6 minute read
“Nhận thức đúng, quyết tâm cao, hành động quyết liệt đẩy nhanh quá trình đổi mới, xây dựng BIDV phát triển trường tồn và thịnh vượng”
Phát biểu tại Hội nghị đại biểu Người lao động toàn hệ thống BIDV năm 2021, Chủ tịch HĐQT Phan Đức Tú đã có những đánh giá sâu sắc về nỗ lực vượt khó của BIDV sau quãng thời gian nhiều thử thách, rút ra những bài học quý báu và chỉ ra chiến lược phát triển, định hướng hoạt động của hệ thống trong thời gian tới... Đầu tư Phát triển xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả phần lược ghi bài phát biểu quan trọng này.
Advertisement
Vượt qua gian nan
Hành trình 64 năm hình thành và phát triển của BIDV là một lịch sử hào hùng, vẻ vang, vinh dự của một định chế tài chính gắn liền với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam thời hiện đại. Để có được những giá trị lịch sử riêng có đó, BIDV đã trải qua không ít giai đoạn, thời k ỳ, thời điểm khó khăn. Nhưng có lẽ giai đoạn 2016 - 2020 là giai đoạn khó khăn, một thời kỳ đặc biệt thể hiện trên cả hai bình diện.
Bình diện thứ nhất là những tác động tiêu cực và hệ lụy của kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến sự phát triển của BIDV. Đó là khủng hoảng tài chính thế giới, lạm phát, giảm phát, lạm phát ở Việt Nam; đó là bong bóng và vỡ bong bóng của thị trường chứng khoán Việt Nam; đó là vỡ bong bóng thị trường bất động sản, vận tải sông biển, đóng tàu... làm ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng, năng lượng - là những ngành nghề, khách hàng truyền thông của BIDV; đó là luật pháp điều chỉnh hoạt động ngành Ngân hàng chưa theo kịp với thực tiễn, còn nhiều bất cập, chồng chéo...v.v.
Bình diện thứ hai là những thách thức từ nội tại BIDV. Đó là sự tăng trưởng quá nhanh về quy mô trong một số thời điểm đã khiến BIDV phát triển thiếu bền vững; đó là hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng với quy mô; đó là năng lực tài chính và khả năng đáp ứng các chỉ số an toàn thấp; đó là nhiều chương trình tín dụng chính sách đang tạo gánh nặng tài chính cho hệ thống...v.v.
Nếu những tác động của tình hình kinh tế vĩ mô ảnh hưởng chung đến nhiều định chế tài chính khác, thì những thách thức từ nội tại BIDV là khó khăn riêng có, cũng là khó khăn lớn nhất.
Trước những khó khăn, thách thức đó, cùng với việc lập và thực hiện Phương án tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2016 - 2020, BIDV đã nghiên cứu, lường đón; xác lập quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, lộ
trình và tiến hành xử lý từng vấn đề cho cả giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tập trung vào những nội dung trọng yếu:
Thứ nhất, xác định và thực hiện tốt quan điểm hoạt động giai đoạn này là “Phát triển để cơ cấu, cơ cấu để phát triển tốt hơn”. BIDV không thể dừng lại, mà phải phát triển, để có nguồn lực tài chính xử lý các vấn đề nội tại. Nhà nước đã tạo điều kiện cho chúng ta về thời gian, về cơ chế chính sách với các Quyết định 254, Nghị quyết 42, Quyết định 1058... còn việc tạo nguồn lực tài chính để tái cơ cấu là trách nhiệm của BIDV. Và ngược lại, BIDV cần nỗ lực tái cơ cấu, khắc phục hạn chế để phát triển bền vững hơn... Kết quả là chúng ta đã thực hiện tốt quan điểm này, đây chính là yếu tố cốt lõi giúp BIDV hoàn thành Phương án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 vừa qua; tạo được thế và lực cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Thứ hai, tiếp tục tăng trưởng về quy mô một cách hợp lý, bền vững. Đến 2020, tổng tài sản BIDV đạt 1.492.519 tỷ đồng, tăng gấp 1,76 lần so với đầu 2016 và giữ vị trí dẫn đầu thị trường; dư nợ đạt 1.194.180 tỷ đồng, tăng gấp 1,9 lần so với đầu 2016; Huy động vốn đạt 1.274.544 triệu tỷ đồng, tăng gấp 2 lần năm 2016, vẫn đảm bảo vị thế thị trường, vừa có nguồn lực để tái cơ cấu.
Thứ ba, cơ cấu lại toàn diện danh mục tài sản có, tín dụng, đầu tư, nguồn vốn, nguồn thu... Đây là quyết tâm, là thành công lớn nhất, có ý nghĩa nhất trong giai đoạn này. Về tín dụng: tăng tỷ trọng với phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về đầu tư: Thoái vốn, xử lý các khoản đầu tư không hiệu quả. Về nguồn vốn: tăng tỷ trọng huy động từ khách hàng cá nhân, khách hàng định chế tài chính, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp FDI. Về nguồn thu: Gia tăng tỷ trọng thu dịch vụ... Đồng thời, BIDV cũng đã tăng
Chủ tịch HĐQT Phan Đức Tú phát biểu tại Hội nghị
cường xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư mạnh về công nghệ… tạo nền tảng vững chắc để cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.
Thứ tư, về đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả kinh doanh: BIDV đã nỗ lực xử lý nợ xấu: kiểm soát nợ xấu mới phát sinh; xử lý nợ xấu cũ; mua hết nợ VAMC; xử lý ngoại bảng,... đã kéo giảm nợ xấu xuống mức 1,68%... Đồng thời, BIDV cũng tập trung cải thiện các chỉ số an toàn, nâng định hạng tín nhiệm quốc tế: Các chỉ số: CAR, Tỷ lệ vốn ngắn hạn/cho vay trung dài hạn, CIR, LDR... đảm bảo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Hiệu quả kinh doanh tiếp tục được cải thiện, đảm bảo lợi nhuận hợp lý: chênh lệch thu chi năm 2020 đạt 32.000 tỷ đồng, gấp 2,4 lần năm 2015; giá cổ phiếu tăng khá; nộp ngân sách 5 năm (2016 - 2020) là 27.900 tỷ đồng; Vốn Nhà nước tại BIDV được bảo toàn và phát triển: năm 1991 là 200 tỷ đồng, năm 2020 là 32.573 tỷ đồng (theo vốn điều lệ), là 65.957 tỷ đồng (theo vốn tự có), là 156.026 tỷ đồng (theo thị giá).
Thứ năm, tập trung đánh giá, sắp xếp các đơn vị liên doanh, liên kết, các đơn vị hải ngoại theo hướng thiết thực, hiệu quả. Đồng thời, tập trung nâng cao năng lực tài chính và tìm đối tác chiến lược. Sau một thời gian đàm phán kiên trì, khoa học… BIDV đã bán chiến lược thành công - hoàn thành xuất sắc một trong hai nhiệm vụ được giao trong Quyết định 2414 về cổ phần hóa BIDV. Sự kiện này mang lại những giá trị to lớn: Nâng cao năng lực tài chính, BIDV trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất thị trường; đảm bảo yêu cầu hệ số CAR theo Basel II; có được một đối tác chiến lược tốt với quyết tâm cao và hỗ trợ hiệu quả cho BIDV.
Thứ sáu, tiếp tục triển khai mạnh mẽ các giải pháp mở rộng nền khách hàng. Kết quả: số khách hàng doanh nghiệp tăng mạnh, từ 191.535 vào đầu năm 2016 lên 320.317 vào năm 2020 (tăng 67,5%); khách hàng cá nhân tăng từ 7,6 triệu vào đầu năm 2016 lên 11,6 triệu vào năm 2020 (tăng 53%)...