c12

Page 1

Chương 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO Mục đích của tài liệu tham khảo trong một bài báo khoa học là để xác định tất cả những dữ kiện trình bày. Đó là một nguyên tắc nền tảng của lập luận khoa học. Ví dụ câu sau phải được tiếp nối bằng một tài liệu tham khảo "bệnh giun lươn chiếm vị trí thứ 5 trong số các bệnh giun sán trên thế giới và có khoảng 35 triệu cá thể mắc". Tài liệu tham khảo cho phép người đọc kiểm tra hiện tượng này, và để tìm hiểu sâu hơn các chi tiết nếu muốn biết ví dụ như xem phương pháp nào cho phép rút ra kết luận như vậy. Cũng như vậy, không được dẫn chứng các tác giả trong một bài báo khoa học mà không đưa ra tài liệu tham khảo chỉ rõ công trình của họ. Những lời khẳng định kiểu như “theo y văn, theo hiểu biết của chúng tôi, vào thời điểm hiện nay, theo các tác giả, đã được chấp nhận rằng, phần lớn các tác giả cho rằng..." không thể chấp nhận được trong một bài báo khoa học. Các tài liệu tham khảo có thể đưa người đọc tới những bài báo, các cuốn sách, các chương sách, các bài ghi nhớ, các tài liệu chính thức, các ngân hàng dữ liệu hoặc tất cả các dạng xuất bản có thể dễ dàng tiếp cận khác. Đưa quá nhiều tài liệu tham khảo không có nghĩa là hiểu biết rộng mà thường biểu hiện sự thiếu óc phê phán. Chỉ đưa các tài liệu tham khảo đã được công bố mà mình đã đọc và chọn lựa do ích lợi mà nó mang lại. Kiểm tra tài liệu tham khảo với bài báo (hay bản photocopy) để tránh tất cả các lỗi do sao chép. Trình bày tài liệu tham khảo theo hệ thống quy định bởi tạp chí sẽ gửi bài tới đăng. VỊ TRÍ CỦA TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo cần trích dẫn ngay sau khi dữ kiện được trình bày. Một tài liệu tham khảo có thể được trích dẫn nhiều lần trong một bài báo. Tài liệu tham khảo được trích dẫn trong phần Đặt vấn đề (hiện tượng, sự kiện dẫn tác giả tới việc đặt ra mục đích nghiên cứu của đề tài), trong chương Tư liệu và phương pháp nghiên cứu (liên quan đến các phương pháp đã được mô tả trong một bài báo khác đã đăng), trong chương Bàn luận (cơ sở để tự phê bình các kết quả của mình và so sánh với các kết quả trong y văn). Trong chương Kết quả nghiên cứu không được có tài liệu tham khảo vì ở đó các tác giả trình bày những kết quả của mình thu thập được. Khi bàn luận, các giả thiết nghiên cứu, các lời giải thích được trình bày không có tài liệu tham khảo. Không được có tài liệu tham khảo ở tên bài báo, trừ số rất ít ngoại lệ (1) cũng như trong phần tóm tắt là những tư liệu có thể tham khảo không cần nội dung bài báo. Các tài liệu tham khảo có thể đưa ra với các biểu đồ hay bảng số liệu. Trong bài báo đăng kết quả nghiên cứu, không đưa tài liệu tham khảo trong các đầu đề và phụ đề trong thân bài báo. Trong dạng bài điểm tài liệu, tài liệu tham khảo có thể đưa trong tên các chương và các tên phụ chương. CHỌN TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG DANH MỤC TÀI LIỆU Danh sách tài liệu tham khảo đặt ở cuối bài báo phải được phân biệt với danh mục tài liệu. Tài liệu tham khảo chứa danh sách các bài báo đã được sử dụng và trích dẫn trong bài để người đọc có thể tự tham khảo. Tác giả phải chọn và lấy những tài liệu của những nghiên cứu nào có vẻ thích đáng nhất và độc giả dễ tìm thấy nhất. Tác giả tìm tài liệu tham khảo trong danh mục tài liệu liên quan tới chủ đề nghiên cứu. Danh mục tài liệu đó bao gồm toàn bộ các bài báo và sách viết về một chủ đề hay một tác giả cụ thể. Thuật ngữ "tài liệu tham khảo theo danh mục" là không chính xác. HỆ SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TẠP CHÍ Hệ số ảnh hưởng được lập ra vào những năm 1960 để xếp hạng và đánh giá các tạp chí. Eugène Carfield, người sáng lập "Science Citation Index" đã luôn khẳng định rằng phương tiện này đã được sử dụng sai lầm, giống như các tiêu chuẩn thay thế để đánh giá sự thông thái hay sự thành đạt (2). Hệ số ảnh hưởng đơn thuần chỉ là sự phản ảnh khả năng của tờ báo hay của ban biên tập trong việc thu hút được những bài báo khoa học có chất lượng nhất. Số lần bài báo được tham khảo trong những bài báo khác là yếu tố để tính toán hệ số ảnh hưởng của tạp chí. Hệ số này càng cao khi bài báo được đăng trong những tạp chí được nhiều người tham khảo. Tuy nhiên, trong cùng một tạp chí, số những bài ít được tham khảo nhất ít hơn 10 lần so với một nửa số bài được tham khảo nhiều nhất (3). Sự tính toán hệ số ảnh hưởng có những chỗ có thể sai. Nó phụ thuộc rất nhiều vào bản chất của tạp chí. Những tạp chí bao quát một lĩnh vực rộng có hệ số ảnh hưởng cao hơn các tạp chí khác. Năm 1987, tạp chí Annal Review of Biochemistry có hệ số ảnh hưởng là 25 trong khi hệ số ảnh hưởng này là 6 ở tạp chí Annal Review of Microbiology (3). Một số ban giám khảo khi xem xét các công trình của thí sinh có


tính tới hệ số ảnh hưởng của tạp chí mà bài của thí sinh đăng ở đó. Điều này rõ ràng là dễ hơn việc đọc chính các bài báo đó nhưng cũng là sự không công bằng nhất. Tất nhiên, rất ít khả năng một công trình đăng trong tạp chí New England Journal of Medicine có chất lượng xoàng, nhưng có thể có những bài có chất lượng cao đăng ở các tạp chí ít nổi tiếng hơn. Khi chỉ gửi đăng các bài có chất lượng hạng hai ở các tạp chí tiếng Pháp chính là làm hại cho các tạp chí đó. Vì những lý do này, theo chúng tôi có lẽ điều nên làm là các tác giả Pháp ngữ nên ưu tiên tham khảo các tài liệu tiếng Pháp khi chúng có lợi ích tương đương hay gần tương đương với các bài tiếng Anh hay các bài tiếng Anh của các tác giả Pháp. Đó là điều mà người Nhật hiểu rất rõ khi họ ưu tiên chọn tham khảo tài liệu các bài tiếng Nhật. Theo trình tự suy nghĩ như vậy, chúng ta có thể thấy rằng các tạp chí Bắc Mỹ rất hiếm khi tham khảo các bài báo đăng trong tạp chí Anh. CHẤT LƯỢNG CỦA TÀI LIỆU Bản danh sách tài liệu tham khảo bao gồm tất cả những tài liệu đã dẫn trong nội dung bài báo và chỉ những tài liệu đó mà thôi. Rất nhiều tạp chí giới hạn số lượng tài liệu tham khảo cho tất cả các dạng bài viết, chỉ trừ các bài tổng quan. Ban biên tập của các tạp chí kiểm tra sự trích dẫn các tài liệu tham khảo. Các sai sót thường gặp trong phần tài liệu tham khảo gồm hai loại: một là sự không chính xác khi viết lại tên của tài liệu, số khác là những sai sót khi trích dẫn nội dung của tài liệu. Một nghiên cứu trên các số của 6 tạp chí (British Medical Journal, Lancet, New England Journal of Medicine, Clinical Radiology, British Journal of Surgery, British Journal of Hospital Medicine) ra trong tháng 1 năm 1984 đã cho thấy 24% các tài liệu tham khảo có sai sót về tên và trong 15% tài liệu được trích dẫn, những ý tưởng của tác giả tài liệu đó đã bị hiểu sai (4). Ví dụ: một tác giả dẫn "42 bệnh nhân" trong khi bài báo nguyên thuỷ viết là "42 apxe ở 40 bệnh nhân" (4). Một tạp chí khác nhận thấy có 25% sai sót ở phần tài liệu tham khảo (5). 50 mục tài liệu tham khảo đã được chọn ngẫu nhiên trong số tháng 8 năm 1987 của 3 tạp chí Ngoại khoa: American Journal of Surgery, Surgery, Gynecology and Obstetrics, Surgery. Trên 150 danh sách tài liệu tham khảo có 13 sai sót nghiêm trọng về chính tả làm cho không thể tìm được tài liệu tham khảo được trích dẫn, 41 sai sót nhỏ về chính tả và 37 sai sót lớn về trích dẫn đã được tìm thấy (6). Vì những lý do này, các Uỷ ban thẩm định đôi khi nhầm lẫn giữa sự kiện thông báo và tài liệu tham khảo trích dẫn. Những sai sót sẽ làm các độc giả bực mình khi họ muốn tìm bài báo nguyên thuỷ. Khi bài báo của Mintz và cộng sự (1) đã được ghi ở phần tài liệu tham khảo là"Br J Psy 1986;151:314-20", người đọc sẽ phải tìm trong năm 1986 mà không thấy bài báo, sau đó nhận ra rằng năm 1986 tương ứng với tập 150, như vậy phải tìm tập 151 ở năm 1987 để cuối cùng mới thấy bài báo. Tránh đưa vào tài liệu tham khảo Những bài báo khó tìm được Các luận án Tóm tắt các Hội nghị khoa học xuất bản trong các ấn phẩm định kỳ Các thư từ Các thông tin cá nhân Các bài báo "đang in" Cấm đưa vào tài liệu tham khảo Tóm tắt hội nghị khoa học không đăng ở các ấn phẩm định kỳ Các bài báo đang gửi đăng Các bài trình bày miệng Các tài liệu tham khảo gián tiếp qua bài báo khác. CẦN TRÁNH THAM KHẢO NHỮNG TÀI LIỆU NÀO? Các tài liệu phải cho phép người đọc có thể tìm thấy. Tất cả những tài liệu không thoả mãn điều kiện này thì không nên trích dẫn. Nên tránh tham khảo các luận án. Nó sẽ khó có thể tìm được với những ai không sống ở tại thành phố có trường đại học nơi luận án được trình bày. Với các người đọc nước ngoài thì lại càng khó hơn. Vì lý do đó, có những tạp chí khoa học không chấp nhận trích dẫn luận án trong tài liệu tham khảo. Cũng như vậy, các bản tóm tắt Hội nghị khoa học đăng trong các ấn phẩm định kỳ cũng phải tránh. Một số tạp chí trong phần yêu cầu với độc giả ghi rõ yêu cầu không trích dẫn các tài liệu đó (7). Các bản tóm tắt Hội nghị thường khó tìm, trừ những khi được xuất bản phụ vào các tạp chí định kỳ. Ví dụ, tóm tắt của các hội nghị khối Pháp ngữ về bệnh lý gan tiêu hoá được đăng trong tạp chí Gastroenterologie Clinique et Biologique. Một lý do khác chống lại việc trích dẫn các tóm tắt: các tóm tắt không phải bao giờ cũng được kiểm tra bởi hội đồng thẩm định như với một bài báo, và rất nhiều tóm tắt chứa đựng các kết quả không bao giờ được công bố. Một


nghiên cứu trên máy tính từ các ngân hàng dữ liệu cho thấy trong 276 tóm tắt về tim mạch học chọn ngẫu nhiên từ ba hội nghị năm 1976 (American Federation for Clinical Research, American Society for Clinical Investigation, Association of American Physisian), 139 (50,4%) đã không được xuất bản dưới dạng bài báo trong các tạp chí có hội đồng thẩm định sau khi Hội nghị diễn ra 37 đến 43 tháng. Vì những lý do tương tự, các tài liệu tham khảo là các bức thư, thường không phải bao giờ cũng qua hội đồng thẩm định cũng nên tránh không nên trích dẫn. Các tài liệu tham khảo từ mối liên hệ cá nhân cũng phải tránh vì người đọc sẽ không thể tự tham khảo được. Nó chỉ có thể được chấp nhận bởi ban biên tập của một tạp chí khi tác giả gửi kèm theo bài báo một lá thư của người được trích dẫn xác nhận chính xác những gì tác giả bài báo trích dẫn và chấp nhận được trích dẫn. Đưa tên tác giả, tiếp theo ghi "thông tin cá nhân" đặt trong ngoặc kép ở trong bài báo mà không xếp vào phần danh mục tài liệu tham khảo. Những tài liệu tham khảo từ những bài báo ghi là "đang đăng báo" cần phải tránh. Việc sử dụng dạng viết này chỉ ra rằng tác giả có thể xác định sự chấp nhận nghiễm nhiên bài báo trích dẫn "đang in". Loại tài liệu tham khảo này bắt độc giả khi muốn đọc bài nguyên thuỷ phải thực hiện việc tìm kiếm trong nhiều số hay tập liền nhau của tạp chí để tìm ra bài đã trích dẫn dạng "đang in". NHỮNG TÀI LIỆU NÀO CẤM THAM KHẢO Những tóm tắt Hội nghị khoa học không đăng trong các tạp chí thì không được chấp nhận đưa vào làm tài liệu tham khảo. Các tóm tắt này xuất hiện dưới dạng "proceedings" chỉ được phát cho những ai tham dự Hội nghị. Các tóm tắt này không được đưa vào trong ngân hàng dữ liệu để lưu trữ trong các thư viện và vì vậy rất khó để tìm thấy. Những tài liệu là các bài báo "đang chờ đăng" phải cấm sử dụng vì tạp chí mà bài báo đó gửi tới còn chưa chấp nhận đăng. Tham khảo các bản trình bày miệng khi không được đăng phải cấm. Nếu trong tài liệu tham khảo đã in còn có tới 30% hiểu sai so với ý tưởng của tác giả (4) thì điều gì sẽ xảy ra với những bài trình bày miệng? Tài liệu tham khảo trích dẫn từ tài liệu tham khảo của một bài báo khác phải bị cấm. Tài liệu của công trình không thể tìm thấy ngay. Trước hết phải tìm bài báo đã trích dẫn tài liệu đó rồi mới đến được tài liệu nguyên thuỷ. Như vậy các sai sót sẽ rất nhiều. Ví dụ một câu như "Các kỹ thuật xét nghiệm phân được thực hiện gồm xét nghiệm trực tiếp, phương pháp cô đặc của Bailengs và Merthiolate - Iode - Formol - Concentration cũng như chiết xuất của Baermann (17)" với tài liệu tham khảo sau đây: "17. Golvan Y J, Drouhet E. Techniques en parasitologie et en mycologie. Paris: Flammarion éd,1972", sẽ không cho phép người đọc biết kỹ thuật nào đã được thực hiện. Trong thí dụ đó liệu đó là kỹ thuật nguyên thuỷ của Bailenger hay Baermann hoặc là kỹ thuật cải tiến trong cuốn sách được trích dẫn của Golvan và Drouhet? Người đọc không thể biết liệu các kỹ thuật nguyên thuỷ có được tuân thủ hay có thể áp dụng những thay đổi về kỹ thuật đưa ra trong cuốn sách tham khảo. Tuy nhiên, một số tạp chí đôi khi chấp nhận dạng tài liệu tham khảo này với những ấn phẩm rất lâu trước đây với lời ghi "trong ...." hay " trích dẫn bởi....". CÁC HỆ THỐNG THAM KHẢO Về nguyên tắc, phần yêu cầu với các tác giả của tạp chí chỉ rõ hệ thống nào được sử dụng. E. Carfield đã thống kê có 250 hệ thống tham khảo tài liệu (10). Có tới 33 hệ thống khác nhau đã được tìm thấy ở trong 52 tạp chí (11). Trên thực tế có 3 hệ thống chủ yếu được sử dụng. - Hệ thống "tác giả-ngày" (trong thực tế là "tác giả-năm") còn được gọi là hệ thống Harvard là hệ thống lâu đời nhất. - Hệ thống số thứ tự được biết tới với một dạng dưới tên hệ thống Vancouver (7). - Hệ thống chữ cái - số, là một hệ thống trộn lẫn. Hai nhóm có ý định thống nhất các hệ thống tài liệu tham khảo từ 10 năm nay: Nhóm Vancouver trong đó có hơn 500 tạp chí tuyên bố là thành viên (7) và nhóm các nhà xuất bản European Life Science Editors (12) đã đề nghị sử dụng hoặc là số hoặc là "tên-ngày" trong bài báo, không cho phép hai kiểu cùng tồn tại trong một bài báo. Đề nghị của cả hai nhóm này có một quan tâm chung: giảm giá thành tờ báo. Hệ thống "tác giả-ngày" hay hệ thống Harvard. Trong thân bài báo


Tên tác giả hay các tác giả với năm xuất bản được trích dẫn trong bài với biến thể tuỳ theo tạp chí: hoặc là "theo Dupond và Dupont (1978), có 20% của..." hoặc là "20% ung thư (Dupond & Dupont, 1978) đã...". Nếu nhiều bài báo của cùng một tác giả xuất bản trong cùng năm được trích dẫn các chữ cái "a", "b", "c"... có thể thêm vào sau số chỉ năm: "theo Dupond và Dupont (1978b)". Nói chung trong nội dung bài chỉ trích dẫn tên của tác giả đầu hay hai tác giả đầu nếu bài báo chỉ có hai tác giả. Kể từ ba tác giả trở lên, chỉ tên tác giả đầu được dẫn, tiếp theo là "và cộng sự", "et coll" từ viết tắt chữ "et collaborateurs" hay "et al" từ chữ viết tắt tiếng latin "et alii". Trong danh m c tài li u tham kh o Các tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự ABC của chữ cái đầu của tên tác giả thứ nhất của bài báo và không đánh số thứ tự. Khi có nhiều tài liệu tham khảo với cùng tác giả đầu tiên, các tài liệu được sắp xếp theo thứ tự chữ cái đầu tên của tác giả thứ hai và cứ như thế với các tác giả thứ 3, 4.... Nếu có những tài liệu tham khảo khác nhau của cùng một hay một nhóm tác giả, các tài liệu được sắp xếp theo thứ tự năm xuất bản, bắt đầu bằng tài liệu cổ nhất. Nếu có các tài liệu của cùng tác giả, cùng năm xuất bản, các tài liệu được sắp xếp và được thêm vào các chữ "a,b,c,d..." sau năm xuất bản và sắp xếp theo thứ tự đó. Trong hệ thống này, tên của tác giả cuối cùng thường bắt đầu bằng "và" ("and” hay “et"). Hệ thống này ngày càng ít được sử dụng vì nó làm bài báo khó đọc. Bài báo, nhất là chương Đặt vấn đề và chương Bàn luận bị tràn ngập bởi các tên tác giả được trích dẫn. Thân bài báo được xuất hiện kiểu như (1): "Các nghiên cứu về Schizophrenics ở Anh (Brown et al,1972; Vaughn & Leff,1976) và ở Mỹ (Vaughn et al,1984; Nuechterlein et al,1986; Moline et al,1986; Jenkins et al,1986) và của những bệnh nhân trầm cảm (Vaughn & Leff,1976, Hooky et al,1986), rối loạn hành vi trái ngược (Miklowitz et al,1986) và bệnh nhân béo phì (Leff & Vaughn,1985), tất cả đều cho thấy bệnh nhân sống ở nhà với tỷ lệ EE tương đối cao có nguy cơ bị tái phát tăng cao". Tuy vậy hệ thống này được chấp nhận bởi các tác giả và người đọc bài báo. Trong một thăm dò trong đó có 670 nhà khoa học đã trả lời (13), 61,6% thích hệ thống Harvard với tư cách là độc giả và 59,9% với tư cách là tác giả. Trong số 230 trả lời từ Anh có 72,2% trường hợp đã sử dụng theo hệ thống này. Trong 113 trả lời từ Bắc Mỹ hệ thống này được sử dụng trong 49,6% trường hợp. Với 231 trả lời từ các nước Châu âu, hệ thống này dùng trong 55% trường hợp. Trong số 96% thư trả lời từ các nước khác tỷ lệ dùng hệ thống này là 59,4% trường hợp. Với các tác giả nếu một tài liệu tham khảo bị bỏ quên nó có thể được đưa vào dễ dàng. Do không phải đánh số tài liệu tham khảo nên tránh được sự bất lợi khi thêm vào một tài liệu mà hệ thống khác gặp phải. Vì lý do này, nên dùng hệ thống này khi chuẩn bị bản thảo. Với người đọc, hệ thống thứ tự chữ cái này cho phép dễ dàng biết, khi tham khảo danh mục tài liệu, tác giả nào được trích dẫn (và biết liệu công trình của họ có được trích dẫn không). Hệ thống dãy số (Vancouver) Trong n i dung bài báo Các tài liệu được đánh số bằng số ả rập theo thứ tự xuất hiện trong bài báo. Nếu một tài liệu được trích dẫn nhiều lần, nó vẫn giữ số gắn cho lần xuất hiện đầu tiên. Số của tài liệu trích dẫn đặt trong ngoặc vuông. Nếu nhiều tài liệu được trích dẫn trong cùng một dấu ngoặc, chúng được sắt xếp theo thứ tự có số tăng dần và cách nhau bằng dấu phảy. Nếu nhiều tài liệu có số liên tiếp nhau được trích dẫn, chỉ cần ghi số tài liệu đầu và cuối cách nhau một gạch ngang. Ví dụ: "[3,7]" nghĩa là chỉ có hai tài liệu số 3 và số 7 được trích dẫn trong khi: "[3 - 7]" nghĩa là các tài liệu 3, 4, 5, 6 và 7 được trích dẫn. Trong b ng danh m c tài li u. Các tài liệu được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện trong bài báo mà không theo thứ tự chữ cái tên đầu của tác giả đầu tiên. Số thứ tự này là số ả rập. Như vậy các tài liệu tham khảo được tập hợp thành từng nhóm tuỳ theo chủ đề được trình bày liên tiếp trong bài báo. Hệ thống này giúp dễ đọc hơn và không làm bài báo tràn ngập bởi tên các tác giả. Ví dụ kể trên trở thành “Nghiên cứu về Schizophreniss ở Anh [1,2] và ở Mỹ [3,6] và về bệnh nhân trầm cảm [2,7], rối loạn hành vi trái ngược (8) về bệnh nhân béo phì [9] đã cho thấy...”. Cùng một lượng thông tin cần 440 ký tự trong hệ thống Havard trong khi chỉ cần 254 trong hệ thống số. Hệ thống này được rất nhiều ban biên tập các tạp chí quốc tế sử dụng. Theo các ban biên tập tạp chí, hệ thống này giúp cho việc kiểm soát được sự xuất hiện của tất cả các tài liệu tham khảo trong một bài báo. Hệ thống này có một bất lợi quan trọng cho tác giả: Nếu muốn đưa thêm một tài liệu mới, cần phải đánh số lại tất cả các tài liệu nằm sau nó và có nguy cơ sai sót.


Hệ thống chữ - số Trong n i dung bài Các tài liệu tham khảo được trích dẫn bằng số thứ tự ghi trong ngoặc đơn. Nếu nhiều tài liệu trong cùng một dấu ngoặc, chúng được xếp theo thứ tự tăng dần và cách nhau bởi dấu phẩy. Cũng giống như trong hệ thống trên, nếu nhiều tài liệu có số thứ tự liên tiếp được trích dẫn, chỉ tài liệu đầu và cuối được dẫn, cách nhau bằng một gạch ngang. Trong danh m c tài li u Tài liệu được xếp theo thứ tự chữ cái ABC chữ đầu của tác giả đầu và số thứ tự (số ả rập) của tài liệu được sắp đặt theo sắp xếp này. Hệ thống này phối hợp hai hệ thống trước và được sử dụng nhiều trong các tạp chí Pháp . LÀM THẾ NÀO VIẾT MỘT TÀI LIỆU THAM KHẢO Dù theo hệ thống tham khảo nào, cần thực hiện theo chỉ dẫn hay thói quen của tạp chí. Những chỉ dẫn cụ thể hoá việc trích dẫn tài liệu tham khảo thế nào và những yếu tố nào đưa ra để tìm tài liệu đó trong y văn. Các ví dụ đưa ra bởi bản hướng dẫn viết bài của Hội đồng các Ban biên tập sinh học (Council of Biology Editor) (14) hay bởi Hiệp Hội Xuất Bản Hoa Kỳ (American Manual Association) (13) đã tính đến tất cả các khả năng có thể. Các ví dụ tuỳ theo quốc tịch của tác giả, theo ngành chuyên môn khoa học được trình bày có giải thích kỹ. Nếu gửi một bài báo với các tài liệu tham khảo trình bày theo đúng hướng dẫn của tạp chí, cách trình bày này được thực hiện tốt nhất bằng cách tham khảo tạp chí đó: tại sao lại luôn đánh máy trong phần tài liệu tham khảo tên các tác giả bằng chữ in hoa trong khi tạp chí lại chỉ sử dụng chữ in hoa cho chữ đầu của tên và chữ thường cho phần còn lại của tên. Ví dụ: Tại sao lại đánh máy là “J.P.DUPONT” trong khi chỉ đơn giản xem tạp chí đó đã cho thấy ngay là trong các bài báo, tác giả này tự viết là “Dupont JP”. Việc quan sát này cho phép nhận ra rằng phần lớn các tạp chí không đặt dấu chấm sau tên đầu của các tác giả cũng như sau tên viết tắt của các tạp chí. Sau đây là một vài ví dụ sử dụng hệ thống Vancouver (7). Tài liệu tham khảo trong một bài báo của một tạp chí xuất bản định kỳ Cần tôn trọng thứ tự sau để viết các yếu tố khác nhau của tài liệu tham khảo: Các tác gi Nếu có từ một đến sáu tác giả, đưa tất cả. Khi có hơn sáu tác giả, chỉ đưa tên sáu người đầu, tiếp sau là “và cộng sự” (“et al”). Tên của các tác giả (chữ cái đầu viết hoa, các chữ khác viết thường) tiếp theo là các chữ đầu tên riêng viết hoa liền sau, không có dấu chấm cách, sau đó là dấu phẩy. Tên cuối cùng có dấu chấm ở cuối. Ví dụ: “Dupont JP, Dupond JF, Durand P.”. Tên bài báo Tên bài báo được giữ ở tiếng nguyên thuỷ. Sau đó có một dấu chấm. Khi tên bài báo viết bằng thứ tiếng không dùng ký tự Latin (chữ ả rập hay chữ Nhật bản chẳng hạn) thì không viết tên này bằng tiếng nguyên thuỷ. Phải dịch toàn bộ tên và phụ đề của bài báo sang tiếng mà tạp chí đăng bài sử dụng. Tiếng nguyên thuỷ của bài báo được chú thích trong ngoặc. Ví dụ “Trình bày tài liệu tham khảo trong một bài báo khoa học như thế nào (bài báo bằng tiếng Nhật)”. Xác đ nh tên t p chí và nh ng đ a ch liên l c c a bài báo Tên tạp chí được đưa bằng tên viết tắt theo Index Medicus không cần có dấu chấm sau chữ viết tắt. Các tên viết tắt này được đăng trong số tháng 1 của Index Medicus và trong số 1 của “Cumulated Index Medicus” của mỗi năm. Ví dụ “Gastroenterol Clin Biol” là tên tắt của tạp chí Gastroentérologie Clinique et Biologique. Khi tên một tạp chí không có tên tắt được liệt kê trong Index, cần nêu đầy đủ tên tạp chí. Một danh sách tên tắt của các tạp chí trích từ Index Medicus được đưa ở cuối cuốn sách này. Sau tên của tạp chí, ghi năm xuất bản, sau là dấu chấm phẩy. Ví dụ “1989;” rồi tới số tập hay quyển (tome or volume), sau đó có dấu hai chấm, ví dụ “54:”. Cuối cùng số trang đầu của bài báo tách với số trang cuối bằng dấu gạch ngang. Số của trang cuối chỉ


cần đưa những phần số khác với số trang đầu. Cuối cùng là dấu chấm hết. Ví dụ “124-33.”. Tài liệu tham khảo một bài báo theo thoả thuận được gọi là Vancouver (5): “Dupont JP, Dupont JF, Duran P. Comment trascrire une référence dans un article scientifique (article en japonais). Gastroentérol Clin Biol 1989; 54: 124-33.”. Không có khoảng cách trước hay sau các dấu hiệu của nhóm số của tài liệu tham khảo. Không viết là “1989 ; 54 : 124 - 33 .”. Không trích dẫn tập hoặc ngày xuất hiện chính xác của tài liệu tham khảo. Nếu việc đánh số trang của số phụ bản của một tạp chí không nằm trong việc đánh số trang bình thường của tạp chí cần ghi thêm chú thích phụ bản 1 (“suppl 1”) ở sau số chỉ số quyển trước số trang. Đôi khi việc đánh số như Đ15 để chỉ trang 15 của tập phụ bản. Cũng như vậy với những tạp chí đánh số trang theo số, nên đặt trong ngoặc đơn hoặc là số của tạp chí nếu có một hoặc là tháng hay ngày xuất bản). Nếu có những yếu tố không nằm trong tài liệu tham khảo được nhắc tới, không đặt trong ngoặc đơn mà đặt trong ngoặc vuông. Ví dụ cần viết là [bài báo viết bằng tiếng Trung Quốc] hay [tóm tắt] ngược lại phải viết là (suppl 1). Trong trường hợp một tài liệu tham khảo xuất bản với một tên tập thể liên quan tới một nhóm công trình, nhóm này được trích dẫn toàn bộ không viết tắt: “Nhóm nghiên cứu tim mạch học”, nếu bài báo trích dẫn không có tác giả, thì được trích dẫn bắt đầu bằng “Vô danh” (“Anonyme”). Trong một hệ thống tham khảo theo thứ tự chữ cái, hai tài liệu tham khảo trên được xếp vào chỗ “N” ở tài liệu đầu và “V” ở tài liệu sau. Trong hệ thống tham khảo đánh số khái niệm “vô danh“ là sót tên. Tài liệu được ghi bắt đầu bằng tên bài báo. Không cần xuống dòng sau mỗi phần của một tài liệu. Tài liệu tham khảo là sách Tài liệu tham khảo là sách phải phù hợp theo thứ tự này: tên tác giả, tên sách, số xuất bản (bắt đầu từ lần thứ hai), tên thành phố nhà xuất bản đóng, tên nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang tham khảo chính xác (trang đầu & trang cuối). Tham khảo một cuốn sách theo thoả thuận gọi là Vancouver (5): "Spilker B. Multinational drug companies. Issues in drug discovery and development. New York: Raven Press,1989:606” Tham khảo một chương sách Nếu các tác giả của từng chương được xác định, tài liệu tham khảo đưa tên của tác giả theo sau bằng dấu chấm, sau đó là tên chương sách và dấu chấm. Ghi “trong" (dans or in) tiếp theo là dấu hai chấm rồi đến tên chủ biên cuốn sách, tiếp theo là chữ “eds” nghĩa là biên tập có dấu chấm ở phía sau. Tên cuốn sách được ghi toàn bộ bằng tiếng nguyên thuỷ tiếp theo là dấu chấm. Tên thành phố rồi tên của nhà xuất bản, năm xuất bản rồi đến trang đầu và trang cuối của chương. Hướng dẫn của hệ thống Vancouver (xem phụ lục) liệt kê 35 ví dụ về cách trích dẫn các tài liệu thường được tham khảo nhiều nhất. Chúng tôi áp dụng hệ thống Vancouver trong sách này . Ví dụ tham khảo một chương sách theo thoả thuận Vancouver (5): &“Jenoudet JP, Massot C. Syndrome de Munchausen. Dans: Rousset H, Vital Duran D, eds. Diagnostics difficiles en médecine interne, volume 1. Paris: Maloine, 1988:127-37” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Mintz J, Mintz L, Goldstein M. Expressed emotion and relapse in first episodes of schizophrenia. A rejoinder to Macmillan et al. (1986). Br J Psy 1987;151:314-20.


2.Garfield E. How can impact factors be improved. Br Med J 1996;313:411-3. 3.Seglen O. Why the impact factor of journals should not be used for evaluating research. Br Med J 1997;314:498-502. 4.Lacey G de, Record C, Wade J. How accurate are quotations and references in medical journals? Br Med J 1985;291:884-6. 5.Tigertt G. Editor's page. Am J Trop Med Hyg 1988;38:1-2. 6.Evans JT, Nadari HI, Burchell SA. Quotational and reference accuracy in surgical journals. A continuing peer review problem. JAMA 1990;263:1353-4. 7.International Committee of Medical Journal Editors. Uniform requirements for manuscrips submitted to biomedical journals. N Engl J Med 1997;336:309-15 (traduction fran†aise, voir p.149). 8.Goldman L, Loscalzo A. Fate of cardiology research originally published in abstract form. N Engl J Med 1980;303:255-9. 9.Relman AS. How reliable are letters. N Engl J Med 1983;308:1219-20. 10.Garfield E. The integrated Sci-Mate software system. Part 2. The editors slashes the Gordian knot of conflicting reference styles. Curr Contents 17 March 1986;29:3-10. 11.O'Connor M. Standardisation of bibliographical reference systems. Br Med J 1978;1:31-2. 12.ELSE-Ciba Foundation Workshop. Reference in scientific papers: commas cost money. Earth & Life Science Editing 1978;7:18-21. 13.O'Connor M, Whelan J. Reference preferences-results of a survey. Earth & Life Science Editing 1983;20:3-6. 14.Scientific Style and format. The CBE manual for authors, editors and publishers. Cambridge, UK: Cambridge University Press, 1994:825. 15.American Medical Association. Manual of style. A guide for authors and editors. Philadelphia, PA; Williams & Wilkins, 1997:660.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.