7 minute read

Để việc công bố thông tin đảm bảo chuẩn mực

MINH THỊNH - TÚ LINH

Để bảo đảm tính minh bạch, công khai của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và của doanh nghiệp nói riêng, các đơn vị, cá nhân trong doanh nghiệp không chỉ cần tuân thủ các quy định của pháp luật, mà cần phải đáp ứng các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt đối với các cán bộ chuyên trách thực hiện công tác công bố thông tin.

Advertisement

Trong bối cảnh thị trường mang tính toàn cầu hóa ngày càng cao, đối tượng tham gia thị trường ngày càng đa dạng, đòi hỏi doanh nghiệp phải theo kịp xu thế tất yếu đang hình thành trên thị trường chứng khoán. Đó là thông tin phải ngày càng minh bạch và được truyền thông hai chiều giữa doanh nghiệp niêm yết và cổ đông, nhà đầu tư. Khi nguồn cung cổ phiếu dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp niêm yết trong việc giữ chân cổ đông và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư tiềm năng trên thị trường diễn ra ngày càng gay gắt. Trong xu thế đó, doanh nghiệp nào có hoạt động công bố thông tin tốt và xây dựng quan hệ nhà đầu tư một cách chuyên nghiệp sẽ góp phần tạo nên sức hút của cổ phiếu và sức mạnh toàn diện của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp càng cần chú trọng vào công tác công bố thông tin, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch trong việc cung cấp thông tin và quyền tiếp cận thông tin cho các cổ đông, bên phân tích, nhà đầu tư và truyền thông.

Đứng trước yêu cầu đó, Ban Thư ký Hội đồng quản trị và Quan hệ cổ đông BIDV đã nghiên cứu xây dựng quy tắc đạo đức nghiệp liên quan đến công tác công bố thông tin tại “Sổ tay Quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động quan hệ nhà đầu tư tại BIDV”. Trong bài viết này, nhóm tác giả đưa ra một số tình huống điển hình liên quan đến quy tắc công bố thông tin.

Không Thực hiện công bố Thông Tin giao dịch nội gián

Theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, cổ đông là cá nhân, cổ đông là tổ chức có người đại diện là thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ. Mặc dù hiểu và nắm rõ quy định trên, Lãnh đạo cấp cao của một ngân hàng vẫn quyết định bán số cổ phiếu đang nắm giữ của ngân hàng đó, đồng thời không thực hiện công bố thông tin giao dịch và yêu cầu bộ phận Quan hệ nhà đầu tư của ngân hàng phải giữ nguyên tỷ lệ cổ phần nắm giữ đối với các thông tin được công bố trong tương lai. Bộ phận Quan hệ nhà đầu tư cũng đã thực hiện theo chỉ đạo này mà không báo cáo tới Ban Lãnh đạo ngân hàng. Khi Sở Giao dịch Chứng khoán phát hiện đã báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định phong tỏa các tài khoản chứng khoán của ngân hàng này tại các công ty chứng khoán liên quan và báo cáo cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.

Lãnh đạo cấp cao và bộ phận Quan hệ nhà đầu tư của ngân hàng này đã vi phạm nguyên tắc công bố thông tin minh bạch, đầy đủ, kịp thời, trực tiếp thực hiện/tiếp tay để thực hiện các giao dịch nội gián, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của ngân hàng.

Không công bố Thông Tin đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật

Ngân hàng công bố các nội dung cần công bố thông tin theo quy định của pháp luật về công bố thông tin nhưng chỉ công bố trên website chính thức của ngân hàng mà không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán. Khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có công văn nhắc nhở đối với hoạt động công bố thông tin của ngân hàng, bộ phận Quan hệ nhà đầu tư của ngân hàng đã thực hiện công bố thông tin tại các phương tiện kể trên, tuy nhiên thời gian công bố thường chậm hơn vài ngày so với quy định của pháp luật. Đến kỳ rà soát các báo cáo công bố thông tin, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã phát hiện và xử phạt hành chính đối với ngân hàng theo quy định.

Như vậy, ngân hàng này đã không công bố thông tin đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật. Bộ phận thực hiện công bố thông tin của ngân hàng phải nắm rõ các quy định pháp luật có liên quan, thực hiện công bố thông tin đầy đủ, kịp thời, tránh làm ảnh hưởng xấu tới giá cổ phiếu và uy tín, hình ảnh của ngân hàng.

Nhân danh ngân hàng cung cấp thông tin khi không được giao nhiệm vụ

Nhân viên A là cán bộ lâu năm của một ngân hàng. Theo lĩnh vực nghiệp vụ, A biết được thông tin liên quan tới giao dịch giữa ngân hàng với cổ đông lớn nắm giữ trên 10% số cổ phần có quyền biểu quyết. Do nhiều lần bị bạn bè châm chọc về việc làm việc tại ngân hàng mà không nắm được các thông tin nội bộ, A đã nhân danh ngân hàng công khai thông tin về giao dịch này trên nhóm Zalo chung với suy nghĩ thông tin này sẽ sớm được công bố trên thị trường trong vòng 24h theo quy định pháp luật. Một số người bạn của A làm việc tại các báo điện tử ngay sau khi nhận được thông tin trên Zalo đã viết các bài báo công khai về giao dịch, gây ảnh hưởng tiêu cực tới giá chứng khoán của ngân hàng. Trên thực tế, thông tin về giao dịch mà A tiết lộ chưa đầy đủ và chính xác với nội dung thông tin mà ngân hàng dự định công bố. Sau khi xảy ra sự việc, Ban Lãnh đạo ngân hàng đã điều tra và xử lý kỷ luật về hành vi của nhân viên A.

Như vậy, nhân viên A đã vi phạm nguyên tắc công bố thông tin. Các đơn vị, cá nhân của ngân hàng không được giao nhiệm vụ cung cấp/ công bố thông tin khi nhận biết, nắm bắt được thông tin nội bộ của ngân hàng mà không phải các thông tin đã được công bố rộng rãi thì phải có trách nhiệm bảo mật thông tin, không được nhân danh ngân hàng để công bố, cung cấp thông tin cho bên thứ ba.

Nội duNg Quy tắc đạo đức Nghề Nghiệp troNg Việc côNg bố thôNg tiN Khi được giao nhiệm vụ công bố thông tin, cán bộ cần chủ động công bố một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về công bố thông tin, cũng như bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch trong việc cung cấp thông tin và quyền tiếp cận thông tin cho các cổ đông, bên phân tích, nhà đầu tư và truyền thông. Các đơn vị, cá nhân thuộc ngân hàng không được giao nhiệm vụ cung cấp/công bố thông tin thì không được nhân danh ngân hàng để cung cấp/ công bố thông tin.

This article is from: