Hướng đến phát triển đôthị bền vững
SỐ 4+5 1/2014
T
hư tòa soạn
Chúng ta đang ở những ngày đầu của năm mới 2014 trong không khí rộn ràng, náo nức đón Xuân Giáp Ngọ. Đón Tết cổ truyền của dân tộc năm nay, bên cạnh việc chỉnh trang Thành phố mừng xuân, những ngày đầu năm mới cũng là thời điểm Hà Nội triển khai thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị” với mong muốn làm cho Thủ đô lúc nào cũng ngăn nắp, sạch đẹp như lúc Tết đến, Xuân về. Đó cũng là nội dung chủ yếu mà chuyên đề Đô thị & Cuộc sống số đặc biệt mừng Xuân Giáp Ngọ gửi tới Quý bạn đọc. Với những ý kiến trao đổi, những kinh nghiệm tham góp nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương lập lại trật tự kỷ cương, xây dựng văn minh đô thị cùng những bài viết đậm hương sắc mùa xuân, hy vọng chuyên đề Đô thị & Cuộc sống Tết Giáp Ngọ sẽ là món quà Xuân cùng lời chúc tốt đẹp nhất gửi tới Quý bạn đọc, bạn viết xa gần. Tổng Biên tập TẠ VIỆT ANH
SỐ 4+5 1/2014
CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG
"Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014" Mỗi người là một công dân văn minh và thanh lịch
6-7
Hướng đến phát triển đô thị bền vững
8-11
Nghệ thuật công cộng và mỹ quan đô thị
SỰ KIỆN VẤN ĐỀ
14 -15
Nhịp Xuân phố cổ
18-21
Người Hà Nội với Tết
22-23
Người Việt ở Nga Một năm hai lần Tết
24-25
Đón Tết ở nhà mới
26-27
NHÂN VẬT
KTS Lê Văn Lân Một đời vì Hà Nội
QUY HOẠCH & ĐÔ THỊ
28-31
Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm Cơ sở để xây dựng đô thị hiện đại 36-43
4
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
HỘI ĐỒNG CỐ VẤN TS-KTS NGUYỄN THẾ THẢO Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội TS NGUYỄN THẾ KỶ Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư GS.TSKH ĐẶNG HÙNG VÕ
TS LƯU MINH TRỊ Chủ tịch Hội Di sản Thăng Long GS.TS NGUYỄN LÂN Phó Chủ tịch Hội
VĂN HÓA
Thăm phố và người Ngang phố Bà Triệu, nhớ người bày mực tàu giấy đỏ
Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam GS.TS
NGUYỄN QUANG NGỌC Phó Chủ tịch Hội Khoa
44-45 46-47
Hà Nội bốn mùa Mưa xuân
50-51
Làng & nghề Làng nghề vào vụ Tết
sử Hà Nội TS-KTS TÔ THỊ TOÀN Phó Chủ tịch Hội KTS Hà Nội KTS LÊ VĂN LÂN Phó Chủ tịch
Nghệ sĩ Hà Nội Người nối nhịp chèo thắp lửa ca trù
Nét xưa Đào Xuân nở đất Thăng Long
học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch
52
Hội KTS Hà Nội TS. KTS ĐÀO NGỌC NGHIÊM Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội
Tổng Biên tập
TẠ VIỆT ANH Phó Tổng Biên tập
53-55
NGUYỄN MINH ĐỨC LẠI BÁ HÀ
56-57
Liên hệ quảng cáo
04.377 64 832 / 094 3 622 555
Những điều cần chú ý khi đi lễ đầu năm 58-59
04.377 32 198 / 093 6 455 678
DU LỊCH KHÁM PHÁ
Thăm chùa Việt trên đất Phật
PHONG THỦY & CUỘC SỐNG NHÌN RA THẾ GIỚI
Viễn cảnh về đô thị di động
60-61
Đô thị Xanh ở lục địa Đen
62-63
THỊ TRƯỜNG
Thử và cảm nhận
66-67
Phát hành
Thiết kế mỹ thuật
MIND GROUP CO.,LTD Art designer
PHẠM OANH Ảnh bìa
ĐỨC GIANG Tòa soạn: 21 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội; Tổng đài: 04.37760444 / Fax: 04.32484413; GPXB: số 147/ GP-BTTTT, cấp ngày 2/5/2013 In tại: Công ty In báo Hànộimới
GIÁ: 39.000 ĐỒNG SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
5
CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG
“Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014”
Mỗi người là một công dân văn minh và thanh lịch Lý Anh Quý
Chủ trương kịp thời
Kể từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, TP đã phát triển với quy mô lớn và liên tục giành được những thành tựu lớn về kinh tế - xã hội. Những kết quả của việc tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và tăng cường công tác quản lý, nâng cấp, chỉnh trang đô thị; chấn chỉnh kỷ cương pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; xây dựng nếp sống văn hóa người Hà Nội… đã tạo cho Thủ đô diện mạo mới, ngày một hiện đại, khang trang... Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thành tựu, Hà Nội hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề trong quản lý đô thị. Trong khi hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì nhiều nơi xảy ra tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường kinh doanh, buôn bán, trông giữ xe trái phép, gây mất trật tự an toàn giao thông, cảnh quan đô thị nhếch nhác… Bên cạnh đó, ý thức chấp hành quy định về giao thông đường bộ không nghiêm, 6
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
Năm 2014 được TP Hà Nội lựa chọn là “Năm trật tự và văn minh đô thị” nhằm phấn đấu để mỗi công dân sống ở Hà Nội đều là những người văn minh, thanh lịch. tình trạng ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng, nếp sống văn hóa, văn minh thương mại, du lịch, công sở, giữ gìn vệ sinh môi trường của một số tổ chức, cá nhân thực hiện không tốt..., đã làm xấu đi hình ảnh của Thủ đô văn hiến, nét thanh lịch của người Hà Nội. Để khắc phục những điều bất cập trên, ngày 2/1/2014, UBND TP Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 01/CTUBND về thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014”, với mục tiêu tăng cường kỷ cương trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo sự chuyển mới, thực chất trong ý thức, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và của từng người dân Thủ đô. Đây là
Bảo đảm trật tự, mỹ quan đô thị là một trong những mục tiêu của "Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014"
chủ trương kịp thời, được dư luận đồng tình ủng hộ cao.
Dẹp bỏ sự nhếch nhác trên đường, phố
Theo Chỉ thị 01/CT- UBND, việc thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị” của Thành phố, gồm 3 nhiệm vụ chính là: Thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự, mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường để Thành phố sáng, xanh, sạch, đẹp; Tăng cường trật tự an toàn giao thông, bảo đảm đường thông, hè thoáng và Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Để cụ thể hóa các nội dung trên, trước mắt Thành phố yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương lên kế hoạch, tập trung ra quân, lập lại trật tự đô thị. Trong đó, tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm lấn chiếm hè phố, lòng đường để giữ mỹ quan đô thị. Tổ chức tháo dỡ mái che, mái vẩy, xóa bỏ quảng cáo, rao vặt; dẹp bỏ họp chợ kinh doanh buôn bán, để vật liệu xây dựng, rửa xe, trông gửi ô tô, xe máy
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
dựng không bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đường phố…
Giữ nét thanh lịch, văn minh người Tràng An
trên hè, đường không đúng quy định… Rà soát tổ chức giao thông, thực hiện phân làn phân luồng, sơn kẻ hướng dẫn giao thông, lắp đặt các biển báo, biển hiệu theo đúng quy định… Chấn chỉnh hoạt động các bến xe, điểm đỗ xe tĩnh và trông giữ xe trên hè, lòng đường theo đúng quy định. Cùng với đó, tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm Luật Giao thông; hoạt động vận tải taxi, xe khách liên tỉnh, kiên quyết xử lý hiện tượng “xe dù”, “bến cóc”. Giải tỏa triệt để các tụ điểm lấn chiếm hè, lòng đường để kinh doanh buôn bán, chợ cóc, chợ tạm; các điểm trông giữ phương tiện giao thông không phép, trái phép…; Bố trí và hướng dẫn việc dừng đỗ xe tại cổng các trường học, bệnh viện, các tụ điểm văn hóa, bảo đảm khoa học, tránh ùn tắc. Xử lý nghiêm các trường hợp: Xe xích lô hoạt động không đúng quy định; xe máy, xe thồ, xe tự chế chở hàng công kềnh, hàng không đúng quy định; các hành vi điều khiển mô tô, xe máy lạng lách, đánh võng, chở người sai quy định; xe chở vật liệu, phế thải xây
Cũng theo Chỉ thị 01, trong năm nay, TP sẽ hoàn thành và triển khai Bộ quy tắc ứng xử người Hà Nội; Đẩy mạnh cuộc vận động thực hiện “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Có thể nói đây là những chế tài song hành, nhằm tạo cho mọi người dân có chuyển biến thật sự cả về nhận thức và hành động trong giao tiếp ứng xử, nhất là trong văn hóa giao thông, văn hóa công sở, văn hóa thương mại, cách giao tiếp nơi công cộng… Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội có thành công hay không, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của mỗi người dân. Trên một số diễn đàn hội nghị gần đây, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo yêu cầu, trước tiên cán bộ, đảng viên phải là những người đi đầu, gương mẫu thực hiện những nội dung trên,
nhất là thực hiện nghiêm, thực hiện đúng Luật Giao thông đường bộ; xây dựng tác phong, làm việc văn hóa nơi công sở, cơ quan, đơn vị… Đối với người dân, cần có những việc làm thiết thực, cụ thể như: Sắp xếp cửa hàng, cửa hiệu, để xe đúng vị trí quy định, xóa bỏ quảng cáo rao vặt, chỉnh trang mặt trước nhà, bảo đảm gọn gàng, làm đẹp đường phố, ngõ xóm... Mong muốn cao nhất là phấn đấu để mỗi công dân sống trên địa bàn Thủ đô đều là những công dân văn minh, thanh lịch. Để thực hiện mục tiêu trên, cần có sự đoàn kết, đồng thuận, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí của T.Ư, Hà Nội và sự ủng hộ, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Hy vọng với "Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014", Hà Nội sẽ ngày càng văn minh, hiện đại, xứng đáng với vai trò, vị thế là Thủ đô của cả nước, đáp ứng như cầu phát triển và hội nhập quốc tế.
Cảnh sát giao thông hướng dẫn người nước ngoài qua đường. Ảnh Thanh Hải
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
7
CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG
“Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014”
Hướng tới phát triển đô thị bền vững Hà Tùng thực hiện
Năm 2014 được TP Hà Nội chọn là “Năm trật tự và văn minh đô thị”. Làm thế nào để Thủ đô thực sự có được những bước chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong việc tăng cường kỷ cương trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị là nội dung được nhiều người quan tâm. Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trò chuyện với GS.TSKH.KTS Nguyễn Lân - Kiến trúc sư trưởng đầu tiên của TP Hà Nội.
Một góc khu đô thị Royal City.Ảnh: Yên Chi
8
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
“Phố cổ có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Hà Nội. Mất phố cổ là Hà Nội mất đi một giai đoạn lịch sử mà mãi mãi không lấy lại được. Phải tâm niệm phố cổ là hồn đô thị của Hà Nội. Chính vì vậy, trong triển khai quy hoạch chung phải đặc biệt quan tâm tới việc bảo tồn và lưu giữ những giá trị của phố cổ” GS.TSKH.KTS Nguyễn Lân
4 TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
Thưa ông, năm 2014 được TP Hà Nội chọn là “Năm trật tự và văn minh đô thị”. Để đạt được mục tiêu đề ra, theo ông, vấn đề triển khai quy hoạch và quản lý đô thị phải được thực hiện như thế nào? - Vấn đề phát triển văn minh đô thị là nguyện vọng của tất cả mọi người dân. Đặc biệt là với Hà Nội - Thủ đô của cả nước, điều này lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Để thực hiện tốt "Năm trật tự và văn minh đô thị" thì việc phát triển Hà Nội theo hướng một đô thị bền vững là mục tiêu hàng đầu. Thực tế trên thế
giới, khái niệm đô thị bền vững rất rộng. Tuy nhiên, tôi rất tâm đắc với 4 tiêu chí của một thành phố phát triển bền vững mà Ngân hàng thế giới đã nêu là: Có sức cạnh tranh cao; Cuộc sống tốt; Tài chính lành mạnh; Quản lý hiệu quả. Nếu Hà Nội chúng ta thực hiện được 4 tiêu chí đó chính là góp phần quan trọng để thực hiện Chỉ thị 01 của UBND TP về thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014".
Trong số những tiêu chí trên, theo ông, vấn đề nào cần được quan tâm nhiều nhất? - Muốn phát triển đô thị bền vững thì TP cần cố gắng phát triển hài hòa cả 4 yếu tố nêu trên. Không thể coi nhẹ bất cứ yếu tố nào. Trong đó, theo tôi, “tạo cuộc sống tốt cho người dân” là nội dung rất quan trọng, bởi đây là yếu tố có tác động và là “sự biểu hiện” phần nào những yếu tố còn lại. Khi đời sống người dân được cải thiện sẽ tạo nên hình ảnh của một TP đáng SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
9
CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG
MỘT CHÍNH QUYỀN MẠNH
sống, từ đó tạo tiền đề cho việc phát triển các lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa, du lịch... Một TP tạo cho con người ta tâm lý “ham sống ở đó” là một TP thành công trong xây dựng văn minh đô thị. Ở khía cạnh khác, một cuộc sống tốt biểu hiện cho văn minh đô thị. Và để tạo dựng được một TP “đáng sống” thì rất cần có những điều kiện thuận lợi về không gian sống, việc làm cũng như đảm bảo an toàn cuộc sống cho người dân. Như vậy, để thực hiện được văn minh đô thị thì việc phát triển đô thị bền vững với những tiêu chí cụ thể là rất cần thiết.
Một trong những vấn đề nan giải, gây bức xúc trong dư luận Thủ đô nhiều năm qua là việc quản lý vỉa hè, lòng đường ở Hà Nội. Ông đánh giá như thế nào về tình trạng này?
Bên cạnh đó, kể từ khi địa giới Hà Nội được mở rộng, việc quản lý và xây dựng quy hoạch cũng trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần biến những khó khăn đó thành cơ hội, phát huy thế mạnh hiện có để “vẽ” nên một đô thị có “tầm” và có “thương hiệu” trên trường quốc tế. Để làm được điều này, cần thực hiện tốt các chỉ đạo, lãnh đạo của Thành ủy, UBND TP, phát huy thế mạnh hiện có về điều kiện tự nhiên, sức lực và trí tuệ của người dân, truyền thống lịch sử văn hóa của người Hà Nội. Đây là những điều kiện cần thiết để chúng ta thực hiện "Năm trật tự và văn minh đô thị".
- Đây thực sự là vấn đề nan giải bởi nó liên quan trực tiếp tới việc mưu sinh của hàng vạn lao động, chủ yếu là người dân có thu nhập thấp. Việc giải quyết “mâu thuẫn” giữa quản lý và sinh kế của người dân thực sự là điều rất khó. Chính vì vậy, người quản lý phải đứng trên quan điểm của người lao động để từ đó suy nghĩ cẩn trọng, có trách nhiệm và nhân văn về việc tổ chức vỉa hè nhằm phát huy hết chức năng của vỉa hè, vừa không để ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân, vừa có thể góp phần tạo điều kiện mưu sinh cho người lao động.
ĐỂ QUẢN LÝ TỐT CẦN
Làm thế nào để chúng ta có thể quản lý tốt không gian vỉa hè, lòng đường, đảm bảo hài
Xây dựng Thành phố sáng, xanh, sạch, đẹp là một trong những mục tiêu của "Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014" Ảnh: Tú Chi 10
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
Thực hiện tốt Chỉ thị số 01 của UBND TP về thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014”, với mục tiêu tăng cường kỷ cương trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo ra chuyển biến mới, thực chất trong ý thức, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và từng người dân Thủ đô; trong đó đề cao vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ, công chức Thành phố, nhất là người đứng đầu theo tinh thần “vì danh dự và trách nhiệm với Thủ đô”. Bí thư Thành ủy PHẠM QUANG NGHỊ (Kết luận Hội nghị lần thứ 15 – Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội Khóa XV ngày 7/1/2014)
hòa các lợi ích của người dân, thưa ông? - Muốn làm được việc này thì chính quyền phải mạnh. Mà muốn chính quyền mạnh thì không gì hơn phải có những con người trong sạch, gương mẫu hơn, có trình độ. Thực tế trong quản lý trật tự đô thị của chúng ta hiện vẫn còn nhiều tiêu cực, tạo điều kiện cho vi phạm tiếp diễn. Một chính quyền mạnh đòi hỏi phải bao gồm những nhà lãnh đạo có cả “tâm” và “tài”, để từ đó chúng ta có được những quyết sách phù hợp, đảm bảo hài hòa các lợi ích. Bên cạnh đó, cần thông tin sâu rộng để người dân thông hiểu ý nghĩa của việc chấp hành các quy định. Chỉ khi có chính quyền mạnh, pháp luật nghiêm minh và người dân đồng tình thì việc quản lý vỉa hè, lòng đường mới có được chuyển biến tích cực. Bác Hồ đã dạy: “Khó trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, nếu cán bộ, đảng viên và các cấp chính quyền làm tốt được lời dạy của Bác tôi tin rằng mọi việc sẽ tiến triển tốt đẹp.
Nội cũng đang khiến các nhà quản lý “đau đầu”. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? - Không gian sông ngòi, hồ nước là một đặc trưng khó
lẫn của Hà Nội với các đô thị khác trên thế giới. Tuy nhiên vấn đề quản lý cũng không phải là dễ. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu lấp đi một phần diện tích mặt hồ để lấy đất phục vụ xây dựng nhà hàng, khách sạn, khu đô thị... thì lợi ích kinh tế sẽ lớn hơn rất nhiều. Đây là một cách nghĩ hơi thiển cận. Bởi không chỉ có ý nghĩa về mặt cảnh quan, môi trường, điều hòa khí hậu, những không gian mặt nước còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn trong phát triển đô thị bền vững và cũng là khẳng định đặc trưng riêng có của Hà Nội.
Xin cảm ơn ông!
Bên cạnh vỉa hè, lòng đường thì việc quản lý không gian sông ngòi, hồ nước tại Hà
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
11
CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG
Tạo sự chuyển biến trong ý thức của các cấp, ngành và người dân
"Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014"
Góc nhìn của chuyên gia và người dân Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành
Thượng tá Trần Thanh Tỉnh Trưởng công an quận Hoàng Mai
Trong Chỉ thị của Chủ tịch UBND TP đã phân công rõ ràng vai trò, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành. Theo đó, lực lượng Công an TP có trách
12
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
nhiệm phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện tốt các phương án đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là ở những nơi công cộng, trật tự an toàn giao thông. Kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, kiên quyết trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Đây cũng là nhiệm vụ thường xuyên của lực lượng công an. Tuy nhiên, trong “Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014”, điều quan trọng là nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân với cộng đồng. Khi đã có được sự đoàn kết, đồng thuận, đã tuyên truyền vận động được người dân cùng tham gia, tôi tin tưởng rằng bộ mặt đô thị của Thủ đô sẽ khang trang, sạch, đẹp hơn.
TS Phạm Sỹ Liêm
Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam
Tôi rất hoan nghênh chủ trương thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014” của TP Hà Nội. Tuy nhiên, để thực hiện tốt chủ trương này, các cơ quan chức năng phải đưa ra được những biện pháp cụ thể. Theo tôi, trước tiên, các hộ dân phải chịu trách nhiệm làm sạch vỉa hè ở trước khu vực nhà mình. Thứ hai, người bán hàng rong phải có dụng cụ như rổ, thùng rác để dọn rác nơi mình bán hàng. Thứ ba, các cửa hàng ở mặt đường phải có thùng rác, tránh vứt rác bừa bãi trước cửa hàng. Thứ tư, mỗi quý, có thể đề nghị học sinh toàn TP đi dọn rác ở ngoài đường, bờ đê, xung quanh ao hồ, nhằm nâng cao ý thức của các em. Ngoài ra, ở những nơi bắt buộc phải làm sạch 24/24 giờ như xung quanh hồ Hoàn Kiếm, những khu vực có đông khách du lịch, khách nước ngoài tham quan, chúng ta có thể bố trí một số nhân viên vệ sinh thực hiện công việc này, thấy rác bẩn phải dọn luôn, đồng thời nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân.
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
Giải tỏa chợ cóc nên có kế hoạch chống tái lấn chiếm
Công chức phải đi đầu làm gương
Ông Bùi Danh Liên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội
Để thực hiện tốt “Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014”, cán bộ công chức, những người thực thi công vụ phải thực sự gương mẫu trong công việc và lối sống
Người dân đồng tình ủng hộ
Ông Hồ Quý Dương Tổ trưởng Tổ dân phố 4, phường Văn Quán, quận Hà Đông
của mình. Bởi, chúng ta đã có khá nhiều những văn bản, quy định đủ sức đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tại một số cơ quan, tình trạng đi muộn về sớm, sử dụng thời gian hành chính để xử lý việc riêng diễn ra khá phổ biến. Tại các phường, xã, mặc dù có nhiều Phó Chủ tịch nhưng khi người dân lên gặp thì Phó Chủ tịch phụ trách lại không có mặt nên người dân phải chờ. Do vậy, cần phải quy định đã là lãnh đạo phải ký được các quyết định liên quan đến nhiều vấn đề, cán bộ chuyên môn phải có trách nhiệm tham mưu đề xuất để Phó Chủ tịch không phụ trách lĩnh vực đó ký giải quyết công việc của người dân.
Lâu nay, tình trạng ô nhiễm môi trường, lấn chiếm lòng, lề đường gây ùn tắc giao thông và mất mỹ quan đô thị đã diễn ra phổ biến trên địa bàn Hà Nội nhưng chưa được xử lý dứt điểm. Do đó, việc TP quyết định lấy năm 2014 là "Năm trật tự và văn minh đô thị” nhằm lập lại trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, trật tự xây dựng và vệ sinh môi trường đã được người dân đồng tình ủng hộ. Đề nghị các cấp, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương nên lấy đây làm tiêu chí thang điểm bình xét thi đua hàng quý và cả năm đối với cán bộ.
Bà Đặng Phương Anh 135 Nguyễn Ngọc Vũ, quận Thanh Xuân
Hiện hệ thống chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội chưa đáp ứng được nhu cầu mua sắm thường nhật của người dân. Điều này dẫn đến việc những người kinh doanh nhỏ lẻ các mặt hàng thực phẩm, rau xanh lấn chiếm lòng đường vỉa hè làm nơi họp chợ. Đơn cử trên địa bàn quận Hoàng Mai có khoảng 21 tụ điểm, chợ cóc, chợ tạm buôn bán các mặt hàng nông sản, thực phẩm tươi sống. Việc UBND TP Hà Nội chủ trương sẽ kiên quyết dẹp bỏ tình trạng các chợ cóc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh trong “Năm trật tự và văn minh đô thị 2014” là điều đáng hoan nghênh. Những năm vừa qua, ngành chức năng của TP và các quận, huyện đã nhiều lần ra quân giải tỏa các chợ tạm, nhưng chỉ được một thời gian ngắn tình trạng tái lấn chiếm lại xảy ra. Nguyên nhân là do hoạt động này diễn ra theo kỳ cuộc, không có kế hoạch dài hơi, thiếu kiên quyết. Điều đó cho thấy, muốn xóa chợ tạm, chợ cóc các cấp, các ngành trong quá trình ngăn chặn chợ tạm, chợ cóc nên có kế hoạch chống tái lấn chiếm, không nên “đánh trống bỏ dùi” như hiện nay.
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
13
CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG
Nghệ thuật công cộng và mỹ quan đô thị Minh Hy
Nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc định hình và dẫn dắt mỹ quan của một thành phố. Những ai từng đến Paris, Roma, Praha hay Budapest đều bị quyến rũ bởi những quảng trường, góc phố, những đại lộ hay những cây cầu với những quần thể tượng đài cổ kính và tráng lệ
Từ những năm 70 của thế kỷ trước, ở những nước phát triển, tầm quan trọng của nghệ thuật công cộng được các nhà quy hoạch đô thị, kiến trúc sư và nghệ sĩ ý thức, định hướng và quy hoạch để mang lại sự hấp dẫn cho mỗi thành phố. Không gian công cộng, hiểu theo nghĩa rộng, là những không gian dành cho nhiều người tự do lưu trú hoặc qua lại trong một khoảng thời gian nhất định. Đó có thể là những quảng trường, bờ sông, bờ hồ, cầu, đại lộ, công viên hoặc sân chơi của các khu chung cư. Đó cũng có thể là các khu du lịch, bãi biển, ga tàu, bến xe, sảnh sân bay hoặc sảnh siêu thị. Còn nghệ thuật công cộng, cũng hiểu theo nghĩa rộng, là tất cả những công trình vật thể (như tượng đài, công trình sắp đặt, công trình nghệ thuật ánh sáng, tranh graffiti…) hoặc những hoạt động nghệ thuật
14
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
(như hát, múa, âm nhạc đường phố) diễn ra tại không gian công cộng. Hiểu theo nghĩa này thì nghệ thuật công cộng đã xuất hiện từ thời xa xưa, ví dụ như những tượng đài đặt ở sân vận động, quảng trường hoặc mặt tiền các nhà hát hoặc bể bơi thời Hy Lạp, La Mã. Đặc trưng của các công trình nghệ thuật công cộng cổ điển này là chúng thường gắn với kiến trúc, xuất hiện cùng công trình kiến trúc và có giá trị trang trí cho chính công trình đó. Tuy nhiên, khái niệm nghệ thuật công cộng theo nghĩa hiện đại mới chỉ xuất hiện từ thế kỷ XIX, hàm ý những tác phẩm nghệ thuật do các nghệ sĩ sáng tạo cấy ghép vào các không gian công cộng sẵn có để mang lại một hiệu ứng mỹ học nào đó cho một cộng đồng dân cư sinh sống tại hoặc thường lui tới không gian đó. Những tác phẩm loại này thường xuất hiện sau và tương đối độc lập với công trình kiến trúc. Xuất phát điểm của nghệ thuật công cộng hiện đại là ý thức của các nghệ sĩ trong việc đưa nghệ thuật thoát ra khỏi các không gian khép kín của bảo tàng để mang nghệ thuật tới nhiều người, đồng thời thổi một sức sống mới vào các khu dân cư vốn ngày càng trở nên đơn điệu và tù đọng vì được qui hoạch giống nhau. Nghệ thuật công cộng hiện đại đặc biệt phát triển ở Đức những năm 1970, mà nổi bật là các công trình sắp đặt vật thể và sắp đặt ánh sáng tiên phong ở Hannover và Kassel. Mỹ cũng là nơi có nền nghệ thuật công cộng phát triển với hàng trăm hiệp hội và quỹ tài trợ. Ở châu Á, Hongkong (Trung Quốc) có lẽ là thành phố có phong trào nghệ thuật công cộng sôi động nhất với những công trình hiện đại lồng ghép các yếu tố văn hóa phương Đông.
Tác phẩm của Adam Jones tại TP Omsk, LB Nga
Việt Nam là một nước gần như chưa có ý thức và thực hành nghệ thuật công cộng hiện đại. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không có các công trình nghệ thuật công cộng. Tuy nhiên đa phần các công trình này của Việt Nam mới dừng lại ở mức cổ điển, nghĩa là các công trình gắn với kiến trúc (cổng chào, rồng hoặc ngựa đá đặt trên cầu hay tượng đặt ở công viên) và một phần không nhỏ các công trình này là tượng danh nhân. Đa phần các công trình này là do chính quyền đặt xây dựng ở một không gian công cộng để phục vụ cho một mục tiêu tuyên truyền văn hóa chứ không phải xuất phát từ nhu cầu nội tại của không gian công cộng đó, do vậy chúng thường khá đơn điệu về hình thức, thiếu sự độc đáo và đôi khi chưa hẳn đã phù hợp với không gian và đối tượng thưởng ngoạn. Nghệ thuật công cộng hiện đại phải hội tụ ít nhất 3 đặc trưng cơ bản: Thứ nhất, nó phải phù hợp với không gian và đối tượng thưởng ngoạn. Tác phẩm nghệ thuật đặt ở bến tàu hoặc bãi biển phải khác với tác phẩm đặt ở quảng trường hoặc sảnh siêu thị. Thứ hai, nó phải là một công trình mang đậm dấu ấn cá nhân của nghệ sĩ và không được lặp lại. Cuối cùng, nó phải mang được dấu ấn và tinh thần thời đại. Nghĩa là nếu ai đó có ý định bê nguyên các thủ pháp điêu khắc của châu Âu thế kỷ XIX hoặc phong cách hiện thực Nga thế kỷ XX đặt vào thế kỉ XXI mà không có canh tân hay bứt phá gì thì đó cũng không phải nghệ thuật.
Tác phẩm “Con mắt” của Tony Tasset ở Chicago (Mỹ)
cộng nhiều hơn tất cả các thời đại khác cộng lại. Thế nhưng chúng ta vẫn chưa hề có một hiệp hội hoặc quỹ phát triển nghệ thuật công cộng nào, kể cả nhà nước lẫn tư nhân. Các trường Đại học mỹ thuật ở Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh thậm chí còn chưa có khoa đào tạo nghệ thuật công cộng. Đây quả là một thực tế kỳ lạ và hết sức khó hiểu, tuy nhiên người viết bài này không có ý định đi sâu tìm hiểu mấu chốt của vấn đề nằm ở đâu. Chỉ xin lưu ý rằng, nghệ thuật công cộng đối với đô thị cũng giống như nghệ thuật trang điểm đối với phụ nữ vậy. Khi nào mà Việt Nam còn dửng dưng với nghệ thuật công cộng thì chừng đó, các đô thị hiện đại của chúng ta càng có nguy cơ trở nên thô kệch và xấu xí, cũng giống như một cô gái không hề biết đến cách dùng son phấn vậy! Tác phẩm của Cheng Wenling tại Hongkong (Trung Quốc)
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới tới nay, Việt Nam bước vào thời đại công nghiệp hóa. Chúng ta đã bê tông hóa một lượng nhà, đường, cầu và các công trình công SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
15
CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG
Câu chuyện về cái lồng sắt Không biết ai là người đầu tiên nghĩ ra cái lồng sắt (chuồng cọp) nhưng đó quả là một “phát minh” lớn trong nghề xây dựng, có giá trị ứng dụng rất rộng, rất bền lâu ở ta, nhất là ở các thành phố lớn. Việc ứng dụng sáng kiến này phổ biến đến nỗi hình thành cả một nghề làm lồng sắt, phố chuyên kinh doanh lồng sắt và cả một đội ngũ thợ chuyên hàn lồng sắt, gá lắp lồng sắt, mua bán trao đổi lồng sắt cũ. Sau nhiều năm, không dừng lại ở những kiểu dáng đơn giản, lồng sắt biến hoá ngày càng phức tạp, đa dạng, mang những hoạ tiết nghệ thuật ít khi ngờ. Từ lồng sắt, những hoạ tiết nhiều màu vẻ này lan sang chấn song, tường rào, cánh cổng… Không chỉ Hà Nội hay Hải Phòng mà ngay TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, lồng sắt cũng phát triển; thiết kế nhà chung cư hiện đại hay biệt thự, bây giờ kiến trúc sư cũng phải nghĩ đến lồng sắt. Tóm lại, nếu
16
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
Ảnh: Hải Linh
Vũ Duy Thông
chưa có lồng sắt thì nhà chưa thể là nhà. Lồng sắt trở thành một phần không thể thiếu, như cánh cửa, như khoá cửa, như các phương tiện an ninh tối thiểu và tối cần thiết. Lồng sắt (chuồng cọp - ai nghĩ ra cái tên này mà hay thế, cay đắng thế?) hình như có quê hương bản quán từ các khu nhà tập thể kiểu cũ. Trước khi về nhà mới được phân phối, chủ nhân thường thuê làm lồng sắt ở cả hành lang phía trước và ban công phía sau nhà. Một công hai tiện ích: Vừa chống kẻ gian vừa tranh thủ cơi nới thêm diện tích. Ban công phía sau vươn thêm ra 0,5 đến 1m. Hành lang phía trước vươn ra tương tự. Nếu là tầng một thì còn hơn thế. Từ lối đi vào nhà và nơi nghỉ ngơi, hành lang và cả ban công cùng với diện tích vươn ra hình thành căn buồng mới từ một đến vài chục mét vuông ở cả hai phía căn hộ. Gian chính thành tối om. Nhưng có sao, nhà chật người đông, thêm được mét vuông nào hay mét vuông ấy. Chống kẻ gian rất hiệu quả. Cơi nới và bành trướng quyền tư hữu, cũng rất
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
Có dịp sang một vài nước, thấy lác đác có lồng sắt nhưng ở những nơi ấy, lồng sắt cũng không đến nỗi bịt bùng, kiên cố và ngày càng lan tràn như ở mình. Một câu hỏi tưởng chừng vu vơ: Vì sao thế nhỉ, vì tình hình an ninh còn kém chăng, vì sự buông lỏng kiểu dáng kiến trúc đô thị chăng hay vì quan niệm về cá nhân kiểu phương Tây đã ngự trị trong lối sống đương đại? Cũng lại một ý nghĩ vu vơ khác: Nên chăng trong khi Hà Nội và khá nhiều thành phố khác đang quyết liệt chỉnh trang kiến trúc đô thị từ cải tạo các chung cư cũ, cắt ngọn những ngôi nhà xây vượt phép, hạ ngầm dây điện và cáp thông tin, xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo… cần phải có những quy định về lồng sắt để thành phố đẹp hơn và cũng giảm sự khuyến khích dù vô tình lối sống thờ ơ với những gì ngoài mình đang ngày một phổ biến. hiệu quả, tất nhiên rồi. Thế là nhà nhà làm lồng sắt. Không có một căn hộ nào không có lồng sắt. Các lồng sắt đua nhau bành trướng ra cả hai phía trước sau của ngôi nhà, còn trên nóc nhà là sự bành trướng của các thùng nước, bể nước. Từ trên cao nhìn xuống, Hà Nội sáng loá những thùng nước inox như những con ốc kim loại bò lổm ngổm. Còn nhìn ngang hoặc ngước lên, qua những khu tập thể kiểu cũ, Hà Nội bịt bùng lồng sắt chia vụn không gian thành những chiếc cũi nhỏ. Trong cũi là dày đặc quần áo, các loại cây cảnh trồng trong chậu và những đồ đạc nội thất bỏ đi thì tiếc, giữ lại thì không biết làm gì. Hà Nội xấu xí, nhếch nhác đi nhiều bởi những ngôi nhà chung cư 5 tầng xây dựng từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước. Ngoài sự xuống cấp của công trình, còn do những lồng sắt. Sau những chiếc lồng đó là vô số thứ phơi bày cuộc sống thường được giấu kín của chủ nhà, những thứ không nên, thậm chí là phải cấm không được lộ ra làm mất vẻ đẹp mặt phố. Nhưng quan trọng hơn cả mỹ quan bên ngoài là sự xuống cấp của văn hoá mà những chiếc lồng sắt là một biểu hiện. Từ chiếc lồng sắt của các căn hộ cách đây vài chục năm, hiện nay nhiều cụm căn hộ trên cùng một tầng ở những chung cư kiểu cũ, lác đác ngay trên các căn hộ chung cư hiện đại thậm chí ngay ở các biệt thự liền kề cũng xuất hiện lồng sắt. Lồng sắt giúp người ta giam mình lại, lãnh đạm với những gì bên ngoài cuộc sống riêng, không còn tin ai ngoài mình ra. Lồng sắt thành chiếc cũi người ta tự nguyện giam mình lại. Thói quen sống trong lồng sắt khiến không còn sự yên tâm trong một không gian mở, không có sự ngăn cách. Gần đây, khi sửa nhà, tôi kiên quyết yêu cầu phải có lồng sắt ngăn cách ban công với nhà hàng xóm. Lồng sắt làm xong, thấy yên tâm hẳn, nhưng cùng với sự yên tâm là nỗi lo lắng về tâm hồn mình.
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
17
SỰ KIỆN VẤN ĐỀ
NHỊP XUÂN PHỐ CỔ
Phương Quang
Xuân dường như đến sớm trong lòng phố cổ, từ lúc cái rét tái tê của mùa đông vẫn còn ngự trị trên những nẻo đường ngoại thành. Có điều không dễ nhận biết được những bước đi đầu tiên của mùa xuân ở nơi thường xuyên nhộn nhịp người xe, ồn ã mua bán này.
Từ xa xưa và cả hiện nay, phố cổ trước hết là phố nghề! Tết là dịp để thiên hạ mua sắm, dù nghèo đến đâu người ta cũng cố dành dụm cho cái Tết, huống chi người Hà Nội nay đã khá hơn nhiều. Ở Hà Nội, nhất là trong khoảng 36 phố phường, nhiều nhà làm hàng chủ yếu chỉ trông vào dịp Tết. Thắng một vụ hàng Tết, có thể ung dung quanh năm. Thế nên, phố cổ là nơi lo Tết sớm nhất cho mọi nhà, rục rịch làm hàng Tết từ cuối tháng Mười Một âm lịch, có nhà sớm hơn. Theo cái sự rục rịch, chộn rộn ấy, những dấu hiệu ban đầu của một mùa xuân mới cũng trở lại nơi phố cũ. Đêm mùa Đông, dạo bước tới phố cổ, ta chợt thấy dâng lên một mùi thơm ngọt, đậm, làm ấm cả không gian lạnh giá. Ấy là các nhà chuyên sản xuất bánh mứt, ô mai… lo làm hàng Tết. Một trong những đặc sản phố cổ, ngày thường đã hấp dẫn, ngày Tết càng không thể thiếu trong mỗi nhà, như một yếu tố trung hòa với sự phong phú của những mâm cỗ Tết giàu đạm, ấy là ô
Ảnh: Đức Giang
18
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
mai, làm từ các loại quả đặc trưng miền Bắc như mơ, mận, mai, trám, khế… Chỉ riêng ô mai mơ đã có đến vài chục loại. Loại mặn, loại ngọt, loại chua, rồi mơ gừng, mơ cam thảo, tùy theo khẩu vị từng người. Hà Nội có nhiều nơi sản xuất ô mai, nhưng người sành đều phải cất công lên phố cổ để mua đúng loại ô mai mình thích. Đàn bà, con gái Hà Nội, dù xa xứ tận đâu, tít cả trời Tây cũng không thể quên hương vị ô mai Hàng Đường, Hàng Ngang. Bởi vậy mà từ tháng 12 Dương lịch, nhiều người đã lên các nhà Tứ Xuyên, Tiến Thịnh… để mua ô mai, mứt táo, mứt khế gửi cho người thân nơi xa. Cô gái Hà Nội nào, trong đêm tuyết đầy trời nước Đức, nhấm nháp quả ô mai thơm sực vị gừng, ắt hẳn quên đi phần nào cái giá lạnh mùa đông xứ người, mà cảm nhận được sự ấm áp của mùa xuân quê mẹ xa cách hàng chục ngàn cây số. Sau Noel và Tết Tây, phố cổ đồng loạt ra quân và vụ Tết. Những ngày này, người Hà Nội, người các nơi qua 36 phố phường đều buột miệng “Tết quá rồi!” và bất chợt cảm nhận cái Tết đã ở ngay trước mặt. Quần áo, vải vóc, bánh mứt, rượu, thuốc, rồi trà, măng, miến, bóng, mực… nghĩa là mọi thứ cần và cả không mấy cần cho cái Tết cứ kìn kìn, nườm nượp đổ về 36 phố phường, về Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Buồm, Hàng Giấy, Mã Mây, Thuốc Bắc, Đồng Xuân… để rồi từ
Ảnh Lê Bích
Nhộn nhịp ngày giáp Tết phố Hàng Mã.
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
19
SỰ KIỆN VẤN ĐỀ
Phố cổ Hà Nội - Tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái
20
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
đó lại tỏa đi mọi ngả, mang những nét xuân đầu tiên vào mỗi gia đình. Cứ nhìn vào cung cách sắm Tết cũng thấy đời sống đã khá lên nhiều lắm. Phú quý sinh lễ nghĩa, chỉ riêng chuyện mua quà ngày Tết đã khác xưa rất nhiều. Bây giờ không mấy ai còn biếu nhau như mười lăm năm trước. Cũng là bánh, là rượu, là trà, nhưng tất cả đều phải được gói ghém, trang trí sao cho thật đẹp đẽ, lịch sự. Chỉ cần vào một cửa hàng phố Hàng Buồm, bạn có thể có ngay một lẵng quà Tết lịch sự, tùy theo túi tiền, đối tượng nhận quà. Âu cũng là tạo thêm việc làm cho người lao động. Sự chộn rộn, háo hức của con người như làm thiên nhiên mau bước hơn. Cuối đông, đâu đó gió bấc cùng những cơn mưa phùn vẫn trắng đồng, nhưng vào đến phố cổ đã khác lắm. Vào đến phố cổ, gió bấc không còn lồng lộng như ngoài cánh bãi sông Hồng mà chỉ vi vút giữa những mái ngói lô xô, len lỏi trong những ngõ có rêu phong, nhỏ hẹp. Mưa phùn, vào đến phố cổ cũng dè dặt hơn, hóa thân thành làn mưa bụi lay phay tưới nhuần những mái ngói trăm tuổi. Đâu đó, trong hốc tường giữa hai mái ngói vừa được mưa bụi làm mới lại sau một mùa đông mốc lên vì bụi thời gian, một mầm xanh khẽ nhú… Tất bật, lo toan, người phố cổ vẫn dành thời gian cho những thú chơi riêng. Ông chủ một lò mứt sen nổi tiếng, bên cạnh những toan tính, lắng lo sao cho đủ lượng hàng tung ra trong dịp Tết, vẫn canh cánh nỗi niềm đào Nhật Tân năm nay thất vụ, chẳng biết có tìm được cành đào phai ưng ý mà thưởng xuân. Đến quãng đầu tháng Chạp thì xuân thực sự về trong lòng phố cổ. Hàng hóa, bánh mứt các loại cứ ngồn ngộn, gặp cữ nắng nồm cuối năm xem ra có phần bức bối. Rồi những
cành đào sớm trảy về, như khúc dạo đầu của mùa xuân, như báo trước một chợ hoa muôn hồng ngàn tía sẽ hiện diện giữa lòng 36 phố phường nơi Cống Chéo Hàng Lược vào đúng ngày ông Công, ông Táo về trời. Phố cổ vào Tết thực sự. Tất cả cứ ào ào, háo hức, sồng sộc lao đến cái Tết để rồi chiều 30, như có một phép lạ, thoắt cái, con phố trở lại đúng hình hài vốn có. Hiếm hoi, một vài cửa hàng cố bán đôi món đồ Tết cho những vị khách cuối cùng, trong khi mâm cỗ tất niên đang được sửa soạn và bàn thờ gia tiên đã nghi ngút khói hương. Thoảng trong gió xuân, đã thấy man mác hương trầm và từ một ô cửa sổ nào đó, văng vẳng nét nhạc xuân, điều ngày thường không thể cảm nhận trong không khí tấp nập, kẻ bán, người mua nơi 36 phố phường… Đêm trừ tịch, đình, chùa nơi phố cổ sang trưng đèn nến, ngan ngát hương trầm. Trên các ban thờ lung linh hương khói, những nhánh bích đào gặp hơi ấm, vào độ mãn khai. Đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm thờ Đức Thành hoàng Hà Nội, Đình Thái Cam ở phố Hàng Vải, chùa Cầu Đông… lúc giao thừa tấp nập thiện nam, tín nữ. Người phố cổ có nét đẹp đi lễ ngay những phút đầu tiên của năm mới, nhiều nhất vẫn là ông già, bà cả. Có những gia đình, sau khi cúng giao thừa, vợ chồng con cái đưa nhau đi lễ chùa, rồi ra đền Ngọc Sơn, nơi thờ vị thần chủ về bút nghiên, thi cử, cầu cho con cái học hành sáng láng. Ngày đầu tiên của năm mới, ai cũng hướng về cõi tâm linh, mong ước mọi sự an lành. Không khí ấy còn mãi đến tận ngày Rằm tháng Giêng nơi phố cổ…
Tết, người ta đã chọn những ngày lành, giờ tốt để khai trương, mở hàng vào năm mới, chủ yếu là lấy may. Nhà nọ ở phố Lãn Ông, dưới nhà bà chủ mở hàng quầy thuốc Bắc, trên gác nhỏ, sâu tít ở bên trong, ông chủ - một nhà thơ nghiệp dư - trang phục chỉnh tề, đốt nén hương trầm vuốt trang giấy trắng, hạ những dòng khai bút đầu Xuân… Sau Tết thường có những ngày mưa bụi trắng trời phố cổ. Và rồi một hôm nào đó, trời chợt tạnh, nắng lên trong suốt. Bên chén trà xuân góc phố, chợt nghe tiếng chim chiêm chiếp và đâu đây, trong gió hơi thở ấm áp của mùa hạ. Búp non đầu tường hôm nào mới nhú, nay đã khỏe khoắn, hừng hực sức xuân. Vậy là đã qua một nhịp xuân phố cổ!
Đến sớm thì đi sớm. Cơ chế thị trường không cho phép người phố cổ hưởng xuân theo kiểu “tháng Giêng là tháng ăn chơi…”. Từ trong
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
21
SỰ KIỆN VẤN ĐỀ
Người Hà Nội với Tết
Không còn vẹn nguyên niềm háo hức, sự tất bật của cái Tết xưa, nhưng người Hà Nội có thêm mối giao hòa và sự rảnh rang trong cái Tết nay. Và trong sâu thẳm tâm hồn, nhất là những nghệ sĩ đã được biết đến Tết xưa và đang sống trong Tết nay, luôn man mác một nỗi hoài niệm lẫn trong niềm hy vọng vào tương lai, khi Tết đến Xuân vê phải xếp hàng mua đồ ăn, may sắm quần áo mới, thì nay khi cái ăn, cái mặc đã đủ đầy, việc có quá nhiều quần áo lại khiến người ta không biết mặc gì. Như thế cũng phần nào bớt vui hơn trước, vì mỗi người không còn có cảm giác thú vị khi được nhận những lời khen về bộ cánh mới nữa. Còn thực phẩm bây giờ không còn là gánh nặng của nhiều gia đình, nhưng người ta lại băn khoăn chuyện đồ ăn có sạch và đảm bảo chất lượng hay không.
Họa sĩ Đinh Quang Tỉnh
Vui Tết bằng cả tấm lòng Tôi đã sống ở Thủ đô hơn nửa thế kỷ, cảm nhận chung là mỗi dịp Xuân về, người Hà Nội luôn háo hức đón Tết. Từ xưa đến nay, dù bối cảnh lịch sử có chi phối đến đời sống khác nhau, nhưng điểm chung ngày Tết ở Hà thành là ai cũng hướng về gia đình. Những ngày Tết, có hai việc người Hà Nội luôn làm với tất cả tấm lòng, sự chân thành. Đó là sắm sửa, bày biện cho bàn thờ tổ tiên và chuẩn bị đón con cháu, người thân ở xa về. Có lẽ, điểm khác biệt giữa ngày Tết Hà Nội xưa và nay là việc ăn, mặc. Nếu như trước kia, gần Tết, nhà nào cũng
22
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
Điều mừng là bây giờ những người Hà Nội gốc ngồi với nhau, trong đó có nhiều người 70, 80 tuổi, phải thừa nhận là lớp người trẻ đã đổi mới về văn hóa khác hẳn trước kia. Mở các trang báo, xem tivi, thấy trình độ của thế hệ trẻ về văn hóa, nghệ thuật, ngoại ngữ… nhìn ở góc độ tích cực rất đáng biểu dương. Với mùa xuân mới, triển vọng mới của đất nước, và sự chuyển mình chung, chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng vào một đất nước Việt Nam tươi đẹp. Và niềm tin ấy đang được thực hiện từng ngày, từng giờ để khoảng cách giàu nghèo thu ngắn lại, tư duy mệt mỏi thay bằng tiếng hát, nụ cười mùa Xuân.
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
GS Hoàng Chương
Họa sĩ Đào Hải Phong
Tết xưa rất đỗi thiêng liêng!
Chỉ còn trong ký ức!
Tết với người Việt là dịp đặc biệt và rất đỗi thiêng liêng. Xưa kia, mỗi năm gần đến ngày Tết, từ người già đến lớp trẻ lại hồi hộp, bận rộn và lo toan. Khi tôi còn nhỏ cũng háo hức mong chờ ngày Tết để được ba mẹ sắm cho tấm áo mới may từ vải Nam Định bền và đẹp, được đốt pháo, xem hát Bội, hát bài Chòi, đấu võ, hội làng… Vì cuộc sống khó khăn, nên người ta mong đến Tết để được thưởng thức những món ăn mà ngày thường không có. Tết không chỉ là dịp để mọi người được hưởng thụ văn hóa ẩm thực và tinh thần, mà còn là ngày đoàn tụ gia đình. Những người đi làm ăn xa, ngày cận Tết lòng thấy rộn ràng, nao nức mong sớm được về nhà cùng mọi người chuẩn bị Tết.
Tết đến lại gợi nhắc ký ức tuổi ấu thơ. Tôi sinh ra trong một gia đình gốc Hà Nội, ngày còn bé tôi chỉ nghĩ Tết đến đơn giản là có những thứ mới, được xí xóa những điều cũ để mở đầu cho một năm mới.
Tết xưa sâu sắc lắm! Ngày Tết là dịp gia đình đoàn tụ để ông bà dạy con cháu những điều tốt lành và chúc nhau “giữ nếp nhà”. Tết cũng là dịp để mọi người thông báo những việc làm tốt trong năm qua để người khác học tập, việc tốt được nhân lên sẽ đẩy lùi cái xấu. Ngày nay, cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế đã làm thay đổi nhiều thứ, kể cả truyền thống văn hóa. Trẻ con không còn háo hức mong chờ quần áo mới; ngoài phố không còn cảnh ngồi quanh bếp lửa hồng nói chuyện và canh nồi bánh chưng; không còn tự làm bánh mứt, hát hò… tất cả mọi thứ cho ngày Tết đều được mua từ chợ. Cứ theo đà này, cái Tết truyền thống của ta sẽ phôi phai, thế nên chúng ta phải tuyên truyền nét đẹp của Tết xưa cho mọi người hiểu và phục hồi, để từ đó, mọi người biết yêu gia đình, đồng nghĩa với quê hương và biết bảo vệ Tổ quốc.
Người khiến tôi nhớ đến Tết xưa là bà ngoại, nhà bà tôi ở làng Ngũ Xã. Bà tuy không được học cao, nhưng là người lưu giữ các giá trị truyền thống rất kỹ lưỡng. Tôi cũng nhớ những lần được về nhà ông nội ở phố Bông Nhuộm để chúc Tết và vuốt chòm râu của ông. Và niềm vui của con trẻ mỗi khi Tết đến cũng truyền sang cho người già. Hay như tôi nhớ mỗi dịp Tết, ông nội thường mua những tờ giấy điều đỏ và viết tặng cho hai bác trai và bố tôi mỗi người một chữ… Ngày nay thì mọi thứ thay đổi, không thể đi ra ngoài quy luật vận động của tự nhiên. Các phong tục Tết vì thế cũng biến đổi nhiều, không còn như ngày xưa. Tết xưa chỉ còn nhiều trong ký ức. Bọn trẻ không tha thiết Tết như thế hệ chúng tôi ngày xưa, và điều này cũng khiến cho người già man mác buồn. Tôi nghĩ, những giá trị truyền thống của Tết giờ còn nhiều ở nơi bàn thờ của mỗi gia đình. Chính những người sống xa Tổ quốc, xa quê hương thấy rất rõ việc gìn giữ các giá trị của Tết dân tộc.
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
23
SỰ KIỆN VẤN ĐỀ
NGƯỜI VIỆT Ở NGA
Đại sứ Phạm Xuân Sơn chúc Tết cộng đồng người Việt tại Nga trong đêm nhạc Tết xa quê
Một năm hai lần Tết Châu Đan Quế (Moscow, Nga)
Tết Dương lịch, người Nga được nghỉ ít nhất 10 ngày. Ngày 13/1, họ còn ăn Tết lần nữa theo lịch Nga cũ. Người Nga nghỉ Tết, dân Việt mình phải nghỉ theo, bởi đi chợ bán hàng cũng chẳng có ai mua. Thời gian rỗi không biết làm gì, dân mình tổ chức ăn Tết cùng với dân bản địa. Ở Nga lâu năm, họ dần cảm nhận được sự háo hức đón mừng năm mới của người Nga, cảm nhận được thời khắc giao thừa ở trời Tây cũng rất thiêng liêng và coi Tết Dương lịch quan trọng gần như Tết Nguyên đán của mình. Thời khắc giao thừa càng náo nức, rộn rã khi Tổng thống vừa kết thúc lời chúc năm mới trên truyền hình, chuông nhà thờ Điện Kremli điểm 12 tiếng, pháo hoa bùng lên, cả đất trời sáng rực. Nam thanh nữ tú (trong đó có rất nhiều người Việt) đổ ra đường hò reo xem pháo hoa và đón mừng năm mới. Những người không ra đường
24
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
thì ngồi nhà uống rượu, mở tivi xem chương trình ca nhạc mừng Xuân. Cách thức đón năm mới, sự may rủi hên xui của cả năm, cũng được nhiều người Việt xem trọng, tính từ lúc Giao thừa Dương lịch. Năm nay, khối công nhân may mặc đón Tết sớm hơn so với cộng đồng. Cách Tết Dương lịch một tuần, Hội Dệt may Việt Nam tại Liên bang Nga và các chủ xưởng phía Bắc Moscow đã mời cha xứ đến tổ chức lễ mừng Giáng sinh và đón Tết cho công nhân. Ở đây, có hàng trăm thợ may theo đạo Thiên Chúa giáo người Nam Định, họ tổ chức thi hát Thánh ca. Ở khu xưởng may khác phía Nam, công nhân được nghỉ đón Tết từ ngày 26. Mấy ông chủ ở đây hiểu tâm lý và biết thương công nhân, tổ chức đón Tết hoành tráng, có trang trí phông màn, dán câu đối, đèn màu rực rỡ. Họ tổ chức tiệc không kém phần
thịnh soạn, sau đó tổ chức thi hát karaoke, hái hoa dân chủ có thưởng, nhảy múa mấy ngày liền. Cánh sinh viên Việt Nam tại các trường đại học sống trong các “ốp” (ký túc xá - người Việt gọi tắt từ tiếng Nga) đón Tết hồn nhiên vui vẻ nhất. Họ đổ ra bờ sông Moscow và Quảng trường Đỏ xem bắn pháo hoa và chụp ảnh kỷ niệm. Tại các thành phố Tomxk và Irkusk ở vùng Siberia thường lạnh âm 30 – 40 độ, do năm nay đỡ lạnh hơn, nên sinh viên đã chọn đến địa điểm cây thông ở trung tâm TP để đón Giao thừa. Các bạn sinh viên ở Tula, Voronhez… ngoài tổ chức ẩm thực, còn có chương trình giao lưu văn nghệ rất sôi nổi… Dù đã sống ở Nga nhiều hay ít, người Việt Nam nào cũng vẫn coi Tết Nguyên đán cổ truyền thiêng liêng hơn cả. Người Việt ở Nga đông,
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
nhưng ít có người được nhập quốc tịch và định cư, bởi chính sách Nga đối với người nhập cư rất khắt khe. Vì thế, các chuyến bay cuối năm âm lịch đầy ắp người về Việt Nam ăn Tết, các hãng hàng không thường phải tăng chuyến. Giá vé máy bay dịp Tết Nguyên đán thay đổi từng ngày, có khi lên đến gần 1.400USD (tăng so với ngày thường từ 300 - 600 USD), nhưng nhiều người vẫn chấp nhận để được ăn Tết ở quê hương với cha mẹ, vợ con. Năm nay, nhiều người Việt ở Nga sẽ không ăn Tết Nguyên đán to như mọi năm, bởi suốt từ đầu tháng 8/2013 cho đến cuối năm, trung tâm thương mại, chợ, “ốp”, xưởng may… bị kiểm tra liên tục. Mùa Đông năm nay, hiếm khi có tuyết rơi, sông cũng không chịu đóng băng (hơn 100 năm nay mới có hiện tượng này), hàng áo ấm mùa Đông ế ẩm. Chợ không bán được, thì các xưởng may ít việc, kéo theo các chủ hãng vải và phụ liệu may mặc cũng thất thu. Gọi là thu nhập kém so với mọi năm, nhưng người ta vẫn dám bỏ ra 200USD mua một vé VIP đi xem chương trình văn nghệ “Tết xa quê” do các ca sĩ nổi tiếng trong nước sang biểu diễn như Mỹ Linh, Tân Nhàn, Hồ Quỳnh Hương, Phương Mỹ Chi… hôm 12/1 vừa rồi.
nên bà con chỉ nghỉ ngày mùng Một. Tiền thuê chỗ bán hàng đóng trước cả tháng, nghỉ một ngày là phí mất dăm trăm đô. Ngày 30 Tết vẫn phải bán hàng, không có thời giờ chuẩn bị Tết, tất cả trông vào dịch vụ. Trước Tết cả tuần, các hàng khô đã bày bán bánh chưng, mứt hộp, giò chả (tất cả đều làm tại Nga); Gạo nếp, măng, miến, mộc nhĩ, nấm hương… thứ gì cũng có. Chiều 30 Tết, nghỉ chợ sớm hơn ngày thường, chỉ việc luộc con gà, hầm nồi măng chân giò, rán ít nem, thế là có mâm cỗ Tất niên. Trong khói hương trầm chiều 30, người ta khấn tổ tiên, cảm tạ Trời Phật và cầu mong một năm mới tốt lành.
qua điện thoại. Chín giờ tối ở Nga là bắt đầu giao thừa ở quê nhà; không ai dám đốt pháo hoa, sợ kinh động đến xung quanh. Người ta mở sẵn chương trình VTV4 dành cho kiều bào ở nước ngoài để xem không khí đón Tết Việt Nam. Nhờ thế, người Việt tại Nga cảm thấy gần hơn với quê hương đất nước. Hết ngày mùng Một là hết Tết. Ngày mùng Hai đã phải ra chợ bán hàng. Nếu mùng Một “đẹp ngày” thì vẫn đi bán hàng lấy may, mùng Hai nghỉ bù.
Người Việt ở Nga tổ chức đón Tết Nguyên đán để nhớ về nguồn cội, giữ lại một tập tục văn hóa đã ngấm vào máu thịt. Ở phương trời băng giá mù mịt tuyết giăng, dù có tổ chức to thế Mấy năm nay, các “ốp” của cộng nào chăng nữa vẫn không ra phong đồng người Việt ở Moscow bị giải vị Tết quê nhà. Bởi ở đó thiếu những thể, bà con tản ra thuê các Kva hạt mưa phùn lất phất trên đường (căn hộ) biệt lập. Vì thế không còn quê, thiếu sương xuân và hoa đào, cảnh các chủ “ốp”, chủ công ty tổ thiếu sự quây quần đầm ấm của cha chức cho bà con đón Tết tập trung mẹ, vợ con và họ hàng thân thuộc. hoành tráng, nhộn nhịp như xưa. Giờ phút giao thừa, dù ở lâu năm hay Nhà nào biết nhà nấy, những ai mới sang Nga, ai cũng thấy rưng rưng sống cùng khu vực thì rủ nhau cùng nỗi nhớ nhà! uống rượu, xa thì chúc Tết nhau Bà con người Việt ở Trại trồng rau nhà kính tại LB Nga đón Tết
Tết Âm lịch quan trọng với ta, nhưng lại là ngày làm việc bình thường của Nga,
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
25
SỰ KIỆN VẤN ĐỀ
Đón Tết ở nhà mới
Trung Nguyễn đứa làm doanh nghiệp khấm khá thì còn mua được cả biệt thự ở Hà Nội, Sài Gòn, tậu được căn hộ cho thuê tận bên Singapore, Mỹ... Tuy nhiên, cũng có một vài ông bạn không hiểu mải vui hay vì số mà nay vẫn chịu cảnh thuê nhà, cho dù một vợ hai con, nghĩ cũng thấy chạnh lòng…
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng thăm khu nhà ở xã hội tại Đặng Xá, Gia Lâm - Ảnh: Thanh Hải
Còn nửa tháng mới đến Tết, anh bạn dạy môn Triết học ở một trường đại học gọi điện: Tết này đến nhà tôi uống rượu nhé, vừa mua nhà xong, ở Đặng Xá, Gia Lâm. Thế mà cách đây 3 tháng, anh gọi tôi, hỏi: Thủ tục mua nhà xã hội thế nào ông, khó thì giúp một tay, nhé? Ngay sau khi bắt thăm chọn căn hộ vừa ý, anh liền gọi điện, thủng thẳng: Chả cần nhờ ông nữa, thủ tục đơn giản, 70 m2, 600 triệu, tôi có 200 triệu, còn 400 triệu vay ngân hàng trong 15 năm, mỗi tháng trả gốc và lãi vài ba triệu. Anh buông một câu: Đời chả biết thế nào mà lần, số tôi mua nhà khỏe re… Mừng cho anh bạn có nhà mới, mua dễ như không. Ngẫm lại thấy thương cho phận mình, cho cả một đám bạn
26
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
bè cùng trang lứa một thời khốn khổ chuyện nhà cửa. Ra trường, lương, nhuận bút ba cọc ba đồng, không đủ “tình phí”, thuê nhà, đãi bạn… nói chi đến chuyện đại sự là mua nhà. Đứa thì ở nhờ nhà người quen, nhà bạn, có khi mấy đưa chung chi thuê một chỗ mươi mét vuông để tá túc. Thậm chí có đứa ở nhờ nhà thầy giáo cả năm trời mà chả thấy ngại… Tội nhất là đứa nào “vô phúc” có người yêu thì bấm bụng mà thuê nhà “ra ở riêng”. Thấm thoắt thế mà đã mười mấy năm, giờ thì đám bạn bè tôi đa số đã có nhà, không to thì bé, gọi là có chỗ chui vào chui ra. Nhà đủ rộng để mỗi khi bạn đến là có thể trải chiếu ra làm một chầu túy lúy… Vài
Tôi nhớ mãi cái Tết đầu tiên ở Hà Nội sau khi mua được căn hộ chung cư 35 mét vuông, cách đây 17 năm. Sau 4 năm học đại học, 5 năm ra trường đi làm, cuối cùng tôi cũng góp nhặt được chút tiền mua nhà. Nhưng để mua được nhà, mười phần thì đi vay chín phần, một phần còn lại tiếng là tiền của mình nhưng thực chất lại là tiền của... vợ. Cũng đành tự an ủi rằng, mình là người may mắn lắm. Mua được nhà dịp trong Tết, tôi tập trung cho việc sửa sang, mua sắm. Nói thật là thời ấy, kiếm được bộ bàn ghế, cái ti vi samsung là “oách” lắm rồi. Còn lại là dùng đồ của chủ cũ để lại. Tôi lượn sang Bát Tràng tìm mua một lọ lục bình. Ra Nguyễn Thái Học kiếm 2 bức tranh “chép” phố Phái ưng mắt nhất. Còn thì hạ lịch treo tường cũ xuống, cắt lấy mấy cái tranh của các danh họa nổi tiếng, ra Cửa Nam mua khung lồng vào rồi treo lên tường, từ phòng ngoài đến khu bếp cho ra dáng nhà mới. Đặc biệt là, phải tìm lên Hàng Hòm chọn mua cho bằng được cái bàn thờ kích cỡ hợp tuổi, đặt hợp hướng… Thế là, sau gần chục năm
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
Khu Nhà ở Xã hội của Viglacera tại Đặng Xá, Gia Lâm - Ảnh: Hải Linh
vất va vất vưởng thuê nhà, như các cụ ở quê bảo là “không mảnh đất cắm dùi”, cuối cùng, tôi cũng kiếm được chỗ chui ra chui vào cho tôi, vợ và đứa con trai đầu lòng chưa đầy 4 tháng tuổi. Chiều ba mươi năm ấy, lần đầu tiên, tôi mới thấy mình có được một cảm giác thật thư thái. Bách bộ ra hồ Thiền Quang, ngay trước cổng công viên Thống Nhất chọn mua một cành đào về chơi Tết. Cái thời ấy, đào quất cũng còn hiếm, không sẵn như bây giờ. Vốn là dân quê, chả sành chuyện chơi đào, chơi quất, tôi cứ lang thang trong buổi chiều ba mươi mưa bụi nhè nhẹ, như trong thơ Nguyễn Bính: “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay…”. Trời hơi se lạnh, sương khói. Nhìn mặt ai cũng thấy chất chứa niềm vui...
Đào quất cả dãy dài từ đầu đến cuối phố, biết chọn cây nào, cành nào cho vừa ý… vợ đây? Thế rồi tôi cũng ra vẻ là người sành chơi, bắt chuyện ngay với một cụ cao niên. Rồi cũng bàn ra tán vào, cành này đẹp, cây kia còn thiếu lộc…để học lấy cái bí quyết chọn đào, chọn quất… Giao thừa năm ấy, vợ chồng tôi đón năm mới thật vui. Vui nhất là sáng mùng Một Tết, có ông bạn ở phố Quán Thánh, sau khi bấm quẻ đầu năm, thấy hợp tuổi, bất ngờ xuất hiện. Cũng khăn xếp áo the, cũng phong bao lì xì, cũng cung chúc tân xuân làm ăn phát tài, phát lộc…Tất nhiên là chúng tôi không thể thoát cái khoản nâng chén đầu xuân. Ngày thường gặp nhau là uống huống hồ
ngày Tết! Giờ thì đến hẹn lại lên, cứ chiều hai chín hoặc Ba mươi Tết, tôi và cậu con trai 4 tháng tuổi năm nào lại đi chợ Bưởi. Cha thì mua đào, con thì thích chọn hoa tuy líp. Cứ có đào, có hoa ở trong nhà là coi như đã có Tết. Còn bánh kẹo rượu thịt, mừng tuổi bên ngoại, bên nội, toàn là những việc khó và phức tạp, tôi nhường vợ hết. Năm nay, tôi sẽ có thêm một nhiệm vụ nữa, là đi chúc Tết người bạn vừa mua được nhà mới. Mừng cho bạn nhưng cũng thầm nghĩ: Nếu không có nhà ở xã hội, chắc gì Tết này bạn tôi được đón Tết tân gia. Và tôi mong rằng, niềm vui lần đầu đón Tết ở nhà mới của tôi cách đây 17 năm sẽ đến với nhiều người trong dịp Tết Giáp Ngọ này.
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
27
NHÂN VẬT
KTS Lê Văn Lân
Một đời vì Hà Nội Vũ Hà
Cách đây đúng 40 năm, ngày 10/1/1974, lễ khởi công xây dựng Nhà văn hóa Thiếu nhi Hà Nội đã đánh dấu một bước ngoặt trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Thủ đô. Giữa thời mà cơm chưa no, chăn chưa ấm, cả Hà Nội dành dụm từng viên gạch để xây công trình mà nay mang tên Cung thiếu nhi đã trở thành một hồi ức sống động mà KTS Lê Văn Lân – tác giả của bản thiết kế của công trình nổi tiếng ấy nhớ mãi.
28
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4 + 5 - THÁNG 1/2014
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
Dấu ấn khó phai Giữa những công trình kiến trúc cao tầng, hoành tráng, hiện đại đang đua nhau mọc lên, khối nhà khiêm tốn của Cung thiếu nhi, địa điểm đầy sức hút với hàng vạn người dân Thủ đô, những du khách trong và ngoài nước, công trình nằm yên bình ở góc phố Lý Thái Tổ ấy vẫn là một dấu ấn khó phai, một điểm nhấn kiến trúc hiện đại và đầy sức trẻ. Chỉ có điều, ít ai biết được rằng, để có được khối nhà câu lạc bộ có thể tiếp nhận tới hàng ngàn em thiếu nhi đến sinh hoạt, vui chơi và học tập, một khối nhà biểu diễn với 520 chỗ ngồi vào thời điểm những năm 1970 là cả một sự nỗ lực không mệt mỏi của KTS Lê Văn Lân và các cộng sự. Họ đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu, học hỏi từ các công trình văn hóa, cũng như các nhà hát của nước ngoài để vận dụng cho phù hợp với truyền thống văn hiến Thủ đô…
Cung Thiếu nhi Hà Nội. Ảnh: Đức Giang
Cũng ít người hình dung được, KTS Lê Văn Lân đã phải nhờ đến những “bức thư tay” của nhiều vị lãnh đạo đầu tỉnh và ngành tác động, về tận Quảng Ninh ăn chực nằm chờ để mua được 2.000 viên gạch Giếng Đáy. Rồi bao thiếu thốn khác về nguyên liệu, kỹ thuật nảy sinh trong quá trình xây dựng và phải mất đến 3 năm lao tâm khổ tứ như thế, Nhà văn hóa Thiếu nhi Hà Nội mới hoàn thành. Điều đặc biệt nhất với người dân Hà thành lúc đó là những dịp được thưởng thức nghệ thuật tại rạp Khăn Quàng Đỏ – một không gian mới lạ, tươi vui, nơi người xem ngồi ở bất kỳ vị trí nào cũng có thể cảm nhận được trọn vẹn các màn biểu diễn trên sân khấu. Thậm chí, ngay cả bây giờ khi đã có nhiều rạp hiện đại, với hệ thống âm thanh và ánh sáng “khủng”, rạp Khăn Quàng Đỏ vẫn là sân khấu ấm cúng nhất, tạo được sự tương tác gần gũi nhất giữa diễn viên và khán giả.
Khánh sạn Hà Nội - Ảnh: Yên Chi
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
29
NHÂN VẬT
Còn đó những trăn trở Bình dị như chủ nhân, những bản thiết kế, các công trình có dấu ấn của KTS Lê Văn Lân không có sự phô trương hình thức, bởi nó được tối giản khúc triết bằng các hình khối, cùng với bố cục thẩm mỹ cao nhưng lại được chăm chút đến mức cầu kỳ, tỉ mỉ những công năng sử dụng, độ an toàn... KTS từng xót xa khi chia sẻ về cái lần đưa bạn bè thăm chợ Đồng Xuân – công trình được ông tính toán chi tiết các giải pháp phòng cháy chữa cháy cùng với lối đi rộng rãi đã bị hàng hóa lấp kín cả lối đi, lối thoát hiểm… KTS cũng nặng lòng về sự xuống cấp và ít tôn trọng các điều kiện an toàn của công trình Cung thiếu nhi hiện nay. Chiều Hà Nội cuối năm, vị kiến trúc sư già đã ở tuổi thất thập nhưng vẫn minh mẫn đưa ra những chia sẻ đầy tâm huyết về vấn đề quy hoạch và kiến trúc của Thủ đô hôm nay. Và giữa câu chuyện tưởng như kéo dài không dứt đó, dễ dàng nhận ra một tình yêu Hà Nội cháy bỏng trong ông. Không phải là người sinh ra ở đất Hà thành nhưng sống, học tập và làm việc tại Thủ đô đã gần 60 năm, nên với ông Hà Nội đã trở thành quê hương thứ hai - nơi ông đã cố gắng hết sức góp phần làm cho đẹp hơn, đáng sống hơn. Bởi vậy, những công trình mà ông thiết kế đã trở thành những biểu tượng của một Hà Nội thời đổi mới như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, khách sạn Hà Nội, khách sạn Phương Đông... Những công trình ấy cũng là một minh chứng cho thấy, trong bối cảnh thiếu hụt cả vật chất lẫn các điều kiện làm việc, các KTS Việt Nam với tài năng và tấm lòng vì Hà Nội vẫn tạo nên những công trình vừa có tính thẩm mỹ cao vừa có công năng hoàn hảo. Nếu như Cung thiếu nhi là biểu tượng của một thời Hà Nội còn khó khăn nhưng đã chắt chiu để tạo điều kiện ươm mầm tài năng con trẻ thì hôm nay, chủ đầu tư các khu đô thị mới lại ít quan tâm xây dựng nhà trẻ, trường học cho các em. Thế mới biết, tổ chức đô thị tốt chẳng phả chỉ cần có nhiều tiền là được! Hà Nội đang đổi thay từng ngày. Đội ngũ KTS
30
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4 + 5 - THÁNG 1/2014
Ảnh: Giang Nguyễn
đã mạnh hơn trước nhiều lần. Hy vọng sẽ có được một Hà Nội văn minh, hiện đại, có gương mặt kiến trúc tiên tiến, nhiều bản sắc, anh chị em KTS trẻ sớm có được tư thế hợp tác bình đẳng với các KTS nước ngoài. Đó chính là những điều gửi gắm của KTS với chúng tôi, cái tâm huyết của cả đời người.
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
KTS Lê Văn Lân sinh năm 1938 tại Đà Nẵng, nguyên quán Hà Tĩnh. Là sinh viên lớp Kiến trúc đầu tiên của Đại học Bách khoa Hà Nội, tu nghiệp về thiết kế, quy hoạch đô thị tại Liên Xô (1961 – 1962), và về thiết kế các công trình công cộng, văn hóa tại CH Dân chủ Đức (1968 – 1972). Trong nhiều năm liền, KTS Lê Văn Lân giữ cương vị là Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội, Ủy viên BCH Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội. Nguyên Ủy viên BCH Hội Kiến trúc sư Việt Nam từ khóa III đến khóa VII. KTS Lê Văn Lân còn tham gia đào tạo và hướng dẫn tốt nghiệp cho KTS từ năm 1964 – 2005, ông còn có nhiều bài báo đã đăng trên tạp chí chuyên ngành, chủ biên cuốn 55 năm Kiến trúc Hà Nội, tác giả cuốn Những ký họa kiến trúc.
Ảnh: Tú Chi
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
31
TRẢI NGHIỆM MỚI
ECOPARK sự lựa chọn thú vị cho cuộc sống đích thực Cách trung tâm Hà Nội 13km về phía Đông Nam, khu đô thị Ecopark quanh năm xanh tươi, ngập tràn hương sắc cỏ hoa và tiếng chim hót. Đến với Ecopark, xúc cảm đầu tiên mà không ai có thể quên được là màu xanh ngút ngàn.
32
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
Nguyên Hà
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
E
copark là vậy. Là không gian trong lành tinh khiết. Là sắc hoa rực rỡ và tiếng chim líu lo. Là dòng sông Bắc Hưng Hải êm đềm uốn mình chảy quanh những tòa nhà… Và lòng người cứ thế nhẹ thênh thang theo mỗi bước chân, mà thăng hoa trong từng cảm xúc. Mọi vướng bận, lo toan của cuộc đời, hối hả mệt nhọc của công việc đã bị bỏ lại. Đến và sống ở Ecopark chỉ còn là sự tận hưởng cuộc đời trọn vẹn, đắm chìm trong thiên nhiên muôn màu muôn vẻ,
trong sự giao thoa hòa quyện tinh túy của đất trời, cỏ cây, non nước. Không chỉ là khu đô thị sinh thái tuyệt vời mà Ecopark còn là tổ hợp đa chức năng với đầy đủ các tiện ích phục vụ đời sống người dân. Từ trường học, bệnh viện, siêu thị, công viên, bể bơi, khu vui chơi giải trí, tập thể thao đến các khu trung tâm hành chính, văn phòng, thương mại. Tất cả đều được đầu tư xây dựng theo quy hoạch bài bản, chuẩn mực, hài hòa. Những tiện ích đô thị được đan xen với yếu tố môi trường một cách hữu dụng.
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
33
TRẢI NGHIỆM MỚI
Trong không gian và kiến trúc của Ecopark còn thấy những nét đẹp văn hóa truyền thống được lưu giữ, phát triển, hòa quyện song hành cùng cuộc sống hiện đại.
Từ đại lộ chính đến đường dẫn vào các tiểu khu, công viên, bể bơi, sân chơi… Dọc theo dãy phố thương mại, ẩm thực đến trước cửa mỗi hiên nhà, tầng thấp, tầng cao, cỏ cây, hoa lá chen nhau vươn mình khoe sắc. Cứ vậy, mỗi mùa mỗi thức, bốn mùa trong năm là bốn lần thiên nhiên Ecopark đổi thay sắc màu và hương vị. 34
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
Với phương châm “không chỉ là nơi để ở mà còn là nơi để tận hưởng”, Ecopark thực sự là lựa chọn thú vị cho cuộc sống đích thực, trọn vẹn. Nơi con người được phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Nơi những giá trị văn hóa trường tồn cùng với thời gian.
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
35
QUY HOẠCH & ĐÔ THỊ
Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm
Cơ sở để xây dựng đô thị hiện đại Châu Linh
Những năm qua, Từ Liêm nằm trong công lập (25 trường mầm non, 23 S3, S4, H2.1, H2.2, GS, R) được phê khu vực đô thị hóa nhanh, nhiều khu trường tiểu học, 18 trường THCS); 56 duyệt. Trong quy hoạch, đã bố trí quỹ đô thị mới được xây dựng, cơ cấu trường đạt chuẩn Quốc gia. 100% hộ đất để xây dựng trụ sở các cơ quan kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch gia đình được sử dụng nước sạch; số trong hệ thống chính trị, các thiết chế văn hóa - xã hội, các công trình mạnh. Tỷ trọng kinh tế công nghiệp hộ nghèo chiếm tỷ lệ 1,05%. dân sinh phục vụ cho - xây dựng và thương mại việc hình thành 2 quận - dịch vụ - du lịch chiếm Từ Liêm là một huyện lớn của Hà Nội. Với và các phường mới. 98,6%, tỷ trọng kinh tế diện tích tự nhiên 75,627 km2, dân số có Trên địa bàn huyện nông nghiệp chỉ còn 1,4%. đã quy hoạch trụ sở Tỷ lệ lao động phi nông 553.308 nhân khẩu trên địa bàn 16 xã, thị hành chính của các cơ nghiệp chiếm 90,8%, lao trấn và hơn 7.000 doanh nghiệp đang hoạt quan T.Ư và hiện nhiều động nông nghiệp còn động... hiện Từ Liêm đang chịu quá tải về công trình quan trọng 9,2%. Hệ thống công trình cấp quốc gia, trụ sở hạ tầng đô thị của huyện khối lượng công việc trong quản lý nhà cơ quan Bộ, Ngành đã được tập trung đầu tư, nước. Trung bình mỗi năm, huyện phải giải được xây dựng và đi về cơ bản đã trở thành đô quyết trên 500.000 thủ tục hành chính của vào hoạt động. Trong thị. Mật độ dân số là 7.300 tương lai, đây là trung người/km2 (nếu trừ các các tổ chức và công dân (gấp nhiều lần một tâm chính trị hành phần diện tích không thể số huyện khác của Hà Nội). chính, kinh tế, văn hóa, cư trú, xây dựng thì mật lịch sử, dịch vụ, y tế, độ dân số khoảng 10.000 đào tạo chất lượng cao người/km2). của TP Hà Nội và cả nước. Năm 2013, tổng thu ngân sách trên Theo Quy hoạch tổng thể đô thị Việt địa bàn huyện đạt trên 2.528 tỷ đồng. Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến Với việc đô thị hóa cao và dân cư Tổng chi ngân sách huyện 951.000 năm 2050 và Quy hoạch chung xây đông, tình hình tội phạm, trật tự an triệu đồng, trong đó: chi đầu tư xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 toàn xã hội diễn biến phức tạp, việc dựng cơ bản 512.000 triệu đồng, chi tầm nhìn đến năm 2050, huyện Từ quản lý trên địa bàn theo mô hình thường xuyên: 439.000 triệu đồng. Liêm nằm trong khu vực quy hoạch nông thôn không còn phù hợp. Vì Thu nhập bình quân đầu người đạt đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội. vậy, việc điều chỉnh địa giới hành 39,4 triệu đồng/năm. Toàn huyện có Huyện đã có quy hoạch chung, quy chính huyện để thành lập 2 quận và 132 trường học, trong đó 66 trường hoạch phân khu chức năng (S1, S2, 23 phường mới có mô hình tổ chức,
36
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4 + 5- THÁNG 1/2014
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
37
QUY HOẠCH & ĐÔ THỊ
chức năng, nhiệm vụ, cơ sở quản lý đô thị phù hợp là yêu cầu tất yếu. Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và trong tương lai khu vực Từ Liêm, ngày 27/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 132/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập hai quận (Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm) và 23 phường thuộc TP Hà Nội. Như vậy, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm, TP Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 12 quận, 1 thị xã, 17 huyện); 584 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 386 xã, 177 phường, 21 thị trấn). Tại Chỉ thị số 29/CT-UBND, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì cùng với UBND huyện Từ Liêm, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, phân định địa giới và các điều kiện cần thiết khác để quận Bắc Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm và 23 phường chính thức hoạt động theo địa giới hành chính mới từ ngày 1/4/2014. Và TP đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để hai quận đi vào hoạt động hiệu quả, không có bất kỳ công việc nào bị trở ngại trong quá trình vận hành, nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân.
QUẬN LIÊM
BẮC
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4 + 5- THÁNG 1/2014
tâm Văn hóa - Thể thao hiện có của huyện tại xã Phú Diễn.
13 PHƯỜNG TRỰC THUỘC QUẬN BẮC TỪ LIÊM Phường Thượng Cát Diện tích tự nhiên là 3,889 km2, Dân số 10.000 người. Mật độ dân số bình quân là 5293 người/km2. Dự kiến đến năm 2015 sẽ tăng thêm 4.000 người. Do đó, mật độ dân số của phường tới năm 2015 đạt 7.411 người/km2 (chưa tính đến dân số trong phân khu đô thị S1 khi hoàn thành sẽ tăng lên). Địa giới hành chính của phường Thượng Cát: Bắc giáp huyện Đông Anh; Nam giáp phường Tây Tựu; Đông giáp phường Liên Mạc; Tây giáp huyện Đan Phượng. Trụ sở làm việc: Trụ sở làm việc hiện tại của UBND xã Thượng Cát.
Phường Liên Mạc Thành lập phường Liên Mạc trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Liên Mạc. Diện tích tự nhiên: 598,7ha; Dân số: 12.966 người. Địa giới hành chính phường Liên Mạc: Bắc giáp huyện Đông Anh; Nam giáp phường Tây Tựu và phường Minh Khai; Đông giáp phường Thụy Phương; Tây giáp phường Thượng Cát. Trụ sở làm việc: Trụ sở làm việc hiện tại của UBND xã Liên Mạc.
TỪ
Quận Bắc Từ Liêm được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và
38
nhân khẩu của các xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên của xã Xuân Phương; 75,48ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn (phần phía Bắc quốc lộ 32) thuộc huyện Từ Liêm. Tổng diện tích: 4.335,34ha; Dân số: 319.818 người, bao gồm 13 phường. Địa giới hành chính của quận Bắc Từ Liêm, phía Bắc giáp huyện Đông Anh; Nam giáp quận Nam Từ Liêm; Đông giáp quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ; Tây giáp huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng. Trụ sở làm việc quy hoạch trong khu liên cơ quan tại xã Minh Khai với diện tích khoảng 20ha. Trước mắt, sử dụng khu vực Trung
Phường Thụy Phương
Tòa nhà KaengNam thuộc quận Nam Từ Liêm
Thành lập phường Thụy Phương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thụy Phương,
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
phường Thụy Phương có quy mô: Diện tích tự nhiên: 287,59ha; Dân số: 13.753 người. Địa giới hành chính phường Thụy Phương: Bắc giáp huyện Đông Anh; Nam giáp phường Cổ Nhuế 2 và phường Minh Khai; Đông giáp phường Đông Ngạc, phường Đức Thắng; Tây giáp phường Liên Mạc. Trụ sở làm việc: Trụ sở làm việc hiện tại của UBND xã Thụy Phương.
Phường Minh Khai Thành lập phường Minh Khai trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Minh Khai, phường Minh Khai có quy mô: Diện tích tự nhiên: 485,91ha; Dân số: 36.709 người. Địa giới hành chính phường Minh Khai: Bắc giáp phường Liên Mạc, phường Thụy Phương; Nam giáp quận Nam Từ Liêm; Đông giáp phường Cổ Nhuế 2, phường Phúc Diễn, phường Phú Diễn; Tây giáp phường Tây Tựu. Trụ sở làm việc: Sử dụng trụ sở làm việc hiện có của xã Minh Khai.
Đan Phượng, huyện Hoài Đức.
17.324 người/km2
Trụ sở làm việc: Trụ sở làm việc hiện tại của UBND xã Tây Tựu.
Địa giới hành chính phường Đức Thắng: Bắc giáp phường Đông Ngạc; Nam giáp phường Cổ Nhuế 2; Đông giáp phường Xuân Đỉnh; Tây giáp phường Thụy Phương.
Phường Đông Ngạc Thành lập phường Đông Ngạc từ một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Đông Ngạc, phường Đông Ngạc có quy mô: Diện tích tự nhiên 241ha (trong đó có 0,59km2 là sông Hồng); Dân số: 23.922 người.
Phường Xuân Đỉnh
Địa giới hành chính phường Đông Ngạc: Bắc giáp huyện Đông Anh; Nam giáp phường Xuân Đỉnh và phường Đức Thắng; Đông giáp quận Tây Hồ; Tây giáp phường Thụy Phương.
Thành lập phường Xuân Đỉnh từ một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh có quy mô: Diện tích tự nhiên: 352,2ha. Dân số: 33.659 người.
Trụ sở làm việc: Trụ sở làm việc hiện tại của UBND xã Đông Ngạc.
Địa giới hành chính phường Xuân Đỉnh: Đông giáp quận Tây Hồ và phường Xuân Tảo; Tây giáp phường Đức Thắng, phường Cổ Nhuế 2; Bắc giáp phường Đông Ngạc.
Phường Đức Thắng Phường Đức Thắng được thành lập từ phần diện tích và dân số còn lại của xã Đông Ngạc, phường Đức Thắng có quy mô: Diện tích tự nhiên: 120ha (trong đó có 0,05km2 là sông Hồng); Dân số: 19.923 người. Mật độ dân số
Trụ sở làm việc: Dự kiến xây dựng mới ở khu vực đất công thuộc khu dân cư xóm 6.
Trụ sở làm việc: Trụ sở làm việc UBND xã Xuân Đỉnh hiện có.
Phường Xuân Tảo Thành lập phường Xuân Tảo từ phần
Phường Tây Tựu Thành lập phường Tây Tựu trên cơ sở toàn bộ 530,18 ha diện tích tự nhiên, 26.970 nhân khẩu của xã Tây Tựu; 9,30 ha diện tích của xã Xuân Phương (phần Bắc quốc lộ 32). Diện tích tự nhiên: 539,48ha (trong đó có 50,18ha là sông Pheo, sông Nhuệ); Dân số: 26.970 người. Trong năm 2014, trả đất dịch vụ cho 3.000 hộ dân và dự kiến mật độ dân số năm 2015 đạt trên 7.000 người/km2 (chưa tính đến dân số trong phân khu đô thị S1 khi hoàn thành sẽ tiếp tục tăng lên). Địa giới hành chính phường Tây Tựu: Bắc giáp phường Thượng Cát, Liên Mạc; Nam giáp phường Minh Khai, phường Phương Canh; Đông giáp phường Minh Khai; Tây giáp huyện
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
39
QUY HOẠCH & ĐÔ THỊ
Thành lập phường Phúc Diễn trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Phú Diễn (209,03ha và 21.820 người); một phần diện tích và dân số của thị trấn Cầu Diễn (8ha và 1.914 người; phần phía Tây sông Nhuệ, phía Nam Quốc lộ 32). Phường Phúc Diễn có 217,03ha diện tích tự nhiên và 23.734 người (Phúc Diễn là tên xã trước đây). Địa giới hành chính phường Phúc Diễn: Bắc giáp phường Minh Khai; Nam giáp quận Nam Từ Liêm; Đông giáp phường Phú Diễn và quận Nam Từ Liêm; Tây giáp phường Minh Khai. diện tích và dân số còn lại của xã Xuân Đỉnh, phường Xuân Tảo có quy mô: Diện tích tự nhiên: 226,3ha. Dân số: 12.622 người. Địa giới hành chính phường Xuân Tảo: Bắc giáp phường Xuân Đỉnh; Nam giáp quận Tây Hồ; Đông giáp quận Tây Hồ; Tây giáp phường Cổ Nhuế1. Mật độ dân số:5.577 người/km2 . Hiện nay, các khu đô thị Tây Hồ Tây, Ngoại giao đoàn đang đầu tư xây dựng dự báo dân số đến năm 2015 của phường sẽ đạt trên 7.000 người/km2. Trụ sở làm việc: Dự kiến xây mới ở ô đất xen kẹt giữa dự án Tây Hồ Tây và Khu Ngoại giao đoàn, hiện trạng là đất nông nghiệp diện tích khoảng 1ha.
Phường Cổ Nhuế 1 Thành lập phường Cổ Nhuế 1 trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Cổ Nhuế (217,70ha và 33.346 nhân khẩu); một phần diện tích của thị trấn Cầu Diễn (3,30ha). Phường Cổ Nhuế 1 có quy mô: Diện tích tự nhiên: 221ha; Dân số: 33.346 người.
40
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4 + 5- THÁNG 1/2014
Địa giới hành chính phường Cổ Nhuế 1: Bắc giáp phường Cổ Nhuế 2; Nam giáp quận Cầu Giấy; Đông giáp phường Xuân Tảo và quận Cầu Giấy; Tây giáp phường Phú Diễn và phường Cổ Nhuế 2. Trụ sở làm việc: Trụ sở làm việc hiện tại của UBND xã Cổ Nhuế.
Phường Cổ Nhuế 2 Thành lập phường Cổ Nhuế 2 trên cơ sở phần diện tích và dân số còn lại của xã Cổ Nhuế (403,43ha diện tích và 44.488 nhân khẩu); một phần diện tích của thị trấn Cầu Diễn (1,60ha). Phường Cổ Nhuế 2 có quy mô: Diện tích tự nhiên: 405,03ha; Dân số: 44.488 người. Địa giới hành chính của phường Cổ Nhuế 2: Bắc giáp phường Đức Thắng, phường Thụy Phương; Nam giáp phường Phú Diễn, phường Cổ Nhuế 1; Đông giáp phường Xuân Đỉnh; Tây giáp phường Minh Khai. Trụ sở làm việc: nằm cạnh đường 69, gần Công ty Công viên cây xanh, diện tích khoảng 0,5ha.
Phường Phúc Diễn
Trụ sở làm việc: Trụ sở UBND xã Phú Diễn hiện tại.
Phường Phú Diễn Thành lập phường Phú Diễn trên cơ sở phần diện tích và dân số còn lại của xã Phú Diễn, (189,62ha và 19.514 người); một phần diện tích và dân số của thị trấn Cầu Diễn (62,58ha và 8.212 người, phần Bắc Quốc lộ 32). Phường Phú Diễn có diện tích tự nhiên 252,2ha; dân số 27.726 người. Địa giới hành chính phường Phú Diễn: Bắc giáp phường Cổ Nhuế 2; Nam giáp Quận Nam Từ Liêm; Đông giáp phường Cổ Nhuế 2, Cổ Nhuế 1 và quận Cầu Giấy; Tây giáp phường Phúc Diễn. Trụ sở làm việc: Dự kiến xây dựng mới ở khu vực đất nông nghiệp thuộc thôn Đức Diễn (cạnh chợ Phú Diễn).
QUẬN NAM TỪ LIÊM Quận Nam Từ Liêm được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; phần lớn diện tích và dân số của xã Xuân Phương (536,34ha và 34.648 người phía Nam Quốc lộ 32); một phần diện
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
tích và dân số của thị trấn Cầu Diễn (137,75ha và 23.279 người; phần phía Đông sông Nhuệ, phía Nam Quốc lộ 32). Quận Nam Từ Liêm có quy mô: Diện tích tự nhiên 3.227,36ha; Dân số: 233.490 người. Về địa giới hành chính quận Nam Từ Liêm: Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm; Nam giáp quận Hà Đông; Đông giáp quận Cầu Giấy và Quận Thanh Xuân; Tây giáp huyện Hoài Đức. Trụ sở làm việc: Sử dụng toàn bộ khu liên cơ quan của huyện Từ Liêm đang sử dụng (4ha) đã được xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ.
10 PHƯỜNG THUỘC QUẬN NAM TỪ LIÊM Phường Trung Văn Thành lập phường Trung Văn, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên 277,58ha, dân số 29.850 người của xã Trung Văn. Địa giới hành chính phường Trung Văn: Bắc giáp phường Mễ Trì, phường Phú Đô; Nam giáp quận Hà Đông; Đông giáp quận Thanh Xuân; Tây giáp phường Đại Mỗ; Trụ sở làm việc: Trụ sở UBND xã Trung Văn hiện có.
Phường Đại Mỗ Thành lập phường Đại Mỗ, gồm toàn bộ diện tích tự nhiên 498,19 ha. Dân số 26.741 người của xã Đại Mỗ. Địa giới hành chính phường Đại Mỗ: Bắc giáp phường Phú Đô, phường Tây Mỗ; Nam giáp quận Hà Đông; Đông giáp phường Phú Đô, phường Trung Văn; Tây giáp phường Tây Mỗ. Trụ sở làm việc: Trụ sở làm việc của UBND xã Đại Mỗ hiện có.
Phường Tây Mỗ
phường Phú Đô.
Thành lập phường Tây Mỗ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên 604,53 ha. Dân số 22.557 người của xã Tây Mỗ.
Trụ sở làm việc hiện tại của UBND xã Mễ Trì cũ.
Địa giới hành chính phường Tây Mỗ: Bắc giáp phường Xuân Phương; Nam giáp quận Hà Đông; Đông giáp phường Đại Mỗ; Tây giáp huyện Hoài Đức. Trụ sở làm việc: Sử dụng trụ sở UBND xã Tây Mỗ hiện có.
Phường Mễ Trì Thành lập phường Mễ Trì, trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Mễ Trì. Phường Mễ Trì có diện tích tự nhiên 467,30ha; dân số 26.688 người. Diện tích khu vực xây dựng đô thị là 335,3ha (không bao gồm diện tích các công trình quốc gia có trên địa bàn phường gồm: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia). Mật độ dân số: 7.959 người/km2. Địa giới hành chính của phường Mễ Trì: Bắc giáp phường Mỹ Đình 1; Nam giáp phường Trung Văn; Đông giáp quận Cầu Giấy; Tây giáp
Phường Phú Đô Thành lập phường Phú Đô, trên cơ sở phần diện tích và dân số còn lại của xã Mễ Trì: Phường Phú Đô có diện tích đất tự nhiên là 239ha. Dân số là 13.856 người. Diện tích khu vực xây dựng đô thị là 145,95ha (không bao gồm diện tích mặt nước sông Nhuệ, diện tích các công trình quốc gia có trên địa bàn phường: Khu liên hợp thể thao quốc gia, Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia). Mật độ dân số là 9.493 người/km2. Địa giới hành chính phường Phú Đô: Bắc giáp phường Mỹ Đình 1; Phía Nam giáp phường Đại Mỗ và phường Trung Văn; Phía Đông giáp phường Mễ Trì; Phía Tây giáp phường Đại Mỗ, phường Tây Mỗ. Trụ sở làm việc dự kiến bố trí xây dựng mới tại khu vực xứ đồng Gốc Gạo thôn Phú Đô, diện tích 0,5ha.
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
41
QUY HOẠCH & ĐÔ THỊ
Phường Mỹ Đình 1 Thành lập phường Mỹ Đình 1, trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Mỹ Đình. Phường Mỹ Đình 1 có diện tích tự nhiên 228,2ha. Dân số 23.987 người. Địa giới hành chính của phường Mỹ Đình 1: Bắc giáp Phường Mỹ Đình 2, phường Cầu Diễn; Nam giáp phường Mễ Trì, phường Phú Đô; Đông giáp quận Cầu Giấy; Tây giáp phường Cầu Diễn, phường Xuân Phương, phường Tây Mỗ. Trụ sở làm việc: Trụ sở làm việc dự kiến tại khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì.
Phường Mỹ Đình 2 Thành lập phường Mỹ Đình 2, trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Mỹ Đình. Phường Mỹ Đình 2 có diện tích tự nhiên 197ha. Dân số 26.991 người. Địa giới hành chính phường Mỹ Đình 2: Bắc giáp quận Cầu Giấy; Nam giáp phường Mỹ Đình 1; Đông giáp quận Cầu Giấy; Tây giáp phường Cầu Diễn. Trụ sở làm việc: Trụ sở làm việc hiện tại của UBND xã Mỹ Ðình.
Phường Cầu Diễn Thành lập phường Cầu Diễn trên cơ sở một phần diện tích và dân số của thị trấn Cầu Diễn (137,75ha và 23.279 người, phần phía Nam Quốc lộ 32, phía Đông sông Nhuệ), phần diện tích và dân số còn lại của xã Mỹ Đình (41,47ha và 4.893 người). Phường Cầu Diễn có diện tích tự nhiên 179,22 ha. Dân số 28.172 người.
42
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4 + 5- THÁNG 1/2014
Địa giới hành chính phường Cầu Diễn: Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm; Nam giáp phường Mỹ Đình 1; Đông giáp phường Mỹ Đình 2; Phía Tây giáp phường Phúc Diễn, phường Xuân Phương. Trụ sở làm việc: Trụ sở thị trấn Cầu Diễn hiện tại.
Phường Phương Canh Thành lập phường Phương Canh, trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Xuân Phương. Phường Phương Canh có diện tích tự nhiên 260,76ha. Dân số 20.839 người. Địa giới hành chính phường Phương Canh: Bắc giáp phường Phúc Diễn, phường Minh Khai, phường Tây Tựu; Nam và Đông giáp phường Xuân Phương; Tây giáp huyện Hoài Đức. Trụ sở làm việc: Trụ sở làm việc hiện tại của UBND xã Xuân Phương.
Phường Xuân Phương Thành lập phường Xuân Phương, trên cơ sở phần diện tích và dân số còn lại của xã Xuân Phương. Phường Xuân Phương có diện tích tự nhiên 275,58 ha. Dân số 13.809 người. Địa giới hành chính phường Xuân Phương: Bắc giáp phường Phương Canh; Nam giáp phường Tây Mỗ; Đông giáp phường Cầu Diễn; Tây giáp huyện Hoài Đức. Trụ sở làm việc: Dự kiến bố trí vào phần đất công cộng thuộc Khu đô thị mới Xuân Phương.
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
Một góc Khu đô thị Mỹ Đình sẽ thuộc quận Nam Từ Liêm - Ảnh: Huy Hùng
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
43
VĂN HÓA
Thăm phố & người
Ngang phố Bà Triệu,
nhớ người
bày mực tàu giấy đỏ Hoàng Thu Phố
Ông đồ Tú Sót lúc sinh thời
Mười một năm trước, tôi có dịp về Hà Nội đúng vào Tết. Người bạn dẫn tôi đi một vòng Hồ Gươm rồi cho xe chạy xuôi theo phố Bà Triệu. Đến ngã tư cắt đường Trần Hưng Đạo, bạn dừng xe ngay mép đường. Ùa vào mắt tôi là cả một góc phố lao xao tiếng nói cười, phất phơ những tờ giấy màu rực rỡ. Khuất sau những chàng trai cô gái, có ông đồ đang ngồi viết chữ Nho. Thốt nhiên tôi thấy lòng mình trào dâng một cảm giác lạ lùng. Nơi tôi sống, một thành phố cực Bắc tổ quốc, hình ảnh những ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ, bên phố đông người qua” chỉ có thể tìm thấy trong thơ Vũ Đình Liên. Nhưng hôm ấy, ở góc đường Bà Triệu, tôi đã gặp lại hình ảnh thân thương mà da diết.
Bà Triệu vẫn một chiều như mười một năm trước, nhưng hai bên đường đã có quá nhiều thay đổi đủ cho người sống ở nơi chốn khác không thể nhận ra. Chỉ đến khi xe dừng đèn xanh đèn đỏ trước ngã tư Trần Hưng Đạo, tôi mới chợt giật mình, chợt nhận ra mình đang trên phố Bà Triệu. 30 giây chờ đèn xanh, đủ để cho ký ức trong tôi chợt sống lại. Tôi nhớ ông đồ già. Nhớ góc phố này mười một năm trước. Khi đó, tôi đã cố gắng len qua các bạn trẻ, để chờ xin được chữ Nhẫn, kèm theo hai câu thơ:
Tôi biết, khi viết bài thơ Ông đồ, thi sĩ Vũ Đình Liên đã cảm khái từ những hình ảnh cụ đồ già trên phố Hàng Bồ, chứ không phải nơi góc phố Bà Triệu như thế này. Nhưng có làm sao, ở đây vẫn rất gần Bờ Hồ, vẫn là Hà Nội đấy thôi.
Lùi một bước để thấy biển rộng trời cao)
Sau mười một năm, tôi mới lại có dịp về Hà Nội đúng vào lúc người với người đang hối hả đón xuân. Bạn vẫn dẫn một vòng Bờ Hồ, rồi xe lại xuôi phố Bà Triệu. Phố
44
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4 + 5 - THÁNG 1/2014
Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh Thoái nhất bộ hải khoát thiên không (Đại ý: Nhịn một lúc để trời yên bể lặng Khi đó, tôi đã biết ông là cụ Tú Sót, thành viên chính của nhóm Cảo thơm thư hiên (Văn chương vỉa hè). Và khi đó, tôi còn được biết, ông chính là tác giả của những vần thơ trào lộng mà nhiều người đã thuộc: Hôm nay mùng 8 tháng 3 Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
Tôi phần bà một đĩa xôi Sợ bà xấu bụng, tôi xơi hộ bà! Vừa viết chữ cho khách, ông lại đọc thơ tự trào lộng chính bản thân mình: Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến đã về trời Xuân Hương, Thị Điểm Phật Bà nuôi Bầu rượu, túi thơ chưa khuân hết
viết vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi đang là cán bộ của Nhà xuất bản Thanh Niên. Và sau đó, nó đã được in vào trong tập thơ trào phúng đầu tay của tác giả Tú Sót, có tựa đề “Gà trống đẻ” do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành. Với vóc người thấp đậm, Tú Sót lại luôn tiềm ẩn chất trào lộng trong mình. Ông làm thơ về mọi chuyện, mọi vật diễn ra quanh mình. Ngay cả khi Tú Sót “nghĩ về thơ”, người ta vẫn cảm nhận được sự hóm hỉnh trong những câu thơ đầy tự sự:
Sót lại cho ta trả nợ đời
Thơ ta chưa cảm được lòng người
Tú Xương, Tú Mỡ đã lên tiên
Vì ta chưa trọn nghĩa đời đó thôi
Bỏ ta Sót lại để tiêu tiền
Sống làm lửa nóng mặt trời
Hay để cầm mai trừ cỏ dại
Thác làm than sưởi cho đời ấm thêm
Cho vườn hoa ngát khí thiên nhiên…
--------------------------------------
Bây giờ góc phố Bà Triệu này không còn xôn xao như trong ký ức tôi hơn mười năm trước. Cái đoạn mấy ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ xưa, giờ được mấy cô mấy chị bày bán tranh Tàu và tranh chép. Thi thoảng mới thấy mấy khách vào xem. Tôi nhớ lại những lần được ngồi với cụ Tú Sót trong căn buồng hẹp hay trên chính vỉa hè phố Bà Triệu và nghe ông kể về đời mình. Tên thật của ông là Chu Thành, sinh năm Canh Ngọ (1930), quê ở Diễn Tường, Diễn Châu, Nghệ An. Đây là một vùng quê “có tiếng” về nói trạng của xứ Nghệ. Chu Thành là con út trong gia đình, ngay từ khi lên 6, 7 tuổi đã được tiếp xúc với chữ nho, rồi được học chữ quốc ngữ. Theo nhà thơ Hoàng Tiến – một người bạn thân của Tú Sót, một người đã có dịp về làng Diễn Tường – thì “Dòng họ tác giả cũng là một dòng học vấn. Cố nội nhà thơ hiệu Phi Bảng, thi đậu tam trường, thông đạo nho, đạo thuốc. Ông bên ngoại là Chu Biền, thường gọi là cụ Hiệu Biền, người Cẩm Bào”. Sau này lớn lên, Chu Thành vào bộ đội chống Pháp. Khi Thủ đô hoàn toàn giải phóng, ông về làm cán bộ ở Nhà xuất bản Thanh Niên đến lúc nghỉ hưu (1989). Cũng từ khi “cầm sổ hưu”, Chu Thành – Tú Sót mới chính thức bắt đầu cầm bút lông, và học thêm ở các bậc túc nho đi trước như cụ Lê Xuân Hòa, Trần Lê Văn… rồi gắn những năm cuối đời của mình với nhóm Cảo thơm thư hiên ở góc phố Bà Triệu. Ông đã mãi mãi trở thành “người muôn năm cũ”, từ mùa xuân 2006.
… Bạn lại tấp xe vào vỉa hè, nhưng góc phố này trống vắng, tôi đã không còn thấy chút gì ấm áp. Vỉa hè vừa được lát lại. Hàng rào sắt – nơi trước đây ông Tú Sót cùng nhóm Cảo thơm thư hiên của mình căng treo những hàng giấy đỏ hình như cũng mới được sơn lại. Tôi bần thần như mình vừa đánh mất một điều gì đó. Hỏi bạn, ông Tú Sót năm nay không bày mực tàu giấy đỏ? Bạn lắc đầu không biết. Tôi ghé vào quán nước, hỏi ông cụ bán nước chè gần đó, cụ tròn mắt ngạc nhiên nhìn tôi, rồi như có tiếng thở dài: “Chắc bác ở xa về?” Tôi gật đầu. Ông cụ bán nước chè bảo: “Cụ Tú Sót thành người “muôn năm cũ” mấy năm rồi, bác chưa biết ư?”. Tôi thấy sống lưng mình buốt lạnh. Vậy là Hà Nội đã lại vắng thêm một ông đồ. Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa…
Cuộc đời Chu Thành - Tú Sót có nhiều chuyện đáng nói và không nên nói, đồng thời ông là người có với nhiều khát vọng ấp ủ và thể hiện. Bốn câu thơ: “Hôm nay mùng 8 tháng 3” nằm trong bài “8-3 muôn năm” được Tú Sót Phố Bà Triệu từng xôn xao “mực tàu giấy đỏ” SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
45
VĂN HÓA
Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Thanh Bình hồi trẻ mê cải lương vì thích được diện những bộ đồ diễn rực rỡ. 15 tuổi, Thanh Bình theo đoàn cải lương cùng bố mẹ. Nhưng nghiệp chèo trong nhà kéo bà về lại, như một duyên nợ, để giữ lấy câu hát từ người bà nội – NSND Cả Tam. Cụ Cả Tam là một trong những nghệ nhân, nghệ sĩ thuộc lớp người có công đầu gìn giữ nghệ thuật chèo truyền thống những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Hai thầy trò Nghệ sĩ ưu tú Phó Thị Kim Đức - Đoàn Thanh Bình
Nghệ sĩ Hà Nội
Người nối nhịp chèo thắp lửa ca trù
Dương Xuân
46
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4 + 5 - THÁNG 1/2014
Học xong trường nghệ thuật sân khấu Việt Nam, nay là ĐH Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội, năm 1975, Thanh Bình trở thành diễn viên Nhà hát chèo Việt Nam, nơi bà nội từng công tác. Giọng chèo hàng đầu Thanh Bình sớm được ghi nhận và khẳng định với nhiều thành công đáng mơ ước qua các kỳ liên hoan chèo toàn quốc: Năm 1985 với HCV vai chị Chúc trong vở “Sông Trà Khúc”; năm 1990, với vai mẹ Từ Thức trong vở “Từ Thức gặp tiên”, Thanh Bình được trao HCV; năm 1992, Thanh Bình được tôn vinh Giọng hát hay nhất cuộc thi giọng ca chèo toàn quốc; rồi năm 1995, vai Lã Thị (vở Vua chổm) do bà thể hiện lại tỏa sáng với tấm HCV. Nghiệp diễn tạm dừng khi giọng chèo được đánh giá vào hàng hay nhất của Việt Nam quyết định dừng chân trên bục giảng. NSƯT Thanh Bình trở thành giảng viên ĐH Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội, góp sức không nhỏ đào tạo cho nhiều lứa diễn viên với không ít những gương mặt, giọng chèo tài năng. Nghiệp chèo ăn sâu vào tâm khảm, tưởng chừng sẽ cứ thế thong dong câu hát cho đến tuổi nghỉ ngơi. Chẳng ngờ nghệ thuật ca trù lại thấm vào NSƯT Thanh Bình từ khi nào. Nhất là sau chuyến đi dài ngày, biểu diễn trong chương trình múa đương đại của nghệ sĩ Esola Thủy. Chuyến đi có NSƯT Phó Thị Kim Đức, khi ấy, là một trong những ca nương cuối cùng của giáo phường ca trù Khâm Thiên danh tiếng trước năm 1954.
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
Thanh Bình biết tiếng cụ Kim Đức từ lâu. Cụ Đức từng một thời học trường nghệ thuật sân khấu Việt Nam, từng là học trò hát chèo của NSND Cả Tam và nhiều nghệ sĩ lão làng khác, sau trở thành giọng chèo, giọng ngâm thơ nổi tiếng trên sóng phát thanh. Đi lưu diễn cùng con người “tài hoa ẩn dật” ấy, nghệ thuật ca trù qua sự thể hiện tinh tế của cụ khiến NSƯT Thanh Bình bị thuyết phục! Rồi duyên nợ lại khiến hai người trở nên thầy trò khi Thanh Bình thành tâm thỉnh giáo. Vậy là gần đến tuổi hưu với nghiệp dạy chèo, NSƯT Thanh Bình lại bắt đầu vòng quay học tập mới, trở thành “học sinh” một lớp học đặc biệt. Thời gian cứ trôi đi những mưa nắng, những mùa, những tuổi tác, thầy giải thích cho trò cặn kẽ, uốn nắn từng chút một trong kỹ thuật gõ phách,
NSƯT Thanh Bình giúp thầy Kim Đức dạy múa Bài bông tại chùa Phúc Khánh năm 2007
nhả chữ, cùng sự kết hợp, hô ứng, nương dựa với tiếng đàn. Rồi vút qua đã chục năm miệt mài, Thanh Bình đắm đuối vào ca trù với sự “hậu thuẫn” không mệt mỏi của chồng – NSƯT Vũ Ngọc, cũng là một tên tuổi trong làng chèo. Mấy năm qua, NSƯT Thanh Bình, nghệ sĩ – quan viên Đàm Quang Minh và hai kép đàn NSND Xuân Hoạch, NSƯT Đặng Công Hưng, hai ca nương trẻ Khánh Linh, Trà My, theo người thầy Kim Đức tôn kính của họ, miệt mài thắp sáng hành trình bảo tồn nghệ thuật. Cho đến những tháng ngày gần đây, đào nương cuối cung còn lại của giáo phường Khâm Thiên năm xưa, đã cảm thấy có thể yên tâm về một sự kế cận. Chương trình biểu diễn ca trù đàn hát khuôn của thầy trò nhóm ca trù Kim Đức tại L’espace – Hà Nội giữa năm 2012 và CD ca trù đàn hát khuôn Phó Thị Kim Đức do NSƯT Thanh Bình thể hiện, ra mắt đầu năm 2013, là những dấu ấn cho sự “ra nghề” tự hào và cũng đầy thấm thía! Với NSƯT Thanh Bình, tháng năm tới đây, là niềm hào hứng tiếp tục với sự dìu dắt của nghệ sĩ bậc thầy Kim Đức. Và trách nhiệm của người được trao truyền, là tiếp tục truyền nối giá trị lấp lánh của nghệ thuật cho thế hệ sau. Hai cháu gái Khánh Linh, Trà My trong dòng họ cụ Kim Đức, với tình yêu trong sáng trước ca trù và năng khiếu đang được bộc lộ, sẽ được NSƯT Thanh Bình tận tâm truyền lửa.
NSƯT Thanh Bình biểu diễn ca trù
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
47
VĂN HÓA
HÀ NỘI TRong ắt bạn bè
M
Họa sĩ Nhật Bản Saeko Ando
Hà Nội thay đổi cuộc đời tôi… Hà Trường
Gần 20 năm gắn bó với Hà Nội, liên tục xuất hiện trong những triển lãm tranh và các buổi nói chuyện về nghệ thuật, Saeko Ando là một trong những nữ họa sĩ nước ngoài quen thuộc nhất đối với giới cầm cọ Hà thành. Trước khi đến Hà Nội, Saeko là một tiếp viên hàng không của hãng Japan Airlines. Nghề nghiệp đã cho chị cơ hội được đi nhiều nước trên thế giới, bởi vậy rất nhiều người từng hỏi chị: Vì sao một cô tiếp viên xinh đẹp khi đó mới chỉ vừa 27, 28 tuổi lại chọn Hà Nội làm điểm đến của mình và gắn bó với nó gần 20 năm qua? Nhưng chính Saeko cũng
48
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4 + 5 - THÁNG 1/2014
không thể lý giải được một cách rõ ràng. Chị bảo: “Khi tôi tới Hà Nội lần đầu tiên năm 1995, Hà Nội những năm ấy hoàn toàn là một thế giới khác: TP còn nghèo, đèn tín hiệu giao thông còn rất ít. Đất nước vừa đổi mới chưa lâu, những người dân có phần rụt rè khi tiếp xúc với người nước ngoài, thậm chí còn có vẻ xa lánh tôi. Tôi tự hỏi tại sao lại như vậy và muốn tìm hiểu, khám phá điểm tốt ở Việt Nam trước khi ra về”. Tốt nghiệp ngành Triết học phương Đông và Nghệ thuật Nhật Bản tại Đại học Waseda, Nhật Bản, điều đầu tiên Saeko Ando muốn khám phá chính là nghệ thuật truyền
thống của Việt Nam. Khi được giới thiệu với họa sĩ Trịnh Tuân, Saeko cảm thấy vô cùng may mắn. Chị bảo: “Sơn mài của Việt Nam hoàn toàn khác sơn mài của Nhật. Khi tôi xem tranh của họa sĩ Trịnh Tuân, tôi đã vô cùng ngạc nhiên và hoàn toàn bị chinh phục bởi không ngờ sơn mài lại có thể đa dạng trong màu sắc và hình thức thể hiện đến thế”. Thế là Seako trở thành học trò của họa sĩ Trịnh Tuân.
Những tác phẩm của Saeko mô tả những khía cạnh của đời sống trong thế giới tự nhiên mà con người thường không chú ý đến. Với sự thông thạo trong kỹ thuật sơn mài, sử dụng màu sắc phong phú, táo bạo trong bố cục, và tỉ mỉ trong kết cấu, đã giúp Saeko sáng tạo ra những nhân vật mê hoặc, mang trong mình những câu chuyện rất riêng. Saeko đã học được rất nhiều kỹ thuật phức tạp kết hợp
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
Tác phẩm His Holiness của Saeko sáng tác năm 2010
giữa sơn mài Việt Nam và thủ công mỹ nghệ truyền thống, ví dụ như là đánh sơn, làm vóc sơn mài (quá trình làm nền tranh), mài tranh và đánh bóng bằng tay. Năm 2000, chị là nghệ sỹ nước ngoài đầu tiên trở thành hội viên của Hội Mỹ thuật Hà Nội. Ngoài vẽ tranh, Saeko còn được coi như một “đại sứ” của sơn mài Việt. Chị tích cực nghiên cứu và tham gia giới thiệu nghệ thuật sơn mài Việt Nam ở nhiều diễn đàn trong và ngoài nước.
làm vóc và duy trì các dụng cụ, vật liệu. Đến nay tôi đã sống ở Việt Nam 18 năm rồi, trong thời gian đó tôi cứ tự nhủ rằng sang năm mình sẽ về nước nhưng không về được, cứ như thế, tôi trì hoãn việc rời khỏi Việt Nam và trở thành một kẻ nghiện bún đậu mắm tôm lúc nào không hay”.
Hà Nội bây giờ đã khác, nhiều nghệ sĩ nước ngoài cũng đã chọn Hà Nội làm “điểm đến” trong sự nghiệp của mình. Saeko đã có thêm rất nhiều người bạn trong giới mỹ thuật. Gallery riêng của chị cũng là điểm đến của những người Nhật Bản muốn học sơn mài Việt Nam. Bản thân Saeko bây giờ có thể nói đã là một chuyên gia về sơn mài Việt nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Nghĩa là những câu hỏi ban đầu đã được giải đáp song Saeko nói thực sự chị chưa bao giờ nghĩ tới chuyện rời Hà Nội. “Kế hoạch của tôi là ở lại đây vài tháng thôi, nhưng tôi đã quyết định kéo dài hơn vì trót sâu đậm với nghệ thuật sơn mài rồi. Để có thể tự lập vẽ tranh, tôi đã phải học tất cả mọi thứ bên cạnh kỹ thuật vẽ tranh, như cách chọn vật liệu và sơn tốt, cách
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
49
VĂN HÓA
HÀ NỘI BỐN ÙA
M
Mưa xuân Thục Trinh
Chẳng giống như mùa đông rét buốt - mưa phùn làm cái lạnh càng thấu thịt thấu da, khi mưa xuân lắc rắc đổ bụi là lúc tiết trời dần ấm lại cho chồi non nảy lộc, cho cây trái đơm hoa, cho một năm mới về. Màn mưa bụi giăng giăng khắp chốn, tựa như là sương, tựa như là khói, li ti không đủ ướt áo người, nhưng đủ để đám trẻ con thích thú reo hò vì “kim cương của trời” đậu lên mi, lên tóc… Người ta bảo mưa xuân là tiếng đánh thức đất trời. Quả là vậy! Chẳng phải ở nơi đồng đất mới nghe thấy tiếng cựa mình khẽ khàng của đất đai sau một mùa đông nằm yên trong giá rét, tiếng lách tách e ấp của chồi non nhú lên trên những cành cây khẳng khiu… Mà ngay giữa lô xô mái ngói của phố cổ rêu phong, người ta cũng thấy sự “đổi màu” của tường rêu, mái phố; thấy sự chuyển mình sinh động trong những tán cây bốn mùa đổ bóng xuống những mái nhà… Mưa xuân làm tươi lên màu nâu thẫm thời gian của Hà Nội phố, mưa xuân “đậu” trên hiên nhà, trên những ô cửa sổ gỗ, đan trong tán bàng thưa thớt lá, trong tán cây hoa sữa đang rậm rịch hé mầm; Mưa
50
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4 + 5 - THÁNG 1/2014
xuân giăng trắng mặt Hồ Gươm khiến Tháp Rùa thêm phần cổ kính, lãng đãng bay trên mặt Hồ Tây như làm vọng lên tiếng chuông Trấn Võ thuở nào trong mờ ảo khói sương… Và mưa xuân dường như cũng làm nhòe đi thực tại trước mắt cho người ta nhớ về kỷ niệm một thời trai trẻ. Thời tuổi đôi mươi tràn trề nhựa sống, tôi chở người yêu trên chiếc xe đạp Thống Nhất, lòng vòng suốt chiều 29 Tết để ngắm chợ hoa. Mưa đậu trên mái tóc dài của người yêu, đậu cả trên những cánh hoa đào hồng thắm mà cả hai đứa cùng mê mẩn, nâng niu như thể “đồ trang sức” dễ vỡ. Chọn một cành đào tặng người yêu, nàng bảo tôi: “Hàng ngày em sẽ mang đào ra trước hiên nhà hứng mưa xuân…”. Mấy mươi năm qua rồi, tôi và em giờ đã là “ông nó” và “bà nó”, nhưng mưa xuân thì vẫn vậy, vẫn có mặt mỗi độ Tết sang, năm mới về, vẫn đi về trong trang nhật ký đời tôi và đang đan kết kỷ niệm lứa đôi cho các cháu nội, cháu ngoại của chúng tôi. Dù bây giờ bọn trẻ không còn chở nhau trên chiếc xe đạp cũ, chúng có thể đi xe máy, ôtô; dù chợ hoa Hà Nội bây giờ không vẹn nguyên không khí ngày trước, nhưng vẫn cứ là “điểm hẹn” cho mưa xuân làm tươi mới sắc hoa đào, cho người Hà Nội khấp khởi đón cái Tết truyền thống; và những người tha hương, xa quê thì khắc khoải nhớ nhung về một khung trời sương khói… Gần 80 năm trước, thi sĩ “chân quê” Nguyễn
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
Bính đã để mưa xuân lắc rắc bay trong không gian một làng quê miền Bắc Bộ với xao xuyến nỗi lòng của cô thôn nữ đương độ cập kê: Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay… 80 năm sau và hơn thế, mưa xuân vẫn sẽ giăng màn xao xuyến ấy trong những tâm hồn, dù cho cảnh sắc, cuộc sống có biến chuyển theo thời gian đến thế nào đi nữa. Và vẫn vẹn nguyên ở đây – trong lòng người Hà Nội và những mái phố, góc đường - những lao xao sắc Xuân, những khấp khởi năm mới, những đoàn tụ Tết về, khi mưa bụi sương khói giăng màn.
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
51
VĂN HÓA
xưa Đào Xuân nở
Nét
đất Thăng Long
Có vị khách nước ngoài một mình ra phố muốn tò mò tìm hiểu về không khí đón Tết ở Hà thành. Chả bận rộn mua sắm gì nên ông thoải mái thõng tay ra đường ngắm đào Tết. Nguyễn Văn Bình
Ở phố Hàng Lược, ông thấy cành lớn cành nhỏ, đào phai đào thắm chộn rộn đan xen nhau thành một khu vườn giữa bốn bề nghèn nghẹt xe cộ. Ai đó bảo đào năm nay không bằng năm ngoái. Ông ngờ ngợ vì đào của Hà Nội nức tiếng từ ngàn đời, dễ nào tàn phai, suy thoái được. Dù bằng hay không bằng thì đào cũng đã có mặt đúng hẹn, như mọi năm, như cả ngàn năm trước đó. Mà phải thôi, đào là hồn cốt của ngày Tết, không có cành đào trong nhà thì phong vị xuân của Hà thành hẳn là nhạt nhẽo lắm.
Chọn mua đào Tết ngày xưa
52
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4 + 5 - THÁNG 1/2014
Đào không chỉ tụ lại ở Hàng Lược mà còn nhấp nhô, khắp trên các con phố. Nhìn cành đào thanh mảnh len lỏi giữa nườm nượp người xe, không cứ gì khách, ngay cả người Hà Nội cũng thấy nao nao, chộn rộn. Những cành
Vườn đào tại đường Bắc Sơn - Ảnh: Duy Tư
đào trôi đến đâu, chỗ ấy khí xuân náo nức đến đó. Lại thêm vài ba đợt gió lành lạnh từ sông Hồng ùa vào, mang theo mùi ngai ngái, nồng nồng của bùn se, thế là cái ngột ngạt của phố xá cuối năm bị đánh nhòa đi. Ông khách vẫn loáng choáng giữa những đào là đào, và rồi chợt chạnh lòng nghĩ, cái cảnh như nêm này chỉ tối mai, tối kia nữa thôi, đến thời khắc giao thừa, sẽ chẳng còn dấu tích gì. Khi ấy ở Hàng Lược này có chăng cũng chỉ là mấy cánh đào rớt lại, như lời nhắc nhở nuối tiếc về khoảng khắc nườm nượp trước đó không lâu. Chắc chắn rằng sắc đào tươi tắn, yểu điệu của chốn kinh thành khi ấy phải làm cho bậc thần tướng kia say đắm, ngỡ ngàng. Bất giác khách rút tiền mua một cành đào nho nhỏ, dù chưa biết cho ai.
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
&
Làng
Nghề
Làng nghề vào vụ
Tết
Lê Bích
Trong số rất nhiều làng nghề tại Hà Nội, có những ngôi làng suốt năm ròng chỉ thực sự sôi động khi Tết đến Xuân về. Ghé chân đến các ngôi làng này vào những ngày cận Tết sẽ cảm nhận thật rõ cái hối hả trong nhịp sống, nhịp công việc và cả nhịp bán mua… khi Xuân mới đương “rập rình” trước ngõ.
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
53
VĂN HÓA
Năm nay bưởi được mùa. Dọc con đường qua làng, nhà nào nhà nấy chất ngất những bưởi là bưởi. Người bán đon đả, người mua cũng rôm rả, nhiệt tình, dù giá một quả bưởi chẳng đồng đều: từ 30.000 – 60.000 ngàn đồng/quả. Đem cái ngạc nhiên về giá cả ngày áp Tết ấy hỏi anh Hải – một người bán bưởi trong làng thì mới hay, giá bưởi phụ thuộc vào tuổi đời của cây. Quả bưởi ngon được hái từ cây có tuổi đời khoảng 10 năm, thì đắt hơn các bưởi ở cây có tuổi đời ít hơn. Điều ấy chỉ người sành bưởi Diễn mới biết, nhưng người nào bước chân đến làng, vào vườn bưởi đều nhận ra cái mùi thơm đặc trưng từ thứ quả được “đơm hoa kết trái” ở đất này.
54
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4 + 5 - THÁNG 1/2014
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
Khác với người trồng bưởi, cứ qua ngày Rằm tháng Chạp là cả làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì) lại nhộn nhịp chuẩn bị gói bánh chưng. Tất bật từ trong nhà ra đến ngoài ngõ, từ ông bà già cho đến trẻ em, ai ai cũng thoăn thoắt rửa lá, ngâm gạo, đồ đỗ, thái thịt, tước lạt. Bánh chưng Tranh Khúc nổi tiếng vừa ngon vừa đẹp. Gói bánh – công đoạn phức tạp nhất lại được làm hoàn toàn thủ công bằng tay, không cần khuôn mà bánh vuông vức, mười cái như một. Trong không khí của ngày giáp Tết, những mẻ bánh lần lượt được vớt, ép chặt rồi cẩn thận được người làng đóng gói đưa đi góp Tết ở muôn nơi.
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
55
DU LỊCH KHÁM PHÁ
Thăm chùa Việt trên đất Phật Sơn Huyên
Chuyến bay của tôi hạ cánh xuống sân bay Buddha Gaya vào một chiều cuối Đông năm 2013, khi nắng đã phai và ánh chiều nhòa nhạt đổ trên những cánh đồng khô cằn miền quê nghèo Ấn Độ. Nhà ga của sân bay vắng lặng ngay sau khi những khách cuối của chuyến bay lấy xong hành lý rời đi, băng chuyền tải hành lý cô quạnh và những ô cửa nhôm kính lờ mờ sáng gợi nhớ cảnh sân bay Nội Bài khoảng 10 năm về trước.
Ngay sau khi cất hành lý vào phòng khách sạn, tôi đề nghị Chân-đầm (tên người lái xe Ấn Độ) đưa tới ngôi chùa Việt tại Gaya, nơi một người bạn vừa nhắn tin qua Facebook giới thiệu với tôi về Thượng tọa Thích Huyền Diệu - vị sư trụ trì - một vị cao tăng, từ hai bàn tay trắng đã dựng nên hai ngôi Chùa gọi tên là Việt Nam Phật quốc tự (Vietnam Bouddha Bhumi Vihara) tại Lâm Tì ni - nơi Đức Phật ra đời) và tại Bồ đề đạo tràng (tên Việt của Buddha Gaya, nơi Đức Phật
56
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
Tác giả trao đổi cùng Thượng tọa Thích Huyền Diệu tại Việt Nam Phật quốc tự
tổ đã giác ngộ dưới gốc cây bồ đề) để nhờ Thầy hướng dẫn những nơi cần thăm viếng và cách cầu nguyện xin Đức Phật tổ phù hộ cho hương linh bố và bác tôi mới mất. Thực sự tôi cũng không chắc có thể gặp được Thầy vì theo giới thiệu, Sư thầy vẫn thường hay qua ngôi Chùa ở Lâm Tì ni- Nê pan. Tuy nhiên, tôi quyết định vẫn cứ đi vì tự nhủ, qua lễ ở Chùa Việt trước khi tới lễ tại Bàn thờ Đức Phật tổ ở Bồ đề đạo tràng dù sao cũng sẽ tốt hơn.
khấn Phật, rồi kính cẩn đặt tiền lễ vào chiếc hòm nhỏ đặt phía bên bàn thờ xây bằng gạch và vội vã đi ra hỏi những người thợ nề Việt đang xây sửa bên trái Tam bảo để tìm gặp Sư thầy.
Theo hướng dẫn, tôi đi qua lối nhỏ quanh vườn, qua Đài Quan Âm có cấu trúc giống y hệt chùa Một Cột ở Hà Nội với quả Đại Hồng Chung và Trống Sấm mang đậm nét Việt vốn được làm và chuyển từ Việt Nam sang và tôi thực sự ngỡ ngàng Sau một chặng đường đất nhiều ổ khi nhìn thấy tượng Hồng hạc và tượng ba con khỉ Tam không trong gà với những cánh đồng tương tự vườn. Tới lúc này tôi hoàn toàn như ở những miền đồi cằn trung không còn cảm giác rằng mình du Bắc bộ, tôi bước khỏi xe khi sương chiều bắt đầu buông xuống, đang ở cách xa đất Việt tới cả chục sững sờ khi nghe vọng từ khu vườn ngàn cây số nữa vì toàn bộ khung cảnh, nhà cửa và con người xung cây um tùm những tiếng chuông quanh đều vô cùng quen thuộc. chùa và lời chào thân thuộc “Nam mô a di đà Phật” từ một người gác Bởi vậy, khi nhìn thấy Sư thầy và khoảng chục người Việt đang quây cổng già Ấn Độ ở Tam quan chùa. quần uống trà, ngắm mặt trời lặn Bước vội qua mảnh vườn nhỏ, tôi trên sân thượng của Pháp xá, tôi dừng chân, tháo giày và kính cẩn bước trên những bậc thềm cao dẫn chẳng còn chút lúng túng khi chào hỏi và được mời cùng ngồi uống tới cửa Tam bảo Chính điện “Việt trà, ăn bánh kẹo, nói chuyện với Nam Phật quốc tự”. Sư thầy và các Phật tử xung quanh. Giống như tại những ngôi chùa Đó quả thực là một điều may mắn Việt, Tam bảo “Việt Nam Phật quốc đối với một người xa lạ không hẹn tự” ở Buddha Gaya hoàn toàn trước như tôi khi vượt qua cả chục có kiến trúc và cả những đồ thờ nghìn cây số để tới Đất Phật chỉ với cúng, tượng Phật bên trong đều một chỉ dẫn qua Facebook… được mang từ Việt Nam sang, kể cả những tấm nệm nhỏ để Phật tử Khí hậu ở Buddha Gaya không khác nhiều so với Hà Nội. Tuy vậy, gió, ngồi tụng kinh. Tôi quỳ lạy, thầm
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
thoát khỏi lối mòn kiến trúc thấp nhỏ của các ngôi Chùa làng xứ Việt, tôi chợt hiểu rõ hơn ý nghĩa sâu xa của điều Thầy muốn nói.
sương đêm đã làm cho cảm giác lạnh hơn khi tôi trở lại “Việt Nam Phật quốc tự” vào 4 giờ 30 sáng hôm sau theo lời khuyên của Sư thầy để cùng đọc kinh niệm Phật với một nhóm Phật tử đang trú tại chùa và các nhà sư mới từ Huế - Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh sang. Ngay khi ông gác cổng già người Ấn vừa mở cổng chùa, tôi đã nhìn thấy ba thanh niên đang cầm đèn, vừa đi vừa đánh trống và tiếng tụng “Nam mô A di đà Phật” nhịp nhàng xen giữa tiếng chuông chùa và tiếng trống. Trong suốt cả canh giờ sau khi tụng kinh sớm tại Chính điện, hòa trong đoàn Phật tử và các nhà sư, vừa đi vừa tụng kinh, niệm Phật theo tiếng trống nhịp, tôi đi quanh căn phòng nhỏ có đặt Xá lợi Đức Phật tổ trên đỉnh Tháp Vạn Phật, nơi khắc tên bản Kinh nổi tiếng Diệu Pháp linh hoa, trong đầu ngập tràn những ý nghĩ về sự vĩ đại của những tư tưởng nhân ái của Đức Phật tổ đối với sự phát triển của một bộ phận đáng kể của nhân loại và mỗi con người trong suốt gần ba ngàn năm qua.
Hai ngày trôi qua như gió thoảng nhưng nhờ sự chỉ dẫn của Thầy, tôi không những đã hoàn thành toàn bộ chương trình thăm viếng Bồ đề đạo tràng mà còn mang theo mình về lại quê hương cả những nhận thức, phát hiện mới về một trong những dòng tư tưởng - tôn giáo vĩ đại nhất của nhân loại và cùng với những kỷ vật quý báu đã được “chú” trên tay bức tượng Đức Phật tổ ở Bồ đề đạo tràng. Một ý niệm mới về bổn phận của chính bản thân mình bắt đầu manh nha xuất hiện một cách muộn mằn trong tâm trí tôi. Năm tháng sẽ qua đi, nhưng với tôi, những khoảng khắc đã trải qua trong ngôi chùa Việt trên Đất Phật như một bước ngoặt lớn trong quá trình tự nhận thức về bản thân. Và chắc chắn sự chiêm nghiệm lớn lao đến vậy sẽ khó xảy ra nếu quá trình đó không gắn liền với khung cảnh gần gũi, thân thiết của ngôi chùa quê hương nơi xứ lạ. Ảnh do tác giả cung cấp
Khung cảnh miền Đất Phật dần hiện rõ khi Mặt trời hiện ra trong màn sương sớm phủ dày trên những cánh đồng, làng quê Ấn Độ. Khắp xung quanh, từ các ngôi chùa Miến Điện và các nước khác ở gần, tiếng chuông, tiếng trống xen lẫn tiếng tụng kinh, niệm Phật bằng các ngôn ngữ khác nhau cũng dồn dập vọng tới. Thật là một khung cảnh, âm hưởng khó quên! Sau này, nhớ lại hình ảnh, âm hưởng này khi trao đổi với Thượng tọa Thích Huyền Diệu về ý tưởng xây ngôi chùa Việt cao vượt hẳn các kiến trúc xung quanh để
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
57
PHONG THỦY & CUỘC SỐNG
Những điều cần chú ý khi đi lễ đầu năm
Lễ hội chủ yếu được tổ chức ở các di tích lịch sử văn hóa, đền chùa miếu mạo. Đây là nơi di dưỡng linh khí, đồng thời trấn sát trừ tai, phù độ cho quan dân địa phương sở tại. Về phong thủy và tâm linh, đền chùa, miếu mạo bao giờ cũng được xây dựng ở nơi tàng phong tụ khí, phải coi như thánh địa, giữ gìn sạch sẽ, giúp anh linh tiên thánh thờ ở đó hiển ứng. Cha ông ta tham dự lễ hội với một tinh thần tín ngưỡng văn hóa cao độ. Người người thành kính, giữ gìn sự tôn nghiêm nơi thánh địa và sự tôn nghiêm của chính mình. Công đức và nguyên tắc lễ chùa Đóng góp nơi đền chùa miếu mạo tốt nhất là gửi vào hòm công đức. Theo phong thủy, đồ thờ cúng, tượng thần phật là tịnh dương khí, cũng tức là vượng khí. Nếu người trần sờ mó đụng chạm vào sẽ làm tản mát sinh khí, sát khí lập tức sinh ra và người đó phải gánh chịu hậu quả. Tổn hại phúc đức nhất là những người bày đồ lễ không đúng quy định, nhét tiền dương vào tượng thần tượng phật. Những cấm kỵ liên quan đến vấn đề này được quy định rất rõ trong các nghi thức, tiêu chí chọn người tắm rửa tượng thần tượng phật. Về cơ bản, có những cấm kỵ trong
58
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4 + 5 - THÁNG 1/2014
Phan Vũ Mạnh Đức
Trong dịp Tết cổ truyền và những ngày đầu xuân năm mới, có thể nói địa phương nào cũng tổ chức lễ hội, các hoạt động văn hóa – tâm linh. Tổ chức – tham dự lễ hội đúng nguyên lý phong thủy, đúng nghi thức tín ngưỡng, dẫu không vì mục đích cầu tài khất lộc, cũng góp phần quan trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…
hành xử nơi đền chùa, miếu mạo như sau: Không tự ý sử dụng hoặc lấy đồ vật ở đền chùa. Hành vi này gọi là “đạo dụng thập phương thường trụ”, khi chết sẽ bị giam vào địa ngục, chịu khổ vô kể. Phật điển ghi rõ, “nhân nhỏ, quả lớn”, thành tâm cúng dàng, lễ dù nhỏ nhưng phúc báo lớn lao; trộm của chùa, vật tuy sơ sài nhưng quả báo không thể gánh hết. Vào phật đường, tam bảo không được đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc... Phật đường có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Vào chùa phải đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa; phải bước qua bậu cửa. Cửa chính giữa chỉ đức Phật, Ngọc đế hoặc vua chúa mới được ra vào. Vì thế nhiều ngôi chùa không mở cửa chính. Đứng trước tượng thần phật phải cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước tam bảo. Không được chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong phật đường. Không được hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực phật điện, tam bảo. Phạm những cấm kỵ này đều bị thiêu nơi địa ngục, kẻ tu hành không thể thành chính quả.
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
Vào phật đường, đi vòng quanh tượng phật, đi từ phải sang trái, niệm “A di đà phật” sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: Con cháu đoan chính, đẹp; lời ăn tiếng nói rõ ràng; hóa sinh thăng thiên; sinh ra trong gia đình quyền quý; siêu sinh đạo Niết Bàn. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo lễ phật. Đặt những thứ đó trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để lễ phật thì mọi công đức tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Không đứng hoặc quỳ chính giữa, trực diện tượng thần phật để hành lễ, nên đứng hoặc quỳ lễ chếch sang bên một chút. Đi lễ chùa phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc giản dị, tuyệt đối không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách… Nên dùng câu “A di đà Phật” để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng dùng câu này để bái biệt. Lễ vật cúng dàng thần phật Thành tâm dâng hương là lễ vật lớn nhất đối với thần phật. Tôn kính, ngưỡng vọng công đức của thần phật đối với chúng sinh, nguyện vì chúng sinh giác ngộ, hướng thiện, tu thân chính đạo... sẽ được “hữu cầu tất ứng”, chẳng cần sớ tấu, vái lạy hay bất kỳ lễ nghi rườm rà nào khác. Lễ vật thông thường chỉ dùng hương hoa, phẩm quả. Hoa tươi là biểu thị “nhân”, quả là biểu thị thành tựu trong quan niệm “nhân – quả” của đạo Phật, cúng Phật chỉ cần hoa và quả. Nếu điều kiện không cho phép, chỉ dâng một chén nước trong để cúng Phật là đủ. Theo quan niệm phong thủy, thần phật thuộc kim (vàng). Bởi kim sinh thủy nên dễ dàng thấm nhuần nuôi dưỡng chúng sinh. Nói cách khác, kim là tinh khí của vũ trụ. Kim sinh thủy (nước) là
cội nguồn của sự sống, đồng thời là biểu tượng của trí tuệ và tài lộc. Sáu lễ vật cúng dàng đức Phật gồm: Hương hoa thuộc mộc, đèn nến thuộc hỏa, oản (phẩm) quả thuộc thổ, âm nhạc (lời khấn, kinh phật) thuộc Ảnh: Thanh Hải kim, nước trong thuộc thủy, và lòng thành kính. Trong 6 lễ vật này, nếu điều kiện không cho phép, chỉ cần một thứ cũng đủ. Nhà Phật đề cao đức tín, đó là sự thành kính; lấy giác ngộ làm mục đích tối thượng nên thủy (nước) được coi là lễ vật lớn. Cúng thần phật chỉ cần chén nước trong và sự thành kính, không nhất thiết phải đầy đủ những lễ vật khác mà công đức vẫn được vô lượng. Điều này lý giải vì sao trong mọi lễ cúng, tế đều thể không thiếu nước trắng.
Lễ thần phật xin nguyện bỏ điều tham tà thì phúc lộc vô biên. Không tham thì không ai lừa được mình, không tà thì ma quỷ không dám phạm. Quả phúc nhận được là sự bình an mạnh khỏe cả thân thể và tâm hồn. Vào lễ thắp 3 nén hương là biểu thị “giới – định – huệ”, tức là “tam vô lậu”; đồng thời biểu thị cúng dàng Phật – Pháp – Tăng (tam bảo). Nhưng nếu lễ hội đông đúc, không cần thắp hương, thành tâm niệm Phật đã đạt công đức vô lượng.
Dâng hương biểu thị những ý nghĩa như sau: Thành tâm cúng dàng, tiếp dẫn chúng sinh; chuyển luân tín niệm trong pháp giới hư không, cảm ứng thập phương tam bảo; biểu thị thức tỉnh đệ tử Phật môn vô tư phụng hiến; biểu thị giới định chân hương, ngầm ý chuyên tâm tu giới, định – huệ – tức diệt tham – sân – si.
Thắp 3 nén hương, cắm nén thứ nhất giữa bát hương, tâm niệm “cúng dàng đức Phật, giác ngộ bất mê”. Nén thứ hai cắm bên phải (theo tay phải của mình), tâm niệm “cúng dàng Pháp, chính nhi bất tà”. Nén thứ ba cắm bên trái, tâm niệm “cúng dàng Tăng, tịnh nhi bất nhiễm”. Cắm hương xong mới ra hành lễ.
Kinh Phật dạy rằng: “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”. Muốn cầu tài cầu phúc, trước hết phải biết trồng cây phúc đức. Bố thí là nhân, cầu tài cầu phúc là quả. Phúc đức của mình là do mình làm ra, chẳng Phật nào cho cả. Vì thế kinh Phật nói: “Mệnh do mình tạo ra, phúc do mình tự cầu”.
Đầu xuân nói chuyện lễ hội theo phong thủy để thấy rõ tính khoa học, biện chứng và phạm vi ảnh hưởng của các nguyên lý phong thủy trong mọi ngõ ngách của đời sống. Giá trị của phong thủy rất thiết thực đối với môi trường tự nhiên, xã hội và đời sống văn hóa tâm linh của con người.
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
59
NHÌN RA THẾ GIỚI
Viễn cảnh về đô thị di động
Nguyên Sa
Tại triển lãm hàng điện tử dân dụng mới rồi ở Las Vegas (Mỹ), một trong những nội dung được người tới xem đặc biệt quan tâm là ý tưởng về đô thị trong tương lai được một số hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đưa ra. Hãng Audi hay BMW của Đức, Ford hay General Motors của Mỹ, Toyota hay Mitshubishi của Nhật Bản - tất cả đều giống nhau ở nhận thức về tương lai của ngành công nghiệp chế tạo ô tô phụ thuộc rất đáng kể vào tương lai của đô thị, hay nói đúng hơn là vào mô hình đô thị trong tương lai, và về khả năng tác động của ngành công nghiệp chế tạo ô tô tới những định hướng phát triển của đô thị trong tương lai. Đối với ngành công nghiệp chế tạo ô tô, đô thị là thị trường tiêu thụ chính và đồng thời cũng là nơi nảy sinh nhiều vấn đề nhất. Đô thị là nơi quyết định chính tương lai của ngành công nghiệp này trong sự phát triển chung của thế giới hiện đại. Ô tô là phương tiện di chuyển và vận tải của
con người. Di chuyển trong thành phố là vấn đề lớn và nhu cầu không thể không được đáp ứng của người dân trong đô thị. Tính di chuyển này là cội gốc của khái niệm đang dần định hình về đô thị di động. Nội hàm cốt lõi nhất của khái niệm mới này là quy hoạch tổng thể và phát triển mọi mặt thành phố như thế nào để đáp ứng tốt nhất về mọi phương diện tính di động và nhu cầu di chuyển của người dân, đặc biệt tiện lợi và hiệu quả kinh tế nhất cho người dân trong thành phố. Ô tô đóng vai trò rất then chốt bởi ô tô là phương tiện vận tải và di chuyển quan trọng nhất trong đô thị. Nhưng giữa ô tô và việc quản lý đô thị cũng như quy hoạch phát triển đô thị không phải khi nào cũng hài hoà và đồng sàng đồng mộng. Tính di động của ô tô nhiều khi bị nhu cầu quản lý và phát triển đô thị kiềm chế và bản thân ngành công nghiệp này với sản phẩm đặc thù ấy cũng có phần làm chính quyền đô thị buộc phải có những biện pháp quản lý riêng. Kết mạng giữa ô tô và cơ sở hạ tầng đô thị là một trong những đặc tính nổi bật nhất của thành phố di động. Thế hệ ô tô mới được thiết kế và mạng lưới cơ sở hạ tầng đô thị được xây dựng sao cho tránh được ùn tắc giao thông và tối ưu hoá chỗ để xe ô tô trong
60
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4 + 5- THÁNG 1/2014
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
đô thị. Người dân được tận lợi từ tiết kiệm thời gian đi lại và chờ đợi, từ giảm stress, từ chủ động kết hợp sử dụng xe ô tô riêng với các phương tiện giao thông công cộng trong đô thị. Như vậy bài toán đặt ra vừa cho cả các hãng chế tạo xe ô tô vừa cho chính quyền thành phố và lời giải của bài toán này là sự chuyển đổi mang tính cách mạng đối với cả công việc quản lý và quy hoạch phát triển đô thị lẫn ngành công nghiệp chế tạo ô tô.
Kết nối giữa ô tô và cơ sở hạ tầng là đặc tính nổi bật của đô thị di động
Các hãng chế tạo ô tô đều cho rằng cùng với tiến triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá theo cả hai chiều hướng là mở rộng đô thị hiện có và hình thành những đô thị mới có hai chiều hướng di chuyển của người dân. Một chiều hướng là người dân sống ở ngoại ô nhưng làm việc hàng ngày trong thành phố. Chiều hướng thứ hai ngược lại, có nghĩa là dân sống trong thành phố nhưng làm việc hàng ngày ở vùng ngoại ô. Ranh giới giữa đô thị và vùng ngoại ô càng ngày càng bị xoá mờ. Đô thị di động vì thế nội hàm cả sự cảm nhận của người dân trong đời sống và công việc thường nhật về môi trường sống của mình ở mọi nơi, khiến họ cũng phải thay đổi cách hiểu về đô thị. Viễn cảnh đô thị tương lai như thế thách thức trước hết tầm nhìn chiến lược và khả năng thực tế của chính quyền thành phố về quy hoạch phát triển và quản lý đô thi. Nó buộc chính quyền thành phố phải chủ động đi trước chứ không được bị động theo sau. Nhìn ra xa hơn thì có thể nói đô thị di động như thế là một phần diện mạo và bản chất của Smart City - Thành phố thông minh trong tương lai.
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
61
NHÌN RA THẾ GIỚI
Đô thị Xanh ở lục địa Đen Bắc Hà
Giữ cho môi trường sinh thái trong đô thị trong sạch, cảnh quan đô thị đẹp, xử lý tốt rác thải, cung ứng nước sạch, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo công bằng xã hội cho người dân trong đô thị đều là những tiêu chí được đề ra và tôn trọng. Tuy không phải ở nơi nào cũng có được kết quả phát triển như nhau và chưa phải tất cả các đô thị trên châu lục đều đã là thành phố xanh, nhưng mức độ khác biệt so với những thời trước đã bộc lộ rõ nét. Đó cũng là kết luận chính trong công trình nghiên cứu mới được công bố của tổ chức nghiên cứu Anh “Economist Intelligence Unit” (EIU) ở 15 đô thị lớn tại châu Phi. Kết quả của công trình nghiên cứu này xác nhận sự phát triển và lan toả của Thành phố Xanh, phản ánh nhận thức chung của chính giới cũng như của toàn xã hội ở các quốc gia trên châu lục về tương lai của đô thị là Thành phố Xanh. Hiện tại ở châu Phi, khoảng 40% người dân sống trong đô thị. Đến năm 2035, mức độ này sẽ đạt 50%. Có không ít đô thị mà trong vòng một thập kỷ tới số dân sống trong đô thị sẽ tăng lên gấp đôi. Quy hoạch phát triển, tổ chức và quản lý
Châu Phi đang phát triển rất năng động. Quá trình đô thị hoá diễn ra rất mạnh mẽ và chịu tác động sâu sắc từ sự phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia và khu vực trên khắp lục địa Đen này. Nó có phần giống như quá trình đô thị hoá đã diễn ra ở các nước công nghiệp phát triển, nhưng cũng có phần khác biệt đáng kể khi tính bền vững và việc bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng được coi trọng. Cho tới nay, châu lục này đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về xây dựng Thành phố Xanh. Có thể thấy trên châu lục này, sự chuyển biến nhận thức chuyển từ phát triển bằng mọi giá, hay nói đúng hơn là bất chấp mọi giá, sang phát triển bền vững trong phát triển đô thị và đô thị hoá.
62
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4 + 5- THÁNG 1/2014
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
đô thị vì thế là thách thức ngày càng lớn và khó khăn hơn. Đánh giá theo những tiêu chí cơ bản của Thành phố Xanh có thể thấy bức tranh chung là ở vùng phía Bắc và phía Nam của châu lục, các đô thị đã được “xanh hoá” và phát triển bền vững thành công hơn hẳn. Ở những nơi ấy đều có nhiều sáng kiến và chương trình về xử lý rác thải, cung cấp nước sạch, giải quyết các vấn đề về giai thông đô thị, xây dựng thêm công viên cây xanh và thảm cỏ. Xe điện ngầm chưa phổ biến ở các đô thị lớn trên châu lục này nhưng đang rất được quan tâm vì nhận thức chung đều coi đó là một trong những giải pháp chính cho vấn để giao thông đô thị và giảm
tác động gây ô nhiễm môi trường từ các phương tiện giao thông. Mặt trái của việc tích cực xử lý rác thải và cung cấp nước sạch cũng như thúc đẩy giao thông đô thị là mức độ tiêu dùng về năng lượng và nước ngày càng tăng cao. Đồng thời, đô thị nào cũng phải xử lý tình trạng mức độ rác thải tính theo đầu người tăng. Vì thế, thách thức lớn đối với các đô thị về quản lý cũng như quy hoạch phát triển là sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên có được, tiết kiệm năng lượng và nước, tái chế rác thải và nước thái cũng như sử dụng những nguồn năng lượng thay thế cho nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường. Sự phát triển của đô thị xanh ở châu Phi cho thấy không thể có được mô hình phát triển chung có thể áp dụng cho tất cả các đô thị ở mọi nơi trên châu lục mà chỉ có những
tiêu chí đánh giá chung làm định hướng. Mỗi thành phố phải tự tìm ra lộ trình và mức độ phù hợp khi xây dựng đô thị xanh bởi điển xuất phát khác nhau và điều kiện thực tế khác nhau, đặc biệt về điều kiện tự nhiên và đặc thù văn hoá, sắc tộc cũng như xã hội ở đó. Nhưng ở đâu cũng vậy, nhân tố quyết định là nhận thức của chính quyền và sự tham gia của người dân. Nhận thức đúng đắn của chính quyền thể hiện cụ thể ở việc quy hoạch phát triển đô thị đúng đắn, xác định ra được những tiêu chí thích hợp nhất và lộ trình khả thi nhất cho phát triển đô thị xanh, từ đó tác động tới ý thức của người dân về trách nhiệm của chính họ đối với thành phố vốn là môi trường sống trực tiếp của họ. Trên lục địa Đen, ở đâu có được điều đó thì ở đấy đều thấy có sự phát triển mạnh mẽ, liên tục và tích cực theo hướng hình xây dựng đô thị xanh. Ở các nước công nghiệp phát triển, những đâu chưa thành công trong việc phát triển đô thị xanh thì cũng đều bởi chưa có được những tiền đề ấy.
Dự án Đô thị Xanh tại Nam Phi được đánh giá cao
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
63
THỜI TRANG
Nét quyến rũ từ
Charming Lys
Ra đời chưa tròn hai năm nhưng nhãn hiệu thời trang cao cấp Charming Lys đã góp mặt trong Tuần lễ Thời trang Việt Nam Xuân Hè 2014. Đây là một sân chơi lớn của thời trang Việt báo hiệu cho xu hướng của thời trang Việt Nam ngày càng mang tính quốc tế và chuyên nghiệp. Bên cạnh các xu hướng thời trang được phân cấp rõ rệt như dòng thông dụng (Ready to wear), đây là lần thứ hai trong khuôn khổ của “Vietnam’s fashion week” Charming Lys có sự xuất hiện của những bộ sưu tập mang tính chất Haute Couture (các mẫu thời trang sáng tạo độc đáo, đơn chiếc). Tham gia sân chơi hội tụ những nhà thiết kế danh tiếng trong làng thời trang Việt: Minh Hạnh, Công Khanh, Chu La, Quang Huy, Hải Long, Thế Huy, Đức Hải, Việt Thắng… Những nhà thiết kế trẻ của thương hiệu Charming Lys đem đến những mẫu thiết kế đẹp mắt, mang vẻ đẹp tinh khiết, thanh
64
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
lịch và sang trọng, bắt nguồn cảm hứng vẫn từ loài hoa quý đại diện cho sắc đẹp lộng lẫy đó là hoa “Calla Lily” trong đó đã đưa đến cho đêm diễn những mẫu thiết kế thời trang độc đáo như bộ sưu tập “Pure Light - ánh sáng tinh khiết” mang đậm phong cách của thương hiệu thời trang này.
Sự kết hợp hoàn hảo những kỹ thuật cắt cúp tạo khối 3D điêu luyện, lối tư duy hiện đại với những nếp gấp chéo, xếp ly, sự tinh tế trong chất liệu đó là nhuộm được mầu loang trên bề mặt vải, sự uyển chuyển trong việc sử dụng những chất liệu lụa, Chiffon, vải xốp… đã tạo lên những sản phẩm thời trang cao cấp không thể thiếu trong sự lựa chọn của những người phụ nữ hiện đại, sành điệu và yêu thời trang.
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
65
THỊ TRƯỜNG & CUỘC SỐNG
Thử
cảm nhận
Mỗi tháng chuyên đề Đô thị & Cuộc sống sẽ gửi tới bạn đọc một số loại mỹ phẩm, trang phục, thực phẩm chức năng, sách... Hãy đăng ký dùng thử và chia sẻ với chúng tôi cảm nhận của bạn về sản phẩm.
02
bộ mỹ phẩm dành cho nam Holiday Men Set của L’ocitance trị giá 1.350.000VNĐ/bộ
Bộ sản phẩm gồm: Dưỡng da sau cạo râu Men Rich Shaving Cream 200ml; Dưỡng ẩm da Men Verdon Moisturizer 40 ml; Xà phòng Men Verdon Pebble Soap 150g.
02
bộ mỹ phẩm Water Bank Essence của Laneige trị giá 3.500.000VNĐ/bộ
Tinh chất dưỡng ẩm Water Bank Essence được chiết xuất từ hạt dẻ và tảo biển Seamollient giúp thanh tẩy, đặc trị, tái tạo cho làn da thô ráp, thiếu độ đàn hồi trở nên săn chắc và sáng mịn. Ngoài ra, mặt nạ ngủ độc đáo dạng nước, mỏng, thoáng, giúp cho da được “thở” tốt. Bộ sản phẩm còn có: nước hoa hồng Power Essential Skin Refiner Moisture 15ml; Sữa dưỡng Balancing Emulsion Moisture 15ml; Kem dưỡng mắt dạng gel Water Bank Eye Gel 5ml; Mặt nạ dưỡng ẩm Water Bank Double Moisture Mask
66
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
SỐ 4 + 5- THÁNG 1/2014
ktdt.vn/hanoitimes.com.vn
&
Chia sẻ nhận quà
02
bộ Gift Medium Oil Strawberry của Thebodyshop trị giá 1.200.000 VNĐ/bộ. Bộ sản phẩm gồm: Body oil 100ml; Strawberry shower gel 250ml; Strawberry body polish 200ml; Body polish Strawberry 200 ml; Mini Ultra fine lily - red
Thử cảm nhận
Mẫu đăng ký
Họ và tên:......................................................................... Nam
Nữ
Địa chỉ:................................................................................................................ CMND:.................................. Cấp ngày:......./........./................tại:................... Số ĐT:................................................. Email:......................................................
Tôi muốn dùng thử sản phẩm: Bộ mỹ phẩm Water Bank Essence của Laneige Bộ mỹ phẩm dành cho nam Holiday Men Set của L’ocitance bộ Gift Medium Oil Strawberry của Thebodyshop Hãy nhanh tay cắt phiếu và gửi thư với tiêu đề “Thử và cảm nhận” về tòa soạn chuyên đề Đô thị & Cuộc sống theo địa chỉ: 21 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội. Danh sách bạn đọc may mắn nhận sản phẩm dùng thử sẽ được đăng trên số thứ 6 phát hành tháng 2/2014.
Với mong muốn trở thành người bạn tâm giao của mỗi gia đình, chuyên đề Đô thị & Cuộc sống trân trọng dành tặng 5 độc giả có thư đăng trên số phát hành tháng 1/2014 01 lọ tinh chất Power 10 formula YE effector của hãng mỹ phẩm nổi tiếng Hàn Quốc It’s Skin trị giá 467.000 đồng. Power 10 formula YE effector với chiết xuất nấm men giúp phục hồi và tăng cường sức sống cho làn da. Power 10 formula là dòng sản phẩm chăm sóc da chuyên sâu của It’s Skin, giúp người sử dụng cải thiện các vấn đề về da trong thời gian ngắn nhất. Hãy gửi những tâm sự, ý kiến và ảnh cá nhân của bạn với tiêu đề “Chia sẻ và nhận quà” về địa chỉ: Chuyên đề Đô thị & Cuộc sống, Báo Kinh tế & Đô thị, 21 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
SỐ 4+5 - THÁNG 1/2014
ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG
67