7 minute read

Điểm danh một số hành vi tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng

Cùng với sự phát triển của công nghệ, sự đa dạng của các giao dịch kinh tế, sự gia tăng của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số,... hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là tội phạm sử dụng công nghệ cao, xuất hiện ngày càng nhiều với các thủ đoạn tinh vi, phức tạp hơn.

Trong thời gian gần đây, các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản cảnh báo, trong đó nổi lên một số hành vi như sau:

Advertisement

Thứ nhất: Gửi tin nhắn chứa link (đường dẫn) giả để xác thực giao dịch (chuyển tiền, nâng cấp, chuyển đổi SIM), sau đó lừa khách hàng bấm vào link đó để lấy cắp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng số (tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP) và dịch vụ thẻ (số thẻ, mã bảo mật). Các tin nhắn lừa đảo thường có tên thương hiệu (Info…Bank, Transfer...) hiển thị dưới dạng SMS Brandname, được gửi vào các thời điểm khách hàng dễ mất cảnh giác hoặc ngân hàng không hoạt động như đêm, rạng sáng, ngày cuối tuần, dịp lễ Tết để hạn chế hoặc làm chậm trễ việc khách hàng tiếp cận sự hỗ trợ của ngân hàng.

Thứ hai: Mạo danh, sử dụng giấy tờ giả khi mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng; Cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán; mua bán, thuê, cho thuê thẻ hoặc thông tin thẻ, mở hộ thẻ. Gian lận trong mở, sử dụng tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử: Làm giả, chỉnh sửa thông tin giấy tờ tùy thân; Can thiệp đường truyền để thay đổi, chỉnh sửa thông tin nhận biết khách hàng; Khách hàng mở tài khoản thanh toán không phải thực thể sống do sử dụng hình ảnh tĩnh, hình ảnh qua các phần mềm chỉnh sửa khuôn mặt, sử dụng video cắt ghép, mạo danh khuôn mặt (deepfake) hoặc sử dụng mặt nạ 3D…; Mở tài khoản thanh toán để giải ngân tín dụng bất hợp pháp hoặc sử dụng cho mục đích vi phạm pháp luật khác;…

Thứ ba: Một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hệ thống ngân hàng, trung gian thanh toán để chuyển tiền cho các mục đích bất hợp pháp với các thủ đoạn và phương thức như: • Chuyển tiền cho các mục đích đánh bạc, cá độ bóng đá, đặc biệt là trong thời gian diễn ra các giải bóng đá lớn, ví dụ như Giải vô địch bóng đá Châu Âu, Giải vô địch bóng đá Nam Mỹ, Vòng loại World Cup 2022... • Các tổ chức thực hiện giao dịch tài chính (thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bằng các hợp đồng ngoại thương, thanh toán quốc tế) để: Chuyển tiền quốc tế liên quan đến hàng hóa nhập khẩu từ các nước cho bên thứ ba nhưng bên thứ ba (công ty thụ hưởng) không có website riêng hoặc không có thông tin về ngành nghề kinh doanh hoặc ngành nghề kinh doanh không phù hợp với mặt hàng theo hợp đồng mua bán; Chuyển tiền cho nhiều người thụ hưởng

hươNg PhươNg

Ngày 20/7/2021, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) công bố Báo cáo 6 tháng đầu năm 2021 với lợi nhuận trước thuế đạt 216 tỷ đồng, đạt 120% kế hoạch kinh doanh năm 2021.

6 tháng, BsC đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2021

Trong báo cáo tài chính được công bố ngày 20/7/2021, doanh thu hoạt động của BSC trong quý II/2021 đạt hơn 347 tỷ đồng, gấp 1,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu hoạt động của BSC đạt 615 tỷ đồng với mức tăng tốt trên cả 3 mảng là môi giới, tư vấn tài chính và tự doanh.

Lợi nhuận trước thuế riêng trong quý II của BSC đạt 145,6 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế lũy kế 6 tháng năm 2021 đạt 216 tỷ đồng, vượt 20% so với kế hoạch kinh doanh năm 2021 được ĐHĐCĐ phê duyệt.

Kết quả này phản ánh nỗ lực lớn của BSC trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là ở mảng môi giới chứng khoán với sự ra đời của hàng loạt tính năng mới như Mở tài khoản chứng khoán trực tuyến áp dụng công nghệ eKYC, Tư vấn giao dịch và hỗ trợ khách hàng trên nền tảng zalo (Zalo Chứng khoán BSC), triển khai chức năng chuyển/ nộp tiền vào tài khoản chứng khoán nhanh chóng thông qua đầu số định danh 9618…

Theo công bố của HNX và HoSE, BSC nằm trong Top 8 công ty chứng khoán có thị phần môi giới chứng khoán phái sinh, Top 2 công ty chứng khoán có thị phần môi giới trái phiếu chính phủ lớn nhất trên HNX và duy trì vị trí trong Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ lớn nhất trên sàn HoSE 6 tháng đầu năm 2021.

Bên cạnh nỗ lực trong hoạt động kinh doanh, BSC cũng triển khai nhiều hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như Ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19, tài trợ cho cuộc thi viết báo cáo phân tích cho sinh viên của RMIT Research Challenge… Vũ Kỳ

ở nhiều quốc gia khác nhau theo hình thức thanh toán trả sau trong mô hình kinh doanh tạm nhập tái xuất, giá trị lớn bất thường, không tương ứng với giá trị hàng hóa hoặc giá trị cao hơn nhiều so với vốn điều lệ và quy mô kinh doanh thông thường của công ty; Ngân hàng phát hành L/C với giá trị lớn (mỗi L/C khoảng 1 triệu USD) theo đề nghị của khách hàng là tổ chức Việt Nam nhưng hàng hóa không về Việt Nam, tổ chức chỉ đóng vai trò trung gian; Tổ chức chuyển tiền ra nước ngoài với số tiền lớn, ứng trước 100% giá trị hợp đồng nhưng khi yêu cầu hoàn trả lại số tiền thì ngân hàng nước ngoài xác nhận đã ghi có vào tài khoản và tài khoản đã đóng, số dư rất nhỏ hoặc bằng 0; Tổ chức chuyển tiền ra nước ngoài thanh toán hợp đồng nhập khẩu giá trị lớn nhưng chứng từ (hợp đồng, phụ lục hợp đồng, hóa đơn…) sơ sài và bất thường; Sử dụng 01 bộ hồ sơ thương mại xuất nhập khẩu, tờ khai hải quan thật để chuyển tiền nhiều lần tại nhiều ngân hàng khác nhau; Tổ chức chuyển tiền ra nước ngoài thanh toán trả trước theo hợp đồng nhưng số tiền trên hợp đồng sau đó không khớp với số tiền thực chuyển; • Chuyển tiền ra nước ngoài thông qua hình thức làm hợp đồng công chứng để cho, tặng và các dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán, phương tiện thanh toán (thẻ visa, master…) cho các mục đích bất hợp pháp: kinh doanh forex, chứng khoán, tiền ảo; hoặc cá nhân chuyển tiền ra nước ngoài giá trị lớn nhưng chưa xác định được mục đích giao dịch (giao dịch liên quan đến đối tượng lừa đảo hoặc từ việc góp vốn mua cổ phần từ các công ty, hợp tác kinh doanh chưa rõ mục đích)…

Nhằm tăng cường phòng ngừa, phát hiện sớm và ngăn chặn các hành vi vi phạm, BIDV thường xuyên phổ biến thông tin đến cán bộ nhân viên về các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, các phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản; các quy định, hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước; đồng thời, thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, kiểm soát, hậu kiểm tại Trụ sở chính và các chi nhánh nhằm kiểm soát rủi ro; tăng cường giám sát giao dịch nghi ngờ...

Để góp phần ngăn ngừa tội phạm ngân hàng và giúp khách hàng bảo vệ tài sản, mỗi cán bộ BIDV phải luôn nâng cao ý thức phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; chủ động tìm hiểu thông tin và nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật; tích cực truyền thông tới khách hàng khi đến giao dịch trực tiếp tại đơn vị để tránh những rủi ro có thể gặp phải; cảnh báo khách hàng không truy cập vào các website giả mạo BIDV hoặc các website có dấu hiệu khả nghi khác; hướng dẫn khách hàng các biện pháp bảo mật thông tin tài khoản thanh toán, đảm bảo an ninh, an toàn thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến…

This article is from: