MỤC LỤC A. THIẾT KẾ SÂN VƯỜN CẢNH QUAN BÊN NGOÀI 1. Quảng trường 2. Cổng chào 3. Bãi đậu xe 4. Biểu tượng 5. Cây xanh 6. Mặt nước 7. Hiên đón 8. Không gian đọc ngoai trời. 9. Hình khối kiến trúc 10. Địa hình
B. THIẾT KẾ CẢNH QUAN TRONG NHÀ 1. Tiểu cảnh 2. Thông tầng
C. KẾT LUẬN
!2
A.
THIẾT KẾ SÂN VƯỜN CẢNH QUAN BÊN NGOÀI
1.QUẢNG TRƯỜNG: Công năng cơ bản của quảng trường, quan trọng nhất là quảng trường phía trước công trình, là nơi tập trung người, nơi sinh hoạt văn hoá: hội họp, mít tinh ngoài trời, nơi trưng bày những yếu tố kỷ niệm (VD: tượng điêu khắc), nơi giao tiếp, nghỉ ngơi. Các cách giới hạn không gian quảng trường:
+ Vây bọc: dùng tường, cây xanh, kiến trúc,… vây quanh một không gian cần thiết. + Che đậy: Sử dụng những thứ vật liệu nhẹ hay giàn hoa,… để hình thành một không gian. + Nâng nền: không gian nâng cao so với các không gian xung quanh + Hạ nền: không gian thấp xuống so với các không gian xung quanh + Sử dụng vật liệu ốp lát khác với xung quanh.
MBTT Thư viện Công cộng McAllen
CÁC QUY TẮC SẮP XẾP THIẾT KẾ SÂN VƯỜN
(1) Sự hỗn loạn
(4) Sự đồng nhất hài hoà
(2) Sự thống nhất
(5) Sự đồng nhất hài hoà một cách hấp dẫn
(3) Sự hài hoà
(6) Sự đóng khung Điểm nhấn (7) Sự đơn giản (8) Sự nổi bật
(9) Sự nhịp nhàng (10) Tỷ lệ và sự đăng đối: tỷ lệ nhỏ, tỷ lệ lớn, tỷ lệ con người
(12) Sự cân bằng phi quy tắc
(11) Sự cân bằng đúng quy tắc
LÁT NỀN
Dạng bê tông với hình dạng khác nhau
Dạng xếp liền với màu sắc khác nhau, tăng tính thẩm mĩ
Một số hình thức xếp gạch phổ biến
HÌNH THỨC BÓ VỈA HÈ
MỘT SỐ CHI TIẾT PHỤ:
GHẾ NGHỈ
ĐÈN
Đèn cho cây Đèn cao cho lối đi
Ghế gỗ với tay vịn kim loại
Ghế băng dài
Chòi nghỉ chân
Bố trí ghế phải bắt mắt
Đèn phân chia không gian
Đèn cho lối vào
Chỗ ngồi bằng bê tông
2.CỔNG CHÀO Cổng chào thường được xây dựng với mục đích làm tăng hiệu ứng chào mừng và thu hút sự chú ý của nhiều người. Nơi tiếp giáp các nút giao thông chính hoặc trạm đến của các phương tiện di chuyển. Thường thấy trong lối vào chính như lời chào mời đến khách thăm quan.
Thể loại Hiện nay, có rất nhiều kiểu, chất liệu để làm nên cổng chào ấn tượng. Tùy vào vị trí địa điểm, chương trình sự kiện, mức chi phí bỏ ra mà công trình cần lựa chọn cho mình một cổng chào hợp lý, phù hợp.
Cổng chào thường được lựa chọn, xây dựng với hình thức, hình dạng, màu sắc, chất liệu dựa trên chủ đề, tiêu chí của công trình. Nội dung thường là tên công trình, địa chỉ…
Lưu ý: độ cao, kích thước của cổng phải được tính toán hợp lý, không làm ảnh hưởng đến mọi người, phương tiện giao thông.
3
.BÃI ĐẬU XE Ô TÔ Là một khu vực rộng lớn, trống trải được quy hoạch, xây dựng để dành cho việc đậu các loại xe (thông thường là xe hơi) Trong hầu hết các quốc gia nơi mà xe ô tô là phương tiện chủ yếu và quan trọng của giao thông vận tải thì bãi đỗ xe là một cơ cấu của tất cả các thành phố và khu vực ngoại ô, trung tâm mua sắm, sân vận động thể thao và các địa điểm tương tự thường có rất nhiều bãi đỗ xe ở khu vực rộng lớn.
Chỗ để xe có thể đặt trong công trình hoặc ngoài công trình. Thiết kế bãi xe ngoài trời, bán hầm hay hầm là tuỳ theo diện tích khu đât và quy mô công trình.
Hình thức Bãi đậu xe ngoài trời
Bãi đậu xe ôtô thông dụng:
Bãi đậu xe ngầm
Bãi đậu xe chéo góc 45 độ:
Bãi đậu xe thông minh
Bãi đậu xe song song:
4. BIỂU TƯỢNG
5.YẾU TỐ CÂY XANH
Cây xanh là một yếu tố không thể thiếu trong hầu hết các công trình, đặc biệt là những công trình mang tính chất thư giãn. Để phát triển văn hóa đọc thì các công trình phải gây được hứng thú và cảm hứng cho người đọc. Kiến trúc độc đáo không chưa đủ, cây xanh đem lại sức sống, sự tươi mát cũng như cải tạo vi khí hậu xung quanh công trình. Hình thức cây xanh được lựa chọn còn phải phù hợp với điều kiện khí hậu và chủ đích riêng của người thiết kế.
CÂY XANH TỰ NHIÊN
Ưu điểm: - Cây xanh tự nhiên có thể lấy được bóng mát, nhiều tầng lớp để tạo vẻ xanh mát, cải tạo vi khí hậu xung quanh, chống ồn. - Tận dụng cây xanh tự nhiên bản địa để mang yếu tố thân quen và đặc sắc Nhược điểm: - Không phải thư viện nào cũng được xây dựng ở 1 địa hình sẵn có cây xanh tự nhiên
Bố trí: Cây xanh tự nhiên thường được tận dụng làm cảnh quan bên ngoài thư viện, góp phần tạo nên yếu tố bản địa đặc trưng địa phương của thư viện được xây dựng. Ngoài ra, cây xanh tự nhiên sẽ kết hợp và tạo bóng mát khu vực đọc sách ngoài trời cho phép người đọc thư giãn và hòa mình vào cảnh quan thiên nhiên. (đối với những thư viện vùng khí hậu nhiệt đới).
Thư viện công cộng Taipei
Ảnh minh họa (nguồn google)
CÂY TRANG TRÍ: + Cây dây leo: Ưu điểm: Có thể sử dụng cây dây leo để tạo mảng xanh khi thư viện không có nhiều diện tích cho cây xanh Nhược điểm: Việc nuôi dưỡng 1 bức tường xanh bằng cây dây leo khó khăn hơn những loại cây dưới mặt đất Bố trí: -Cây dây leo có thể sử dụng để trang trí trên chính mặt đứng công trình, tạo nét đặc sắc riêng biệt. - Tạo những mảng tường xanh trong không gian đọc cho thiếu nhi, tạo sự sinh động cho không gian đọc và khơi dậy tình yêu thiên nhiên cho trẻ nhỏ.
Thư viện xanh Semiahmoo, Vancouver, Canada.
+ Cây cắt xén, cây tầm vừa, cây có hoa Thường là để làm đẹp cho công trình, những thư viện không có diện tích cho phần không gian đọc ngoài trời hoặc những vùng có khí hậu ôn đới, không cần bóng mát Ưu điểm: Thường có bố cục rõ ràng, tăng thêm vẻ trang trọng và tinh tế cho công trình, có thể lựa chọn phù hợp với hình thức kiến trúc công trình. Nhược điểm: Việc tạo bóng mát cho không gian đọc ngoài trời bị hạn chế. Bố trí: - Những loại cây này thường được trồng làm cảnh quan lối đi hoặc tiểu cảnh sân vườn. - Ngoài ra, chúng cũng có thể bố trí trong khu sảnh, không gian đọc chung, phòng nghỉ, hiên nghỉ để tạo sự sinh động, gần gũi thiên nhiên và tạo cảm giác thư thái.
VƯỜN TRÊN MÁI
+ Một số loài cây có thể dùng trong thiết kế sân vườn thư viện:
- Một loại hình khác của cây xanh được sử dụng trong công trình thư viện là vườn trên mái
Thư viện Đại học Warsaw, Ba Lan
Bàng Đài Loan
Phượng vĩ
Cây ưa sáng, đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, không cần cắt tỉa thường xuyên, cần được chăm sóc và bổ sung chất dinh dưỡng.
Tán hoa màu đỏ, da cam rực rỡ, cao khoảng 5m, nhưng có tán lá tỏa rộng và các tán lá dày dặc của nó tạo ra những bóng mát.
Ngọc lan Là loại cây gần như quanh năm có hoa. Ngọc lan thuộc nhóm cây thân gỗ, có tuổi thọ cao. Ưa thời tiết nóng ẩm.
Chuối rẻ quạt
Tùng tháp
Thân hóa gỗ, cao tới 10m. Lá hình bầu dục có cuống dài, xếp trật tự 2 bên thân tạo thành khối dẹt như chiếc quạt giấy màu xanh xòe ra, trông rất đẹp.
Cây có dạng sống kiểu bụi hoặc gỗ thường xanh. Cây có tuổi thọ cao, dễ uốn nắn tạo hình nên trồng làm cây bonsai dễ tạo ra những mẫu đẹp,có giá trị cao.
6. YẾU TỐ MẶT NƯỚC Yếu tố mặt nước giúp làm mềm đi những hình khối kiến trúc, đồng thời làm cho công trình trở nên nổi bật hơn nhờ tính phản chiếu cao. Tuy nhiên trong kiến trúc thư viện, mặt nước còn đem lại một số bất lợi_tính chất ẩm do hơi nước của nó sẽ dễ gây ảnh hưởng đến việc bảo quản lưu trữ sách.
Giúp công trình trở nên nổi bật hơn nhờ tính phản chiếu cao.
Làm mềm đi những hình khối kiến trúc.
Cung cấp nhiều năng lượng, tạo tinh thần thoải mái vui vẻ
Chức năng đón tiếp, tạo điểm nhấn cho công trình
Ngoài ra, một cảnh quan đẹp sẽ làm mọi người có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Nhưng bất lợi do hơi nước sẽ tạo độ ẩm dễ gây ảnh hưởng đến việc bảo quản lưu trữ sách.
MẶT NƯỚC TỰ NHIÊN
Tận dụng các mặt nước sông, hồ ngay khu vực xây dựng làm cảnh quan , làm nổi bật công trình.
Một số ví dụ:
Không cần tốn các chi phí xây dựng
Không chủ động được trong thiết kế, như việc phải bố trí các phòng cần tầm nhìn đẹp hướng ra mặt sông, hồ,…
Nhưng cũng thật đa dạng ở các địa điểm như có biển đầy lượn sóng và cũng có những sông, hồ yên ả…
University of Lincoln Library Thư viện của một trường đại học cạnh con sông yên bình
Indonesia's New University Library Công trình nổi bậc nhờ sự phản chiếu
Trent University’s Iconic Bata Library “Cây cầu kết nối dẫn ta vào thư viện Và phản chiếu giúp công trình nổi bậc
Renton Public Library , Cedar River Tạo sự kết nối và không khí mát mẻ Nhờ đối lưu gió mát cho khu đọc giả
Trinity College "Wren Library" and the river Cam, "Cambridge University"
The Royal Library of Alexandria, Egypitan Sinh động khi cạnh một khu biển với tiếng sóng
Ngoài ra còn rất nhiều ý tưởng mà mỗi tác giả sẽ đưa vào công trình. “Miguel Arruda, “Fábrica das palavras. Những con đường dành cho người đi bộ dọc theo bờ sông”
“Miguel Arruda ,Cây cầu kết nối lối vào thư viện với nhưng con đường ven sông và nằm trên tuyền đường sắt.
ON THE ROLE OF A UNIVERSITY LIBRARY IN THE TDM LANDSCAPE
MẶT NƯỚC NHÂN TẠO
Xây dựng hồ nước , kênh,… tạo các tiểu cảnh, công viên nhỏ cho công trình, đem lại các không gian cảnh quan đẹp cho các phòng đọc và khu ngoài trời MẶT NƯỚC TĨNH
Có thể chủ động tạo các tiểu cảnh cho phù hợp với công trình, tự do thiết kế sân vườn, không phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên.
Tốn các chi phí xây dựng và bảo quản. Cần các biện pháp chống thấm cho các mặt nước xây dựng gần công trình.
_Mặt nước tĩnh mang đến vẻ đẹp thanh bình, tầm nhìn xa rộng, thoáng đãng, làm không gian mang tính cô đọng, hướng nội. _Mang yếu tố phản chiếu cao, phù hợp tại các khu vực cần yếu tố trục dẫn dắt, tương phản, nới rộng không gian, hoặc tạo độ lung linh của ánh đèn về đêm. - Tạo được cho tác giả ý đồ thiết kế dẫn dắt mọi người vào công trình, hướng người đọc vào trong thư viện. - Bằng lối đi vô cùng sinh động, mát mẻ và đôi khi vô cùng yên bình. - Tạo hứng thú cho việc khám phá tìm tòi tri thức.
Hebei University of Technology Library
Millennium Library Park
Enhancing nature at lowe’s
thư viện trung tâm helsinki Mang tính cô đọng, hướng nội. Tạo điểm nhấn,đem lại tính tương phản với khối công trình
Library of packard campus
The Royal Library of Alexandria, Egypitan
Ofunato civic center and library Moshe Safdie to design Boise public library
Danish Royal Library, Denmark
Piterest
Mặt nước như nới rộng rộng gian, có tính phản chiếu cao đem lại vẻ đẹp lung linh cho thư viện và sự kết nối với cảnh quan xung quanh. Ngoài ra, ý tưởng từ mặt nước tĩnh kết hợp cây xanh, góp phần cho không gian đọc sách thêm trong lành mát mẻ, tùy vào ý đồ mà tác giả.
MẶT NƯỚC ĐỘNG
_Mang yếu tố vui vẻ, cung cấp nhiều năng lượng, đón tiếp, điểm nhấn ở dạng mặt đứng như thác nước, thác bậc thang, vòi phun. _Làm cho không gian sinh động và hấp dẫn hơn. _Ngoài ra, một cảnh quan đẹp sẽ làm mọi người có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.
McAllen Public Library. “đài phun nước kết hợp bứt tường đặt ở lối vào tăng thêm sự đón tiếp và điểm nhấn sinh động”
Library of Congress. “biểu tượng kết hợp vòi phun và hồ nước sinh động”
Paperless Library at Loyola University Campus. Thác bậc thang Như một dòng chảy năng lượng vô tận
Edmon Low Library,Cincinnati Public Library “vòi phun nước kết hợp tiểu cảnh phù hợp như những cuốn sách hay biểu tượng cậu bé đọc sách cũng thật thú vị và ý nghĩa. Nêu cao tinh thần và giá trị của việc đọc sách đến mọi người. Nâng cao ý thức đọc sách và thói quen đọc sách HỒ NƯỚC
Dạng phun trên sàn
Hình thức phun nước và lắp đặt chiếu sáng
Dạng hồ tràn
Hình thức phun nước đa dạng
Dạng thác nhân tạo
Tạo hình hồ nước phong phú
Ngoài ra, các thác nước từ hình khối hay kết hợp cây xanh
Phung nước tạo sự trải nghiệm. Tạo cảnh quan sinh động và hứng thú khi đến với thư viện
7.HIÊN ĐÓN
8. KHÔNG GIAN ĐỌC NGOÀI TRỜI Không gian ngoài trời là không gian tiếp xúc với tự nhiên nhiều nhất, khi thiết kế các góc đọc này không đơn giản chúng ta cần chú ý các điểm:
Những góc đọc ngoài trời cần thiết kế những lối đi thuận tiện để tiếp cận khi ngồi đọc: ngoài việc tạo cảm giác thích thú khi đi dạo quanh thư viện thì việc lựa chọn nơi ngồi đọc ngoài trời phù hợp, thoải mái cũng rất quan trọng. Lối tiếp cận thuận lợi sẽ giúp người đọc tìm kiếm nơi đọc dễ dàng hơn. Những góc ngồi đọc thư giản cần làm nổi bật để người đọc chú ý: nơi ngồi đọc đặt biệt sẽ tạo cảm giác mới lạ thích thú cho người đọc. Những không gian này sẽ làm cho người đọc có những ấn tượng khó quên khi đến thư viện và sẽ muốn trở lại lần nữa.
The eltham library
Trang bị nhiều loại ghế ngồi ở nhiều điểm khác nhau trong thư viện: tạo nhiều góc đọc thú vị băng các loại ghế khác nhau, giúp người đọc có những trải nghiệm khác nhau. Ngồi trên từng loại ghế ở những khu vực khác nhau sẽ có cảm nhận khác nhau về thư viện.
Thư viện Trường Ðại học California, San Diego, Mỹ
Thư viện trung tâm Helsinki
Kết nối với không gian trong nhà và ngoài nhà:
Thư viện SMC
Không phân chia giới hạn cho không gian giúp cho không gian giữa hai bên luôn là 1, giúp người đọc cảm thấy thú vị hơn giữa hai không gian mở thong với nhau vừa đọc vừa có thể đi lại dẽ dàng giữa trong và ngoài nhà thư viện.
Khi ngồi tự do cần chú ý không gian thoáng đãng thoải mái khi ngồi: một khi đã thiết kế ngồi tự do cho không gian đọc thì xung quanh chỗ ngồi đọc sẽ trống trãi thoáng đãng, ít cây xanh. Không gian không bị gò bó trong bất cứ không gian nào.
Không gian trong và ngoài thư viện gần như không có vách ngăn tạo khôn gian lien kết trong và ngoài thư viện. cả hai như đang được kết hợp vào nhau.
Thư viện TU Delft ở Hà LanThư viện quốc gia Pháp
Những góc đọc trong nhà và cảnh quan ngoài trời luôn được kết nối với nhau, chúng thường gần như không có ngăn chia mà mở rộng ở các thư viên mở, ….Đối với những thư viện mở như ngày nay cách tiếp cận nhanh nhất luôn là điều quan trong. Các không gian đọc luôn được thiết kế những vách kính như nhằm muốn chào đón các đọc giả đến để tìm đọc sách. Không gian đọc thoáng mát rộng rãi có thể nhìn xuyên thấy được cảnh quan xung quanh thư viện giúp người đọc sẽ thích thú hơn.
9. HÌNH KHỐI KIẾN TRÚC Thư viện ngoài chức năng như kho lưu trữ sách còn phải là một điểm đến lý tưởng cho người đọc sách với không gian, kiến trúc đẹp. Hình thức kiến trúc của thư viện ngoài việc phải độc đáo để thu hút độc giả còn phải hài hòa với cảnh quan xung quanh và đôi khi thư viện còn là biểu tượng của một vùng miền, phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.
KIẾN TRÚC MANG TÍNH BIỂU TƯỢNG Thư viện quốc gia Hàn Quốc tại thành phố Sejong Mái nhà của công trình kiến trúc này được thiết kế giống như một trang sách đang lật, cũng là cách mà những người thiết kế dùng "ẩn dụ" để nói về chức năng chính của tòa nhà.
Tại Việt Nam, hình thức đầu tư xây dựng thư viện để phát triển văn hóa đọc cũng đã được quan tâm với dự án Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Đà Nẵng. Hình ảnh Thư viện Khoa học Tổng hợp với ý tưởng kiến trúc Những trang sách mở của thành phố Đà Nẵng.
THƯ VIỆN CÓ KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO Tự bản thân kiến trúc góp phần làm nổi bật cho cảnh quan xung quanh, lúc này chính kiến trúc là nét hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. + Thư viện Baghdad mới, Iraq. Công ty kiến trúc AMBS đã chia sẻ kiến trúc thiết kế của họ dành cho thư viện mới của thành phố Baghdad, là điểm nhấn của cảnh quan thành phố. Nơi này sẽ có một phòng đọc sách lớn nhất thế giới, với một chiếc "giếng trời" được chăng lưới thép rất to nằm giữa tòa nhà. Tạo hình kiến trúc mới mẻ và nổi bật trên mặt nước nhưng vẫn hài hòa với cảnh quan và công trình xung quanh.
Sử dụng các chất liệu hoàn thiện khác nhau : các loại gạch lát khác nhau, thảm xanh, đá ốp,….. tạo sự phong phú cho cảnh quan
Thư viện Central Seattle, Washington
Birmingham Library , England
Tạo những địa hình trên mặt nước để xây dựng các thư viện, tạo nên sự ấn tượng và vẻ đẹp thu hút, đem lại nhiều cảnh quan và tầm nhìn đẹp.
Baghdad's state of the art library
Jiaxing university library
Modern Waalse Krook Library ,Belgium
Chongqing Library, China
KIẾN TRÚC HÒA MÌNH VÀO THIÊN NHIÊN
"Thư viện học giả" do công ty Gluck + tới từ New York thiết kế, nằm ở vùng núi Catskill. Công trình nhỏ này được chia làm hai khu vực với thư viện ở tầng đầu tiên và khu vực nghiên cứu ở tầng phía trên. Kiến trúc được thiết kế vô cùng đơn giản và được đặt trong một không gian yên tĩnh, hòa lẫn vào trong cảnh quan thiên nhiên.
Thư viện với kiến trúc là những hình khối kỷ hà đơn giản, không tách biệt với cảnh quan xung quanh. Không gian mở với những mảng kính lớn, kết nối giữa bên trong và bên ngoài. Điểm cuốn hút của thư viện lúc này chính là sự hòa nhập kiến trúc với thiên nhiên. Thư viện thành phố Seinajoki mở rộng.
10. YẾU TỐ ĐỊA HÌNH Dựa vào các dạng địa hình đa dạng, phong phú có sẵn trong tự nhiên _Ưu điểm : Thảm thực vật đa dạng, tận dụng được phong cảnh đẹp, hữu tình mà không cần tốn nhiều chi phí xây dựng. Dễ dàng tạo nên nét riêng biệt cho mỗi thư viện. _Khó khăn: Thường không nằm gần các trung tâm đô thị, gây khó khăn trong việc tiếp cận và tốn chi phí giao thông, khai thác xây dựng làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Dựa vào các dạng địa hình tự nhiên đa dạng, phong phú có sẵn trong tự nhiên, được cải tạo thêm _Ưu điểm : Thường dùng cho các thư viện nằm ở trong các trung tâm đô thị, nên dễ dàng tiếp cận, giảm được các chi phí giao thông. Xây dựng không bị ảnh hưởng bởi địa hình. _Khó khăn: Tốn nhiều chi phí cho xây dựng và tạo cảnh quan, thảm thực vật tự nhiên tương đối ít . Mesa public library Red Mmountain branch, US
MỘT SỐ DẠNG ĐỊA HÌNH TỰ NHIÊN Ở CÁC CÔNG TRÌNH THƯ VIỆN Địa hình cảnh quan sa mạc tương đối bằng phẳng, đôi khi có sự chênh lệch độ cao nhưng không lớn, đem lại tầm nhìn thoáng rộng cho không gian đọc bên trong thư viện. Thảm thực vật ít đa dạng và được bố cục tự nhiên không theo quy tắc nào đem lại cảm giác hoang sơ và mênh mông như ở giữa sa mạc cho người đọc.
Desert Broom Library, Phoenix, Arizona, US
Library media center, glendale community college
Địa hình ở các vùng núi thường có độ cao chênh lệch tương đối lớn tạo nên vẻ sinh động hơn cho công trình.Tầm nhìn không quá mênh mông do sự che chắn của thảm thực vật phong phú và sự thay đổi độ cao địa hình. España Library , Santo Domingo, Colombia
Các thư viện nằm ở các dạng địa hình gần sông , hồ,… không gian rộng, dài và đem lại tầm nhìn thoáng, do thảm thực vật tương đối đa dạng chủ yếu ở ven sông , hồ là những cây thấp và bãi cỏ. Canada water library
Powell River Library, British Columbia
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỊA HÌNH NHÂN TẠO Nền là thành phần cơ bản của không gian, sự thay đổi bình diện nền (lồi, lõm) tạo nên cảm giác về không gian chức năng khác nhau.
Indonesia's New University Library
Thư viện Đại Đồng, trung Quốc
Nền được nâng cao tạo thành những gò, đồi giả, đem lại những tầm nhìn mới và cao hơn từ công trình ra bên ngoài.
Parma-Snow Branch of Cuyahoga County Public Library
Cleveland public library
Kết hợp nâng cao nền và sử dụng tường ngăn làm phân chia không gian, tạo ra những không gian đọc ngoài trời hấp dẫn. Sự thay đổi cao độ của nền đem lại sự thú vị cho cảnh quan thư viện, làm không gian vui tươi hơn và bớt sự nhàm chán. State library of Victoria, Australia
B.
THIẾT KẾ CẢNH QUAN
BÊN TRONG THƯ VIỆN
Ưu điểm của thông tầng: - Lấy được ánh sáng tự nhiên, thông thoáng tốt - Tạo ra tầm nhìn đẹp cho đọc giả - Tạo sự trang trọng cho các không gian chính như sảnh, phòng đọc… Ưu điểm của tiểu cảnh: - Tạo ra các không gian nội thất đẹp - Đem một chút thiên nhiên vào trong công trình, giúp cho công trình hòa hợp với thiên nhiên - Ngăn chia ước lệ không gian - Điều hòa vi khí hậu nhờ các yếu tố cây xanh, mặt nước… -
Thông tầng kết công trình trình này giúp đem ánh sáng tư nhiên tràn ngập vào nội thất, giúp cho nó toát lên vẻ đẹp sang trọng. Người đọc có cơ hội giải phóng tầm nhìn ra nhưng không gian đẹp. Hơn nữa thông tầng đem lại cảm giác rộng rãi và thoải mái khi ở trong công trình Những tiểu cảnh nhỏ là những chậu cây được đặt ngay tại sảnh, như đem một chút thiên nhiên vào phòng đọc, tạo ra sự gần gũi với thiên nhiên
Hebei University of Technology Library Winning Proposal
Schmidt hammer lassen Wins Competition to Design Ningbo’s New Central Library
Khoảng thông tầng lớn ở giữa công trình tạo ra sân trong để trồng cây xanh, giúp người đọc cảm thấy mình như sống cùng với thiên nhiên, ngồi trong nhà nhưng cảm giác thú vị như ở bên ngoài trời
University Library Marne-la-Vallée design by Beckmann-N’Thepe Architects
Gần như toàn bộ tầng trệt của thư viện được bỏ trống nhằm giữ lại địa hình tự nhiên, Đây là nét độc đáo của công trình này, công trình hòa quyện với thiên nhiên.
C.
KẾT LUẬN
Cảnh quan của thư viện, thể loại công trình văn hoá, cả cảnh quan bên ngoài sân vườncũng như những tiểu cảnh ở bên trong luôn được thiết kế tỉ mỉ nhằm thu hút, tao cảm giác thích thú cho đọc giả khi bước vào thư viện. Chúng ta có thể tóm lược vai trò của các yếu tố cảnh quan như sau: + Về địa hình, tận dụng địa hình tự nhiên, tạo các địa hình nhân tạo trong sân vườn là tạo nên sự thú vị cho không gian đọc ngoài trời. Người thiết kế biết khai thác sự giật bậc thì sân vườn sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. + Địa hình là phần cơ bản của không gian. Sự thay đổi bình diện nền (lồi, lõm) tạo nên cảm giác về chức năng không gian khác nhau. Các kỹ xão xử lý nền thường thấy: (1) tạo chênh lệch độ cao, (2) kết hợp nâng cao nền và sử dụng tường ngăn, (3) sử dụng chất liệu hoàn thiện nền khác nhau (lát đá, thảm xanh,…) tạo sự phong phú cho cảnh quan. + Về mặt nước, yếu tố nước làm mát công trình, tạo nên cảnh quan đẹp. Hồ nước nhân tạo, đài phun nước luôn là chỗ thoải mái cho việc đọc ngoài trời. + Về cây xanh, cây xanh tạo bóng mát, giảm tiếng ồn từ bên ngoài, giúp lọc không khí . Trong sân vườn cần phải có những cây thật lớn, tán lá rộng và ở dưới có bố trí ghế để tạo nên không gian đọc ngoài trời. + Về các yếu tố kiến trúc công trình, điêu khắc trang trí, các tiểu cảnh, thông tầng, thì tạo nên những nét chấm phá, là đặc trưng của từng thư viện. Những tác phẩm tạo hình còn đóng vai trò là điểm dừng hay điểm chuyển hướng.
Tạo lập không gian là một phần thẩm mỹ - chức năng cơ bản của cảnh quan.
Việc hình thành không gian với quy mô, hình dáng hợp lý, phù hợp với chức năng hoạt động và tâm lý con người là hết sức quan trọng.
Có thể nói, khách đến thư viện nhiều hay ít không chỉ phụ thuộc vào số lượng chất lượng đầu sách của bản thân thư viên hay chất lượng phục vụ của nhân viên mà còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố cảnh quan. Đó là tiện nghi về đọc. Nếu không có cảnh quan tốt, khách đọc sẽ không đến thư viện.