Kết cấu nhà cao tầng bằng vật liệu liên hợp thép - bê tông

Page 9

ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA XÂY DỰNG

CHUYÊN ĐỀ KẾT CẤU MỚI

KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG

BẰNG VẬT LIỆU COMPOSITE

GVHD: THs. TRẦN QUỐC HÙNG

SVTH: NGUYỄN PHẠM THẢO VÂN

MSSV: 19510101237

Tp. HCM, ngày 9 tháng 8 năm 2023

A - MỞ ĐẦU

Phân loại các hệ thống kết cấu sử dụng trong nhà cao tầng

B - KẾT CẤU COMPOSITE

I. Định nghĩa kết cấu liên hợp thép - bê tông

II. Lịch sử hình thành và phát triển của kết cấu liên hợp thépbê tông

III. Ưu nhược điểm của kết cấu liên hợp thép - bê tông

1. Đặc điểm chung

2. Ưu nhược điểm

IV. Vật liệu sử dụng cho kết cấu

1. Bê tông

2. Thép

V. Các thành phần kết cấu

1. Cột liên hợp

2. Dầm liên hợp

3. Sàn liên hợp

4. Vách liên hợp

5. Nút khung liên hợp

C - LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP - BÊ TÔNG

I. Sàn liên hợp II. Dầm liên hợp III. Cột liên hợp D - CÔNG TRÌNH NHÀ CAO TẦNG BẰNG KẾT CẤU COMPOSITE

I. Tower Center International | Bucharest, România II. Rainier Square Tower | Seattle, Washington, USA

E. KẾT LUẬN-CẢM NHẬN
MÔN HỌC MỤC LỤC 3 4 4 5 7 8 8 9 9 9 10 12 15 16 18 18 21 24 27 27 37 45
VỀ

A - MỞ ĐẦU

Kết cấu liên hợp thép bêtông đã và đang được sử dụng khá hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới trong việc xây dựng các công trình cao tầng và nhà khung nhịp lớn, do loại kết cấu này tận dụng được những ưu điểm riêng về tính chất cơ lý của cả hai loại vật liệu phổ biến là thép và bê tông. Để đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà cao tầng và nhà siêu cao tầng ở Việt Nam hiện nay, giải pháp

kết cấu liên hợp thép - bê tông ngày càng được ứng dụng rộng rãi, với khả

năng khắc phục được những nhược điểm của kết cấu bê tông cốt thép: kích thước cấu kiện lớn, nặng nề, tốn kém, tính thẩm mỹ thấp,...

Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu về kết cấu liên hợp thép - bê tông nhằm ứng dụng trực tiếp các cấu tạo, nguyên lý tính toán vào môn học đồ án và thiết kế xây dựng nhà cao tầng sau này là vô cùng cần thiết. Bài tiểu luận sẽ giới thiệu khái quát về liên hợp thép - bê tông, cũng như tập trung phân tích cấu tạo và lý thuyết tính toán của loại kết cấu này. Bên cạnh đó, bài viết cũng sưu tầm một số công trình tham khảo đã sử dụng hệ thống kết cấu liên hợp thép - bê tông và giải pháp thi công thực tế.

Diamond Lantern Tower ở Bắc Kinh, Trung Quốc Tòa tháp có cấu trúc diagrid bằng kết cấu liên hợp khung ống thép đổ bê tông,

ĐẦU
KẾT CẤU MỚI A - MỞ

Dựa vào bảng phân loại các hệ thống kết cấu kể trên, ta thấy được loại kết cấu liên hợp thép - BTCT sử dụng được cho hầu hết các loại nhà cao tầng, đặc biệt là các tòa nhà siêu cao tầng (Super Highrise Building)

Bảng 1: Phân loại các hệ thống kết cấu theo vật liệu sử dụng

B - KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP - BÊ TÔNG

I. Định nghĩa kết cấu liên hợp thép - bê tông

Kết cấu liên hợp thép bêtông là loại kết cấu sử dụng thép kết cấu (structural steel) kết hợp bê tông hoặc bê tông cốt thép để chúng cùng tham gia chịu lực.

Một số cấu kiện liên hợp thép - bê tông

4
KẾT CẤU MỚI B - KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP-BÊ TÔNG

KẾT CẤU MỚI B - KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP-BÊ TÔNG

II. Lịch sử hình thành và

phát triển của kết cấu liên hợp thép

-

bê tông dùng trong nhà cao tầng và siêu cao tầng

Lịch sử phát triển của kết cấu liên hợp thép - bê tông gắn liền với quá trình phát triển của kết cấu bê tông cốt thép và kết cấu thép.

Tại Mỹ vào năm 1894, kết cấu liên hợp thép - bê tông được áp dụng lần đầu tiên để xây cầu Rock Rapids dạng vòm. Và từ sau những năm 1950 kết

cấu liên hợp rất được phổ biến để xây dựng các

công trình nhà cao tầng ở Mỹ, điển hình như: Toà

án liên bang ở Brooklyn New York (1960), SDS & Khiu ston (24 tầng), Major Bank & Dallas (35 tầng), Atlantic Centre Project (221m)...

Năm 1944, tính toán thiết kế kết cấu liên hợp

được đưa vào tiêu chuẩn quốc gia AASHO (The American Association of State Highway Officials).

McGraw-Hill Building, Chicago 1929

Tòa nhà đã sử dụng loại cột Emperger: Cột bê tông có lõi gang đặc

Tại Châu Âu, kết cấu liên hợp thép - bê tông được dùng chỉ với mục đích ban đầu là chống ăn mòn cho thép và chịu lửa. Tại Anh năm 1900, người ta bắt đầu sử dụng kết cấu liên hợp, tuy nhiên việc tính toán kết cấu coi như kết cấu thép, phần bê tông chỉ đóng vai trò lớp bảo vệ. Tới năm 1908 một số thí nghiệm đầu tiên về khả năng chịu lực của kết cấu liên hợp mới được tiến hành.

Nước Đức cũng quan tâm đến kết cấu liên hợp và ban hành tiêu chuẩn quốc gia DIN 1078 từ rất sớm, sau chiến tranh thế giới lần II, một loạt các công

trình bằng kết cấu liên hợp. thép - bê tông được xây dựng cho các công trình

nhà cửa và cầu đường.

Nga bắt đầu dùng kết cấu liên hợp thép bê tông vào những năm 40 của thế kỷ 19, dùng làm dầm cầu (qua sông Neva ở Pê-téc-bua, qua sông Ixét nối Kamenskơ - Uranski...).

Tại Nhật Bản, kết cấu liên hợp thép - bê tông xuất hiện từ năm 1910. Chúng

được ứng dụng rộng rãi để làm các nhà cao tầng, nhất là sau đại chiến thế giới lần II. Tiêu chuẩn thiết kế quốc gia về loại kết cấu này được ra đời vào năm

1958 gọi là SRC Standard (Steel Reinforced Concrete). Hiện nay rất nhiều các nhà cao tầng, siêu cao tầng ở Nhật được làm từ kết cấu liên hợp, vì vậy chúng vẫn đứng vững qua các trận động đất.

5

LIÊN HỢP THÉP-BÊ TÔNG

Tại Australia loại kết cấu liên hợp cũng rất phổ biến và có tiêu chuẩn thiết

kế là Australia Standard AS 2371.1 - 1980.

Các tiêu chuẩn thiết kế chính về kết cấu liên hợp thép bê tông:

+ Mỹ: ASSHTO (American Asociation of State Highway and Transportation)

+ Nhật: SRC (Steel Reinforced Concrete);

+ Các nước thuộc khối cộng đồng kinh tế Châu Âu: EC 4 (Eurocode 4).

Ở Việt Nam, lý thuyết tính toán cấu kiện liên hợp thép-bê tông (bê tông cốt

cứng đã được đưa vào giáo trình “Kết cấu bê tông cốt thép - Phần cấu kiện cơ bản" xuất bản năm 1995, dựa theo lý thuyết tính toán của Nga và còn khá đơn giản. Từ năm 1998 Bộ môn Công trình Thép - Gỗ của Trường Đại học Xây dựng bắt đầu tiến hành nghiên cứu về kết cấu liên hợp. Đến năm 2006, ta mới có cuốn sách đầu tiên về kết cấu liên hợp thép bê tông dùng trong nhà cao tầng. Tuy nhiên trong thực tế, kết cấu liên hợp đã được sử dụng từ thời Pháp thuộc trong các sản nhà dạng khối xây lõi thép. Cho đến hiện tại, kết cấu liên hợp thép - bê tông đã được ứng dụng rộng rãi đối với các công trình cao tầng và siêu cao tầng ở nước ta: Landmark 81 (81 tầng), Bitexco (68 tầng), tòa nhà Keangnam (72 tầng), Vietinbank Tower (68 tầng),...

Diamond Plaza - tòa nhà cao tầng có kết cấu liên hợp

ở Việt Nam

Tòa nhà siêu cao tầng

Landmark 81

KẾT CẤU
KẾT
6
MỚI B -
CẤU

KẾT CẤU MỚI B - KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP-BÊ TÔNG

III. Ưu nhược điểm của kết cấu liên hợp thép - bê tông

1. Đặc điểm chính: Mặc dù hai loại vật liệu thép, bê tông về cơ bản khác nhau, nhưng chúng lại hoàn toàn phù hợp và bổ sung tính chất cho nhau như:

- Hệ số dãn nở vì nhiệt gần như nhau.

- Sự kết hợp lý tưởng của kết cấu bê tông rất hiệu quả khi chịu nén và thép chịu kéo.

- Kết cấu thép có độ mảnh lớn và dễ mất ổn định, sự kết hợp với bê tông có thể ngăn cản sự mất ổn định này.

- Lớp bê tông có tác dụng ngăn cản sự ăn mòn của môi trường đồng thời là lớp cách nhiệt bảo vệ kết cấu thép khi chịu nhiệt độ cao.

- Kết cấu thép đem lại tính dẻo cho kết cấu liên hợp.

2. Ưu nhược điểm

Ưu điểm của kết cấu liên hợp khi so sánh với kết cấu bê tông cốt thép:

a) Kinh tế

- Có khả năng chịu lực cao nhưng lại giảm được lượng thép kết cấu sử dụng trong công trình.

- Đem lại hiệu quả kinh tế do giảm được kích thước và trọng lượng cấu kiện.

- Đơn giản trong xây lắp, rút ngắn tiến độ, giảm được giá thành.

- Tấm tôn định hình đóng vai trò sàn công tác đồng thời còn đóng vai trò

bảo vệ công nhân khỏi vật thể rơi từ trên cao trong quá trình thi công.

b) Chức năng

- Kết cấu liên hợp có độ cứng lớn dẫn đến giảm được chuyển vị hoặc tăng

được nhịp, giảm trọng lượng. Tăng không gian sử dụng và hiệu quả kiến trúc.

- Bê tông ngăn cản được thép kết cấu khỏi mất ổn định cục bộ và tổng thể.

- Chịu ảnh hưởng động đất tốt hơn do thép tăng được tính dẻo cho kết cấu.

- Khả năng chịu lửa và chống ăn mòn của thép được tăng cường.

Bảng 3:

So sánh kích thước dầm liên hợp và dầm không liên hợp khi cùng khả năng chịu lực

Bảng 4: So sánh kích thước dầm, cột liên hợp và dầm, cột BTCT khi cùng khả năng chịu lực

7

Nhược điểm của kết cấu liên hợp

- Các ưu điểm kể trên chưa phù hợp với các công trình có quy mô nhỏ

- Tại Việt Nam, đây là loại hình kết cấu mới nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn ứng dụng ban đầu

IV. Vật liệu sử dụng cho kết cấu

1. Bê tông:

Bảng 5: Các đặc trưng cơ học của bê tông theo TCVN 356:2005

Bảng 6: Các đặc trưng cơ học của bê tông theo EC4

Bảng 7: Chuyển đổi các giá trị của mẫu hình trụ (EC) về mẫu lập phương (TCVN)

Khi thiết kế kết cấu liên hợp thép bê tông theo Tiêu chuẩn Eurocode 4 có thể lấy các mác bê tông theo TCXDVN tương đương với lớp độ bền của bê tông theo Eurocode 4 rồi sử dụng lý thuyết thiết kế theo Eurocode 4.

Cần lưu ý rằng theo quy định của Eurocode 4 thì để chế tạo kết cấu liên hợp thép bê tông chỉ được dùng bê tông có Mác 350 (B27,5) trở lên theo TCXDVN.

2. Cốt thép

a) Thép thanh theo Eurocode 4 và theo TCXDVN 356:2005

- Thép thanh theo Eurocode 4:

+ Tiêu chuẩn Châu Âu EN 10080-3 đã đưa ra ba mác thép dùng cho kết cấu

liên hợp: S220; S400 và S500, các con số ở ký hiệu chỉ giới hạn đàn hồi của từng loại fsk (N/mm2).

+ Mác S220 là thép tròn trơn cán nóng, các mác S400 và S500 là thép thanh và tròn có gai ( kể cả lưới thép hàn) cho tính ma sát lớn + Môđun đàn hồi E s của cốt thép thanh giao động từ 190 đến 200 kN/ mm2.

Để đơn giản tính toán, kết cấu liên hợp cho phép lấy giá trị của thép kết cấu:

Es = Ea = 210 kN/ mm2

KẾT CẤU
8
MỚI B - KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP-BÊ TÔNG

KẾT

CẤU MỚI B - KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP-BÊ TÔNG

- Thép thanh theo TCXDVN 356:2005:

Bảng 8: Thép thanh dùng cho kết cấu bê tông cốt thép theo TCXDVN 356:2005

b) Thép kết cấu theo Eurocode 4 và theo TCXDVN 356:2005

- Thép kết cấu theo Eurocode 4:

Trong tiêu chuẩn ENV 1994 - 1-1 Eurocode 4 trình bày cách tính toán các kết cấu liên hợp được sản xuất từ thép mác thông thường S235, S275 và S355 (các con số chỉ giới hạn chảy N/mm2), xác định trong Tiêu chuẩn EN 10025 và EN 10113 .

- Thép kết cấu theo TCVN 5709:1993:

Theo quy định của Eurocode 4 loại thép Việt Nam dùng trong kết cấu liên hợp có mác từ XCT38 trở lên

Bảng 9: Các chỉ tiêu cơ học của thép carbon cán nóng theo TCVN 5709-1993

V. Các thành phần kết cấu

1. Cột:

Bảng 10: Tổng hợp các loại thép được dùng cho kết cấu liên hợp

Những dạng phổ biến nhất của tiết diện cột liên hợp thép - bê tông phân loại theo 3 nhóm chính: tiết diện bọc bê tông hoàn toàn, tiết diện bọc bê tông không hoàn toàn, và tiết diện rỗng nhồi bê tông.

9

Các dạng tiết diện cột liên hợp thép bê tông

Tiết diện cột bọc bê tông (hình 6a, 6b, 6c) thường được sử dụng trong dân dụng vì lớp bê tông bọc bên ngoài đóng vai trò là lớp bảo vệ chống cháy, ngoài ra, cốt thép dọc cũng được bổ sung để tạo khả năng liên kết. Với loại tiết diện cột bọc bê tông một phần (hình 6b, 6c) thi công dễ dàng, nó cung cấp bề mặt thép để hàn và tạo các mối liên kết.

Tiết diện thép rỗng nhồi bê tông (hình 6d, 6e, 6f) không cần dùng cốp pha; sử dụng vật liệu hiệu quả hơn cột thép I bọc bê tông tương đương. Bê tông

nhồi làm tăng đáng kể khả năng chịu nén của thép trần bằng cách chia sẻ tải trọng và ngăn không cho thép bị oằn cục bộ. Loại cột này phù hợp với thể loại công trình cho phép cấu kiện có lớp bảo vệ nhẹ (sơn chống cháy) hoặc không

có lớp bảo vệ.

Có 2 dạng: cột thép rỗng hình chữ nhật và hình tròn. Tiết diện hình chữ nhật

có ưu điểm là dễ tạo liên kết dầm-cột hơn tiết diện tròn (sử dụng liên kết khoan nhiệt hoặc bu lông).

2. Dầm:

Dầm liên hợp có thể là dầm thép được

bọc một phần (hay hoàn toàn) bằng bê

tông hoặc là loại dầm kết hợp với sàn

thông qua các liên kết chống cắt nhằm

đảm bảo sự làm việc đồng thời giữa chúng.

Một số loại dầm liên hợp

KẾT CẤU MỚI B - KẾT CẤU LIÊN HỢP
TÔNG 10
THÉP-BÊ

Có 3 giải pháp dầm liên hợp thép - bê tông phổ biến: Dầm dưới sàn (Down stand beams); Giải pháp dầm nhịp dài (Long span solutions); Giải pháp dầm sàn nông (Shallow floor beams)

Dầm dưới sàn (Down stand beams) là loại dầm composite phổ biến, có tấm

sàn composite nằm trên đỉnh của dầm dưới, được kết nối với nhau bằng các

đinh hàn chống cắt. Ở hình thức kết cấu này - tấm tôn thép đóng vai trò là ván

khuôn lót phía trên hệ dầm thép, và là lớp thép chịu lực phía dưới của sàn bê tông (thép chịu momen dương của sàn). Tấm tôn thép được nâng lên theo từng bó, sau đó tiến hành lắp đặt thủ công. Điều này làm giảm đáng kể lực nâng của cần trục so với giải pháp sử dụng tấm bê tông đúc sẵn.

Giải pháp dầm nhịp dài (Long span solutions) là 1 cải tiến của dầm dưới sàn: lõi thép I được thay thế bằng tổ hợp các dầm dàn. Nhờ đó, dầm nhịp dài chịu tải trọng tốt hơn, giảm tiết diện dầm, chống cháy tốt hơn loại dầm composite thông thường. Giải pháp này phù hợp với các công trình có nhịp lớn như nhà công nghiệp, nhà cao tầng, công trình cầu đường,...

Mặt cắt cấu tạo loại dầm nhịp dài Chi tiết cấu tạo loại dầm nhịp dài

Sàn nông mang lại nhiều lợi ích như giảm thiểu chiều cao tổng thể của tòa nhà hoặc tối đa hóa số tầng đối với chiều cao tòa nhà nhất định. Đồng thời, việc sàn không lộ dầm giúp bố trí hệ thống kỹ thuật dưới sàn 1 cách dễ dàng.

dưới sàn Thành phần điển hình của loại dầm dưới sàn
Một số loại Dầm
KẾT CẤU MỚI
- KẾT CẤU
11
B
LIÊN HỢP THÉP-BÊ TÔNG

KẾT CẤU MỚI B - KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP-BÊ TÔNG

Kết cấu có các thanh dầm chèn giữa các tấm sàn. Dầm được sử dụng là dầm thép không đối xứng có mặt đáy rộng hơn mặt trên. Tấm sàn sẽ đặt ở mặt trên của phần cạnh dưới dầm với khả năng chịu lực thích hợp. Tấm sàn có thể là tấm bê tông đúc sẵn hoặc tấm composite (tôn thép).

Mặt cắt cấu tạo dầm liên hợp dạng sàn nông

Cấu tạo sàn liên hợp

Chi tiết kết cấu dầm liên hợp dạng sàn nông 3. Sàn:
12

HỢP THÉP-BÊ TÔNG

Sàn liên hợp sử dụng phổ biến trong nhà cao tầng bao gồm các thành phần:

tấm thép tôn định hình, cốt thép và bê tông đổ tại chỗ. Sự làm việc của sàn liên hợp thép – bê tông là nhờ vào sự tiếp xúc giữa bê tông và thép.

Sàn liên hợp thép – bê tông là bản sàn một phương, các bản sàn gác lên các dầm phụ được đỡ bởi các dầm chính đặt vuông góc với dầm phụ và gác lên các cột. Tùy theo ô bản lớn hay bé mà sử dụng thanh chống trong quá trình thi công, các ô bản có nhịp nhỏ hơn 3.5m thì không cần sử dụng thanh chống.

Cốt thép trong bản liên hợp được dùng để :

- Phân phối tải trọng

- Gia cường cục bộ tại các lỗ mở của bản

- Chống cháy, chịu Mômen âm phía trên và khống chế vết nứt do co ngót của bê tông.

Vai trò của tấm tôn :

- Đóng vai trò là sàn công tác trong quá trình thi công

- Đóng vai trò là cốp pha vĩnh cửu cho cho sàn liên hợp

- Đóng vai trò là cốt thép lớp dưới của bản sàn liên hợp khi bê tông đã đông cứng.

Một số hình dáng của tấm tôn định hình

Yêu cầu cấu tạo sàn liên hợp:

- Chiều dày của tấm tôn từ 0,75 – 1,0 mm.

- Nếu sàn làm việc liên hợp với dầm hoặc sử dụng như vách cứng,

- Có lớp mạ kẽm mỏng ở 2 mặt để chống ăn mòn

- Thép tấm định hình là thép dập nguội. Sự dập nguội làm tăng độ bền cơ học của thép dẫn đến làm tăng khả năng chịu lực của tiết diện.

- Giới hạn đàn hồi của tấm tôn khoảng 300 N/mm’;

- Kích thước tiêu chuẩn của cốt liệu:

+ 0,4 hc (hc- - chiều cao bê tông phía trên sườn)

+ bo/3, (bo - bề rộng trung bình của sườn tấm tôn;

+ 31,5 mm (kích thước mắt sàn rây cốt liệu)

+ Yêu cầu đối với gối tựa : gối tựa của sàn liên hợp phải có bề rộng nhỏ

nhất là 75mm đối với các loại khối thường như dầm thép hoặc dầm bê tông và 100mm đối với các loại gối ít gặp như gạch đá.

13
KẾT CẤU MỚI B - KẾT CẤU LIÊN

KẾT CẤU MỚI B - KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP-BÊ TÔNG

Hai loại tôn định hình chính

Các dạng liên kết điển hình trong sàn liên hợp

Các dạng phá hoại lên sàn liên hợp:

- Dựa trên tiết diện phá hoại

+ Phá hoại theo tiết diện I ở giữa nhịp do mô men

+ Phá hoại theo chiều dài trượt dọc Ls của tiết diện II do lực trượt của liên kết thép - bê tông.

Ls = L/4 khi sàn chịu tải phân bố đều = khoảng cách từ vị trí đặt tải đến

gối tựa gần nhất khi sàn chịu tải tập trung

+ Phá hoại theo tiết diện III ở gối tựa do lực cắt

- Dựa trên tính chất của sự phá hoại:

+ Phá hoại giòn: xảy ra đột ngột, có biến dạng bé

+ Phá hoại dẻo: xảy ra từ từ kèm theo biến dạng lớn

14

KẾT CẤU MỚI B - KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP-BÊ TÔNG

4. Vách liên hợp: Trong nhà cao tầng và siêu cao tầng, vách liên hợp thép - bê tông là một cấu kiện có cấu tạo và tính toán khá phức tạp. Vách liên hợp thép - bê tông gồm một hoặc hai tấm thép phẳng, được liên kết với vách bê tông ở một hoặc hai mặt bằng bu lông hay chốt chịu cắt. Cấu kiện được liên kết với các cột và dầm biên ở dưới và trên.

Các bộ phận chính của vách liên hợp

Vách liên hợp cải tiến Vách liên hợp truyền thống

Một số ưu điểm của vách liên hợp:

+ So với vách bê tông cốt thép chịu lực, vách liên hợp có độ cứng lớn và

năng chịu lực tốt hơn, tiết kiệm diện tích sàn sử dụng và chiều cao tầng. Trọng

lượng vách liên hợp nhỏ hơn nên tải trọng xuống móng giảm.

+ Vách liên hợp có thể đúc tại chỗ hoặc đúc sẵn trong nhà máy. ^hi công vách liên hợp độc lập với quá trình thi công và lắp đặt kết cấu thép, thuận tiện trong quá trình xây dựng mà vẫn đáp ứng tốt về độ cứng và ổn định trong quá trình lắp dựng.

+ Trong vách liên hợp, phần bê tông của vách ngăn cản uốn dọc của tấm thép dẫn tới tấm thép trong các tầng có khả năng chịu cắt và uốn cao.

+ Vách liên hợp có thể hạn chế được nứt của phản vách bê tông khi chịu tải trọng lặp do động đất.

Cấu tạo vách liên hợp thép - bê tông

15

Sự làm việc của từng bộ phận vách liên hợp: + Vách thép:

Trong vách liên hợp các tấm thép

tham gia chịu lực cắt tầng theo

trường ứng suất kéo theo đường

chéo, như vậy các lực cắt tầng được

truyền theo phương đường chéo theo

miền chịu kéo của vách thép.

b) Chịu cắt của tấm theo trường ứng suất kéo

a) Chịu cắt thép chung của vách liên hợp

+ Phần vách bê tông cốt thép kí hiệu (RIC):

Các tấm vách tăng cường bằng bê tông cốt thép có thể được liên kết với một mặt, (20.a) hoặc cả hai thất của một tấm vách thép (hình 20.b, 20. c) hoặc có thể bố trí nằm giữa hai tấm vách thép (20.d).

Trong tất cả các trường hợp, tường bê tông cốt thép cần đáp ứng yêu cầu chịu lực, thông qua khả năng chịu nén của nó (thể hiện ở hình 22) và khả năng chịu kéo tùy thuộc vào lượng cốt thép được bố trí trong phần vách bê tông. Vách R/C cũng tăng momen chống lật.

Lực cắt chịu bởi môi trường ứng suất nén theo đường chéo của tấm bê tông

+ Chốt chịu cắt:

Các chốt liên kết được sử dụng để liên kết phần vách thép với phần vách bê tông. Đối với bê tông đúc tại chỗ, thường dùng chốt có mũ chịu cắt, tấm vách bê tông đúc sẵn thì hay dùng liên kết bu lông. Kiểm tra bằng thí nghiệm vách liên hợp chịu lực cho thấy rằng

Trong một số trường hợp, chốt neo không những chịu lực cắt mà còn có thể chịu kéo do mất ổn định cục bộ của tấm vách thép gây ra.

5. Nút khung liên hợp: Nút khung liên hợp là nút liên kết giữa các cấu kiện kết cấu dầm và cột của khung liên hợp. Tùy từng giải pháp cấu tạo, nút khung liên hợp phân loại theo:

- Độ cứng: có các loại nút liên kết cứng, nửa cứng hoặc khớp

- Theo cường độ: có các loại nút chịu toàn bộ mômen, chịu một phần mômen hoặc không chịu mômen (liên kết khớp).

Như vậy, trong trường hợp nút liên kết cứng và chịu toàn bộ mômen thì tại đầu các cấu kiện dầm cột liên kết vào nút đều có góc xoay bằng nhau.

KẾT
16
CẤU MỚI B - KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP-BÊ TÔNG

Một số nút khung liên kết dầm - cột liên hợp bê tông bọc thép I (cột SRC)

Mặt cắt cấu tạo 2 loại nút khung liên kết cột SRC

Một số loại nút khung liên kết dầm - cột liên hợp nhồi bê tông (Cột CFT)

Cấu tạo một số nút liên kết dầm - cột liên hợp CFT

a. Liên kết xuyên dầm

b. Liên kết có tấm Diaphragm

c. Liên kết bằng bản nẹp chữ T

d. Liên kết bu lông với bản cuối

e. Kết nối T-stub bắn bu lông

a b c d e
KẾT CẤU MỚI
- KẾT CẤU
17
B
LIÊN HỢP THÉP-BÊ TÔNG

C - LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP - BÊ TÔNG

I. Sàn liên hợp

1. Trạng thái tính toán

- Trong giai đoạn thi công (tôn sử dụng như ván khuôn)

+ Trọng lượng bản thân bê tông và tôn thép + Tải trọng thi công + Tải trọng do chất vật liệu tạm thời + Hiệu ứng tăng chiều dày bê tông để bù lại độ võng của tôn + Độ võng do trọng lượng bản thân δ ≤ (L/180, 20mm) + Nếu độ võng không thỏa mãn thì xét đến hiệu ứng tăng bề dày bê tông

trong tính toán (thêm 0.7δ)

- Trong giai đoạn sử dụng

+ Độ võng khi chịu đồng thời tất cả các tải trọng ≤ L/250 + Độ võng khi chịu hoạt tải sử dụng và các biến dạng theo thời gian ≤ L/300 + Cần xét thêm ảnh hưởng của độ trượt ở đầu nhịp và sự xuất hiện vết nứt trong bê tông

2. Xác định nội lực:

- Trong giai đoạn thi công: + Kết cấu làm việc đàn hồi tuyến tính: độ cứng là không đổi dọc theo chiều dài tôn, bỏ qua sự thay đổi độ cứng do mất ổn định cục bộ của tôn tại

vùng nén

- Trong giai đoạn sử dụng: có 2 phương pháp + Kết cấu làm việc đàn hồi tuyến tính:

Không phân bố lại mômen gối tựa nếu kể đến vết nứt trong tính toán

Có phân bố lại mômen gối tựa nếu không kể đến vết nứt trong tính toán

(độ giảm tối đa mômen là 30%) + Kết cấu làm việc dẻo: cho phép xuất hiện khớp dẻo

3. Kiểm tra tiết diện

a. Trong giai đoạn thi công:

- Điều kiện bền:

- Điều kiện độ võng:

Trong đó:

Ieff và Weff là mômen quán tính và mômen chống uốn của tiết diện hiệu quả

f yp là giới hạn chảy của vật liệu tôn

γap là hệ số độ tin cậy của vật liệu tôn, = 1.1

k là hệ số phụ thuộc sơ đồ kết cấu của tấm tôn

KẾT CẤU MỚI C - LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN 18

- Tiết diện hiệu quả: là tiết diện sau khi trừ đi phần mất ổn định cục bộ

đối với những phần tiết diện chịu nén.

+ Bề rộng hiệu quả:

Với

+ Độ mảnh dưới tác dụng của

+ Độ mảnh cho phép:

+ Toàn bộ thành mỏng là hiệu quả nếu:

- Tiết diện hiệu quả:

+ Tiết diện tính theo bề dày thực của tôn (đã trừ đi bề dày mạ kẽm, 0.04mm)

+ Tiết diện thực của các sườn cứng ngang:

Điều kiện sườn cứng đảm bảo độ cứng:

Với As là diện tích hiệu quả của sườn (bao gồm tiết diện sườn và hai nửa tiết diện hiệu quả của hai tấm liền kề)

Nếu điều kiện trên không đảm bảo cần phải tính cả hai thành mỏng hai bên sườn

b. Trong giai đoạn sử dụng:

- Kiểm tra theo dạng phá hoại I (khi chịu mômen dương, trục trung hòa nằm trên sườn tôn)

KẾT CẤU MỚI C - LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN 19

- Kiểm tra theo dạng phá hoại I (khi chịu mômen âm):

- Kiểm tra theo dạng phá hoại II: Phương pháp m-k sử dụng lực cắt ngang để tính khả năng chịu lực cắt dọc

Giá trị m và k phụ thuộc vào loại sóng tôn, được tra theo catalog của tôn

KẾT CẤU MỚI C
TÍNH TOÁN 20
-
THUYẾT

- Kiểm tra theo dạng phá hoại III:

Trong đó:

- Kiểm tra khả năng chịu chọc thủng của sàn:

- Kiểm tra độ võng: sử dụng mômen quán tính trung bình của tiết diện có phần bê tông bị nứt và tiết diện có phần bê tông không bị nứt

- Hệ số quy đổi vật liệu tương đương:

II. Dầm liên hợp

1. Tính toán dầm theo TTGH1

Trong đó: l0 là nhịp dầm

a. Các giả thiết khi tính dầm theoTTGH1

- Liên kết giữa sàn và dầm là liên kết hoàn toàn

-Tất cả các thớ của dầm thép đều hóa dẻo khi chịu lực

- Bỏ qua khả năng chịu kéo của bê tông

- Bỏ qua khả năng chịu nén của cốt thép và tấm tôn

KẾT CẤU MỚI C - LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN 21

b. Kiểm tra tiết diện:

- Dầm chịu momen dương, trục trung hòa nằm trong bản sàn:

Điều kiện áp dụng: Fc > Fa

- Dầm chịu momen dương, trục trung hòa đi qua bản cánh dầm thép:

Điều kiện áp dụng:

- Dầm chịu momen dương, trục trung hòa đi qua bản bụng dầm thép

Điều kiện áp dụng:

Trong đó Mapl,Rd là mômen bền dẻo

của tiết diện dầm thép

- Dầm chịu momen âm, trục trung hòa đi qua bản cánh dầm thép:

Điều kiện áp dụng:

KẾT CẤU MỚI C - LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN 22

- Dầm chịu momen dương, trục trung hòa nằm trong bản sàn:

Điều kiện áp dụng:

- Dầm chịu đồng thời momen và lực cắt: Giả thiết lực cắt được tiếp nhận bởi bản bụng của tiết diện dầm thép

Trong đó:

Điều kiện áp dụng: + Bản bụng dầm thép đảm bảo điều kiện ổn định cục bộ + Khi bố trí sườn đứng với khoảng cách a, chiều cao bản bụng d

c. Khả năng chống oằn của dầm liên hợp:

- Giá trị momen bền khi oằn tại gối tựa:

trong đó:

KẾT CẤU MỚI C - LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN 23

2. Tính toán dầm theo TTGH2

a. Kiểm tra độ võng:

- Dầm liên tục:

Trong đó:

MA và MB là mômen tại gối tựa

C = 0.6 với tải trọng phân bố đều; = 0.5 với tải trọng tập

trung giữa nhịp

δo và M0 là độ võng và dương ở giữa nhịp khi coi nhịp là đơn giản

- Ảnh hưởng ngẫu nhiên của sự trượt trên mặt tiếp xúc thép - bê tông:

trong đó: k là hệ số phụ thuộc vào

mức độ chống đỡ khi thi công kết cấu

b. Sự hình thành vết nứt trong bê tông:

- Bố trí trong phần bề rộng tham gia làm việc của sàn một hàm lượng cốt dọc: 0.4% đối với kết cấu có chống đỡ 0.2% đối với kết cấu không được chống đỡ

- Kéo dài các cốt dọc thêm 1/4 nhịp ở 2 bên gối trung gian hoặc 1/2 nhịp

với congxon

- Diện tích tối thiểu của cốt dọc:

Trong đó:

k = 0.8; kc = 0.9

Act là diện tích bản bê tông chịu kéo

fct là cường độ TB của bê tông tại thời điểm xảy ra vết nứt, = 3N/mm2

σ s là ứng suất max của cốt thép khi xảy ra nứt

III. Cột liên hợp:

1. Độ cứng uốn tương đương

- Độ cứng uốn tương đương của tiết diện cột liên hợp được xác định từ

tổng độ cứng thành phần của thép kết cấu, cốt thép và bê tông cùng tham gia chịu lực:

Trong đó:

E: môđun đàn hồi của vật liệu

I: mômen quán tính của tiết diện thành phần

Ecm: môđun đàn hồi ngắn hạn trung bình của bê tông

NEd: lực dọc trục thiết kế

NGEd: phần dài hạn của NEd

K c và t: các hệ số xét đến từ biến của bê tông

KẾT CẤU MỚI C - LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN 24

2. Độ mảnh tương đương

- Độ mảnh tương đương của cột liên hợp được xác định theo công thức:

Trong đó:

f y và fsk là cường độ chảy tiêu chuẩn của thép kết cấu và cốt thép fck là cường độ nén tiêu chuẩn ở 28 ngày của bê tông

N cr là lực nén đàn hồi tới hạn

L là chiều dài giữa 2 điểm ngăn cản chuyển vị ngang của cột

3. Phương pháp phân tích xác định nội lực thiết kế

- Tiêu chuẩn Châu Âu [1] bao gồm hai phương pháp thiết kế cho cột liên hợp: phương pháp thiết kế “chính xác” và phương pháp thiết kế đơn giản.

- Phương pháp “chính xác” được thực hiện qua việc sử dụng các chương trình phân tích kết cấu xét trực tiếp đến các ảnh hưởng nêu trên. Phương pháp phân tích này cho kết quả tính toán có độ tin cậy khá cao, nhưng yêu cầu khối lượng dữ liệu tính toán lớn và chỉ áp dụng trong các trường hợp rất đặc biệt.

- Đối với phương pháp đơn giản thì các ảnh hưởng tương tác P - và do sai lệch kích thước hình học chỉ được kể đến một cách gián tiếp thông qua việc sử dụng các hệ số điều chỉnh. Đây là phương pháp hay được sử dụng trong thực hành thiết kế, mặc dù phạm vi áp dụng của phương pháp này chỉ hạn chế cho một số trường hợp.

- Mômen thiết kế của cột liên hợp trong phương pháp đơn giản được xác định theo công thức sau:

a) không kể ảnh hưởng P- ; b) có kể ảnh hưởng P-

Trong đó:

NEd và M1,Ed: lực dọc trục và mômen uốn lớn hơn ở 2 đầu cột

kend và kimp: các hệ số xét đến ảnh hưởng tương tác P- (kend<1) và do sai lệch kích thước hình học (kimp>1).

- Ảnh hưởng tương tác P- có thể bỏ qua ( ken = 0) khi Ncr ≥ 10NEd (H 25.a)

KẾT CẤU MỚI C - LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN 25

2. Xác định khả năng chịu lực

- Khả năng chịu lực cột liên hợp được xác định dựa trên các giả thiết sau: + Coi ma sát và các chi tiết chốt neo đặt tại mặt tiếp xúc giữa thép kết

cấu và bêtông đủ để ngăn cản lực trượt tương đối giữa chúng

+ Mặt cắt ngang của cột liên hợp khi bị biến dạng được coi là phẳng; (tương tự như tính toán đối với các cấu kiện thép kết cấu và bê tông cốt thép) + Các điều kiện về ổn định cục bộ của các bản thép đối với thép kết cấu được coi là thỏa mãn khi tuân thủ các yêu cầu về cấu tạo.

- Hình 26 mô tả cách thiết lập đường cong xác định khả năng chịu lực của cột liên hợp chịu lực nén và mômen uốn theo một phương.

+ Điểm A và B được xác định tương ứng với 2 trường hợp: khi tiết diện cột chỉ chịu lực nén dọc trục hoặc khi chịu mômen uốn: điểm A có khả năng chịu nén (Npm,Rd)và điểm B có khả năng chịu uốn (Mpm,Rd)

+ Điểm C: cùng khả năng chịu mômen uốn với điểm B, nhưng khả năng chịu nén chỉ bằng khả năng chịu nén của riêng phần bê tông bao bọc (Npm,Rd).

+ Điểm D: khả năng chịu mômen uốn lớn nhất và chịu nén bằng 0,5 Npm,Rd.

+ Điểm E: nằm trên đường thẳng AC trong trường hợp tiết diện cột có dạng chữ H được bọc bê tông và chịu uốn quanh trục chính.

Đường cong xác định khả năng chịu lực của cột liên hợp chịu nén uốn một phương

KẾT CẤU MỚI C - LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN 26

D - CÔNG TRÌNH NHÀ CAO TẦNG BẰNG KẾT CẤU COMPOSITE

I. Tower Center International | Bucharest, România

1. Thông tin chung:

a) Kiến trúc:

- Vị trí: 15-17 Ion Mihalache blvd, district 1, Bucharest

- Số tầng: 26 (120m)

- Diện tích sàn: 22,500 sqm

- Năm hoàn công: 2008

- Thiết kế: Westfourth

Architecture

- Kỹ thuật: Emanuel E. Necula, Consulting Engineers PC

b) Kết cấu:

- Mặt bằng: 255m x 41,5m

- Bước cột: 7.5 m

- Móng: bè - cọc (CPRF)

- Kết cấu chịu lực: Cột composite thép bọc bê tông một phần; dầm, giằng thép; Sàn composite

KẾT CẤU
D
27
MỚI
- PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH

c) Hạn chế:

Kết cấu

- Cơ sở hạ tầng hiện có được thiết kế cho

hệ thống kết cấu khác

- Bucharest - Thủ đô châu Âu có nguy cơ

địa chấn cao nhất

kiến trúc

- Không gian nội thất bị hạn chế

- Vị trí và cấu hình giằng chắn view nhìn

- Kích thước cột lớn,...

Romania đã thay đổi tiêu chuẩn thiết

kế đối với công trình chịu động đất (tiêu

chuẩn cũ; EN1998-1) từ tháng 1 năm 2007.

Cấu trúc được thiết kế để đáp ứng đúng

cả 2 tiêu chuẩn cũ và mới.

Hệ thống kết cấu móng

Mặt bằng dầm điển hình

Mặt đứng hệ thống kết cấu công trình
KẾT CẤU MỚI D - PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH 28
3D view hệ thống kết cấu

KẾT CẤU MỚI D - PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH

Một số khung kết cấu đã được phân tích cho phù hợp với công trình

Kết cấu loại 1: khung kết cấu có giằng đúng tâm

Kết cấu loại 2: khung có vách cứng composite

Kết cấu loại 3: Khung giằng đúng tâm + dầm liên kết chắc chắn + Kèo đai

2. Mô tả hệ thống khung:

- Cấu trúc khung kép, (khung cứng + khung nẹp định tâm)

- Để tăng độ cứng ngang chống lại các tác động của gió và động đất, các hệ thống giàn giáo và giàn chống được bố trí ở trên cùng và giữa tháp

Mặt bằng, mặt đứng và 3D khung kết cấu

29

3. Mô tả hệ thống kết cấu:

Hệ thống giàn chống và dây đai

- Hệ thống chống đỡ - lõi chính được kết nối với các cột bên ngoài bằng các thanh ngang cứng

- Giàn đai – giàn xung quanh cấu trúc ở cấp độ chống đỡ

Mục đích chính:

- Tăng độ cứng bên

- Cải thiện độ chịu lực dưới chuyển

động địa chấn

- Cải thiện độ bền chống lại sự sụp

đổ lũy tiến bất ngờ

MB, 3D hệ kết cấu

Cột - Cột tiết diện chữ thập từ các cấu hình cán nóng

- Khung cột DMRF: cột tiết diện 800x800mm

- Khung cột OCBF: tiết diện cột 1000x500mm

Các cột sử dụng thép S355, được bọc một phần bằng bê tông cốt thép

Chi tiết các loại cột composite

Dầm

- Dầm thường sử dụng cán nóng Mác IPE 450 đến IPE 550

- Dầm liên kết, dầm liên kết với giằng V ngược sử dụng thép HEB 800

- Dầm phụ sử dụng thép Mác IPE O 300 – d

- Dầm và tấm bê tông kết nối liên hợp với nhau bằng đinh tán

Giàn đai Cột chịu lực
KẾT CẤU MỚI D - PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH 30

Chi tiết hệ dầm - cột composite

Hệ thống thanh giằng:

- Giằng đúng tâm tâm chữ X làm bằng thép định hình cán nóng

- Hệ thống giằng chữ X - các phần khác nhau từ HEB 450 (chân tháp)

đến HEA 340 (phần trên tháp)

- Thanh giằng chữ V - các phần khác nhau từ HEM 450 (chân tháp) đến

HEB 400 (Phần trên tháp)

- Sử dụng loại thép có năng suất thấp hơn là S235

Hệ thống liên kết:

- Liên kết bắt vít cường độ cao

- Lắp ráp dễ dàng

- Kiểm soát chất lượng tốt

KẾT CẤU MỚI D - PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH 31
Các chi tiết liên kết cột - dầm - hệ thanh giằng

4. Một số phân tích và thiết kế kết cấu:

Phân tích tải trọng gió:

- Phân tích tải trọng gió bằng hệ thống thử nghiệm đường hầm gió tỉ lệ 1:100 + Sử dụng mô hình lý thuyết để đánh giá sự phân bố của các hệ số áp suất + Mô hình khí động học để đánh giá các hệ số khí động học

- Lý do sử dụng hệ thống thử nghiệm

+ Đề thiết kế hình khối kiến trúc của công trình ứng phó với tải trọng gió

+ Do khu phức hợp xung quanh (khu vực xây dựng dày đặc)

+ Để Tối ưu an toàn công trình

- Đạt được yêu cầu cao từ tải trọng gió với độ lệch bên trên - H/500

- Thanh giằng định tâm chữ X và V bổ trợ lực cho khung kết cấu => giúp

công trình đứng vững trước lực xô ngang của gió

Các thông số kiểm tra tải trọng gió

KẾT CẤU MỚI
TRÌNH 32
D - PHÂN TÍCH CÔNG

Phân tích tải trọng động đất:

Kết quả phân tích kháng chấn

theo 3 chế độ:

Chế độ 1: 2,86 giây

Chế độ 2: 2,68 giây

Chế độ 3: 1,76 giây

5. Quá trình thi công:

B1: Thi công móng

B2: Tiến hành thi công

tầng hầm, đổ bê tông

sàn, tường, cột

B3: Gia cường cho cột bằng cách đổ bê tông

dày tại chân cột có

đinh chống cắt

KẾT CẤU MỚI D - PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH 33

B1: Lắp khung cột - dầm thép tại các tầng khối đế

B2: Nối cột lên các tầng của khối tháp (dùng tháp cầu để nâng các cấu kiện)

B3: Lắp hệ dầm chính, dầm phụ, dầm biên từng tầng theo sau

Các dầm thép được đúc và hàn đinh chống cắt sẵn tại nhà máy sản xuất

- Do chiều cao lớn, dung sai xây dựng tòa nhà phải được kiểm soát chặt chẽ

- Độ sai lệch kết cấu ngang được giới hạn ở H/500 (độ lệch giữa các tầng)

=> Sử dụng hệ thống định vị GPS chính xác để kiểm soát vị trí của các cột

KẾT CẤU MỚI D
TRÌNH 34
- PHÂN TÍCH CÔNG

B1: Lắp các tấm tôn chống cắt và liên kết chúng với dầm thép; sau đó bố trí hệ

lưới thép bên trên

B2: Tiến hành đổ bê tông sàn

B3: Bố trí hệ thống thép thanh vào cột và đổ bê tông cho cột ở từng tầng

B4: Liên kết các hệ thống thanh giằng đúng tâm X, V ở các tầng

TRÌNH 35
KẾT CẤU MỚI D - PHÂN TÍCH CÔNG

Quy trình cứ tiếp tục theo dây chuyền:

Nối các cột thép

=> Lắp dựng hệ thống dầm

=> Bố trí và liên kết các tấm tôn chống cắt lên hệ dầm => bố trí lưới thép lên

tấm tôn => Đổ bê tông sàn

=> Liên kết hệ thống giằng thép đúng tâm

=> Bố trí thép thanh bên trong cột => Tiến hành đổ bê tông cho cột

Trong khi đó, tiếp tục nối các cột ở các tầng trên

Hoàn thiện:

Lắp đặt hệ thống kính bao

che cho công

trình

KẾT CẤU MỚI D - PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH 36

II. Rainier Square Tower | Seattle, Washington, USA

a) Kiến trúc:

- Vị trí: 1301 5thAve., Seattle, WA 98101

- Số tầng: 58 (260 mm)

- Diện tích sàn: 67,400 m2

- Năm hoàn công: 2020

- Thiết kế: NBBJ

- Thi công chính: Lease Crutcher Lewis

b) Kết cấu:

- Cột composite nhồi bê tông; dầm, sàn composite; giằng thép; lõi vách liên hợp

1. Thông tin chung:
KẾT CẤU MỚI D
37
- PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH
KẾT CẤU MỚI D - PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH

2. Mô tả hệ thống khung:

Lõi outrigger và tầng có hệ giằng X (tầng 38-40)

Cột outrigger, ở 6 vị trí đặt biệt

Lõi cứng tấm composite

Cột trọng lực tại vị trí biên công trình

Khách sạn ở khối tầng trung bình

3 tầng hầm dưới khách sạn

6,5 tầng hầm phía dưới tòa nhà

Móng bè-cọc ở dưới lõi, Phần cọc ở dưới các cột

Sơ đồ các thành phần kết cấu trong hệ thống khung chịu lực của công trình

- Cấu trúc theo hệ khung “hỗn hợp”: + khung giằng đúng tâm chữ X, loại cột liên tục (hệ thống dầm nối với nhau bằng liên kết khớp) + kết hợp với hệ lõi bằng vách cứng liên hợp dạng đặt biệt (spead core)

Office/ căn hộ ở các tầng tháp Giàn đai đặc biệt ở mặt đứng hướng Bắc, Nam
39
KẾT CẤU MỚI D - PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH

3. Mô tả hệ thống kết cấu:

Hệ thống tường chắn Secant tại phần ngầm công trình

- Việc thi công phần hầm của công trình, đội xây dựng phải đào sâu 24.5 m từ mặt đường, chiếm 75% diện tích phần đất đô thị. 25% còn lại là phần

đất của Tháp Rainier hiện hữu, có nền móng nằm cách đáy hố mới 5,5m.

- Để hỗ trợ phần hầm và móng cho tòa nhà hiện tại, một hệ thống tường chắn secant được bố trí, bao gồm 248 thanh giằng và gần 400 cảm biến

để theo dõi các chuyển động của địa chất. Những thanh giằng này kéo dài tới 120 feet theo chiều ngang bên dưới những con đường và tòa nhà liền kề.

Mặt cắt hầm và của tòa nhà cũ và mới

Secant Shoring Wall

Mặt cắt cấu tạo của tường chống Secant

Vị trí của tường chống Secant và tường chống Soldier Pile

Soldier Pile and Lagging Shoring Wall
KẾT CẤU MỚI D - PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH 40

Lõi cứng bằng vách liên hợp “speedcore”

- SpeedCore tại Rainier Square bao

gồm tám cột thép hộp nhồi bê tông ở các

góc của lõi, mỗi cột có độ dày bằng với

tường lõi.

- Các block SpeedCore (dày 530 mm

- 1140 mm) được tạo thành bằng hai tấm

thép kẹp song song, cao 4,27 m (có độ

dày khác nhau: 12,5 mm đến 19 mm) và

liên kết với nhau bằng các thanh thép

đường kính 25mm cách nhau 300 mm

(chiều ngang và chiều dọc), được cẩu vào

vị trí giữa mỗi bộ cột.

- 536 tấm lõi ở phần trên tòa tháp có

chiều dài 9,1m - 12,2m, phù hợp với các lỗ

lõi của tòa nhà; dựa trên hình khối.

- Những tấm lõi này, bao gồm các

dầm khớp nối composite (bọc bê tông),

được lắp dựng nhanh với tốc độ tương

đương với thi công lắp dựng thép

Cấu tạo của Lõi cứng công trình và module của tấm speedcore

KẾT CẤU MỚI D - PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH 41

- Các nút liên kết hàn cứng

hoàn toàn được sử dụng ở các khu

vực địa chấn (như Seattle), để dễ

dàng và tăng tốc độ lắp đặt tại

công trường. Đối với các vùng chịu

tải trọng gió, việc sử dụng các kết

nối bắt vít được nghiên cứu

4. Quá trình thi công:

B1: Đào hầm và san phẳng nền

B2: Tiến hành thi công các tường chống đất cơ bản và tường chống Secant

B3: Thi công nền móng cho công trình

B4: Xây lõi và đổ bê tông cho cột, vách hầm

KẾT CẤU MỚI D - PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH 42

B1: Vận chuyển các tấm speedcore đã chế tạo đến công trường

B2: Tiến hành lắp ráp thành lõi cứng bằng cách hàn cứng

B3: Bơm bê tông loại đặc biệt (không cốt liệu) vào lõi vách speedcore

B1: Vừa thi công lắp ghép và đổ bê tông lõi cứng; vừa lắp ghép cột và hệ dầm thép; giàn đai; giằng thép

B2: Liên kết tôn thép chống cắt lên hệ dầm, bố trí lưới thép và đổ BT sàn

B3: “Nhồi” bê tông vào các hệ cột thép

KẾT CẤU MỚI D
CÔNG TRÌNH 43
- PHÂN TÍCH

Tiếp tục quá trình từ lắp ráp và đổ bê tông cho lõi cứng => Lắp ráp cột và hệ

dầm dàn => đổ bê tông sàn liên hợp => đổ bê tông cho cột liên hợp

Hoàn thiện: Tiến hành lắp vật liệu bao che (hệ kính)

Dưới đây là sự so sánh tiến độ thi công giữa 2 phương pháp thi công: sử

dụng lõi cứng bê tông cốt thép thông thường và lõi cứng vách liên hợp

KẾT CẤU MỚI D
44
- PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH

E - KẾT LUẬN - CẢM NHẬN VỀ MÔN HỌC

KẾT LUẬN:

Kết cấu liên hợp thép - bê tông trong xây dựng hiện đại đã chứng tỏ khả năng ứng dụng vượt trội trong các thể loại công trình nhà nhịp lớn và đặc biệt là nhà cao tầng. Tính ưu việt ấy vừa thể hiện ở khả năng chịu lực, chịu uốn, … trước các loại tải trọng (bản thân, gió, động đất,...). Song, lại có được ưu thế về tính chất cơ học của cả 2 loại vật liệu là thép và bê tông. Bài viết đã nêu được nhưng phân tích cần thiết về tính chất cơ học, chi tiết kết cấu cũng như phân loại được cơ bản các loại cấu kiện sử dụng vật liệu liên hợp. Chắc chắn rằng, với kỹ thuật xây dựng ngày càng phát triển, loại vật liệu đầy tiềm năng này sẽ

được nghiên cứu và phát triển rộng rãi thành các sáng kiến kết cấu mới trong tương lai.

CẢM NHẬN VỀ MÔN HỌC:

Ở các học kỳ trước, em đã được học về môn Kết cấu 1&2, Không gian nhịp lớn, vật liệu xây dựng.... Đó đều là những môn học mang lại tiền đề để em có thể tiếp thu những dạng kết cấu hiện đại, phức tạp hơn ở học phần chuyên đề

Kết cấu mới. Đến với môn học này, em tiếp thu nhiều hơn về tính chất, cấu tạo cũng như ứng dụng hầu hết các thể loại kết cấu trong thiết kế xây dựng và kiến trúc. Ở đề tài vật liệu composite, em được thấy thêm về 1 khía cạnh khác của xây dựng bền vững. Đôi khi chỉ cần ta rút ngắn lại thời gian thi công, giảm lượng vật liệu, cấu kiện sử dụng trong công trình thì đấy cũng là 1 cách để giảm thiểu tác động lại môi trường xung quanh.

Em xin chân thành cảm ơn thầy vì đã kiên nhẫn giảng dạy cho chúng em những kiến thức bổ ích về môn học, cũng như thấu hiểu cho chúng em - những cô cậu sinh viên kiến trúc với tâm lý hay e ngại với các vấn đề kết cấu, vật liệu trong xây dựng. Bản thân em, khi viết cuốn tiểu luận này, không chỉ với mong muốn được hoàn thành 1 bài tập cuối khóa, mà còn là sự tâm huyết đối với một chủ đề về vật liệu composite - kiến thức mà em nghĩ rằng, nó thực sự ứng dụng được trong đồ án sắp tới cũng như con đường hành nghề kiến trúc sư của em sau này.

KẾT CẤU MỚI E - KẾT LUẬN VÀ CẢM NHẬN 45

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.