TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU
04
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BĐKH
12
1.KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ 2.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3.TỔNG QUAN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU 4.TỔNG QUAN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 5.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN
1.1.THỰC TRẠNG BĐKH TOÀN CẦU 1.1.1. THỰC TRẠNG 1.1.2.TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH 1.1.3. Các nghiên cứu bđkh đã có trên thế giới 1.2.THỰC TRẠNG BĐKH Ở VIỆT NAM VÀ ĐBSCL 1.2.1. TÁC ĐỘNG BĐKH Ở VIỆT NAM 1.2.2. TÁC ĐỘNG BĐKH Ở ĐBSCL 1.2.3. Các nghiên cứu bđkh đã có ở Việt Nam 1.3.TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU 1.3.1.ĐỊNH NGHĨA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU 1.3.2. PHÂN LOẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU 1.3.3. LƯỢC SỬ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 1.3.4.CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU 1.4.CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BĐKH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.4.1.CÁC CÔNG TRÌNH NGOÀI NƯỚC 1.4.2.CÁC CÔNG TRÌNH TRONG NGƯỚC
02 PHẦN MỞ ĐẦU
04 07 08 10 11
3 13 15 18 22 22 30 34 38 38 39 42 45 48 48 55
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BĐKH
58
2.1.QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHO THỂ LOẠI CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 2.2.QUY CHUẨN THIẾT KẾ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU 2.2.1. TÍNH TOÁN QUY MÔ, DIỆN TÍCH 2.2.2. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ 2.3.MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU BĐKH TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC HẠNG MỤC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BĐKH 2.4.CƠ SỞ THIẾT KẾ HÌNH THỨC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BĐKH 2.4.1. TIÊU CHUẨN KIẾN TRÚC XANH 2.4.2. ĐBSCL VÀ KIẾN TRÚC ĐẶC TRƯNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. TIÊU CHÍ CHỌN KHU ĐẤT 3.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ 3.1.2.QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 3.2. SƠ ĐỒ KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG 3.3. ĐẶC ĐIỂM KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG 3.3.1. KHÔNG GIAN NGHIÊN CỨU 3.3.2. KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY TRIỄN LÃM 3.3.3. KHÔNG GIAN HỘI THẢO 3.3.4.Không gian lưu trữ 1
59 60 60 61 62 64 64 72
84
85 85 90 92 93 93 116 120 23
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
126
TÀI LIỆU THAM KHẢO
128
4.1. KẾT LUẬN 4.2. ĐỀ XUẤT CHO TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BĐKH TẠI ĐBSCL
127 127
03
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
PHẦN MỞ ĐẦU Khái niệm, thuật ngữ Lý do chọn đề tài Tổng quan biến đổi khí hậu toàn cầu Tổng quan biến đổi khí hậu ở Việt Nam Nội dung nghiên cứu dị kiến
04 PHẦN MỞ ĐẦU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
1.
KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ
KHÍ HẬU bao gồm các yếu tố nhiệt độ,
độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần. Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi tọa độ địa lý, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lượng mưa.
THỜI TIẾT là tập hợp các trạng thái của
các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí quyển ở một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định như nắng hay mưa, nóng hay lạnh, ẩm thấp hay khô ráo. Hầu hết các hiện tượng thời tiết diễn ra trong tầng đối lưu. Thuật ngữ này thường nói về hoạt động của các hiện tượng khí tượng trong các thời kì ngắn (ngày hoặc giờ)
HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
hiệu ứng bức xạ hồng ngoại (bức xạ sóng dài) của tất cả các thành phần hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển. Các thành phần này bao gồm các chất khí nhà kính, mây, sol khí hấp thụ bức xạ sóng dài từ bề mặt trái đất và mọi nơi trong khí quyển và phát xạ bức xạ sóng dài trở lại theo mọi hướng. Tuy nhiên tổng năng lượng bức xạ các thành phần này phát ra không gian nhỏ hơn phần chúng nhận được dẫn tới một phần năng lượng bức xạ sóng dài được giữ lại trong khí quyển làm khí quyển ấm hơn trường hợp không có các thành phần gây hiệu ứng nhà kính. Trong tự nhiên, hiệu ứng này giúp duy trì nhiệt độ trái đất cao hơn khoảng 30oC so với trường hợp không có các chất khí đó và do vậy trái đất không bị quá lạnh. Tuy nhiên, sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính do hoạt động của con người làm tăng hiệu ứng này, thúc đẩy tốc độ ấm lên toàn cầu trong giai đoạn mấy thập kỷ gần đây.
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (BĐKH) Trái Đất là sự
thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn Địa Cầu.
NÓNG LÊN TOÀN CẦU là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây.
HỆ SINH THÁI là một hệ thống mở hoàn
chỉnh gồm các thành phần sống (quần xã) và các thành phần không sống sót như không khí, nước và đất khoáng (gọi chung là sinh cảnh). Hệ sinh thái có thể được nghiên cứu theo hai cách khác nhau. Người ta có thể coi hệ sinh thái là các tập hợp các nhóm thực vật và động vật phụ thuộc lẫn nhau, hoặc là hệ thống và tập hợp các loài với cấu trúc rõ ràng được điều chỉnh bởi các quy tắc chung. Các thành phần sống (sinh học) và không sống (phi sinh học) tương tác thông qua các chu trình dinh dưỡng và dòng năng lượng.Hệ sinh thái bao gồm tương tác giữa các sinh vật, và giữa các sinh vật và môi trường của chúng.Hệ sinh thái có thể có kích thước bất kỳ nhưng mỗi hệ sinh thái có một không gian đặc biệt, và có giới hạn.Một số nhà khoa học xem toàn bộ hành tinh là một hệ sinh thái.
KHÍ NHÀ KÍNH
là các khí trong khí quyển, cả tự nhiên và nhân tạo, hấp thụ và phát ra bức xạ ở các bước sóng trong quang phổ bức xạ hồng ngoại của bề mặt trái đất, khí quyển, mây. Các khí nhà kính chính trong khí quyển là CO2, N2O, CH4, O3, H2O... Các khí nhà kính gây ra hiệu ứng nhà kính với việc giảm năng lượng bức xạ của trái đất thoát ra vũ trụ, làm ấm lên tầng bên dưới khí quyển và bề mặt trái đất.
NGHIÊN CỨU
bao gồm “hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách có hệ thống nhằm làm giàu tri thức, bao gồm tri thức về con người, văn hóa và xã hội, và sử dụng vốn tri thức này để tạo ra những ứng dụng mới.” Hoạt động nghiên cứu được dùng để thiết lập hay xác nhận các dữ kiện, tái xác nhận kết quả của công trình trước đó, giải quyết những vấn đề mới hay đang tồn tại, chứng minh các định lý, hay phát triển những lý thuyết mới. Mục đích chính yếu của nghiên cứu cơ bản (khác với nghiên cứu ứng dụng) là thu thập dữ kiện, phát kiến, diễn giải, hay nghiên cứu và phát triển những phương pháp và hệ thống vì mục tiêu thúc đẩy sự phát triển tri thức nhân loại. Các hình thức nghiên cứu bao gồm: khoa học, nhân văn, nghệ thuật, kinh tế, xã hội, kinh doanh, thị trường... Cách tiếp cận nghiên cứu trong những lĩnh vực khác nhau có thể rất khác nhau.
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
NƯỚC BIỂN DÂNG là sự dâng mực nước
của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão... Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.
KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU là sự khác
biệt giữa kịch bản khí hậu và khí hậu hiện tại. Do kịch bản biến đổi khí hậu xác định từ kịch bản khí hậu, nó bao hàm các giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
05
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
VI KHÍ HẬU là một vùng khí quyển địa
phương có khí hậu khác biệt với xung quanh. Thuật ngữ này cũng được dùng để chỉ một khu vực nhỏ từ vài mét vuông (khu vườn) hay các khu vực rộng lớn hơn. Vi khí hậu tồn tại gần các thể nước đối tượng có thể làm lạnh khí quyển khu vực, hoặc các khu vực đô thị tập trung nhiều các tòa nhà gạch, bê tông hoặc nhựa đường, các đối tượng có thể hấp thụ năng lượng mặt trời rồi nung nóng chúng và phát nhiệt trở lại làm nóng không khí xung quanh, kết quả là tạo ra đảo nhiệt đô thị là một dạng vi khí hậu.
TẦNG ĐỐI LƯU
là phần thấp nhất của khí quyển của một số hành tinh. Phần lớn các hiện tượng mà con người gắn với thời tiết hàng ngày diễn ra ở tầng đối lưu[1]. Đặc trưng của tầng này thể hiện ở các dòng đối lưu của không khí nóng từ bề mặt bốc lên cao và lạnh đi. Hiện tượng đối lưu đã mang lại tên gọi cho tầng này
EL NINO
hiện tượng mà phạm vi lớn mặt ngoài phía trung tâm và đông Thái Bình Dương xích đạo liên tục không ngừng nghiêng lệch về nóng ấm khác thường. khí áp phía đông và phía tây Thái Bình Dương cũng biến động thuận theo nó, khiến cho mô thức khí hậu của cả thế giới phát sinh biến hoá, hình thành một ít khu vực khô cạn và một ít khu vực khác lượng mưa xuống lại vượt hơn mức độ thường.
LA NINA là một hiện tượng trái ngược
lại với hiện tượng El Nino. Hiện tượng La Nina thường bắt đầu hình thành từ tháng ba đến tháng sáu hằng năm, và gây ảnh hưởng mạnh nhất vào cuối năm cho tới tháng 2 năm sau. La Nina sẽ xảy ra ngay sau khi hiện tượng El Nino kết thúc. Hiện tượng La Nina thuộc dòng biển lạnh làm lạnh nhiệt độ của những vùng mà nó đi qua. “La Nina” (hay còn gọi là bé Hài Đồng nữ) là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực nói trên lạnh đi dị thường, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn El Nino.
THỀM LỤC ĐỊA là một phần của rìa lục
địa, từng là các vùng đất liền trong các thời kỳ băng hà còn hiện nay là các biển tương đối nông (biển cạn) và các vịnh. Các thềm lục địa có độ dốc thoải đều (1-20) và thông thường kết thúc bằng các sườn rất dốc (hay còn gọi là đứt gãy thềm lục địa).
06 PHẦN MỞ ĐẦU
SOL KHÍ - AEROSOLS là các hạt rất nhỏ
gây ra hiện tượng mù. Chúng phần lớn là nước và các hạt chất ô nhiễm như axit sulphua và muối biển. Sol khí trong tầng đối lưu thường được giáng thủy quét đi. Các sol khí được mang lên tầng bình lưu thường ở đó lâu hơn nhiều. Sol khí ở tầng bình lưu chủ yếu là các hạt sunphat từ các vụ núi lửa phun, có thể làm giảm đáng kể bức xạ mặt trời.
DAO ĐỘNG THẬP KỶ THÁI BÌNH DƯƠNG
(PDO) là một mô hình mạnh mẽ, định kỳ của biến đổi khí hậu đại dương - khí quyển tập trung ở lưu vực giữa vĩ độ Thái Bình Dương. PDO được phát hiện là vùng nước bề mặt ấm hoặc mát ở Thái Bình Dương , phía bắc 20oN. Trong thế kỷ qua, biên độ của kiểu khí hậu này đã thay đổi bất thường ở các thang thời gian giữa các năm và giữa các khoảng thời gian (có nghĩa là khoảng thời gian của một vài năm đến nhiều như khoảng thời gian của nhiều thập kỷ). Có bằng chứng về sự đảo ngược ở cực tính phổ biến (nghĩa là thay đổi nước mặt mát so với nước mặt ấm trong vùng) của dao động xảy ra vào khoảng năm 1925, 1947 và 1977; Trong giai đoạn “ ấm “ hay “tích cực”, phía tây Thái Bình Dương trở nên lạnh hơn và một phần của vùng biển ấm phía đông; trong giai đoạn “mát mẻ” hoặc “tiêu cực”, mô hình ngược lại xảy ra. Dao động thập phân Thái Bình Dương được đặt tên bởi Steven R. Hare, người đã chú ý đến nó trong khi nghiên cứu kết quả mô hình sản xuất cá hồi vào năm 1997.
2.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và rõ nét hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp đên đời sống của người dân, đặc biệt là người dân ở khu vực Vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) từ các tác động như tình trạng khô hạn kéo dài, mùa khô dài hơn mùa mưa, nước biển dâng,tình trạng xâm mặn, …. Hiện nay tình trạng xâm mặn diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn do tác động của thủy triều và tình trạng nguồn nước ngọt từ thượng lưu sông Tiền và sông Hậu ngày càng bị giảm vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu cho nên đây là thách thức lớn đối với các nhà quản lý cũng như các nhà khoa học trong công tác hoạch định chính sách và tìm ra các giải pháp hợp lý giúp người dân thích ứng hiệu quả với BĐKH và phát triển kinh tế bền vững.
Chính vì lí lẽ đó, việc xây dựng một trung tâm nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở ĐBSCL là cực kì cấp bách và cần thiết. Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều tổ chức và trung tâm nghiên cứu về biến đổi khí hâu từ rất lâu met office văn phòng khí tượng Vương quốc Anh, apecc - Trung tâm khí hậu Apec, unfccc - Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu, ... Tại Việt Nam cũng đã có các trung tâm nghiên cứu như Viện khoa học khí thượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu, Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ, viện khi tượng quốc gia, ... Nhưng đa số những cơ sở này đều mới được thành lập hoặc được phát triển từ các trung tâm phân tích môi trường hoặc chức năng chính là quan trắc khí tượng thủy văn cho nên không có một cơ sở chuyên ngành thực sự cho việc nghiên cứu và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời có quy mô nhỏ rải rác khắp nhiều tỉnh thành khiến cho việc thu thập dữ liệu chậm và khiến khó có thể đưa ra các giải pháp kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu. Cho nên một trung tâm nghiên cứu tổng họp về vấn đề này với những kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao để trở thành một trung tâm dữ liệu về biến đổi khí hậu của ĐBSCL nói riêng của Việt Nam nói chung cũng như cho toàn cầu. Đồng thời trung tâm cũng là nơi giáo dục và phát triển các nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, cũng như triễn lãm, tuyên truyền giáo dục cho nguời dân về vấn đề chung của khí hậu toà cầu cũng như tại địa phương và đưa ra những giải pháp hợp lí để người dân thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.
07
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
3.
TỔNG QUAN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU
Trong lịch sử địa chất của trái đất chúng ta, sự BĐKH đã từng nhiều lần xẩy ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà chúng ta gọi là thời kỳ băng hà*. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã xãy ra cách đây 10.000 năm và hiện nay là giai đoạn ấm lên của thời kỳ gian băng. Xét về nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này, chúng ta có thể thấy đó là do sự tiến động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái đất, sự thay đổi quỹ đạo quay của trái đất quanh mặt trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc biệt là sự thay đổi trong thành phần khí quyển. Bên cạnh đó thì nguyên nhân do sự tác động của con người mà chúng ta gọi đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính cũng tác động mạnh mẽ đến khí hậu. Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ sau đây: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90%.cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất.
Rừng Amazon đang cháy nghiêm trọng (Nguồn: Twitter)
*Thời kỳ băng hà là một giai đoạn giảm nhiệt độ lâu dài của khí hậu Trái Đất , dẫn tới sự mở rộng của các dải băng lục địa, các dải băng vùng cực và các sông băng trên núi. có ít nhất 4 thời kỳ băng hà đã xảy ra.
08 PHẦN MỞ ĐẦU
Năm 2019, thảm hoạ cháy rừng Amazon như một vết thương lớn cho hành tinh của chúng ta mà nguyên nhân chính là do chính bàn tay của con người gây nên, sự việc sảy ra là gây nên những hệ quả vô cùng nghiêm trọng không những cho hệ sinh thái rừng Amazon mà nó còn tác động đến khí hậu toàn cầu. Giáo sư Chazdon cho biết: “Có những hậu quả lớn đối với biến đổi khí hậu toàn cầu vì đám cháy thải ra carbon. Nếu các rừng mưa không được tái sinh hoặc trồng lại, rừng cũng sẽ không thể phục hồi khả năng hấp thu carbon”. Và điều đó lại càng khẳng định thêm lời nói của một nhà khoa học trên National Geographic rằng: “Phá rừng là tội ác chống lại thiên nhiên, chống lại loài người”!
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL Sự nóng lên của Trái đất, băng tan đã dẫn đến mực nước biển dâng cao. Nếu khoảng thời gian 1962 - 2003, lượng nước biển trung bình toàn cầu tăng 1,8mm/năm, thì từ 1993 - 2003 mức tăng là 3,1mm/năm. Tổng cộng, trong 100 năm qua, mực nước biển đã tăng 0,31m. Theo quan sát từ vệ tinh, diện tích các lớp băng ở Bắc cực, Nam cực, băng ở Greenland và một số núi băng ở Trung Quốc đang dần bị thu hẹp. Chính sự tan chảy của các lớp băng cùng với sự nóng lên của khí hậu các đại dương toàn cầu (tới độ sâu 3.000m) đã góp phần làm cho mực nước biển dâng cao. Dự báo đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên khoảng từ 2,0 - 4,5oC và mực nước biển toàn cầu sẽ tăng từ 0,18m - 0,59m. Việt Nam là 1 trong 4 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự BĐKH và dâng cao của nước biển. Theo thống kê, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam giảm rõ rệt trong vòng 2 thập kỷ qua. Từ 29 đợt mỗi năm (từ 1971 - 1980) xuống còn 15 - 16 đợt mỗi năm từ 1994 - 2007. Số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta cũng ngày càng ít đi nhưng ngược lại số cơn bão mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thường và số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa (từ 30 ngày/năm trong thập kỷ 1961 - 1970 xuống còn 15 ngày/năm trong thập kỷ 1991 - 2000). Lượng mưa biến đổi không nhất quán giữa các vùng, hạn hán có xu hướng mở rộng, đặc biệt là ở khu vực Nam Trung bộ (trong đó có Khánh Hòa), dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa.
Mô hình lưu thông điển hình của El Nino và La Nina (Nguồn: WMO, El Nino/ Giao động phía nam)
Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng mạnh đến nước ta trong vài thập kỷ gần đây, gây ra nhiều đợt nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài có tính kỷ lục. Dự đoán vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình nước ta tăng khoảng 30C và sẽ tăng số đợt và số ngày nắng nóng trong năm; mực nước biển sẽ dâng cao lên 1m. Điều này dẫn đến nhiều hiện tượng bất thường của thời tiết. Đặc biệt là tình hình bão lũ và hạn hán. Nước biển dâng dẫn đến sự xâm thực của nước mặn vào nội địa, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm, nước sinh hoạt cũng như nước và đất sản xuất nông - công nghiệp. Nếu nước biển dâng lên 1m sẽ làm mất 12,2% diện tích đất là nơi cư trú của 23% dân số (17 triệu người) của nước ta. Trong đó, khu vực ven biển miền Trung sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng BĐKH và dâng cao của nước biển. Riêng ĐBSCL, dự báo vào năm 2030, khoảng 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm mặn cục độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và ngập úng. Nếu không có kế hoạch đối phó, phần lớn diện tích của ĐBSCL sẽ ngập trắng nhiều thời gian trong năm và thiệt hại ước tính sẽ là 17 tỷ USD. BĐKH còn kéo theo sự thay đổi của thời tiết, ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, sản xuất nông, lâm, công nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy - hải sản. Đặc biệt là sự xuất hiện của dịch bệnh và khan hiếm về lương thực, nước ngọt. Dự báo, sẽ có khoảng 1,8 tỷ người trên thế giới sẽ khó khăn về nước sạch và 600 triệu người bị suy dinh dưỡng vì thiếu lương thực do ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu trong những năm tới.
09
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
4.
TỔNG QUAN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
Khói bụi mù mịt khiến người dân lưu thông phải liên tục lấy một tay che mặt mũi (Nguồn: báo Người lao động)
Theo những dự đoán về tác động của BĐKH Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ biến đổi khí hậu trong vài thập niên tới, như mực nước biển dâng, đặc biệt tại các vùng ven biển. Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng các giải pháp thích ứng thích hợp ở Việt Nam là vấn đề rất quan trọng. Các đô thị không chỉ là một phần nguyên nhân gây ra các vấn đề biến đổi khí hậu, mà còn đóng vai trò là một nhân tố giải pháp quan trọng. Bài viết sẽ trình bày vắn tắt về đô thị học, một phương pháp nghiên cứu có thể thay đổi suy nghĩ của chúng ta về việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Trên toàn cầu, Việt Nam là quốc gia xếp thứ sáu chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu. Mỗi năm, các diễn biết thời tiết ngày càng phức tạp và không thể dự báo trước được gây ra tỷ lệ tử vong và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng rất cao, chẳng hạn như trường học và trung tâm y tế, và tác động xấu đến sinh kế của nhóm dân số thiệt thòi ở thành thị và nông thôn.
Biến đổi khí hậu: Hiểm họa đáng sợ hơn cả dịch bệnh và chiến tranh. (Nguồn: Trọng Đạt - báo TTXVN)
TỔNG QUAN Tốc độ đô thị hóa nhanh của Việt Nam: Tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam là 18% vào năm 1970 và 30% vào năm 2010 và dự kiến là 59% vào năm 2050 theo sách dữ kiện của Liên hợp quốc. + Tổng diện tích quốc gia: 331.698 km2 + Dân số: 85.846.997(Thống kê dân số năm 2009) + Dân số tại đô thị: 29,6% (2009) - hiện tại trên 30% + Dự kiến dân số đô thị vào năm 2030 sẽ là 46 triệu người DỰ BÁO VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU + Những kịch bản biến đổi khí hậu vào năm 2100 + Nhiệt độ trung bình tăng : 2~3 độ + Mực nước biển dâng: 57 ~ 73 cm NGUY
CƠ NGẬP LỤT NẾU NƯỚC BIỂN DÂNG 1M + 39% diện tích ĐBSCL với 35% dân số chịu ảnh hưởng + 10% diện tích ĐBSH với 9% dân số chịu ảnh hưởng + 2,5% tổng diện tích ven biển miền trung với 9% dân số chịu ảnh hưởng + 4% hệ thống đường sắt chịu ảnh hưởng + 9% hệ thống đường quốc lộ chịu ảnh hưởng + 12% hệ thống tỉnh lộ chịu ảnh hưởng
Sự thay đổi lượng mưa, nhiệt độ và bức xạ mặt trời từ năm 1971 - 2007 (Nguồn: umvietnamstudy.wordpress.com)
Những xu hướng này được dự báo sẽ tăng cường theo thời gian. Đến năm 2050, nhiệt độ trung bình dự kiến tăng thêm 1-2 độ C có thể dẫn đến tỷ lệ hạn hán cao hơn với cường độ lớn hơn và tăng lượng mưa dẫn đến mực nước biển dâng cao 1 mét dọc theo các vùng ven biển. Điều này sẽ có tác động thay đổi cuộc sống trên các vùng đất thấp không có biện pháp thích ứng, với gần một nửa khu vực ĐBSCL - quan trọng đối với an ninh lương thực và nền kinh tế của quốc gia - đặc biệt có nguy cơ. Đối với cộng đồng cư dân, điều này có nghĩa là giảm thu nhập và giảm năng suất cây trồng, suy giảm tài nguyên thiên nhiên, mất tài sản và thiệt hại cơ sở hạ tầng, giảm tính cơ động, không được tiếp cận với việc làm hoặc dịch vụ và gia tăng bệnh tật cho con người đồng nghĩa với việc giảm năng xuất lao động.
10 PHẦN MỞ ĐẦU
5.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN
Nhu cầu khẩn cấp của tình hình biến đổi khí hậu và ấm dần lên của Trái Đất đã và đang ảnh hưởng đến toàn và Việt Nam nói chung và Tây Nam bộ nói riêng , đang phải chịu những hậu quả khôn lường. Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu đưa ra những dự báo thiết thực phục vụ cho viêc canh tác nông nghiệp, khí tượng, đưa ra những giải pháp thích hợp phục vụ cho cuộc sống người dân. Thực trạng nghiên cứu hiện nay về biến đổi khí hậu ở nước ta chủ yếu là nghiên cứu phân tích môi trường, chưa có một trung tâm hoặc đơn vị nghiên cứu chuyên ngành về mực nước biển dâng, chưa nghiên cứu về giải pháp phòng chống biến đổi khí hậu mà chỉ tập trung vào dự báo số liệu. Qua đó chúng ta có thể thấy việc cần thiết của một trung tâm nghiên cứu và theo dỗi biến đổi khí hậu kịp thời là điều quan trọng giúp đưa ra các giải pháp ứng phó đối với hậu qủa của biến đổi khí hậu thay vì chờ những biện pháp vĩ mô quy mô toàn cầu nhưng thời gian triển khai chậm và phụ thuộc quá nhiều vào ý thức của con người. Do đó việc tổ chức xây dựng một trung Tâm nghiên cứu cũng như một trung tâm thông tin dữ liệu tập trung về Biến đổi khí hậu cho ĐBSCL và cho cả nước Việt Nam là vô cùng cần thiết. Trung tâm nghiên cứu Biến đổi khí hậu tại ĐBSCL sẽ là một trung tâm uy tín mang đến những mô hình nghiên cứu mới, những giải pháp thích họp cùng các thiết bị tân tiến để hổ trợ cho công cuộc nghiên cứu và phát triển ngành khoa học khí hậu ở Việt Nam. Muốn thực hiện điều đó chúng ta cần phải:
+ Nghiên cứu về thể loại công trình nghiên cứu + Tham khảo các mô hình trung tâm nghiên cứu khí hậu trên TG + Tìm hiểu các mô hình nghiên cứu chống Biến đổi khí hậu
Logo tiêu chuẩn LOTUS
Logo tiêu chuẩn LEED
Logo BCA Green Mark
Trung tâm nghiên cứu Biến đổi khí hậu cần là tâm điểm xanh cho khu vực cho nên việc xây dựng theo tiêu chuẩn công trình xanh là điều không thể tránh khỏi. Các tiêu chuẩn công trình xanh đang được áp dụng tại Việt Nam hiện nay như tiêu chuẩn LOTUS, tiêu chuẩn LEED, .... Áp dụng những tiêu chuẩn công trình xanh vào công trình sẽ làm cho công trình trở nên thân thiện với môi trường đồng thời mang đến khả năng phát triển bền vững.
11
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và ĐBSCL Tổng quan về trung tâm nghiên cứu Tổng quan các trung tâm nghiên cứu BĐKH trong và ngoài nước
12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
1.1.
THỰC TRẠNG BĐKH TOÀN CẦU 1.1.1. THỰC TRẠNG
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÀ GÌ? Định nghĩa chung nhất cho sự BĐKH là sự thay đổi các đặc điểm mang tính thống kê của hệ thống khí hậu khi xét đến những chu kỳ dài hoặc hàng thập kỷ hoặc lâu hơn, mà không kể đến các nguyên nhân.Theo đó, những thay đổi bất thường trên những chu kỳ ngắn hơn một vài thập kỷ, như El Nino, không thể hiện sự thay đổi khí hậu. Thuật ngữ này đôi khi được sử dụng để nhắc đến những trường hợp đặc biệt của biến đổi khí hậu do tác động của hoạt động con người; ví dụ, trong Công ước Khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change) định nghĩa biến đổi khí hậu là “là sự thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài”. Trong định nghĩa cuối thay đổi khí hậu đồng nghĩa với ấm lên toàn cầu. Climate justice là một thuật ngữ sử dụng cho khung sự nóng lên toàn cầu có liên quan tới vấn đề về đạo đức, và chính trị, chứ không chỉ đơn thuần là hoàn toàn về môi trường, hoặc thiên nhiên đơn thuần. Quan điểm này được đưa ra bởi sự liên quan những ảnh hưởng của hiện tượng thay đổi khí hậu với các khái niệm của công lý, đặc biệt là công lý môi trường và xã hội công lý và bằng cách kiểm tra các vấn đề chẳng hạn như bình đẳng, quyền con người, quyền chọn lựa, và lịch sử trách nhiệm cho sự thay đổi khí hậu. Một đề xuất cơ bản của tư pháp là những người được ít phải chịu trách nhiệm cho sự thay đổi khí hậu nhất lại phải chịu đựng hậu quả của nó trầm trọng hơn cả. Thỉnh thoảng, thuật ngữ cũng được sử dụng như một khẩu hiệu để kêu gọi các hành đồng hợp pháp lên các chính sách chính trị về khí hậu để thay đổi vấn đề hậu quả của nó Những thay đổi quan sát được trong khí hậu Trái đất từ đầu thế kỷ 20 chủ yếu do các hoạt động của con người, đặc biệt là đốt nhiên liệu hóa thạch, làm tăng mức khí nhà kính bẫy nhiệt trong khí quyển Trái đất, làm tăng nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái đất. Những sự gia tăng nhiệt độ do con người tạo ra thường được gọi là sự nóng lên toàn cầu. Các quá trình tự nhiên cũng có thể góp phần vào sự thay đổi khí hậu, bao gồm sự biến đổi bên trong (ví dụ, các mô hình đại dương theo chu kỳ như El Nino, La Nina và Dao động thập kỷ Thái Bình Dương) và các hoạt động bên ngoài (ví dụ hoạt động của núi lửa, thay đổi năng lượng của Mặt trời, thay đổi quỹ đạo của Trái đất ). Các nhà khoa học sử dụng các quan sát từ mặt đất, không khí và không gian, cùng với các mô hình lý thuyết , để theo dõi và nghiên cứu sự thay đổi khí hậu trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Hồ sơ dữ liệu khí hậu cung cấp bằng chứng về các chỉ số chính của biến đổi khí hậu, như sự gia tăng nhiệt độ trên đất liền và đại dương; mực nước biển dâng cao; mất băng ở các cực của Trái đất và trong các sông băng trên núi; thay đổi tần số và mức độ nghiêm trọng trong thời tiết khắc nghiệt như bão, sóng nhiệt, cháy rừng, hạn hán, lũ lụt và mưa; và thảm thực vật thay đổi.
13
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
Biểu đồ minh họa sự thay đổi nhiệt độ bề mặt toàn cầu so với nhiệt độ trung bình 1951-1980 (Nguồn: Viện nghiên cứu vũ trụ Goddard của NASA ).
Nhiệt độ từ giữa tháng 2 và tháng 4 năm 2020. (Nguồn: APEC Climate Center)
Ấm lên toàn cầu hay nóng lên toàn cầu, là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây. Được quan sát kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (giữa năm 1850 và 1900) do các hoạt động của con người, chủ yếu là đốt nhiên liệu hóa thạch, làm tăng mức khí nhà kính bẫy nhiệt trong bầu khí quyển của Trái đất. Thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho thuật ngữ biến đổi khí hậu, mặc dù thuật ngữ này đề cập đến cả sự ấm lên do con người và tự nhiên tạo ra và những ảnh hưởng của nó đối với hành tinh của chúng ta. Nó thường được đo là mức tăng trung bình của nhiệt độ bề mặt toàn cầu. Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, các hoạt động của con người được ước tính đã làm tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu của Trái đất khoảng 1 độ C (1,8 độ F), con số hiện đang tăng 0,2 độ C (0,36 độ F) mỗi thập kỷ. Hầu hết các xu hướng ấm lên hiện nay là rất có thể (xác suất lớn hơn 95%) là kết quả của hoạt động của con người kể từ những năm 1950 và đang tăng trưởng với tốc độ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ đến hàng thiên niên kỷ. Năm 2018, tại Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu ở Ba Lan, các nhà khí tượng dự báo nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2019 sẽ tăng 1,1 độ C, gần bằng mức tăng kỷ lục 1,15 độ C được ghi nhận năm 2016. Bà Samantha Stevenson, nhà khoa học khí hậu tại Đại học California (Mỹ) cho biết, hiện tượng ấm lên toàn cầu có thể biến 2019 thành năm nóng nhất trong lịch sử nhân loại. Hiện tượng này phần lớn do con người gây ra. Ngoài ra, sự ấm lên bất thường của nước biển ở Thái Bình Dương (được biết đến với tên gọi El Nino) cũng là nguyên nhân khiến Trái đất nóng lên, khi nhiệt độ trên mặt biển truyền vào khí quyển. Theo Trung tâm Dự báo Khí hậu, Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), El Nino hoạt động mạnh từ cuối năm 2015 và khả năng cao sẽ tiếp tục hình thành ở phía Bắc bán cầu vào năm 2019. Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), trong khoảng thời gian từ 2030 đến 2032, nhiệt độ Trái đất được dự đoán sẽ tăng từ 1,5 - 2 độ C, gây hạn hán, “siêu” bão, lở đất, tuyệt chủng và làm mực nước biển dâng cao. Đến năm 2100, nhiệt độ trung bình sẽ tăng tới 3 - 5 độ C, đạt ngưỡng nguy hiểm, gây biến đổi khí hậu không thể đảo ngược, đe doạ cuộc sống của hàng tỉ người và động vật hoang dã. Tốc độ biến đổi đang diễn ra rất nhanh và làm rối loạn chu kì khí hậu trong tự nhiên. Theo phân tích của WMO, nếu lượng khí nhà kính thải ra tiếp tục tăng với tốc độ hiện tại, 74% dân số sẽ phải chịu sóng nhiệt nguy hiểm hơn 20 ngày/năm. Bắc Cực cũng đang ấm dần lên với tốc độ nhanh gấp đôi những nơi khác trên hành tinh. Việc tiếp tục mất băng và tuyết bao phủ sẽ gây ra những thay đổi lớn trong nhiệt độ không khí do không còn băng làm mát mặt đất.
14
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1.2.TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến môi trường sống, bầu khí quyển và khí hậu nói chung. Và dẫn đến những hệ hệ quả nghiêm trọng như: CÁC HỆ SINH THÁI BỊ PHÁ HỦY, thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm, và các vấn đề y tế liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn. Trên quy mô toàn cầu, nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, đặc biệt là khi vượt quá giới hạn 1,5 độ C được đặt ra trong Hiệp định Paris, hệ sinh thái sẽ phải đối diện với một tương lai bất định. Đa dạng sinh học, các dịch vụ hệ sinh thái mang lại lợi ích cho con người đang thực sự đối mặt với rủi ro khó lường. MẤT ĐA DẠNG SINH HỌC, sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực. CHIẾN TRANH VÀ XUNG ĐỘT, lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ. Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và mùa màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh. Giá lương thực biến động đa chiều. Ví như giá ngô tăng 100% ở một số nước và giảm 19% trong vùng lãnh thổ khác. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, giá ngô trung bình tăng 84% so với năm ngoái, đường là 62%, lúa mì là 55% và dầu đậu nành là 47%. Giá dầu thô cũng theo đà tăng đó với con số 45%. Mực nước biển dâng cao là một trong những lý do gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng ngàn người, gây ra sóng thần, động đất và thu hẹp diện tích đất. Mực nước biển dâng cao là một trong những lý do gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng ngàn người, gây ra sóng thần, động đất và thu hẹp diện tích đất. CÁC TÁC HẠI ĐẾN KINH TẾ, các thiệt hại về kinh tế do BĐKH gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế. Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Tài liệu nghiên cứu mang tên “Kiểm soát sức tàn phá của biến đổi khí hậu: Phép tính lạnh cho một hành tinh nóng” do tổ chức nhân đạo quốc tế DARA và Diễn đàn Các nước dễ bị tổn thương vì Biến đổi khí hậu (CVF) thực hiện đã đưa ra ước tính hiện tượng Trái đất nóng dần lên, ngoài việc lấy đi sinh mạng của gần 40.000 người mỗi năm, còn gây thiệt hại kinh tế lên đến 1.200 tỷ USD, tương đương 1,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của thế giới.Chưa dừng lại ở đó, tài liệu này còn dự báo đến năm 2030, thiệt hại kinh tế gây ra bởi biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí sẽ tăng lên 3,2% GDP toàn cầu, trong đó những nước kém phát triển nhất sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn cả với mức thiệt hại có thể lên đến 11% GDP. Đồng thời, ô nhiễm không khí, gây ra bởi việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, cũng là nguyên nhân gây ra cái chết của 4,5 triệu người/năm. DỊCH BỆNH, Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới. Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới. Có khoảng 3,5 triệu người tử vong do suy dinh dưỡng; 2,2 triệu người tử vong do tiêu chảy; khoảng 900 nghìn người tử vong do sốt rét; khoảng 60 nghìn người tử vong do sốc nhiệt và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
15
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
HẠN HÁN, THIỆN TẠI, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%. BÃO LỤT, NHIỆT ĐỘ NƯỚC Ở CÁC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG ẤM LÊN là nhân tố tiếp thêm sức mạnh cho các cơn bão. Những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn. Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi. NHỮNG ĐỢT NẮNG NÓNG GAY GẮT, các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với hiện nay. Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.
Hàng chục con cá sấu và cá chết hàng ngày do hạn hán của sông Pilcomayo (Nguồn: origin.infobae.arcpublishing.com)
Các núi băng và sông băng đang teo nhỏ, Các núi băng và sông băng đang co lại. Những lãnh nguyên bao la từng được bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cữu rất dày giờ đây được cây cối bao phủ. Lấy một ví dụ, các núi băng ở dãy Hy Mã Lạp Sơn cung cấp nước ngọt cho sông Hằng - nguồn nước uống và canh tác của khoảng 500 triệu người - đang co lại khoảng 37m mỗi năm. Mực nước biển đang dâng lên, Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát, đo đạc và nhận thấy rằng băng ở đảo băng Greenland đã mất đi một số lượng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đảo quốc hay các quốc gia nằm ven biển. Theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức này, phần lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thành phố ven biển khác sẽ hoàn toàn biến mất.
Sự tan chảy tồi tệ nhất đã xảy ra vào năm 2012, 97% dải băng của Greenland đã tan chảy. (Nguồn: thesun.co.uk)
16
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ RỪNG, rừng rất quan trọng vì chúng hấp thụ carbon dioxide, khí nhà kính chính chịu trách nhiệm cho sự nóng lên toàn cầu và giúp điều hòa khí hậu thế giới. Chúng cũng là nhà của vô số các loài thực vật và động vật. WWF đang làm việc với cộng đồng, chính quyền địa phương và doanh nghiệp để đảm bảo rừng của thế giới được bảo vệ. Tác động khác nhau trong các loại khác nhau của rừng. Các khu rừng phương bắc cận Bắc cực có khả năng bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, với các hàng cây dần dần rút lui về phía bắc khi nhiệt độ tăng. Trong các khu rừng nhiệt đới như Amazon, nơi có sự đa dạng sinh học phong phú, mức độ biến đổi khí hậu khiêm tốn thậm chí có thể gây ra mức độ tuyệt chủng cao. Khi những khu vực rừng rộng lớn bị tàn phá, điều đó thật tai hại cho các loài và cộng đồng địa phương sống dựa vào chúng. Cây chết phát ra carbon dioxide, thêm vào khí nhà kính trong khí quyển và đưa chúng ta một bài học về sự nóng lên toàn cầu.
Các nhà khai thác gỗ đã san bằng một khu vực rừng nhiệt đới Brazil (Nguồn: www.ft.com)
Những tác động nghiêm trọng của BĐKH (Nguồn: TTXVN/Vietnam+)
17
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
1.1.3. CÁC NGHIÊN CỨU BĐKH ĐÃ CÓ TRÊN THẾ GIỚI
Bản đồ tổng quan các quốc gia cam kết cắt giảm khí nhà kính trong giai đoạn đầu của Nghị định thư Kyoto (2008-12) (Nguồn: Wikipedia) Các bên thuộc Phụ lục I, đã đồng ý cắt giảm phát thải khí nhà kính xuống dưới mức individual base year Các bên thuộc Phụ lục I, đã đồng ý giữ mức phát thải khí nhà kính tại mức base year Các bên nằm ngoài Phụ lục I, không bị ràng buộc bởi việc giữ nguyên mức hoặc các bên thuộc Phụ lục I với mức phát thải cho phép họ vượt mức base year hoặc các quốc gia chưa thông qua Nghị định thư
NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO (Kyoto Protocol) - một nghị định thư nằm trong khuôn khổ Công ước khung của Liện Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu - được ký kết tại Kyoto, Nhật Bản ngày 11 tháng 12 năm 1997 và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005. Theo Nghị định thư này, các quốc gia trên thế giới được chia thành hai nhóm nước. Nhóm các nước phát triển - còn gọi là các nước thuộc Phụ lục I - phải tuân thủ các cam kết cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính hoặc có thể thực hiện các biện pháp thay thế nếu không muốn đáp ứng yêu cầu cắt giảm phát thải tại quốc gia mình. Các nước đang phát triển - các nước không thuộc Phụ lục I - không chịu ràng buộc phải cắt giảm khí nhà kính. Nghị định thư thiết lập cam kết cắt giảm phát thải 6 khí nhà kính là CO2, CH4, N2O, HFCs, PFC, và SF6 đối với tất cả các quốc gia thuộc Phụ lục I, theo đó mục tiêu chung là cắt giảm 5,2% lượng phát thải khí nhà kính so với mức năm 1990 trong giai đoạn 2008-2012. Hiện nay, đã có trên 180 quốc gia tham gia Nghị định thư này. CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM - Clean Development Mechanism) là cơ chế hợp tác được thiết lập trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto. Để thực hiện đúng cam kết của Nghị định thư, các nước phát triển sẽ phải đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ với chi phí rất tốn kém để cắt giảm phát thải. Do đó, để tiết kiệm chi phí, các nước phát triển có thể đầu tư vào các dự án giảm phát thải (dự án CDM) ở các nước đang phát triển với chi phí thấp hơn nhiều và nhận được chứng chỉ giảm phát thải (CERs - Certified Emission Reductions) hay còn được gọi là chứng chỉ các bon (Carbon Credits) để áp dụng vào chỉ tiêu cắt giảm phát thải ở quốc gia mình. Mặc dù các nước đang phát triển không có nghĩa vụ phải cắt giảm phát thải khí nhà kính nhưng nếu tham gia các dự án giảm phát thải được thực hiện ở quốc gia mình, họ sẽ nhận được các chứng chỉ giảm phát thải và có thể bán chúng cho các nước phát triển. Các nước đang phát triển sẽ có lợi ích từ nguồn tài chính và công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ các nước phát triển thông qua các dự án CDM.
Bảng phân loại giảm chất thải CDM theo quốc gia. (Nguồn: Wikipedia)
15 PHẠM VI DỰ ÁN CDM -- Ngành năng lượng (nguyên liệu tái chế/không thể tái chế) -- Phân bổ năng lượng -- Nhu cầu năng lượng -- Ngành chế tạo -- Ngành hoá học -- Ngành xây dựng -- Ngành vận tải -- Khai khoáng và sản xuất khoáng -- Sản xuất kim loại -- Phát thải từ nhiên liệu (chất rắn, dầu, khí ga) -- Chất thải từ sản xuất và tiêu thụ halocarbon và sulphur hexaflouride -- Dung môi đã qua sử dụng -- Xử lý nước và chất thải -- Trồng rừng và khôi phục rừng -- Nông nghiệp
ĐỒNG THỰC HIỆN (Joint Implementation) cho phép các quốc gia thuộc Phụ lục I thực hiện các dự án giảm phát thải ở các nước cũng thuộc Phụ lục I và nhận được các đơn vị giảm phát thải (ERUs - Emission Reduction Units) để khấu trừ vào các mục tiêu phát thải riêng của mình. Cơ chế đồng thực hiện như vậy chủ yếu diễn ra ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và các nước có nền kinh tế chuyển đổi, nơi có các cơ hội giảm phát thải với chi phí thấp. Các dự án đồng thực hiện này phải được sự thông qua của tất cả các quốc gia thuộc Phụ lục I và phải giảm thêm được lượng phát thải so với việc không thực hiện các dự án đó. Các nước đầu tư vào các dự án đồng thực hiện như vậy sẽ đạt được mục tiêu phát thải với chi phí thấp nhất, trong khi các nước được đầu tư sẽ thu được lợi ích từ vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ.
18
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL MUA BÁN PHÁT THẢI QUỐC TẾ (International Emission Trading hay còn gọi là cap-and-trap) cho phép các quốc gia có thừa giấy phép phát thải nhưng không sử dụng hết được quyền bán lại cho các quốc gia khác đang thiếu giấy phép để đạt được mục tiêu phát thải đã cam kết. Đây là một trong những công cụ kinh tế để kiểm soát ô nhiễm (trong trường hợp này là giảm phát thải khí nhà kính) để đạt được mục tiêu giảm phát thải hiệu quả về chi phí.
Một nhà máy điện than Đức. Do việc mua bán chất thải, than trở thành một loại nhiên liệu kém cạnh tranh.
CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BĐKH (United Nations Framework Convention on Climate Change, UNFCCC hoặc FCCC) là một hiệp ước quốc tế về môi trường được đàm phán tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED), thường được gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất diễn ra tại Rio de Janeiro từ ngày 3 đến 14 tháng 6 năm 1992. Mục tiêu của hội nghị là “ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu”. Bản thân công ước này không ràng buộc giới hạn phát thải khí nhà kính cho các quốc gia đơn lẻ và không bao gồm cơ chế thực thi. Do đó công ước này là không bắt buộc về mặt pháp lý. Thay vào đó công ước cung cấp một bộ khung cho việc đàm phán các hiệp ước quốc tế cụ thể (gọi là “nghị định thư”) có khả năng đặt ra những giới hạn ràng buộc về khí nhà kính.
Logo Công ước Khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu
HIỆP ĐỊNH PARIS VỀ BĐKH là một thỏa thuận tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc 2015 trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) chi phối các biện pháp giảm carbon dioxit từ năm 2020. Thỏa thuận này đã được đàm phán trong Hội nghị lần thứ 21 của các Bên của Công ước Khí hậu ở Paris và được thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2015[1]. Người đứng đầu Hội nghị Laurent Fabius, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, nói kế hoạch "đầy tham vọng và cân bằng" này là một "bước ngoặt lịch sử" trong mục tiêu giảm sự nóng lên toàn cầu[2]. Một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi không sẵn sàng ký thỏa thuận, bao gồm điều kiện mà họ cho là sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế của mình. Nội dung thõa thuận chung Paris -- Đạt mức phát thải lớn nhất càng sớm càng tốt và hạ thấp mức phát thải vào nửa sau của thế kỷ này. -- Giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C và nỗ lực giới hạn mức tăng ở mức 1,5 độ C. -- Đánh giá quá trình thực hiện 5 năm một lần. -- Đến năm 2020, cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển và cam kết tiếp tục hỗ trợ trong tương lai.
19
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC HỘI NGHỊ LIÊN HIỆP QUỐC VỀ BĐKH là một hội nghị thường niên tổ chức trong khuôn khổ Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC). Các hội nghị này là nơi họp mặt chính thức của các Bên tham gia UNFCCC (Hội nghị các bên, COP) để đánh giá quá trình đương đầu với biến đổi khí hậu, và bắt đầu vào giữa thập niên 90, đàm phán Nghị định thư Kyoto để xây dựng những nghĩa vụ ràng buộc về pháp lý để các nước đã phát triển giảm lượng phát thải khí nhà kính của quốc gia mình. Kể từ năm 2005, Hội nghị cũng đồng thời là "Hội nghị các bên tham gia Nghị định thư Kyoto" (CMP); đồng thời thành viên của Công ước khung mà không phải thành viên của Nghị định thư cũng có thể tham gia vào các cuộc họp liên quan tới Nghị định thư trong vai trò là quan sát viên. Kể từ năm 2011, các cuộc họp đã được sử dụng để đàm phán Thỏa thuận chung Paris như là một phần của hoạt động Durban platform cho đến khi hoàn thành vào năm 2015, và sau đó một con đường chung hướng tới các hành động chống lại biến đổi khí hậu đã được tạo ra.
Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 25 (COP25) diễn ra tại Madrid từ ngày 2-13/12/2019 trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến những tác động khủng khiếp của tình trạng ấm lên toàn cầu. (Nguồn: TTXVN/Vietnam+)
20
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL Hội nghị COP24 tại Katowice, Ban Lan năm 2018 đã thống nhất và thông qua Bộ Quy tắc khí hậu Katowice hướng dẫn các nội dung chủ yếu thực hiện Thỏa thuận Paris về các vấn đề giảm nhẹ, thích ứng và một phần về cơ chế minh bạch trong ứng phó và hỗ trợ ứng phó BĐKH toàn cầu. Tuy nhiên, Bản hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận Paris này vẫn còn thiếu vắng 04 nội dung quan trọng chưa thống nhất ẽ tiếp tục được thảo luận tại Hội nghị COP25 năm nay gồm: -- Các cơ chế hợp tác theo Điều 6 -- Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) -- Thông tin đầu vào để thực hiện đánh giá nỗ lực toàn cầu -- Khung minh bạch và mức độ linh hoạt áp dụng cho một số quốc gia đang phát triển. Tại phiên khai mạc Hội nghị COP25 Ông Hoesung Lee, Chủ tịch Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC)* cho biết IPCC luôn nỗ lực để đưa ra các luận cứ khoa học. Các báo cáo đặc biệt của IPCC cho thấy tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra ở mức độ nghiêm trọng hơn dự kiến; vấn đề cắt giảm phát thải khí CO2 là vô cùng cấp thiết và việc cắt giảm phát thải khí CO2 ngay lập tức có thể lập tức thu hút sự đầu tư từ khối tư nhân. Từ đó, đóng góp tích cực cho các vấn đề về phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực. Báo cáo đánh giá lần thứ 6 (AR6) đang được xây dựng và dự kiến ban hành vào năm 2021. Báo cáo tổng hợp được ban hành năm 2022 sẽ cung cấp cho các nhà lập chính sách, các nhà đàm phán các thông tin khoa học mới nhất để chuẩn bị cho đánh giá nỗ lực toàn cầu vào năm 2023.
Logo Hội nghị Liên Hiệp Quốc về BĐKH lần thứ 25
Ông António Guterres, Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết nếu theo xu hướng hiện nay, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng khoảng 3,4 tới 3,9 độ C vào cuối thế kỷ. Tác động của việc tăng nhiệt độ sẽ vô cùng thảm khốc, nó sẽ tác động tới tất cả sự sống trên hành tinh bao gồm sự sống của chúng ta. Chúng ta không còn thời gian và lý do để trì hoãn thực hiện các cam kết. Để hạn chế sự gia tăng1,5 độ C toàn cầu vào cuối thế kỷ, chúng ta phải giảm phát thải 45% so với mức của năm 2010 vào năm 2030 và chúng ta phải đạt được phát thải bằng 0 vào năm 2050. Tại Hội nghị đối thoại cấp cao về biến đổi khí hậu, thông tin về Báo cáo đặc biệt của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) về tác động khi nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5oC và các vấn đề liên quan đến phát thải khí nhà kính toàn cầu (gọi tắt là Báo cáo 1,5oC). Bà Caitlin Wiesen, Giám đốc Quốc gia của UNDP cho biết: “Báo cáo của IPCC đã nhấn mạnh những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu mà có thể tránh được bằng cách hạn chế sự nóng lên toàn cầu thêm 1.50C, nhưng thời gian hành động sắp hết”. “Đổi mới khí hậu là điều cần thiết, giống như cải cách kinh tế toàn diện Việt Nam đã triển khai từ 40 năm trước để giảm phát thải khí nhà kính và tạo công ăn việc làm xanh, hướng đến một xã hội có sức chống chịu và bền vững hơn,” bà nói thêm. Báo cáo nêu bật một số tác động của biến đổi khí hậu có thể tránh được bằng cách hạn chế sự nóng lên toàn cầu 1.50C so với 20C, hoặc nhiều hơn. Ví dụ, đến năm 2100, mực nước biển dâng toàn cầu sẽ thấp hơn 10 cm với sự nóng lên toàn cầu là 1,50C so với 20C. Khả năng xảy ra băng tan ở Bắc Băng Dương trong mùa hè sẽ chỉ có một lần trong mỗi thế kỷ với sự nóng lên toàn cầu là 1,50C, so với ít nhất một lần mỗi thập kỷ với mức tăng là 20C. Rạn san hô sẽ giảm 70 - 90% khi nhiệt độ toàn cầu tăng 1.50C, trong khi hầu như tất cả (> 99%) sẽ bị mất đi khi nhiệt độ tăng 20C. Thứ trưởng Lê Công Thành phát biểu “Là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam luôn chủ động và tích cực thực hiện các cam kết quốc tế và nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Cùng với việc phê duyệt Thoả thuận Paris, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trọng tâm tập trung vào việc thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Hội nghị sẽ tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến công tác ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác, kết nối với các đối tác phát triển, cộng đồng khoa học, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân cho sự nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu.”
*Ban Liên Chính phủ về BĐKH - Intergovernmental Panel on Climate Change(IPCC): IPCC là tổ chức khoa học liên chính phủ, do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) thành lập năm 1988.
21
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
1.2.
THỰC TRẠNG BĐKH Ở VIỆT NAM VÀ ĐBSCL 1.2.1. TÁC ĐỘNG BĐKH Ở VIỆT NAM
Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH. Theo đánh giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoạn giai đoạn 1997-2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI)*. Là quốc gia có đường bờ biển dài 3.260 km ** nước biển dâng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với Việt Nam. Theo khuyến cáo của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), khi mực nước biển dâng lên 100 cm, diện tích đất bị mất đi của Việt Nam sẽ lên tới 40.000 km2, chiếm 12,1 % tổng diện tích đất hiện có, kéo theo hệ quả 17,1 triệu người sẽ mất đi nơi sinh sống, chiếm 23,1 % dân số tại thời điểm báo cáo.
Mức phát thải CO2 do hoạt động sản xuất trong các kịch bản khác nhau. Thực hiện bởi ODV, Tháng 08/2018.
Nước biển dâng cũng sẽ khiến cho Đồng bằng sông Mekong, hay còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long - một trong những vựa lúa lớn nhất của khu vực và cả nước - bị thiệt hại hoàn toàn. Điều này đe dọa an ninh lương thực không chỉ với Việt Nam mà cả với cộng đồng quốc tế, vì Việt Nam là một trong năm quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới***. BĐKH tác động tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống và y tế và sức khỏe cộng đồng. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam làm lượng mưa thay đổi nên dòng chảy của các con sông cũng không còn tự nhiên như trước. Cùng với đó là sự biến đổi về lượng nước ngầm hay hạn hán, ... Tài nguyên nước là một trong những nguồn tài nguyên chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, sự thay đổi thất thường của thời tiết cùng với thiên tai luôn đe dọa nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt. Nước ngọt phục vụ nông nghiệp, sản xuất,... cũng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn ở một số khu vực trên cả nước. Thời tiết, mưa bão thất thường làm cho mùa màng thất bát, gia tăng dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Trên thực tế, nhiều địa phương tay trắng sau mỗi vụ mùa do thiên tai, thời tiết. Hệ sinh thái cũng như diện tích rừng của nước ta đang ngày càng bị suy giảm do biến đổi khí hậu dẫn đến những đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao. Đặc biệt diện tích rừng ngập mặn ven biển giảm tới 80%.
Thay đổi trong nhiệt độ trung bình tương đối (0C) tại Việt Nam theo kịch bản B2 (kịch bản dân sốliên tục gia tăng) dựa trên dữ liệu giai đoạn 1980-1999. Thực hiện bởi ODV, tháng 8/2018. Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009).
Cũng giống như những quốc gia chịu ảnh hưởng khác, Việt Nam hiện nay cũng đang đối đầu với các dịch bệnh trên người và động vật như dịch tả, cúm gia cầm, sốt xuất huyết, bệnh tai xanh,... Một số khu vực bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn, do xói mòn đất,... nên cư dân không có nơi cư trú. Những cơn mưa, bão lũ đột ngột và bất ngờ làm cho tuổi thọ của những cơ sở hạ tầng giảm sút.
*CRI (Climate Risk Index ): Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu 2018 **Một số thông tin địa lý về Việt Nam_Bộ Ngoại giao Việt Nam 2018, truy cập tháng 08/2018 ***Xuất khẩu gạo của các quốc gia_Daniel Workman 2018, truy cập tháng 08/2018
22
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THEO VÙNG ĐỊA LÝ
Lược đồ địa hình Việt Nam Nguồn: SGK địa lí 8
Các ngành và đối tượng chịu tác động của biến đổi khí hậu phân loại theo vùng địa lý (Nguồn: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng)
Xu thế thay đổi khí hậu các thiên tai khác ở ĐBSCL trong 3 thập kỷ tới (Nguồn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sinh kế người dân ĐBSCL)
23
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Tác động của biến đổi khí hậu đến chế độ nhiệt Trong các kịch bản biến đổi khí hậu đã được công bố, nhiệt độ trung bình đều tăng. So với nhiệt độ trung bình thời kỳ 1980 - 1999 (Hình 1), nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 0,3 - 0,50C vào năm 2020; 0,9 - 1,50C vào năm 2050 và 2,0 - 2,80C vào năm 2100. Tác động của BĐKH bao trùm lên toàn bộ chế độ nhiệt (trị số trung bình, phân bố theo không gian, thời gian của các trị số đó) Vào cuối thế kỷ 20, nhiệt độ trung bình năm phổ biến từ 14 đến 260C. Năm 2050 sẽ không còn những khu vực dưới 140C, xuất hiện những khu vực nhiệt độ năm trên 280C (Hình 2)
Hình 1. Nhiệt độ trung bình năm, thời kỳ 1980 - 1999 Nguồn: Biến đổi khí hậu và tác động ở việt nam _ Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường
Hình 2. Nhiệt độ trung bình năm, thời kỳ 2041 - 2050 Nguồn: Biến đổi khí hậu và tác động ở việt nam _ Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường
Hình 3. Lượng mưa năm, thời kỳ 2041 - 2050 Nguồn: Biến đổi khí hậu và tác động ở việt nam _ Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường
24
Tác động của BĐKH đến chế độ mưa. Tác động của biến đổi khí hậu đến lượng mưa trung bình So với lượng mưa trung bình thời kỳ 1980 - 1999, lượng mưa các vùng tăng lên 0,3 - 1,6 % vào năm 2020; 0,7 - 4,1 % vào năm 2050 và 1,4 - 7,9 % vào năm 2100. Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa đến cuối thế kỷ 21, phân bố lượng mưa năm trên cả nước không có nhiều thay đổi (Hình 3), các trung tâm mưa lớn và các trung tâm mưa bé vẫn tồn tại trên các vùng khí hậu của Bắc Bộ, Trung Bộ cũng như Nam Bộ. Xu thế và mức độ thay đổi lượng mưa vào các mùa khác nhau trên các vùng khí hậu không hoàn toàn như nhau, phân bố lượng mưa các mùa trong nửa cuối thế kỷ 21 có một số đặc điểm khác với hiện tại. Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước (TNN) Quan hệ giữa mưa và dòng chảy nền là quan hệ đồng biến trên tất cả các lưu vực sông được nghiên cứu. Hệ số tương quan khá cao, phổ biến trong khoảng 0,65 - 0,80, cao nhất ở hệ thống sông Thu Bồn (0,95 và 0,91 tương ứng đối với mùa và năm) và thấp nhất ở hệ thống sông Đồng Nai (0,52 và 0,58 tương ứng đối với mùa và năm). Diện tích bị ngập theo nước biển dâng Nước biển dâng 0,25 m Diện tích ngập lên đến trên 14 % ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; 12 % ở thành phố Hồ Chí Minh và 5 % ở Thừa Thiên Huế. Nhiều khu vực còn lại có từ 0,1 đến chưa đầy 1 % diện tích bị ngập thậm chí còn nhiều nơi hầu như không bị ngập. Nước biển dâng 0,5 m Diện tích ngập lên đến 32 % ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; 15 % ở thành phồ Hồ Chí Minh và 5,6 % ở Thừa Thiên Huế. Nhiều khu vực còn lại có từ 0,1 đến chưa đầy 1 % diện tích bị ngập thậm chí còn nhiều nơi hầu như không bị ngập. Nước biển dâng 1m Diện tích ngập lên đến 67 % ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; 21 % ở thành phồ Hồ Chí Minh; 11,2 % ở đồng bằng sông Hồng; 7,1 % ở Thừa Thiên Huế; 5,7 % ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Ở Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Quảng Bình, Đồng Nai có 1 - 2,5 % diện tích bị ngập. Ở các tỉnh ven biển khác, diện tích bị ngập chưa đến 1 % và riêng Ninh Thuận hầu như chưa bị ảnh hưởng. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất sử dụng cho nông nghiệp. + Mất diện tích do nước biển dâng; + Bị tổn thất do các tác động trực tiếp và gián tiếp khác của BĐKH: hạn hán, lũ lụt, sạt lở, hoang mạc hóa… BĐKH làm thay đổi tính thích hợp của nền sản xuất nông nghiệp với cơ cấu khí hậu + Sự giảm dần cường độ lạnh trong mùa đông, tăng cường thời gian nắng nóng dẫn đến tình trạng mất dần hoặc triệt tiêu tính phù hợp giữa các tập đoàn cây, con trên các vùng sinh thái. + Làm chậm đi quá trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa cũng như làm biến dạng nền nông nghiệp cổ truyền.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL Do tác động của BĐKH, thiên tai ngày càng ảnh hưởng nhiều hơn đến sản xuất nông nghiệp + Thiên tai chủ yếu đối với sản xuất nông nghiệp ngày càng gia tăng trong bối cảnh BĐKH. + Hạn hán song hành với xâm nhập mặn trên các sông lớn và vừa. BĐKH gây nhiều khó khăn cho công tác thủy lợi + Khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm đi rõ rệt, mực nước các sông dâng lên, đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp các tuyến đê sông ở các tỉnh phía Bắc, đê bao và bờ bao ở các tỉnh phía Nam. + Diện tích ngập úng mở rộng, thời gian ngập úng kéo dài. + Nhu cầu tiêu nước và cấp nước gia tăng vượt khả năng đáp ứng của nhiều hệ thống thủy lợi. Mặt khác, dòng chảy lũ gia tăng có khả năng vượt quá các thông số thiết kế hồ, đập, tác động tới an toàn hồ đập và quản lý tài nguyên nước… Tác động của biến đổi khí hậu đến lâm nghiệp Biến đổi khí hậu làm suy giảm quỹ đất rừng và diện tích rừng. Diện tích rừng ngập mặn ven biển chịu tổn thất to lớn do nước biển dâng. Nguy cơ chuyển dịch diện tích đất lâm nghiệp sang đất dành cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác là tác động gián tiếp song có thể coi là tác động lớn nhất đối với sản xuất lâm nghiệp. BĐKH làm thay đổi cơ cấu tổ chức rừng, nâng cao nền nhiệt độ, lượng mưa, lượng bốc hơi, gia tăng bão, các cực trị nhiệt độ, cường độ mưa và suy giảm chỉ số ẩm ướt… làm ranh giới giữa khí hậu nhiệt đới và ranh giới nhiệt đới với nền nhiệt độ á nhiệt đới, ôn đới đều dịch chuyển lên cao, tức là về phía đỉnh núi. BĐKH làm suy giảm chất lượng rừng, phát triển đáng kể nhiều sâu bệnh mới nguy hại hơn hoặc các sâu bệnh ngoại lai. Số lượng quần thể của các loài động vật rừng, thực vật quý hiếm giảm sút đến mức suy kiệt dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Gia tăng nguy cơ cháy rừng do: nền nhiệt độ cao hơn, lượng bốc hơi nhiều hơn, thời gian và cường độ khô hạn gia tăng, tăng khai phá rừng làm cho nguy cơ cháy rừng trở nên thường xuyên hơn. BĐKH gây khó khăn cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học rừng. Các biến động, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên do BĐKH, hệ sinh thái rừng sẽ bị suy thoái trầm trọng, gây ra nguy cơ tuyệt chủng của một số loài, làm mất đi nhiều gen quý hiếm. Tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản BĐKH ảnh hưởng đến môi trường thủy sinh trên biển. Nhiệt độ nước biển tăng gây bất lợi về nơi cư trú của một số thủy sản, quá trình khoáng hóa và phân hủy nhanh hơn ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật, làm cho thủy sinh tiêu tốn hơn trong quá trình hô hấp và hoạt động khác, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thương phẩm của thủy sản; thúc đẩy quá trình suy thoái của san hô hoặc thay đổi quá trình sinh lý và sinh hóa trong quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo. Làm thay đổi về vị trí, cường độ dòng triều, các vùng nước trồi và gia tăng tần số, cường độ bão cũng như các xoáy thuận nhiệt đới* (XTNĐ) và các xoáy nhỏ. Cường độ bão tăng kết hợp với mưa bão tăng, nồng độ muối cũng giảm đi ảnh hưởng đến sinh thái của một số loài nhuyễn thể. BĐKH tác động đến môi trường thủy sản nuôi trồng. Hàm lượng ôxy trong nước giảm nhanh, làm chậm tốc độ sinh trưởng của thủy sản, tạo điều kiện bất lợi cho các thủy sinh đã thích nghi với môi trường thủy sản từ trước đến nay, giảm lượng thức ăn của thủy sinh. Các điều kiện thủy lý và thủy hóa có thể thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng sống và tốc độ phát triển của thủy sinh. Mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt trong các rừng ngập mặn. Ao hồ cạn kiệt trước thời kỳ thu hoạch, sản lượng nuôi trồng giảm đi rõ rệt. BĐKH tác động đến kinh tế thủy sản. Suy giảm sản lượng và chất lượng thủy sản biển cũng như thủy sản nước ngọt, diện tích nuôi trồng thủy sản, thời gian đánh bắt và năng suất khai thác nghề cá trên biển.Chi phí tu sửa, bảo dưỡng, xây dựng mới bến bãi, cảng cá, ngư cụ, tàu thuyền đều gia tăng đáng kể Tác động của biến đổi khí hậu đến công nghiệp BĐKH ảnh hưởng đến cơ cấu công nghiệp theo ngành. Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển dịch kịp thời phù hợp với mọi biến động về tự nhiên cũng như về kinh tế xã hội trong nước và ngoài nước. Buộc phải cải cách cơ cấu công nghệ theo hướng thay đổi hoặc bổ sung công nghệ nhằm hoàn thiện hiệu suất năng lượng và giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính. Phát triển năng lượng tái tạo, tổ chức sản xuất năng lượng từ rác thải, sản xuất năng lượng sinh
25
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC học, thu hồi nhiệt dư trong nhà máy sản xuất xi măng và nhà máy thủy điện. BĐKH ảnh hưởng đến cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ. Phần lớn các khu công nghiệp đều trên vùng đồng bằng thấp trũng dễ bị tổn thương trước nguy cơ BĐKH đặc biệt là nước biển dâng; vùng nguyên liệu công nghiệp cũng sẽ có nhiều thay đổi về quy mô sản xuất cũng như về khối lượng sản phẩm. Vì vậy, có thể và cần thiết phải có sự chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ trong quy hoạch lâu dài của các ngành công nghiệp. BĐKH ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp trọng điểm. Khai thác than antraxit ở Quảng Ninh cũng như triển vọng khai thác than nâu ở đồng bằng sông Hồng sẽ càng khó khăn hơn, Khai thác dầu khí ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, công nghiệp lọc - hóa dầu phải tăng thêm chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu máy móc, phương tiện. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm cũng gặp nhiều trở ngại đối với quá trình chế biến sản phẩm trồng trọt, sản phẩm chăn nuôi, chế biến hải sản, thủy sản. Tác động của biến đổi khí hậu đến năng lượng BĐKH có thể tác động tiêu cực đến tài nguyên năng lượng tái tạo BĐKH kéo theo gia tăng cường độ lũ, cả đỉnh lũ và trong một số trường hợp cực đoan, các nhà máy thủy điện buộc phải xả lũ và các sông đang ở mức báo động rất cao. Hạn hán làm giảm thời gian phát điện và hiệu suất điện năng trong trường hợp hạn hán khốc liệt. Sa sút về tiềm năng điện gió. Có khả năng làm giảm tiềm năng của những nguồn năng lượng khác trong tương lai. BĐKH tác động tiêu cực đến công nghiệp khai thác nguyên liệu gây nhiều khó khăn cho hệ thống khai thác nguồn than antraxit ở bể than tăng khả năng hao hụt, tổn thất sản lượng than do tần suất, cường độ mưa bão và lũ lụt gia tăng. Tăng thêm chi phí sản xuất, chi phí xây dựng vận hành, duy tu các dàn khoan, các phương tiện. Nhiều hải cảng, bao gồm cầu tàu, bến bãi, nhà kho thiết kế theo mực nước cuối thế kỷ 20 sẽ phải cải tạo lại, thậm chi phải di dời; các công trình xây dựng mới tốn kém hơn về chi phí xây lắp cũng như chi phí vận hành. BĐKH tác động tiêu cực đến cung ứng và nhu cầu năng lượng. Khó khăn hơn cho hệ thống vận chuyển dầu và khí từ dàn khoan trên biển đến các nhà máy hóa - lọc dầu; làm trội thêm chi phí thông gió và làm mát hầm lò khai thác than và làm giảm hiệu suất của các nhà máy điện. Tiêu thụ điện cho các thiết bị sinh hoạt như điều hòa nhiệt độ, quạt điện, bảo quản lương thực, thức ăn gia tăng theo nhiệt độ. Chi phí tưới và tiêu trong sản xuất lúa, cây công nghiệp gia tăng. Tác động của biến đổi khí hậu đến giao thông vận tải BĐKH ảnh hưởng xấu đến cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Nhiều đoạn đường sắt, quốc lộ, đường giao thông nội bộ, cảng biển và cảng hàng không có thể bị ngập. Xói lở nền móng, phá vỡ kết cấu cầu đường, nhất là ở vùng núi, các công trình giao thông đường bộ, đường sắt cũng như đường ống. Thúc đẩy sự thoái hóa và hư hại của các công trình giao thông vận tải các loại và tăng chi phí bảo trì, tu bổ các công trình và phương tiện giao thông vận tải. Tăng chi phí điều hòa nhiệt độ, nhất là trong vận chuyển hành khách.
*Xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) là các hệ thống bão (storm system) quay nhanh đặc trưng bởi một trung tâm có áp suất thấp, gió mạnh và cấu trúc mây dông xoắn ốc tạo ra mưa lớn. Phụ thuộc vào vị trí và cường độ, xoáy thuận nhiệt đới được đề cập đến bằng các tên gọi khác nhau như hurricane hay typhoon (tạm dịch: bão cuồng phong), bão nhiệt đới (tropical storm), bão xoáy (cyclonic storm), áp thấp nhiệt đới (tropical depression), hay đơn giản là xoáy thuận (cyclone).
26
Tác động của biến đổi khí hậu đến cuộc sống và sức khỏe cộng đồng BĐKH dẫn đến hạ thấp chỉ số phát triển con người (HDI). Do BĐKH, tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định, cộng đồng người nghèo không có điều kiện thuận lợi nâng cao chỉ số giáo dục và tuổi thọ bình quân cũng bị ảnh hưởng. Kết quả là HDI không có sự tăng tiến phù hợp với những cố gắng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. BĐKH chứa đựng nhiều yếu tố tiêu cực đối với sinh lý cơ thể. Kéo dài thời gian duy trì thời tiết bất lợi trong đời sống hàng ngày, gây nhiều khó khăn cho quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể người và môi trường sinh hoạt, đặc biệt là lao động nặng, hoạt động thể thao, luyện tập quân sự,… Thời tiết cực đoan gia tăng dẫn đến nhiều nguy cơ đột biến đối với người nhiều tuổi, người già, người mắc bệnh tim mạch, người mắc bệnh thần kinh,… BĐKH làm gia tăng bệnh tật và các vật chủ truyền bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), BĐKH góp phần gia tăng 11 bệnh truyền nhiễm quan trọng, trong đó có sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,… Có sự phát sinh, phát triển đáng kể của các dịch cúm quan trọng là AH5N1 và AH1N1, sốt rét quay trở lại ở nhiều nơi, nhất là ở vùng núi, sốt xuất huyết cũng hoành hành trên nhiều địa phương. Gia tăng vừa là điều kiện thuận lợi cho phát sinh, phát triển và lan truyền các vật chủ mang bệnh, nhất là bệnh truyền nhiễm, giảm sức đề kháng của cơ thể con người.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL Tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch BĐKH gây ra nhiều trở ngại cho du lịch Tác động tích cực: + Gia tăng nhu cầu và thời gian trong năm để du lịch biển. + Nhiều vùng biển tăng thêm mỹ quan và sức hấp dẫn Tác động tiêu cực: + Một số công trình trên các bãi biển cần nâng cấp. + Một số bãi biển sâu hơn và sóng biển cao hơn. + Gia tăng cả bức xạ tử ngoại lẫn bức xạ nhìn thấy. BĐKH tác động đến một số hoạt động du lịch sinh thái Tác động tích cực: + Nhu cầu du lịch sinh thái ngày càng cao hơn. - Tác động tiêu cực: + Đơn vị tổ chức du lịch và người du lịch có thể gặp nhiều trở ngại hơn. + Chi phí cho các cuộc du lịch sinh thái tăng. BĐKH tác động nhiều đến hoạt động du lịch núi cao - Tác động tích cực: + Có nhu cầu cao hơn khi BĐKH kéo theo sự gia tăng thời tiết khắc nghiệt. - Tác động tiêu cực: + Thu hẹp vùng có nhiệt độ lý tưởng, có sinh cảnh hấp dẫn. + Gia tăng rủi ro trong suốt hành trình. BĐKH gây nhiều khó khăn cho sự nghiệp phát triển du lịch bền vững Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến cả ba yếu tố bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên và do đó gián tiếp tác động đến sự nghiệp phát triển du lịch. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC VÙNG KHÍ HẬ
Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) ở 7 vùng khí hậu và hải đảo Việt Nam (Nguồn: Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam)
27
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC Biến đổi của lượng mưa năm (%) ở 7 vùng khí hậu và hải đảo Việt Nam (Nguồn: Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam)
NGUYÊN CƠ NGẬP ĐỐI VỚI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG VÀ VEN BIỂN a)
Nguy cơ ngập vì nước biển dâng do biến đổi khí hậu được xác định dựa trên kịch bản nước biển dâng. Các yếu tố động lực khác (ngoài yếu tố biến đổi khí hậu) như sự nâng hạ địa chất, sự thay đổi địa hình, sụt lún đất do khai thác nước ngầm, thay đổi đường bờ biển, ảnh hưởng của thủy triều, nước dâng do bão, nước dâng do gió mùa, ảnh hưởng của các công trình thủy điện bậc thang,.. chưa được xét đến trong tính toán này. Các công trình giao thông và thủy lợi như đê biển, đê sông, đê bao, đường giao thông,... cũng chưa được xét đến khi xây dựng các bản đồ nguy cơ ngập vì nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
c) Nguy cơ ngập úng với mức nước biển dâng 100m a) Ven biển Việt Nam b) ĐB sông Hồng và Quảng Ninh c) ĐBSCL (Nguồn: Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam)
28
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TÓM TẮT KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG CHO VIỆT NAM
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
Về nhiệt độ trung bình:Nhiệt độ không khí bề mặt (nhiệt độ) trung bình năm, mùa (đông, xuân, hè, thu) ở tất cả các vùng của Việt Nam đều có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở (1986-2005); mức tăng phụ thuộc vào các kịch bản RCP và vùng khí hậu. Theo kịch bản RCP4.5, mức tăng nhiệt độ trung bình năm phổ biến từ 1,3 đến 1,7oC vào giữa thế kỷ 21; từ 1,7 đến 2,4oC vào cuối thế kỷ. Nhìn chung, nhiệt độ phía Bắc tăng cao hơn phía Nam. Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở phía Bắc có mức tăng phổ biến từ 2,0 đến 2,3oC và ở phía Nam từ 1,8 đến 1,9oC. Đến cuối thế kỷ, mức tăng từ 3,3 đến 4,0oC ở phía Bắc và từ 3,0 đến 3,5oC ở phía Nam. Về nhiệt độ cực trị: Trong thế kỷ 21, nhiệt độ cực trị có xu thế tăng so với trung bình thời kỳ 1986 - 2005 ở tất cả các vùng của Việt Nam, tất cả các kịch bản. Theo kịch bản RCP4.5, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tối cao trung bình năm có xu thế tăng từ 1,7 đến 2,7oC, tăng cao nhất là khu vực Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ; thấp nhất là khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong khi đó, nhiệt độ tối thấp trung bình năm vào cuối thế kỷ có xu thế tăng từ 1,8 đến 2,2oC. Về lượng mưa năm và mưa cực trị: Lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở ở tất cả các vùng và tất cả các kịch bản. Lượng mưa mùa khô ở một số vùng có xu thế giảm. Mưa cực trị có xu thế tăng. Theo kịch bản RCP4.5, đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng ở hầu hết diện tích cả nước, phổ biến từ 5 đến 15%. Một số tỉnh ven biển Đồng Bằng bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đối với lượng mưa cực trị, lượng mưa một ngày lớn nhất có xu thế tăng trên toàn lãnh thổ Việt Nam với mức tăng phổ biến từ 10 đến 70%. Mức tăng nhiều nhất ở Đông Bắc, Trung Bộ (từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam) và Đông Nam Bộ. Về mực nước biển dâng: Theo kịch bản RCP4.5, vào cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: 58cm (33cm - 83cm); thấp nhất ở khu vực Móng Cái đến Hòn Dáu: 53cm (32cm -75cm). Theo kịch bản RCP8.5, vào cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa: 78 cm (52 cm - 107 cm); thấp nhất ở khu vực Móng Cái đến Hòn Dáu: 72 cm (49 cm - 101 cm). Nếu nước biển dâng 1m, khoảng 17,57% diện tích Đồng bằng sông Hồng, 1,47% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,84% diện tích Tp. Hồ Chí Minh và 4,79% diện tích Bà Rịa - Vũng Tàu có nguy cơ bị ngập. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có nguy cơ ngập cao (39,40% diện tích), trong đó tỉnh Kiên Giang có nguy cơ ngập cao nhất (75% diện tích). Các đảo có nguy cơ ngập cao nhất là cụm đảo Vân Đồn, cụm đảo Côn Đảo và Phú Quốc. Nguy cơ ngập đối với những đảo tự nhiên thuộc quần đảo Trường Sa là không lớn. Cụm đảo Hoàng Sa có nguy cơ ngập lớn hơn, lớn nhất là tại cụm đảo Lưỡi Liềm và Tri Tôn.
29
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
1.2.2. TÁC ĐỘNG BĐKH Ở ĐBSCL TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN VÙNG KHÍ HẬU TÂY NAM BỘ Nhiệt độ tăng khá nhiều, lượng mưa tăng ít nhất cả nước song tác động của nước biển dâng vượt xa các vùng khác. Xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) hoạt động trên các vĩ độ phía Nam Biển Đông và XTNĐ đổ bộ vào TNB chắc chắn sẽ nhiều hơn. Nhiệt độ trung bình năm tăng lên 0,40C. Lượng mưa mùa hè tăng lên không đến 2% trong các thập kỷ sắp tới song lượng mưa mùa thu tăng lên 2,6% vào năm 2020. Lượng mưa ngày, lượng mưa tháng, lượng mưa năm tăng lên không đáng kể. Mùa khô rõ rệt hơn, hạn hán trong vụ đông - xuân trở lên khốc liệt hơn. Lượng bốc hơi có thể tăng lên với mức không quá mức tăng của lượng mưa, độ ẩm tương đối giảm đi, chỉ số khô hạn cao hơn. Dòng chảy sông Tiền và sông Hậu có xu thế giảm dần trong mùa lũ lẫn mùa khô. Dòng chảy lũ cũng như dòng chảy kiệt đều thiên về biến đổi âm. Chế độ mưa thất thường hơn, nguồn nước mùa khô trở nên khan hiếm hơn. Hạn hán tăng cường trong mùa khô và cả trong một số thời điểm nhất định của mùa mưa. Vào khoảng năm 2050, với mực nước biển dâng 30cm, diện tích ngập là 17,6% và đến năm 2100, với mực nước biển dâng 75 cm, diện tích ngập lên tới 52% theo kịch bản trung bình. Tăng nhu cầu về nước cũng như chi phí sản xuất của từng vụ và do đó, giá thành của một đơn vị sản phẩm lên cao, nguy cơ cháy các rừng tràm trong các mùa khô trở nên thường xuyên hơn. Ngập mặn xảy ra ở đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, nhiều vùng bảo tồn đất ngập nước trở nên kém bền vững hơn, một số sinh vật có thể bị tiêu diệt, trong khi số lượng một số côn trùng như muỗi lại gia tăng, hơn 1/3 đồng bằng là vựa thóc của cả nước bị ngập,… khoảng 85% dân cư cần được hỗ trợ về nông nghiệp,…Tăng lượng nước nhiễm mặn và các chất ô nhiễm công nghiệp gây suy thoái đất trên các đồng bằng. Nước mặn lấn sâu vào nội địa vừa làm mất đi địa bàn sinh sống của một số loài thủy sản nước ngọt vừa làm giảm nguồn nước sinh hoạt của cư dân cũng như nguồn nước tưới cho cây trồng và đặc biệt là các cây ăn quả. Ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đô thị, thời tiết khắc nghiệt hơn, hạn hán, ngập lụt gia tăng góp phần gia tăng đáng kể dịch bệnh. Đồng bằng Sông Cửu Long được xác định như là một trong những vùng nhạy cảm và dễ phơi lộ với hiện tượng BĐKH và nước biển dâng. Với giả thiết rằng sinh kế của người dân địa phương đang bị ảnh hưởng mạnh do các thay đổi bất thường của các điều kiện khí hậu tự nhiên. Nhiều khảo sát dựa vào phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận ở cộng đồng về tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu lên sinh kế đã được thực hiện trên ba vùng sinh thái thủy văn khác nhau đã được thực hiện ở vùng Đồng bằng. Kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng những thông tin thu nhận được là hiện thực và liên quan đến các mong ước cuộc sống của cư dân địa phương. Người dân sống vùng nông thôn ven biển gặp khó khăn hơn người dân sống ở vùng lũ. Người nghèo, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ đơn thân và người dân tộc thiểu số thuộc nhóm người dễ bị tổn thương. Một số đề xuất cho hướng nghiên cứu tương lai về kinh tế khí hậu và nâng cao khả năng thích ứng đã được đưa Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem như là một trong các điểm “điểm nóng” của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng như là một hệ quả của hiệu ứng nóng lên toàn cầu. Đặc điểm tự nhiên của vùng ĐBSCL là một vùng châu thổ có địa hình thấp và phẳng - cao độ trung bình với mực nước biển chỉ vào khoảng 1,0 - 1,8 m, diện tích trải rộng khoảng 4 triệu ha đất tự nhiên, trong đó đất sử dụng cho nông nghiệp là 2,2 triệu ha. Vùng đất nằm ở vị trí tận cùng hạ lưu của một khu vực sông lớn là sông Mekong, với một hệ thống sông rạch và kênh mương chằng chịt, có đường ven biển dài trên 700 km tiếp giáp hai măt cả Biển Đông và Biển Tây. Về mặt kinh tế và xã hội, vùng đồng bằng là nơi sinh sống của gần 20 triệu người dân, là khu vực sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản lớn nhất Việt Nam, đóng góp đáng kể một sản lượng lương thực và thực phẩm đáng kể cho quốc gia và xuất khẩu một phần cho quốc tế.
30
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL Vùng ĐBSCL có 3 vùng sinh thái chính ở ĐBSCL: vùng ngập lũ (ngập sâu và kéo dài từ 2-3 tháng/năm), vùng giữa (vùng phù sa nước ngọt, ngập nông và nhiễm mặn nhẹ), và vùng ven biển (trên 6 tháng bị nhiễm mặn ở các mức độ). Sự phân vùng một cách tương đối theo nguồn nước này được minh hoạ như ở hình bên dưới.
Ba vùng sinh thái dựa và đặc điểm nguồn nước ở ĐBSCL (Nguồn: Tuan et al,. 2008)
Hai ngành sản xuất chủ lực liên quan đến 75% sinh kế của người dân ĐBSCL là sản xuất nông nghiệp (trọng tâm là canh tác lúa gạo và trái cây) và nuôi trồng thủy sản (chính yếu là nuôi cá và tôm cả cho 3 nguồn nước ngọt, lợ và mặn), kể cả một phần đánh bắt thủy sản tự nhiên. Hai nguồn sinh kế này đều phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm tự nhiên và nguồn tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước và tài nguyên đất đai. Sự thay đổi tính chất vật lý và hóa sinh của cả ba nguồn tài nguyên này, đặc biệt là tài nguyên khí hậu, sẽ có những tác động lớn lên hệ sinh thái và sinh kế của phần đông người dân
Chuỗi các nguyên nhân - hậu quả của tác động của biến đổi khí hậu lên sinh kế (Nguồn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sinh kế người dân ĐBSCL)
Kịch bản của biến đổi khí hậu mà ĐBSCL đang phải gánh chịu không còn là sự nhận diện mà là hệ lụy hiện hữu. Nếu như một thế kỷ nữa, nhiệt độ nước biển tại Việt Nam tăng 3 độ C, mực nước biển vùng ĐBSCL tăng từ 55 75 cm, sẽ khiến cho 40% tổng diện tích ĐBSCL bị ngập nước. Việc nước biển dâng, xâm mặn sẽ khiến cho 45% diện tích vùng ĐBSCL bị nhiễm mặn vào năm 2030.
31
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
Miền Nam Việt Nam có thể biến mất vào năm 2050 do nước biển tăng. (Nguồn: New York Times)
Tác động của BĐKH đã ảnh hưởng đến ĐBSCL, điển hình trong đợt hạn mặn lịch sử mùa khô năm 2015-2016 đã làm hầu hết các cửa sông tại BĐSCL bị xâm mặn từ 50 km đến 70 km, đặc biệt, sông Vàm Cỏ có lúc xâm mặn hơn 90 km gây thiệt hại lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Cho đến nay, sau nhiều năm “oằn mình” chống chọi với cơn đại hạn lịch sử, xâm nhập mặn, sạt lở…, hàng triệu người nông dân ở miền sông nước đã rơi vào thế buộc phải quen dần để chuyển mình sang thích ứng. “Đau đáu” nỗi lo hạn, mặn và sạt lở Là một trong 13 tỉnh thuộc ĐBSCL, Hậu Giang có tiềm năng kinh tế phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, những năm gần đây người dân Hậu Giang luôn phải chống chọi với những diễn biến khôn lường của BĐKH. Tác động của BĐKH làm gia tăng các hiện tượng cực đoan như nắng nóng kéo dài, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa bão, sạt lở, lũ lụt thất thường… ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người dân nơi đây. Đi khắp các thị xã của Hậu Giang, theo phản ánh của người dân, nước mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng, kéo dài và duy trì ở nồng độ cao. Năm 2017, độ mặn không đáng kể, nhưng đến năm 2019 độ mặn cao nhất đo được trên địa bàn huyện Long Mỹ (tháng 3) là 12, cao hơn cùng kì năm 2018 (6,2%), cao hơn năm 2016 (11,6%). Ngoài ra, tác động cộng gộp của BĐKH làm tình trạng sạt lở trên địa bàn tỉnh có diễn biến phức tạp và khó lường hơn. Mặt khác, sự chia cắt sâu sắc dòng chảy sông Mê Kông, nhất là các nước ở vùng thượng nguồn, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trữ lượng nước mặt và lưu lượng dòng chảy sông đi vào vùng hạ lưu ở nước ta, làm giảm hiện tượng lũ lụt vốn từng là tính chất của sông Cửu Long, đồng thời làm tăng nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường. “Khi mực nước biển dâng do BĐKH tăng lên, thì hoạt động truyền triều sẽ đi rất sâu vào trong nội địa, nhất là vào mùa nước kiệt, sẽ làm suy giảm chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm, làm giảm khả năng tự làm sạch tự nhiên của nguồn nước. Do đó sẽ gia tăng áp lực cấp nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt, cũng như gia tăng vấn đề ô nhiễm, suy giảm và suy thoái nguồn nước do tác động của các nguồn nước thải thải ra từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội”.
Sông Mekong và ĐBSCL hạ nguồn của sông Mekong (Nguồn: Wikipedia)
32
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL Nhìn sang tỉnh Bạc Liêu, một trong những địa phương có bờ biển dài 56 km. Đây được coi là khu vực có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế cũng như đảm bảo an ninh - quốc phòng và sinh kế của hơn 100 ngàn người dân, song cũng là khu vực chịu nhiều tác động của BĐKH, nước biển dâng và xâm nhập mặn. Đặc biệt nơi đây cũng là tâm điểm của các hiện tượng xói lở bờ biển, sạt lở đê biển và kè cửa sông ven biển do thay đổi dòng chảy và sóng to, gió lớn gây thiệt hại nặng nề đến sinh kế người dân. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bạc Liêu, tổng diện tích rừng phòng hộ của tỉnh là 3.897 ha; trong đó diện tích có rừng là 2.752,52 ha và diện tích đất chưa có rừng là 1.144,48 ha. Những năm gần đây, rừng ngập mặn ven biển Bạc Liêu đang chịu tác động lớn của BĐKH, khiến thảm rừng ngập mặn ven biển và bờ biển Bạc Liêu đang có khuynh hướng sạt lở và bồi tụ.
Ô nhiễm môi trường ở ĐBSCL
Cà Mau được dự đoán là tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi mực nước biển dâng do địa hình thấp, vùng ven biển dài 254 km và ảnh hưởng của hai chế độ thủy triều của biển Tây và biển Đông. HST rừng ngập mặn là hệ thống hở và dễ bị tổn thương do thiên tai, tác động BĐKH và nước biển dâng. Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Cà Mau (2011), trong giai đoạn 1997 - 2010, thiên tai, bao gồm cả lốc xoáy, bão và xói mòn đất đã gây tổn thất 200 triệu USD, làm thiệt hại nhà cửa của cư dân và gãy đổ nhiều cây rừng. Cà Mau cũng là nơi chịu ảnh hưởng các cơn bão lớn ở Việt Nam. Có thể nói, Mũi Cà Mau là nơi có tần số bão đổ bộ vào đất liền cao nhất trong vùng ĐBSCL. Vấn đề lo ngại của tác động BĐKH là triều cường dâng cao. Theo ghi nhận của người dân, triều cường bắt đầu có dấu hiệu dâng cao nhanh từ năm 2008 và đỉnh điểm là năm 2011. Mực nước người dân đo được cao từ 30 - 40 cm, thậm chí có nơi cao hơn 80 cm so với năm 2010. Một số ấp như ấp Kiến Vàng (Rạch Gốc) có đến 80% số nhà bị ngập, ấp Đồng Khởi (Tân Ân Tây) toàn bộ số nhà bị ngập và có nơi ngập cao hơn 70 cm so với mức bình thường (Lê Anh Tuấn và Nguyễn Ngọc Huy, 2012). Bán đảo Cà Mau đang phải đối diện với một hiểm họa diễn ra trên diện rộng, đó là tình trạng sạt lở và sụt lún ven biển và hai bên bờ sông với tốc độ tương đối nhanh. Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau (2011) về tình hình sạt lở bờ biển ảnh hưởng đến cây rừng và đất lâm nghiệp trên địa bản tỉnh giai đoạn 2006 - 2011, tổng diện tích đất rừng bị sạt lở là 1.848,3 ha, trong đó phần diện tích rừng tự nhiên là 632,6 ha và phần diện tích rừng trồng là 1.215,7 ha. Ngoài ra, Mũi Cà Mau đứng trước một thách thức mới là sự sụt lún mặt đất. Theo số liệu sơ khảo ban đầu ở điểm quan trắc lún mặt đất của nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, từ 6/2011 -2/2012, Mũi Cà Mau đã lún xuống khoảng 45 mm.
Các vần đề về môi trường ở ĐBSCL
Ảnh viễn thám chụp tại Rạch Gốc, xã Tân An, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau cho thấy, sau 19 năm, bờ biển khu vực này bị xói lở hơn 1km (Nguồn: Báo tài nguyên và môi trường)
33
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
1.2.3. CÁC NGHIÊN CỨU BĐKH ĐÃ CÓ Ở VIỆT NAM CỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (trước đây là Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu tách ra lĩnh vực biến đổi khí hậu riêng) là cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề khí hậu, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của pháp luật. Cục được thành lập theo Quyết định số 1266/QĐ-BTNMT ngày 25/05/2017 ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức hiện hành của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu được Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trong Quyết định 1266/QĐ-BTNMT ngày 25/05/2017.
Cục Biến đổi Khí hậu
Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi khí hậu
Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu đại học cần thơ
34
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU là tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu có chức năng nghiên cứu cơ bản, phát triển công nghệ về biến đổi khí hậu; đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu; cung cấp các dịch vụ tư vấn về biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật.Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi khí hậu là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền gửi để giao dịch theo quy định của pháp luật; trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội. PHÂN VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Sub-Institute of Hydrometeorology and Climate Change - SIHYMECC) là tổ chức sự nghiệp khoa học ở phía Nam, trực thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu - Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Phân viện có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, dự án, chương trình, đề tài nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ; tham gia xây dựng quy hoạch phát triển; tham gia đào tạo sau đại học, đào tạo lại cán bộ công chức; Thực hiện các chương trình, dự án, đề tài hợp tác quốc tế; Thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, điều tra khảo sát, phân tích hoá nghiệm, thực nghiệm chuyên đề; Tham gia xây dựng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật; Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, hội thảo, hội nghị, biên tập, xuất bản ấn phẩm; thực hiện các dịch vụ về khí tượng, thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu. VIỆN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẠI HỌC CẦN THƠ (DRAGON institute-Mekong-CTU) sẽ làm đầu mối kết nối các hoạt động nghiên cứu, giáo dục và chuyển giao kiến thức khoa học đến các nhà lãnh đạo, quản lý và cộng đồng cấp địa phương, khu vực, quốc gia và các đồng bằng khác trên thế giới nhằm mục đích nâng cao năng lực thích nghi của con người đối với thiên tai; phát triển bền vững kinh tế-xã hội và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên. DRAGON là chữ viết tắt của Delta Research And Global Observation Network (Mạng lưới Nghiên cứu Đồng bằng và Quan trắc Toàn cầu). DRAGON institute-Mekong thuộc Mạng DRAGON toàn cầu, cơ sở tại đồng bằng Mekong. Mục đích của việc thành lập Mạng lưới này là nhằm thiết lập cơ sở thông tin toàn cầu, tăng cường quan hệ hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm lâu dài giữa các đồng bằng trên thế giới, đặc biệt là giữa hai đồng bằng Mekong và Mississippi. DRAGON institute-Mekong-CTU sẽ làm đầu mối kết nối các hoạt động nghiên cứu, giáo dục và chuyển giao kiến thức khoa học đến các nhà lãnh đạo, quản lý và cộng đồng cấp địa phương, khu vực, quốc gia và các đồng bằng khác trên thế giới nhằm mục đích nâng cao năng lực thích nghi của con người đối với thiên tai; phát triển bền vững kinh tế-xã hội và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên. Hiện nay nước ta dã có một số trung tâm nghiên cứu về biến đổi khí hậu như viện nghiên cứu khí hậu - Đại học Cần Thơ, Cục biến đổi khí hậu, ... song đa số những cơ sở này đều mới được thành lập hoặc được phát triển từ các trung tâm phân tích môi trường hoặc chức năng chính là quan trắc khi tượng thủy văn cho nên không có một cơ sở chuyên ngành thực sự cho viện nghiên cứu và ứng phó với thay đổi khí hậu. Đồng thời có quy mô nhỏ rải rác khắp nhiều tỉnh thành khiến cho việc thu thập dữ liệu chậm và khiến khó có thể đưa ra các giải pháp kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH Ở VIỆT NAM Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH ở Việt Nam đến các lĩnh vực KT-XH và các địa phương. Những nghiên cứu này do các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu, tổ chức thuộc Liên hiệp hội Khoa học của Việt Nam, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ thực hiện với các mức độ khác nhau. Dự án "Ảnh hưởng tiềm tàng về KT-XH của BĐKH tại Việt Nam" (1994), đánh giá các dao động khí hậu hiện tại đến môi trường tự nhiên và KTXH. Trong đó, tập trung đánh giá tác động tiềm tàng của dao động khí hậu đối với nông nghiệp, sức khỏe con người, sản xuất và sử dụng năng lượng, đến rừng ngập mặn và đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản ở các vùng ven biển. Dự án cũng nghiên cứu ảnh hưởng tiềm tàng của nhiệt độ tăng cao đối với sự phát triển của sâu, bệnh cây trồng. Dự án “Xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH ở miền Trung Việt Nam” (2002 - 2005) do CECI thực hiện có mục tiêu là nâng cao năng lực để lập, xây dựng và thực hiện các chiến lược thích ứng cho cộng đồng thông qua việc phòng chống thiên tai, lồng ghép việc phòng và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại vào kế hoạch phát triển địa phương. Roger Few và NNK (2006) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thích ứng với BĐKH, quản lý rủi ro thiên tai đã xét đến (1) Nguy cơ của BĐKH, thiên tai và các tác động tiềm năng của BĐKH; (2) Cách tiếp cận trong quản lý rủi ro thiên tai; (3) Cách tiếp cận trong thích ứng với BĐKH; (4) Nghiên cứu điển hình ở Nam Định. Peter Chaudhry và Greet Ruysschaert (2007) đã tập hợp các vấn đề về BĐKH trong báo cáo điển hình “BĐKH và phát triển con người ở Việt Nam”, đã tổng quan các nội dung: (1) Nghèo, Thiên tai & BĐKH; (2) Các xu thế & dự báo về tính dễ tổn thương về vật lý trước BĐKH như đất đai và khí hậu; Những biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa; Những biến đổi về lũ lụt và hạn hán; Thay đổi các hình thái bão; Mực nước biển dâng; Các tác động đến nông nghiệp; Nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản; BĐKH và sức khỏe con người; (3) Tính dễ tổn thương do BĐKH trong bối cảnh kinh tế-xã hội đang thay đổi; (4) Chính sách ứng phó với BĐKH. Dự án “Nghiên cứu BĐKH ở Đông Nam Á và đánh giá tác động, tổn hại và biện pháp thích ứng đối với sản xuất lúa và tài nguyên nước” (2007) do Viện KH KTTV&MT hợp tác với SEA START thực hiện, nhằm xây dựng các kịch bản BĐKH cho khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, đánh giá những tác động của BĐKH đến các yếu tố như nhiệt độ, mưa; Dự án “Nghiên cứu tác động của BĐKH ở lưu vực sông Hương và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” (2006-2008) do Viện KH KTTV&MT thực hiện với sự tài trợ của Chương trình hỗ trợ nghiên cứu khí hậu Hà Lan (NCAP), là một nghiên cứu thí điểm áp dụng, lồng ghép các thông tin về BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH cho một vùng cụ thể, làm cơ sở đề xuất các giải pháp thích nghi với BĐKH; Dự án “Lợi ích của thích nghi với BĐKH từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, đồng bộ với phát triển nông thôn” (2005-2007) do Viện KH KTTV&MT thực hiện với sự tài trợ của DANIDA Đan Mạch tài trợ [27] đã xác định những lợi ích rõ rệt và nhiều mặt từ các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ là phát triển nông thôn, thích nghi với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH. Mục tiêu cụ thể của dự án là: (1) Xác định được lợi ích của các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ trong việc thích nghi với BĐKH; (2) Phân tích và xác định được lợi ích của thuỷ điện vừa và nhỏ đối với phát triển nông thôn trong vùng nghiên cứu thí điểm; (3) Kiến nghị được các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và đời sống của người dân do các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ gây ra, đặc biệt đối với những cộng đồng dân nghèo;
35
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC Dự án “Tác động của nước biển dâng và các biện pháp thích ứng ở Việt Nam” (2008-2009) do Viện KH KTTV&MT thực hiện với sự tài trợ của DANIDA - Đan Mạch với các mục tiêu: (1) Nâng cao hiểu biết về các phương pháp đối phó với thiên tai do BĐKH và nước biển dâng ở Việt Nam; (2) Bảo vệ các cộng đồng ven biển, mà đa số thuộc nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương do thiên tai, cũng như bảo vệ các ngành kinh tế ở vùng ven biển khỏi tác động tiêu cực của nước biển dâng; Đề xuất các chiến lược nhằm hướng tới việc sử dụng hợp lý tài nguyên vùng ven biển, phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời bảo vệ môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội trong vùng ; Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở Việt Nam” (20082010) thuộc Chương trình khoa học Công nghệ trọng điểm KC-08. Mục tiêu của đề tài là: Làm rõ được những tác động của BĐKH đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội Việt Nam; và đề xuất được các giải pháp chiến lược nhằm thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ tác động xấu do BĐKH gây ra. Đề tài “Nghiên cứu tác động của BĐKH toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó” (2009-2010) thuộc Chương trình khoa học Công nghệ trọng điểm KC08. Mục tiêu của đề tài là: Nghiên cứu đánh giá những tác động của BĐKH toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, từ đó đề xuất các phương pháp để dự báo. Như vậy, các nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH tại Việt Nam đã được nhiều cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu, các tổ chức trong nước và quốc tế tiến hành từ những thập niên 90. Những nghiên cứu khởi đầu tập trung vào nhận thức về BĐKH và phân tích xu thế BĐKH dựa theo các tài liệu quan trắc trong lịch sử. Những nghiên cứu về sau đã đi sâu vào đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng như các lĩnh vực tự nhiên và địa phương khác nhau. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã đề xuất các biện pháp thích ứng với BĐKH cho từng khu vực, lĩnh vực cụ thể. Năm 2008 quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008. Theo đó, Nhà nước cần sớm tổ chức một cơ quan chuyên trách có đủ năng lực để nghiên cứu về Biến đổi khí hậu toàn cầu và phát triển bền vững, sớm đề xuất những ý kiến xác đáng, khả thi về phát triển kinh tế và xã hội nước ta một cách lâu dài trong bối cảnh Biến đổi khí hậu toàn cầu mới, trong đó cần lưu ý đúng mức đến vấn đề bảo tồn Ða dạng sinh học, vốn tài nguyên quý giá của đất nước, cơ sở của sự phát triển bền vững của đất nước. Nên rà soát lại những công trình phát triển liên quan đến diện tích rừng hiện có, thúc đẩy mạnh hơn việc bảo vệ rừng và trồng rừng. Vì các loài sinh vật chỉ có thể chống đỡ được với những sự biến đổi về môi trường khi sinh sống trong một hệ sinh thái ổn định. Sử dụng hợp lý đất đai, củng cố và quản lý tốt các khu bảo tồn thiên nhiên, những vấn đề các cấp quản lý chưa quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của nó trong phát triển bền vững, mà còn thiên quá nhiều vào phát triển kinh tế. Cần tăng cường tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm và xóa đói giảm nghèo. Để góp phần cùng Việt Nam và thế giới đẩy lùi nguy cơ thảm hoạ của biến đổi khí hậu, làm mất cân bằng sinh thái mỗi một cá nhân phải cùng thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm tải tình trạng đó: Không tham gia và không ủng hộ nạn chặt phá rừng. Không săn bắt, không ăn thịt các các loài động vật quý hiếm. Bảo vệ nguồn nước và hãy tiết kiệm nước sinh hoạt. Bảo vệ nguồn tài nguyên biển. Tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu. Tham gia trồng cây để làm xanh, sạch môi trường sống. Lên án các hành động làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học…
36
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất thế giới trước những tác động của biến đổi khí hậu. Thực tế này đe dọa những nỗ lực tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững trong dài hạn. Tính dễ tổn thương của Việt Nam gia tăng do Việt Nam vốn đã chịu nhiều rủi ro thiên tai, do vị trí địa lý, mô hình phát triển kinh tế và các vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân cư cao cũng như các nhóm dân cư là người dân tộc thiểu số tại các vùng cao và hẻo lánh. Nhiệt độ tăng, hạn hán và lụt lội ngày càng trầm trọng, mực nước biển dâng và tăng tần suất xuất hiện bão đe dọa tới an ninh lương thực, sinh kế và cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam. Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) chọn Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới để giới thiệu Báo cáo 1,5 độ C ngay sau cuộc họp về biến đổi khí hậu tại Hàn Quốc, từ ngày 02 đến ngày 05/10/2018. Theo báo cáo của IPCC, với tốc độ nóng lên như hiện tại, nhiệt độ của thế giới có thể đạt 1,5 độ C trong khoảng thời gian từ năm 2030-2052 sau khi tăng 1 độ C so với mức tiền công nghiệp kể từ giữa những năm 1800.
Hội nghị đối thoại cấp cao về biến đổi khí hậu tổ chức tại Việt Nam. (Nguồn: vn.undp.org)
USAID cũng đang giúp giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu thông qua cách tiếp cận phối hợp giữa giảm nhẹ, thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai, với các dự án như: -----
Dự án Năng lượng Phát thải Thấp Việt Nam (2015-2020) Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (2012-2021) Dự án Trường Sơn Xanh (2016-2020) Dự án Phát triển Đô thị Bền vững và Thích ứng với Khí hậu (2015-2019)
Hợp tác với Quỹ Khí hậu Xanh (GCF), Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), LECB, Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AUSAID) và các tổ chức quốc tế khác, UNDP đưa ra các dự án với mục đích hỗ trợ Việt Nam ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, thiên tai và đảm bảo tính bền vững môi trường.
37
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
1.3.
TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU
1.3.1.ĐỊNH NGHĨA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU là dạng công trình kiến trúc được xậy dựng với các không gian chức năng thích hợp, đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe để phục vụ cho một loại hình nghiên cứu nào đó. Lĩnh vực nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu mặc dù vẫn mang tính chuyên sâu, tập trung về nghiên cứu, thực nghiệm nhưng không quá đặt nặng vấn đề giảng dạy như các học viện
Trung tâm khoa học Bắc Kinh KSP Jurgen Engel Architekten International
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU là tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu có chức năng nghiên cứu cơ bản, phát triển công nghệ về biến đổi khí hậu. Đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu; cung cấp các dịch vụ tư vấn về biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về biến đổi khí hậu. Nghiên cứu khoa học về biến đổi khí hậu: Thực trạng của biến đổi khí hậu; đánh giá tác động, rủi ro và tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu; nghiên cứu các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Các giải pháp kiểm soát phát thải khí nhà kính, các giải pháp và hoạt động giảm nhẹ biến đổi khí hậu theo hướng tiếp cận nền kinh tế các bon thấp, phù hợp điều kiện quốc gia, đảm bảo phát triển bền vững. Các cơ chế chính sách về biến đổi khí hậu; lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương. Phân tích kinh tế về biến đổi khí hậu và các cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại. Thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ về biến đổi khí hậu; tham gia các nhóm công tác của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC); tham gia thực hiện đánh giá khí hậu quốc gia theo định kỳ; tham gia các hoạt động liên quan đến Hội đồng Tư vấn Khoa học và Công nghệ của Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (SBSTA); tham gia hợp tác về biến đổi khí hậu với các đối tác quốc tế theo phân công của Viện trưởng. Là trung tâm hội thảo hội nghị liên kết hợp tác với các trung tâm nghiên cứu trong khu vực và trên thế giới về biến đổi khí hậu, đồng thồi thực hiện mô hình “trung tâm sáng tạo” (innovation center) - là xu hướng mới đây của các công trình nghiên cứu kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và triễn lãm giới thiệu giúp đưa các nghiên cứu khoa học đến với cộng đồng, các nhà nghiên cứu, các nhà đầu tư cũng như thu hút nhân lực và vốn để hổ trợ cho nghiên cứu. Triễn lãm giáo dục cộng đồng - là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết cho viện nghiên cứu nhằm giảm thiểu các tác động xấu của con người đến môi trường, đồng thời cho mọi người có cái nhìn về tình hình biến đổi khí hậu hiện tại ảnh hưởng đến nước ta thế nào.
38
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
Trung tâm nghiên cứu vũ trụ NASA _ NASA Ames Thiết kế: William McDonough + Partners Huy chương bạch kim tiêu chuẩn LEED
1.3.2. PHÂN LOẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU
1.3.2.1. THEO LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU: Trung tâm nghiên cứu về khoa học: là các trung tâm nghiên cứu dựa vào việc ứng dụng các phương pháp khao học, khai thác trí tò mò. Hình thức nghiên cứu này cung cấp thông tin và lý thuyết khoa học nhằm giải thích bản chất và tính chất của thế giới. Từ đó tạo ra những ứng dụng thực tiễn. Hoạt động nghiên cứu khao học được tài trợ bởi các cơ qua chính quyền, các tổ chức tài trợ, và các nhóm tư nhân, bao gồm nhiều công ty. Hoạt động nghiên cứu khoa học có thể được phân loại tùy theo lĩnh vực học thuật và ứng dụng. Các trung tâm nghiên cứu khoa học có hệ thống dây chuyền các phòng chức năng được sắp xếp đảm bảo theo yêu cầu của loại hình nghiên cứu mà trung tâm đó đảm nhiệm, có các không gian chức năng đặc thù phục vụ cho từng loại nghiên cứu.
Trung tâm nghiên cứu khoa học nâng cao CUNY KPF + Flad Architects (Nguồn: Archdaily)
39
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC Trung tâm nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật còn gọi là “nghiên cứu dựa trên thực hành”, là một dạng công trình nghiên cứu đặc biệt phục vụ cho mảng nghiên cứu về các hoạt động nghệ thuật, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể. Các trung tâm nghiên cứu về văn hóa đảm nhận cùng lúc vai trò nghiên cứu, lưu giữ và phát triển các giá trị văn hóa nghệ thuật. Hoạt động nghiên cứu thực nghiệm của các trung tâm này lồng ghép vào các hoạt động biểu diễn và quãng bá nghệ thuật do cấu trúc và dây chuyền công năng khá giống với các trung tâm văn hóa
Trung tâm nghệ thuật và văn hóa dân tộc quốc tế Tây Nam Viện nghiên cứu và thiết kế kiến trúc Tongji (Nguồn: Archdaily)
Trung tâm nghiên cứu về nhân văn, con người: là trung tâm nghiên cứu các phương pháp chú giải văn bản cổ và kí hiệu học, và một nhận thức luận khác, mang tính chất tương đối luận hơn. Các học giả trong các ngành nhân văn thường không tìm một câu trả lời đúng tối hậu cho một câu hỏi, mà khảo sát những vấn đề và đặc điểm liên quan đến câu trả lời đó. Các bối cảnh mang tính xã hội, lịch sử, chính trị, văn hóa, hay chủng tộc. Các nhà sử học sử dụng những tài liệu gốc và những bằng chứng khác để khảo sát một cách hệ thống một chủ đề, và từ đó viết ra lịch sử theo hình thức kể lại quá khứ. Hoạt động thực nghiệm của các trung tâm nghiên cứu về nhân văn, con người phần lớn diễn ra tại các khu di tích, khảo cổ là chính nên các không gian chức năng tại trung tâm chủ yếu là các khu hội thảo và thư viện là chính
Trung tâm nghiên cứu văn hóa đen Schomburg (Nguồn: fieldcondition.com)
40
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL PHÂN LOẠI THEO MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trung tâm nghiên cứu cơ bản thuần túy (nghiên cứu nền tảng): là nơi thực hiện các hoạt động nghiên cứu để trả lời những câu hỏi khoa học. Nhằm mục đích mở rộng kho kiến thức chứ không phải là kiếm lợi nhuận, do đó không có một lợi nhuận kinh tế nào từ kết quả của nghiên cứu cơ bản Trung tâm nghiên cứu ứng dụng là nới tiến hành để giải quyết các vấn đề thực tế của thế giới đương đại, không chỉ là kiến thức vị kiến thức. Có thể nói một cách khác rằng kết quả của các nhà nghiên cứu ứng dụng là để cải thiện cuộc sống con người. chỉ nghiên cứu những nội dung nào có tính ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Ngày nay, hầu hết các trung tâm nghiên cứu được thành lập đều là các trung tâm nghiên cứu ứng dụng, được góp vốn từ các tổ chức có tiềm lực kình tế lớn. Ngoài việc phát triển nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiễn, các nhà đầu tư còn có mục đích là kiếm lợi nhuận qua các ứng dụng đó. Và cũng chính nguồn lợi nhuận sẽ góp thêm động lực làm việc cho các nhà nghiên cứu và nhà đầu tư.ư
Trung tâm nghiên cứu biển Bali Thiết kế: AVP_arhitekti (Nguồn: Archdaily)
PHÂN LOẠI THEO VỊ TRÍ VÀ QUY MÔ NGHIÊN CỨU Trung tâm nghiên cứu đặt tại trung tâm dân cư: thường là các trung tâm nghiên cứu các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, hay các trung tâm nghiên cứu về văn hóa, nghệ thuật với yêu cầu thực nghiệm sản phẩm nghiên cứu phối hợp với chính cộng đồng dân cư sống xung quanh kghu vực nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu sẽ phối hợp với các hoạt động quảng bá, tuyên truyền cho người dân trong khu vực, tinh cao tính áp dụng nghiên cứu vào thực tiễn. Quá trình nghiên cứu và sản phẩm nghiên cứu không gây hại đến con người. Các trung tâm nghiên cứu đặt tại thành phố lớn thường được tổ chức công năng theo kiểu gộp khối, các khu chức năng tập trung về một khối công trình ít khi bố cục dàn trải do hạn chế về đất xây dựng.
41
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
1.3.3. LƯỢC SỬ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU Dù khó có thể xác định rõ ràng được thời điểm hình thành đầu tiên của các trung tâm nghiên cứu trên thế giới. Nhưng theo những ghi chép còn lại, con người đã có những hoạt động nghiên cứu từ rất lâu (thế kỉ thứ IX), sớm nhất là các đài quan trắc thiên văn được xây dựng tại iran để phục vụ cho mục đích quan sát và nghiên cứu về thiên văn học.
Nasir al-Din al-Tusi (Khwajah Nasir) (1201-74) nhà thiên văn học, nhà toán học, sinh học, hóa học,... Ông là người Hồi giáo Twelver, ông thường được coi là người tạo ra lượng giác như một môn học toán học theo đúng nghĩa của nó.
Đài quan sát thiên văn Maragheh. nơi nhà khoa học Khajeh Nasir thực hiện những nghiên cứu và tạo nên các học thuyết lượng giác đầu tiên. Đài thiên văn được xây dựng vào năm 1259 với 4 tầng và là đài quan sát lớn nhất được xây dựng vào thời đó.
Đài quan sát thiên văn Ulugh Beg, xây dựng vào thế kỉ XV là một trong những cột mốc của lịch sử các đài nghiên cứu thiên văn, đặt ở Uzbekistan. Đây được xem là công trình nghiên cứu hoàn thiện nhất thời báy giờ của các quốc gia Hồi Giáo.
42
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL Viện nghiên cứu ra đời sớm nhất ở Châu Âu là tổ hợp Uraniborg của Tycho Brahe trên đảo Hven, một phòng thí nghiệm thiên văn ở thế kỷ XVI đã thực hiện những đo đạc với độ chính xác cao về các ngôi sao. Các khối chính của Uraniborg hình vuông, cao nhất 15m được xây dựng chủ yếu bằng gạch đỏ. Tầng chính gồm bốn phòng, một trong số đó là Tycho và gia đình của mình. Tòa tháp phía Bắc nơi đặt bếp, và phía Nam có một thư viện. Tầng thứ hai được chia thành ba phòng, hai kích thước bằng nhau và một lớn hơn. Ở tầng này đặt các dụng cụ thiên văn chính. Một ngọn tháp trở lên được hỗ trợ bởi trụ cột giúp đặt các dụng cụ quan sát cao hơn một chút so với đỉnh tòa nhà, giúp việc quan sát được thuận tiện hơn, góc nhìn rộng. Trên tầng thứ ba là một gác xếp, chia thành tám phòng nhỏ hơn cho sinh viên. Uraniborg cũng có một tầng hầm lớn, có một phòng thí nghiệm giả kim thuật ở một đầu, và lưu trữ thực phẩm, muối và nhiên liệu tại các khu còn lại.
Tycho Brahe (1546 -1601) là nhà thiên văn học, nhà chiêm tinh học Đan Mạch, được coi là người sáng lập môn thiên văn quan sát trước khi có kính viễn vọng.
Đài quan sát của Tycho Brahe ở Uraniborg
Phòng thí nghiệm điển hình ở thế kỉ XVII
43
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC Đến thế kỉ XVIII, việc nghiên cứu được phát triển rộng khắp, với sự phát triển mạnh về cơ khí, sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc giúp việc nghiên cứu, thí nghiệm, định tính định lượng trở nên dễ dàng hơn. Từ đó cũng bắt đầu hình thành nên những không gian, thứ tự bố trí cho phù hợp với các quy trình nghiên cứu. Điển hình có thể kể đến phòng thí nghiệm của Antoine Lavoisier (1743-1794), cha đẻ của hóa học hiện đại. Phòng thí nghiệm chính là nơi ông tiến hành những thí nghiệm về sự oxy hóa các chất. Tất cả bó gọn trong một không gian nhỏ hẹp, có khi chỉ là một căn phòng đơn giản bình thường nhưng có đặt các dụng cụ thí nghiệm.
Antoine Lavoisier (1743-1794) Ông đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho lịch sử hóa học như việc tìm ra định luật bảo toàn khối lượng, việc đề ra lý thuyết về sự ôxi hóa các chất năm 1777
Trãi qua một thế kỉ XIX với những thăng trầm, các trung tâm nghiên cứu đã có những bước thay đổi đáng kể vào thể kỉ XX với những công trình, những tòa nhà riêng biệt được xây dựng lên chỉ dành riêng cho việc nghiên cứu, không gian rộng rãi hơn với dây chuyền làm việc hiệu quả hơn. Dấu mốc đáng kể của thời kì này là sự ra đời của viện nghiên cứu R&D đầu tiên trên thế giới của Thomas Edition. Mở màn và sáng tạo nên một loại hình nghiên cứu làm tiền đề cho nghiên cứu ứng dụng ngày nay. Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành và/hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ sau đó áp dụng những tri thức đó để tạp ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn. R&D và cải tiến công nghệ, quy trình công nghệ luôn là mục tiêu và chức năng quan trọng của các công ty tiên tiến, công ty đa quốc gia (TNTCs) tiền phong, lớn trên thế giới.
Phòng thí nghiệm Menlo Park của Thomas Edition Greenville, Michigan
Thế kỉ XXI, với sự phát triển về các thành tựu công nghệ trong rất nhiều lĩnh vực, các viện nghiên cứu cũng theo đó có sự phát triển đa dạng hơn về cách thức và các lĩnh vực nghiên cứu. Nơi đặt các trung tâm nghiên cứu cũng trở nên đa dạng hơn, phù hợp hơn với yêu cầu nghiên cứu. Để thuận tiện, các khu nghiên cứu khoa học thường đặt cạnh hoặc đưa hẳn vào các trường đại học, các không gian được thiết kế sạch sẽ và rộng rãi, sử dụng màu sáng làm chủ đạo, ứng dụng các phương pháp và công nghệ tiên tiến đưa vào qua trình nghiên cứu. Hình thức mặt đứng được thiết kế với ngôn ngữ nhất quán, thể hiện khá rõ ràng công năng các không gian nghiên cứu và thực nghiệm bên trong. Đối với các khu nghiên cứu về tự nhiên văn hoá, thiết kế gần như hoà mình vào với đặc trưng của vugf nghiên cứu. Ngoài ra còn chú ýý và áp dụng đến xu hướng phù hợp với thể loại công trình này.
Phòng thí nghiệm điển hình của thế kỉ XXI
44
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.3.4.CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
CÁC KHỐI CHỨC NĂNG Khối nghiên cứu là nơi các nhà nghiên cứu tiến hành các thí nghiệm, thu thập dữu liệu từ các mẫu vật, thu thập và tổng hợp kết quả nghiên cứu, xử lí kết quả nghiên cứu. Khối nghiên cứu ở các trung tâm nghiên cứu thường được chia nhỏ thành các khoa riêng biệt, mỗi khoa thuẹc hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau tuỳ vào yêu cầu loại hình nghiên cứu mà trung tâm đó đảm nhiệm. Giao thông qua lại các khu các khu vực nghiên cứu phải thuận tiện và đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh (nếu có), một số khu vực nghiên cứu đặc biệt cần thiết kế cách ly với các khu còn lại.
Phòng thí nghiệm của trung tâm khoa học đô thị bền vững Germantown
45
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC Khối hội thảo là nơi tiến hành tổ chức các hội nghị, hội thảo để giới thiệu, quảng bá, tuyên truyền về các thành quả nghiên cứu của trung tâm đến người dân và các tổ chức có tâm huyết với các hoạt động nghiên cứu. Khu thực nghiệm là các khu vực nghiên cứu tiến hảnh trực tiếp trên các đối tượng nghiên cứu chứ không chỉ đơn thuần là nghiên cứu trên các chiếc xuất và mẫu vật nhỏ. Kích thước, quy mô diện tích và yêu cầu kĩ thuật của các khu thực nghiệm thay đổi tuỳ theo hình thức nghiên cứu của các trung tâm ngiên cứu. Từ những khoảng đất nuôi trồng nhỏ lẻ chỉ vài chục mét vuông hoặc lên đến vài hecta (các vườn ươm thực vật) hay thậm chí hàng trăm hecta (các jhu bảo tồn tự nhiên). Khu thực nghiệm liên hệ trực tiếp với các phòng, khoa thí nghiệm. Các khu phụ trợ, kĩ thuật bao gồm các kho phụ trợ hội ngị, triễn lãm. Kho thư viện. Kho thiết bị phục vụ nghiên cứu. Các bộ phận kĩ thuật như: điện, nước, báo cháy, chữa cháy, điều hoà, E-M, IT, ... các khu vực sân bãi. Các khu kĩ thuật phụ trợ nằm rãi rác khắp công trình, nằm gần các khu mà nó phục vụ để thuận tiện về giao thông.
Phân khu chức năng cơ bản của một trung tâm nghiên cứu
Trung tâm nghiên cứu đặt tại các khu vực nghiên cứu đặt thù: có thể được chia làm các loại hình sau: Các trung tâm nghiên cứu về tự nhiên, sinh vật, môi trường, khí tượng thủy văn: với loại hình nghiên cứu này, các trung tâm nghien cứu phải được đặt gần hoặc đặt trong chính khu vực có các đối tượng sinh sống cần nghiên cứu đề có thể dễ dàng thuận tiện trong việc thực nghiệm và thí nghiệm trên chính môi trường sống xung quanh. Cách bố trí chức năng có thể tập trung hoặc dàn trải theo từng khu vực và yêu cầu nghiên cứu Các trung tâm nghiên cứu cách ly là các trung tâm nghiên cứu trong quá trình thực nghiệm các sản phẩm nghiên cứu có khả năng gây hại tới con người và môi trường xung quanh, hoặc các trung tâm nghiên cứu các nội dung có yêu cầu bảo mật đặc biệt, bảo mật về quân sự, ... Các khu nghiên cứu dạng này thường được đặt trong một khu vực đặt biệt nào đó với an ninh luôn được đẩy lên mức cao nhất để đảm bảo các hoạt động thực nghiệm không gây ảnh hưởng ra bên ngoài.
46
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC MẶT BẰNG TỔNG THỂ Tổ chức mặt bằng dạng tập trung là dạng tổ chứcn các khối chức năng của trung tâm nghiên cứu theo hướng tậm trung. Đối với các trung tâm nghiên cứu lớn, có nhiều khu vực nghiên cứu và phòng nghiên cứu thì phát triển theo chiều đứng và sử dụng các nút giao thông đứng để kết nối giữa các không gian chức năng lại với nhau (một kiểu bố trí chức năng tương tự thường thấy như các công trình bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khoẻ). Ưu điểm: + Không tốn quá nhiều diện tích đất xây dựng + Giao thông giữa các khối chức năng gần, thuận tiện hơn. Nhược điểm: + Không thích hợp với các đối tượng nghiên cứu thực nghiệm trên quy mô lớn. + Khi có sự cố các khu nghiên cứu dễ ảnh hưởng lẫn nhau. Tổ chức mặt bằng dạng phân tán là dạng tổ chức từng khối nghiên cứu nằm rải rác trong khu vực nghiên cứu, phục vụ từng điạ điểm nghiên cứu với yếu cầu nghiên cứu khác nhau. Các khu vực nghiên cứu được liên kết với nhau bằng những con đường, hành lang, cầu nối. Ưu điểm: + Thuận lợi cho các mục đích nghiên cứu đặc biệt có yêu cầu chia nhỏ các khu vực nghiên cứu. + Cách ly từng khu khi có sự cố. Nhược điểm: + Giao thông giữa các khu chức năng cách xa nhau. + Cần có khu vực đất rộng lớn để xây dựng.
Viện nghiên cứu nhiệt đới smithsonian với dạng tổ chức mặt bằng phân tán
47
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
1.4.
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BĐKH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.4.1.CÁC CÔNG TRÌNH NGOÀI NƯỚC
TRỤ SỞ QUỸ KHÍ HẬU XANH / LAVA Đây là một công trình xây mới được thiết kế bởi văn phòng kiến trúc LAVA ở Stuttgart, CHLB Đức. Công trình này sẽ đáp ứng những tiêu chuẩn năng lượng và sinh thái xây dựng mới nhất cũng như những đòi hỏi khắt khe nhất về tính bền vững, sinh thái và hiệu quả năng lượng. Với thiết kế lấy cảm hứng từ khung cảnh tuyệt đẹp ở thung lũng sông Rhine và với các hình thức uốn lượn, giếng trời tự nhiên, vườn trên mái và sân thượng rộng cho nhà hàng. Thiết kế của LAVA cho trụ sở của GCF là “một dự án mô hình sinh thái” và thể hiện phương châm của họ: “màu xanh là màu đen mới”. Tầm nhìn bảo vệ khí hậu thế giới sẽ được hiện thực hóa trong chính thiết kế tòa nhà, với các giải pháp sáng tạo như: mặt tiền được khớp nối theo định hướng của tòa nhà - Bề mặt tích hợp nhiều phương tiện sản xuất năng lượng tái tạo khác nhau - Quang điện và phản ứng sinh học thể hiện việc áp dụng các công nghệ mới nhất - Tòa nhà đáp ứng trang web để tối đa hóa trải nghiệm về chất lượng tự nhiên của nó
48
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
TRUNG TÂM KHÍ HẬU APEC (APEC CLIMATE CENTER - APCC) Trung tâm Khí hậu APEC (APCC) được thành lập năm 2005 với sự chứng thực nhất trí và sự chào đón nồng nhiệt của các quan chức và lãnh đạo cấp cao của APEC tại Hội nghị Quan chức cấp cao APEC (SOM) đầu tiên tại Seoul, Hàn Quốc. Tại Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 17 được tổ chức vào tháng 11 năm 2005, các Bộ trưởng APEC đã hoan nghênh việc thành lập APCC trong Tuyên bố chung. Vào ngày 18 tháng 11 năm 2005, nhân dịp Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 13 tại Busan, Hàn Quốc, APCC đã chính thức ra mắt với sứ mệnh tăng cường hợp tác khoa học và công nghệ trên toàn khu vực APEC nhằm giúp các nền kinh tế và xã hội đối phó hiệu quả với hậu quả của các mối nguy liên quan đến khí hậu hiện tại và tương lai thông qua việc cung cấp thông tin khí hậu, nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật. Kể từ khi thành lập, APCC đã đóng một vai trò quan trọng trong khu vực trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin khí hậu dựa trên hệ thống dự đoán tập hợp nhiều mô hình.
49
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC VĂN PHÒNG MET / MET OFFICE
Logo của văn phòng
Là công ty hàng đầu thế giới về cung cấp dịch vụ thời tiết và khí hậu, Met Office hỗ trợ nhiều lĩnh vực từ sản xuất năng lượng và phân phối nước, vận tải, tập trung chủ yếu vào các ngành hàng không, bảo hiểm, bán lẻ, ngân hàng và môi trường như nông nghiệp và các ngành khai thác . Nó duy trì mối quan hệ rất chặt chẽ với Chính phủ Anh và công chúng thông qua các kết nối với các đối tác truyền thông và vai trò của nó trong việc phòng chống thiên tai. Văn phòng Met có hơn 60 địa điểm trên khắp thế giới và kết nối với gia đình Dịch vụ thời tiết quốc gia rộng lớn hơn để có thể duy trì phạm vi toàn cầu về các yếu tố thời tiết và khí hậu 24/7. Văn phòng Met là một phần của Bộ phận Kinh doanh, Đổi mới và Khoa học, hoạt động với tinh thần kinh doanh mạnh mẽ. Nó được công nhận là một trong những nhà dự báo chính xác nhất thế giới, Văn phòng Met là dịch vụ khí tượng quốc gia cho Vương quốc Anh. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ thời tiết quan trọng và khoa học khí hậu hàng đầu thế giới, giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn để giữ an toàn và phát triển.
"Chúng tôi muốn mạnh dạn về việc chúng ta nên vươn xa và tham vọng như thế nào, và thực sự tập trung vào việc giữ sức khỏe cho tương lai tại thời điểm thay đổi." Penny Endersby, Giám đốc điều hành
Sảnh chính của toà nhà
50
Bên trong văn phòng nghiên cứu, làm việc
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
Văn phòng Met được thành để giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn để giữ an toàn và phát triển. Điều đó có nghĩa là văn phòng sẽ cung cấp cho bạn thông tin thời tiết và khí hậu tốt nhất cho bạn. Chúng tôi tập trung vào việc tạo ra sự khác biệt và mang lại lợi ích lớn hơn cho bạn. Chúng tôi chỉ tạo ra ảnh hưởng khi dữ liệu, sản phẩm, khoa học, dịch vụ và lời khuyên của chúng tôi vào tay những người sử dụng nó để định hình cuộc sống của họ và cuộc sống của những người xung quanh. Chúng tôi cung cấp dịch vụ của chúng tôi thông qua chuyên môn khoa học, công nghệ và hoạt động đặc biệt. Đằng sau này là một nhóm những người xuất sắc, làm việc với bạn để mang lại tác động phi thường, khiến chúng tôi trở thành một trong những nhà dự báo đáng tin cậy nhất trên thế giới.
51
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC Nằm tại Công viên Khoa học Exeter, siêu máy tính duy trì khả năng phục hồi trước các sự kiện thời tiết khắc nghiệt được hoạt động vào năm 2017. Giúp các quan sát được cải thiện, kết hợp với mô hình khoa học và vật lý, mở khóa dự báo tốt hơn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, thịnh vượng và cạnh tranh của Vương quốc Anh. Tòa nhà dữ liệu của Met Office là một trung tâm 'Siêu máy tính' (HPC) , với siêu máy tính mạnh hơn 13 lần so với hệ thống hiện tại đang được sử dụng nhờ bộ nhớ cao hơn 120.000 lần so với điện thoại thông minh hàng đầu. Nó có thể thực hiện hơn 16.000 nghìn tỷ phép tính mỗi giây và ở mức 140 tấn, nặng tương đương với 11 xe buýt hai tầng. Dự báo tinh vi của siêu máy tính mang lại 2 tỷ bảng lợi ích kinh tế xã hội cho Vương quốc Anh bằng cách cho phép các kế hoạch dự phòng và dự phòng tốt hơn để bảo vệ nhà cửa và doanh nghiệp của người dân. Siêu máy tính mạnh mẽ là chất xúc tác cho sự phát triển khu vực ở Tây Nam, hỗ trợ sự hợp tác và hợp tác giữa khoa học, kinh doanh và học viện. Nằm cách trụ sở của Văn phòng Met một khoảng cách ngắn, cấu trúc được xây dựng có mục đích của Met Office đang đưa Vương quốc Anh trở thành công ty hàng đầu thế giới về khí tượng học.
Tòa nhà siêu máy tính của Met Office
Bên trong phòng siêu máy tính
52
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHÍ QUYỂN QUỐC GIA, BOULDER, COLORADO CỦA IM PEI 1967 Phòng thí nghiệm Mesa, trụ sở của Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia (NCAR), được nhiều người coi là một kiệt tác kiến trúc hiện đại. Trang web NCAR được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng thế giới, IM Pei. Việc xây dựng tòa nhà bằng bê tông và đá độc đáo đã được hoàn thành vào năm 1966 với nhà tài trợ chính của NCAR, Quỹ Khoa học Quốc gia, cung cấp kinh phí xây dựng cho phòng thí nghiệm. Pei dựa trên thiết kế của mình dựa trên sự thích nghi của những ngôi nhà trên vách đá Ấn Độ hàng thế kỷ tại Công viên Quốc gia Mesa Verde ở phía tây nam Colorado. Thường được mô tả là tương lai của Hồi giáo, Phòng thí nghiệm Mesa cũng được so sánh với một pháo đài thời trung cổ, một lâu đài Tây Ban Nha và Stonehenge thời hiện đại. Pei coi Phòng thí nghiệm Mesa là một trong những sở thích cá nhân và là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp lẫy lừng của mình.
MBTT của trung tâm nghiên cứu
Mặt bằng tầng trệt
53
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC Mặc dù sự sắp xếp các mảnh trong khu phức hợp có vẻ ngẫu nhiên, nhưng nó thực sự được lên kế hoạch cẩn thận. Pei đã tổ chức các văn phòng và phòng thí nghiệm trong hai tòa tháp cao để đảm bảo các nhà nghiên cứu có thể có thời gian một mình, nhưng bầu không khí giống như mê cung của tòa nhà khuyến khích các cuộc họp ngẫu nhiên trong hội trường và khu vực chung, mà Walter Roberts, giám đốc sáng lập của NCAR, tin rằng là một điều quan trọng một phần của nghiên cứu khoa học và cân nhắc.
54
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.4.2.CÁC CÔNG TRÌNH TRONG NGƯỚC
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
Bên trong không gian hội thảo
Cục Biến đổi khí hậu nằm trong bộ tài nguyên và môi trường
CỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Cục Biến đổi khí hậu là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô-dôn; thực hiện các dịch vụ công về biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của pháp luật. Cục chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, lồng ghép nội dung thích ứng với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các giải pháp, mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu theo phân công của Bộ trưởng; Xây dựng và tổ chức triển khai hệ thống theo dõi, thẩm định, báo cáo (MRV) đối với các hoạt độngthích ứng với biến đổi khí hậu; Tổ chức triển khai các nội dung có liên quan đến tổn thất và thiệt hại trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; Xây dựng, hướng dẫn và giám sát thực hiện Kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu; Xây dựng, triển khai áp dụng bộ tiêu chí đánh giá ưu tiên trong các hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu; tổ chức thẩm định nội dung thích ứng với biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch theo quy định của pháp luật.
55
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC VIỆN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẠI HỌC CẦN THƠ (DRAGON institute-Mekong-CTU)
Lối vào viện nghiên cứu BĐKH Đại Học Cần Thơ
Bên trong hội trường lớn của viện
56
Viện là đơn vị đầu mối ở đồng bằng sông Cửu Long về lãnh vực nghiên cứu, đào tạo, huấn luyện có liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng; Nghiên cứu và biên tập các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm đã có của các quốc gia và đồng bằng khác trên thế giới để xây dựng thành các kịch bản nhằm ứng phó và thích nghi đối với tác động xấu của việc biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cung cấp kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm và kịch bản cho các cấp lãnh đạo địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long về tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng để làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chiến lược phát triển dân cư, hạ tầng, an ninh lương thực và sản xuất hàng hóa; đào tạo nguồn nhân lực quản lý và huấn luyện nâng cao năng lực thích nghi của cộng đồng;
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL Chia sẻ kết quả nghiên cứu và thông tin về Chương trình hành động quốc gia về Biến đổi khí hậu toàn cầu và Nước biển dâng, các Bộ-Ngành có liên quan của Việt Nam và các cơ quan nghiên cứu quốc tế khác; Tranh thủ nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ cho đại học Cần Thơ và cho các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long; Tranh thủ nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để xây dựng văn phòng làm việc, phòng thí nghiệm, phương tiện nghiên cứu hiện đại và cập nhật nguồn thông tin (thí dụ: ảnh vệ tinh, mạng thông tin khí tượng - thủy văn, mạng cảnh báo thiên tai, ...); Viện BĐKH là nơi để cho cán bộ của đại học Cần Thơ và các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận và chia sẻ các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai với các nhà khoa học, các nhà quản lý trong khu vực và trên thế giới. Viện BĐKH là cơ sở nghiên cứu khoa học và huấn luyện độc lập có tầm vóc uy tín trong khu vực và quốc tế. Viện sẽ là đối tác trực tiếp với các Viện nghiên cứu khác ở trong trong nước và quốc tế. Viện BĐKH sẽ có con dấu và tài khoản riêng. Các khoản thu - chi từ nguồn viện trợ, hoạt động huấn luyện, chuyển giao của Viện BĐKH phải tuân theo quy chế quản lý tài chính chung.
Hội trường nhỏ, phòng học
57
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BĐKH Quy hoạch sử dụng đất cho thể loại công trình nghiên cứu Quy chuẩn thiết kế trung tâm nghiên cứu Một số mô hình nghiên cứu BĐKH trên Thế giới và các hạng mục không gian chức năng khu vực nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu BĐKH Cơ sở thiết kế hình thức trung tâm nghiên cứu BĐKH
58
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHO THỂ LOẠI CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Công trình thuộc Cấp I hoặc Cấp II: Trụ sở cơ quan trực thuộc Bộ và ngang Bộ, thuộc hệ thống cơ quan các ngành (sự nghiệp, khoa học, kĩ thuật, kinh tế), (Theo phụ lục I, TCVN 4601:1988). Theo tình hình thực tiễn ở nước ta, trụ sở cơ quan từ Cấp II trở lên, thông thường có quy mô từ 300 đến 500 người đối với: Trụ sở và cơ quan ngang Bộ (khối văn phòng và các cục vụ trực thuộc Bộ) các viện thiết kế, nghiên cứu ở Trung ương và các công ty thuộc Bộ. Mật độ xây dựng Theo quy định của quy chuẩn về quy hoạch (Ban hành kèm theo quyết định số 04/2008/QĐ-BXD) về việc ban hành Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng): Đối với các công trình công cộng như giáo dục, y tế, văn hoá, TDTT, chợ được xây dựng mới, mật độ xây dựng tối đa là 40%. Riêng phần diện tích trồng cây xanh tại các khu đất xây dựng công trình được quy hoạch như sau: đối với nhà biệt thự, nhà vườn, nhà chng cư thì diện tích đất tối thiếu trồng cây xanh là 20%. Nhà trẻ, trường học, bệnh viện, nhà văn hoá phải dành tối thiểu 30% đất để trồng cây xanh. Còn với nhà máy xây dựng phân tán hoặc trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung đều phải dành diện tích cây xanh ít nhất 20%. Các yêu cầu đối với quy hoạch các khu chức năng đô thị ----
---
Khu chức năng đô thị phải ở vị trí phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, phòng chống cháy và phải được liên hệ thuận tiện với nhau bằng hệ thống giao thông hợp lý và an toàn, đảm bảo bán kính phục vụ của các công trình công cộng, dịch vụ và công viên cây xanh; Phân khu chức năng đô thị phải tận dụng địa hình tự nhiên, hiện trạng kinh tế, xã hội và công trình xây dựng để tổ chức không gian đô thị và bố trí hệ thống kỹ thuật đạt hiệu quả cao về thẩm mỹ, về đầu tư và khai thác sử dụng; Tổ chức không gian đô thị trên mặt đất và dưới mặt đất phải được kết nối hợp lý; Quy hoạch sử dụng đất các khu chức năng phải được xác định trên cơ sở các điều kiện cụ thể của từng khu vực: mục tiêu quy hoạch; điều kiện tự nhiên và hiện trạng; quỹ đất phát triển...; đảm bảo môi trường sống và làm việc thuận lợi cho người dân, nâng cao hiệu quả quỹ đất hướng tới phát triển bền vững;
Trung tâm khí hậu kết hợp trung tâm học tập và nghiên cứu biển đổi khí hậu giải quyết hai quan điểm trái ngược nhau của tự nhiên, không bị ảnh hưởng ở một bên và sự huỷ diệt của con người ở bên kia. Nhà kính bao gồm hai phần: rừng mưa nhiệt đới và quần xã sinh vật. Du khách sẽ trãi nghiệm sự đa dạng của sinh học của các khu vực này cũng như tìm hiểu những thách thức mà họ phải đối mặt, Trong trung tâm hội nghị khí hậu, cơ sở giáo dục, thư viện khoa học tự nhiên. Chịu trách nhiệm cho 40% lượng khí CO2 của thế giới, trạm năng lượng mặt trời nhỏ làm cho năng lượng của toà nhà trở nên tích cực. (Toyen Climate center)
59
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
2.2.
60
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC
QUY CHUẨN THIẾT KẾ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU 2.2.1. TÍNH TOÁN QUY MÔ, DIỆN TÍCH
PHÂN KHU CHỨC NĂNG
2.2.2. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
CÁC HẠNG MỤC CỦA CÔNG TRÌNH
CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN
KHU NGHIÊN CỨU
CÁC KHOA NGHIÊN CỨU Mỗi khoa bao gồm các hạng mục chức năng sau: + Văn phòng làm việc. + Phòng họp. + Phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm. + Các khu thực nghiệm đi kèm (tùy theo nội dung nghiên cứu của từng khu). + Phòng tập huấn. + Kho, lưu trữ, phục vụ.
- Các phòng làm việc của khu nghiên cứu được tổ chức như các dạng văn phòng cao cấp. - Theo TCVN 4601:1988 , một phòng làm việc nghiên cứu không phép quá ba người. Tuy nhiên ta vẫn có thể tổ chức thành những không gian lớn với các vách ngăn nhẹ phân chia không gian thành những khu vực độc lập, đảm bảo sự yên tĩnh và riêng biệt. - Theo Architectural Graphic Standards, diện tích cần thiết cho một nhân viên là 6 (m2). Tuy nhiên, tính chất của khu nghiên cứu ta có thể đề xuất chỉ tiêu này lên gấp đôi, khoảng 10 - 15 m2/người để đảm bảo tính yên tĩnh và độc lập. - Các phòng thí nghiệm có thể tham khảo tại tiêu chuẩn TCXDVN 297:2003 - Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng - Tiêu chuẩn công nhận.
KHU TRƯNG BÀY
CÁC KHU TRƯNG BÀY - TRIỄN LÃM + Các không gian trưng bày. + Kho, phục vụ.
Có thể tham khảo trong các tiêu chuẩn dành cho công trình có không gian trưng bày. Chẳng hạn, phòng trưng bày triễn lãm có thể tham khảo mục 5.10: nhà triễn lãm trong QD05:2004.
KHU QUẢN LÝ
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH + Các văn phòng hành chính. + Tài chính, kế toán. + Tổ chức - hành chính. + Quản trị và VTTB y tế.
Các văn phòng làm việc hành chính được quy định ở mục 3.6 đến 3.13 TCVN 4601:1988 - Trụ sở cơ quan - Tiêu chuẩn thiết kế. Theo tiêu chuẩn này, các phòng làm việc hành chính phải được thiết kế theo đơn vị và tuân theo dây chuyền công tác.
PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC + Các văn phòng làm việc.
Các phòng làm việc tương tự như khu hành chính nghiệp vụ. Trong khu vực này cần bố trí khu vực các phòng tiếp khách đối ngoại. Tiêu chuẩn về các phòng này xem tại mục 3.16 TCVN 4601:1988.
KHU THƯ VIỆN, PHÒNG HỌC
CÁC KHO PHỤC VỤ, LƯU TRỮ THƯ VIỆN + Khu sách mở. + Khu đọc + Khu tra cứu, đọc sách điện tử CÁC PHÒNG HỌC
KHO LƯU TRỮ + Kho sách. + Xử lý sách. KHU HỘI THẢO, HỘI NGHỊ
KHU HÔI THẢO + Hội thảo lớn 400 chỗ. + Các phòng hội thảo nhỏ 150 chỗ.
Khu thư viện có thể áp dụng tiêu chuẩn dành cho thư viện trường đại học và học viện. Tham khảo điều 3.36, 3.37 TCVN 3981:1985.
Tham khảo tiêu chuẩn thiết kế trường đại học để có các diện tích cơ bản của các thành phần trong thư viện. Số người phục vụ trong không gian phòng đọc có thể tham khảo ở bảng G9 - Hệ số không gian QC PCCC 06 - 2010. Theo đó, trong không gian chung thư viện thì một người đọc cần 7 m2 không gian sàn. Phòng hội thảo có thể tham khảo tại các tài liệu sau đây: - Điều 3.41 - diện tích hội trường và phòng phụ TCVN 3981:1985 - Trường đại học - Tiêu chuẩn thiết kế. - TCVN 355:2005: Tiêu chuẩn thiết kế phòng khán giả, nhà hát. Trong đó, mục 5.2.1 - Yêu cầu thiết kế phòng khán giả, 5.2.2 - Yêu cầu thiết kế sân khấu, 5.2.4 các phòng chức năng phục vụ, 5.2.5 các phòng kỹ thuật
SẢNH GIẢI LAO
Sảnh giải lao khu vực hội thảo ta có thể sử dụng tiêu chuẩn dành cho sảnh ồ ạt 0.35 m2/người. Nếu sảnh này gần với một số hoạt động khác như trưng bày, quảng cáo, chiêu đãi nhỏ thì diện tích tiêu chuẩn này có thể tăng lên, đề xuất từ 0.5 - 0.6 m2/người.
KHU PHỤC VỤ + Các phòng phục vụ hội thảo. + Các phòng kho, thiết bị
Các phòng phục vụ hội thảo có thể tham khảo khoản 5.2.4 các phòng chức năng phục vụ trongTCVN 355:2005 - Tiêu chuẩn thiết kế phòng khán giả, nhà hát.
61
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
2.3.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU BĐKH TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC HẠNG MỤC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BĐKH
Có ba giai đoạn quan trọng thiết lập bảng dự báo thời tiết:
1. Biết những gì thời tiết đang diễn ra 2. Tính toán thời tiết sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai 3. Sử dụng chuyên môn khí tượng để tinh chỉnh các chi tiết
Văn phòng Met sử dụng mạng lưới các thiết bị thu thập thông tin (vệ tin, thuyền quan trắc, máy bay quan sát, phao dữ liệu, vệ tinh mặt đất,...) toàn cấu để thu thập các thông tin như nhiệt độ, áp lực và tốc độ gió,... để biết chính xác những gì đang diễn ra. Những dữ liệu quan trắc này được đối chiếu với các dữ liệu cũ để tạo ra một đánh giá tốt nhất cho tình trạng hiện tại của bầu khí quyển. Tất cả dữ liệu quan sát sẽ được đưa vào những siêu máy tính mạnh mẽ mô phỏng lại bầu khí quyển của trái đất để xem nó sẽ thay đổi như thế nào trong thời gian sắp tới. Bằng các siêu máy tính có thể xử lí hơn 16.000 tỷ phép tính trên một giây, đội ngũ hơn 1000 chuyên gia của Met nghiên cứu, giải thích và cải thiện bởi để tạo ra một bản dự báo thời tiết truyền đến các tổ chức và cộng đồng. Hệ thống quan trắc toàn cầu
Vệ tinh cực
Vệ tinh địa tĩnh
Hình ảnh vệ tinh
Máy bay quan sát
Phao dữ liệu
Vệ tinh mặt đất
Thuyền quan trắc
Trạm cao không
Rada thời tiết
Trạm tự động Trung tâm dự báo
Trạm KT bề mặt
62
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL Các hạng mục chức năng khu vực nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu BĐKH
Trạm quan trắc, xử lí thông tin Phòng lưu trữ thông tin
Siêu máy tính - mô phỏng mô hình khí hậu
Khu thực nghiệm Studio - thiết kế dự báo
Phòng thông - tuyên truyền dự báo
63
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
2.4.
CƠ SỞ THIẾT KẾ HÌNH THỨC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BĐKH 2.4.1. TIÊU CHUẨN KIẾN TRÚC XANH
CÁC HỆ THỐNG CHỨNG NHẬN CÔNG TRÌNH XANH Hệ thống Chứng nhận Công trình xanh (như LOTUS, LEED, Green Mark, v.v.) là những tiêu chuẩn giúp đánh giá công trình xanh. Hệ thống Chứng nhận Công trình xanh là cơ sở nhằm: -----
Đánh giá hiệu năng công trình Chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường qua bên thứ ba Tạo điều kiện cho quy trình thiết kế và xây dựng tích hợp Đảm bảo công trình tuân thủ những quy định hiện hành
1
2
3
4
SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁC HỆ THỐNG CHỨNG NHẬN LEED: Hệ thống chứng nhận công trình xanh toàn diện, được phát triển tại Mỹ và phù hợp cho các dự án hướng tới nhận diện thương hiệu quốc tế. Các yêu cầu của LEED chủ yếu thích hợp với các thị trường xây dựng tại các nước phát triển hơn là các nước nước đang phát triển. LOTUS: Hệ thống chứng nhận công trình xanh toàn diện được phát triển cho thị trường xây dựng tại Việt Nam. Các yêu cầu của LOTUS được điều chỉnh nhằm phù hợp với thực tiễn ngành xây dựng, quy định của Nhà nước và điều kiện khí hậu tại Việt Nam.
1 - Logo chứng nhận công trình xanh LOTUS 2 - Logo chứng nhận công trình xanh LEED 3 - Logo thang điểm xanh Green Mark 4 - Logo chứng chỉ Edge
64
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC
EDGE: Hệ thống chứng nhận tập trung vào các tiêu chí Năng lượng, Nước và Năng lượng hàm chứa của Vật liệu, phù hợp với các dự án có mục tiêu tối thiểu hoá mức tiêu thụ tài nguyên. GREEN MARK: Hệ thống chứng nhận công trình xanh của Singapore. Các tiêu chuẩn của Green Mark chủ yếu phù hợp với thị trường xây dựng tại các nước phát triển.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
Logo chứng nhận công trình xanh LEED
LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) là một giấy chứng nhận cho các công trình xây dựng xanh được cấp bởi Hội đồng Xây dựng Xanh Mỹ ra đời năm 1995 tại Mỹ. Đây là tiêu chuẩn quốc tế tiên phong về vấn đề xây dựng các công trình tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sống của con người. Để nhận được chứng nhận LEED, các công trình xây dựng cần tuân thủ các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng và tạo ra một môi trường xanh như tăng hiệu quả thoát nước, giảm lượng khí thải, nâng cao chất lượng môi trường sống, tăng khả năng thích ứng của công trình với sự thay đổi của môi trường và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo một cách tối ưu. Ngoài ra, để đạt được chứng chỉ với các cấp độ khác nhau như chứng chỉ Bạc, Vàng hay Bạch Kim, các dự án công trình cần tích lũy thêm nhiều điểm tương ứng với các tiêu chí của hệ thống đánh giá LEED mà các đơn vị đã chọn cho công trình của mình. VAI TRÒ CỦA LEED Thiết kế và xây dựng các công trình mới Được phát triển bởi US.Green Building Council (USGBC), LEED cung cấp cho các chủ sở hữu, cũng như các nhà quản lý một cơ sở vững chắc trong việc xác định và thực hiện các giải pháp “kiến trúc xanh” đạt tiêu chuẩn và khả thi như thiết kế, thi công, vận hành, bảo hành. Leed cung cấp một chuẩn các quy định cho việc xây dựng các công trình xanh một cách toàn diện. Các yêu cầu của đánh giá Leed hỗ trợ cho các đơn vị xây dựng được một công trình có lợi cho sức khỏe, tối ưu nguồn nguyên liệu và tiết kệm chi phí. Leed đem lại sự phát triển bền vững trên mọi mặt. LEED trong Thiết kế xây dựng: Hệ thống LEED được áp dụng để đánh giá cho nhiều ngành nghề khác nhau, tuy nhiên ở đây chỉ tập trung những tiêu chuẩn đặc trưng cho ngành Kiến trúc xây dựng với chi tiết như sau: (Điểm và hạng mục trong tiêu chuẩn LEED 2009 cho công trình xây dựng mới và đại trùng tu). Cải tiến các công trình cũ Các công trình đã được sử dụng một thời gian thường có khả năng sử dụng thấp và gây lãng phí các nguồn năng lượng. Vì thế, Leed đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của các công trình cũ, đồng thời tiết kiệm chi phí sử dụng các nguồn năng lượng điện, nước… ở mức hiệu quả nhất. Thiết kế và xây dựng các không gian sinh hoạt bên trong tòa nhà Để mang lại sự thoải mái và tiện dụng cho người dùng, các giải pháp của Leed trong việc xây dựng các công trình xanh giúp cho các đơn vị xây dựng tạo ra một không gian sinh hoạt có lợi cho sức khỏe và cải thiện chất lượng sống của con người. Cách đánh giá Leed: Hệ thống đánh giá Leed của Hiệp hội Công trình Xanh Mỹ USGBC dựa vào sáu tiêu chí dưới đây để đánh giá một kiến trúc xanh: -------
hiết kế địa điểm bền vững T Sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước Năng lượng với môi trường Vật liệu và tài nguyên Chất lượng môi trường trong phòng Thiết kế có tính đổi mới
65
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
Các tiêu chí đánh giá của LEED
Được phát triển bởi US.Green Building Council (USGBC), LEED cung cấp cho các chủ sở hữu, cũng như các nhà quản lý một cơ sở vững chắc trong Khi được chứng nhận LEED nghĩa là công trình đó sử dụng hiệu quả nước và năng lượng, thải ít khí CO2 và tận dụng tốt các nguồn tài nguyên ở địa phương giúp giảm thiểu mức độ sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất và vận chuyển. Song song với sự bùng nổ trong thị trường Xanh như thực phẩm hữu cơ, xe hybrid sử dụng năng lượng hiệu quả,….kiến trúc Xanh đang thu hút được sự quan tâm của những nhà qui hoạch, các nhà đầu tư, các đơn vị thiết kế đến người tiêu dùng. Những công trình, những toà nhà đạt tiêu chuẩn xanh, thân thiện với môi trường luôn chiếm được thiện cảm và cũng là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của khách hàng ngày nay. Chính sự góp mặt của tiêu chuẩn LEED mang giá trị toàn cầu đã giúp tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả trong các tòa nhà không chỉ góp phần làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, mà còn góp phần quan trọng trong xây dựng một cuộc sống văn minh, hiện đại, đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Bảng tính điểm của chứng nhận LEED
66
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL Xếp hạng của LEED 2009 cho các công trình xây dựng mới và đại trùng tu: Chứng nhận (Certified):
40 - 49 điểm
Chứng nhận Bạc (Silver):
50 - 59 điểm
Chứng nhận Vàng (Gold):
60 - 79 điểm
Chứng nhận Bạch kim (Platinum): Từ 80 điểm trở lên
Thang điểm xếp hạng tiêu chuẩn LEED
Với ý nghĩa mà LEED mang lại, tại Việt Nam đặc biệt là TP.HCM ngày càng nhiều Chủ đầu tư, các nhà Thiết kế, các nhà thầu…quan tâm phát triển dự án theo hướng kiến trúc xanh. Ngày 15.6, công trình xanh đạt chứng chỉ LEED đầu tiên tại trung tâm TP.HCM đã được giới thiệu tại hội thảo Kiến trúc xanh lần thứ 2 -2013, do Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP.HCM phối hợp với CLB Kiến trúc xanh TP tổ chức. Đó là công trình cao ốc văn phòng President Place (Q.1), đã đạt chứng chỉ LEED Gold nhờ vào những điểm nổi bật như: tiết kiệm năng lượng hơn 12%, tiết kiệm nước hơn 45%, sử dụng phần lớn vật liệu thân thiện với môi trường. Siêu thị Big C Dĩ An - Trung tâm thương mại (TTTM) Green Square tại Bình Dương rộng 16.000 m2 được xây dựng theo mô hình Công trình Xanh, khai trương vào tháng 3.2013 đã được cấp chứng chỉ LEED Vàng cuối năm 2013… HỘI ĐỒNG CÔNG TRÌNH XANH VIỆT NAM (VGBC) là một dự án của Quỹ Thành phố Xanh, một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế có trụ sở tại Oakland, California, Hoa Kỳ. Mục tiêu của VGBC là đóng vai trò đầu mối giữa các cơ quan nhà nước, khối học thuật và khu vực tư nhân nhằm thiết lập một môi trường xây dựng bền vững và có tính thích ứng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. VGBC đã được Bộ Xây dựng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức công nhận vào tháng 3 năm 2009 và gia nhập Mạng lưới Hội đồng Công trình xanh Thế giới (WGBC) - Châu Á Thái Bình Dương vào tháng 9 năm 2009. VGBC đặt ra các mục tiêu chính như sau: - Nâng cao nhận thức và vận động chính sách về xây dựng công trình xanh: - Nâng cao nhận thức về xây dựng công trình xanh thông qua các cuộc hội thảo và tài nguyên trực tuyến - Hỗ trợ cơ quan Nhà nước trong xây dựng các chính sách và điều luật phát triển công trình xanh - Thắt chặt mối quan hệ giữa các đối tác thuộc khu vực nhà nước, giới học thuật và khu vực tư nhân - Xây dựng năng lực: - Phát triển và thực hiện các chương trình đào tạo cho khối học thuật và Nhà nước - Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo và kiểm tra Tư vấn Xanh (Chuyên gia Tư vấn LOTUS) - Xây dựng công cụ công trình xanh cho Việt Nam - Phát triển các bộ công cụ đánh giá công trình xanh (LOTUS) - Xây dựng Cơ sở dữ liệu Xanh (bao gồm các sản phẩm và dịch vụ) - Tiến hành nghiên cứu lâu dài về khả năng chống chịu biến đổi khí hậu cho công trình xây dựng
Logo Hội đồng Công trình xanh Việt Nam - VGBC
67
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC LOTUS là bộ các công cụ đánh giá công trình xanh theo định hướng thị trường được Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam phát triển riêng biệt cho môi trường xây dựng tại Việt Nam. Hệ thống Chứng nhận LOTUS có chung mục tiêu với các hệ thống xếp hạng công trình xanh quốc tế hiện hành (như LEED, Green Star, BREEAM, GBI, Green Mark, Greenship, v.v.) và nhắm tới xây dựng các tiêu chuẩn và định mức giúp định hướng ngành xây dựng sở tại hướng đến mục tiêu sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các phương pháp thân thiện với môi trường. Hệ thống Chứng nhận LOTUS được phát triển thông qua quá trình nghiên cứu lâu dài, với sự cố vấn của các chuyên gia dựa trên bối cảnh kinh tế và tự nhiên của Việt Nam và tuân thủ các tiêu chuẩn và pháp luật Việt Nam. Hệ thống Chứng nhận LOTUS hiện tại bao gồm: -- LOTUS Phi nhà ở (LOTUS NR V2.0) -- LOTUS Nhà ở Chung cư (LOTUS MFR Pilot) -- LOTUS Công trình đang vận hành (LOTUS BIO Pilot) -- LOTUS Công trình quy mô nhỏ CÁC HẠNG MỤC LOTUS SB bao gồm 6 hạng mục (chưa bao gồm hạng mục “Sáng kiến”), mỗi hạng mục bao gồm các khoản khác nhau. Đối với mỗi khoản, các tiêu chí cụ thể được đặt ra tương ứng với một số điểm xếp hạng nhất định. Năng lượng (E) - Giám sát và giảm mức tiêu thụ năng lượng của công trình, ví dụ như thông qua giải pháp thiết kế thụ động, sử dụng thông gió tự nhiên và lắp đặt các thiết bị tiết kiệm năng lượng (HVAC, chiếu sáng, đun nước nóng, v.v). Nước (W) - Giảm mức tiêu thụ nước của công trình nhờ các thiết bị sử dụng nước hiệu quả, thu nước mưa, tái sử dụng/ tái chế nước và các biện pháp liên quan. Vật liệu (M) - Khuyến khích sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và giảm sử dụng các vật liệu có năng lượng hàm chứa lớn thông qua các giải pháp như sử dụng vật liệu tái chế hoặc vật liệu tái sử dụng. Môi trường khu vực (LE) - Bảo vệ hệ sinh thái ở khu vực xây dựng công trình và xung quanh công trình, khuyến khích hoạt động tái chế, kết hợp các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động lên môi trường. Sức khỏe & Tiện nghi (H) - Đảm bảo chất lượng môi trường bên trong công trình nhờ tối ưu hóa chiếu sáng tự nhiên, nhiệt độ và chất lượng không khí bên trong công trình. Cộng đồng & Quản lý (CM) - Nâng cao nhận thức về tác động của công trình đến cộng đồng và đảm bảo rằng các mục tiêu được đặt ra trong từng giai đoạn (thiết kế, xây dựng, nghiệm thu và vận hành) được quản lý một cách toàn diện và hiệu quả xuyên suốt dự án. Bên cạnh các hạng mục trên, hạng mục “Sáng kiến” (Inn) sẽ thưởng điểm cho công trình có hiệu suất vượt trội cũng như các sáng kiến vượt yêu cầu hoặc không được đề cập cụ thể trong LOTUS. Hạng mục này bao gồm các điểm thưởng. ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT Không giống như các hệ thống đánh giá khác của LOTUS, LOTUS SB không có bất cứ điều kiện tiên quyết nào. LOTUS là một hệ thống tính điểm giúp đánh giá các dự án qua điểm số đạt được khi đáp ứng yêu cầu tại các khoản của LOTUS. Các Khoản được xây dựng theo cấu trúc sau: Mục đích, Yêu cầu, Tổng quan, Tiếp cận và Thực hiện, Tính toán (tùy chọn) và Hồ sơ Trình nộp. Dự án được coi là đáp ứng yêu cầu của một khoản khi đã đạt được mục đích của khoản đó, thực hiện được các yêu cầu và cung cấp đủ các hồ sơ trình nộp cần thiết.
68
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL TÍNH ĐIỂM Hệ thống tính điểm cho LOTUS SB được lập ra trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng các công cụ đánh giá công trình xanh khác trong tương quan với các vấn đề môi trường đặc trưng của ngành xây dựng, sự phát triển và tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Bảng tính điểm trong LOTUS SB
CÁC MỨC CHỨNG NHẬN Số điểm tối đa của LOTUS SB là 80 điểm, cùng với 20 điểm thưởng cho khoản thực tiễn hiệu quả nhất và hạng mục Sáng kiến. Các mức xếp hạng vẫn được giữ nguyên giống như các hệ thống xếp hạng LOTUS mới công bố gần đây. Mức xếp hạng đầu tiên của LOTUS SB - Chứng nhận LOTUS - được ấn định tại 40% tổng số điểm, không tính điểm thưởng. Giá trị này phản ánh mức thực hiện hiệu quả đầu tiên và là mức điểm tối thiểu để được cấp chứng nhận. Các mức xếp hạng tiếp theo tương ứng với 55% (LOTUS Bạc), 65% (LOTUS Vàng) và 75% (LOTUS Bạch kim)
Hệ thống chứng nhận và các mức xếp hạng công trình xanh của LOTUS SB
69
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
Logo chứng chỉ Edge
CHỨNG CHỈ EDGE của IFC* là một hệ thống đánh giá công trình sử dụng tài nguyên hiệu quả, giúp tiết kiệm năng lượng, nước và năng lượng dùng để sản xuất vật liệu xây dựng công trình, qua đó giúp giảm phát thải khí nhà kính. EDGE chứng minh rằng những công trình trong tương lai vừa có thể nâng mức lợi nhuận, vừa giảm được mức phát thải cácbon. Để được chứng nhận, công trình mới phải đạt 20% mức giảm tiêu thụ năng lượng, nước và năng lượng hàm chứa trong vật liệu so với công trình thông thường. EDGE áp dụng cho một loạt các loại hình công trình như nhà ở, chung cư, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, văn phòng, cơ sở y tế, trung tâm thương mại ở hơn 100 quốc gia. Người thiết kế công trình giờ đây đã có thể áp dụng một phương pháp tiếp cận định lượng nhờ phần mềm EDGE. EDGE sẽ cho biết các số liệu về chi phí, điều kiện khí hậu của các vùng miền để cho ra kết quả cụ thể. Giao diện phần mềm còn cho phép dễ dàng xây dựng mô hình hiệu suất tối ưu mà không phải hy sinh về mặt thiết kế kiến trúc. EDGE có thể áp dụng cho mọi giai đoạn trong vòng đời dự án, từ giai đoạn thiết kế ý tưởng cho đến quá trình ra quyết định ngay tại công trường. Quy trình chứng nhận bắt đầu ngay từ giai đoạn thiết kế, với việc nhập thông số dự án vào phần mềm EDGE và lựa chọn các giải pháp xanh. Dự án đạt tiêu chuẩn EDGE phải cải thiện được ít nhất 20% mức tiêu thụ năng lượng, nước, vật liệu so với công trình điển hình tại tỉnh/thành phố đó. Nếu đạt được mức cải thiện này thì dự án sẽ đủ điều kiện để đăng ký cấp chứng chỉ. Trong quá trình chứng nhận, khách hàng sẽ nộp hồ sơ để các kiểm toán viên, những người đã được tập huấn về EDGE kiểm tra tại các bước thiết kế, xây dựng, đồng thời cũng sẽ tiến hành kiểm tra thực địa. Những dự án đạt tiêu chuẩn EDGE sẽ được cấp chứng chỉ.
*IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, là tổ chức phát triển toàn cầu lớn nhất tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân.
70
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL GREEN MARK - THANG ĐIỂM XANH EMPTY GREEN MARK Hiện nay các thiết kế cho công trình từ quy hoạch,kiến trúc tới kết cấu và cơ điện vẫn chỉ đảm bảo những yêu cầu chung theo những tiêu chuẩn thiết yếu.Với đòi hỏi ngày càng cao của con người thì yêu cầu thiết kế cho công trình phải đảm bảo mức độ thoải mái cao nhất có thể.Mức đánh giá công trình dựa trên những chuẩn mực hay tiêu chuẩn nhất định. Tiêu chuẩn xanh cho thiết kế căn hộ cao tầng.(Green Mark for Residential Building ) .Đây là tiêu chuẩn đánh giá theo thang điểm cho công trình để đạt chứng nhận.(Tiêu Chuẩn Singapore) 1.Hiệu quả năng lượng - Nâng cao đặc tính cách nhiệt cho tòa nhà để giảm nhiệt sinh ra dẫn đến làm giảm tải lạnh yêu cầu cho công trình -Điều kiện thoải mái bên trong căn hộ: Tăng điều kiện thoải mái hoặc là sử dụng máy lạnh có hiệu suất cao hay là sử dụng thiết kế thông gió tự nhiên. Việc thống gió tự nhiên có thể tận dụng điều kiện tự nhiên như sức gió,điều kiện từng vùng…Ngoài ra có thể sử dụng lỗ mở để đảm bảo hiệu quả thông gió. -Thông gió tự nhiên khu vực chung,công cộng như là sảnh,hành lang,cầu thang… -Ánh sáng: Khuyến khích sử dụng chiếu sáng hiệu suất cao hay là chiếu sáng tự nhiên ở những khu vực chung để tiết kiện năng lượng trong quá trình sử dụng mà vẫn duy trì đủ độ chiếu sáng. Nhưng khu vực chiếu sáng tự nhiên như sảnh , hành lang,cầu thang,bãi đậu xe… -Thông gió bãi đậu xe: Khuyến khích sử dụng thiết kế và điều khiển có hiệu quả năng lượng trong hệ thống gió. Thông gió tự nhiên cho bãi đậu xe,sử dụng cảm biến CO để kiểm soát yêu cầu cho hệ thống thông gió -Thang máy Khuyến khích sử dụng theo có hiệu quả năng lượng như dùng dòng xoay chiều thay đổi hiệu điện thế và tần số của môtơ -Hiệu quả năng lượng Khuyến khích sử dụng hiệu quả năng lượng với những cải tiến có tác dụng tốt mơi trường như thiết bị hối nhiệt ,heat pipe,gas heater… -Năng lượng thay thế: Như năng lượng mặt trời hay những nguồn năng lượng thân thiện với môi trường khác …
Logo thang điểm xanh BCA Green Mark
2.Sử dụng nứơc hiệu quả -Khuyến khích sử dụng những thiết bị hay phụ kiện có hiệu quả cao,cung cấp hệ thống thích hợp có khả năng tận dụng nước mưa hay nước tuần hòan hệ thống để giảm công suất tiêu thụ 3.Bảo vệ môi trường -Khuyến khích những căn hộ sử dụng kết cấu và vật liệu thân thiện môi trường và bền vững. -Tăng cường cây xanh để giảm ảnh hưởng nhiệt -Thực hiện quản lý môi trường trong căn hộ như kiểm soát và đặt mục tiêu giảm năng lượng sử dụng,nứơc sử dụng,giác thải . Cung cấp phương tiện hay gen thu rác thải giữa các tầng của căn hộ -Phương tiện giao thông thuận lợi 4.Chất lượng không khí bên trong -Mức độ ồn: 55dB (6am-10pm), 45dB(10pm-6am) -Đảm bảo chất độc hại và bụi ít nhất như sử dụng vật liệu cho sản phẩm bằng chất hữu cơ ít bay hơi hay chất kết dính cho sản phẩm gỗ. -Cung cấp thông gió tự nhiện bằng lỗ mở hay anh sáng tự nhiên cho không gian bếp,phòng tắm,toilet. Muốn đạt được chứng nhận Green Mark, các tòa nhà phải đáp ứng được tiêu chí sau: hiệu quả về sử dụng năng lượng, hiệu quả về sử dụng nước, quản lý và phát triển dự án, chất lượng môi trường bên trong các tòa nhà, bảo vệ môi trường… Bên cạnh đó là tiêu chí mang tính đổi mới trong thiết kế, xây dựng.
71
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
2.4.2. ĐBSCL VÀ KIẾN TRÚC ĐẶC TRƯNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
KIẾN TRÚC NHÀ Ở Vùng đất Nam bộ là vùng đất trũng có hơn phân nửa diện tích ven biển là vùng đất lợ, điều kiện môi trường rất thích hợp cho các lọai cây sú, vẹt, đước, bần, tràm, dừa nước…sinh sống. Người dân ở đây đã tận dụng các sản vật tự nhiên này làm vật liệu xây dựng cho ngôi nhà của mình. Nam Bộ có ít bão tố, nhiều kênh rạch, con người phải dồn sự chăm chút cho ghe xuồng và vườn tượt nên nhà của khá tạm bợ. Một ít cây làm cột , làm kèo, một ít lá dừa nước vừa lợp mái, vừa thưng vách là đã có một ngôi nhà ấm cúng. Cũng là một căn nhà để ở, nhưng từ xa xưa ở mỗi vùng miền, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra sự khác nhau qua từng kiểu kiến trúc, nguyên vật liệu, không gian nội thất…Đến với vùng đất cuối cùng Tổ Quốc, chúng ta sẽ phải ngạc nhiên với các kiểu kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ đặc trưng gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người dân chất phác nơi đây. Một kiểu nhà ở đặc trưng, mang tính truyền thống của một vùng đất bao giờ cũng phải được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản. Trước hết, ngôi nhà đó phải phù hợp với điều kiện môi sinh trong vùng. Điều này sẽ giúp cho con người sáng tạo ra những mẫu biệt thự đẹp phù hợp để bảo vệ cho cuộc sống yên ổn của mình. Thứ đến, điều kiện kinh tế - xã hội cũng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề xây dựng kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ nói riêng và kiến trúc vùng miền khác nói chung như khả năng tài chính, nhà cất trên đất giồng, nhà cất cặp mé sông, bối cảnh xã hội…đều có những cấu truc và nguyên vật liệu khác nhau sao cho phù hợp. Nhà lá là kiểu kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ truyền thống và rất phổ biến
Nhà lá miền Tây - Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ phổ biến
Những ngôi nhà vùng nông thôn miền Tây sông nước là những ngôi nhà lá đơn sơ, thoáng mát. Đó không đơn giản chỉ là đặc trưng trong kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ ở nông thôn mà còn là “ đặc sản”, là nét đẹp văn hóa của con người nơi đây được lưu giữ từ bao đời trong nhịp chảy hiện đại.
Cây dừa nước
72
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC
Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ đặc trưng bởi những mái nhà được lợp bằng vật liệu chính là lá dừa nước. Lá dừa nước là vật liệu cách nhiệt rất tốt, phù hợp với khí hậu nắng nóng, mưa nhiều ở nơi đây. Tuy nhiên, mỗi ngôi nhà trung bình 5 năm đều phải thay lá mới. Có lẽ đối với những người miền Tây, họ đã không còn xa lạ gì với những rặng cây dừa nước mọc um tùm, xum xuê dọc theo những bờ sông, che chắn trong vườn nhà.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
Dùng dây lạt để chằm lá dừa nước là cách làm phổ biến từ xưa
Cách chằm lá dừa thường do người dân tự làm trước khi lợp mái (Nguồn: angcovat.vn)
Nếu cách lợp mái lá cọ phổ biến ở miền Bắc thì nhà lá dừa miền Tây từ xa xưa đã gắn liền hình ảnh quê hương vùng sông nước cùng với những hàng dừa ngả nghiêng rợp bóng, với con thuyền trên sông với từng trái ngọt mọng góp lên vị tươi mát đơn thuần ví như dòng sữa mẹ nuôi lớn cuộc đời con người nơi đây. Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ với những ngôi nhà bằng lá dừa nước nhìn có vẻ mong manh yếu ớt nhưng với bàn tay khéo léo của người thợ nó vô cùng dẻo dai, kiên cường. Cái nắng nóng thiêu đốt ở miền Tây trở nên dịu dàng hơn với mái nhà tranh lợp lá dừa. Cái nhà lá chữ Đinh có vẻ tạm bợ là cái nhà của người ở miệt vườn đồng bằng. Vùng này rừng ngập nước, cây đước, cây tràm cộng với lá dừa nước là những vật liệu làm nhà không bền chắc vì họ thường di chuyển nơi ở và không chú trọng quá nhiều vào không gian sống. Nếu không quá gần sông nước họ thường kết hợp làm nhà bằng gỗ với lợp mái lá để tạo thêm sự chắc chắn. Vì thế những ngôi nhà mái lá dừa đước còn tồn tại phổ biến ở đây.
Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ sử dụng lá dừa nước để xây dựng nhà lá
Một lí do nữa để nhà mái lá còn tồn tại đó là sự có mặt của những người trẻ phải tách ra ở riêng hoặc là dân xô giạt ở đâu tới làm ăn từng bữa, người kẻ chợ gọi là xóm liều. Năm nào cũng có người trẻ ra riêng, ở đâu cũng có người tạm cư phải thi gan với nước nổi.
Khung nhà thường làm bằng tre, tràm cừ,...
73
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
Nhà không có cửa
Càng đặc biệt hơn trong kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ là khi giữa những căn nhà hiện đại kín cổng cao tường, nơi đây còn tòn tại nhiều ngôi nhà không cửa. Nhà không cửa thoáng mát, tiện dụng, trải rộng như tấm lòng người dân nơi cuối trời Tổ Quốc. Nhà không cửa gần gũi, thân thiện, vừa minh chứng cho sự yên bình, gắn bó tình làng nghĩa xóm của một làng quê, vừa tạo cảm giác an tâm, tin tưởng cho những ai đặt chân đến nơi cuối cùng trên mảnh đất hình chữ S. “Cái đáng quý nhất ở những ngôi nhà không cửa chính là sự gắn bó, đậm đà tình làng nghĩa xóm”.
Tuy không có cửa nhưng bà con nơi đây sống chân thật, không tham lam nên tình hình an ninh trật tự rất ổn định. (Nguồn: Dân Việt)
,Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà không cửa có thiết kế đơn giản, rộng rãi và thoáng mát. Do địa hình gần biển, khoảng từ tháng 9 - 11 mỗi năm nước biển dâng cao nên đa số những ngôi nhà nơi đây đều làm sàn, cao cách mặt đất 1 - 1.5m. Nền nhà được lót bằng ván mỏng hoặc có hộ khá hơn thì làm nền kiên cố bằng bê tông. Nhà không làm cửa nên đứng ở trước nhà có thể nhìn thấu ra phía sau. Những tài sản, vật dụng trong nhà phơi bày ra hết cũng giống như sự cởi mở, phòng khoáng của con người nơi đây. Những ngôi nhà sàn hay nhà lá bình thường cũng thường thiết kế không cửa, đây là đặc trưng của kiến trúc nhà ở vùng Đất Mũi. “ Không có cửa không phải vì nhà không có tài sản quý giá cũng không phải do không có điều kiện làm nổi cái cửa mà do trước kia nơi đây tôm cá nhiều, lại dễ kiếm sống, ai làm cũng có cái ăn nên tuyệt nhiên không có chuyện trộm cắp hay lòng tham, hơn nữa lối xóm bà con ai cũng tốt bụng, quý mến, yêu thương lẫn nhau, nhà ở cũng vì vậy mà không cần phải then cài, cửa đóng”.
Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ với đặc điểm không cửa thể hiện vẻ đẹp con người ở đây
74
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
Nhà bè
Thành phố ngã ba sông Châu Đốc có lẽ là nơi nổi tiếng nhất với kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà bè di động này, những nhà bè kiên cố, vững chắc hình khối chữ nhật lớn bằng mặt sàn, làm bằng loại gỗ chịu nước và lưới inox, phía trên là nơi để ở, sinh hoạt của gia đình, phía dưới quây lưới lại làm chuồng nuôi cá hoặc thiết kế làm quán tạp hóa, bán hoa quả, quán nhậu….. Thăm một nhà bè, coi người ta cho cá ăn hay bận rộn cân cân đếm đếm từng cần xé đầy cá, bạn sẽ thấy một cuộc sống với niềm vui thực giản dị. Nhà bè ở Châu Đốc kéo dài cả cây số trên một khúc sống rộng lớn tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp, đặc biệt là khi kết hợp với miệt vườn cây trái xum xuê 2 bên bờ sông, trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng.
Nhà bè nuôi cá ở La Ngà - Định Quán
Nhà bè nuôi cá trên sông Châu Đốc
Mô hình kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà bè là "đặc sản" riêng vùng sông nước
75
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC Nhìn xa, làng bè một dãy nhưng không nhà nào giống nhà nào. Bè người nuôi cá làm ăn khá giả thì giá trị của chiếc bè lên đến hàng trăm triệu đồng, có khi cả tỉ đồng: cột săn, cây chắc, mái tôn cao cấp, phòng lạnh, máy điều hòa… Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ ấn tượng bởi độ bền vững của mỗi nhà bè từ bốn, năm chục năm. Và cũng có những chiếc bè gác tạm trên mặt nước, người ta chỉ cần kết vài ba thùng phuy lại cho chặt, rồi gác cây lên, che mái tôn, dựng vách ván hoặc lá. Ở vài ba năm “bè giạt” lại kết cái mới ở tiếp.
Những ngôi nhà bè di động cũng rất thuận tiện trong sinh hoạt, một cửa hàng lưu niệm tại làng bè Châu Đốc được tổ chức tại nhà bè của người dân.
Ở làng bè, cư dân đủ thành phần, sinh sống bằng đủ thứ nghề. Người không đất ở đóng thành bè neo sống, người làm ăn thất bát ở trên bờ bán đất, bỏ bở xuống bè ở, cũng có người ở bè như một thú vui tiêu khiển, có cả bè làm quán nhậu thâu đêm…
Khách nước ngoài tham quan mô hình nuôi cá bè ở Châu Đốc
76
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
Nhà sàn chống lũ
Nhà sàn là mô hình nhà chống lũ - một kiểu kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ không thể thiếu
Về miền Tây cuối mùa nước nổi, hình ảnh những ngôi nhà sàn in bóng xuống những dòng kênh gợi nên nét đặc trưng yên bình của vùng quê lam lũ. Trong những căn nhà sàn đơn sơ ấy, cuộc sống bình dị, phòng khoáng đậm chất Nam Bộ diễn ra rất đỗi thân thương. Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà sàn này khá đơn giản, nhưng lại mang một nét đặc sắc riêng khác biệt so với nhà sàn vùng núi, thường được dựng nổi ngay bên những dòng kênh ngầu đỏ phù sa, hay trên bờ ruộng ngập, thậm chí có những xóm nhà sàn quanh nă, nổi lên giữa mênh mông sóng nước. Nhà sàn miền Tây rộng rãi, thoáng mát, cân đối, được dựng bằng những cọc gỗ, cọc bê tông, cao hơn mặt đường, đa phần có ngõ lên xuống cũng đổ bê tông chắc chắn nối ra tận đường. Từ ngoài nhìn vào, gian chính đặt bàn thờ gia tiên, hai bên là gian thông hành. Những bức tường xung quanh có thể làm bằng gỗ hoặc xây bằng gạch, sơn màu xanh nước biển là chủ yếu. Thông thường, kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà sàn hướng ra sông, bởi đi lại của bà con phần lớn dựa vào kênh, sông, luồng, rạch. Nhà như chiếc ghe, mũi ghe phải quay thẳng ra sông nên cửa chính được trổ ngay nơi vách đầu hồi. Cửa chính ra vào thường thấp hơn đầu người nằm mục đích người lạ vào nhà phải cúi thấp để chào ngôi nhà và chào chủ nhà. Kiến trúc ngôi nhà từ lan can đến hết các khung cửa được chạm khắc công phu, có chim muông, hoa lá với đường nét, góc cạnh khá cầu kỳ, tinh xảo lồng vào nhau rất đẹp. Chỉ cần nhìn vào cột chống nhà sàn và nét trạm trổ là phân biệt được mức độ giàu nghèo của gia chủ. Bên trong nhà sàn truyền thống của đồng bào Chăm miền Tây Nam Bộ hầu như không có bàn ghế mà chủ và khách thường ngồi xếp bằng chiếc trên chiếc chiếu trải ở hành lang trước gian trung tâm. Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ có đặc điểm là trong nhà sàn có khung cửa che màn được trang trí tùy theo mức độ giàu nghèo của chủ nhà, ngăn cách với gian nhà trong. Đây là khu vực hoàn toàn dành cho đàn bà, con gai sinh hoạt, khách không được tự ý vượt qua khung cửa có tấm màn che ấy.
Nhà sàn chống lũ rất phổ biến với nhân dân miền tây để thích nghi với điều kiện khí hậu
77
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC Trong ngôi nhà sàn, mọi sinh hoạt gia đình của người sân vùng rốn lũ đều tập trung ở hàng ba (hành lang trước cửa nhà). Nơi đây thường được dùng để tiếp khách, ăn uống quây quần các thành viên trong gia đình. Đến vùng rốn lũ An Giang, Đồng Tháp, chúng ta sẽ được chứng kiến những ngôi nhà sàn cao chót vót của bà con nơi đây. Vì thế dọc theo các tuyến lộ, con đê, từ ấp ra đến xã, đến huyện…. đâu đâu cũng thấy nhà sàn, dưới những căn nhà sàn chi chít những cây cột cao lêu ngêu, gồng minh đỡ nhà, chống lũ. Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ cũng tùy theo kinh tế mỗi hộ mà liệu xây nhà, người nghèo thì dùng cây tràm, bạch đàn làm cột, người khá giả thì dùng trụ bê tông…Dù người dân dùng vật liệu gì để xây nhà thì yêu cầu đầu tiên là nền nhà phải cao bằng con đê thì mới mong thoát lũ.
Nhà sàn chống lũ ở miền tây cũng được xây dựng thành nhiều kiểu tùy địa hình
Nhà cổ điền chủ thuộc về tầng lợp giàu có từ cuối thế kỷ 19
78
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC
Nhà cổ của giới điền chủ xưa
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL Là những ngôi nhà xây dựng từ cuối thế kỷ 19, đây là những ngôi nhà của giới điền chủ xưa. Tất cả đều được xây dựng bằng gỗ quý hiếm và diện tích rất rộng rãi. Gỗ xây nhà có thể được mua từ nước ngoài chứ không phải có tiền là dễ mua được, ví dụ như gỗ căm xe và gỗ đỏ. Trong nhà các vật dụng nội thất cũng được làm bằng gỗ và phần chạm khắc con vật, cây cối hoa văn rất tỉ mỉ và công phu, tinh xảo. Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ thuộc giới địa chủ có cấu trúc cũng thường là kiểu nhà truyền thống 3 gian 2 chái chữ Đinh, mặt tiền dài thường trên 20m. Mái ngói vẫn còn nguyên vẹn , chỉ có phần tường ngày xưa làm bằng ô dước nên bị bong rộp.
Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ không thể thiếu sự sang trọng của những ngôi nhà cổ điền chủ
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Đặc biệt là những đồ nội thất như tràng kỷ, tù thờ, khánh thờ…đều được chạm trổ tinh xảo, có thể còn ghép đá cẩm thạch quý hiếm… Nội thất đẳng cấp của nhà cổ điển chủ thuộc miền Tây Nam Bộ
Những đặc điểm nội thất của kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ kiểu nhà điền chủ xưa
79
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC Thường thì những ngôi nhà truyền thống ở đây có mái trước khá thấp. Vách chai chạm lộng được ngăn lại làm một gian, nay dùng làm chỗ thờ tự. Vách lụa và hệ thống vì kèo, mái ngói vì được làm bằng gỗ quý nên giờ vẫn rất bền. Điểm đặc biệt là hệ thống kèo ngôi nhà không cấn ốc mà chỉ chạm trổ phần gỗ ở các đầu kèo, dạ kèo và không sơn phết, rất nhẹ nhàng thanh thoát. Bao lam các cột cái được thiết kế lửng cách mặt đất trên một mét, chân các bao lam chạm hình lục bình khá tinh xảo. Các ngôi nhà cổ không còn nhiều đồ đạc, chỉ có kết cấu nhà, bộ ghế nghi, tràng kỷ và trang thờ gia thần ở chính trung. Bộ hoành phi đặt chính giữa, sơn son thếp vàng, chạm cửa võng.
Nhà cổ Thuận Hưng
Bên cạnh những vẻ đẹp kiêu sa, hoa lệ của những mẫu thiết kế lâu đài mang tinh thần Âu Châu nói về sự đẳng cấp của kiến trúc thì đâu đó tồn tại từ xưa nét văn hóa truyền thống mang tính nhân văn của người Việt đó là kiến trúc nhà ở thể hiện con người lam lũ, chất phác, kiên cường của người dân mỗi vùng miền và tiêu biểu là kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ với những kiểu khác nhau phù hợp với môi trường sống vùng miền đến giờ còn lưu giữ và tồn tại. Mặc dù xã hội đã và đang trên đà phát triển nhưng nét văn hóa nhà ở vùng Tây Nam Bộ vẫn mang giá trị nhân văn sâu sắc, đó cũng là cách thích nghi với môi trường sống của người dân nơi đây, đáng trân trọng.
Nhà cổ Bình Thủy
80
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL Ở những căn nhà mái ngói xưa ở làng quê Việt Nam đều mang đậm chất kiến trúc theo văn hóa truyền thống Việt. Kiến trúc của những ngôi nhà truyền thống thường rất đơn giản, thông thường đều có nhà, sân, vườn và ao. Bên trong ngôi nhà có kết cấu nhà 3 gian gồm: gian giữa là nơi để thờ cúng tổ tiên, những gian bên là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt của gia đình. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền kiến trúc nhà ở cũng mang nét đặc trưng, khác biệt riêng. Những nét đẹp đặc trưng trong kiến trúc nhà ở truyền thống miền Nam Nhà ở miền Nam có đặc trưng trong bố cục mặt bằng. Tổng thể của ngôi nhà truyền thông nơi đây bao gồm những ngôi nhà có nhiều nếp nhà được xây dựng liền kề với nhau. Trong đó, nhà trên là nơi tôn nghiêm để đặt bàn thờ tổ tiên còn nhà dưới là không gian sinh hoạt dành cho nhiều thành viên trong gia đình.
VẬT LÝ KIẾN TRÚC Thông gió tự nhiên, tường và mái nhà thường trùm kín nhà do mưa rất nhiều, hơn nữa cửa đi và cửa sổ mở rất ít do an ninh ngừa trộm cắp nên chiếu sáng tự nhiên rất tối và kém sáng sủa, nhà ở thường hướng nam (đón gió nồm thổi mát vào mùa hè) và 2 chái phụ ở 2 đầu nhà sẽ là hướng đông tây chống hơi nóng mặt trời sáng và chiều. Trồng cây: trước nhà trồng cau (cau để đón gió nam mát) sau nhà trồng chuối (lá chuối ngăn bớt gió bấc lạnh mùa đông). Ngôi nhà người Việt thường được xây dựng bằng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: lá, tranh, tre, gổ đẽo, đá kê nền cột, đất sét nung hoặc không nung, bùn trộn rơm,… phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện kinh tế của từng gia đình. Tường nhà có thể bằng gỗ, trát đứng đắp đất, có hệ thống cửa ‘bức bàn’ hay ‘cửa phố’. Hình thức bên ngoài của ngôi nhà rất mộc mạc giản dị, những nhà có tường xây bằng gạch lợp ngói âm dương thì chỉ là mái dốc thuần tuý, không được trang trí cầu kỳ, cùng lắm là những đường chỉ dài khắc vạch. Dưới mái là hàng cột hiên với các bức tường quét vôi trắng, trông giản dị khiêm nhường. Nhưng bên trong cái vẻ giản dị, mộc mạc khiêm nhường của ngôi nhà Việt truyền thống là tiềm ẩn bên trong cả cội nguồn của một dân tộc, một sức sống lâu bền mãnh liệt của người Việt. Đây chính là tâm hồn, là một góc đi về của một con người, nó mang nhiều hồi ức, kỷ niệm riêng tư mà chỉ có ngôi nhà Việt mới có được. Trải qua nhiều thời gian, nhiều thế kỷ, với bao thăng trầm lịch sử cho đến ngày nay, những ngôi nhà người Việt vẫn còn hiện hữu trên khắp các làng quê Việt Nam, tuy không còn nhiều, song đó là những tài sản quý báu của nền văn hóa của dân tộc, là những giọt mật tinh tuý được chắt lọc ra từ khối óc thông minh, đôi mắt tinh đời, những bàn tay tài giỏi, khéo léo của cha ông chúng ta .
81
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC KIÊN TRÚC ĐÌNH CHÙA Trong buổi đầu định cư tại vùng đất này tổ tiên ta thường dùng bộ khung sườn gỗ thuần gỗ. Về cách thức dùng bộ khung sườn gỗ thuần gỗ tuy có phần giống cấu trúc của đình chùa Bắc Bộ nhưng cũng có phần khác: Gỗ dùng cho đình chùa Bắc Bộ mua về từ xa với giá thành cao, quý, gia công chăm chút và chạm trổ khá công phu. Ngược lại, gỗ dùng trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ do dân làng tận dụng gỗ tại chỗ trong quá trình khai hoang, giá thành không đáng kể. Và vì ít có bão nên bộ khung sườn gỗ dùng trong kiến trúc đình chùa ở đây do vậy cũng thanh mảnh hơn so với Bắc Bộ.
Đình Bình Thủy
Bên trong nội thất Đình Bình Thủy
Đình Nam Bộ là một quần thể kiến trúc nghệ thuật gồm nhiều nhà vuông có 4 cột cái rất to ( tứ cột). Nhà vuông là một loại hình kiến trúc tôn giáo đặc trưng cho Nam Bộ. Nhà này nóc ngắn so với chiều dài diềm mái và có 4 mái trải rộng ra 4 phía. Một ngôi đình Nam Bộ khi bước qua cổng thì có một bệ gạch được xây ở giữa sân đình gọi là đàn xã tắc. Các kiến trúc như chánh tẩm, võ ca, hội sở lại có nhiều nếp nhà nối liền nhau mà người dân Nam bộ thường gọi là xếp đọi (Đình Thông Tây Hội, Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh). Chánh điện gồm hai nếp nhà hội sở gồm ba nếp nhà, võ ca gồm 7 nếp nhà. Kiến trúc đình chùa buổi đầu và kể cả ngày nay tai vùng nông thôn, trong các công trình phụ như: bếp, kho, nhà khách…loại vật liệu thô sơ cũng được người ta tận dụng đẻ kiến tạo. Đặc biệt: cây tràm đến ngày nay vẫn là loại cây tiện dụng nhất tại Nam bộ.
82
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL Tiếp giáp với vùng đất trũng ven biển, tại Nam Bộ là vùng đất thịt và cao lanh rất phù hợp cho sản xuất vật liệu đất nung hay gốm sứ. Chính nhờ môi trường tự nhiên này mà gạch ngói, gốm sứ xuất hiện, dùng rất sớn và giá thành đắc hơn lá dừa nước nên người ta chỉ sử dụng nó cho các công trình quan trọng như: đình chùa là chính. Nam Bộ là vùng đất có núi moc lên giữa đồng bằng (núi Thất Sơn và núi Bà Đen) nên vùng trung gian giữa tiếp giáp giữa đồng bằng và núi là vùng “đất phun”, “đá ong”. Hợp cùng với đá núi, “đá ong” là vật liệu dễ tạo hình dùng làm vật liệu nền rất tốt. Ở Nam Bộ , các sản vật trời ban cho cũng nhiêu nhưng khó khăn do tự nhiên gây ra cũng không ít, còn có cái khắc ngiệt của nóng ấm. Để tồn tại cư dân đã cùng nhau xây dựng những công trình kiến trúc khá tốt nhằm ứng phó với môi trường tự nhiên khắc nghiệt này. Các nhà xây dựng đã chia công trình thành nhiều phần nhỏ được ngăn cách bởi các khoảng sân trống giữ nhiệm vụ thông gió cho các phần bên trong công trình. Kiến trúc chùa Vĩnh Tràng ( Mỹ Tho) và chùa Giác Lâm (Thành phố Hồ Chí) là kiểu xây dưng theo hình thức này. Để ứng phó với khí ẩm, việc thông gió rất được chú trọng, cùng với việc tạo các khoảng sân trống, mái đình chùa thường rất cao, đầu tường xung quanh thường được chừa thoáng. Để ứng phó với gió mưa, phải thay đổi cấu trúc mái nhà và vật liệu lợp. Đó là lí do mà ngay từ thời kỳ đâu ở Nam Bộ người ta đã cho ra đời kiểu cấu trúc góc mái thẳng và dùng ngói máng xối làm vật liệu lớp. Để chống mục chân cột, chông mối mọt phá hoại, các loại tán đá đã được dùng. Đặc biệt các hàng cột hiên tán có chân đế rất cao. Văn hoá Nam Bộ là văn hoá tổng gồm, nhưng kiến trúc Nam Bộ đăc trưng nhất là sự ảnh hưởng của kiến trúc Chămpa. Kiến trúc Thánh Đường Giáo Hội của người Chăm được xây dựng với những kiểu kiến trúc đẹp theo phong cách riêng với các tháp và nóc vòm ngoạn mục tạo nên một nét văn hóa riêng ở các khu vực người Chăm theo đạo Islam. Có hai loại thánh đường.
+Thánh đường lớn xây dụng theo hướng Đông Tây có hậu cung được trang hoàng chạm trỗ đẹp mắt. +Thánh đường nhỏ là những căn nhà thường không có hậu cung +Thánh đường Hồi Giáo có cửa sổ, cửa ra vào đều xây uốn theo kiểu kiến trúc hồi giáo cổ điển.
Những công trình kiến trúc tồn tại cùng thời gian đã tạo nên nét riêng cho kiến trúc Nam Bộ. Sự tiếp thu văn hoá của Campuchia đã để lại nhiều dấu ấn là các công trình kiến trúc đặc sắc.
Đình Hạnh Thông Tây - Gò Vấp
83
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tiêu chí chọn khu đất Sơ đồ không gian chức năng Đặc điểm không gian chức năng Các giải pháp thiết kế
84
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
TIÊU CHÍ CHỌN KHU ĐẤT
YÊU CẦU CHỌN KHU ĐẤT Để đảm bảo yêu cầu vê khoa học - kĩ thuật, đám ứng các xu hướng mới về thể loại công trình nghiên cứu quy mô lớn, khu đất xây xựng của viện nghiên cứu về biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL cần có những đặc điểm sau - Cần nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để thuận lợi cho việc quan trắc đánh giá thu thập dữ liệu thời tiết và ứng dụng hiệu quả các thành tựu nghiên cứu vào thực trạng khí hậu nơi đó. - Cần đặt ở khu vực đô thị phát triển nhằm đảm bảo yếu tố cơ sở hạ tầng cho việc phát triển nghiên cứu kĩ thuật cao cũng như yếu tố giao thông tiếp cận đối với dân cư phục vụ cho việc triễ lãm giáo dục cộng đồng - Do yêu cầu nghiên cứu về thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường nguồn nước nền cần đặt gần sông là điều kiện cần thiết, đồng thời khu đất cần nằm ở khu vực tránh xa các yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu như: nhà máy, khu công nghiệp, ít ô nhiễm để thuận lợi cho việc đo đạt thí nghiệm. - Xây dựng sát nbờ sông để có thể xây dựng các bến tàu phục vụ nghiên cứu xa bờ, công tác nghiên cứu đặc biệt cần bơm nước vào để nghiên cứu. - Khu đất xây dựng cần đảm bảo yếu tố quy hoạch trong tương lai, tránh tình trạng sử dụng đất đai sai chức năng, đồng thời mang tính thực tiễn trong việc phục nghiên cứu lâu dài của công năng nghiên cứu.
3.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng sông Mê Kông, Vùng đồng bằng Nam Bộ, Vùng Tây Nam Bộ, Cửu Long hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2019, Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng có tổng diện tích các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lớn nhất Việt Nam (40.548,2 km2) và có tổng dân số toàn vùng là 17.273.630 người. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13% diện tích cả nước nhưng có gần 18% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7,8% trong khi cả nước tăng 6,8%). Chỉ riêng lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng. Chưa kể thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước,... Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long đứng về phương diện thu nhập vẫn còn nghèo hơn cả nước: thu nhập bình quân đầu người với mức 40,2 triệu đồng (cả nước là 47,9 triệu đồng/người/năm).
85
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
Sông Mekong và ĐBSCL hạ nguồn của sông Mekong (Nguồn: Wikipedia)
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem như là một trong các điểm “điểm nóng” của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng như là một hệ quả của hiệu ứng nóng lên toàn cầu. Đặc điểm tự nhiên của vùng ĐBSCL là một vùng châu thổ có địa hình thấp và phẳng cao độ trung bình với mực nước biển chỉ vào khoảng 1,0 - 1,8 m, diện tích trải rộng khoảng 4 triệu ha đất tự nhiên, trong đó đất sử dụng cho nông nghiệp là 2,2 triệu ha. Vùng đất nằm ở vị trí tận cùng hạ lưu của một khu vực sông lớn là sông Mekong, với một hệ thống sông rạch và kênh mương chằng chịt, có đường ven biển dài trên 700 km tiếp giáp hai măt cả Biển Đông và Biển Tây. Báo cáo của Climate Central nêu rõ, mực nước biển dâng có thể ảnh hưởng đến số lượng 150 triệu người trên thế giới, nhiều hơn gấp 3 lần so với dự đoán trước đây. Hiện tượng này có thể xóa sổ nhiều thành phố lớn ven biển toàn cầu. Miền Nam Việt Nam, cụ thể là vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể biến mất trong vòng 30 năm tới. Bản đồ dự báo chỉ ra rằng, khi thủy triều lên cao, hầu hết khu vực miền Nam Việt Nam sẽ chìm dưới nước. Nguồn nước ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Công và nước mưa . Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt . Lượng nước bình quân của sông Mê Công chảy qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa . Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu dài đã tạo nên đồng bằng ngày nay . Sông Mê Kong đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi thuỷ triều, giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng cửa sông, cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy than bùn, các dải đất cao phù sa ven sông và các bậc thềm phù sa cổ nằm sâu trong nội địa. Trong vùng đất ngập nước ĐBSCL, có thể xác định được 3 hệ sinh thái tự nhiên. - Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn. Các rừng này đã từng bao phủ hầu hết vùng ven biển ĐBSCL nhưng nay đang biến mất dần trên quy mô lớn.
86
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
Kịch bản sac lúng và nước biển dâng ở ĐBSCL của Đại học utrecht (Nguồn: VOA)
Theo cơ quan khí tượng thủy văn, từ đầu tháng 6 đến nay, tổng lượng mưa trên lưu vực sông Mê Kông ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 3070% và thấp hơn cùng kỳ năm 2015 khoảng 33%. Tổng lượng dòng chảy các trạm trên dòng chính sông Mê Kông thiếu hụt từ 35-45% so với trung bình nhiều năm và tương đương cùng kỳ năm 2015. Điều đó tác động trực tiếp tới nguồn nước lưu vực ĐBSCL. Theo tính toán, thì có thể tới cuối tháng 9, đầu tháng 10/2019 mới có thể xuất hiện lũ ở khu vực này. Sau nhiều tháng khô hạn, được biết, tổng lượng mưa ở khu vực ĐBSCL trong tháng 8 dự báo xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, tháng 9 có xu hướng cao hơn từ 5-20%. Tuy nhiên, tới tháng 10 mưa giảm nhanh, tổng lượng mưa có xu hướng thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Từ tháng 11/2019 đến tháng 1/2020, tổng lượng mưa khu vực phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-30%. Cũng chính vì thế, ĐBSCL có nguy cơ cao xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; nhất là ở vùng cửa sông. Đặc biệt tình trạng xâm nhập mặn có thể diễn ra rất sớm từ những tháng đầu năm 2020. Hạn hán kéo dài, làm cho các đợt thủy triều lên đều đặn hàng năm thay đổi. Theo các nhà khoa học “ Lũ đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc hình thành, tồn tại của miền Tây hay nói cách khác nó tham gia kiến tạo vùng đất này. Theo quy luật không có phù sa bù đắp nữa đa dạng sinh học sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, nguồn lợi tôm cá sẽ giảm sút, lún, sạt lỡ dẫn đến xoá sổ có thể trong vài năm ”. Hệ thống đô thị trong vùng khá phát triển, trong đó có thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ sở hạ tầng đã từng bước hoàn thiện, đã, đang và sẽ tạo sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thu hút lực lượng lao động từ vùng nông thôn tới làm việc, tạo cục diện mới cho tăng trưởng kinh tế và giao thương quốc tế.
87
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
Vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ nước Việt Nam
Bản đồ thành phố Cần Thơ
Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, là thành phố hiện đại và phát triển nhất ở ĐBSCL. Cần Thơ là Đô thị loại I, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế và giáo dục của vùng ĐBSCL. Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 của Chính phủ (Nghị quyết 120) về phát triển bền vững ÐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH) là cơ sở để triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển bền vững vùng ÐBSCL. Theo đó, từng địa phương định hướng đúng tiềm năng lợi thế của mình, thực hiện liên kết với các địa phương khác để phát huy sức mạnh tổng hợp của vùng. TP Cần Thơ đã xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động số 84/KH-UBND ngày 9-5-2018 xác định rõ mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể cho công tác ứng phó BÐKH, quản lý tài nguyên nước, ngập lụt, xâm nhập mặn và sạt lở bờ sông, kênh, rạch… Kế hoạch ứng phó từng bước đạt kết quả khả quan. Trong Nghị quyết 120, TP Cần Thơ được xác định là thành phố trung tâm, động lực phát triển vùng ÐBSCL. Cần Thơ đang phải chịu ảnh hưởng của BĐKH ngày càng nghiêm trọng, khó dự báo và thể hiện rõ nét qua các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai bất thường; các hiện tượng triều cường, sạt lở bờ sông, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất của người dân, môi trường và hệ sinh thái...
88
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL Các hiện tượng thiên tai thường gặp tại TP Cần Thơ là: Ngập lụt do triều cường, xâm nhập mặn, sụt lún và sạt lở bờ sông. Về lũ, ở ĐBSCL nói chung và TP Cần Thơ nói riêng là quy luật tự nhiên, ngoài những tác hại, lũ cũng mang lại lợi ích như tăng nguồn lợi thủy sản, bổ sung lượng nước, phù sa, tháo chua, rửa phèn, diệt trừ sâu bệnh cho đồng ruộng… Năm 2018, lũ xảy ra sớm hơn mọi năm, đỉnh lũ trạm Cần Thơ trên sông Hậu vượt mức lịch sử, nhưng hầu hết người dân thành phố được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, tại các thời điểm triều cường dâng cao, một số tuyến đường trong nội ô thành phố bị ngập theo triều đã gây ra không ít khó khăn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và đặc biệt là giao thông đi lại của người dân. Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng tình trạng ngập tại TP Cần Thơ do nhiều nguyên nhân, như: Sụt lún đô thị, BĐKH nhưng đây là những quá trình diễn ra từ từ, không phải đột biến tức thời. Bên cạnh đó còn do cơ chế quản lý các vùng, đặc biệt là khu vực thượng nguồn chưa đồng nhất, sự phát triển nông nghiệp chưa phù hợp... Và nguyên nhân căn cơ nhất dẫn đến việc ngập nghẹt xảy ra trên địa bàn thành phố là do sự phát triển hạ tầng đô thị thiếu bền vững, hệ thống thoát nước không đảm bảo tải lượng... PGS.TS Lê Anh Tuấn, Viện phó Viện Nghiên cứu BĐKH Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: “Xâm nhập mặn xuất hiện trên địa bàn TP Cần Thơ, gây ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Tại TP Cần Thơ, người dân sử dụng nước sông để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản... Chính vì vậy, khi xâm nhập mặn gay gắt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân. Đặc biệt, những tháng đầu năm 2016, diễn biến xâm nhập mặn tại ĐBSCL được đánh giá nặng nề nhất trong 100 năm qua. Trong tương lai, cùng với sự ảnh hưởng của mực nước biển dâng và sự thay đổi các yếu tố khí tượng thủy văn sẽ làm cho độ mặn xâm nhập sâu hơn vào đất liền, làm tăng diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ở ĐBSCL và cần có giải pháp thích ứng phù hợp”. Vấn đề sụt lún đất và sạt lở bờ sông tại TP Cần Thơ đã trở nên hết sức nghiêm trọng. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn thành phố xảy ra 14 vụ sạt lở bờ sông, với tổng chiều dài hơn 306m, làm ảnh hưởng đến 24 căn nhà, trong đó có 6 căn bị sạt hoàn toàn. Ước thiệt hại gần 1,4 tỉ đồng. Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai - Tìm kiếm Cứu nạn TP Cần Thơ và các địa phương đã kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai… TP Cần Thơ đã triển khai nhiều công trình, dự án ứng phó thiết thực, hiệu quả. Điển hình Dự án Nâng cao khả năng chống chịu của TP Cần Thơ để ứng phó với xâm nhập mặn do BĐKH gây ra. Dự án lắp đặt 8 trạm quan trắc độ mặn tự động trên địa thành phố và đây là một trong các bước của kế hoạch ứng phó với BĐKH của thành phố, giúp tăng cường khả năng chống chịu và giảm nhẹ thiệt hại do nước biển dâng gây ra; củng cố và phát triển hệ thống quan trắc nước mặt của thành phố, góp phần chuyển tải thông tin về độ mặn nguồn nước kịp thời đến người sử dụng. Điển hình là các công trình kè sông Cần Thơ, kè chống sạt lở sông Ô Môn, bờ kè Xóm Chài; kè chống sạt lở chợ Rạch Cam (quận Bình Thủy); kè chống sạt lở, chống xâm nhập mặn, ứng phó BĐKH khu vực rạch Cái Sơn (quận Bình Thủy, Ninh Kiều); kè sông Bò Ót, kè chống sạt lở bờ sông Thốt Nốt (quận Thốt Nốt)… Các công trình trên đã thể hiện rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước, nỗ lực của thành phố trong việc cải thiện, nâng cấp các công trình góp phần phòng, chống sạt lở bờ sông, đảm bảo an toàn, ổn định cuộc sống người dân. Ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, nhấn mạnh: “Thời gian tới, thành phố tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng các công trình kè chống sạt lở kiên cố tại khu vực đông dân cư, khu vực thành thị, đồng thời kết hợp di dời dân cư sống ven sông vào vùng ổn định, tổ chức cắm biển cảnh báo sạt lở... Thành phố tiếp tục chỉ đạo quận, huyện tập trung thực hiện đầu tư xây dựng, gia cố các vị trí sạt lở bằng các giải pháp dân gian, truyền thống, như: Đóng cừ dừa, cừ bạch đàn, tràm kết hợp rọ đá và vải địa kỹ thuật tại các khu vực nông thôn, khu vực không tập trung đông dân cư nhằm hạn chế sạt lở. Chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng trong phòng chống sạt lở bờ sông, thiên tai, khuyến khích nhân dân không chất tải, không xây cất nhà cửa lấn chiếm lòng sông, không khai thác đất, cát ven sông, rạch…”.
89
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
3.1.2.QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Khi chọn đất đai xây dựng đô thị phải hết sức tiết kiệm việc sử dụng đất nhất là đất canh tác nông nghiệp. Các công trình phục vụ công cộng trong đô thị thuộc các ngành văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, thương nghiệp, phục vụ công cộng, ngân hàng, bưu điện,quản lý hành chính v.v… cần phải được tính toán và bố trí theo cơ cấu quy hoạch và tổ chức hành chính của đô thị để tạo thành một hệ thống phục vụ thống nhất cho cả nội và ngoại thành cũng như các điểm dân cư khác nằm trong phạm vi ảnh hưởng của đô thị đó. Các công trình công cộng phục vụ nhu cầu hàng ngày (công trình phục vụ cấp I) bố trí trong tiểu khu nhà ở có bán kính phục vụ không quá 500m. Các công trình công cộng, phục vụ nhu cầu định kì ngắn ngày (công trình phục vụ cấp II) bố trí trong khu nhà ở, có bán kính phục vụ không quá 500m. Các công trình công cộng phục vụ nhu cầu định kì dài ngày (công trình phục vụ cấp III) sử dụng chung cho toàn đô thị có bán kính phục vụ phụ thuộc vào quy mô, tính chất của đô thị và phạm vi ảnh hưởng của đô thị đó trong hệ thống điểm dân cư. Các trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề nên bố trí trong khu dân dụng hoặc ở gần các xí nghiệp thuộc cùng một ngành nghề, nhưng phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh và thuận tiện về giao thông, cung cấp điện, nước. Nên tập trung các trường thành một trung tâm giáo dục để sử dụng chung các công trình phụ, công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình phục vụ công cộng, thể dục thể thao và khu nhà ở cho giáo viên, học sinh. Khu nhà ở của giáo viên nên xây riêng ở ngoài khu đất của trường. Khu ở của học sinh có thể xây gần khu học tập, trong trường. Tiêu chuẩn đất xây dựng khu học tập cho 1 chỗ học trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề lấy theo bảng
90
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL Nhà làm việc của cơ quan nên xây dựng nhiều tầng và tập trung hợp khối thành liên cơ để tạo bộ mặt kiến trúc cho đô thị. Diện tích đất xây dựng nhà làm việc cho một cán bộ công nhân viên lấy theo bảng
91
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
92
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2.
SƠ ĐỒ KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG
3.3.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
ĐẶC ĐIỂM KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG 3.3.1. KHÔNG GIAN NGHIÊN CỨU
PHÒNG THÍ NGHIỆM ƯỚT Các loại không gian trong phòng thí nghiệm ướt được định nghĩa là các phòng thí nghiệm nơi hóa chất, thuốc hoặc vật liệu hoặc vật chất sinh học khác được kiểm tra và phân tích cần nước, thông gió trực tiếp và các tiện ích đường ống chuyên dụng. Các loại phòng thí nghiệm này xử lý một loạt các mẫu vật sinh học, hóa chất, thuốc và các vật liệu khác để sử dụng trong các thí nghiệm. Để hỗ trợ nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả và an toàn, các phòng thí nghiệm ướt cần một loạt các công cụ, thiết bị và dịch vụ sẵn có, chẳng hạn như:
Một trong những phòng thí nghiệm ướt hiện đại tại Tòa nhà Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Y sinh Michigan
- Mặt bàn thí nghiệm và chậu rửa phòng thí nghiệm mà dễ dàng vệ sinh và chống bám vi sinh và chống các loại hóa chất. - Đường ống cho nước nóng và lạnh, thường bao gồm là nước RO hoặc nước khử ion. - Tủ hút hóa chất và tủ an toàn sinh học (BSCs) - Các phương tiện xử lý mẫu thử sống (động vật được nuôi dưỡng sinh vật để nghiêm cứu) hoặc gần phòng khám đối với đối tượng nghiên cứu là con người. - Tủ lạnh và tủ đông chuyên dùng để bảo quản mô và các mẫu vật khác - Các khu vực môi trường được kiểm soát (phòng ấm hoặc lạnh) - Nồi hấp và thiết bị khử trùng khác - Khu vực rửa và sấy thủy tinh - Đường ống trong khí nén và chân không cũng như một loạt các khí khác như khí tự nhiên, oxy, vv - Khu vực làm việc phóng xạ cho các vật liệu phóng xạ, bao gồm các phương tiện lưu trữ an toàn - Vòi sen an toàn, trạm rửa mắt và trạm rửa tay - Kiểm soát khí hậu môi trường xung quanh và thông gió (HVAC) - Kiểm soát rung động cho các thí nghiệm nhạy cảm, chẳng hạn như trình tự DNA. - Dịch vụ thoát nước, chất thải và thông gió (DWV) Ví dụ về Lab ướt Phòng thí nghiệm y sinh Phòng thí nghiệm kỵ khí Thí nghiệm tế bào sinh học Thí nghiệm chất lên men Phòng thí nghiệm sinh học phân tử Phòng thí nghiệm bệnh học Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô Phòng thí nghiệm hóa học Thí nghiệm hóa hữu cơ Thí nghiệm hóa lý
OVO LABO
93
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC PHÒNG THÍ NGHIỆM KHÔ Trong khi các phòng thí nghiệm ướt (làm việc với hóa chất và mẫu vật sống) khám phá trong ống nghiệm, các khám phá trong phòng thí nghiệm khô được tạo ra những hóa chất sử dụng phần mềm máy tính.
Phòng nghiên cứu thu thập thông tin khí hậu của Met Office
Không gian phòng thí nghiệm khô sẽ có ít yêu cầu đối với dịch vụ đường ống hơn so với phòng thí nghiệm ướt. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có yêu cầu riêng của họ. Các phòng thí nghiệm khô ngày càng cần các loại dịch vụ sau: - Kiểm soát độ ẩm và làm mát mở rộng để hỗ trợ phòng thí nghiệm máy tính (HVAC) - Hệ thống năng lượng sạch cho máy tính nhạy cảm, dụng cụ nghiên cứu và truyền thông mạng - Thỉnh thoảng cần lắp đặt hệ thống phòng sạch cho các quy trình và thử nghiệm nào đó. - Điều khiển rung cho các dụng cụ nhạy cảm cần duy trì hiệu chuẩn - Hệ thống chữa cháy Ví dụ về Lab khô Phòng thí nghiệm với thiệt bị và chức năng đặc biệt Lab máy tính (Máy tính lớn, Cụm máy tính và máy tính cá nhân) Phòng thí nghiệm kính hiển vi tập trung Lab kính hiển vi điện tử Kính hiển vi điện tử (EM) Phòng thí nghiệm Điện sinh lý và lý sinh Thí nghiệm đo dòng chảy tế bào Thí nghiệm laser Thí nghiệm phương pháp khối phổ Phòng thí nghiệm thiết bị robot Thí nghiệm tinh thể tia X
TIÊU CHÍ Người tổ chức phòng thí nghiệm cần biết rằng cơ sở hạ tầng không được thiết kế cố định và riêng biệt cho bất kì loại hình thí nghiệm nào. Bởi vì nội dung nghiên cứu biến đổi lliên tục. Vì vậy cần nắm bắt bốn tiêu chí sau: - Linh hoạt bản chất nghiên cứu có thể thay đổi theo những hướng không ngờ tới, nên cần quan tâm tới những khả năng linh hoạt của thiết kế. - An toàn - Môi trường tốt: chất lượng ánh sáng, độ rõ màu và sự yên tĩnh. - Kinh tế hiệu quả
94
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL XU HƯỚNG Các xu hướng thiết kế đương thời hướng tới nội dung siêu nhỏ như gen, tế bào, virus, ... yêu cầu cơ sở vật chất phải kịp thời đáp ứng. Một nhu cầu mới nữa là yêu cầu tự động hoá thiết bị, máy móc tới quản lí môi trường thí nghiệm. Khi kỹ thuật phát triển máy móc thiết bị được cải tiến, nâng cấp hoặc thay thế mõi ngày, vì vậy cũng cần không gian linh hoạt để dễ dàng thay đổi theo. Việc sử dụng các thiết bị linh động có thể biến đổi gần như là một nhu cầu thiết yếu. THÀNH PHẦN
Một khu vực nghiên cứu đủ chức năng thường bao gồm 4 thành phần:
- Khu vực thí nghiệm - Khu thiết bị chung: hay còn gọi là khu trung tâm, vì nhu cầu chia sẽ các thiết bị đắt tiền nhưng rất quan trọng cùng với các phòng thí nghiệm khác như phòng lạnh, phòng thiết bị chung, phòng kính,... - Khu vực hỗ trợ thường bố trí đối diện khu trung tâm, gồm các thiết bị đặt biệt mang tính hỗ trợ. - Khu lý thuyết có thể là văn phòng, phòng nghiên cứu lí thuyếtt hay khu vực ghi chú. Bố trí như một văn phòng gần khu thí nghiệm nhưng không chiếm không gian. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN Có hai cách tổ chức không gian phòng thí nghiệm đó là: phòng thí nghiệm mở (opened lab) và phòng thí nghiệm đóng (closed lab). Phòng thí nghiệm mở hiệu quả về mặt kinh tế hơn, tuy nhiên phòng thí ngiệm đóng lại có tính an toàn và ngăn chặn rủi ro hơn. Các module bàn thí nghiệm (casework) có thể sắp xếp bằng nhiều cách sao cho phù hợp với nhu cầu của nhà nghiên cứu. Ví dụ như hững bàn thí nghiệm cố định có thể áp tường còn những bàn thí nghiệm di động (mobile casework, split benches) có thể đặt ở giữa. Theo tiêu chuẩn VA (Department of Veterans Affairs), khoảng cách lối đi giữa các bàn thí nghiệm hay trang thiết bị là 1500mm, cho phép thông thuỷ đủ cho hai người cùng làm việc quay lưng vào nhau và một người thứ ba có thể đi ngang qua. Các lối đi nên song song với hướng thoát hiểm. Hành lang chính giữa các phòng thí nghiệm yêu cầu rộng 1800mm để trang thiết bị có thể xoay được khi ra hoặc vào các phòng thí nghiệm. Các thành phần trong không gian thí nghiệm phải bố trí theo nguyên tắc đi cửa chính vào đến nới xa nhất với cửa chính là những thành phần có mức độ nguy hiểm thấp nhất đến nhưng thành phần có mức độ nguy hiểm cao. Thiết kế phòng thí nghiệm theo xu hướng môi trường thân thiện ta có thể bố trí không gian làm việc nhóm bên trong không gian thí nghiệm. Trong một không gian thí nghiệm, ta có thể thiết kế một phòng thí nghiệm mở hoàn toàn, hoặc 100% là các phòng thí nghiệm đóng, hoặc là một nữa là phòng thí nghiệm mở và một nữa là phòng thí nghiệm đóng.
95
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC MODULE PHÒNG THÍ NGHIỆM Để đạt được mục tiêu tính linh hoạt, thiết kế phòng thí nghiệm cần dựa trên một khái niệm căn bản là “module phòng thí nghiệm”. Module là để hình thành nên một hệ thống kích thước căn bản để khi xây dựng, hệ thống kỹ thuật, các vách ngăn và thiết bị kết hợp tốt với nhau.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức module phòng thí nghiệm là - Số lượng người làm việc trong phòng thí nghiệm. - Yêu cầu về độ dài bề mặt làm việc trên một người nghiên cứu. - Bề rộng lối đi giữa các bàn thí ngiệm.
Các phần phụ trợ cho phòng thí nghiệm, văn phòng và hành lang có thể được bố trí chặt chẽ theo module cơ bản, như vậy sẽ đạt được tính linh động về không gian vô cùng cao. Theo các nhà nghiên cứu của VA (Department of Veterans Affairs), ta có kích thước module của một phòng thí nghiệm là 3200mm rộng (tính từ tâm) dựa trên nhu cầu của người sử dụng và các không gian chức năng - và 9300mm dài (tính từ tâm) - dựa trên các yêu cầu và tiêu chuẩn an toàn, thoát hiểm, kích thước trang thiết bị, và nhu cầu của người nghiên cứu. Để cải tiến không gian làm việc, module như vậy có thể mở rộng ra bằng cách ghép lại đối diện với nhau qua cạnh dài, bỏ vách ngăn và kệ làm việc song song với hành lang.
96
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
97
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
98
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
99
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
100 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
101
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
102 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
103
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
104 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
105
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
106 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
107
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
Các kiểu bố trí không gian một số không gian chức năng phòng trong trung tâm nghiên cứu
108 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL PHÒNG THÍ NGHIỆM VẬT LÍ Nghiên cứu năng lượng sạch thay thế (renewabled energy) là một phần giải pháp cho công tác giảm nhẹ biến đổi khí hậu, trong những lĩnh vực này yếu tố chế tạo thử nghiệm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc nghiên cứu thí nghiệm. Ngoài các xưởng chế tạo nơi nghiên cứu phát triển các phương án thiết kế, thì sản phẩm phải được thực nghiệm trong môi trường mô phỏng để khảo sát. Vì vậy ngoài studio thiết kế và chế tạo với không gian vừa phải và linh hoạt, thì xưởng thực nghiệm là một phần không thể thiếu.
Sơ đồ phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo đa vật lý (MPREL)
Brockman Hall for Physics
Các mô hình thử nghiệm chia làm hai loại: trong nhà và ngoài trời. Khu vực trong nhà thường là các xưởng chế tạo hoặc thử nghiệm vật lý thực nghiệm yêu cầu không gian lớn linh hoạt và hệ thống kỹ thuật hiện đại để mô phòng điều kiện biển, có liên kết và nghiên cứu lí thuyết. Khu vực ngoài trời thường dùng để thử ngiệm hiệu năng của các loại pin năng lượng, quạt tourbine gió, ... và các khu vực này trở thành những khu chức năng kỹ thuật với tên gọi và đặt điểm kĩ thuật riêng biệt.
109
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
Phòng thí nghiệm năng lượng năng lượng mặt trời hãng Energis
Khu thực nghiệm ngoài trời
KHÍ ĐỘNG HỌC Có tác dụng thử nghiệm đối với mô hình tỷ lệ nhỏ của tốc độ gió tương đối nhỏ. Nguyên lý hoạt động. Dùng hệ thống turebine mô phỏng gió và khói để quan sát theo dõi kết quả bằng hệ thống máy tính. Dùng bàn xoay vật thể để đổi hướng gió. Có 2 loại là một chiều và hồi quy. Yêu cầu không giang: Đường hầm gió thay đổi tuỳ theo yêu cầu nghiên cứu từ loại nhỏ đặt trên bàn (thường phục vụ giảng dạy) đến lớn (chiếm trọn không gian cao 1-2 tầng) và rất lớn (xây dựng thành kết cấu riêng).
Phòng nghiên cứu khí động học
110 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL PHÒNG NGHIÊN CỨU KẾT HỢP GIẢNG DẠY Dạng phòng thí nghiệm này có cách bố trí các bàn thí nghiệm linh hoạt hơn, không bị bó buộc vào một dây truyền nhất định, thường co cụm thành nhóm. Đây là dạng phòng vừa có thể phục vụ nghiên cứu vừa có thể tổ chức các hoạt động giảng dạy, thực hành.
Thí nghiệm và giảng dạy cùng lúc
Phân tách không gian giảng dạy và thí nghiệm
Phòng thí nghiệm STEM tại các trường trung học North Niles Các cách bố trí cơ bản của phòng nghiên cứu kết hợp giảng dạy
111
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC BỂ SÓNG DÀI Bể tạo sống nhân tạo có khả năng mô phỏng ảnh hưởng của sóng lên mộttiết diện cần khảo sát (2D), ứng dụng từ thiết bị nghiên cứu mô hình tàu thuỷ. Nguyên lý hoạt động máy tạo sóng đặt ở đầu bể tạo ra các con sóng theo yêu cầu. Thành bể có thể làm bằng bê tông, thép toàn khối hay lắp ghép nhưng hiệu quả nhất là làm bằng kính cường lực để nhà khoa học có thể theo dõi vận động của sóng. Phía trên bể có thể gắn cần trục (thấp) di chuyển chở thiết bị theo dỗi nghiên cứu (hồng ngoại, camera tốc độ cao). Yêu cầu không gian thay đổi tuỳ theo yêu cầu nghiên cứu và mức đầu tư, không yêu cầu không gian vượt nhịp lớn nhưng cần chiều dài. Nếu bể quá lớn có thể bố trí ngoài trời (Delta Flume, Hà Lan). MÔ HÌNH DÒNG CHẢY Mô hình nghiên cứu thuỷ lực, lũ lụt trên sông thường xây dựng riêng (do yếu tố nước ít hơn đất liền), trong khi mô hình nghiên cứu sóng biển, đê biển được kết hợp ngay trong bể sóng lớn (do yếu tố nước nhiều hơn đất liền). Tỷ lệ mô hình trên mặt bằng không nhất thiết phaỉ giống trên mặt đứng.
Chi tiết bể sóng
Phòng thí nghiệm nghiên cứu sóng lớn của bang Oregon
112 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL KHÔNG GIAN BỂ THỰC NGHIỆM Bể chứa Tuỳ thuộc kích thước và số lượng cá thể mà lựa chọn kích thước bể cho phù hợp. Hiện nay các công ty phân phối đa dạng các hình dạng và kích thước bể để lựa chọn hơn Hệ thống hoá sinh Dùng hoá chất và vi sinh để mô phỏng và duy trì môi trường nước biển nếu có. Hệ thống cấp thoát nước Cung cấp và tái tạo nguồn nước phù hợp với điều kiện sống của từng loại sinh vật Hệ thống sưởi Đảm bảo nhiệt độ thích hợp với đặc điểm từng loại sinh vật. Hệ thống lọc cát và vi khuẩn Nhằm loại trừ nitrat ph phate trong chất thải cua sinh vật Hệ thống chiếu sáng Cung cấp đủ điều kiện ánh sáng cho môi trường sống của sinh vật và cho nghiên cứu. Có thể chiếu sáng trực tiếp hoặc gián tiếp.
Các bể thực nghiệm
113
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ PHÒNG THÍ NGHIỆM Chiếu sáng Phòng phải được chiếu sáng bằng nhân tạo hay tự nhiên nhưng đều ở mức tối ưu để có thể đảm bảo quá trình vận hành an toàn, nên làm sao để giảm thiểu phản chiếu chói mắt và lãng phí. Nhiệt độ Các thiết bị phát lạnh hay nóng quá mức sẽ phải được cách ly ra hẳn không gian làm việc chung. Nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm cần có găng tay bảo vệ nhiệt cũng như quần áo thích hợp để tạo sự an toàn và thoải mái. Nhiệt độ ở trong các phòng thí nghiệm cũng cần được kiểm soát ở mức độ tương thích tiện nghi với nhân viên ở phòng thí nghiệm. Thông gió Các thiết bị phát ra khói, hơi nước, mùi, phát quá nhiệt hay độc tố cần được cách ly ra bên ngoài khu vực làm việc chung đồng thời đặt dưới chụp hút một cách thích hợp. Cả thông gió tự nhiên hay cơ khí đều được khuyên dùng ở những nơi có mùi tanh hoặc mùi khó chịu bởi quy trình thủ công nào đó. Độ ẩm môi trường cũng như các thay đổi không khí trong phòng thí nghiệm cũng cần được thực hiện sao cho phù hợp và tiện lợi, an toàn cho nhân viên làm việc. Tốc độc của dòng khí cũng cần được giám sát một cách đều đặn để đảm bảo độ thông gió một cách thích hợp, tránh sự phát tán của khói độc cũng như các tác nhân lây nhiễm tiềm ẩn. Ống thông gió cần phải được cách ly ra khỏi không gian làm việc chung để tránh phát tán hay bay ra không khí những tác nhân lây nhiễm, mùi ở khu vực khác. Độ ồn Trong không gian của phòng thí nghiệm cần phải tránh mức ồn quá lớn, nên chọn các thiết bị cũng như vị trí của thiết bị cần được tính toán để làm giảm cộng hưởng độ ồn ở nơi làm việc. Yếu tố khoa học lao động Hoạt động ở trong thiết kế phòng sạch nói chung và phòng thí nghiệm nói riêng, nơi làm việc cũng như thiết bị, thiết bị phát siêu âm hay rung cần được thiết kế nhằm làm giảm đi các rủi ro về tai nạn hay suy giảm sức lao động. Các kí hiệu tại cửa ra vào Các phòng thí nghiệm cũng cần nhận biết được cửa vào với cửa ra, các lối thoát khẩn cấp cũng cần được đánh dấu để có thể phân biệt chúng với các lối ra thông thường khác. Những dấu hiệu ở các vị trí này cũng cần có chỉ thị nguy hiểm được quốc tế công nhận như nguy hiểm về cháy nổ, sinh học hay phóng xạ và các dấu hiệu khác được pháp luật quy định. An toàn phòng thí nghiệm Những lối vào của phòng thí nghiệm cần có cửa khóa được, các khóa cửa này thường sẽ không ngăn cản việc thoát ra ở những trường hợp thoát khẩn cấp. Đường dẫn vào phòng thí nghiệm cũng cần phải hạn chế với những nhân viên đã được cho phép. Bên trong cũng cần được có khóa nhằm hạn chế ra vào khi đang có thí nghiệm với các mẫu có độ nguy hiểm ở mức cao. Quá trình bảo quản các mẫu cũng như môi trường nuôi cấy, thuốc thử hóa học hay nguồn cung cấp với độ nguy hiểm cao thì cần được yêu cầu những biện pháp an toàn, bổ sung các cửa có thể khóa, những ngăn lạnh có khóa, giới hạn lối vào với các cá nhân cụ thể.Ngoài ra cũng cần đánh giá thông tin tin cậy về vấn đề đề phòng lấy cắp cũng như làm giả chất sinh học, thuốc, hóa chất hay các mẫu.
Các kí hiệu tại cửa thoát hiểm
114 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bố trí làm việc với những mầm bệnh có thể phát tán Các phòng thí nghiệm làm việc có tác nhân sinh học có thể phát tán sẽ được bố trí một cách đặc trưng và phù hợp để có thể ngăn ngừa vi sinh vật từ mức độ trung bình cho tới nguy hiểm cao, tác động ở mức vừa phải đến các cá nhân. Các phòng thí nghiệm cũng cần được bố trí để làm việc với những sinh vật thuộc nhóm rủi ro III hay cao hơn có được đặc trưng thiết kế ngăn chặn ở mức cao hơn.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL TRẠM QUAN TRẮC Trước khi đưa ra bất kỳ dự báo nào về thời tiết, chúng ta cần biết những gì đang diễn ra bây giờ. Thực hiện quan trắc để biết nơi nào có mưa, tuyết, sương mù hoặc sương giá và thời tiết khắc nghiệt như thế nào. Để đưa ra dự báo thời tiết, chúng ta cần thực hiện đo chính xác bao gồm áp suất, nhiệt độ và gió. Chúng cung cấp các điều kiện ban đầu cho các mô hình máy tính, chạy nhiều lần trong ngày trên các siêu máy tính. Điều đặc biệt quan trọng là những quan trắc trong suốt chiều sâu của bầu khí quyển xác định cấu trúc ba chiều của nó. Vì những lý do này, việc đầu tư rất nhiều tiền vào các hệ thống đo lường bầu khí quyển. Dữ liệu này cho chúng ta biết thời tiết ngày nay khác với trung bình dài hạn như thế nào và khí hậu của chúng ta đã thay đổi như thế nào trong thời gian hàng thập kỷ hoặc thế kỷ. Trong thời gian gần đây đã có sự quan tâm đáng kể về các mối đe dọa do biến đổi khí hậu. Các quan sát chính xác được yêu cầu là bằng chứng hỗ trợ cho các quyết định của chính phủ và ngành công nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trạm Khí Tượng
RA-DA
HỆ THỐNG NHẬN TÍN HIỆU VỆ TINH
TRẠM THỜI TIẾT TỰ ĐỘNG QUAN TRẮC SÓNG VÔ TUYẾN
PHAO KHÍ TƯỢNG
THU GIÓ QUAN TRẮC ĐƯỜNG THỦY
HỆ THỐNG MÁY BAY QUAN TRẮC THỜI TIẾT
115
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
3.3.2. KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY TRIỄN LÃM
TRIỄN LÃM TRONG NHÀ --Bố trí tham quan dạng tỏa tròn
--
Giao thông Lối vào tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp: Sảnh công trình có quầy hướng dẫn, quầy vé tham quan. Lối vào cho nhân viên/ phục vụ là một khu vực đảm bảo an toàn và an ninh, có thể kết hợp lối nhập hàng. Lối nhập hàng là khu nhập - xuất vật phẩm. Nên kết hợp với nhập của Hội thảo và Nghiên cứu.
Nguyên lý thiết kế có thể vận dụng từ các công trình bảo tàng quy mô nhỏ. Không gian trưng bày trong công trình viện nghiên cứu có các chức năng như phục vụ trưng bày nội dung và thành quả nghiên cứu, giáo dục cộng đồng, lưu giữ các hiện vật quý giá, và một phần nhỏ nhưng không thiếu quan trọng là tạo nguồn thu nhập cho nghiên cứu Bố trí tham quan dạng tuyến tính
Bố trí tham quan dạng bao quanh một không gian trung tâm
Nội dung trưng bày Cần định hướng dây truyêng tham quan. Là dây truyền một chiều. theo chiều kim đồng hồ để khách tham quan thuận lợi theo dõi thông tin (theo chiều dọc) hoặc theo một kịch bản, câu truyện được thiết kế trước. Có các loại hình kịch bản trưng bày theo niên đại (quá trình phát triển), theo thể loại (tranh ảnh, tương tác, mô hình), theo chủ đề (phân theo các hiện tượng). Nhằm mục tiêu mang tính giáo dục và tác động mạnh vào ý thức cộng đồng, nội dung trưng bày đề tài BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU được kể theo trình tự thời gian, từ quá khứ đến hiện tại rồi đến tương lai, nhằm thể hiện rõ những thay đổi của môi trường biến đổi trước dưới tác động của Biến đổi khí hậu. Quy trình kể truyện như vậy sẽ tác động vào ý thức và nhấn mạnh tính thời sự của biến đổi khí hậu.
Các dạng bố trí tham quan triển lãm
Dây truyền cơ bản khu tham quan triển lãm
KỊCH BẢN TRƯNG BÀY DỰ KIẾN Mở đầu - quá khứ - Khu rừng hệ sinh thái các thực vật tự bản địa - Tiêu bản các sinh vật địa phương - Phòng trình chiếu hệ sinh thái ĐBSCL Quá trình - hiện tại - Tranh ảnh, mô hình tình hình ô nhiễm nguồn nước, băng tan và sự ấm lên toàn cầu - Phòng mô hình khí hậu Kết thúc - tương lai - Nghệ thuật minh hoạ biến đổi khí hậu - Phòng trình chiếu kịch bản khí hậu trong tương lai
116 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL CÁC LOẠI HÌNH TRIỄN LÃM THAM KHẢO
Transcending Boundaries, teamLab, London Triễn lãm là nơi mà dường như mọi người có thể “giao tiếp” được với màu sắc - ánh sáng như trong thế giới thực. Nhóm sáng tạo không những kết hợp âm thanh cho sống động, mà còn cho thêm cả hương thơm khác nhau ở những thời điểm khác nhau tùy theo chủ đề art. Họ tận dụng triệt để công nghệ kỹ thuật số nhằm trình diễn nghệ thuật.
Plastic Ocean exhibition by Tan Zi Xi ‘Plastic Ocean’ là tác phẩm sắp đặt kỳ công và ý nghĩa của nữ nghệ sĩ gốc Singapore Tan Zi Xi vào năm 2017. Triển lãm được làm từ 4000 kg rác thải nhựa, mang đến cho người xem góc nhìn thực tế và rõ nét nhất về cuộc sống dưới đáy đại dương hiện nay.
117
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
Bảo Tàng Biến Đổi Khí Hậu - NYC
Triễn lãm Klima X Thay vì chỉ thông báo cho mọi người về biến đổi khí hậu, những người thiết kế quyết định nói chuyện với các giác quan và để lại dấu ấn không thể xóa nhòa cho người tham quan. Họ muốn tạo ra một ấn tượng lâu dài được cảm nhận trong tìm thức của khách tham quan, thay vì chỉ là bộ não của họ và đảm bảo họ nhớ được thông điệp sau chuyến thăm của họ. Cốt lõi của dự án là nước ở dạng lỏng và rắn. 12 tấn băng đã được chuyển đến triển lãm và địa điểm chứa đầy nước. Du khách được yêu cầu mang đôi ủng màu vàng trước khi vào và được lội xuống biển. Trong khi họ lội ra vùng nước lạnh giữa các khối băng, các thông tin và hình ảnh đồ họa về BĐKH được chiếu lên các tấm vải lớn. Quạt điện lớn mô phỏng gió, làm những bức tranh lớn rung rinh, gây khó khăn cho việc đọc các văn bản.
118 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL TRIỄN LÃM NGOÀI TRỜI Triễn lãm ngoài trời kết hợp với landscape kết nối với thiên nhiên nhằm mục tiêu mang tính giáo dục và tác động mạnh vào ý thức cộng đồng, vẻ đẹp của thiên nhiên để bảo vệ nó trước lúc biến mất.
China Fuzhou Jin Niu Shan Trans-Urban Connector LOOK Architects
Triển lãm Đồng hồ Băng của Olafur Eliasson
augmented tides oceanic research and education center
119
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
3.3.3. KHÔNG GIAN HỘI THẢO KHÔNG GIAN HỘI NGHỊ. HỘI THẢO Với mục đích chia sẽ thông tin và tư liệu nghiên cứu, kết nối cộng đồng các nhà khoa học có chung sự quan tâm với nhau, không gian hội nghị hội thảo đóng một vai trò không thể thiếu trong Viện nghiên cứu. Đặc biệt đối với các vấn đề mang tính thời sự và mang tính quốc tế như Biến đổi khí hậu, việc liên kết với mạng lưới các nhà khoa học quốc tế mang ý nghĩa cực kì to lớn. Ngoài ra không gian hội nghị còn là nới giới thiệu những kết quả, sản phẩm nghiên cứu của trung tâm đến đối tác, khách hàng và giới quan tâm. HÔI TRƯỜNG Hội trường bao gồm các không gian như sảnh đón tiếp, nới gửi áo mũ, quầy tiếp tân, sảnh giải lao, v.v... Khán phòng là không gian chính, nơi diễn ra các cuộc họp, hội thảo hay biểu diễn, chứa số lượng người lớn nên thường thiết kế sàn dốc, đảm bảo các tiêu chuẩn về nghe nhìn và an toàn. Khán phòng gồm các phòng khán giả và sân khấu. Các không gian phụ trợ như các phòng kỹ thuật, phòng điều khiển âm thanh, ánh sáng kho thiết bị kỹ thuật, phòng diễn giả, phòng in ấn, phòng truyền thông, nhà vệ sinh nam - nữ,... *Lưu ý quan tâm tới thoát hiểm hội trường và thiết kế phục vụ cho người khuyết tật.
Dây truyền cơ bản khu hội nghị, hội thảo
Lugo Auditorium
120 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
Tiêu chuẩn khoản cách ghế ngồi
Một hàng ghế, khoảng cách tính từ người ngồi chính giữa đến đường đi thoát hiểm không được vượt quá 16 ghế ngồi. Nếu vượt quá phải mở thêm lối đi ở giữa và có thêm cửa thoát hiểm.
Thiết kế đảm bảo truyền âm cho khối khán phòng có 1 tầng hoặc 2 tầng khản giả
Yêu cầu về kĩ thuật phụ trợ cho phòng hội thảo của các trung tâm nghiên cứu mặc dù không quá phức tạp nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu về vị trí ngồi, điểm nhìn.
121
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC CÁC PHÒNG HỘI THẢO, PHÒNG HỌP, LỚP HỌC LÝ THUYẾT Các phòng họp, hội thảo, lớp học lý thuyết (conference / classroom) được sử dụng cho các cuộc họp được tổ chức qua điện thoại (teleconference activities). Loại không gian này không yêu cầu trần cao trên 3600mm và diện tích tuỳ thuộc số lượng người sử dụng, với quy mô 30 - 50 người diện tích thuộc khoảng 20 - 50 m2. Không gian này bao gồm các thành phần chức năng sau: -- Sảnh bao gồm quầy tiếp tân, gửi nón mũ, vệ sinh nam - nữ, không gian giải lao. -- Các phòng họp / lớp học (general meeting) bao gồm phòng họp lớn (large lecture) và các phòng họp nhỏ đa năng (multiple purpose meeting), các kho.
Mặt bằng phòng họp điển hình
122 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3.4.Không gian lưu trữ
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
TRUNG TÂM DỮ LIỆU VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU - SIÊU MÁY TÍNH Không gian lưu trữ dữ liệu là mô hình ngiên cứu nhằm thực hiệ các chức năng theo dõi tình hình biến đổi khí hậu thông qua hệ thống máy tính nhằm kịp thời thông báo à đưa ra giải pháp ứng phó, không những vậy trung tâm này còn là trung tâm cứu cho các công trình nghiên cứu khác nhờ vào lượng thông tin khổng lồ về khí hậu, hỗ trợ và giúp kết nối các nhà nghiên cứu trong khu vực lại với nhau. Trung tâm xử lí dữ liệu theo phương đứng (automated data processing: mainframe) Trung tâm xử lý dữ liệu tự động “mainframe” là một cơ sở dành cho các thiết bị xử lí dữ liệu theo phương đứng không yêu cầu thời gian hoạt động quan trọng. Dùng để xử lí một lượng thông tin cực kì lớn. Bao gồm các thiết bị máy lớn (true mainframe) và hệ thống máy chủ dày đặc (dense server farms) bao gồm các máy chủ RISC và Pentium được đặt trên các kệ đứng (including RISC and Prentium-based service arranged on vertical racks of equipment). Trung tâm xử lý dữ liệu tự động bao gồm các không gian sau: -- Phòng điều khiển gồm có các bảng điều khiển điện tử (5,57m2/1 bảng), một bảng điều khiển giám sát (5,57m2/1 bảng), các bàn tham khảo hướng dẫn -- Phòng máy (mainframe room) bao gồm các tháp máy (12m2/1 tháp máy), 1 hệ thống bảng điều khiển quản lí (systerm administrator console) (5.57 m2/ 1 bảng), các đơn vị thông gió và điều hoà không khí (HVAC units) (1.85m2/1 đơn vị). -- Phòng DASD (direct access storage device) bao gồm các đơn vị DASD (9.3m2/1 đơn vị) và các đơn vị HVAC. -- Phòng băng đĩa (tape room) bao gồm các đầu đọc băng đĩa (tape drive) (7.4 m2/1 đầu đọc băng đĩa), kho chứa băng đĩa và các đơn vị HVAC. -- Phòng máy in bao gồm bàn thao tác, kho giấy, bảng điều khiển và các thiết bị, các đơn vị HVAC.- Các hệ thống thông tin liên lạc bao gồm các bảng điều khiển, điều chỉnh (controller) (2.7m2/1 bảng), một bảng điều khiển điện thoại (telephone console) (5.57m2/1 bảng), 2 thiết bị đóng ngắt (switches) (5.57m2/1 thiết bị) -- Không gian danh cho các nhân viên quản lí và phục vụ bao gồm 1 phòng quản lí hệ thống (14m2/1 phòng), 1 phòng quản lí dữ liệu (11m2/1 phòng), 1 phòng quản lí mạng (11m2/1 phòng), 1 phòng giám sát (11m2/1 phòng), các phòng kiểm tra (18.58m2/1 phòng), các phòng kĩ thuật điện (22m2/1 phòng), các phòng năng lượng dự phòng UPS (11m2/1 phòng). Trung tâm xử lí dữ liệu theo phương ngang ( automated data processing: pc systerm) Trung tâmt xử lý dữ liệu tự động “hệ thống PC” là một cơ sở dành cho các thiết bị xử lí dữ liệu theo phương ngang yêu cầu thờ gian hoạt động quan trọng bao gồm các mãy chủ RISC and Pentium (including RISC and Pentium-based servers contained in individual equipment towers). Hệ thống xử lý dữ liệu tự động theo phương ngang bao gồm các thành phần chức nằng sau: Phòng giám sát, hỗ trợ kỹ thuật, phòng kỹ thuật điện, tra cứu tham khảo, các thiết bị lưu trữ thông tin (magnetic media storage), các tháp máy chủ (Service Racks/Towers), các thiết bị điều khiển (Multiplexor/Controller Racks), máy in, đơn vị điều hoà không khí (HVAC unit), các bộ phận lưu trữ vật tư,..., thiết bị đóng ngắt hệ thống mạng LAN và điện thoại.
123
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
Chi tiết bên trong 1 đơn vị giá đỡ của hệ thống siêu máy tính
Mô hình tổng quan về kiến trúc hạ tầng hội tụ của HP tối ưu cho Cloud Computing
Kiến trúc hạ tầng hội tụ của HP bao phủ một phạm vi rộng lớn từ Server, Storage, Networking, Security cho đến Management Software giúp mang lại một cái nhìn tổng quan cho toàn bộ hệ thống với việc kết hợp rất nhiều các công nghệ ở các mảng khác nhau để hình thành nên một hệ thống đồng nhất
124 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
Barcelona Supercomputing Center
Kích thước giá đỡ tiêu chuẩn các siêu máy tính được xác định khoản: d = 0,6 m và w = 1,2 m. Chúng ta sẽ biểu thị khoảng trống phía trước (phía trước giá đỡ và phía sau nó) với cf , khoảng trống bên với cs và chiều rộng lối đi với ca . Mặt bằng bố trí điển hình của giá đỡ trên sàn sau đó sẽ trông như hình.
Mặt bằng bố trí điển hình của phòng siêu máy tính
Kích thước và khoảng trống giá mặc định như sau. khoảng trống phía trước, khoảng trống bên và chiều rộng lối đi đều bằng 1 mét: cf = cs = ca = 1 m , và chiều dài tối đa của một khối giá đỡ liền kề là 6 mét.
Cách bố trí các giá đỡ thông dụng
125
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT Kết luận Đề xuất cho trung tâm nghiên cứu BĐKH tại ĐBSCL
126 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT
4.1.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
KẾT LUẬN
Hình thức về tổ chức không gian Trung tâm nghiên cữu đã có những nghiên cứu cụ thể như trên, tuy nhiên Việt Nam cần có những tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về thể loại công trình này. Do đó, hiện nay các trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam chưa có những giải pháp cụ thể về không gian chức năng cũng như các tiêu chuẩn về công nghệ nghiên cứu còn nhiều thiếu sót làm hạn chế sự phát triển của các lĩnh vực khoa học nghiên cứu. Trung tâm nghiên cứu cần tạo ra thêm những không gian công cộng cũng như các không gian xanh vừa phục vụ nghiên cứu vừa tạo ra thu nhập kinh tế như các không gian tham quan, triễn lãm, ... từ đó giúp người dân có cái nhìn khách quan hơn về những gì đang xảy ra xung quanh họ từ đó ý thức bảo vệ môi trường được cải thiện. Mạng đến một môi trường nghiên cứu năng động, hiện đại và thân thiện.
4.2.
ĐỀ XUẤT CHO TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BĐKH TẠI ĐBSCL
Về chủ đề trung tâm nghiên cứu Do đây là trung tâm nghiên cứu về BĐKH nên các không gian nghiên cứu đa phần là làm việc với máy tính cho nên các không gian nghiên cứu cần tạo điểm nối với thiên nhiên, tạo ra môi trường nghiên cứu linh động, thân thiên và không nhàm chán. Không gian thực nghiệm cần được thiết kế linh hoạt hướng đến mục đích vừa là chổ nghiên cứu vừa là nơi triễn lãm, tham quan. Trung tâm nghiên cứu BĐKH tại ĐBSCL hướng đến một trung tâm thông tin dữ liệu hiện đại cho ĐSCL và cho cả nước. Về không gian và hình thức Trung tâm nghiên cứu BĐKH tại ĐBSCL cần mang những hình ảnh giap thoa giữa thiên nhiên và trung tâm nghiên cứu, mang những hình ảnh. nét đặc trưng của vật liệu và kiến trúc đặc trưng của địa phương, sử dụng các vật liệu thân thiện môi chuẩn và bám sát các tiêu chuẩn công trình xanh . Cần tạo ra sự đa dạng các không gian vừa học tập, nghiên cứu vừa trãi nghiệm. Về cấu tạo Kết hợp hình thức của kết cấu bản địa và các kết cấu xây dựng mới tạo ra hình thức kiến trúc mong muốn. Sử dụng các vật liệu đảm bảo theo tiêu chuẩn công trình xanh.
CCLC - CLIMATE CHANGE LEARNING CENTRE Mamori Lake
127
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
TÀI LIỆU THAM KHẢO Biến đổi khí hậu đe doạ sự sống toàn cầu Theo kinhtemoitruong.vn
Biến đổi khí hậu là gì – nguyên nhân, hậu quả và giải pháp Theo cuusaola.vn
10 hậu quả khủng khiếp của biến đổi khí hậu Theo Danang.gov.vn
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sinh kế người dân đồng bằng sông cửu long Lê Anh Tuấn, Viện nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ
Nguồn tài nguyên của đồng bằng sông cửu long
Nguyễn Xuân Hiền (Phó viện trưởng Viện quy hoạch thuỷ lợi miền Nam)
Đồng bằng sông Cửu Long: Thách thức từ biến đổi khí hậu http://daidoanket.vn
Biến đổi khí hậu
https://vietnam.opendevelopmentmekong.net
Cần Thơ tăng cường khả năng thích ứng BĐKH https://baocantho.com.vn
What is climate change https://www.science.org.au
Về nguy cơ BĐKH tại Việt Nam https://www.tapchikientruc.com.vn
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng Viện Khoa học Khí tượng Tủy văn và Môi trường
Mekong River Commission Biến đổi khí hậu: Kinh tế toàn cầu thêm "liêu xiêu" https://bnews.vn/
Gia tăng dịch bệnh do biến đổi khí hậu https://giaoducthoidai.vn/
https://moitruong.com.vn/ https://www.unicef.org/vietnam Biến đổi khí hậu làm mất cân bằng hệ sinh thái https://giaoduc.net.vn/
Biến đổi khí hậu và tác động ở việt nam Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường
Biến đổi khí hậu làm gia tăng nguy cơ chiến tranh https://giaoducthoidai.vn/
128
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐBSCL
THÔNG TƯ 40/2016/TT-BTNMT Tình hình Biến đổi khí hậu trên thế giới và những tác hại http://www.imh.ac.vn/
Nét duyên xưa người Việt trong kiến trúc nhà ở truyền thống miền trung https://landber.com
Khám phá các kiểu kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ đặc trưng nhất https://angcovat.vn
Phòng thí nghiệm khô và ướt https://lysonsakylab.vn
LEED-LOTUS-EDGE Comparison https://vgbc.vn
Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi khí hậu Theo giới thiệu imh.ac.vn
Research Laboratory Design Guide Floorplanning
https://clusterdesign.org
129
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC
130