8 minute read

Hành trang để BIDV vững bước vào tương lai

tiêu điểm Hướng tới kỷ niệm 30 năm công ngHệ tHông tin BiDV

Hành trang để BIDV Vững Bước Vào tương laI

Advertisement

Lê Đào NguyêN (*)

Tôi bắt đầu làm việc tại BIDV từ tháng 7/1983 sau khi tốt nghiệp đại học BRNO (Cộng hòa Séc) và hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Suốt 34 năm công tác tại BIDV, tôi đã chứng kiến quá trình vận động, chuyển đổi BIDV từ một định chế tài chính trong lĩnh vực đầu tư, phát triển thành một Ngân hàng thương mại cổ phần có sở hữu Nhà nước chi phối cũng như quá trình hình thành và phát triển hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) như đến ngày hôm nay.

NhữNg Ngày đầu NoN trẻ

Nhớ lại hồi đầu những năm 1990, khi đó BIDV bắt đầu nghiên cứu ứng dụng các thiết bị tin học vào hoạt động nghiệp vụ. Anh Nguyễn Văn Doãn, Tổng Giám đốc BIDV ngày đó, đã giao nhiệm vụ cho tôi với tư cách là một kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật cùng với các cán bộ tin học đầu tiên tại Trụ sở chính như anh Nguyễn Hữu Thắng, anh Nguyễn Xuân Hòa, anh Nguyễn Thanh Long,... để cùng xem xét đầu tư một số máy tính Olivetti (Italia), IBM (Mỹ) và giao cho tôi cùng anh Long nghiên cứu tiếp nhận phần mềm thẩm định dự án đầu tư của Viện Thiết kế, Bộ xây dựng. Đó là cơ duyên gắn bó với công tác CNTT của tôi sau này.

Những năm tiếp theo, với sự chỉ đạo của chị Phùng Thị Vân Anh - Phó Tổng Giám đốc và sau này là Chủ tịch HĐQT BIDV, lực lượng IT non trẻ của BIDV từng bước xây dựng và triển khai các dự án thanh toán liên hàng của BIDV, các dự án phát triển phần mềm phối hợp với FPT rất thành công như phần mềm kế toán IBS, kết nối mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN), thanh toán tập trung T4, T5 với sự tiếp nối của đội ngũ cán bộ IT tiếp theo như anh Nguyễn Tấn Vinh, chị Bùi Thị Tuyết và các anh, em làm công tác tin học tại Trụ sở chính và chi nhánh. Thời gian này cũng cần ghi nhận sự nghiên cứu và phát triển tin học của BIDV TP. Hồ Chí Minh qua sự hợp tác với công ty Gen Pacific và nhóm cán bộ tin học tại chi nhánh như chị Nguyễn Thị Hồng Liên, chị Mai Ngọc Hà…

Có thể nói đến năm 1997, hệ thống ngân hàng cốt lõi dù còn sơ khai nhưng đã hình thành giúp cho BIDV tin học hóa được 50-60% số lượng nghiệp vụ, tổ chức hạch toán được cả nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, thanh toán… dẫu rằng việc hạch toán và quyết toán tại chi nhánh vẫn còn phân tán cả về vật lý cũng như về mô hình tổ chức. Với mong muốn có được một sản phẩm Corebanking chuyên nghiệp, từ năm 1997, Trụ sở chính cùng chi nhánh Sở Giao dịch 2 và một đối tác Singapore bắt đầu nghiên cứu phát triển 01 phần mềm thương mại theo chuẩn quốc tế để áp dụng cho BIDV và sau đó chuyển giao ứng dụng cho các Ngân hàng thương mại khác tại Việt Nam.

Bứt phá với dự áN hiệN đại hóa

Năm 1998, sau khi được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc BIDV, tôi được Ban Lãnh đạo phân công phụ trách công tác CNTT, công việc vừa quen vừa lạ. Lúc này, ngành Ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi thành mô hình ngân hàng 2 cấp (Ngân hàng Trung ương và Ngân hàng thương mại) đồng thời ngành ngân hàng cũng phải đổi mới để hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ thì đã rõ nhưng làm thế nào mới là bài toán khó. Cải cách và đổi mới bắt đầu từ chuyên môn hoạt động ngân hàng (hay nói cách khác từ thay đổi cơ chế chính sách, mô hình, quy trình hoạt động) hay là từ công nghệ ngân hàng, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động

ngân hàng. Sau khi nối lại việc tài trợ cho Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã cho Việt Nam vay vốn để triển khai dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 06 tiểu dự án của các Ngân hàng thương mại trong đó có BIDV.

Ban Quản lý dự án của BIDV ban đầu là chị Trần Thị Hảo - Chánh Văn phòng BIDV - làm Giám đốc, anh Nguyễn Hữu Thắng - Trưởng phòng Điện toán - là Phó Giám đốc bắt đầu xây dựng Báo cáo nghiên cứu kỹ thuật với nhóm chuyên gia tư vấn của Công ty tư vấn IBTCI (Mỹ). Dự án này đã cho BIDV câu trả lời về nội dung cải cách hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế thông qua việc triển khai phần công nghệ Corebanking, ứng dụng CNTT vào 100% nghiệp vụ ngân hàng đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động của BIDV từ phân tán sang tập trung. Tiếp đó, năm 2011 cùng với việc thành lập Trung tâm CNTT BIDV do anh Đặng Mạnh Phổ được điều động từ Cục Công nghệ tin học NHNN về làm Giám đốc đã tạo cho BIDV lực lượng cán bộ CNTT đủ mạnh, tự tin để đẩy nhanh việc triển khai dự án.

Sau khi lựa chọn được nhà thầu Siverlake (Malaysia), BIDV đã huy động hàng trăm lượt cán bộ tham gia triển khai dự án Hiện đại hóa. Nhóm kỹ thuật gồm chị Tuyết, anh Vinh cùng với sự hỗ trợ của anh Phổ, anh Long, anh Hòa; Nhóm nghiệp vụ như chị Phan Thị Chinh, anh Nguyễn Trung Kiên thực hiện triển khai phân hệ Kế toán (G/L); anh Lê Ngọc Lâm, anh Đinh Tuấn Hồng - phân hệ Tín dụng; chị Nguyễn Thị Hiền, chị Đào Bích Diệp - phân hệ Tiền gửi; chị Đặng Thị Huệ - phân hệ Treasury; chị Khúc Mai Chi - phân hệ Thanh toán; anh Lương Ngọc Tú – phân hệ Tài trợ thương mại; chị Trần Lê Như, anh Trương Hồng Quân phân hệ BDS; chị Lê Tú Hạnh - phân hệ Thẻ; anh Nguyễn Thanh Sơn - phân hệ khách hàng CIF và đặc biệt với sự tham gia nhiệt tình của các chi nhánh tham gia đợt đầu của 07 đơn vị gồm Chi nhánh Sở giao dịch 1, Phòng giao dịch 1- SGD1, Phòng giao dịch Láng Hạ - SGD1, Chi nhánh Bắc Hà Nội, Chi nhánh Hà thành, Chi nhánh Cầu Giấy, Chi nhánh Sài Gòn.

Tháng 5/2003, cấu phần dự án của BIDV hoàn thành, đi vào sử dụng. Tiếp đó, bằng nguồn vốn tự có của mình cùng với sự phối hợp của nhà thầu, tháng 6/2006, BIDV hoàn thành triển khai dự án đến tất cả các chi nhánh còn lại, khẳng định dấu mốc của chuyển đổi thành công hoạt động của BIDV sang một trình độ mới tương đương với các ngân hàng thương mại trong khu vực cả về nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng.

Nối tiếp thàNh côNg

Tiếp theo dự án Hiện đại hóa, BIDV đã triển khai thành công nhiều dự án công nghệ khác như Thẻ VISA, Chuyển vốn nội bộ (FTP), Quản lý nội bộ ERP, nâng cấp Treasury, Tài trợ thương mại TF, dự án phê duyệt tín dụng tập trung (LOS), Smartbanking… để hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân cũng như yêu cầu quản lý, điều hành của BIDV. Có thể nói rằng, CNTT đã trở thành một trong những yếu tố đắc lực đưa BIDV trở thành một Ngân hàng thương mại có quy mô và thương hiệu hàng đầu trong nước và khu vực, liên tục trong nhiều năm liền được Bộ Thông tin truyền thông xếp hạng là ngân hàng thương mại hàng đầu trong ứng dụng CNTT cũng như được tặng nhiều danh hiệu về CNTT.

Từ giữa những năm 2000, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trở thành xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới, đó là quá trình tích hợp các công nghệ thông minh trên nền tảng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình, sản xuất của doanh nghiệp và ngân hàng với sự kết nối internet vạn vật, dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ kết nối 5G, 6G... đòi hỏi BIDV phải chủ động sẵn sàng để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển lên tầng cao mới. Để thực hiện mục tiêu trên, BIDV đã và đang triển khai 2 trụ cột, đó là (i) Triển khai dự án core mới để hoàn thiện và hợp lý hóa cơ sở dữ liệu cũng như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng kỹ thuật cao với nhiều kênh phân phối; (ii) Thực hiện dự án tư vấn chuyển đổi số, xây dựng nội dung và kế hoạch chuyển đổi số đối với các sản phẩm dịch vụ cũng như kênh phân phối với vai trò nòng cốt của Ban Công nghệ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Ngân hàng số và các Ban nghiệp vụ đầu mối lớn.

Với sự chỉ đạo và tạo điều kiện của Ban Lãnh đạo BIDV, với đội ngũ cán bộ CNTT và nghiệp vụ và với truyền thống 30 năm xây dựng và phát triển CNTT, tôi tin tưởng rằng BIDV sẽ thực hiện thành công chiến lược chuyển đổi số, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và trải nghiệm khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của BIDV để đến năm 2045 trở thành ngân hàng hiện đại có công nghệ, quy mô, hiệu quả hàng đầu trong khu vực. (*) Nguyên Ủy viên HĐQT BIDV

This article is from: