NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ - Chuyên đề không gian nhịp lớn

Page 1

KHÔNG GIAN NHỊP LỚN GVHD: PHẠM TUẤN KHANH NHÓM 11 Lê Quang Huy - 15510200926 Nguyễn Trần Liêm Pha - 15510201102 Nguyễn Ngọc Khôi Nguyên - 15510201056 Nguyễn Hà Như Vân - 15510201317 Dương Diệp Hoàng Nhân - 15501201061 Nguyễn Hoàng Nhật Quang - 15510201136 Nguyễn Thị Huệ - 15510200916


MỤC LỤC I.

GIỚI THIỆU.

1. 2.

ĐỊNH NGHĨA NHÀ THI ĐẤU. SƠ LƯỢC NHÀ THI ĐẤU TDTT PHÚ THỌ. a. Tổng quan. b. Vị trí. c. Lịch sử. 3. HÌNH THỨC KIẾN TRÚC.

II. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN. III. SƠ ĐỒ KHÔNG GIAN. IV. KẾT CẤU CÔNG TRÌNH. 1. 2. 3.

HỆ THỐNG GIÀN THÉP CHỐNG MÁI. KẾT CẤU ĐỠ GIÀN THÉP. CÔNG TÁC BẢO TRÌ.

V.

HỆ THỐNG KỸ THUẬT – CHIẾU SÁNG.

1. 2. 3.

GIẢI PHÁP CHIẾU SÁNG. GIẢI PHÁP THÔNG GIÓ ĐIỀU HÒA. GIẢI PHÁP CẤP ĐIỆN – NƯỚC.

VI. CÁCH THỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU, CHẤT LIỆU, MÀU SẮC.


I. GIỚI THIỆU

1.Định nghĩa nhà thi đấu. Nhà thi đấu, vũ đài hay đấu trường (tiếng Anh: arena) là một nhà kín thường tròn hoặc hình bầu dục, được thiết kế để đóng vai trò là một nhà hát, phục vụ biểu diễn âm nhạc hoặc các sự kiện thể thao. Nó bao gồm một không gian mở rộng lớn bao quanh là các tầng ghế ngồi cho khán giả. Không gian diễn ra sự kiện là điểm thấp nhất, để khán giả có tầm nhìn tối đa.

wikipedia.com


I. GIỚI THIỆU

2. SƠ LƯỢC NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ a.Tổng quan: Nhà thi đấu được xây dựng để phục vụ cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003. -

Chủ sở hữu: Sở VH, TT và DL Tp.HCM Kiến trúc sư: Thái Ngọc Hương - Võ Quốc Khánh Ngày hoàn thành: 20/11/2003. Chi phí công trình: 167,7 tỉ đồng năm 2014 Diện tích: 46.000m2, trong đó có 22.000m2 sàn xây dựng, 130m x 105m, - Độ cao nhất của mái là 31m. - Sức chứa: 5000 - 8000 người

b.Vị trí : Giáp hai mặt đường Lữ Gia, Lý Thường Kiệt. Hai cạnh còn lại giáp Nhà tập luyện và vành đai vòng đua thuộc Câu lạc bộ TDTT Phú Thọ đóng trên địa bàn phường 15 quận 11 TP.HCM.

c. Lịch sử: 1998 thiết kế

Biến động giá

2000 Khởi công

Xây dựng

2003 hoàn thành


I. GIỚI THIỆU

3. Hình thức kiến trúc : Ý tưởng thiết kế : Mô phỏng theo nhà thi đấu Sydney (Australia).

SYNEY

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

(AUSTRALIA)

(TPHCM)


I. GIỚI THIỆU

3. Hình thức kiến trúc : LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC Nhà thi đấu Phú Thọ là công trình dàn không gian tiêu biểu và có quy mô lớn của nước ta. Công trình Nhà Thi đấu TDTT Phú Thọ có hệ khung dàn có khẩu độ và cao độ lớn nhất tại Việt Nam thời điểm đó với khẩu độ 103m, cao độ 31m.
 Hệ thống giàn thép chống mái của nó có nhịp dàn dài 100m, dùng các thanh thép tròn chịu lực chính ở phía trên và được nối bởi các thanh thép nhỏ. Các thanh ngang có khả năng chịu tải trọng đứng và tải ngang. Ngoài ra còn có các màn che đen nhằm chắn ánh sáng đồng thời giảm hiện tượng phản âm thanh. Phần mái ngang được chống bởi hệ thống các cột bê tông cốt thép cao 15m đường kính 2m. Phần mái nghiêng được đỡ bởi hệ khớp nối với đất. Với những cột trụ khác nhau tương ứng với kết cấu mái khác nhau để đảm bảo được khả năng chịu lực cho công trình theo đúng chiều tác dụng lực của nó. Tới nay, hệ kết cấu công trình nhà thi đấu Phú Thọ ở trạng thái hoàn toàn ổn định và an toàn theo các tiêu chuẩn hiện hành. Ánh sáng được lấy qua các cửa đi, cửa sổ, tường kính và hệ thống đèn chiếu sáng.


II. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN

ƯU ĐIỂM: Bãi xe rộng lớn, đảm bảo nhu cầu sức chứa cho nhà thi đấu.

KHUYẾT ĐIỂM: 
 Khoảng cách từ bãi đỗ xe đến nhà thi đấu khá xa. 
 Bố trí bãi xe tập trung phía đường lữ gia gây áp lực giao thông lớn. Mỗi mặt đường nên có một bãi xe riêng.


II. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN


II. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN


III. SƠ ĐỒ CÔNG NĂNG SỬ DỤNG. ƯU ĐIỂM: Công trình xây dựng trên mặt bằng tương đối rộng rãi, có các công trình lân cận, thuận tiện cho việc bố trí các công trình phụ trợ, tạm thời. Gần trục đường giao thông thành phố, lối vào công trình rộng, đường tạm đã có sẵn. Điện nước có thể lấy trực tiếp từ mạng lưới thành phố đến tận nơi công trình.

KHUYẾT ĐIỂM: Bãi xe khá xa so với công trình chính (nhà thi đấu).

Mặt bằng tổng thể


III. SƠ ĐỒ CÔNG NĂNG SỬ DỤNG.

MẶT BẰNG CAO TRÌNH +1.200


III. SƠ ĐỒ CÔNG NĂNG SỬ DỤNG.

MẶT BẰNG CAO TRÌNH + 5.150


III. SƠ ĐỒ CÔNG NĂNG SỬ DỤNG.

MẶT BẰNG CAO TRÌNH +12.00


III. SƠ ĐỒ CÔNG NĂNG SỬ DỤNG. HỆ THỐNG GIAO THÔNG ƯU ĐIỂM: -

Giao thông ngang không chồng chéo, tách biệt giữa khu công cộng và khu nội bộ Giao thông đứng khu nội bộ được bố trí hợp lý, đảm bảo bán kính thoát hiểm

KHUYẾT ĐIỂM: -

Giao thông ngang của khu nội bộ không được tách biệt giữa khu quản lý, khu vận động viên. Khoảng cách thoát hiểm từ giữa khán đài a và b vượt quá 25m. Không bố trí hệ thống ram dành cho người khuyết tật.


III. SƠ ĐỒ CÔNG NĂNG SỬ DỤNG. KHU VỆ SINH ƯU ĐIỂM: -

Khu vệ sinh công cộng, huấn luyện viên, vận động viên tách biệt Bố trí ngay góc đảm bảo thông thoáng cho khu vực công cộng Số lượng vệ sinh đảm bảo.

KHUYẾT ĐIỂM: ‐ ‐

Có khu vệ sinh vào khu vệ sinh nữ trước mới đến nam => chưa tế nhị. Thiếu WC cho người khuyết tật.


III. SƠ ĐỒ CÔNG NĂNG SỬ DỤNG. * GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Đề xuất lối dành cho người khuyết tật (ramp dốc và thang máy).


IV. KẾT CẤU CÔNG TRÌNH.

1.

HỆ THỐNG GIÀN THÉP CHỐNG MÁI. Có nhịp dàn dài 100m, dùng các thanh thép tròn chịu lực chính ở phía trên, và được nối bởi các thanh thép nhỏ. Các Thanh cong có khả năng chịu tải trọng đứng và tải ngang.

Không gian bên trong nhà thi đấu

Hệ thống gian thép mái


IV. KẾT CẤU CÔNG TRÌNH.

2. KẾT CẤU ĐỠ GIÀN THÉP:

Phần Mái ngang được chống bởi hệ thống các cột bê tông cốt thép cao 15m đường kính 2m. Thân si lô được lốc tròn và lóc côn trên máy lốc chuyên dụng đảm bảo độ đồng tâm và độ tròn đều. - Các mối hàn được hàn trên máy hàn MIG và được kiểm tra kỹ lưỡng đảm bảo độ bền, đẹp, không tróc rỗ. - Toàn bộ thiết bị sơn chống rỉ một lớp, sơn màu hai lớp; trước khi sơn bề mặt thiết bị được đánh gỉ -làm sạch theo tiêu chuẩn TCXDVN 334:2005: Mức độ làm sạch Sa2, chiều sày sơn được kiểm tra bằng máy đo chuyên dùng nhập khẩu từ Italia.


IV. KẾT CẤU CÔNG TRÌNH.

Phần mái nghiêng được đỡ bởi hệ khớp nối với đất. Với những cột trụ khác nhau tương ứng với kết cấu mái khác nhau để đảm bảo được khả năng chịu lực cho công trình theo đúng chiều tác dụng lực của nó.


IV. KẾT CẤU CÔNG TRÌNH.

3. CÔNG TÁC BẢO TRÌ: Thời gian bảo trì định kỳ là 10 năm, và có hệ thống đường đi ( 2 bên) để phục vụ công tác sữa chữa như thay đèn, lắp thiết bị , rửa công trình…..


V HỆ THỐNG KỸ THUẬT, CHIẾU SÁNG.

1. GIẢI PHÁP CHIẾU SANG: - Chiếu sang tự nhiên: ánh sang tự nhiên được lấy vào nhà thông qua hệ thống kính và các cửa sổ, cửa đi. - Chiếu sang cho sàn thi đấu: sân thi đấu được chiếu sang bằng giàn đèn Halogen ( cách mặt sân 6 -17m ). - Sơn và tường nhà làm bằng vật liệu sang màu.


V HỆ THỐNG KỸ THUẬT, CHIẾU SÁNG.

2. GIẢI PHÁP THÔNG GIÓ, ĐIỀU HÒA: Các sàn thi đấu, phòng vận động viên, khu văn phòng đều được lắp các thiết bị điều hòa không khí có công suất lớn đảm bảo điều kiện tiện nghi của công trình.


V HỆ THỐNG KỸ THUẬT, CHIẾU SÁNG.

3. GIẢI PHÁP CẤP ĐIỆN – NƯỚC: Hệ thống cấp nước. - Điều kiện kỹ thuật và khả năng của thành phố cho phép sử dụng nguồn nước máy phục vụ cho các hoạt đỗng của cung thể thao. - Ngoài ra, còn xây dựng bể nước dự phòng 10m3 tầng áp mái để điều hòa áp lực và dự phòng sự cố.

Hệ thống cấp điện: - Việc cung cấp điện cho nhà thi đấu dùng lưới điện của thành phố 220V/330V tự cảm biến thế của khu liên hợp thể thao. - Có bố trí thêm 1 máy phát điện Diesel dự phòng.


V HỆ THỐNG KỸ THUẬT, CHIẾU SÁNG. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC: - Nước mưa trên mái được dẫn xuống vào hệ thống thoát nước mưa của toàn khu liên hợp, sau đó xả vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. - Nước thải gồm: nước khu WC, tấm, phục vụ,… được sử lý qua bể tự hoại. sau đó dưa ra hệ thống thoát nước chung. - Cả 2 hệ thống này đều dùng hệ thống cống ngầm.


V. HỆ THỐNG KỸ THUẬT, CHIẾU SÁNG. HỆ THỐNG CỨU HỎA: - Cửa thoát người được thiết kế với chiều rộng lớn và mở cửa ra ngoài. - Thiết bị cứu hỏa bao gồm: • Một họng cứu hỏa trong nhà. • Một họng cứu hỏa ngoài nhà. • Một cửa ra vào bố trí 2 bình cứu hỏa khô để xử lý đám cháy nhỏ trong công trình. - Tại các kho bố trí hệ thống báo cháy tự động. - Xung quanh nhà , ở bên ngoài là đường giao thông nội bộ của khu liên hợp thể thao có thể phụ vụ cho xe cứu hỏa chạy xung quanh.


VI. CÁCH THỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU

MÁI TÔN LYSAGHT SPANDEK HITEN 0.5mm CLEAN COLORNOND

MẶT ĐỨNG


VI. CÁCH THỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU ĐỀ XUẤT CẢI TẠO VỎ BAO CHE: - Lớp vỏ tích hợp công nghệ môi trường Lớp vỏ công trình đơn thuần kết hợp một, hoặc vài công nghệ, nhưng không có sự kết nối với các hệ thống khác của tòa nhà. Lớp vỏ công trình có thể tạo ra năng lượng, thu nước mưa, hấp thụ khí CO2

Sử dụng những tấm pin năng lượng mặt trời gắn vào những tấm chắn nắng ở lớp vỏ công trình


VI. CÁCH THỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU Dùng lăng kính để phản xạ ánh sáng mặt trời và vật liệu PCM để lưu trữ năng lượng Vật liệu đổi trạng thái (PCM): khi nguồn nhiệt đưa vào, nó sẽ làm nóng vật liệu và sẽ biến dạng từ thể rắn sang thể lỏng để có thể lưu được năng lượng. Khi mà vật liệu PCM được làm mát xuống dưới điểm nhiệt nóng chảy, nó trở lại thành một vật thể rắn, lúc bấy giờ năng lượng lưu trữ sẽ được giải phóng dưới dạng nhiệt. PCM, có khả năng hấp thụ sức nóng dư thừa trong thời gian ban ngày trước khi giải phóng năng lượng khi nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm. Nghiên cứu đột phá này thể giúp các tòa nhà tiết kiệm tới 35% năng lượng thiêu thụ do không phải thường xuyên sử dụng điều họa nhiệt độ.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.