Nhịp đập thị trường
BIDV vững vàng hành trang
Chuyển đổi số HƯƠNG TRÀ - VĂN HẢI
Trước xu hướng số hóa của nền kinh tế và lĩnh vực tài chính ngân hàng, BIDV đã chủ động xây dựng những đề án, chiến lược quan trọng cùng các chương trình hành động cụ thể để số hoá hành trình trải nghiệm của khách hàng cũng như ứng dụng công nghệ vào nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến sản phẩm tiện ích hơn nữa cho người dân.
Không gian trải nghiệm số của BIDV tại sự kiện “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng”
Chiến lược chuyển đổi số toàn diện Với định hướng đúng đắn của Ban Lãnh đạo BIDV đã tác động mạnh mẽ đến Ngân hàng trong công cuộc chuyển đổi số. BIDV xác định rất rõ và có chiến lược chuyển đổi số cụ thể, bài bản. Trong chiến lược đó, BIDV lựa chọn khách hàng là trung tâm, vì vậy BIDV luôn chủ động thay đổi trong cách làm, cách nghĩ, từ mô hình kinh doanh đến mô hình quản trị. Ngày 31/05/2021, HĐQT BIDV đã ban hành Nghị quyết 468/NQ-BIDV phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số của BIDV giai đoạn 2021-2025,
26
tầm nhìn đến năm 2030. BIDV xác định mục tiêu rõ ràng để bứt tốc đó là: Đổi mới toàn diện hoạt động của BIDV theo hướng hiện đại, trên cơ sở ứng dụng và khai thác hiệu quả các thành tựu của cuộc CMCN 4.0; Xây dựng BIDV trở thành ngân hàng có nền tảng số tốt nhất Việt Nam. Đồng thời, phát triển nhanh nền khách hàng số, thu hút khách hàng chuyển dịch giao dịch từ kênh truyền thống sang kênh số; gia tăng tiện ích và trải nghiệm khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ; tăng cường hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững trên cơ sở thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới,
Đầu tư Phát triển Số 300 Tháng 8. 2022
P
tiên tiến trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm/dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hoạt động nghiệp vụ, quản trị rủi ro và an toàn hệ thống. Để thực hiện mục tiêu trên, BIDV xác định rõ 04 trụ cột và 8 phương diện thực hiện. 04 trụ cột bao gồm: (i) Số hóa toàn diện 360 độ hoạt động ngân hàng bao gồm các sản phẩm, kênh phân phối, các hoạt động tác nghiệp và hoạt động quản trị nội bộ ngân hàng. (ii) Xây dựng hệ sinh thái số đa dạng, trong đó chú trọng lĩnh vực tài chính, đời sống. (iii) Xây dựng văn hóa chuyển đổi số, đào tạo kiến thức số, ứng dụng phương pháp làm việc và phát triển phần mềm linh hoạt, ra quyết định dựa trên dữ liệu để đưa sản phẩm ra thị trường trên các kênh số nhanh hơn. (iv) Làm chủ tương lai số hóa với việc điều chỉnh mô hình quản trị nội bộ để hỗ trợ triển khai quá trình số hóa thành công. Việc triển khai chiến lược chuyển đổi số nói trên cần phải có sự thay đổi về nhận thức và phương pháp tiếp cận. Về chuyển đổi nhận thức của cán bộ nhân viên, BIDV đẩy mạnh các chương trình truyền thông, tổ chức các sự kiện nhằm cung cấp thông tin, tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp về chuyển đổi số. Phương pháp tiếp cận chuyển đổi số cũng được triển khai toàn diện trên
hát biểu tại sự kiện “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng”, Phó Tổng Giám đốc BIDV Nguyễn Thị Quỳnh Giao chia sẻ: “Chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà buộc phải chọn để định hình tương lai phát triển của tổ chức mình. Hành trình chuyển đổi số của ngành ngân hàng không đơn giản mà ở một quy mô rất lớn, ảnh hưởng đến hàng triệu người dân. Tuy nhiên, BIDV luôn quyết tâm cao và tin tưởng sẽ thành công trong thực hiện chuyển đổi số. BIDV với vai trò là ngân hàng Nhà nước lớn cam kết luôn giữ được vai trò tiên phong trong đổi mới và thực thi các chính sách của Chính phủ.”