6 minute read

Nỗ lực đổi mới trong công tác đào tạo

Nỗ lực đổi mới

trong Công tÁC đào tạo

Advertisement

LAN HươNG

Với những mục tiêu quan trọng được đề cập trong “Chiến lược phát triển kinh doanh của BIDV đến năm 2025 - tầm nhìn đến năm 2030”, Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã xây dựng Kế hoạch phát triển giai đoạn 2021 - 2025 và được Hội đồng quản trị BIDV phê duyệt tại Nghị quyết số 547/NQ-BIDV.

Trong đó, Viện chú trọng đào tạo phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập, góp phần tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ và thu hút nhân tài cho BIDV, nghiên cứu ứng dụng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của BIDV, tạo uy tín và nâng cao hình ảnh BIDV trên thị trường…

triển khai nhiều nội Dung, hình thứC đào tạo phù hợp và hiệu quả

Đại dịch Covid-19 đã tác động sâu rộng đến hoạt động đào tạo và buộc các đơn vị liên quan phải thay đổi để thích nghi. Bởi vậy, trong 6 tháng đầu năm 2021, Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa tích cực triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch, vừa chủ động xây dựng các kịch bản triển khai công việc theo sát tình hình dịch bệnh để đảm bảo hoàn thành tốt nhất kế hoạch được BIDV giao.

Tính đến hết 30/06/2021, Viện đã hoàn thành bình quân 66,6% kế hoạch năm. Trong đó đã tổ chức đào tạo thành công 145 lớp mới (77 lớp tập trung, 68 lớp E-learning) cho 35.188 lượt học viên với chất lượng đánh giá tốt và rất tốt bình quân đạt 93%. Tiêu chí “Nội dung chương trình” và “Công tác tổ chức lớp” được đánh giá cao thể hiện chất lượng nội dung các khóa đào tạo (nhất là các khóa E-learning) được cải thiện rõ rệt, công tác tổ chức của Viện ngày càng chuyên nghiệp.

Các chương trình đào tạo trong 6 tháng đầu năm tập trung chủ yếu đào tạo trang bị nghiệp vụ và kỹ năng chung cho cán bộ khối bán lẻ, tác nghiệp, hỗ trợ và quản lý rủi ro. Viện cũng đã tích cực hỗ trợ các Ban/Trung tâm Trụ sở chính và các đơn vị thành viên tổ chức đào tạo theo nhu cầu riêng, phù hợp với tính chất công việc của từng đơn vị.

Để phù hợp với diễn biến dịch bệnh, các chương trình đào tạo tổ chức theo hình thức tập trung đều được lựa chọn kỹ lưỡng, ưu tiên các chương trình trọng điểm có nội dung chuyên sâu, có nhu cầu trao đổi nhóm lớn, tổ chức vào các thời điểm tình hình dịch được kiểm soát và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng chống dịch. Có thể kể đến các chương trình: Lãnh đạo Ngân hàng tương lai khóa 10, Kỹ năng tư vấn bảo hiểm nhân thọ

nâng cao, Mô hình toán phục vụ quản lý rủi ro, Đào tạo cán bộ QLKH phân khúc khách hàng cao cấp (PRM), kỹ năng quản lý phòng tổ, phân tích tài chính doanh nghiệp và phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính… Các khóa học đào tạo tác nghiệp khác được tăng cường đào tạo theo hình thức E-learning, đồng thời mở rộng kênh tương tác giữa giảng viên và học viên qua Zoom, lớp học ảo, webex… Đặc biệt Viện đã nghiên cứu và triển khai thành công 2 lớp đào tạo theo hình thức Game mô phỏng khóa học “Một số lưu ý tác nghiệp tiền gửi trên BDS” và nhận được phản hồi tích cực của học viên.

thựC hiện tốt CáC Công táC hỗ trợ đào tạo

Cùng với nhiều nỗ lực cải tiến, nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, Viện cũng chú trọng trong công tác tổ chức để đạt được hiệu quả cao như công tác kiểm định chất lượng và đánh giá hiệu quả đào tạo, hoạt động hợp tác quốc tế….

Viện tiếp tục duy trì liên kết, hợp tác với các đối tác lớn, quan trọng trong nước và quốc tế nhằm mang lại các cơ hội tham gia các chương trình đào tạo/hội thảo chuyên sâu và các học bổng thiết thực về chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế cho cán bộ của BIDV. Trong 6 tháng đầu năm đã có 6 cán bộ của BIDV được nhận học bổng từ các tổ chức quốc tế và nhiều cán bộ được tham gia các hội thảo và chương trình đào tạo chuyên sâu chất lượng như: “Pragmatic Scrum”, “Scrum Essence Online”, “Thành công nghề nghiệp trong lĩnh vực Tài chính và Kế toán trong thời đại kỷ nguyên số”, “Đánh giá 2 năm thực thi Hiệp định CPTPP tại Việt Nam từ góc nhìn doanh nghiệp”, “Dẫn dắt sự hồi phục - Tài chính bền vững sau khủng hoảng”.

Để đánh giá lại chất lượng đào tạo học viên, Viện đã rất quan tâm đến hoạt động khảo thí thông qua các cuộc thi năng lực quản lý cho 954 lãnh đạo/quy hoạch lãnh đạo cấp phòng, kiểm tra năng lực chuyên môn các vị trí đối với 560 cán bộ của 14 Ban/Trung tâm Trụ sở chính và 364 cán bộ kiểm soát viên chuyển tiền quốc tế. Các cuộc thi đều được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp, ứng dụng hiệu quả công nghệ trong công tác kiểm tra/sát hạch và tuyển dụng đảm bảo minh bạch, an toàn, hiệu quả.

Với các kết quả đã đạt được, Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV quyết tâm vượt qua các khó khăn để thực hiện tốt Nghị quyết số 547/NQ-BIDV - cấu phần quan trọng để hoàn thành chiến lược kinh doanh BIDV trong giai đoạn 2021 - 2025, góp phần BIDV khẳng định vững vàng vị thế ngân hàng hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Bên cạnh hoạt động đào tạo, Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã có nhiều đổi mới trong hoạt động nghiên cứu với các báo cáo nghiên cứu đa dạng, chất lượng, tăng hàm lượng tư vấn trực tiếp cho hoạt động của BIDV và mang tính chất chuyên sâu. Có thể điểm lại những báo cáo nổi bật như: Báo cáo tư vấn những kinh nghiệm tốt nhất phục vụ công tác quản lý, điều hành cấp chi nhánh, thực trạng tại BIDV và đề xuất; Báo cáo đo lường hiệu quả kỹ thuật chi nhánh BIDV; Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh BIDV, Báo cáo về ngân hàng số và fintech cho đối tác Hanabank; Các báo cáo về cho vay tiêu dùng ô tô, năng lượng tái tạo, thị trường chứng khoán tại Việt Nam…

Ngoài ra, Viện cũng đã hoàn thành 06 báo cáo kinh tế vĩ mô định kỳ tháng/quý; 06 Báo cáo định kỳ về tình hình các nước Lào, Campuchia, Myanmar; 09 báo cáo chuyên sâu vĩ mô và ngành kinh tế.

This article is from: