Issue 3 - SEPT 2015 / Vietnamese

Page 1

BẢN TIN ĐẶC BIỆT CỦA NICK VUJICIC

SỐ

03

THÁNG 9/2015 phát hành chỉ dành cho Việt Nam

GIÁ CÒN TRỊ ĐỂ LẠI SUY TƯ VỀ GIÁO DỤC CON CÁI VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT NGƯỜI CHA...

T

ràn ngập trong niềm vui và phấn khích khi lần đầu tiên nhìn thấy con trai Kiyoshi, những ý nghĩ chợt thoáng qua trong tâm trí tôi: “Ôi chao! Làm thế nào cha mẹ mình đã làm được điều đó?!” Tôi trở nên thấu hiểu ông bà thật nhiều kể từ khi chính mình bắt đầu làm một người cha từ năm 2013. Và bây giờ, vợ tôi cũng vừa hạ sinh đứa con trai Dejan thứ hai của chúng tôi nữa!

S

au khi kết hôn, bạn cứ tưởng rằng đã sẵn sàng cho việc lập gia đình nhưng đó chưa phải là sự chuẩn bị thực sự cho cuộc sống hôn nhân. Khi mong chờ một đứa con ra đời, bạn luôn thấy rằng mình chưa sẵn sàng, và cảm giác đó thật lý thú nhưng cũng rất hồi hộp! Lúc nhìn thấy gương mặt của đứa con, lòng can đảm và tình yêu của người cha người mẹ sẽ xóa đi mọi suy nghĩ tiêu cực trước đây. Dù biết rằng chúng ta sẽ không thể làm cha mẹ một cách tuyệt đối hoàn hảo, nhưng như đã từng là những đứa con, chúng ta vẫn có thể học hỏi được từ những điều tốt và không tốt mà cha mẹ chúng ta đã sống qua và đối xử với chúng ta.

1

H

Nick Vujicic

iện tại, Cha của tôi – Ông Boris – đang viết một cuốn sách để khích lệ các bậc cha mẹ trên toàn thế giới biết chấp nhận, yêu thương và động viên con cái họ trong bất cứ tình huống nào của cuộc sống. Tôi nhớ rằng cha tôi đã rất bận rộn và không thường xuyên ở nhà. Nhưng một khi ông đã rảnh rỗi, thì cả hai cha con tôi cùng chơi nhạc, đánh cờ, làm vườn, nô đùa trong sân nhà, câu cá và đánh bi với nhau! Chúng tôi rất thích khoảng thời gian cha có mặt ở nhà, đến nỗi không để ý quá đến những lúc ông vắng mặt, mà chỉ tập trung tận hưởng những khoảnh khắc ông có ở đó. Cha tôi nhận đến ba công việc cùng một lúc và bắt đầu tình nguyện làm việc cho Nhà thờ từ lúc 27 tuổi. Ông rất chăm làm việc nhưng khi về đến nhà, ông dành toàn bộ thời gian cho vợ và các con.

C

ha mẹ tôi đã dạy tôi rất nhiều điều khác nhau trong khi tôi lớn lên. Khi nghe phàn nàn về việc các học sinh khác chọc phá tôi ở trường, cha mẹ đã khích lệ tôi bằng cách khẳng định rằng tôi luôn tốt đẹp như chính con người của mình, và rằng tôi là một con người đặc biệt. Cha mẹ cũng nghiêm khắc khi tôi không vâng lời và nhìn lại thì tôi thật biết ơn vì rất

phát hành trên theaiamag.com hoặc

nhiều lần, họ đã dạy cho tôi những bài học và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Thật đúng đắn khi sửa sai con cái của bạn, nhưng hãy luôn nhắc nhở chúng về tình yêu mà bạn dành cho chúng và lý do tại sao chúng cần phải được dạy dỗ và rèn luyện. Cha mẹ đã dạy tôi làm việc nghiêm túc và kiếm tiền bằng cách hút bụi nền nhà bằng vai và cằm. Tôi đã kiếm được 2 đô-la một tuần và với số tiền đó, họ dạy tôi biết làm việc, tiết kiệm và cẩn trọng trong chi tiêu. Nếu tôi muốn một món đồ chơi, cha mẹ sẽ nói rằng tôi cần phải tự mình mua món đồ ấy và điều đó dạy cho tôi những giá trị tốt đẹp cũng như cách đưa ra lựa chọn đúng đắn.

T

ôi biết tôi sẽ không thể trở thành một người cha hoàn hảo, nhưng tôi sẽ truyền lại cho các con của mình những gì cha của tôi đã làm được, đồng thời cố gắng làm hết sức mình trong mỗi tình huống sống. Một khi đã làm được mọi thứ có thể, tôi cũng sẽ luôn cầu nguyện cho các con của mình, như cha mẹ vẫn thường làm cho tôi. Lời cầu nguyện có sức mạnh lớn lao và tất cả gia đình chúng tôi đều cần giữ gìn nhau trong lời cầu nguyện, cũng như khích lệ nhau đừng bao giờ đầu hàng


BẢN TIN ĐẶC BIỆT CỦA NICK VUJICIC

ÔNG

LÊ PHƯỚC VŨ Chủ tịch HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HOA SEN GROUP

NICK VUJICIC PHỎNG VẤN NHÀ DOANH GIA HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Tôi rất tin rằng vị thế của Việt Nam sẽ được thay đổi trong tương lai khi nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, hàng loạt các hiệp định thương mại song phương và đa phương được ký kết, đặc biệt khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực vào năm 2015 và hiệp định TPP đang trên con đường đàm phán tích cực sẽ mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Công bằng mà nói, doanh nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế luôn ở trong thế bất lợi. Đây không chỉ là nỗi ưu tư của cả dân tộc mà còn là sự băn khoăn của những người đứng đầu doanh nghiệp. Với vị thế của người đi sau, tôi nghĩ chúng tôi phải lấy sự nỗ lực và sáng tạo để trước mắt là đuổi kịp họ, sau đó mới mong muốn vượt qua họ được. Chúng ta phải lấy sáng tạo để thắng kinh nghiệm, lấy năng động để thắng quy mô, lấy nỗ lực và tốc độ để bù cho vị thế của người đi sau. Nhưng để làm được điều đó, trước hết phải là người tử tế, lao động chân chính để tạo ra của cải phục vụ cuộc sống cá nhân, gia đình và xa hơn nữa là đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

2

phát hành trên theaiamag.com hoặc

(tiếp theo)


BẢN TIN ĐẶC BIỆT CỦA NICK VUJICIC

NICK: ÔNG ĐÃ QUYẾT ĐỊNH KHỞI NGHIỆP Ở ĐỘ TUỔI NÀO, VÀ VÌ LÝ DO NÀO? Ô. LÊ PHƯỚC VŨ: Tôi đến với nghề tôn thép là một sự tình cờ và tôi vẫn nhớ như in thời điểm khởi nghiệp khi mở xưởng cán tôn vào năm 1994. Lúc đó tôi chỉ có một mục tiêu đơn giản là kiếm tiền để nuôi sống bản thân và gia đình sau khi đã phải bươn chải đủ nghề từ làm ở đội xe khoán, đến lái xe con, làm quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng. Với số vốn vỏn vẹn 1,2 triệu đồng (tương đương khoảng 100 USD thời điểm lúc ấy), số tiền thậm chí không đủ để đặt cọc thuê cửa hàng là 5 triệu đồng nhưng tôi đã cố gắng xoay sở và thuyết phục được một người quen cho mượn số tiền này và sẽ trừ dần vào cắt tôn lợp xưởng sau này. Ngày khai trương cửa hàng 18/5/1994, cầm 650 ngàn đồng tiền lãi trong ngày kinh doanh đầu tiên mà tôi mừng đến rơi nước mắt NICK: LÀM THẾ NÀO ÔNG CÓ THỂ DUY TRÌ MỐI QUAN HỆ HÀI HÒA VỚI CÁC ĐỐI TÁC VÀ NHÂN VIÊN CỦA MÌNH? ÔNG CÓ TẤT CẢ BAO NHIÊU NHÂN VIÊN? TRONG MỐI QUAN HỆ CỦA MÌNH VỚI CÁC NHÂN VIÊN, ÔNG XEM HỌ CHỈ NHƯ NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG, HAY CÒN HƠN THẾ NỮA? Ô. LÊ PHƯỚC VŨ: Tôi đã giác ngộ đạo Phật trước khi kinh doanh và từ khi bắt đầu kinh doanh đến nay tôi luôn lấy tinh thần của đạo Phật làm giá trị tinh thần và kim chỉ nam trong mọi hành động của mình. Do vậy ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, tôi đã đề ra ba tiêu chuẩn rõ ràng, thứ nhất là tính trung thực, một lời dạy của Đức Phật, thứ hai là tính cộng đồng, đây cũng là lời dạy của Đức Phật khi sống quên mình và vì mọi người, như vậy thì sự phát triển của doanh nghiệp mới có thể đúng đắn và bền vững. Trên cơ sở đó tôi đã xây dựng văn hóa của công ty theo 10 chữ T: Trung thực – Trung thành – Tận tụy – Trí tuệ - Thân thiện. Tất cả nhân viên của Hoa Sen đều thấm nhuần triết lý này để tạo một môi trường làm việc với nét văn hóa doanh nghiệp đặc thù. Trong môi trường đó, mọi người luôn có tinh thần trách nhiệm và không ngừng sáng tạo để có thể hoàn thành mục tiêu cao đặt ra cho công việc. Đó cũng chính là yếu tố góp phần tạo nên sự hài hòa trong công việc và trong mối quan hệ với đối tác. Tôi luôn ý thức nhân lực là trung tâm của sự phát triển, do đó đội ngũ cộng sự là nguồn lực vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Tập đoàn. Hiện nay, Tập đoàn Hoa Sen có hơn 5000 nhân viên, chúng tôi luôn gọi đó là “đại gia đình Hoa Sen”. Mỗi nhân viên Hoa Sen đều có những điểm chung, là những con người trung thực, trung thành với lợi ích của Tập đoàn, tận tụy vì công việc, luôn nỗ lực sáng tạo để đạt hiệu quả cao trong công việc và thân thiện với đối tác

3

phát hành trên theaiamag.com hoặc

và đồng nghiệp. NICK: LÀM THẾ NÀO ÔNG NHẬN RA CUỘC ĐỜI MÌNH CÒN CÓ MỤC ĐÍCH SỐNG LỚN LAO HƠN NỮA? Ô. LÊ PHƯỚC VŨ: Là một Phật tử, tôi nhận thức được mục đích sống của mình không chỉ là để nuôi sống bản thân và gia đình mà cần phải đóng góp cho con người, cho đất nước của mình, cho thế giới này những điều tốt đẹp nhất, và quan trọng hơn nữa là chia sẻ những giá trị mình đạt được - từ sự tin yêu của người tiêu dùng với sản phẩm và dịch vụ của mình – để phục vụ cho cộng đồng với tinh thần trách nhiệm, sự chia sẻ, thành tâm và thiện tâm cao nhất. Bên cạnh đó, đứng trước những cơ hội to lớn cho sự phát triển của kinh tế đất nước trong giai đoạn hội nhập, là một doanh nhân, tôi thực sự mong muốn đất nước Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam phải là do con người Việt Nam làm chủ, do doanh nhân Việt Nam dẫn dắt. Do vậy tôi nhận thấy trách nhiệm của mình phải

tiếp tục đưa tập đoàn Hoa Sen phát triển, góp phần vào phát triển ngành công nghiệp nước nhà. Chúng tôi chọn trở thành nhà công nghiệp để tạo ra giá trị thật, tạo ra sản phẩm chất lượng phục vụ cho người tiêu dùng Việt Nam cũng như sự phát triển kinh tế đất nước, tạo ra các sản phẩm có năng lực cạnh tranh toàn cầu và khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho người lao động và luôn khích lệ họ không ngừng nâng cao năng suất để tạo ra sản phẩm chất lượng, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho gia đình, đóng góp cho ngân sách quốc gia để cùng cộng đồng doanh nghiệp trong nước tạo sự thịnh vượng của quốc gia. NICK: TRONG LẦN ĐẦU TIÊN BIẾT VÀ GẶP GỠ, ÔNG ĐÃ KHÁM PHÁ RA ĐIỀU GÌ VỀ NICK? TẠI SAO ÔNG LẠI MỜI ANH ẤY ĐẾN VIỆT NAM? ĐÂU LÀ TRIẾT LÝ CỦA ÔNG VỀ NHỮNG CON NGƯỜI THUỘC NHIỀU QUỐC GIA VÀ NIỀM TIN TÔN GIÁO KHÁC NHAU CÙNG ĐẾN GẶP GỠ VÀ LÀM VIỆC CHUNG VỚI NHAU?


BẢN TIN ĐẶC BIỆT CỦA NICK VUJICIC

Ô. LÊ PHƯỚC VŨ: Ngay từ những ngày đầu xem những đoạn diễn thuyết của Nick trên Youtube, tôi đã cảm thấy đồng cảm với chàng thanh niên này. Điều ấn tượng nhất có lẽ là khi Nick nói về những mơ ước, khát vọng của tuổi thanh niên. Anh nhắc nhở các bạn trẻ hãy thực hiện những đam mê ngay trên đất nước mình và hãy luôn nhớ đến Tổ quốc của mình. Bằng chính những trải nghiệm, những bài học thực tế và gần gũi của chính mình, Nick đã thật sự tiếp thêm sức mạnh và nghị lực cho mọi người, để thêm tin yêu cuộc sống, tiếp tục rèn luyện và nỗ lực hơn nữa để biến ước mơ thành sự thật. Việt Nam có quá nhiều người khuyết tật do hậu quả của chiến tranh và chất độc da cam, … do đó, tôi đã mời Nick – một tấm gương về nghị lực sống, có khả năng truyền cảm hứng cho mọi người sang diễn thuyết. Bên cạnh những suất học bổng, những chương trình ủng hộ người khuyết tật, tôi muốn tạo động lực cho những hoàn cảnh đặc biệt tại Việt Nam thông qua việc giao lưu với Nick và những đêm tôn vinh nghị lực Việt, giúp cộng đồng phát hiện ra nhiều Nick của Việt Nam và giúp đỡ. Mỗi một người có một đức tin, một tôn giáo để hướng tới. Tôi là một người theo đạo Phật, nhưng tôi luôn tôn trọng các tôn giáo khác của mọi người. Tôi nhận ra rằng, dù có niềm tin vào bất kỳ tôn giáo nào,

giữ quân bình, hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần là điều rất quan trọng. Bởi đời sống vật chất rất hữu hạn, thường biến đổi không ngừng. Trong khi đó, đời sống tinh thần, tâm linh là vĩnh cửu, giúp ta tìm được hạnh phúc chân thật, bền lâu giữa cuộc đời. Bản thân Nick rất biết rõ điều này. Qua nhiều lần đến Việt Nam, Nick Vujicic từng chia sẻ với khán giả dù anh theo Tin lành nhưng chúng tôi đều có điểm chung là cùng hướng tới cộng đồng, yêu thương mọi người, hướng đến một tương lai tươi sáng hơn. Là người đại diện cho Việt Nam tham gia vòng chung kết giải thưởng EY – Bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp Thế giới vào đầu tháng 6 vừa qua tại Monaco, tôi đã có dịp gặp và tiếp xúc với 64 doanh nhân đạt giải thưởng này tại 52 quốc gia khác trên toàn cầu. Tuy đến từ nhiều đất nước khác nhau và có những niềm tin tôn giáo khác nhau nhưng chúng tôi đều hướng đến mục tiêu chung là chia sẻ những giá trị mà con người hướng tới nhằm góp phần vào sự giàu mạnh của các quốc gia cũng như mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.