THANH QUẢN Thanh quản (larynx) là cơ quan của tiếng nói và hô hấp, nằm ngang với 3 đốt sống cổ (IV, V, VI). Ngay phía dưới của xương móng ở vùng cổ trước, xô đẩy dễ dàng. Thanh quản của nam phát triển hơn nữ giới và nhô ra ở dưới da, trông rất rõ. 1. HÌNH THỂ NGOÀI, LIÊN QUAN Nhìn chung thanh quản giống hình tháp có 3 mặt, đỉnh ở dưới nền ở trên. - Ở trên và sau thông với hầu. - Ở trước liên quan với các cơ vùng cổ trước bên. - Ở 2 bên trên quan với bó mạch thần kinh cảnh và 2 thuỳ bên cua tuyến giáp. - Ở dưới thông với khí quản. 1. Thân xương móng 2. Màng móng - nắp thanh quản 3. Khoang móng giáp nắp thanh quản 4. Màng giáp móng 5. Màng nhẫn giáp 6. Khí quản, 7. Sụn nhẫn 8. Khớp nhẫn giáp 9. Cơ nhẫn phễu sau 10. Cơ nhẫn phễu bên 11. Bó dưới cơ giáp phễu dưới 12. Bó trên cơ giáp phễu dưới 13. Cơ phễu nắp thanh quản 14. Sừng lớn (sụn giáp) 15. Sụn nắp thanh quản 16. Sừng nhỏ xương móng 17. Sừng lớn xương móng
Hình 4.59. Thanh quản (nhìn từ mặt bên) 2. CẤU TẠO Thanh quản được cấu tạo bởi các sụn và được nối với nhau bởi các dây chằng, các cơ làm cho các sụn đó chuyển động rất tinh tế và lớp niêm mạc lát 271
khắp mặt trong. 2.1. Các sụn Có 5 sụn chính là sụn giáp, sụn nhẫn, sụn phễu, sụn nắp thanh môn, sụn sừng. Ngoài ra còn có sụn chêm, sụn thóc. 2.1.1. Sụn giáp Là sụn đơn lớn nhất trong các sụn của thanh quản. Gồm có 2 mảnh: phải và trái hình tứ giác nối với nhau trên đường giữa tạo nên một góc mở ra sau. Góc này khoảng 900 ở nam tạo nên lồi thanh quản, và ở nữ là 1200. Ở góc sau gáy có sụn nắp thanh quản dính vào, và có các dây chằng bám. Ở 4 góc có 4 sừng: hai sừng trên to, 2 sừng dưới nhỏ. Hai sừng dưới khớp với sụn nhẫn, mặt ngoài có các cơ bám. 2.1.2. Sụn nhẫn Là sụn đơn, giống như một cái nhẫn, cung nhẫn ở phía trước, mặt nhẫn ở sau. Bờ trên phẳng có hai diện khớp với sụn phễu, hai bên khớp với sụn giáp. 2.1.3. Sụn nắp thanh môn Sụn thanh môn (hay là nắp thanh quản) là sụn đơn, giống như một lá cây, có cuống lá dính vào góc sau gáy của sụn giáp, mặt trước liên quan với đáy lưỡi có niêm mạc phủ và liên tiếp với niêm mạc của miệng, mặt sau nhìn vào lòng thanh quản. 2.1.4. Sụn phễu Gồm hai sụn khớp với bờ trên sụn nhẫn. Sụn phễu hình tháp có 3 mặt, một đỉnh, một đáy, mặt trước ngoài có dây thanh âm trên và cơ giáp phễu bám. - Mặt sau có cơ liên phễu bám. - Mặt trong liên quan với thanh môn. - Đỉnh khớp với sụn sừng. - Đáy khớp với sụn nhẫn và có 2 mỏm đối xứng nhau: mỏm thanh âm ở trước trong; mỏm cơ ở sau ngoài.
272
1. Sụn nắp thanh quản 2. Sụn sừng 3. Sụn phễu 4. Sụn giáp 5. Sụn nhẫn Hình 4.60. Các sụn của thanh quản (nhìn từ mặt sau)
2.1.5. Sụn sừng Rất nhỏ nằm trên đỉnh sụn phễu. 2.1.6. Sụn chêm Nằm trong nếp phễu nắp nối giữa sụn phều và sụn nắp. 2.1.7. Sụn thóc Nằm ở bờ sau ngoài của màng giáp móng. 2.2. Các khớp màng và dây chằng Tác dụng để nối các sụn trên với nhau. 2.2.1. Các khớp Có nhiều khớp nối các sụn thanh quản với nhau và với thành phần xung quanh như xương móng, sụn khí quản trong đó có hai khớp quan trọng liên quan đến động tác phát âm. - Khớp nhẫn giáp: là khớp phẳng hình bầu dục có cử động được và lúc lắc quanh trục làm sụn giáp có động tác ngửa và nghiêng. - Khớp nhẫn phễu là khớp trục, rất quan trọng để đóng mở thanh môn. Khớp nhẫn phễu có hai động tác: + Sụn phễu trượt trên bản nhẫn xuống dưới ra ngoài hoặc lên trên vào trong. + Sụn phễu tự xoay quanh một trục thẳng đứng làm cho mỏm cơ và mỏm thanh âm sụn phễu chuyển động ngược chiều nhau. 2.2.2. Các màng xơ chun thanh quản - Màng tứ giác căng từ nếp phễu nắp ở phía trên đến nếp tiền đình ở phía dưới. Bờ trên là nếp phễu nắp. Bờ dưới nằm ngang là dây chằng tiền đình. - Nón tiền đình còn gọi là màng nhẫn thanh âm, căng từ nếp thanh âm đến bờ trên sụn nhẫn. Phần trước nón rất chắc tạo nên dây chằng nhẫn giáp. Bờ tự do ở trên tạo nên tạo nên dây chằng thanh âm nối từ góc sụn giáp đến mỏm thanh âm của sụn phễu. 2.2.3. Các dây chằng - Dây chằng giáp nắp nối từ cuống sụn nắp đến mặt trong sụn giáp. - Màng giáp móng: từ xương móng tới bờ trên sụn giáp, ở giữa màng dầy 273
lên gọi là dây chằng giáp móng giữa và ở hai bên là dây chằng giáp móng có chứa sụn thóc. - Dây chằng móng nắp: từ bờ trên và sừng lớn xương móng đến mặt trước sụn nắp. - Dây chằng lưỡi nắp: từ gốc lưỡi đến sụn nắp tạo nên nếp lưỡi nắp giữa. - Dây chằng nhẫn khí quản: từ sụn nhẫn tới sụn khí quản. - Dây chằng sừng hầu: từ sụn sừng đi về phía dưới và vào đường giữa, nối liền với niêm mạc hầu. - Dây chằng nhẫn phễu: sau gắn mảnh sụn nhẫn vào mỏm cơ sụn phễu. 2.3. Các cơ Cả khối thanh quản được vận động bởi các cơ từ những thành phần xung quanh đi tới thanh quản (cơ ngoại lai); các sụn thanh quản dịch chuyển lên nhau nhờ các cơ có cả hai đầu bám vào sụn thanh quản (cơ nội tại). 2.3.1. Các cơ ngoại lai Đây là nhóm cơ có tác dụng làm thanh quản chuyển động hoặc cố định thanh quản, không tham gia vào động tác phát âm. Cơ ngoại lai bao gồm các cơ trên và dưới móng, có tác dụng nâng, hạ và cố định thanh quản. 2.3.2. Các cơ nội tại Đây là nhóm cơ tham gia vào động tác phát âm. Cơ nội tại có 3 loại cơ tham gia 3 tác dụng. - Cơ giáp nhẫn bám từ cung nhẫn tới bờ dưới sụn giáp khi cơ co làm sụn giáp ngả ra phía trước làm căng dây chằng giáp phễu (căng dây thanh âm). - Cơ nhẫn phễu sau bám từ mặt sau sụn nhẫn tới mỏm cơ sụn phễu. Khi cơ co làm xoay 2 mỏm cơ của sụn phễu kéo ra sau và xuống dưới gần lại nhau. Đồng thời hai mỏm thanh âm đưa ra trước và lên trên xa nhau, do đó thanh môn được mở rộng. - Cơ nhẫn phễu bên bám từ cung nhẫn tới mỏm cơ sụn phễu. Khép thanh môn do xoay trong các sụn phễu. - Cơ giáp phễu từ mặt trong góc sụn giáp bám tận vào bờ ngoài sụn phễu. Làm khép thanh môn và phần nào làm trùng dây thanh âm. 274
- Cơ phễu chéo và ngang. Phần ngang là cơ đơn nằm ngang gắn ở mặt sau hai sụn phễu, phần chéo cơ đôi từ mỏm cơ sụn phễu này đến đỉnh sụn phễu kia. Khi co làm khép thanh môn. 1. Cơ phễu nắp thanh quản 2. Cơ giáp nắp thanh quản 3. Cơ giáp phễu 4. Cơ nhẫn phễu bên 5. Cơ nhẫn giáp 6. Cơ nhẫn phễu sau 7. Cơ trên phễu
Hình 4.61. Các cơ của thanh quản - Cơ phễu nắp là bó nhỏ bất thường đi từ cơ phễu chéo theo nếp phễu nắp gắn vào mảnh tứ giác và bờ sụn giáp. Có tác dụng đóng nắp thanh quản khi nuốt. - Cơ thanh âm có thể coi đây là phần trong cùng của cơ giáp phễu. Sợi cơ đi từ góc sụn giáp ở phía trước tới mỏm thanh âm của sụn phễu. Khi co làm hẹp thanh môn. - Cơ giáp nắp bám từ mặt trong mảnh sụn giáp và dây chằng nhẫn giáp tới bờ ngoài sụn nắp và nếp phễu nắp. Làm hạ sụn nắp, giống như một cơ vòng của thanh quản. 3. HÌNH THỂ TRONG CỦA THANH QUẢN Mặt trong thanh quản nhẵn, được phủ bởi một lớp niêm mạc của hầu. Lấy hai dây thanh âm làm mốc thanh quản được chia làm 3 tầng: 3.1. Tầng trên (hay tiền đình thanh quản) Là phần ở phía trên 2 dây thanh âm trên, loe rộng ra như một cái phễu, ở phía trước là sụn thanh thiệt, phía sau thông với hầu. 3.2. Tầng giữa (thanh môn) Là một khe ở giữa hai dây thanh âm trên và dưới. Ở hai bên của tầng thanh môn còn có 2 ngách gọi là buồng thanh quản (hay buồng Morganni). 3.3. Tầng dưới (hạ thanh môn) Là phần thông với khí quản. 275
3.4. Các dây thanh âm Có 4 dây hai trên và hai dưới: - Dây thanh âm trên: được cấu tạo bởi niêm mạc hầu là chủ yếu và trong bề dầy của nó có dây chằng giáp phễu trên. - Dây thanh âm dưới: cũng có niêm mạc che phủ lên dây chằng giáp phễu dưới và bó sâu cơ giáp phễu dưới. Nhưng thực sự chỉ có hai dây thanh âm dưới mới phát ra âm. 4. HÌNH SOI THANH QUẢN Nhìn từ trên xuống khi thanh môn khép nó chỉ là một khe rất hẹp, khi thanh môn mở nó là một hình tam giác có đáy ở sau đỉnh ở trước và lúc này nhìn thấy rõ cả 4 dây thanh âm. Vì 2 dây trên ở xa đường giữa, 2 dây dưới ở gần đường giữa hơn. Các dây thanh âm lúc bình thường giống như một thừng trắng nhẵn, cử động dễ dàng khi phát âm ta thấy dây thanh âm dưới chạy ra chạy vào Trường hợp bệnh lý có thể thấy niêm mạc xung huyết, hoặc chảy máu hoặc u sùi. hoặc liệt dây thanh âm. 1. Sụn nắp thanh quản 2. Xương móng 3. Cơ giáp móng 4. Cơ phễu nắp 5. Sụn giáp 6. Cơ thanh âm 7. Cơ khít hầu dưới 8. Cơ nhẫn phễu bên 9. Bó mạch giáp trên 10. Cơ nhẫn giáp 11. Cơ ức giáp
12. Sụn nhẫn 13. Tuyến giáp 14. Màng giáp móng 15. Màng tứ giác 16. Buồng thanh quản 17. Dây chằng tiền đình 18. Khe tiền đình 19. Dây chằng thanh âm 20. Khe thanh môn 21. Nón đàn hồi 22. Dây chằng vòng
A. Tiền đình; B. Ổ dưới thanh môn Hình 4.62. Hình thể trong của thanh quản 5. MẠCH MÁU THẦN KINH CỦA THANH QUẢN 5.1. Động mạch Có 3 động mạch - Động mạch thanh quản trên (a.laryngea superior) tách từ động mạch 276
giáp trên cùng với thần kinh thanh quản trên xuyên màng giáp móng vào thanh quản. Động mạch thanh quản giữa (a. laryngea median): tách từ động mạch giáp trên qua màng nhẫn giáp vào thanh quản. Động mạch thanh quản dưới (a. laryngea inferior): tách từ động mạch giáp dưới đi cùng dây quặt X tới thanh quản. 5.2. Tĩnh mạch Các tĩnh mạch của thanh quản đổ vào các tĩnh mạch giáp trên và giáp dưới. 5.3. Thần kinh Chi phối cho thanh quản có 2 dây:
1. Động mạch hầu lên 2. Động mạch giáp trên 3: Động mạch cảnh chung 4. Động mạch giáp dưới Hình 4.63. Mạch của thanh quản
Dây thanh quản trên (n. laryngea superior) là một nhánh tách trực tiếp từ dây X tới chi phối cảm giác cho niêm mạc của thanh quản và chi phối vận động cho cơ nhẫn giáp. - Dây thanh quản dưới (dây quặt ngược X) đi từ dưới lên chi phối tất cả các cơ nội tại thanh quản, trừ cơ nhẫn giáp. Vì vậy liệt thần kinh thanh quản dưới sẽ gây mất tiếng. Hai dây thanh quản trên có nhánh nối tiếp với nhau tạo nên quai thần kinh Galien (có sự bù trừ cho nhau).
1. Dây thanh quản trên 2. Dây thanh quản dưới 3. Nhánh ngoài dây thanh quản trên 4. Nhánh trong dây thanh quản trên
Hình 4.64. Thần kinh của thanh quản 277
6. CƠ CHẾ PHÁT ÂM 6.1. âm thanh Âm thanh được tạo nên do luồng không khí đẩy từ phổi ra ngoài do sự co của cơ hoành, các cơ rộng bụng và cơ gian sườn. Luồng không khí này làm rung chuyển dây thanh âm phát ra âm thanh. Sự căng và vị trí từ các dây thanh âm thay đổi do các cơ của thanh quản điều khiển. âm thanh được cộng hưởng do các xoang mũi, miệng, hầu và các cơ ở môi, lưỡi và màn hầu trợ giúp. 6.2. Ho và hắt hơi Đây là một phản xạ hô hấp, luồng không khí bị đẩy ra nhanh, mạnh, đột ngột do khe thanh môn đóng lại và mở ra bất ngờ. Nấc là do cơ hoành bất thần trong thì hít vào, khe thanh môn đóng lại một phần hay toàn phần. Cười tạo nên do sự thở ra ngắt đoạn phối hợp với sự phát âm “ha, ha”.
278