8 minute read
BIDV vững vàng hành trang Chuyển đổi số
HƯƠNG TRÀ - VĂN HẢI
Trước xu hướng số hóa của nền kinh tế và lĩnh vực tài chính ngân hàng, BIDV đã chủ động xây dựng những đề án, chiến lược quan trọng cùng các chương trình hành động cụ thể để số hoá hành trình trải nghiệm của khách hàng cũng như ứng dụng công nghệ vào nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến sản phẩm tiện ích hơn nữa cho người dân.
Advertisement
Không gian trải nghiệm số của BIDV tại sự kiện “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng” tiên tiến trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm/dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hoạt động nghiệp vụ, quản trị rủi ro và an toàn hệ thống.
Chiến lược chuyển đổi số toàn diện
Với định hướng đúng đắn của Ban Lãnh đạo BIDV đã tác động mạnh mẽ đến Ngân hàng trong công cuộc chuyển đổi số. BIDV xác định rất rõ và có chiến lược chuyển đổi số cụ thể, bài bản. Trong chiến lược đó, BIDV lựa chọn khách hàng là trung tâm, vì vậy BIDV luôn chủ động thay đổi trong cách làm, cách nghĩ, từ mô hình kinh doanh đến mô hình quản trị.
Ngày 31/05/2021, HĐQT BIDV đã ban hành Nghị quyết 468/NQ-BIDV phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số của BIDV giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. BIDV xác định mục tiêu rõ ràng để bứt tốc đó là: Đổi mới toàn diện hoạt động của BIDV theo hướng hiện đại, trên cơ sở ứng dụng và khai thác hiệu quả các thành tựu của cuộc CMCN 4.0; Xây dựng BIDV trở thành ngân hàng có nền tảng số tốt nhất Việt Nam. Đồng thời, phát triển nhanh nền khách hàng số, thu hút khách hàng chuyển dịch giao dịch từ kênh truyền thống sang kênh số; gia tăng tiện ích và trải nghiệm khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ; tăng cường hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững trên cơ sở thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, Phát biểu tại sự kiện “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng”, Phó Tổng Giám đốc BIDV Nguyễn Thị Quỳnh Giao chia sẻ: “Chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà buộc phải chọn để định hình tương lai phát triển của tổ chức mình. Hành trình chuyển đổi số của ngành ngân hàng không đơn giản mà ở một quy mô rất lớn, ảnh hưởng đến hàng triệu người dân. Tuy nhiên, BIDV luôn quyết tâm cao và tin tưởng sẽ thành công trong thực hiện chuyển đổi số. BIDV với vai trò là ngân hàng Nhà nước lớn cam kết luôn giữ được vai trò tiên phong trong đổi mới và thực thi các chính sách của Chính phủ.”
Để thực hiện mục tiêu trên, BIDV xác định rõ 04 trụ cột và 8 phương diện thực hiện. 04 trụ cột bao gồm: (i) Số hóa toàn diện 360 độ hoạt động ngân hàng bao gồm các sản phẩm, kênh phân phối, các hoạt động tác nghiệp và hoạt động quản trị nội bộ ngân hàng. (ii) Xây dựng hệ sinh thái số đa dạng, trong đó chú trọng lĩnh vực tài chính, đời sống. (iii) Xây dựng văn hóa chuyển đổi số, đào tạo kiến thức số, ứng dụng phương pháp làm việc và phát triển phần mềm linh hoạt, ra quyết định dựa trên dữ liệu để đưa sản phẩm ra thị trường trên các kênh số nhanh hơn. (iv) Làm chủ tương lai số hóa với việc điều chỉnh mô hình quản trị nội bộ để hỗ trợ triển khai quá trình số hóa thành công.
Việc triển khai chiến lược chuyển đổi số nói trên cần phải có sự thay đổi về nhận thức và phương pháp tiếp cận. Về chuyển đổi nhận thức của cán bộ nhân viên, BIDV đẩy mạnh các chương trình truyền thông, tổ chức các sự kiện nhằm cung cấp thông tin, tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp về chuyển đổi số. Phương pháp tiếp cận chuyển đổi số cũng được triển khai toàn diện trên 3 khía cạnh là Công nghệ, Kinh doanh, Văn hóa và Quản trị.
Các nhóm giải pháp triển khai để hiện thực hóa Chiến lược chuyển đổi số được thực hiện nhịp nhàng và đồng bộ gồm: Giải pháp về khách hàng và thị trường; Giải pháp về sản phẩm và kênh phân phối; Số hóa quy trình; Xây dựng nền tảng kiến trúc công nghệ số, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại BIDV; Hợp tác với đối tác; Xây dựng văn hóa chuyển đổi số và nguồn nhân lực; Giải pháp về mô hình, quản trị và Giải pháp về quy định và tuân thủ.
Đặc biệt, để thực hiện hiệu quả Quyết định số 171/QĐ-NHNN ngày 18/02/2022 của NHNN về Kế hoạch của ngành Ngân hàng triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg, BIDV đã tiên phong triển khai các tiện ích phục vụ người dân, khép kín hành trình trải nghiệm số của khách hàng. Trong đó, định danh khách hàng điện tử (eKYC) được xem như cánh cửa đầu tiên. Việc BIDV triển khai thành công tính năng mở tài khoản và đăng ký dịch vụ bằng phương thức eKYC trên ứng dụng SmartBanking đã hỗ trợ khách hàng đăng ký mở mới tài khoản trực tuyến và giao dịch ngay trên SmartBanking mọi nơi, mọi lúc mà không phải mất thời gian tới quầy giao dịch của ngân hàng. Đây là nền tảng để phát triển các tính năng khác, đưa ứng dụng ngân hàng điện tử trở nên đa dạng, đầy đủ hơn với sự hỗ trợ xác thực từ eKYC.
Hiện nay, BIDV đã và đang tiếp tục phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Công an để triển khai và tích hợp các dữ liệu trên CCCD điện tử với các ứng dụng của ngân hàng. BIDV cũng tiên phong trong triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến dịch vụ công cấp độ 3, 4; Phối hợp với Tổng cục Thuế xây dựng các tính năng kết nối giữa tài khoản thuế của người dân với tài khoản của ngân hàng một lần duy nhất để thực hiện các giao dịch thuế. Việc ứng dụng dữ liệu CCCD đã giúp BIDV hoàn thiện và phát triển kỹ năng số của mình đồng thời mở rộng hệ sinh thái thông qua nền tảng BIDVSmartBanking dành cho khách hàng cá nhân hoặc BIDV iBank dành cho kháchhàng doanh nghiệp.
Kết quả đạt được và hành trình sắp tới
Nắm bắt được định hướng tài chính toàn diện và chuyển dịch số của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, BIDV từ lâu đã chủ động chuẩn bị cho chiến lược số hóa của mình. Trên hành trình đó, với nỗ lực và hành động quyết liệt, BIDV đã gặt hái được nhiều thành công. Tỉ trọng số lượng giao dịch trên kênh số của BIDV đã tăng mạnh, chiếm đến 93%; giao dịch số của riêng năm 2021 bằng cả 3 năm trước cộng lại. Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng theo cấp số nhân qua các năm. Năng động, tích cực trong lĩnh vực chuyển đổi số, BIDV đã gặt hái được nhiều giải thưởng của các tổ chức uy tín trong và ngoài nước như: Lần thứ 7 nhận giải Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2022 (Best Retail Bank) do Tạp chí The Asian Banker trao tặng; Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu 2021, Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu 2021, Sản phẩm dịch vụ sáng tạo tiêu biểu do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Vietnam) trao tặng…
Khi ứng dụng giải pháp eKYC số lượng khách hàng mở tài khoản số BIDV thành công lên đến 2 triệu khách hàng. Đây là con số của riêng BIDV nhưng cũng cho thấy bức tranh toàn cảnh của ngành Ngân hàng khi đang có cơ hội phục vụ hơn 60 triệu người dân. Mức độ tăng trưởng, tiềm năng phát triển cho thấy khả năng tạo ảnh hưởng, triển khai sâu rộng các giải pháp số hóa cho người dân. Đây cũng là tiền đề quan trọng để thực thi chính sách chuyển đổi số quốc gia.
Ngoài ra, BIDV kết nối rộng khắp với hầu hết các công ty fintech; 1.500 nhà cung cấp dịch vụ lớn trong nước cũng cho phép BIDV tạo lập hệ thống hơn 2.700 dịch vụ thanh toán, chi tiêu cho khách hàng trên SmartBanking.
Trong thời gian tới, BIDV tiếp tục phối hợp với Bộ Công an tập trung làm sạch dữ liệu khách hàng, kết hợp với chữ ký điện tử, để cung cấp dịch vụ tín dụng cho người dân một cách đơn giản, dễ dàng nhất. Cách tiếp cận đồng vốn của người dân với ngân hàng được đơn giản hóa, đặc biệt là vốn tín dụng tiêu dùng trong hạn mức nhỏ từ 50 triệu-100 triệu có thể dễ dàng tiếp cận và cho vay tự động trên các hệ thống ngân hàng số. BIDV cũng sẽ phối hợp với Bộ Công an để mở tài khoản chi trả an sinh xã hội theo nhu cầu của người dân.