Như Châu biên soạn
Học Thực Dưỡng www.hocthucduong.vn
Như Châu biên soạn
Học Thực Dưỡng www.hocthucduong.vn
LỜI NÓI ĐẦU Những bài viết được biên tập từ nhiều nguồn dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn khái quát về Thực Dưỡng, phương pháp ăn uống dưỡng sinh đã được áp dụng ở nhiều năm ở Việt Nam. Nếu bạn muốn hiểu biết về Thực Dưỡng và cách thực hành nấu được những món ăn này, bạn cần phải hiểu được các nguyên lý Thực Dưỡng, càng ứng dụng được lý thuyết vào thực tế bạn sẽ càng cảm thấy phương pháp này không hẳn khó, và rất thú vị. Nếu bạn không muốn hiểu nó thì thật nguy hiểm khi áp dụng phương pháp này vào đời sống của mình. Khi hiểu bạn sẽ tin khi tin bạn sẽ thực hành, khi thực hành bạn sẽ có những trải nghiệm ấn tượng không bao giờ quên, đó là kinh nghiệm của riêng bạn, lý thuyết không phải là thứ bạn đọc để biết mà để bạn chiêm nghiệm và làm căn cứ để bạn thực hành. Theo kinh nghiệm cá nhân tôi, muốn học được Thực Dưỡng bạn hãy thực hành số 7 và bạn đọc tài liệu về lý thuyết này, bạn sẽ hiểu, và mỗi 3 hoặc 6 tháng bạn lại ăn lại số 7 và bạn sẽ đọc lại cho đến khi những khúc 4
mắc, những câu hỏi trong lòng bạn được buông bỏ, bạn sẽ đi vào cánh cửa mênh mông của Thực Dưỡng, chinh phục những tầng cao của Trí phán đoán, và cuối cùng bạn sẽ ung dung tự tại trong “tự do vô biên tuyệt đối”, đó là cảnh giới cao nhất của Thực Dưỡng. Chặng đường dài chỉ bắt đầu bằng một bước chân, bạn hãy đi và hiểu biết mỗi ngày. Tôi xin tri ân Tiên sinh Ohsawa vì ông đã mang thực dưỡng đến với dân tộc Việt Nam, xin tri ân các bậc tiền bối đã có công lao lớn lao trong việc khai hoang mảnh đất Việt Nam này và giúp đỡ, gieo trồng những người nghiên cứu, ứng dụng và thực hành thực dưỡng để cải thiện sức khỏe thân và tâm của dân tộc Việt Nam và nhiều con người khác nhau trên thế giới. Như Châu
5
MỤC LỤC PHẦN 1: 7 NGUYÊN TẮC CỦA THỰC DƯỠNG...................... 9 Nguyên tắc thứ nhất : Thân thổ bất nhị....................9 Nguyên tắc thứ hai: Tính tiết kiệm............................ 11 Nguyên tắc thứ ba: Nguyên lý Âm – Dương.............15 Nguyên tắc thứ tư: Nghệ thuật sống........................ 17 Nguyên tắc thứ năm: Lòng biết ơn............................19 Nguyên tắc thứ sáu: Niềm tin..................................... 21 Nguyên tắc thứ bảy: Đạo sống vui.............................25 PHẦN 2: CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE............27 Không Mệt Mỏi...............................................................29 Ăn ngon miệng.............................................................. 30 Ngủ sâu và ngon............................................................32 Trí nhớ tốt ......................................................................32 Vui sướng . ......................................................................33 Sáng suốt và Mạnh mẽ . ............................................. 34 Công bằng ......................................................................35
6
PHẦN 3: QUÂN BÌNH TRONG ĂN UỐNG........................... 38 Phù hợp trật tự tiến hóa..............................................39 Phù hợp với cách ăn truyền thống............................43 Phù hợp với trật tự sinh thái..................................... 44 Phù hợp thời tiết và mùa............................................ 45 Phù hợp với từng người.............................................. 46 Phù hợp với khả năng sản xuất.................................47 Phù hợp nhân cách...................................................... 48 PHẦN 4: NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG...................................... 50 Âm Dương trong nấu ăn............................................... 51 Xếp loại Âm Dương........................................................57 Âm và Dương của thực phẩm và cách chế biến.... 58 Âm Dương trong nấu nướng....................................... 63 PHẦN 5: 7 NGUYÊN LÝ CỦA TRẬT TỰ VŨ TRỤ..................67 12 Định lý Âm Dương biện chứng của thế giới tương đối........................................................................ 68 Âm Dương của thức ăn.................................................70 Âm Dương trong giới thảo mộc.................................. 71 Âm Dương trong giới động vật...................................72 10 thực đơn ăn uống Dưỡng Sinh..............................74 7
PHẦN 6: CÂN BẰNG AXIT VÀ KIỀM ĐỂ CÓ BỮA ĂN CHẤT LƯỢNG VÀ PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH NAN Y . ...............76 Tại sao cần nghiên cứu về Axit và Kiềm................... 77 Kiến thức cốt lõi về Axit và Kiềm.............................. 83 Axit và Kiềm trong thức ăn..........................................87 Âm và Dương trong thực phẩm..................................93 Các bệnh gây ra do thừa Axit hoặc thừa Kiềm...... 95 Phân loại thức ăn theo cân bằng bốn bánh của thức ăn.............................................................................97 Thực dưỡng khuyên dùng........................................... 98 Bí quyết để tạo ra sức khỏe bền vững.................... 98 PHẦN 7: PHỤ LỤC .............................................................. 100 Chế độ ăn uống Thực Dưỡng tiêu chuẩn.............. 100 Tháp thực phẩm Thực Dưỡng.................................. 104 PHẦN 8: TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................... 105
8
PHẦN 1:
7 NGUYÊN TẮC CỦA THỰC DƯỠNG Phần 1: 7 nguyên tắc của Thực Dưỡng
Thực dưỡng là phương pháp sử dụng thức ăn để phòng tránh bệnh tật và cải thiện sức khỏe. Hơn thế nữa, thực dưỡng là những triết lý về tự nhiên, quy luật về âm dương và hơn hết nâng tầm trở thành đạo trong ăn uống. Với lòng biết ơn, sự kính trọng với thiên nhiên, con người và với cả bệnh tật.
NGUYÊN TẮC THỨ NHẤT : THÂN THỔ BẤT NHỊ Trong tác phẩm 'Con người, cái không biết', Alexis Carrel đã viết: “Con người được tạo thành hoàn toàn từ cát bụi của thế gian. Bởi lý do này, mọi hoạt động thể chất và tinh thần của họ đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi điều kiện địa lý của miền đất nơi sinh sống, bởi tính chất tự nhiên của các động vật và cây cỏ được sử dụng làm thực phẩm.” 9
Phần 1: 7 nguyên tắc của Thực Dưỡng
Con người khỏe khoắn, mạnh mẽ khi sống bằng các thực phẩm vốn sinh trưởng theo một cách lý tưởng quanh vùng để trở thành thức ăn của họ. Con người, loài sinh vật tự do nhất, có thể tự mình thích nghi với bất kỳ điều kiện khí hậu nào nếu duy trì thường xuyên một số nhân tố như nhiệt độ, nước, mức độ đường và muối khoáng... Thức ăn tốt nhất để duy trì một trạng thái tâm sinh lý tốt đẹp là thực phẩm nuôi trồng tại địa phương. Bàn luận: Trước đây khi đi đến một vùng đất mới, chúng ta thường quen ưa chuộng tiêu dùng những sản vật chúng ta thường dùng ở vùng đất trước đây chúng ta đã từng sống. Thiết nghĩ làm vậy không lợi ích gì mà đôi khi còn có hại cho chính sức khỏe của chúng ta. Tại sao chúng ta lại phải bám víu vào một tiềm thức khi điều kiện đã thay đổi.
10
Phần 1: 7 nguyên tắc của Thực Dưỡng
NGUYÊN TẮC THỨ HAI: TÍNH TIẾT KIỆM Con người luôn tự hào rằng mình là giống loài thông minh nhất luôn sáng tạo ra những phương thức canh tác và lối sống hiện đại nên để đạt được mục đích là khiến mùa màng bội thu họ sẵn sàng đổ vào đất hàng tấn thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Vì họ nghĩ rằng làm như vậy sẽ làm tăng năng suất, tăng thu nhập, thúc đẩy kinh tế. Nhưng họ không hiểu được rằng con người chúng ta chỉ nên sử dụng những thực phẩm từ tự nhiên, đất đai chỉ nên bón phân hữu cơ tự nhiên. Khi con người hấp thụ những thực phẩm từ ngành nông nghiệp hiện đại đó thì sức khỏe suy yếu, các cơ quan thải độc làm việc quá tải khiến hệ miễn dịch suy yếu và dẫn đến bệnh tật. Thuốc trừ sâu đã giết chết các sinh vật thiết yếu để làm cho đất phì nhiêu và cũng gây tổn hại cho các động thực vật khỏe mạnh sống trên đất. Còn phân bón hóa học axit hóa và khiến đất bị thoái hóa bạc màu. Quá chú trọng đến sản lượng 11
Phần 1: 7 nguyên tắc của Thực Dưỡng
và thu ngắn thời gian sinh trưởng để gia tăng lợi nhuận làm phá vỡ vòng đời tự nhiên của cây cối, những việc làm trái với tự nhiên, sớm hay muộn cũng làm suy yếu đất dẫn đến suy giảm năng suất và lợi nhuận. Về dài hạn, lợi bất cập hại. Nếu người nông dân luân canh mùa vụ và dùng phân bón hữu cơ thì chúng ta sẽ đảm bảo đủ nguồn cung cấp thực phẩm và những thực phẩm tự nhiên như vậy sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh hơn. Trong cơ thể mỗi người chỉ cần một lượng thực phẩm đủ mỗi ngày. Nên công việc của người nội trợ trong gia đình là hết sức quan trọng khi phải ước lượng nguồn thực phẩm sao cho thật chính xác hợp lí với nhu cầu ấy. Bởi càng ít lãng phí thực phẩm thì càng có nhiều thực phẩm cho người khác.
Khi ăn chúng ta cần cố gắng sử dụng thực phẩm toàn phần vì khi sử dụng mọi thành phần có trong một nguồn thực phẩm thì cơ thể chúng ta có thể tận dụng 12
Phần 1: 7 nguyên tắc của Thực Dưỡng
tối đa dinh dưỡng có trong thực phẩm ấy. Nhưng nếu chỉ sử dụng một phần của thực phẩm, chúng ta sẽ bị bị thiếu dinh dưỡng và quá trình trao đổi chất sẽ mất cân đối. Như vậy vô hình chung chúng ta đã lãng phí một nguồn thực phẩm cần thiết cho cơ thể. Ví dụ 1: khi bạn ăn cá nếu bạn chỉ ăn phần thịt, mà thịt cá rất giàu Protein và mỡ khiến máu của bạn sẽ trở nên axit. Nhưng khi bạn sử dụng toàn phần : đuôi, xương, thịt của chú cá ấy thì cơ thể bạn có thể tận dụng tất cả các thành phần khác có trong nó như: calcium, magnesium, iốt, và nhiều chất khác để trung hòa axit có ở thịt cá một cách dễ dàng được. Ví dụ 2: Các loại rau, củ, quả như: cà rốt, củ cải, bí đỏ, củ sen, ngưu bàng, … chúng ta nên ăn cả vỏ để tận dụng tất cả thành phần dinh dưỡng có trong nguyên liệu đó. Ví dụ 3: Tất cả những thực phẩm không phải là toàn phần (đường tinh chế và tất cả những hóa chất tổng hợp) đều không có lợi cho sức khỏe. Khi chúng ta ăn đường lấy từ: ngũ cốc, rau, củ, đậu đỗ, hoa quả và các loại hạt thậm chí là các loại đường mía, mật ong chưa tinh chế thì cơ thể chúng ta sẽ dễ dàng tiêu hóa và hấp thu những thực phẩm này hơn. 13
Phần 1: 7 nguyên tắc của Thực Dưỡng
Bàn luận: 1. Chuyện về TS Ohsawa khi Ngài ngồi ăn cơm trong 1 quán ăn, cuối bữa ăn, ngài đã có một hành động để lại bài học về tính tiết kiệm cho thế hệ học trò muôn đời sau : là rót nước vào cái bát dính một ít vừng, tráng bát và uống chính vì lý do này mà bà Lima đã bị ấn tượng và trở thành phu nhân của TS. Chính bà là người phụng sự TS và thực dưỡng đến cuối đời. 2. Khi ăn cốc loại (ngũ cốc) chúng ta cũng nên ăn toàn phần vì nó cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất hơn là chúng ta xát trắng để ăn cho mềm miệng, sau đó lại phải sử dụng vitamin tổng hợp để bổ sung vào chỗ thiếu. Thật lãng phí!
14
Phần 1: 7 nguyên tắc của Thực Dưỡng
NGUYÊN TẮC THỨ BA: NGUYÊN LÝ ÂM – DƯƠNG Đây chính là chiếc la bàn định hướng cho chúng ta. Nguyên tắc Âm Dương thống nhất là một công cụ hữu dụng của chúng ta. Nó giúp ta tìm thấy vị trí của mình trong vũ trụ bao la và dẫn chúng ta tới sức khỏe và hạnh phúc, bằng cách cho ta khả năng phân thực phẩm ta đang ăn và ảnh hưởng của chúng lên cơ thể và tâm trí của chúng ta. Quân bình Âm - Dương là mục tiêu và định hướng của chúng ta. Vì hầu hết chúng ta đều mất quân bình và lệch Âm (có ít trường hợp lệch Dương) nên chúng ta đang cố gắng dùng các chương trình ăn kiêng để làm Dương hóa cơ thể. Tuy nhiên, dù lại là bạn đang ăn thịt, đường, hoặc dùng thuốc suốt thời gian 5 năm 15
Phần 1: 7 nguyên tắc của Thực Dưỡng
qua, nhưng nếu chỉ cần ăn các thực phẩm toàn phần tại mình sinh sống, giới hạn từ các thực phẩm từ dầu đến muối thô theo Bảng thực phẩm dưới đây thì sức khỏe bạn sẽ được cải thiện rõ rệt. Bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những bữa ăn kiêng đa dạng và thư giãn - không những giúp cơ thể bạn duy trì chế độ ăn cân bằng, mà còn giúp cơ thể và tâm trí của bạn điều chỉnh thích nghi với những thay đổi mà chúng phải vượt qua. Món ăn Dương làm ấm người, tăng sức lực, sống có kỷ luật và tươi trẻ. Những món thịnh Dương như thịt (đỏ), trứng và nhiều muối khiến người ta lệch sang thái độ cư xử cứng rắn, ích kỷ, cực đoan, các chứng bệnh co thắt, bệnh mất ngủ kinh niên, bệnh đau khớp, tim mạch, khuynh hướng bạo lực. Thức ăn Âm đem lại cảm giác điềm tĩnh, thanh thản, thư thái và nuôi dưỡng đức tính kiên nhẫn và biết thông cảm. Các thực phẩm thịnh Âm như mật ong, đường cát, hóa chất, thuốc men, ma túy ... sẽ làm suy yếu toàn bộ các chức năng của cơ thể và tâm thần. Từ đó phát sinh ra cảm giác sợ hãi, ý chí cùn nhụt, chứng trầm cảm hay khuynh hướng tự sát. Và sự quân bình âm dương tốt đẹp đưa ta tới sự hài hòa và êm ả. 16
Phần 1: 7 nguyên tắc của Thực Dưỡng
Bàn luận: Vì cơm gạo lứt muối vừng đạt được sự cân bằng âm dương nhất nên nó được chọn làm thức ăn chủ yếu trong phương pháp này. Nếu buổi sáng bắt đầu bằng một bát cơm gạo lứt đỏ và muối vừng bạn sẽ cảm giác nhiều năng lượng cho một ngày làm việc mới và thái độ suy nghĩ cũng tích cực và sẵn sàng cho những thử thách ở phía trước. Một điều kỳ lạ phát sinh, nước bọt của chúng ta làm cho nhiều thực phẩm tiếp theo trong ngày trở nên ngọt ngào.
NGUYÊN TẮC THỨ TƯ: NGHỆ THUẬT SỐNG Thực dưỡng không phải là một khoa học mà là sự tích lũy sự hiểu biết. Hiểu biết chỉ có ý nghĩa khi nó giúp chúng ta sức khỏe và hạnh phúc. Thực dưỡng về mặt nào đó lại là một nghệ thuật sống, với hiểu biết rằng không có quy luật tuyệt đối nào tồn tại hoặc được tuân theo mãi mãi, chúng ta cần nhận biết sự biến dịch không ngừng. 17
Phần 1: 7 nguyên tắc của Thực Dưỡng
Phương pháp này mang đến niềm hân hoan, tiếng cười, hạnh phúc, sức khỏe và tự do. Nó được đặt trên nền tảng nhận thức rằng chỉ có bạn mới là chủ nhân đích thực của bản thân bạn – chứ không phải vi khuẩn, các bác sĩ, các nhà khoa học, nhà triết học hoặc những người ăn kiêng và đặc biệt không phải những người làm thực dưỡng. “Chúng ta phải đạt được nhận thức rằng chúng ta có thể ăn mọi thứ mà không mất đi sức khỏe và hạnh phúc. Chúng ta tự điều khiển lấy cuộc sống của mình. Nếu chúng ta dính chặt vào một chế độ ăn kiêng do người khác nghĩ thì cuộc sống của chúng ta chẳng còn là của mình nữa rồi”. Bàn luận: Chúng ta có thể điều chỉnh thực phẩm sao cho cân bằng âm dương và hợp lý giữa buổi sáng, trưa và tối. Nhận biết tinh tế về sức khỏe thân và tâm của chính mình sẽ dẫn đến một sự nhạy cảm và trí phán đoán sinh khởi. Từ đó bắt đầu cảm nhận sự tự chủ của sinh mạng chính mình.
18
PHẦN 2:
CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE Phần 2: Các tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe
Trước khi nghiên cứu các phương pháp để tăng cường sức khỏe, cần định lượng được sức khỏe, từ đó mới so sánh, đánh giá, cải thiện các thang điểm sức khỏe. Mặc dù các tiêu chuẩn sẽ không hoàn toàn đo đạc chính xác như nhiệt độ, hay tốc độ, xong nó gợi lên những dấu hiệu cụ thể có thể tự quan sát được. Quan trọng hơn, những dấu hiệu này giúp tự nhận định một cách chủ động tình trạng sức khỏe, không cần các máy móc y tế, hay tư vấn bên ngoài. Người theo thực dưỡng hoàn toàn chủ động để nhận định tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó có cách cải thiện, hiệu chỉnh lại sức khỏe. 1. Không Mệt Mỏi (No Fatigue) 2. Ăn ngon miệng (Good Appetite) 3. Ngủ sâu và ngon (Deep and Good Sleep) 4. Trí nhớ tốt (Good Memory) 27
Phần 2: Các tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe
5. Vui sướng (Good Humor) 6. Sáng suốt và Mạnh mẽ (Clarity in Thinking and Doing) 7. Công bằng (The Mood Of Justice) Thực dưỡng đưa ra bảy tiêu chuẩn cho sức khỏe 1. Ba tiêu chuẩn đầu tiên liên quan đến sinh lý của cơ thể (Physiological). Điểm tối đa là là 15 cho ba tiêu chuẩn, hoặc cao nhất là 5 điểm cho từng tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn thứ bốn, thứ năm và thứ sáu được chấm tối đa là 10 điểm. Tiêu chuẩn thứ bảy là quan trọng nhất có giá trị 55 điểm. Tổng điểm cao nhất cho toàn bộ bảy tiêu chuẩn sẽ là 100. Người có số điểm hơn 40 là tương đối khỏe. Bạn có thể đạt đến 60 điểm trong vòng ba tháng, điều đó là thành công lớn lao của bạn. Nên tự đánh giá bản thân trước khi thực hành các thực đơn thực dưỡng và chấm điểm lại trước mỗi tháng tiếp theo. Bằng cách
1 Nhiều bài dịch khác chữ Conditions Of Health là dấu hiệu, điều kiện của sức khỏe, xong vì Tiên sinh có định lượng từng tiêu chuẩn này theo thang điểm 100, nên từ phù hợp nhất được dùng lên là tiêu chuẩn.
28
Phần 2: Các tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe
này bạn sẽ tự kiểm tra sự tiến triển và sự vững chắc về thực hành. Bạn có thể sử dụng bài kiểm tra này với bạn bè. Bạn sẽ ngạc nhiên về một số người sẽ có sức khỏe yếu kém mặc dù bên ngoài nhìn thì rất khỏe.
KHÔNG MỆT MỎI (NO FATIGUE) Nếu bạn bị cảm lạnh có nghĩa là cơ thể của bạn đã yếu trong nhiều năm. Thậm chí một cơn cảm lạnh trong 10 năm là dấu hiệu xấu bởi vì không có con chim hoặc côn trùng nào bị cảm lạnh thậm chí ở cả các nơi có khí hậu lạnh. Nguồn gốc của bệnh tật có thể nằm ở rất sâu. Nếu bạn hay nói “điều đó quá khó”, “điều này là không thể” hoặc “tôi không chuẩn bị cho điều đó, bạn đã bộc lộ ra căn bệnh của mình. Nếu bạn khỏe mạnh, bạn có thừa sức mạnh để vượt qua khó khăn hết cái này đến cái khác giống như một con chó đánh bại con thỏ. Nếu bạn tránh né các khó khăn lớn hơn có nghĩa bạn đang theo chủ nghĩa thua trận. Chúng ta phải trở thành những nhà thám hiểm vì cuộc sống là những chuỗi không ngừng hướng đến 29
Phần 2: Các tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe
tương lai và những điều kỳ bí. Khó khăn càng lớn thì niềm vui càng nhiều. Thái độ đó là dấu hiệu của sự tự do khỏi mệt mỏi. Mệt mỏi là dấu hiệu ban đầu cho mọi loại bệnh tật. Bạn có thể chữa trị nó mà không cần thuốc nếu bạn hiểu và thực hành Thực Dưỡng, con đường để trường thọ và phục sinh.
ĂN NGON MIỆNG (GOOD APPETITE) Nếu bạn không thể tận hưởng các món ăn đơn giản nhất với niềm vui, sự sung sướng và lòng biết ơn sâu sắc với Trời Phật, Đấng Tạo Hóa, có nghĩa là tiêu chuẩn ngon miệng có điểm thấp. Nếu bạn nhận thấy bánh mì gạo lứt hay gạo lứt rất ngon miệng thì có nghĩa khả năng ăn ngon của bạn rất cao và dạ dày của bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Bạn có thể tận hưởng mọi món ăn một cách thú vị, với nước bọt tràn ngập. Điều đó có nghĩa hệ tiêu hóa của bạn đang rất khỏe. Bạn không chê món này ngon, món kia dở, bạn đều có thể tận hưởng mọi món ăn cho dù nó không được tẩm bất cứ hương vị, hay hóa chất nào. 30
Phần 2: Các tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe
Càng theo chế độ thực dưỡng thì, vị giác, thính giác, khứu giác càng phát triển, bạn trải nghiệm, nhận ra mùi vị thơm ngon của từng loại thực phẩm. Bạn không cần bỏ thêm gia vị, chất tạo mùi nào mà vẫn thấy ngon miệng. 31
Phần 2: Các tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe
NGỦ SÂU VÀ NGON (DEEP AND GOOD SLEEP) Nếu bạn ngủ mơ thì giấc ngủ của bạn không sâu và ngon. Giấc ngủ là khỏe mạnh nếu bạn chỉ cần ngủ sáu giờ là đủ. Nếu bạn không ngủ sâu trong khoảng ba hay bốn phút kể từ khi đặt đầu xuống gối vào mọi lúc, mọi tình huống thì có nghĩa đầu của bạn đang còn có nỗi sợ. Giấc ngủ đó chưa hoàn hảo nếu bạn không thể thức dậy vào giờ bạn đã định trước khi ngủ.
TRÍ NHỚ TỐT (GOOD MEMORY) Trí nhớ là yếu tố quan trọng nhất cho cuộc sống, nền tảng cho nhân cách. Không có trí nhớ tốt, không thể nhớ các loại thông tin khác nhau thì bạn chỉ là một cỗ máy. Ví dụ, một đứa trẻ cần có khả năng ghi nhớ cảm giác với ngọn lửa. Khi nó không có khả năng chống lại sự tò mò sờ vào ngọn lửa lần nữa thì có khả năng bị đốt cháy. Ghi nhớ về những trải nghiệm giúp chúng ta đối phó với lửa và cẩn thận trong suốt cả cuộc đời còn lại. Do đó, khả năng trí nhớ sẽ giúp đánh giá đúng, đưa ra quyết định đúng nhờ ghi nhớ đầy đủ các trải nghiệm. Bởi vì trí nhớ tăng trưởng theo tuổi, có thể cải thiện trí nhớ một cách vô hạn, thậm chí đối với tất cả những 32
PHẦN 4:
NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG Phần 4: Nguyên lý Âm Dương
ÂM DƯƠNG TRONG NẤU ĂN Lý luận cơ bản của phương pháp thực dưỡng chính là nguyên lý Âm-Dương của Á Đông nhưng không hề mang tính trừu tượng khó hiểu như trong các tác phẩm cổ điển. Mà ở đây học thuyết Âm Dương đã trở thành một hệ thống khoa học thực tiễn dễ ứng dụng. Bởi mọi vạn vật trong vũ trụ này không ngừng sinh ra, phát triển, hoại diệt và tái tạo do sự chi phối đồng thời của hai động lực Âm và Dương. Hai động lực này luôn luôn 51
Phần 4: Nguyên lý Âm Dương
có đôi tuy trái ngược nhưng bổ túc cho nhau. Vì vậy không có gì là hoàn toàn Âm hay hoàn toàn Dương mà luôn hàm chứa cả Âm lẫn Dương. Và tùy theo sự vượt trội của lực này so với lực kia ở một vật hoặc một hiện tượng mà người ta gọi vật đó là hiện tượng đó là Âm hay Dương. Nên Âm Dương có mặt trên mọi phương diện của đời sống và vũ trụ này, chi phối mọi hiện tượng có mặt và nó là một chân lý tuyệt đối, bất biến và chính xác nhất.
Âm-Dương giống như các dụng cụ Âm và Dương giống như các dụng cụ giúp cho chúng ta thấy được dụng cụ của toàn vũ trụ để từ đó chúng ta có thể tự mình tạo dựng được trật tự riêng cho cuộc sống. Âm là động lực hay khuynh hướng ly tâm, bành trướng, dãn nở, phân tán. Trái lại Dương là khuynh hướng hay 52
Phần 4: Nguyên lý Âm Dương
động lực hướng tâm, thu hút, co rút, kết hợp. Hai tính chất này tương tác để lẫn nhau để xác định hiện tượng.
Âm-Dương giống như các từ mô tả Âm và Dương có thể sử dụng như các từ ngữ có tính chất mô tả, phân loại, so sánh giữa các sự vật với nhau. Nhưng bất cứ điều gì cũng chỉ là tương đối nên Âm hay Dương cũng chỉ mang tính tương đối. Ví dụ: Gỗ thì nặng hơn giấy nhưng lại nhẹ hơn so với đá. Hay rau củ có thể Dương hơn so với trái cây nhưng lại Âm hơn khi so với các thực phẩm từ động vật. Vì vậy bất cứ sự vật hiện tượng nào chỉ có thể cho rằng nó Âm hơn hay Dương hơn khi nó được đem ra so sánh với một sự vật hiện tượng khác.
Âm-Dương và sự thay đổi Mọi vật đều liên tục thay đổi khi có những điều kiện tác động vào nó. Nên những gì Âm vào lúc này có thể Dương vào lúc khác chứ không hề hoàn toàn bất động và sự thay đổi đó có thể phụ thuộc vào các yếu tố như: mùa, tuổi tác, kích thước, môi trường…
53
PHẦN 7:
PHỤ LỤC Phần 7: Phụ lục
0% -6 0 5
SÚ P
5%
NGŨ CỐ CL ỨT
A. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG THỰC DƯỠNG TIÊU CHUẨN
RAU CỦ 25-30%
Đ ẬU &
100
B RO N G
IỂ N
10 5-
%
Phần 7: Phụ lục
Ngũ cốc lứt 50-60% Thường xuyên ăn • Gạo lứt
• Yến mạch lứt
• Lúa mạch
• Lúa mạch đen
• Hạt kê
• Kiều mạch
• Ngô
• Hạt quinoa
• Lúa mì lứt
• … Thỉnh thoảng ăn
• Gạo nếp lứt • Mì ngũ cốc nguyên cám • Bánh không men • Bánh mì lứt • Lúa mì c án vỡ Bulgur (Trung Đông)
• Yến mạch cắt nhỏ • Yến mạch cán • Bột bắp khô • Ngũ cốc couscous • ...
Súp 5% • Súp miso • Súp rau củ • Nêm Tamari
101
Phần 7: Phụ lục
Đậu & rong biển 5-10% Đậu Thường xuyên ăn • Xích tiểu đậu
• Đậu lăng
• Đậu gà
• Đậu nành đen Thỉnh thoảng ăn • Đậu Lima
• Đậu nành
• Đậu/lúa mạch
• Đậu đỏ to
• Một số sản phẩm như:
• Đậu pinto
mỳ căn, đậu phụ, đậu
• Đậu hà lan khô
phụ chiên, natto…
Rong biển • Phổ tai Kombu, • Rong tảo Wakame • Rong biển Nori • Rong biển Hiziki
102
• Rong biển arame • Tảo Dulse • Rong sụn • Rau câu Agar • Rong biển Mekabu
Phần 7: Phụ lục
Rau củ 25-30% Thường xuyên ăn • Cải xoăn
• Hành tây
• Xà lách xoong
• Bí ngô đỏ
• Cải rổ cuốn
• Cà rốt
• Bắp cải
• Củ cải đỏ
• Hành lá
• Của cải trắng
• Súp lơ xanh
• Củ sen
• Súp lơ trắng
• Ngưu bàng
• Cải bắp
• ... Thỉnh thoảng ăn
• Cần tây
• Xà lách
• Hành tăm
• Đậu hà lan
• Dưa chuột
• Đậu đũa
• Nấm
• ...
Thực phẩm bổ sung Thịt cá trắng, Các loại hạt, quả rang, Đồ uống, sữa hạt (sữa làm từ các loại hạt) (Như là Siro đại mạch hoặc siro gạo lứt), hoa quả tươi hoặc sấy, dưa muối tại nhà, v.v... Như Châu dịch từ maicuisine.com.
103
Phần 7: Phụ lục
B. THÁP THỰC PHẨM THỰC DƯỠNG
THỊT MỖI THÁNG ĂN VÀI LẦN
TRỨNG, THỊT GÀ CHẾ PHẨM TỪ SỮA THỦY HẢI SẢN, chủ yếu là cá thịt trắng
ĐỒ NGỌT TỪ NGŨ CỐC LỨT MỖI TUẦN ĂN VÀI LẦN
CÁC LOẠI HẠT TRÁI CÂY chủ yếu trồng tại địa phương và đúng mùa
DẦU THỰC VẬT DÙNG MỖI NGÀY
GIA VỊ: rau mùi, muối biển, miso, tamari tương cổ truyền, muối vừng, mơ muối
ĐẬU hoặc các CHẾ PHẨM TỪ ĐẬU
mỗi ngày ăn 5-10% đậu đỏ, đậu RONG BIỂN các loại đen, đậu gà, đậu lentil, đậu phụ, dùng số lượng ít natto và các loại đậu khác
RAU CỦ ĂN mỗi ngày 20-30% chủ yếu rau củ nấu chín (ngưu bàng, cà rốt, bí đỏ, củ sen, rau ngót, rau cải...) ăn ít rau sống
Dùng ít các loại DƯA
MUỐI
NGŨ CỐC NGUYÊN CÁM 40-60% chủ yếu là gạo lứt, ngũ cốc (kê...), yến mạch, ngô, phở trà, bún trà... thi thoảng ăn bánh mì lứt... Trích từ thucduong.vn, Michio Kushi soạn, Phạm Thị Ngọc Trâm dịch.
104
PHẦN 8:
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 7 Nguyên tắc của Thực dưỡng, Herman Aihara, Phạm Ngọc Trâm và Kiều Thị Thu Hương dịch. 2. Các tiêu chuẩn đánh giá của Tiên sinh Ohsawa. 3. Zen Macrobiotics, George Ohsawa, bản tiếng Anh, in năm 1965. 4. Axít và Kiềm - Cẩm Nang Thực Dưỡng, Herman Aihara, Phạm Đức Cẩn dịch, NXB thông tin và truyền thông. 5. Phòng và trị bệnh theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa - Macrobiotics, the way of health and happiness, George Ohsawa, Anh Minh Ngô Thành Nhân dịch. 6. Macrobiotics recipe 140, ấn bản Nhật ngữ 7. Man, The Unknown. New York and London: Harper and Brothers, 1935, Carrel Alexis. 8. Nấu ăn thực dưỡng cơ bản, Julia Ferre, Lê Hà Lộc dịch, NXB Hương Trang, 2016. 105
“Thức ăn là sự sống Thức ăn là thần linh Chúng ta là thức ăn Nhai cho nhỏ, nhai cho nhỏ Nhai cho thật nhỏ, đấy là sức khỏe Nhai cho nhỏ, nhai cho nhỏ, đấy là hạnh phúc” ~ Tiên sinh Ohsawa
Học Thực Dưỡng www.hocthucduong.vn