàng khác mới có kế hoạch triển khai hoặc chưa có kế hoạch ứng dụng ĐTĐM.
Năm 2020, tại báo cáo nghiên cứu về Ứng dụng công nghệ và dịch vụ ĐTĐM tại BIDV do Ban CN thực hiện, Ban Lãnh đạo đã phê duyệt lộ trình ứng dụng ĐTĐM tại BIDV giai đoạn 2021-2023.
những thách thỨc bidv phải vượt qua khi triển khai Ứng dụng ĐtĐm
Để triển khai ứng dụng ĐTĐM, BIDV cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sự quan tâm của các đơn vị nghiệp vụ và kỹ thuật, đó là:
Tuân thủ quy định và đảm bảo an toàn bảo mật thông tin
Quốc Hội, Chính phủ và NHNN đã ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về ứng dụng điện toán đám mây. Trong đó, Luật An ninh mạng có quy định về cung cấp và sử dụng cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet: Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ. Doanh nghiệp ngoài nước phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Việc đảm bảo an toàn bảo mật thông tin đối với dữ liệu trên đám mây cũng là vấn đề thách thức (làm sao không để dữ liệu bị thất thoát/mất mát/ đánh cắp hay thậm chí đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ không truy cập trái phép,…).
Lựa chọn mô hình triển khai
ĐTĐM có nhiều mô hình triển khai, mỗi mô hình đều có những ưu điểm, thách thức riêng cần phải tính đến. ĐTĐM được phân thành 3 loại mô hình chính: mô hình đám mây công cộng (Public Cloud), mô hình đám mây riêng (Private Cloud) và mô hình đám mây lai (Hybrid Cloud). Với lĩnh vực ngân hàng, các ứng dụng cần độ bảo mật cao, tuân thủ bảo vệ bí mật thông tin khách hàng, do đó một số ngân hàng Việt Nam thường chọn mô hình Private Cloud, tuy nhiên mô hình này sẽ có hạn chế về tính đa dạng, về các khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Có thể áp dụng mô hình Public Cloud cho những ứng dụng không yêu cầu tính bảo mật cao như các chương trình tiếp thị, khuyến mại, đào tạo, …
Cần lựa chọn mô hình, nhà cung cấp, cách thức triển khai ứng dụng ĐTĐM đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà Nước, NHNN, đồng thời đảm bảo an toàn bảo mật thông tin, bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư đối với dữ liệu.
Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ triển khai phù hợp
Nhu cầu triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên ĐTĐM rất nhiều và đa dạng. Cùng với việc lựa chọn mô hình triển khai phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước, việc lựa chọn các dịch vụ phù hợp là rất quan trọng. Dịch vụ lựa chọn để triển khai trên ĐTĐM cần đảm bảo tuân thủ quy định của Nhà Nước, an toàn thông tin, dữ liệu của khách hàng nhưng phải đáp ứng được đòi hỏi về dịch vụ của khách hàng, giúp ngân hàng tối ưu hóa các kênh kinh doanh và tối ưu hóa lợi nhuận.
Kiểm soát rủi ro của bên thứ ba
Triển khai các hệ thống, dịch vụ của ngân hàng trên đám mây sẽ tạo ra sự phụ thuộc nhất định vào nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Để giảm thiểu các rủi ro này, cần có các cam kết từ nhà cung cấp, tuân thủ các quy định về an toàn bảo mật thông tin, truy cập dữ liệu, khả năng kiểm toán,…Đồng thời, cần thực hiện quy trình quản lý vòng đời của mối quan hệ với nhà cung cấp và điều chỉnh rõ ràng các mục tiêu kinh doanh với các dịch vụ từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
Với những ưu việt, lợi ích mang lại là rất lớn, việc ứng dụng ĐTĐM là tất yếu khách quan trong thời đại công nghệ số. Đối với lĩnh vực ngân hàng, quyết định số 2655/QĐNHNN ngày 26/12/2019 của NHNN v/v Phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT nghành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định: Phấn đấu đến năm 2025, 60% ngân hàng Việt Nam có sử dụng dịch vụ điện toán đám mây. Đến năm 2030, 100% ngân hàng Việt Nam có sử dụng dịch vụ điện toán đám mây. BIDV, với quyết tâm và bước đi phù hợp, sẽ sớm thành công trong việc ứng dụng điện toán đám mây.