1 minute read
Dương Nghiễm Mậu
tới Tần Thủy Hoàng, Kha cười, chàng nói: anh có biết Cát Nhiếp, Lỗ Câu Tiễn luyện kiếm để làm gì không, tôi nói không, Kha cười lớn, họ luyện kiếm để dọa tôi, họ cầm lưỡi kiếm trong tay với sự đùa giỡn, nước loạn chính vì những kẻ không đáng cầm kiếm đã cầm kiếm trong tay và khoa lên với một đầu óc khoa trương rỗng tuếch, bao nhiêu lưỡi kiếm quý đã phải tủi hờn, tiếc thay.
Giọng Kha trầm trầm, tôi không phải là kẻ đánh gươm có tài, nhưng tôi muốn được dùng tới gươm một lần cho thật xứng đáng. Tôi nói tôi cũng ao ước như thế nhưng chưa được thỏa lòng, thực là một kẻ đánh kiếm không bao giờ nói đến đánh kiếm trừ trường hợp gặp tri âm, tôi đã nhầm khi đánh kiếm, luận kiếm với những kẻ như Lỗ Câu Tiễn hay Cát Nhiếp, quả là tôi chưa có mắt thấy được người, cũng từ đó tôi bắt đầu sợ khi thấy những kẻ đeo kiếm bên mình, tôi sợ cho những người khác và cho chính hắn mang họa vì lưỡi thép vô tri, cầm một mũi nhọn, cầm một ngọn bút trong tay đâu phải giỡn được.
Advertisement
Ngồi bên quán nơi Kha đã ngồi, uống rượu với những kẻ Kha đã uống, nhìn con sông Kha đã qua tôi bồi hồi lo âu, mũi nhọn trong tay chàng sang đất Tần liệu có mang được gì về, tiếng nói của chàng như còn văng vẳng bên tai tôi. Chúng tôi chỉ gặp nhau mấy ngày rồi chia tay, tôi lên đường trở về cố hương, Kha lên đường sang Yên với lời hẹn gặp lại, nhưng có lẽ không bao giờ chúng tôi còn gặp lại nhau nữa. Ngày ngày chúng tôi ngồi uống rượu bên sông chờ tin người đi, có lúc Tiệm Ly hỏi tôi: – Nếu hắn không về chúng ta phải làm gì? – Đừng vội nghĩ đến điều đó. Tôi tin hắn trở về.
Anh nghĩ vào đất Tần dễ vậy sao?
Không, tôi không bao giờ nghĩ vậy, tôi không muốn nghĩ rằng hắn thất bại. Nay Tần đã diệt Hàn, chiếm Sở, lấn Triệu, quân Tần đã đến biên giới nước Yên rồi, nếu hắn thất bại thì không quá một ngày gót quân Tần đã tới đây, chúng ta nào còn được ngồi yên đây, Thái tử Đan liệu có chạy thoát, cảnh huống nào người dân nước Yên phải