Đô thị & cuộc sống số 07

Page 1

SỐ 7 3/2014


TOMORROW starts here. ©2012 Cisco Systems, Inc. All Rights Reserved.

Ngày nay, thật dễ dàng để thấy chúng ta đã phát triển một cách đáng ngạc nhiên đến thế nào. Điện thoại của chúng ta có thể “nói chuyện” với Tivi để ghi lại các chương trình truyền hình yêu thích. Bác sỹ ở Estonia có thể chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân ở Denmark. Các mạng xã hội giúp cho các công ty tăng thêm nhiều dịch vụ khách hàng. Tuy vậy, ngày nay hơn 99% sự vật trong thế giới của chúng ta vẫn chưa được kết nối với mạng Internet. Nhưng chúng ta đang thay đổi điều đó. Và ngày mai, chúng ta sẽ đánh thức hầu như tất cả những thứ gì mà bạn có thể tưởng tượng. Những cái cây sẽ “nói chuyện” với mạng và nói cho các nhà khoa học biết những thông tin về thay đổi khí hậu. Đèn báo giao thông sẽ “nói chuyện” với những chiếc ô tô và nói với các cảm ứng trên đường về việc tăng cường hiệu quả giao thông. Những chiếc xe cứu thương sẽ “nói chuyện” với các hồ sơ của bệnh nhân và nói chuyện với bác sỹ để cứu thêm những mạng sống. Đó là một xu hướng mà chúng tôi gọi là “Mạng Internet của Vạn Vật” (Internet of Everything) – một cơ hội chưa từng có cho cuộc sống của chúng ta. Ngày mai thì sao? Chúng tôi sẽ đánh thức thế giới tỉnh dậy. Hãy cùng chúng tôi chứng kiến điều đó xảy ra như thế nào. #tomorrowstartshere www.cisco.com/web/VN/tomorrow-starts-here


T

hư tòa soạn

Quý bạn đọc thân mến! Một nét duyên của những phiên chợ truyền thống đất Thăng Long - Hà Nội; thoáng hoài niệm về phiên chợ Tết một vùng quê; những ý tưởng hướng tới một hệ thống bán lẻ văn minh, hiện đại mà vẫn đáp ứng được những nhu cầu cùng thói quen “đi chợ” tự bao đời của người dân Thành phố… Đó là những nội dung mà Đô thị & Cuộc sống số cuối tháng Ba muốn gửi đến Quý độc giả qua chuyên đề Chợ Hà Nội, xưa và nay. Ai đó đã từng nói, muốn biết thật rõ về một vùng đất, một địa phương hãy nhìn vào những cái chợ ở đó. Một chút hiểu biết, yêu mến văn hóa chợ đất. Kinh kỳ, một chút chia sẻ những điều trăn trở, một sự đồng cảm hướng tới tương lai… là những điều mà Đô thị & Cuộc sống hy vọng Quý độc giả có thể cảm nhận được qua số báo này. Tổng Biên tập TẠ VIỆT ANH


SỐ 7 3/2014

CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG Nới điều kiện tiếp cận gói tín dụng 30.000 tỷ đồng .....................................6-7

SỰ KIỆN VẤN ĐỀ Gìn giữ bản sắc chợ Hà thành .................................. 8-10 Lang thang chợ quê .......................................................... 11 Lưu nét chợ xưa ........................................................... 12-13 Không cứng nhắc mô hình cải tạo - xây mới hệ thống chợ .............................................................. 14-16 Chợ châu Âu: Đa dạng và độc đáo..................... 22-23

NHÂN VẬT GS.TS Nguyễn Lân Người dò đường dũng cảm.................................. 24-25

VĂN HÓA Thăm phố và người Phố Phan Đình Phùng, mùa cây thay lá ............ 30-31 Hà Nội bốn mùa Ký ức tháng Ba ................................................................ 32

Hà Nội trong mắt bạn bè Hà Nội thiêng liêng & quyến rũ.................................. 33

Nét xưa Cha truyền con nối............................................................ 37

PHONG THỦY & CUỘC SỐNG Phong thủy chung cư Nhìn từ góc độ khoa học.......................................... 38-39

4

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014


content

HỘI ĐỒNG CỐ VẤN TS.KTS NGUYỄN THẾ THẢO Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội

TS NGUYỄN THẾ KỶ Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư GS.TSKH ĐẶNG HÙNG VÕ TS LƯU

MINH TRỊ Chủ tịch Hội Di sản Thăng Long  GS.TS NGUYỄN LÂN Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam GS.TS NGUYỄN QUANG

POLYCY & LIFE The government’s VND30 trillion real estate market stimulus package expanded ......................................... 6-7

NGỌC Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Hà Nội  TS.KTS TÔ

THỊ TOÀN Phó Chủ tịch Hội KTS Hà Nội KTS LÊ VĂN LÂN Phó Chủ tịch Hội KTS Hà Nội TS.KTS ĐÀO NGỌC NGHIÊM Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội

OPINION Preserve identity of the traditional culture of markets ........................................................8-10 Discover village markets ................................ 11 Traditional market is carried Vietnamese’s culture ...........................

14-16

Modelest method sell and buy .......................................................... 19 Tay Ho weekend market more than just a shopping corner........................................... 20-21

PERSONAL PhD. Nguyen Lan - an archietecter of trend - setting .........................................24-25

Tổng Biên tập

TẠ VIỆT ANH Phó Tổng Biên tập

NGUYỄN MINH ĐỨC LẠI BÁ HÀ Liên hệ quảng cáo

04.377 64 832 / 094 3 622 555 Phát hành

04.377 32 198 / 093 6 455 678 Thiết kế mỹ thuật

MIND GROUP CO.,LTD

CULTURE Phan Dinh Phung street .......................... 30-31 Memories of March ......................................... 32 Hanoi in the leaf falling season...... ..............33 From father to son............................................ 37

Art designer

PHẠM OANH Ảnh bìa

PHONG THU Tòa soạn: 21 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội; Tổng đài: 04.37760444 / Fax: 04.32484413; GPXB: số 147/ GP-BTTTT, cấp ngày 2/5/2013 In tại: Công ty In báo Hànộimới

GIÁ: 19.500 ĐỒNG SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

5


CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG

Nới điều kiện tiếp cận gói tín dụng 30.000 tỷ đồng Đăng Quân

C

Sau khi thống nhất với Ngân

là những người ác điều kiện hàng Nhà nước Việt Nam, mua nhà ở xã hội cơ bản của Bộ Xây dựng đã đề nghị Thủ có hợp đồng mua gói tín dụng tướng Chính phủ cho phép bán ký trước 30.000 tỷ điều chỉnh một số quy định 7/1/2013 nhưng đồng như có liên quan đến gói tín dụng chưa thanh toán thời hạn trả nợ được đề hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng. hết tiền mua nhà xuất kéo dài từ 10 năm (đối với khoản Cùng với đó, các địa phương lên 15 năm (đối với khách tiền chưa nộp cũng cần có những động thái hàng là cá nhân). Để mở theo tiến độ). tích cực trong việc tạo nguồn rộng đối tượng vay mua cung phân khúc nhà ở thu Về phía Ngân nhà ở thương mại, Bộ Xây hàng Nhà nước, nhập thấp. dựng đề xuất bỏ khống Bộ Xây dựng đề chế về diện tích và đơn nghị sớm ban giá với quy định, tổng giá hành tiêu chí, trị hợp đồng cả nhà và đất không quá 1,05 tỷ đồng. Theo đó, đối tượng cho trình tự thủ tục cho vay gói tín dụng hỗ trợ vay được mở rộng như các hộ dân ở đô thị; cán nhà ở 30.000 tỷ đồng để áp dụng thống nhất bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang đã trong các ngân hàng được giao thực hiện gói có đất ở phù hợp với quy hoạch, có khó khăn về tín dụng này, tránh việc mỗi ngân hàng lại có nhà ở (chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng xuống tiêu chí, quy trình, thủ tục cho vay riêng. Được cấp hư hỏng) được vay để xây dựng hoặc sửa biết, Ngân hàng Nhà nước cũng dự kiến sẽ phối chữa nhà ở, nhưng tổng số vốn vay không quá hợp với Bộ Xây dựng thành lập Tổ Công tác liên 80% của 1,05 tỷ đồng. Một đối tượng rất có nhu ngành để chỉ đạo và đôn đốc đẩy nhanh tiến độ cầu vay nhưng từ trước đến nay vẫn chỉ đứng giải ngân gói tín dụng hỗ trợ nhà ở. bên lề của gói tín dụng này cũng được xét đến

6

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

Một nguyên nhân chủ yếu khiến cho gói tín


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

dụng 30.000 tỷ đồng có tốc độ giải ngân chậm là do thiếu nguồn cung căn hộ giá rẻ. Bởi vậy, vai trò của địa phương trong việc tạo lập quỹ đất, phê duyệt dự án mới, rút ngắn thời gian xem xét thẩm định để cho phép các chủ đầu tư dự án điều chỉnh cơ cấu căn hộ, chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội là rất quan trọng. Trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án cho các chủ đầu tư có nhu cầu chuyển đổi và việc xác nhận tình trạng nhà ở cho các đối tượng có nhu cầu thuê, mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ của chính quyền địa phương là những “mắt xích” cơ bản cần được tháo gỡ.

Trên thực tế, việc chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội còn chậm. Tại TP Hồ Chí Minh có 26 dự án đã được xem xét, trong đó, UBND TP đã chấp thuận cho phép điều chỉnh hoặc chuyển đổi 10 dự án, gồm 5 dự án chuyển đổi sang nhà ở xã hội, 4 dự án điều chỉnh cơ cấu căn hộ và 1 dự án chuyển đổi sang làm bệnh viện. Tại Hà Nội, tình hình có khả quan hơn với số dự án đã tiến hành xem xét, thẩm định là 40, trong đó, UBND TP đã chấp thuận cho 3 dự án chuyển đổi thành nhà ở xã hội, 10 dự án điều chỉnh cơ cấu căn hộ.

Nới điều kiện tiếp cận gói tín dụng 30.000 tỷ đồng giúp nhiều người có cơ hội được sở hữu nhà. Ảnh: Thanh Hải

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

7


SỰ KIỆN VẤN ĐỀ

Gìn giữ bản sắc chợ Hà thành

V

Vũ Duy Thông

ới đặc trưng của lịch sử hình thành và văn hóa đặc sắc vốn có, Hà Nội xưa còn có tên là Kẻ Chợ. Dù nhiều chợ ở Hà Nội đến nay chỉ còn trong ký ức vì đã biến đổi thành trung tâm thương mại, thậm chí hoàn toàn biến mất nhưng chợ vẫn một phần diện mạo của di sản, của cộng đồng người dân Thủ đô. Và từ hồi ức của chợ xưa, nói về thực trạng chợ nay để thấy, đã đến lúc phải tìm cách vừa gìn giữ được bản sắc của chợ Hà thành, vừa phát triển chợ theo mô hình hợp lý hơn để Thủ đô sáng, xanh, sạch, đẹp.

Hồi ức… chợ xưa Hễ ai nhắc đến chợ, nhất là chợ quê, chợ làng… là lòng đã thấy nôn nao. Không phải vì ăn, dù ăn là một nhu cầu cấp thiết. Không phải vì chơi, bởi ở chợ cùng lắm chỉ có mấy cái còi, mấy quả bóng nhựa, mấy con tò he, đến trẻ con nông thôn bây giờ cũng chẳng thèm. Nhưng mà nghĩ đến chợ là nhớ. Nhớ những kỷ niệm tuổi thơ của mình. Nhớ về một nếp sống đã qua, không bao giờ trở lại. Nhớ về một nguồn cội văn hóa đã ăn sâu trong mỗi tâm hồn người Việt. Miền quê trung du của tôi cũng có những phiên chợ nghèo, nghèo từ cái tên nghèo đi như chợ Đầu Đê, Chợ Sặt, chợ Cói. Chợ thường họp trên những bãi cỏ ven làng.

8

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

Chợ Hôm - Đức Viên - Ảnh: Phương Nhật

Lèo tèo vài ba dãy lều lợp tềnh toàng bằng lá chuối, miễn là che được nắng mưa chốc nhát. Lều còn sang, chứ chủ yếu là ngồi ngoài trời, thành từng dãy hàng rau lang rau bèo, hàng gạo, hàng cua cá, hàng nong thúng… Với trẻ con chúng tôi, thích nhất là những dãy hàng quà. Ở đấy la liệt đủ thứ, từ hàng bánh rán, bánh dầy, bánh tẻ, bánh hòn, bánh phòng phành, kẹo bột, kẹo vừng…, những thức quà chỉ ở chợ quê mới có. Từ sáng sớm, dân các làng trong vùng đã tấp nập gánh gồng đi chợ, đông nhất là khoảng chín mười giờ, đến quá trưa là vãn người. Người ta mang đến chợ tất cả những gì nhà không dùng đến như con chó con, ổ mèo vừa mở mắt, đàn gà, đàn vịt hoặc những gì làm ra cốt để bán như bó chổi chít, chiếc nong, chiếc thúng và mua về những thứ cần, từ nắm muối, bao diêm trở đi. Chợ quê trước hết là nơi trao đổi hàng hóa theo cách hàng đổi hàng, có tiền đấy nhưng tiền không phải là phương tiện để kiếm thêm tiền. Chợ phiên là những ngày hội để trẻ con vui chơi, người lớn gặp gỡ, se duyên. Không chỉ vùng cao, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, những phiên chợ miền xuôi cũng mang dáng dấp của ngày hội, có khi


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

là trung tâm văn hóa, vừa là trung tâm buôn bán, tiêu thụ hàng hóa do chính họ làm ra. Bộn bề chợ nay Trải hàng trăm năm, chợ Hà Nội tuy có thay đổi diện mạo nhưng thói quen mua bán vẫn mang dáng dấp cũ, đứng ở dệ đường, gặp đâu mua đấy, vào chợ là nhanh nhảu đến dãy hàng tươi, trầu vỏ, tôm cá, rau cỏ rồi cám bã, tương cà, chum chĩnh… Đến bất cứ chợ nào của Hà Nội như Đồng Xuân, chợ Hôm Đức Viên, chợ Bưởi, chợ Châu Long… dù rộng dù hẹp nhưng đều có một điểm chung, đó là khu hàng tươi sống, dụng cụ gia đình và đủ thứ vật dụng từ chày cối, rổ rá… rất thoáng, phần nhiều là ngoài trời, đi phía nào vào cũng được, mua hay không mua, mua ít mua nhiều đều không ai chê trách.

chỉ nhộn nhịp sau các hội làng một ít mà thôi. Sống khép kín sau lũy tre làng, người ta có nhu cầu gặp nhau để nối duyên, để trao đổi thông tin, để nhìn ra thiên hạ. Trong hoàn cảnh không có ti vi, không có đài, không có báo chí, mọi tin tức tiếng được tiếng mất, thông tin ở nông thôn chủ yếu dựa vào chợ, do những người đi chợ mang về. Thế rồi từ lời khen đến tiếng chê, người ta cũng mang ra chợ công bố, thế nên chợ quê vừa là trung tâm kinh tế, vừa là trung tâm văn hóa của một vùng. Chợ truyền thống ở thành phố tuy khác đi chút ít nhưng nét chung vẫn thế. Bà già đi chợ cầu Đông/Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng/ Thày bói xem quẻ nói rằng/ Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn hay Cò về đến chợ Đồng Xuân/Thằng Tây nó bắn nên chân cò què là những câu nhắc nhớ về đến những chợ nổi tiếng của Hà thành ngày xưa, thời vẫn mang đôi chút dáng dấp của chợ quê. Hà Nội từ thời Phú Bình, Long Biên, Đại La đến nay đã cả ngàn năm tuổi. Những cư dân đầu tiên của Hà Nội ngày ấy là nông dân từ các làng quê tụ họp lại ở một nơi bằng phẳng, rộng rãi, trên bến dưới thuyền. Họ mang lên Hà Nội những phong tục, tập quán của quê hương trong đó có chợ, vừa

Diện mạo chợ vì thế thường lôi thôi, luộm thuộm, mất trật tự đô thị, nhưng dù sao cũng là một phần của những khu chợ lớn, trong khi chợ cóc mới khiến các nhà quản lý đau đầu. Nhiều người, với mong muốn đô thị ngày một ngăn nắp, sạch đẹp đã kiên quyết “thanh lý” các loại chợ này, với chợ lớn thì tận dụng mặt bằng, xây các trung tâm thương mại, siêu thị; với các chợ cóc, chợ giời thì kiên quyết dẹp bỏ. Kể ra, ở một phương diện nào đó, động cơ của việc làm đó là tốt, nhưng mới chỉ tốt về mặt hành chính. Trong khi dẹp các chợ để TP quang quẻ, ngăn nắp hơn, họ đã quên khía cạnh văn hóa, tập tục, thói quen sinh hoạt của người dân. Mô hình siêu thị hay trung tâm thương mại là mô hình buôn bán, trao đổi hàng hóa kiểu phương Tây. Người phương Tây coi việc mua bán đơn thuần là mua bán. Cần mua gì, họ vào các trung tâm thương mại và mua xong là về. Trung tâm thương mại hay siêu thị không bao giờ là nơi giao lưu của người lớn, chơi đùa của trẻ con. Con người cá nhân hình thành từ phân công lao động, từ đô thị hóa có rất nhiều ưu điểm nhưng có một nhược điểm là thu mình lại. Với một lối sống như vậy, trung tâm thương mại hay siêu thị là thích hợp. Nhưng lối sinh hoạt hướng ngoại và thời tiết nhiệt đới châu Á lại cần chợ. Điều đó cắt nghĩa vì sao các trung tâm thương mại chợ hàng Da, chợ Cửa Nam, chợ Ô chợ Dừa và rất nhiều chợ khác được xây mới, rất tiện nghi nhưng ngày càng vắng khách trong khi các chợ truyền thống không còn đất, không biết họp ở đâu. Thứ nữa, phải quan tâm tới thói quen sinh hoạt của người dân. Bán vài mớ

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

9


SỰ KIỆN VẤN ĐỀ

thủ đô Tokyo, chủ yếu là siêu thị nhưng hàng tuần, người ta vẫn có những phiên chợ trời, họp trong ngày. Chợ này do một nhóm người đứng ra thầu. Sau khi trừ thuế, tiền thuê bãi và rất nhiều loại phí, tiền vé vào chợ còn lại bao nhiêu là lãi. Ngoài loại chợ phiên trên, ở các ga cuối xe điện ngầm (thường cách trung tâm vài chục cây số) người ta tổ chức rất nhiều chợ nông sản do nông dân trong vùng mang hàng đến bán. Người dân Tokyo chỉ cần đi một giờ xe điện ngầm là có thể vừa được giao lưu vừa mua được đủ rau, thịt, trứng… cho cả tuần.

Trung tâm thương mại chợ Mơ. Ảnh: Đức Giang

hành, vài mớ húng nhà trồng, vào chợ, tiền phí chợ bằng tiền rau. Muốn mua mớ rau muống, quả trứng phải gửi xe phiền phức lại tốn tiền. Một vé gửi xe, bằng tiền cả mớ rau hay quả trứng, hóa ra vào trung tâm thương mại, món hàng cần mua sẽ đắt gấp đôi. Còn với các hàng hóa cao cấp, người ta cũng chẳng dại gì vào chợ. Chỉ tiền thuê sạp, tiền đủ loại phí cộng vào, giá hàng ở đây đã cao hơn hẳn bên ngoài. Cần tìm mô hình phát triển hợp lý Tất nhiên, khi cuộc sống phát triển, người ta sẽ có lời giải cho nhiều câu hỏi bây giờ chưa tìm được câu đáp. Nhưng thử đưa ra một mô hình ở một nước đã đi trước ta nhiều chục năm, mô hình của Nhật Bản chẳng hạn. Ở trung tâm

10

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

Tại Việt Nam, xu hướng biến đổi của chợ vẫn đang tiếp diễn cùng tiến trình đô thị hóa, và Hà Nội cũng đã phê duyệt Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng, việc tìm kiếm một mô hình chợ vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa bảo tồn được giá trị văn hóa truyền thống và những giá trị tinh thần của cộng đồng, phù hợp với xu thế đô thị hóa và hội nhập là câu hỏi chưa tìm được lời giải đáp tương xứng. Trên thực tế, bên cạnh những trung tâm thương mại thưa người bán, vắng kẻ mua, hàng ngàn người vẫn tấp nập ra vào các khu mua sắm tại Vincom Royal City hay Times City mỗi ngày. Vì ở đó, mọi nhu cầu từ giải trí, đến giáo dục cho trẻ em, từ thưởng thức ẩm thực đến xem phim ảnh, mua sắm từ những vật dụng nhỏ đến các sản phẩm hàng hiệu… đều được đáp ứng. Rõ ràng, trung tâm thương mại vẫn là một xu thế phát triển tất yếu của thời đại, tuy nhiên, để phát triển kinh tế hài hòa với bảo đảm giữ gìn bản sắc văn hóa, một số chuyên gia đã đề xuất hướng tiếp cận việc giữ gìn, cải tạo và xây dựng lại chợ dân sinh trong TP. Theo đó, chợ dân sinh, vốn có vai trò quan trọng đối với người Hà Nội, nhất là những người có thu nhập thấp cần được nhìn nhận và bảo vệ khỏi sự xâm nhập của chuỗi siêu thị toàn cầu. Để duy trì các chợ dân sinh ở Hà Nội, không nên thay thế chúng bằng những tòa nhà xây mới mà các chợ cần được cải thiện điều kiện vệ sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm và mỹ quan đô thị...


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

Lang thang chợ quê

N

ói đến chợ quê, trong lòng bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng trào lên những xúc cảm thật khó tả, vừa nao nao như được thấy những món đồ đủ màu sắc, vừa hân hoan như khi được mẹ mua cho tấm bánh. Theo dòng chảy của thời gian, trước ảnh hưởng của đô thị hóa, chợ quê dù vẫn là nơi trao đổi, mua bán nhưng diện mạo và thần thái của chợ đã không còn vẹn nguyên như trước. Có những chợ nườm nượp người, lại có chợ thưa thớt đìu hiu, lèo tèo chỉ có dăm ba quán hàng, ngoài những chợ họp theo phiên còn có nhiều nhà đua nhau mở hàng và biến cả dãy phố ấy thành chợ.

Mua bán ở những chợ quê cũng có cái độc đáo rất riêng. Nếu như ở thành thị, người mua chịu khó có thể biết được xuất xứ của món hàng thì ở chợ quê, người bán hay kẻ mua đều có thể kể vanh vách về nguồn gốc của món hàng. Và câu chuyện giữa người bán – người mua về những món hàng ấy cũng đủ làm xôn xao cả một góc chợ quê lúc sáng sớm hay xế chiều. Sẽ thật dễ dàng để bắt gặp trong những buổi chợ này hình ảnh những bà già lam lũ, dù tuổi đã cao nhưng vẫn muốn đỡ đần cháu con, buổi sáng sớm đã gánh trên vai đôi quang, lỏng chỏng một bên là mấy mớ lá cho trẻ em tắm và bên kia là mớ khế chua, nắm chè tươi hay rổ con con những quả dâu chín đỏ lịm. Những món quà đặc sản của chợ quê thật phong phú. Đó là các loại trái cây sẵn có trong vườn nhà, ăn không hết thì đem ra chợ bán rồi mua thứ khác mà nhà mình không có. Quả đu đủ chín cây, mớ sấu xanh vừa mới hái, mươi quả ớt chín đỏ hay rổ khoai lang đã dỡ lâu, lên mầm ăn ngọt như mật… Mấy thứ này chưa ra đến chợ đã hết, người mua được cũng vui mà người bán thì vừa mừng vừa tiếc. Vì phương tiện vận chuyển chủ yếu vẫn là quang gánh nên chợ quê thường mang đậm trong mình dáng vẻ cần cù của người nông dân. Khi chiếc đòn gánh đặt lên vai, những người phụ nữ nông thôn mang theo những sản vật có trên mảnh vườn, thửa ruộng của mình. Họ đến chợ với tất cả sự chăm chút, có phần âu yếm với những sản phẩm do bàn tay mình làm ra. Nhìn những mớ rau ngót, rau

Hương Liên

Chợ quê đang biến đổi từng ngày - Ảnh: Hoàng Thu Phố

đay, mồng tơi hay tía tô, kinh giới… tất cả đều đươc bó gọn gàng xinh xắn là đã biết được chủ nhân của chúng đã kì công chăm sóc, thu hái đến thế nào. Dạo bước trên chợ quê, bạn có thể dễ dàng mua được những mớ cua đồng còn đang bò lổm ngổm, mớ tôm riu đang nhảy xôn xao trong rổ hay mớ tép cân cấn lặc lè bụng trứng… Tất cả những thứ này hoàn toàn được cất từ đồng ruộng chứ không phải là do nuôi mà có. Và sau mùa thu hoạch hoa màu vụ đông, chợ quê lại có thêm thật nhiều sản vật. Nào khoai, sắn, bí đao, củ từ, ngô, mía,… tất cả đều được mang đến từ những mảnh vườn hay thửa ruộng làng bên. Không chỉ có vậy, chợ quê còn có cả những người đàn ông lam lũ, rong ruổi chiếc xe cà tàng, đi xa vài chục cây số chỉ để bán rau, măng, chè, bí... của nhà mình trồng được với hy vọng bán được giá hơn. Họ chấp nhận vất vả đi sớm về muộn để cải thiện cuộc sống khó khăn trong thời kỳ kinh tế suy giảm. Chợ quê giản dị với những người bán, người mua cũng giản dị như thế. Thế nên nó thường vắng vẻ thưa thớt vào những ngày mùa vì người bán người mua còn bận việc đồng áng. Chợ quê trở nên nhộn nhịp đông vui hơn khi “tháng ba ngày tám”, công việc nhà nông được rảnh rỗi, an nhàn. Và đôi khi vào những ngày như thế, chợ quê cũng gây tình trạng tắc đường làng, ngõ xóm, làm giao thông của thôn làng bị ảnh hưởng.

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

11


SỰ KIỆN VẤN ĐỀ

T

hăng Long – Hà Nội xưa với đặc điểm là kinh đô, nơi hội tụ những dòng chảy văn hóa, phong tục, những dòng chuyển cư, đã sớm hình thành, phát triển các hoạt động thương mại với sự xuất hiện của chợ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc từng nhận định, chợ Thăng Long bao gồm một mạng lưới thương nghiệp lớn nhỏ rải rác khắp đô thành mà mật độ chợ dày đặc nhất là “khu phố cổ”.

Lưu nét chợ xưa

Chợ Đồng Xuân xưa.

Lưu Nguyễn

Với những dòng sông lan tỏa trong nội, ngoại thành Hà Nội thì chợ ven sông, cảnh buôn bán trên bến dưới thuyền cũng trở nên quen thuộc với đời sống kinh thành Thăng Long xưa. Từ việc đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa mang tính thương mại, chợ trở thành không gian giao thoa, chuyển tiếp các phong tục tập quán, truyền thống văn hóa giữa các cộng đồng dân cư trong và ngoài nội thành Hà Nội, giữa người dân Hà Nội với các địa phương lân cận. Chợ trở thành nơi phản ánh rất rõ nét đặc điểm, tính cách, thói quen và nếp sinh hoạt văn hóa của những người tham gia vào hoạt động thương mại nơi đây, nhất là cư dân sở tại. Học giả Đào Hùng trong một bài viết, đã trích dẫn những lời mô tả rất sinh động của bác sĩ quân y Pháp Hocquard, người đã đến Hà Nội năm 1884. Bác sĩ Hocquard kể về những người buôn bán nhỏ ngồi xổm trước thúng hàng, với cách cắm cọc tre rồi đặt chiếc nón rộng vành lên để che nắng, về những người bày hàng, bán hàng khắp chỗ, bày xuống cả đường đi. Ông cũng nói về nhiều mặt hàng được bán trong không khí tấp nập, nào hoa quả, vật dụng, các thức hàng xén, cả rượu từ châu Âu và những đồ dùng khác của phương Tây… Cũng theo học giả Đào Hùng, nhà báo Pháp Jules Boissière đến Hà Nội sau năm 1883, đã viết: “…Người bán hàng bày hàng bán ở các ngã tư, các bãi, trên đường phố, nghĩa là bất cứ đâu; nom cảnh buôn bán của họ rất lạ mắt, tuy

12

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

nhiên cũng như ngày nay, nó đã bày ra trước mắt chúng ta một cảnh náo nhiệt đầy màu sắc, nhất là trong các ngày phiên chợ”. Cuốn sách “Chợ Hà Nội xưa và nay” do PGS. TS Đỗ Thị Hảo chủ biên, NXB Phụ nữ ấn hành, có cái nhìn bao quát sự hình thành, phát triển của các chợ lớn nơi Thăng Long xưa, Hà Nội nay. Công trình này cho thấy: “Chợ Thăng Long xưa tuy có phân biệt với làng quê thôn dã nhưng lại không thể tách biệt khỏi làng quê. Những nếp sống, thói quen, nghề nghiệp, rồi những tín ngưỡng, hội hè... mà người bốn phương mang từ làng quê ra đất kinh kỳ hiến cho thành thị Thăng Long. Nói đến chợ là nói đến buôn bán, tuy nhiên ngoài việc bán mua chợ Hà Nội còn là một không gian văn hóa phản ánh lối sống của người dân chốn kinh kỳ vốn nổi tiếng thanh lịch, sành ăn, sành mặc, sành dùng...”. Theo dòng thời gian qua các thời kỳ, giai đoạn, từ các chợ xưa, chợ cũ, đến các chợ mới, xuất hiện nhiều chợ tạm, chợ cóc, chợ “vồ” và phát triển lên thành siêu thị, trung tâm thương mại…, số lượng các chợ từ lớn đến nhỏ tại Hà Nội chắc phải bỏ một thời gian khảo sát đến tận thôn, xã mới có thể nắm được tương đối. Càng thú vị khi chợ phát triển muôn hình muôn vẻ, muôn sắc màu đời sống, văn hóa. Có chợ bán đủ thứ hàng hóa “trên trời dưới biển” như các chợ lớn ở “cấp” thành phố, “cấp” quận, huyện hiện nay. Có những chợ chuyên rau củ như ở Ngã Tư Sở. Có chợ chuyên bán hoa như chợ hoa đầu vườn hoa Hà Đông, và những chợ hoa vẫn mở tưng bừng khắp nơi vào các ngày giáp Tết, từ Quảng Bá, Nhật Tân đến Hàng Lược... Lại xuất hiện chợ bán đủ thứ đồ cũ ở Hoàng Hoa Thám. Thời gian mở, họp chợ cũng thật phong phú, có


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

chợ cả ngày, có chợ từ đêm đến sáng. Đã và còn có rất nhiều thay đổi của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thủ đô, cùng với những nhu cầu đa dạng của người dân, dẫn đến sự thay đổi, hoặc thu hẹp lại, hay mở rộng hơn, xuất hiện thêm hay biến đổi về hình thức của chợ. Nhưng những nét văn hóa được hình thành trong lịch sử phát triển chợ Thăng Long – Hà Nội, cần được lưu giữ. Trong đó những thông tin lịch sử, chuyện kể dân gian, tư liệu hình, ảnh, tranh vẽ, hiện vật… liên quan đến chợ Hà Nội xưa và nay rất cần được nghiên cứu, bảo tồn, bảo tàng hóa và khai thác phục vụ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch. Ngành văn hóa, du lịch của Thủ đô, bảo tàng Hà Nội rất nên tổ chức những trưng bày chuyên đề, khai thác từ các thông tin sách, ảnh, tư liệu phong phú mà các tác giả nhiều

thành phần vốn là người Pháp và những nước phương Tây khác, sau này là những nhà nghiên cứu trong nước, đã ghi nhận về chợ Hà Nội trong những thế kỷ trước, nhất là thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đặc biệt, cần tăng cường khảo sát, bổ sung để xây dựng một hệ thống dữ liệu về chợ Hà Nội xưa với danh mục các chợ được đặt tên, các kiểu chợ, lịch sử hình thành, những nét riêng về văn hóa, địa lý, phong tục…, những sản vật độc đáo, mặt hàng địa phương tại các chợ, cả những tục ngữ, thành ngữ, ca dao liên quan đến chợ… Đó sẽ là cơ sở cho nghiên cứu, giảng dạy và tham khảo để xây dựng các tác phẩm nghệ thuật, phục dựng để phục vụ cho hoạt động trưng bày, tham quan, cho xây dựng phim truyền hình, điện ảnh. Chắc chắn những dữ liệu này sẽ cần thiết cho những bộ phim muốn khai thác bối cảnh, đời sống Thăng Long – Hà Nội xưa. Việc lưu giữ và phổ biến rộng rãi những thông tin, tư liệu này sẽ góp phần giúp công chúng hiểu sâu sắc hơn về những nét văn hóa chợ xưa của Thủ đô, để thấy sự giàu có của văn hóa, của đạo đức nghề nghiệp… đã ngấm vào hoạt động thương mại của cha ông. Cũng nhờ thế mà ý thức đề cao văn hóa trong ứng xử, kinh doanh tại không gian chợ ngày nay, và rộng hơn là văn hóa kinh doanh có thể sẽ được xây dựng một cách tích cực hơn.

Chợ Mơ khi chưa cải tạo. SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

13


SỰ KIỆN VẤN ĐỀ

Không cứng nhắc mô hình cải tạo xây mới hệ thống chợ

H

Hoài Nam

ệ thống chợ, trung tâm thương mại (TTTM), siêu thị của Hà Nội tuy có nhiều nhưng đã xuống cấp và chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân. Trước thực trạng này, bài toán xây dựng một hệ thống chợ và TTTM hiện đại, hợp lý… đang được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết.

14

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

Vừa thừa vừa thiếu Hà Nội hiện có 411 chợ, trong đó số lượng chợ hạng I chiếm 3,4%, chợ hạng II chiếm 17,6% và 300 chợ hạng III chiếm 72,26%. Điều đó cho thấy, tuy hệ thống bán lẻ của Hà Nội khá lớn nhưng chủ yếu vẫn là chợ tạm, chợ cóc. Mặc dù đã có sự đầu tư đáng kể nhưng hệ thống chợ của Hà Nội chưa tạo ra được động lực khuyến khích phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ. Ông Hồ Quốc Khánh - Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) thừa nhận: Hệ thống chợ Hà Nội nhiều nhưng thiếu thống nhất trong quy hoạch và đầu tư xây dựng nên việc phân bổ không hợp lý về khoảng cách địa lý và quy mô dân số phục vụ. Thực tế cho thấy, ở một phường, xã có đến 2 - 3 chợ nhưng cũng có nơi 3 - 4 phường mới có một chợ. Đặc biệt, Hà Nội hiện chưa hình thành được chợ đầu mối chuyên doanh nông sản thực phẩm để hỗ trợ người sản xuất tiêu thụ sản phẩm, đưa luồng hàng đến hệ thống chợ trên địa bàn Thủ đô và các tỉnh lân cận. Không chỉ có vậy, hiện cơ sở vật chất của hầu hết các chợ đều đã xuống cấp không đảm bảo văn minh thương mại, phòng chống cháy nổ. Một số chợ có quy mô lớn được

đầu tư theo hướng xã hội hóa nhưng chỉ có thể áp dụng tại khu vực nội thành. Công tác quản lý hoạt động ở các chợ chủ yếu theo mô hình cũ, cơ chế hoạt động lạc hậu và được tổ chức không theo một mô hình thống nhất. Nhiều nơi chợ do quận, huyện UBND xã, phường quản lý, có nơi do doanh nghiệp, HTX quản lý nên đã làm hạn chế hiệu quả hoạt động kinh doanh khai thác và quản lý chợ. Xây dựng hệ thống bán lẻ hiện đại Để Hà Nội có được hệ thống thương mại hiện đại, Sở Công Thương Hà Nội đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại trên địa bàn TP đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, trong thời gian tới sẽ xây 9 trung tâm mua sắm, hội chợ cấp vùng và quốc tế. Trong đó có 5 trung tâm mua sắm cấp vùng tại khu đô thị Long Biên - Gia Lâm, huyện Sóc Sơn, thị trấn Chúc Sơn, đô thị Hòa Lạc Phú Xuyên. Tại khu đô thị Tây Hồ Tây và huyện Từ Liêm và khu đô thị Đông Anh sẽ được xây dựng một TTTM, trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế. Đối với chợ thành thị sẽ lựa chọn một số chợ quy mô lớn (trên 10.000 m2) để nâng cấp, cải tạo thành chợ trung tâm với quy mô hạng I. Nhằm phục vụ nhu cầu hàng ngày của dân cư, TP sẽ nâng cấp, cải tạo một số chợ sẵn có thành các chợ bán lẻ nông sản, thực phẩm tươi sống hạng II; Chuyển hóa

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

15


SỰ KIỆN VẤN ĐỀ

một số chợ dân sinh loại nhỏ có diện tích dưới 2000 m2 thành các siêu thị hạng III, cửa hàng tiện lợi. Trong loại hình chợ đầu mối, TP dự kiến cho phép hình thành và phát triển một số chợ đầu mối bán buôn nông sản - thực phẩm tổng hợp cấp vùng quy mô diện tích khoảng 30 ha. Trong đó có 4 chợ đầu mối nông sản thực phẩm cấp vùng tại Long Biên - Gia Lâm, khu đô thị Hòa Lạc, Mê Linh, Phú Xuyên, 4 chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hoa - cây cảnh ở Thanh Oai, Hoàng Mai, Tây Hồ, Thường Tín. Đối với việc xây dựng hệ thống chợ nông thôn, sẽ tập trung vào việc cải tạo, di dời, xây dựng mới để bảo đảm có đủ chợ dân sinh quy mô hạng III ở các xã. Cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới các chợ thị trấn thành chợ quy mô hạng I, II của huyện hoặc nhiều xã trong huyện. Lựa chọn mô hình phù hợp Từ thực tế của hoạt động cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ trong thời gian qua cho thấy, để huy động, kêu gọi doanh nghiệp tham gia xây dựng hệ thống bán lẻ hiện đại đòi hỏi ngành công thương không nên áp dụng cứng nhắc một vài mô hình mà cần căn cứ vào điều kiện thực tế, từ đó đưa ra phương án cải tạo phù hợp.

16

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

Ông Nguyễn Hữu Thắng - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty thương mại Hà Nội cho rằng, việc xây dựng chợ phải phù hợp với điều kiện từng địa phương, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư cùng với Nhà nước xây dựng cải tạo chợ. Đồng thời, trong quá trình quy hoạch xây dựng cải tạo hệ thống các chợ phải được bàn định với người dân kinh doanh, tránh dập khuôn, đầu tư lớn mà không hiệu quả. Để thu hút các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xây dựng hệ thống bán lẻ, bên cạnh sự cố gắng của DN rất cần sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của TP. Nhiều DN tham gia đầu tư xây dựng chợ cho rằng: TP nên xây dựng cơ chế khuyến khích thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế như: bố trí mặt bằng, điện, nước cho các dự án xây dựng chợ, TTTM. Đồng thời, để đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống chợ, TP cần xã hội hóa việc kêu gọi đầu tư bằng nhiều hình thức khác nhau như DN bỏ 100%

vốn, DN và nhà nước cùng hợp tác hay DN và nhân dân cùng bỏ vốn đầu tư... Gắn việc phát triển hệ thống chợ với quy hoạch vùng và hoạt động xây dựng hệ thống đô thị cũng như Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để thu hút DN tham gia hoạt động này thì vấn đề quan trọng là Nhà nước phải đưa ra quy hoạch cụ thể, nhất là, khu vực ngoại thành, có chính sách hỗ trợ vốn vay đầu tư hạ tầng. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng khu đô thị mới phải dành một phần diện tích nhất định cho việc xây dựng hệ thống cửa hàng tiện ích. Bên cạnh việc xây dựng cơ chế hỗ trợ DN tham gia hoạt động này, TP cũng cần đề ra chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Các ngành cần minh bạch hóa, đơn giản thủ tục hành chính trong quá trình kêu gọi đầu tư. Đồng thời bản thân DN phải nâng cao trình độ nguồn nhân lực thương mại.


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

Chợ truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa Việt

Trước thực trạng xuống cấp của hệ thống chợ truyền thống, ngành Công Thương Hà Nội đã có đề xuất cải tạo và nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Phóng viên chuyên đề Đô thị & Cuộc sống đã có cuộc trao đổi với ông Phan Tiến Bình - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội về các giải pháp cho vấn đề này.

Chợ hoa Quảng An - Ảnh: Hai Chi

phẩm tươi sống đáp ứng phần lớn nhu cầu của người dân, cũng như góp phần giải quyết đầu ra cho nông dân. Điều đó cho thấy, chợ truyền thống vẫn là một một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống bán lẻ của ngành thương mại.

Nhiều người cho rằng muốn phát triển hệ thống thương mại hiện đại cần loại bỏ chợ truyền thống, thay vào đó bằng hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại (TTTM). Ông đánh giá thế nào về đề xuất trên?

Trên thực tế, chúng ta đã cải tạo một số chợ theo mô hình TTTM kết hợp chợ truyền thống, tuy nhiên, khi đi vào hoạt động, mô hình này không phát huy hiệu quả như mong muốn. Vậy trong thời gian tới, Hà Nội có tiếp tục thực hiện mô hình này không, thưa ông?

- Chợ truyền thống là nơi giao lưu, mua bán với các mặt hàng đa dạng, là kênh phân phối các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm tươi sống, là nơi dành cho người mua và người bán, đóng vai trò quan trọng đối với người tiêu dùng có thu nhập thấp. Hiện nay, các mặt hàng rau quả, các sản phẩm phân phối trong trung tâm thương mại và siêu thị chỉ chiếm dưới 5% tổng số nhu cầu của người dân, các chợ truyền thống chiếm từ 45 - 50% và 40 - 45% thuộc về những người bán rong.

- Về vấn đề này, Sở Công Thương đã đề nghị UBND TP yêu cầu với những dự án đã được phê duyệt nhưng chưa thực hiện thì giãn tiến độ. Đồng thời chủ đầu tư phải bố trí kinh phí cải tạo, nâng cấp để chợ hoạt động ổn định, việc cải tạo nâng cấp không được thay đổi, bổ sung thiết kế, công năng vốn có.

Không chỉ vậy, chợ truyền thống còn mang đậm dấu ấn văn hóa Việt. Hàng hóa ở chợ với ưu điểm tươi mới, phong phú, đặc trưng cho vùng miền và có giá rẻ. Thông qua các chợ truyền thống, lượng hàng nông sản, thực

Với các công trình đã đi vào hoạt động, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh việc giải tỏa chợ cóc, tụ điểm kinh doanh trái phép, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua sắm, giúp cho hoạt động kinh doanh chợ có hiệu quả. Như vậy, mô hình chợ kết hợp trung tâm thương mại hiện chỉ giãn tiến độ chứ không phải loại bỏ. Trên thực

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

17


SỰ KIỆN VẤN ĐỀ

tế, trong quá trình phát triển đô thị hệ thống các siêu thị có tầm quan trọng nhất định bởi đây là loại hình thương mại văn minh nên chúng ta cần phải hướng đến. Nhằm thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014”, UBND TP vừa có văn bản yêu cầu giải tỏa các điểm chợ cóc, chợ tạm. Vậy Sở Công Thương Hà Nội sẽ thực hiện chủ trương trên như thế nào?

hành vi vi phạm. Tuy nhiên, để hoạt động này đạt hiệu quả cao, một mình lực lượng quản lý thị trường là không đủ mà cần có sự vào cuộc của các lực lượng chức năng khác. Chính vì vậy, Sở Công Thương đã đề nghị UBND TP Hà Nội và BCĐ 127 của TP Hà Nội kiện toàn Đội kiểm tra liên ngành theo hướng giao cơ quan công an là đơn vị thường trực, chủ trì việc giải tỏa chợ cóc.

- Tính đến hết năm 2013, trên địa bàn Hà Nội còn tồn tại 209 tụ điểm chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm lòng đường và vỉa hè làm nơi họp chợ. Trong năm qua, ngành công thương phối hợp với chính quyền các cấp và lực lượng chức năng đã tiến hành giải tỏa dứt điểm được 97 tụ điểm chợ cóc, còn lại 112 tụ điểm chưa được giải tỏa.

Mặt khác, muốn giải quyết triệt để vấn đề chợ cóc, chợ tạm, các quận huyện cần tích cực xây dựng kế hoạch giải toả dứt điểm các tụ điểm chợ cóc, có biện pháp chống tái lấn chiếm. Đồng thời, bố trí các hộ vào điểm kinh doanh mới theo đúng quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ mà UBND TP đã phê duyệt.

Để giải quyết vấn đề này, Sở Công Thương đã yêu cầu lực lượng quản lý thị trường chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các

Xin cảm ơn ông! Lê Nam thực hiện

Ảnh: Hải Linh

18

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

Thỏa sức mua sắm ​​ Nếu như trước đây, chị Nguyễn Mai An (Đống Đa, Hà Nội) thường hay đi chợ để chọn mua thực phẩm. Những ngày rỗi việc hay cuối tuần chị lại có thú vui đi siêu thị, không chỉ để mua sắm mà còn là dịp để chị cùng gia đình vui chơi, ăn uống. Nhưng nay, bận rộn với guồng quay công việc, chị không còn nhiều thời gian lo cho việc nội trợ gia đình. Chợ online trở thành sự lựa chọn của chị. Chỉ một vài cú “click chuột”, chị tha hồ lựa chọn những gian hàng thực phẩm trên mạng, thậm chí một số siêu thị lớn hiện nay cũng đang thực hiện kinh doanh theo phương pháp này. Mua hàng trên mạng vài lần rồi sinh nghiện, có một điểm rất cuốn hút người mua, đó là có nhiều mặt hàng thực phẩm độc đáo vào khó kiếm. Từ những đặc sản của các vùng quê như thịt chua Phú Thọ, yến sào Khánh Hòa, mắm tép Nha Trang, lợn Mường gác bếp, nước mắm Phú Quốc… cho đến các sản phẩm mang đậm phong cách Âu châu, thậm chí rất nhiều sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, chị An phấn chấn kể. Còn chị Nguyễn Quỳnh Trang (Hà Đông, Hà Nội) lại có sở thích mua sắm quần áo, giày dép thời trang qua mạng. Chị đặt hàng từ trong Nam ra ngoài Bắc, hễ hãng nào có hàng mới, độc, lạ, hợp gu là chị chi không tiếc tiền. Nước da trắng ngần, dáng người khá chuẩn nên những món hàng chị chọn đa số đều vừa vặn, dễ mặc và hợp thời trang. Có thể nói, mua sắm online ngày nay đã trở nên phổ biến, tiện lợi đối với người tiêu dùng, đặc biệt đối với giới trẻ và những người bận rộn. Chỉ cần một chiếc máy tính nối mạng, chị em có thể thỏa sức mua sắm từ các mặt hàng thực phẩm, cơm trưa văn phòng, quần áo thời trang, mỹ phẩm, vé xem phim, ca

Bán mua thời

Nhật Nguyên

nhạc cho đến những thứ có giá trị hơn như các mặt hàng điện tử, trang sức... Các trang chuyên bán hàng thường được giới trẻ săn lùng như muare, cucre, lamchame, thậm chí rất nhiều “bà chủ” còn rao bán hàng trên cả facebook. Vẫn tiềm ẩn nỗi lo Hầu hết các trang mạng rao bán hàng online hiện nay đều có nội dung quy định cụ thể đối với các thành viên đăng ký về chất lượng hàng hóa, kinh doanh hợp pháp… Tuy nhiên, những quy định đó hình như chỉ là hình thức, khi rất nhiều mặt hàng được giao bán là hàng giả, hàng kém chất lượng. Theo thống kê trên các trang web, hiện tượng lừa đảo phổ biến nhất vẫn là mua bán qua chuyển khoản, tiền đã gửi nhưng không nhận được hàng, hoặc hàng được gửi đến theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”. Cao cấp hơn là trường hợp rao bán mỹ phẩm, túi xách, quần áo fake (nhái lại hàng hoá nước ngoài có thương hiệu) với giá cao, đánh vào tâm lý khách hàng “sính ngoại”, thích “hàng hiệu”, hoặc tung ra các sản phẩm điện thoại và laptop “dỏm” nhưng “giá rẻ hơn hàng chính hãng” nhằm vào các đối tượng thiếu hiểu biết về đồ điện tử.

Không ồn ào, náo nhiệt như ở các chợ dân sinh, không phải nườm nượp xếp hàng chờ đợi như những đại siêu thị ngày nghỉ lễ, bất kỳ thời điểm nào trong ngày, “chợ ảo” online vẫn tấp nập kẻ bán người mua.

Có thể nói, nguy cơ bị lừa, bị mua hàng kém chất lượng, hàng quá “đát” luôn có khả năng xảy ra với những người mua hàng trên mạng. Và khi đã bị lừa, người mua thường chỉ biết “ngậm đắng nuốt cay” hoặc trông cậy vào sự giúp đỡ của ban quản trị diễn đàn. Thực tế, tại các diễn đàn, rất nhiều chủ đề do thành viên lập nên hoặc do ban quản trị khuyến cáo lúc nào cũng nóng hổi bởi những thông tin lừa đảo xảy ra như… cơm bữa. Vậy nên, những tín đồ săn hàng trực tuyến khuyên chị em “lính mới” khi chọn hàng nên vào những trang web uy tín, đăng tải thông tin rõ ràng. Khi cung cấp thông tin thẻ ngân hàng cần đọc kỹ những điều khoản bảo mật…

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

19


SỰ KIỆN VẤN ĐỀ

Chợ Tây một nét chấm phá

B

Thục Anh

a năm rồi vẫn vậy, chợ mở mỗi tuần một phiên vào mỗi sáng thứ 7. Người ta quen gọi phiên chợ ấy là “chợ Tây” vì nó mang đầy dáng dấp của một phiên chợ cuối tuần ở châu Âu. Nhưng tôi lại muốn gọi nó là “phiên chợ yêu thương”, bởi ở đó không có nói thách lẫn mặc cả, không có điêu chác lẫn dối lừa, không có thực phẩm “bẩn”, lại có cả gian hàng bán mua chỉ với mục đích từ thiện…

điểm hẹn mua sắm của những người sống ở Hà Nội đấy, nhưng nơi này không bất giác cho người ta gọi hai chữ “chợ búa” như thường thấy. 30 gian hàng ngay ngắn trong diện tích chưa đầy 100m2, nhưng rành mạch thành hai khu, một chuyên về đồ thực phẩm, một chuyên về sách, đồ thủ công mỹ nghệ… Tất cả các mặt hàng đều “sạch” và “xịn”, có nguồn gốc rõ ràng, được niêm yết giá công khai, hàng hóa được đựng trong túi giấy thay vì đựng trong túi nilon để bảo vệ môi trường. Đặc biệt, nơi này không có nói thách, không có mặc cả, không có cân điêu. Chừng một nửa trong số những người bán hàng ở đây là người nước ngoài, người từ Canada sang, người từ Australia tới… Có người nói được chút tiếng Việt lơ lớ, có người chỉ biết nói tiếng Anh, nhưng hết thảy đều chung một nụ cười và sự thân thiện, nhiệt tình khi bán - mua.

Ông Patrice Gautier và khách hàng.

Ngõ nhỏ, chợ nhỏ Không ồn ã, náo nhiệt như muôn vàn khu chợ thường thấy, cũng không “muôn sắc màu” như những siêu thị thời hiện đại, chợ Tây lọt thỏm trong ngõ 67/12 phố Tô Ngọc Vân (Tây Hồ, Hà Nội). Cũng họp phiên đấy, nhưng chợ không ì xèo đổi chác, mà chìm đắm trong giai điệu du dương của những bản pop ballad nhẹ nhàng hay những ca khúc đồng quê trữ tình mộc mạc, khiến người ta như lạc vào những con phố mua bán tại châu Âu. Cũng là một

20

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

Chợ Tây “mọc lên” từ năm 2009 từ ý tưởng của một người Pháp - ông Patrice Gautier - Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ chăn nuôi thú y châu Á, muốn thành lập khu chợ mô phỏng chợ phiên cuối tuần ở châu Âu. Lác đác vài quầy hàng thành viên lúc ban đầu, sau 2 năm chợ phiên “gọi” được hơn 20 gian hàng vào hội họp, sau 3 năm thì hơn 30 quầy hàng “đến hẹn” cuối tuần lại về hội tụ. Người đi chợ lúc đầu chỉ loanh quanh dân sống ở khu vực Tây Hồ, chủ yếu là người nước ngoài. Nhưng giờ thì rôm rả cả người Tây lẫn người Việt, cả người ở các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình cho tới những người ở huyện ngoại thành. Ba năm rồi vẫn vậy, chợ vẫn đều đặn mở phiên ba tiếng (9


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

giờ đến 12 giờ) mỗi sáng thứ 7, vẫn “trước sau như một” với nét đặc trưng từ buổi đầu thành lập: “Hàng hóa ở đây luôn phải đảm bảo tiêu chí sạch, an toàn và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng mới được bày bán” như lời anh Alain Fiorucci – một người Pháp có mặt tại khu chợ này từ những ngày đầu – chia sẻ. Không chỉ bán - mua Có hòa vào nhịp điệu cuối tuần của phiên chợ này mới thấy, bán mua chỉ là một lẽ giản đơn ở nơi mà người ta muốn đưa văn hóa Việt và văn hóa nước ngoài đến gần nhau hơn. Thế nên, thực phẩm “sạch”, hàng hóa “xịn”, không nói thách mặc cả… cũng vì cái lẽ giản đơn đó mà duy trì và tạo thành nét riêng. Ở đó, có người đàn ông Pháp Alain Fiorucci dí dỏm nói cười trong gian hàng bán mật ong rừng nguyên chất. Anh còn bày cách cho khách hàng để không mua phải mật ong kém chất lượng, mẹo để giữ mật được lâu hơn... Ở đó có những gia đình hai thế hệ, chợ họp phiên nào cũng có mặt, không chỉ để mua thực phẩm mà còn để gặp gỡ, làm quen và trò chuyện cùng nhau. Thậm chí có những người suốt buổi chẳng mua gì, nhưng vẫn đều đặn đến chợ và nán lại cho đến tận lúc “cuộc vui tàn”. Ở đó có cả những cô cậu trẻ tuổi, không giấu đang là sinh viên đại học, buổi chợ nào cũng đến, không để mua bán hàng hóa, mà “buôn bán” ngoại ngữ…

Ảnh: Yên Chi

Đáng nói hơn cả, là ở phiên chợ này luôn thường trực gian hàng đặc biệt của một nhóm từ thiện do một số phụ nữ nước ngoài tại Hà Nội lập ra để “trao gửi yêu thương”: quyên góp ủng hộ trẻ em khuyết tật và mồ côi. Sản phẩm của gian hàng này chủ yếu là quần áo cũ và một số đồ dùng sinh hoạt do chính khách hàng quen mang đến. Còn có cả một gian hàng đồ chơi “hand made” bán những sản phẩm do những người khiếm thính làm ra nhằm “trợ lực” cho cuộc sống của người khuyết tật. Chợ Tây tuy nhỏ, nhưng là một nét chấm phá độc đáo trong bức tranh toàn cảnh về chợ Hà Nội. Theo năm tháng tuần tự, chợ Tây góp tiếng cho sắc màu văn hóa chợ thời hiện đại, góp tiếng cả cho xu thế giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế của người Hà Nội, cũng như mở ra một không gian văn hóa, một “điểm đến” mỗi dịp cuối tuần ở Thủ đô. SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

21


SỰ KIỆN VẤN ĐỀ

Chợ châu Âu

Đa dạng & độc đáo

C

Bắc Hà

hợ là nơi diễn ra những hoạt động trao đổi hàng hoá công khai và dành cho tất cả những người có nhu cầu mua và bán hàng hoá. Hình thành và phát triển cùng quá trình đô thị hoá, chợ dần trở thành trung tâm của các đô thị, là một phần diện mạo và biểu tượng cho mức độ phát triển của đô thị. Có thể thấy rất rõ điều đó qua những kiểu chợ đa dạng ở các nước châu Âu.

Truyền thống và hiện đạimột lần. Chợ Giáng sinh mỗi năm họp Cho tới nay, chức năng và bản chất cơ bản của chợ không thay đổi so với trước, nhưng hình thức đã thay đổi, cụ thể theo ba chiều hướng. Thứ nhất, là chuyển từ chợ ngoài trời vào trong nhà. Thứ hai, là chuyển từ định kỳ sang thường nhật, biểu hiện rõ nhất là sự ra đời của các hệ thống siêu thị và chuỗi bán lẻ. Thứ ba, là đi chợ không còn thuần tuý chỉ để mua hay bán hàng hoá mà còn để giải trí và thư giãn. Chợ truyền thống tuy bị chợ hiện đại lấn át nhưng không hề mất đi mà vẫn được duy trì ở mức độ và cách tổ chức khác nhau. Ở các nước châu Âu, chợ dưới hình thức siêu thị rất phát triển và rõ ràng là phải như thế mới có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân. Vì thế, siêu thị cũng được coi là một trong những biểu tượng của đô thị hiện đại. Hình thức chợ hiện đại này chỉ còn giống chợ truyền thống ở chức năng mua hàng hoá, ngoài ra khác xa về mức độ chủng loại hàng hoá và cách thức tổ chức chợ. 22

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

Mặt khác, khi chợ hiện đại trở nên “bình thường” thì chợ truyền thống lại là những sự kiện có ý nghĩa đặc biệt. Nó không chỉ là hoạt động chung của cộng đồng, một tụ điểm cuốn hút người bán, kẻ mua và ngay cả người đến chỉ để tham quan và dạo chơi. Có bán và có mua nhưng thật ra chuyện trao đổi hàng hóa không quan trọng bằng giao lưu và giải trí, bằng cách tự đắm mình trong không khí đặc thù của chợ phiên khi xưa. Chợ ngoài trời và chợ sự kiện Ngoài siêu thị, chợ ngoài trời và chợ được tổ chức cùng sự kiện là hai hình thức chợ phổ biến nhất ở các nước châu Âu. Chợ trời thường được tổ chức vào những ngày nhất định trong tuần, đa phần vào cuối tuần, và ở những địa điểm cố định. Ở đó chủ yếu là mua bán đồ cũ, nhưng cũng không thiếu đồ mới, tất cả với giá đương nhiên phải thấp hơn nhiều so với giá cho đồ mới bày bán trong siêu thị. Ở đó có mặc cả giữa người mua và kẻ bán. Có thể nói chợ trời như thế giúp tận dụng được triệt để giá trị sử


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

định nào đó mà chỉ để tận hưởng bầu không khí chợ búa đặc thù, khám phá lại quang cảnh đặc trưng của thời đã qua, để vui và giải trí với sự kiện được tổ chức giữa thiên nhiên. Hình thức chợ ngoài trời này cũng được tổ chức nhân những sự kiện chính trị và văn hoá nhất định ở các đô thị hay vùng dân cư. Nó không khác gì chợ trời nhưng quy mô, sản phẩm hàng hoá không phong phú và đa dạng bằng. Đồ cũ ở đó thường rất hiếm. Nhưng không vì thế mà những phiên chợ kiểu này không thu hút người bán, kẻ mua và du khách. Phiên chợ Noel là ví dụ điển hình. Nó có truyền thống lâu dài và mang nhiều ý nghĩa, trở thành một phần không thể thiếu của ngày lễ tôn giáo linh thiêng của đại đa số người dân ở châu Âu.

dụng của hàng hoá cũ và đã qua sử dụng bởi có những thứ không còn được chủ cũ coi là còn giá trị và muốn bỏ đi thì lại rất có thể giá trị đối với chủ mới. Rất nhiều người đi chợ trời không với chủ ý tìm kiếm thứ đồ nhất

Người Việt Nam ở các nước châu Âu thường kinh doanh ở chợ. Từ những cửa hàng bán lẻ đến các trung tâm thương mại lớn, chợ với người Việt ở nước ngoài không chỉ để làm ăn, buôn bán mà còn là nơi để những người con xa xứ tìm đến với hy vọng nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương, để được ấm lòng nơi đất lạ.

Một phiên chợ diễn ra vào cuối tuần tại Chiswick, Anh.

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

23


NHÂN VẬT

M

ột sáng cuối xuân, trong căn phòng ngập ánh sáng với tầm nhìn tuyệt đẹp ra hồ Trúc Bạch, tôi đã có cuộc trò chuyện với Giáo sư – Tiến sĩ Kiến trúc (GS.TSKT) Nguyễn Lân về những điều tâm huyết mà ông và các cộng sự đã làm được khi đảm nhiệm cương vị của nhân vật và cơ quan “thí điểm” – Kiến trúc sư trưởng TP Hà Nội. Ảnh: Trọng Tùng

GS.TSKT Nguyễn Lân Người dò đường dũng cảm

Dũng cảm với cái mới

Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt với mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị đã tổ chức nhiều chuyến tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại một số nước và sau đó quyết định áp dụng mô hình thí điểm Kiến trúc sư trưởng cho TP Hà Nội. Trước khi được đích thân Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức danh Kiến trúc sư trưởng đầu tiên của Hà Nội, GS.TSKT Nguyễn Lân đang đảm nhiệm vị trí Vụ trưởng Vụ quản lý Quy hoạch và phát triển đô thị của Bộ Xây dựng. Và những say sưa trong quá trình tìm giải pháp cho quy hoạch và phát triển đô thị trên toàn quốc đã được ông gửi trọn trong từng số liệu, từng tấm bản đồ quy hoạch chi tiết, dài hơi cho Thủ đô. Trong bối cảnh phải đối mặt với bộn bề khó khăn của một người “đi dò đường”, GS.TSKT Nguyễn Lân tâm niệm 24

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

phải dùng trí tuệ khoa học để thuyết phục được mọi người về những vấn đề còn đang tồn tại. Vì thế, dù bộn bề với công tác quản lý, các sự vụ họp hành, ông vẫn không hề bỏ qua bất cứ cơ hội nào để nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, với cái tâm luôn là vì cái chung, vì lợi ích lâu dài cho Hà Nội nên đến giờ, khi đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, đã có thời gian để ngẫm ngợi và kiểm chứng về những việc mình đã làm, GS.TSKT Nguyễn Lân cảm thấy vui mừng vì đã tham mưu cho các cấp lãnh đạo trước những quyết định quan trọng, ảnh hưởng lớn đến diện mạo, đến sự phát triển Thủ đô.

Con đường hoạn lộ hanh thông, đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau tại Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước và Bộ Xây dựng đã giúp ông có điều kiện tích lũy kinh nghiệm, nhất là trong lĩnh vực về xây dựng văn bản pháp lý, vốn đang còn thiếu và yếu thời gian đó. Khi được phân công xây dựng Pháp lệnh về Nhà

Vũ Trần

ở - ông không hề biết rằng, mình và các cộng sự đã góp phần đặt những viên gạch đầu tiên cho sở hữu nhà đất khi đưa những khái niệm mới mẻ về nhà ở tư nhân. Nếu như trước đây, tư tưởng nhà ở là Nhà nước phải xây rồi phân cho mọi người đã ăn sâu, thì qua Pháp lệnh này, bản chất của nhà ở đã biến đổi, trở thành một loại hàng hóa, được người dân với tư cách là khách hàng có quyền lựa chọn theo cơ chế thị trường. Đây là những vấn đề hết sức mới mẻ và để được thông qua, thực hiện là cả một quá trình rất phức tạp, nhưng khi đã được thông qua, nó đã góp phần tháo gỡ những vướng mắc, từng bước xóa bao cấp về nhà ở. Một lòng với di sản Nhận nhiệm vụ trở thành “nhân vật thí điểm” trong bối cảnh đất nước đang ở những năm đầu của thời kỳ “mở cửa”, dòng vốn của các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài đang ồ ạt đổ vào, không ít người đã nghĩ đến chuyện


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

“xắn đất” bán cho các nhà đầu tư ngoại quốc. Nhưng với cương vị là Kiến trúc sư trưởng của TP lúc đó, ông và các cộng sự đã tìm mọi cách để Hà Nội vừa phát triển hơn vừa không làm mất đi vẻ đẹp trầm mặc và giản dị vốn có... Nói thì đơn giản nhưng để thuyết phục được các nhà đầu tư tầm cỡ như Hàn Quốc chuyển vị trí xây khách sạn Daewoo đến đường Kim Mã như bây giờ là cả một sự kỳ công. Vị Kiến trúc sư trưởng của Hà Nội và các cộng sự đã phải năm lần bảy lượt thuyết trình về quy hoạch tương lai của Thủ đô, để chỉ cho chủ đầu tư thấy được những lợi thế khi di chuyển di án đến vị trí mới. Và kết quả là khách sạn Daewoo đã mọc lên, góp phần thay đổi đáng kể diện mạo Hà Nội. Ngay cả với quyết định gạt bỏ những đề xuất xây hàng loạt khách sạn cao cấp trong khu vực Phố cổ của GS.TSKT Nguyễn Lân đã từng vấp phải không ít chỉ trích nhưng ông vẫn kiên định với quan điểm: “Muốn Hà Nội đẹp thì phải giữ cho được nét hồn cốt của Thủ đô ngàn năm tuổi”. Đó cũng là lý do mà

ông và cộng sự đã kiên quyết yêu cầu không được phá một biệt thự cổ nào mà phải giữ nguyên. Bởi với ông, nếu không thể trung tu, tôn tạo được thì thà chuyển nó thành một phế tích còn đáng giá hơn nhiều việc đập nó đi rồi thay thế vào đó một kiến trúc lai căng.

về vấn đề môi sinh tại Đông Nam Bộ. Những quan điểm, nghiên cứu của ông khi đó như tìm cách trồng cây cao su ở đâu, quy hoạch dân cư như thế nào để phát triển đô thị nhưng không hủy hoại môi trường đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Rưng rưng khi dạo ven hồ

Từ thời nhiều người lập luận một mét vuông mặt nước bán không ai mua nhưng lấp hồ bán đất Nhà nước sẽ có thêm tiền để phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, ông và các cộng sự đã đề nghị cấm, rồi làm đường quanh hồ để giữ lấy nó. Chỉ có điều, ít ai biết được rằng, để có được những con đường kè quanh hồ ấy, ông và các cộng sự đã chịu không ít khó khăn và hứng nhiều “búa rìu” của dư luận. Khó có thể tả hết nỗi niềm của vị KTS già ấy mỗi khi tản bộ hay đạp xe quanh những con đường ven hồ Trúc Bạch, Hồ Tây bởi với ông, Hà Nội lúc này mang vẻ đẹp riêng có của một đô thị nhiệt đới vừa thấm đẫm chất lãng mạn nhưng vẫn giữ được những nét văn hiến ngàn năm.

Luôn trăn trở về tầm nhìn của người làm quy hoạch, về quan điểm thiết kế đô thị trong tiến trình phát triển..., nên trước khi đảm nhiệm cương vị Kiến trúc sư trưởng của Hà Nội và ngay cả sau này khi đã nghỉ hưu, đảm nhiệm nhiều cương vị khác nhau trong các hiệp hội về quy hoạch, đô thị, GS.TSKT Nguyễn Lân vẫn tiếp tục dùng trí tuệ, tâm sức của mình để thực hiện vai trò của “người biến đổi đô thị”. Ngay khi vừa tốt nghiệp nghiên cứu sinh từ nước ngoài về nước, ông được giao nhiệm vụ đề xuất quy hoạch vùng miền Đông Nam Bộ. Vì lý thuyết được học tại nước ngoài khác xa với thực tế của Việt Nam nên ông đã quyết định thực hiện nghiên cứu khoa học

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

25


TRẢI NGHIỆM MỚI

Cuộc sống xanh đa tiện ích

NumberOne Thăng Long Nguyên Phạm

26

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

“Gần gũi thiên nhiên, thân thiện môi trường” - Thăng Long Number One mang đến cho người dân một không gian sống trong lành với cảnh quan thiên nhiên đẹp, kiến trúc hiện đại và hạ tầng cơ sở đa tiện ích.

7 - THÁNG 3/2014 SỐ 6

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

27


TRẢI NGHIỆM MỚI

Tọa lạc tại số 1 Đại lộ Thăng Long, vị trí đắc địa và tầm nhìn đẹp bậc nhất Hà Nội, dự án bao gồm 2 tòa nhà cao 40 tầng, với hơn 1.000 căn hộ chung cư cao cấp. Thanglong Number One đáp ứng đầy đủ tiêu chí của một tòa nhà xanh, tiết kiệm năng lượng và có độ an toàn cao. Sống tại đây, cư dân sẽ được hít thở bầu không khí trong lành, không gian thoáng đãng từ chính thiết kế hạ tầng cây xanh, hồ nước của dự án và các công viên, hồ điều hòa của khu vực xung quanh. Bản thân Thăng Long Number One, giữa tầng 20 và 21 của các tòa nhà còn có một khoảng không gian xanh với những bức tường cây mọc phủ kín. Những bể nước, tiểu cảnh được sắp xếp đan xen, hài hòa. Đây cũng chính là điểm nhấn độc đáo riêng trong kiến trúc thân thiện với môi trường, tạo nên những giá trị khác biệt của dự án. Nơi các cư dân có thể vui chơi, thư giãn, gần gũi với thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành mà quên đi mọi vất vả mệt nhọc của công việc, cuộc sống. Không những thế, Thăng Long Num28

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

ber One còn được xây dựng bằng các vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng như gạch bê tông khí với nhiều tính năng ưu việt: nhẹ, cách âm, cách nhiệt, chịu chấn động tốt… Vách kính mặt ngoài của tòa nhà sử dụng hộp kính Low - E dày 24mm phát xạ nhiệt chậm, ngăn chặn tối đa tia cực tím song vẫn giữ được ánh sáng tự nhiên cho người dùng. Đặc biệt, nước được đun nóng bằng năng lượng mặt trời và truyền dẫn đến từng căn hộ qua hệ thống heat pump. Ngoài ra, cư dân còn có thể uống nước trực tiếp tại vòi do đã được xử lý qua hệ thống lọc hiện đại, đảm bảo độ tinh khiết.

có thiết kế cao nhất về mức độ an toàn và chịu lực bền vững của công trình. Có thể chịu mức độ động đất lên đến cấp 8.

Cao thứ 3 Hà Nội, Thăng Long Number One được đánh giá là một trong những tòa nhà đầu tiên tại Việt Nam

Với những lợi thế riêng có, Thăng Long Number One đã trở thành một điển hình của cuộc sống xanh đa tiện ích!

Ngoài việc mang đến một cuộc sống xanh, thân thiện với thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái, Thăng Long Number One còn cung cấp một khu văn phòng hiện đại, không gian làm việc chuyên nghiệp. Khu thương mại mua sắm sầm uất với những thương hiệu nổi tiếng thế giới. Một tổ hợp chung cư với đầy đủ các dịch vụ tiện ích trường học, khu vui chơi giải trí, khu tập thể thao…

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

29


NHÂN VẬT

Thăm phố người Ảnh: Yên Chi

Phố Phan Đình Phùng

M

mùa cây thay lá

Lê Ngân Hằng

dài mãi dưới những hàng cây ặc dù Người ở Hà Nội lâu đều dần dà đại thụ bốn mùa rợp bóng, như bao trở nên yêu thương phố. Nhất con đường mà mỗi ngày đi con phố là những con phố còn chút lưu qua, nhất là vào buổi chiều ta từng dấu cổ xưa, yên bình và lặng lẽ muộn hay đêm khuya tịch qua với như phố Phan Đình Phùng, có mịch khiến ta nhớ đến những những dãy nhà, cửa hàng, những dấu ấn mà những con khu vườn . cửa hiệu mời bạn đến tham phố khác không bao giờ có. quan mua sắm, thưởng Những bóng cây đổ dài trên thức cà phê, ăn những bữa phố còn gợi nhớ đến không trưa lúc tan sở, gặp gỡ bạn gian trong tiểu thuyết nổi bè ở một nhà hàng nơi cuối tiếng “Mùa lá rụng trong vườn” của nhà văn Ma Văn phố nhưng khác chăng ở Phan Đình Phùng mọi thứ đều Kháng. Cuốn sách sau này đã được dựng thành phim với không quá ồn ào, náo động mà luôn nhuốm một vẻ cổ bài hát rất hay mà ít ai biết do chính đạo diễn Quốc Trọng kính. Trong khi đầu phố vẫn còn nguyên những ngôi nhà - người vẫn được bạn bè trong giới gọi bằng cái tên dữ kiến trúc kiểu Pháp từ đầu thế kỷ trước với những khu dội như tính cách của ông vậy - "Sói đồng hoang". Theo vườn biệt thự cổ. Ngồi ở một góc vườn của quán cà phê, như lời đạo diễn, ca khúc được sáng tác rất nhanh, chỉ có thể ngắm nhà thờ Cửa Bắc - một trong những nhà thờ sau một đêm trăn trở tìm cảnh quay cho bộ phim với có kiến trúc đẹp nhất với tiếng chuông giáo đường làm những ca từ đầy xúc cảm: “Cây trút lá cho mùa thu thay nên không gian yên tĩnh và thành kính mang không gian áo/Nhuộm một đời vàng những đam mê/Bao nhọc nhằn tôn giáo phong cách châu Âu mãi mà không biết chán. hằn lên lưng mẹ/Những ưu tư phủ trắng mái đầu cha/ Và khác chăng là con đường một chiều tưởng chừng kéo

30

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

Mỗi căn nhà lời tự tình xanh lá/ Ta bên nhau trong tất


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

cả tình yêu/Bao hoài vọng chợt về trên phố cũ/Thấy lòng mình trong những sớm mai…” Theo một cách nào đấy, bạn cũng sẽ có cảm giác rất đặc biệt với những sắc màu và bầu không khí riêng có ở phố Phan Đình Phùng. Một sự pha trộn rõ nét các nền văn hóa chỉ qua việc góp mặt của giới thương gia buôn bán trên phố này. Mua sắm nơi đây không đơn giản là việc lựa chọn một món đồ nào đó mà còn tận hưởng không khí pha trộn của các nền văn hóa mà bạn từng có dịp trải qua. Đây là nhà hàng Quán cũ đậm nét Việt Nam, kia là cửa hàng ăn bình dân theo kiểu Ý khiến bạn mơ về mảnh đất bên bờ Địa Trung Hải phóng khoáng, kia là nhà hàng Nhật Bản, kia nữa là thời trang đồ Da giày túi phong cách châu Âu, có cả tiệm ô mai Hàng Đường có lịch sử lâu đời từ năm 1937… Rồi không thể không nhắc đến nỗi trống trải khi hàng nước trước cửa số nhà 20 đã vắng bóng người bán hàng hồn hậu - NSƯT Lê Mai, thân mẫu của bộ ba nghệ sĩ đẹp và tài năng Lê Khanh, Lê Vân, Lê Vi. Dù bây giờ bà không mở hàng nữa,

nhưng với những người đã yêu con phố Phan Đình Phùng, quán nghệ sĩ thu nhỏ xinh lúc nào cũng đông khách ấy đã trở thành một nét rất riêng của phố. Ai đó nói rằng Phan Đình Phùng là một góc Paris thu nhỏ trong lòng Hà Nội. Với tôi, chính hàng cây khép tán và những góc vườn nhiệt đới làm nên vẻ cổ kính khác mà châu Âu và Paris không bao giờ có. Nhất là mùi lá mục và hương của hoa vườn trong những đêm khuya yên tịch và sâu thẳm hay sau những cơn mưa rào và nắng lên. Những buổi sớm đi qua mùa hoa sưa rụng trắng lối đi hay mùa hoa sấu về... Mỗi khi qua phố đều khiến tôi nhớ vườn. Ai rời xa quê hương sống trong thành phố ngày càng đông đúc và phát triển như Hà Nội thì một ngôi nhà có vườn gần như chỉ thấy lại trong mơ. Nhiều người thành đạt và giàu có dường như đã có tất cả, nếm trải tất cả thì niềm mong mỏi cuối cùng lại chỉ là một ngôi nhà có vườn. Đấy càng ngày là mong mỏi bình thường mà ngày càng trở nên khó nơi thành phố.

Nhà Thờ Cửa Bắc nằm trên phố Phan Đình Phùng - Ảnh: Tú Chi

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

31


HÀ NỘI BỐN MÙA

HÀ NỘI BỐN ÙA

M

K

Ký ức tháng Ba

hi ấy, tôi còn bé xíu, chưa biết đau xương hóc là gì nên bà bảo, con gái mùa này chịu khó tắm gội đầu bằng nước thơm hoa bưởi, tóc sẽ xanh tốt và mượt mà lắm. Lời bà dặn ăn sâu vào tâm trí và trở thành một nghi lễ chăm sóc bản thân Mỗi khi tháng Ba về đặc biệt của riêng tôi vào trong lòng phố tôi mỗi tháng hay nhớ về căn nhà Ba. Vì thế, ở quê của bà nội. dù ở bất Nhớ mùi nước lá cứ đâu, khi thơm hoa bưởi hái hoa bưởi trong vườn. Bà bảo vừa nhú, tháng này giời nồm lòng dạ tôi ẩm, mình mẩy đau đã nôn nao ngóng chờ xương hóc, nấu nồi nồi nước lá nước lá thơm để xông, gội đầu và tắm. thơm. Rồi trong tôi lại Bà bảo chẳng cần thuốc thang, sau khi dâng lên nỗi xông nước thơm mùi nhớ bồi hồi trong ký ức. hương hoa sẽ thấy Mỗi khi đi người nhẹ nhõm và quanh các khỏe lại. lối ngõ vườn quê buổi sớm, trong những cơn mưa phùn nhẹ, hoa bưởi đã nở bung trắng xoá làm sáng rực cả không gian dưới vòm trời mưa xám. Còn trong không khí thì ướp đẫm sương hương thơm nồng nàn.

32

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

Sau này ở Hà Nội, rời xa những lối ngõ vườn quê. Một buổi sớm tháng Ba thức dậy sau những ngày mưa dài, trên phố chợt bắt gặp những thúng, những mẹt trên vai những bà, những chị quang gánh bán rong hoa bưởi trắng tinh khôi, nhuỵ vàng chen giữa những chiếc lá xanh tươi thắm. Theo bước chân họ, cả con phố đông dằng dặc trong mưa xuân vừa như có hình ảnh mới, và mùi hương bưởi ướp vào con phố khiến cho lòng mình thấy nao nao khác hẳn mọi ngày. Mỗi khi có người gọi, thì gánh hoa bưởi được đặt xuống ngay trước cửa thềm nhà ven đường. Rồi những người đi xe máy khác cũng ghé lại hỏi mua tíu tít. Vì là thứ hoa quý nên hoa bưởi ở Hà Nội thường được bán theo cân theo lạng. Chỉ cần mua được lạng hoa thôi là nhiều chị mỉm cười cả buổi. Đâu phải dễ dàng mà có được hoa bưởi để đặt lên ban thờ gia tiên, tỏ tấm lòng thành. Hoa bưởi mua về, còn được thả nhẹ nhàng vào một chiếc bát sứ hay thuỷ tinh để mùi thơm thoảng bay khắp căn phòng. Hoa bưởi còn để người Hà Nội thêm hương cho các loại chè, bánh trôi – những thức quà dân dã nhờ hương bưởi mà trở nên trân quý lạ lùng… Những người làm bột sắn cũng cầu kỳ đặt mua hoa bưởi tươi về ướp bột để biến thức uống nước uống giải nhiệt ấy trở thành đặc sản nổi

Mai Linh

tiếng và là món quà để người Hà thành biếu, tặng cho người thân. Để mỗi khi giữa trưa hè nắng gắt, những người đi xa bốn phương trời nâng cốc nước bột sắn mát lạnh thoảng hương chợt nhớ về những ký ức đẹp của mùa hoa bưởi tháng Ba.


HÀ NỘI Trong ắt bạn bè

M

Hà Nội thiêng liêng & quyến rũ Đỗ Thị Hoa Lý

(Hội viên hội Văn học Nghệ thuật Liên bang Nga)

D

ù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội. Hà Nội của ta Thủ đô yêu dấu... - câu hát thân thương của nhạc sỹ Hoàng Hiệp đã nói thay nỗi lòng tôi mỗi khi nhớ về Hà Nội, về Thủ đô yêu dấu và ký ức lại hiện về ào ạt như những ngày nào tôi náo nức về thăm Hà Nội...

Lần đầu tiên tôi được về Hà Nội khi ở tuổi lên 10. Đó là dịp về thăm nhà dì ở ngõ Lương Sử A, phố Quốc Tử Giám. Lần đầu được đi chơi xa thật hồi hộp! Trong trí óc non nớt của một cô bé lên 10, trên đường đi dường như cái gì cũng đẹp, cũng nên thơ, tràn đầy bí ẩn. Tiếng tàu chạy xình xịch, tiếng bánh sắt nghiến trên đường ray, những đồng lúa mênh mông, những bãi mía, nương ngô ngút ngàn trên phù sa châu thổ sông Hồng cứ lùi dần cho con tàu băng tới. Tiếng còi tàu hú dài báo hiệu sắp vào ga, đã thấy những phố phường Hà Nội tấp nập người xe. Đoàn tàu tiến vào ga B ồn ào náo nhiệt, hai dì cháu chỉ đi bộ một đoạn là tới nhà. Ngõ Lương Sử A nhộn nhịp tiếng chào mời của các quán hàng ăn, những gánh hàng rong, tiếng gọi nhau í ới xen lẫn tiếng thùng chậu khua lanh canh của những người hứng nước máy công cộng đầu phố - Tất cả tạo nên trong tôi một ấn tượng sâu đậm đầu tiên về Hà Nội.

Những ngày sau đó, dì dẫn tôi đi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám. Không thể nói hết những cảm xúc bồi hồi, lâng lâng của tôi khi đứng trước những “cụ Rùa đá”. Vâng, tôi đang đi trong niềm tự hào văn hiến, giữa linh thiêng văn hóa Việt Nam! Đường phố lúc nào cũng tấp nập đông vui. Tiện chân ghé vào một quán kem bên đường để thưởng thức những que kem với vị: thơm, ngọt, bùi lan tỏa nơi đầu lưỡi. Quanh quanh bên vườn hoa Thống Nhất tươi vui gợi nhớ những tưng bừng nối liền Nam Bắc. Mấy ngày ngắn

ngủi qua đi, dì phải đi làm còn tôi lại theo tàu về quê mẹ.

Sau này khi lớn hơn tôi về Hà Nội thường xuyên hơn. Nhà dì đã chuyển đến khu vực trước Bến xe Kim Liên (nay là khách sạn Nikko) nên tôi hay theo dì đi chợ Khâm Thiên, xem xiếc ngay cạnh nhà, xem phim tại rạp hồ Thuyền Quang. Bến xe Kim Liên lúc nào cũng ồn ào những chuyến xe vào Nam, ra Bắc, Công viên Thống Nhất rợp bóng cây xanh và bờ hồ Thuyền Quang liễu rủ êm đềm rực rỡ ánh đèn khi màn đêm buông xuống. Có những lần về thăm nhà ông bà trên đường Láng, trước nhà là sông Tô Lịch và bên kia là Cầu Giấy - nơi có khu chợ nhỏ mà tôi vẫn thường theo bà đi mua đồ ăn rồi đạp xe sang chơi bên Đại học Sư phạm 1, Đại học Sư phạm Ngoại Ngữ... Và Hà Nội đã in dấu trong ký ức tôi từ mỗi góc phố, mỗi hàng cây...

Năm 1988, tôi đi xuất khẩu lao động. Trạm tiếp khách Đông Anh những ngày đông lạnh giá, chúng tôi hồi hộp chờ ngày bay với bao ý nghĩ mông lung về một chân trời xa lắc là Liên Xô qua văn học, là Ukraine có thành Kiev xinh tươi với những trang lịch sử hào hùng. Ngày 23 Tết, chúng tôi rời Nội Bài với bao giọt nước mắt tiễn đưa, những nỗi niềm lưu luyến quê hương trong đó có Hà Nội thân yêu. 4 năm hợp tác lao động qua mau, tôi lập gia đình sinh con và ở lại Ukraine. Khi con trai 5 tuổi, tôi đưa cháu về sống tại Hà Nội cùng gia đình người em chồng ở phố Pháo đài Láng. Mỗi lần về Việt Nam thăm gia đình và con, tôi đều đạp xe dạo quanh Bờ Hồ, phố Nguyễn Thái Học, Cầu Giấy, Láng Thượng... Xuống thăm cô em gái lấy chồng ở Bạch Mai, hoà trong hơi thở của Hà Nội với bánh rán mặn đầu ngõ, với món chè sen mang hương vị thật riêng, thật quyến rũ!

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

33


QUY HOẠCH & ĐÔ THỊ

N

hìn nữ nghệ sĩ với dáng vóc gọn gàng, tác phong nhanh nhẹn, thật khó đoán được tuổi của chị. Mới đó mà đã 40 năm, từ lúc nghệ sĩ trẻ Mai Hương rời trường nghệ thuật sân khấu Việt Nam về công tác tại đoàn chèo Hà Nội. Bao vui buồn nghiệp diễn, bao thăng trầm, trải nghiệm, để những năm qua, nhiều vai diễn gắn với tên tuổi của nữ nghệ sĩ tài năng ấy đã in sâu vào tâm trí của nhiều thế hệ khán giả.

Nghệ sỹ Ưu tú

Mai Hương 40 năm mê đắm nhịp trống chèo Dương Xuân

Nghệ sĩ ưu tú Mai Hương (trái) trong vở "Kiều" của đoàn chèo Hà Nội.

34

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

40 năm qua, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Mai Hương luôn cố gắng thực hiện trọn vẹn vai trò của người nghệ sĩ, đưa nghệ thuật chèo đồng hành cùng đời sống, qua những khó khăn của thời cuộc, qua những nhọc nhằn đời sống, để hôm nay, chiếu chèo, nhạc chèo, yếm áo sân chèo… vẫn toả sáng cùng xã hội đương đại. Mai Hương có may mắn được lớn lên trong cái nôi nghệ thuật. Hai cụ thân sinh ra chị vốn là nghệ sĩ Bích Nhuần, Tuấn Hợp của Nhà hát Cải lương Trung ương. Hai người cậu ruột - NSND Mạnh Tưởng và NSƯT Đình Trí cũng là những gương mặt danh tiếng

35

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

trong làng cải lương phía Bắc. Em trai chị là NSƯT Đức Hải hiện đang công tác tại Nhà hát kịch Việt Nam. Nhiều người hỏi sao Mai Hương không theo nghiệp cải lương. Chị trả lời, ông chị đạo diễn tài danh Nguyễn Đình Nghị đã khởi đầu sự nghiệp nghệ thuật với chèo nên chị muốn nối nghiệp ông. 40 năm gắn bó với sân chèo, có thể nói, Mai Hương đã nỗ lực hết sức để thực hiện điều tâm niệm ấy, ở vai trò một nghệ sĩ biểu diễn. 16 tuổi, Mai Hương trúng tuyển khoa chèo hệ 4 năm của trường Nghệ thuật sân khấu, nay là trường Đại học sân khấu và điện ảnh Hà Nội. Nhiều bạn

bè kể lại, hồi ở trong trường, Mai Hương thường đóng những vai hiền lành, an phận. Vai diễn tốt nghiệp của chị là Ni cô Đàm Vân trong vở chèo cùng tên của nhà viết kịch lão thành Học Phi cũng chính là vai diễn đầu tiên chị được phân khi về với chèo Hà Nội. Thực ra, chị được giao vai diễn “nặng ký” này vì nghệ sĩ Lâm Bằng đi công tác, nhưng với chị đó không chỉ là một cơ may. Vượt qua những e ngại của mọi người, sự nỗ lực của nghệ sĩ trẻ Mai Hương khi đó đã tạo dựng thành công hình tượng một ni cô Đàm Vân có đời sống nội tâm đa dạng và mạnh mẽ.

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

35


NHÂN VẬT

Và từ đây, Mai Hương dần dần trở thành một trong những nghệ sĩ hàng đầu của đoàn với các vai diễn “để đời” như: cô Vân trong vở “Sợi tơ vàng”, cô Lý trong vở “Cô Son”, vai Thanh Vân trong vở “Lý Thường Kiệt”, vai Thị Kính trong vở “Quan Âm Thị Kính”, vai Bích Ngọc trong vở “Người con gái trở về”, vai Cẩm Thuý trong vở “Nơi gặp gỡ của tình yêu”, vai Ngọc Dung trong vở “Đêm hội Long Trì”, vai Huệ trong vở “Nàng Mai và Vạn Lịch”… Đời nghệ sĩ lấy đam mê và dấn thân làm trọng, nhiều khi không ham hố gì thành tích hay danh hiệu. Nhưng ngược lại, những đánh giá xứng đáng của giới chuyên môn, của công chúng, xã hội là lời khích lệ để nghệ sĩ tự tin hơn trên con đường của mình. Năm 1989, nghệ sĩ Mai Hương được ghi nhận là nghệ sĩ xuất sắc của

Thủ đô. Trong Hội diễn sân khấu chèo toàn quốc năm 1993, vai cô Son trong vở chèo cùng tên đã đem lại cho Mai Hương tấm Huy chương Vàng. Năm 2005, nỗ lực cống hiến cho nghệ thuật, cho khán giả của chị tiếp tục được ghi nhận với tấm Huy chương Vàng Hội diễn sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc cho vai diễn Hoàng hậu Thượng Dương trong vở chèo “Thái uý Lý Thường Kiệt”. Sự ghi nhận đó thật đáng trân trọng vì khi ấy, chị đã vào nửa sau của nghiệp chèo, đã gần trọn 30 năm đứng trên sân khấu.

nhận trân trọng nhất. Nhiều người còn nhớ hình ảnh cô câm trong vở “Mối tình Đuông Naly”, một vai không lời với những động tác rất độc đáo và gợi mở được Mai Hương thể hiện. Hay nhân vật Mai trong vở chèo “Công chúa Ngọc Hân” cũng được chị diễn rất linh hoạt, đem lại tình cảm yêu mến và những giọt nước mắt xúc động cho khán giả. Với chị, đã bước lên sàn diễn, dù là vai chính hay phụ, dài hay ngắn, chị luôn diễn hết mình và có những tìm tòi, sáng tạo để bộc lộ cá tính riêng.

Và danh hiệu NSƯT mà chị được trao tặng năm 2005 là sự tưởng thưởng xứng đáng cho những đam mê với nghệ thuật chèo và những thành quả nghệ thuật mà Mai Hương nhiệt thành gây dựng. Cùng với danh hiệu ấy, đánh giá chân thành của đồng nghiệp, khán giả về nghệ sĩ Mai Hương là những ghi

Những năm trước đây, đồng nghiệp, bạn bè và báo giới còn biết đến một NSƯT Mai Hương với vai trò của người quản lý khi chỉ đảm nhiệm vị trí Phó giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội. Trong bối cảnh nhiều đơn vị nghệ thuật, nhất là nghệ thuật truyền thống gặp nhiều khó khăn, Nhà hát chèo Hà Nội là một trong những đơn vị vừa đảm bảo được nhiệm vụ chính trị, vừa tiếp cận được thị trường. Trong những đêm diễn tại sân khấu nhỏ của nhà hát hay những chuyến lưu diễn, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế cho diễn viên, sát cánh cùng Giám đốc NSƯT Thuý Mùi, có một phần công sức của Phó giám đốc Mai Hương. Nhiều lúc nhớ nghề, muốn được diễn, được tiếp tục hoá thân vào những số phận khác nhau nhưng công việc cứ cuốn đi vì NSƯT Mai Hương phải chung lưng gồng gánh bao thứ việc của Nhà hát. Dù bận rộn nhưng khi gặp, vẫn thấy chị say sưa với công việc, với các kế hoạch mới để đưa nghệ thuật chèo đến gần với công chúng hơn. Có lẽ vì thế mà chị trẻ lâu, từ ngoại hình đến tính nết. Phong cách và sự nhiệt thành, say mê với nghề của chị khiến nhiều người khác bị cuốn hút theo!

36

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

xưa

Nét

T

ừ ngày ông cụ thợ sửa chữa đồng hồ ấy mất, cửa hàng đóng im ỉm làm tôi cũng thấy trống trải. Tôi hay sửa đồng hồ ở cửa hàng của cụ. Dù đã trên cái tuổi “cổ lai hi” nhưng cụ sửa đồng hồ vẫn chuẩn lắm. Làm nghề gì ở nơi đô hội này cũng vậy, phải luyện thành giỏi mới tồn tại lâu bền được.

CHA TRUYỀN CON NỐI

Cụ vui tính, vừa sửa vừa nói chuyện để khách đỡ buồn. Là dân Hà Nội chính gốc cho nên cụ biết cách nói chuyện, mà nói nhỏ nhẹ đều đều nhưng rất có duyên. Cụ thuộc làu con phố mình đang ở, cụ có thể đọc vanh vách lịch sử từng gia đình, có thể điểm tên những người cùng lứa với mình. Không những thế, cụ còn nhớ chính xác tất cả những cây trồng trên phố mình, những cây ấy trồng dịp nào, ra hoa mùa nào, cây nào từng suýt nữa bị “giết”. Đại khái cụ thuộc cây cũng

Nguyễn Văn Bình

như thuộc người cùng lứa với mình. Cụ chỉ cho tôi ngôi nhà số 80 phố Quán Thánh, nơi cắt với Hàng Bún, xưa kia là trụ sở toà báo Ngày Nay do ông Khái Hưng một trong những thủ lĩnh của nhóm “Tự lực văn đoàn” cầm trịch. Dù có bị sửa sang, nhưng cái chóp mái ngói hình trụ thì vẫn y

nguyên vì thế mà cảm tưởng như bóng dáng của Nguyễn Gia Trí, của Huy Cận, của Tú Mỡ, của Tô Ngọc Vân vẫn quẩn quanh đâu đây. Cụ bảo cụ rất mê văn của Khái Hưng và vinh dự nhìn thấy ông ấy mấy lần. Ra sửa đồng hồ, thi thoảng tôi lại nghe cụ ca cẩm về chuyện phố xá giờ nhiều xe máy quá, nằm trong nhà mà cũng ù đầu nhức óc.

Cụ là một trong số những người dân Hà thành cứu vãn cho thời gian, làm thời gian sống lại. Nhưng bản thân cụ thì chẳng chống lại được thời gian. Tôi đi qua thấy cửa hàng cụ đóng im ỉm thầm băn khoăn. Chả riêng mình tôi, những người quanh phố này khi hỏng đồng hồ thì đem đi đâu sửa bây giờ. Nhưng sớm nay thì cửa hàng lại mở cửa và ở chỗ ngồi quen thuộc ấy là một người hao hao. Đó là anh con trai của cụ.

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

37


SỰ KIỆN VẤN ĐỀ

PHONG THỦY CHUNG CƯ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KHOA HỌC

Đ

Phan Vũ Mạnh Đức

ối với kiến trúc cảnh quan và môi trường, phong thủy là hệ thống nguyên lý rất có giá trị thực tiễn, có khả năng ứng dụng cao. Tuy nhiên, do thiếu cái nhìn tổng thể, vận dụng một cách mê tín dị đoan các nguyên tắc của phong thủy nên diện mạo của nhiều khu đô thị mới, chung cư, thậm chí công sở trở nên méo mó, bất tiện và phản khoa học…

Phong thủy đòi hỏi việc thiết kế, phối trí các kiến trúc chức năng, hệ thống giao thông nội – ngoại thất nhà ở phải phù hợp với hệ địa mạch, khí trường của một không gian và quy mô xây dựng cụ thể. Một bản thiết kế phong thủy nhà ở, trụ sở làm việc đạt chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu “đúng nguyên lý, tiện dụng – mỹ quan và tiết kiệm”… Đúng nguyên lý Theo yêu cầu này, sơn chủ, hướng nhà, cổng, cửa, sân vườn, bếp, ban thờ, vệ sinh, nước, ánh sáng, không khí, các phòng… phải được bố trí đúng vị trí (tốt hoặc xấu), quán xuyến cùng một hệ ngũ hành (tương sinh hoặc tương hòa) không tạo ra những khuất khúc, sát khí. Các khu vực chức năng như bếp, phòng vệ sinh, phòng tắm và hệ thống giao thông như cầu thang, hành lang, cổng – cửa phải tương thích với hướng gió và thuận địa mạch, tránh được bức xạ ánh sáng, gió mùa, không khí ô nhiễm… gây bất lợi cho sức khỏe, sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, do quan niệm sai lầm, cho rằng phong thủy có thể mang lại lợi lộc, cơ hội thăng quan tiến chức cho con người, không ít công sở đã bị đập phá, chuyển cổng thay cửa; không ít căn hộ chung cư thiết kế phòng vệ sinh chính giữa nhà, phòng bếp chỉ cần “nổi lửa lên em” là các phòng khác đều sực nức mùi nước mắm… Tiện dụng - mỹ quan Theo nguyên lý này, tuyệt đối không được dùng

Ảnh: Duy Tường

38

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

đá, bình phong, non bộ, bể cá, xoay tường, nâng cao bậc cầu thang… để “trấn yểm” gây bất tiện hoặc mất mỹ quan trong sinh hoạt hàng ngày. Yêu cầu này của phong thủy giúp điều chỉnh kết cấu kiến trúc phù hợp với điều kiện địa hình, cảnh quan môi trường và diện tích kém kinh phí và bất tiện trong sinh hoạt. Thậm chí gần đây có nhiều nhà chùa, công sở đắp thêm cả ngọn núi lớn để tạo “thanh long” hoặc dựng cả tấm bình phong bằng đá chặn ngay trước cửa… Tốn kém không chỉ về sức người sức của, mà còn tạo ra sự bất bình trong dư luận xã hội. Với những yêu cầu nói trên, có thể nói hệ thống nguyên lý và thao tác thiết kế phong thủy rất có giá trị trong quy hoạch kiến trúc đô thị, chung cư và cảnh quan môi trường. Nhờ đòi hỏi nghiêm ngặt và đồng bộ, mọi khu đô thị mới, khu chung cư, trụ sở làm việc nếu được thiết kế trên cơ sở các nguyên lý phong thủy sẽ được “vào quy hoạch” một cách tự nhiên, đồng thời cũng có thể hạn chế sự “vô ý thức” của cư dân trong đời sống hàng ngày và trong ứng xử với không gian sinh hoạt cộng đồng.

Nguyên tắc của phong thủy là chung cư, công sở có thể có nhiều cổng, cửa lớn nhưng phải định rõ cổng chính phụ - cổng phụ; cổng và cửa chính phải được thiết kế cùng một khí trường - địa mạch… Theo nguyên tắc này, tất cả các tòa nhà sẽ có sự thống nhất, tạo cảm giác ngăn nắp quy củ của các khu vực đô thị. Theo yêu cầu của phong thủy, trước cửa chính của mỗi tòa chung cư hoặc công sở đều phải dành một khoảng sân thoáng đãng, sạch sẽ để làm minh đường. Trường hợp có nhiều tòa nhà đối xứng nhau trong cùng một khuôn viên, ở trung tâm khoảng sân giữa các tòa nhà nên bố trí đài phun nước, tiểu cảnh non bộ hoặc một kiến trúc cảnh quan để hóa giải sát khí. Nếu khoảng sân không đủ diện tích để thiết kế đài phun nước thì bắt buộc độ cao nền móng, kích thước cửa chính của các tòa nhà phải bằng nhau. Có rất nhiều yêu cầu của phong thủy tưởng như mê tín dị đoan, nhưng thực tế có giá trị cảnh quan và môi trường rất lớn, rất thiết thực như: Sơn chủ của chung cư, công sở có thể đặt ở tòa nhà trung tâm, nhưng cũng có thể

đặt ở phòng điều hành quản lý chung cư, hoặc phòng thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Do đó hướng của chung cư, công sở có thể là hướng cổng – cửa chính, cũng có thể là hướng phòng thủ trưởng cơ quan, phòng điều hành quản lý chung cư. Chỉ cần lưu ý định vị sao cho sơn chủ và hướng có cùng hệ khí, âm dương hài hòa. Cây xanh trong khuôn viên chung cư, công sở phải trồng theo mô hình lòng chảo, nghiêng từ tây bắc xuống đông nam. Những cây lớn, không rụng lá vào mùa đông trồng bao bọc từ hướng bắc sang tây và tây nam; những cây thân nhỏ, rụng lá theo mùa trồng bao bọc thấp dần từ đông bắc qua đông đến đông nam; hoa và cây cảnh trồng trong “khu vực lòng chảo”. Có thể khẳng định, nhiều nguyên tắc của phong thủy có thể góp phần tạo ra sự thống nhất trong quy hoạch, kiến trúc đô thị, xây dựng các khu chung cư hoặc trụ sở làm việc. Bên cạnh đó, nhờ khả năng tác động “kích hoạt tính tự giác” trong sinh hoạt hàng ngày của con người, phong thủy còn góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử xã hội, góp phần gìn giữ môi trường và văn minh đô thị.

Ảnh: Thanh Hải SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

39


QUY HOẠCH & ĐÔ THỊ

“Kế hoạch Xanh” cho các đô thị lớn

Nguyên Sa

S

au Bắc Kinh của Trung Quốc và New Dehli của Ấn Độ, thủ đô Paris của nước Pháp đã trở thành biểu tượng mới cho ô nhiễm không khí trong môi trường sinh thái đô thị. Lần đầu tiên sau 17 năm, chính quyền Il-de-France (Vùng thủ đô của Pháp) đã buộc phải áp dụng cả biện pháp miễn phí sử dụng phương tiện giao thông công cộng lẫn hạn chế sử dụng ô tô cá nhân để đối phó với tình trạng bụi mù quá mức độ cho phép. Khói và bụi đã khiến đô thị lớn nhất này của nước Pháp trở nên mù mịt, hạn chế tầm nhìn và tạo nên hình ảnh xám xịt, ảm đạm. Không chỉ có đời sống thường nhật của người dân bị ảnh hưởng trực tiếp vì tắc nghẽn giao thông mà sức khoẻ của họ cũng vậy khi không khí bị ô nhiễm bởi khói và bụi.

Điều kiện khí hậu và thời tiết chỉ là một lý do và nhân tố “thiên định” này là điều các thành phố lớn trên phải chấp nhận như một thực tại đương nhiên. Và để khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí này, họ đã áp dụng những biện pháp được một số đô thị khác trên thế giới thực hiện rất thành công. Nhưng điều quan trọng là để những biện pháp ấy đưa lại kết quả mong đợi, rất cần quyết tâm chính trị, ưu tiên chính sách và đầu tư tài chính thoả đáng của chính quyền. Ở những TP lớn trên, khái niệm “Đô thị Xanh” dường như chưa được bàn đến, có thể vì chính quyền nơi đó không coi đây là tương lai của đô thị lớn, hoặc nếu có lại cho rằng, nó chưa thể khả thi. Chẳng hạn như ở thủ đô Paris (Pháp) không có chuyện quy định khu này hay vùng kia là 40

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

“khu vực sinh thái” cũng như không quy định hạn chế tốc độ xe ô tô trong TP, không dùng một số hình thức thuế nhằm hạn chế sử dụng xe ô tô cá nhân và khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Vì thế, họ mới chỉ tập trung vào đối phó với tình thế như hiện nay. Trong khi đó, thủ đô Mexico City của Mexico từ lâu đã chứng minh rằng chính quyền đô thị có thể xử lý được những vấn đề về môi trường với một kế hoạch tổng thể chuyên về quy hoạch và phát triển đô thị mang tên gọi là “Đô thị Xanh”. TP này với hơn 20 triệu dân - gần bằng dân số Australia nhưng diện tích chỉ bằng một phần nghìn của xứ sở chuột túi. Cung ứng nước sạch, tắc nghẽn giao thông, thiếu hụt năng lượng, xử lý rác thải, xây dựng tràn lan... đều là thách thức lớn đối với chính quyền TP. Trước


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

thực trạng đó, “Kế hoạch Xanh” được Mexico City đưa ra và thực hiện nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân trong đô thị, cụ thể là làm cho môi trường đô thị lành mạnh đến mức “đáng để cho mọi người sống trong đó”. Những nội dung của kế hoạch này thực ra không mới nhưng cái khó là ở chỗ kiên định thực hiện và thực hiện đồng bộ. Những biện pháp như “phủ xanh mái nhà”, xây dựng mới và cải tạo mạng lưới đường dành cho xe đạp, mở rộng và tổ chức lại hệ thống giao thông công cộng cho nội đô và ngoại ô, tiết kiệm nước và năng lượng, hạn chế sử dụng ô tô cá nhân, hạn chế sử dụng túi ny lông bằng cách áp đặt phí sử dụng, hạn chế sử

dụng củi gỗ và than trong TP, xây dựng những công viên cây xanh và bãi cỏ mới, quy định tỷ lệ xây dựng nhà cùng với tỷ lệ về không gian và cây xanh... đã tỏ ra có hiệu quả. “Kế hoạch Xanh” của Mexico City đã trở thành mô hình cho các đô thị trên thế giới theo đuổi mục tiêu phát triển thành “Đô thị Xanh”. Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái đô thị trầm trọng ở nhiều TP lớn trên thế giới như Bắc Kinh, New Dehli hay mới đây nhất là Paris vì thế không phải là bế tắc trong giải pháp hạn chế mà chủ yếu là vấn đề định hướng, ưu tiên chính sách trong quy hoạch và phát triển đô thị của chính quyền.

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

41


NHÌN RA THẾ GIỚI

Nghệ thuật công cộng nguồn cảm châu Á hứng cho

& Việt Nam

N

Minh Hy

ghệ thuật công cộng không phải là thuật ngữ xa lạ khi các công trình này đã góp phần tạo sự hấp dẫn, độc đáo riêng có cho các đô thị, giúp đô thị gia tăng giá trị cạnh tranh trong kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Sự phát triển của nghệ thuật công cộng ở các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc có thể gợi cảm hứng cho Việt Nam, trong bối cảnh nước ta vẫn đang loay hoay tìm hướng đi cho loại hình nghệ thuật này.

Nghệ thuật công cộng ở Hàn Quốc Khi Hàn Quốc được nhận đăng cai tổ chức Olympic 1988, Chính phủ nước này đã gấp rút có chính sách phát triển nghệ thuật công cộng nhằm quảng bá với thế giới hình ảnh một đất nước Hàn Quốc hiện đại, năng động, sáng tạo. Luật Trang trí Nghệ thuật (Art Decoration Law) đã được ban hành, theo đó, tất cả các tòa nhà cao tầng đều phải dành ít nhất 0,7% tổng chi phí xây dựng cho các công trình nghệ thuật ở mặt tiền hoặc bên ngoài khuôn viên. Năm 2002, Hàn Quốc đã thành lập một Ủy ban Nghệ thuật Công cộng để nghiên cứu, định hướng phát triển nghệ thuật công cộng. Mỗi năm, chính quyền trung ương, các

42

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

Tác phẩm "Chàng béo" của nghệ sĩ Trung Quốc Mou Baiyans.


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

Chính quyền địa phương, Bộ Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc đã đầu tư hàng tỷ đôla cho việc hỗ trợ, đào tạo nghệ sĩ và triển khai các dự án nghệ thuật trên toàn quốc. Chẳng hạn như năm 2005, chính quyền thành phố Anyang - một thành phố hơn 600 ngàn dân (tức chỉ bằng một nửa TP Đà Nẵng) đã đầu tư tới 20 triệu USD để khởi động một dự án nhằm biến thành phố thành một “công viên nghệ thuật”. Với những chính sách trên, trong vòng 10 năm trở lại đây, Hàn Quốc đã nổi lên như một quốc gia có nhiều đóng góp nổi bật và đa dạng nhất trong sáng tạo nghệ thuật công cộng, khiến Hàn Quốc trở thành một “thương hiệu văn hóa mới” và là một điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch.

nghệ thuật công cộng. Tuy nhiên, gần đây các nhà quản lý văn hóa Thái Lan cũng đã ý thức được tầm quan trọng của sáng tạo nghệ thuật mới. Cụ thể là năm 2014, một liên hoan nghệ thuật đương đại quốc tế theo mô hình các liên hoan lớn tại châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ được lần đầu tiên tổ chức tại Pattaya, thành phố nghỉ dưỡng nổi tiếng của Thái Lan. Các nghệ sĩ Thái Lan ưa thích khai thác chủ đề Phật giáo - di sản quý giá của dân tộc Thái, và lồng nó vào trong bối cảnh xã hội hiện đại.

Nghệ thuật công cộng ở Trung Quốc Cùng với sự phát triển kinh tế với tốc độ nhanh nhất thế giới trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc cũng là một nước rất có ý thức đầu tư vào văn hóa. Các ngành công nghiệp văn hóa như điện ảnh, âm nhạc của Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc, xét về phương diện kỹ thuật thậm chí không thua kém các nước phát triển. Các du khách đến Olympic Bắc Kinh 2008 đã chứng kiến thành tựu ghê gớm của Trung Quốc trong việc trang trí ngoại cảnh và tổ chức các sự kiện nghệ thuật công cộng. Các nghệ sĩ Trung Quốc cũng có nhiều sáng tạo khi du nhập và canh tân các chủ đề và kĩ thuật tạo hình phương Tây, tạo ra nét độc đáo riêng, hòa nhập với khung cảnh giàu truyền thống của đất nước này. Nghệ thuật công cộng ở Thái Lan Thái Lan là một trong những nước có ngành dịch vụ du lịch phát triển nhất khu vực, nhưng một thời gian dài, đất nước này chủ yếu tập trung vào việc tu bổ các di tích lịch sử hoặc sao chép các mô hình giải trí ở các trung tâm nghỉ dưỡng, ăn chơi trên thế giới để thu hút du khách, chứ không đầu tư nhiều cho các sáng tạo độc đáo về

Tác phẩm sắp đặt "1000 cánh cửa" của nghệ sĩ Hàn Quốc Choi Jeong Hwa.

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

43


DU LỊCH KHÁM PHÁ

Lên Hà Giang

thăm nhà “vua Mèo”

M

ột trong những công trình để lại nhiều ấn tượng, điểm tham quan hấp dẫn của du khách khi đến Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) là Nhà Vương, một công trình kiến trúc độc đáo của người Mông được xây dựng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đây là nơi ở của “vua Mèo” Vương Chính Đức và “vua Mèo đệ nhị” Vương Chí Sình, những người đã nghe theo lời Bác Hồ, lãnh đạo đồng bào dân tộc mình đi theo Việt Minh, đứng lên đánh Pháp, đuổi Nhật giải phóng quê hương khỏi ách nô lệ, lầm than.

44

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

Lê Nam


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

Muốn lên chiêm ngưỡng khu nhà có kiến trúc nghệ thuật độc đáo của “ vua Mèo”, phải trải qua một hành trình gần 130km từ Hà Giang lên Đồng Văn rồi đến Sà Phìn. Đường đi một bên là vách núi đá dựng đứng, bên kia là vực sâu hun hút, những khúc cua tay áo liên tiếp khi vượt qua cổng trời Quản Bạ, đèo Cán Tỷ, Mậu Duệ... Nhưng sau một quãng đường vất vả đứng trên đỉnh dốc nhìn xuống thung lũng Sa Phìn du khách có thể nhìn thấy nhà họ Vương nằm nép mình dưới tán rừng cây sa mộc cổ thụ, cao vút bật hẳn lên giữa vùng cao nguyên hoang sơ. Hơn 100 năm trước ở khu vực người Mông (Hà Giang), có dòng họ Vương mà đứng đầu là Vương Chính Đức đã thống lĩnh toàn bộ vùng cao nguyên rộng lớn này và tự xưng Vương. Để khẳng định vai trò và uy quyền của

mình, “vua Mèo” mời những người thợ giỏi nhất ở vùng Vân Nam (Trung Quốc) về xây dựng dinh thự. Chính vì vậy mà nhà họ Vương mang nhiều dấu ấn của kiến trúc vùng Vân Nam đời nhà Thanh nhưng lại kết hợp với kiến trúc cổ truyền của người Mông tạo nên một nét vẻ đẹp độc đáo. Là nhà của “vua” nên dinh thự nhà họ Vương được xây dựng toàn bằng gỗ quý, đá xẻ lợp ngói ống trang trí hoa văn chữ “thọ” có độ bên cao, đến nay các tấm lợp vẫn giữ được nguyên bản. Khu nhà có diện tích 1.120m2 bao gồm nhiều nhà ngang, dẫy dọc được làm 2 tầng quy mô, bề thế với 64 gian phòng khác nhau gồm nhà khách, phòng làm việc, phòng ngủ cho các thành viên trong dòng họ và gia nhân giúp việc và quân lính. Trong tòa nhà này “ vua Mèo” còn xây nhà kho lương thực, vũ

khí, đặc biệt có một kho riêng để chứa thuốc phiện. Xung quanh ngôi nhà xây tường bao bằng đá cao gần 3 m được xếp bằng đá nhẵn thín với phiến đá to, chẳng cần vôi vữa mà vẫn vững chắc. Cao nguyên đá Hà Giang vốn thiếu nước, để đảm bảo nguồn nước cho mọi thành viên “vua Mèo” cho xây dựng hệ thống hứng nước mưa bằng tôn nhập từ Pháp xuống chiếc bể chứa lớn nước rất lớn được xây dựng bằng đá. Đến nay chiếc bể nước này vẫn là nguồn cung cấp nước chính cho nhân dân ở Sà Phìn vào mùa khô hạn. Đặc biệt tại đây còn có bể tắm được đục nên từ đá nguyên khối, tương truyền vốn là bể tắm sữa dê vương giả của “ông vua” xứ cao nguyên đá… Ngôi nhà được hoàn thành sau 8 năm xây dựng và tiêu tốn chừng 150.000 đồng bạc hoa xòe Đông Dương thời bấy giờ.

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

45


DU LỊCH KHÁM PHÁ

Dinh thự đá của “vua Mèo” đầy rêu phong nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo, oai phong nơi cực Bắc Tổ quốc đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật, đây là một điểm đến lý tưởng của du khách khi khám phá cao nguyên đá Hà Giang.

46

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

Những năm đầu thế kỷ 20, “vua Mèo” Vương Chính Đức có công chống giặc Cờ Vàng - Hoàng Sùng Anh, ổn định biên giới nên được triều đình Huế ban tặng bức hoành phi “Biên chinh khả phong” đến nay vẫn được treo ở gian chính giữa. Sau này, nghe theo lời kêu gọi của Bác Hồ, “vua Mèo” Vương Chính Đức đã cùng đồng bào dân tộc mình đi theo Việt Minh để đánh Pháp, đuổi Nhật, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông Vương Chí Sình (con trai ông Vương Chính Đức) được Bác Hồ giao giữ cương vị Chủ tịch Ủy ban Hành

chính huyện Đồng Văn, trở thành đại biểu Quốc hội khóa I, II. Ông còn vinh dự được Bác Hồ tặng tám chữ: “Tận trung báo quốc, bất thụ nô lệ” (Trung thành với đất nước, không chịu làm nô lệ) và một thanh đao, những kỷ vật này đến nay vẫn còn. Đối diện trước cổng dinh thự nhà họ Vương là chợ Sà Phìn với dãy nhà cổ mái ngói úp sậm với hơn chục nóc nhà của bà con người Mông được coi là của con cháu của “vua Mèo”. Chợ họp luân phiên các ngày

trong tuần, theo thứ tự ngày ngược lại. Chẳng hạn tuần này chợ họp vào chủ nhật, thì tuần sau sẽ họp vào thứ bảy, tuần sau nữa sẽ họp vào thứ sáu… Xung quanh Sà Phìn du khách có thể đi lại, tham quan, tìm hiểu những nét văn hoá của người vùng cao, thăm đồn biên phòng Phó Bảng...

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

47


THỊ TRƯỜNG & CUỘC SỐNG

Thử

cảm nhận

Mỗi tháng chuyên đề Đô thị & Cuộc sống sẽ gửi tới bạn đọc một số loại mỹ phẩm, trang phục, thực phẩm chức năng, sách... Hãy đăng ký dùng thử và chia sẻ với chúng tôi cảm nhận của bạn về sản phẩm.

03

bộ hộp cơm và bình ủ của Lock&Lock trị giá 748.000 VNĐ/bộ.

Mỗi tháng ban Biên tập chuyên đề Đô thị & Cuộc sống sẽ gửi tới bạn đọc một số loại mỹ phẩm, trang phục, thực phẩm chức năng, sách... Hãy đăng ký dùng thử và chia sẻ với chúng tôi cảm nhận của bạn về sản phẩm

02

bộ hộp cơm Eco Life lớn trị giá 447.000VNĐ/bộ.

Bộ sản phầm gồm: 1 hộp chứa cơm 450ml (Đường kính 100 mm x cao 100 mm); 1 hộp chứa thức ăn 270ml (Đường kính 100 mm x cao 50 mm); 1 hộp chứa trái cây 270ml có chia ngăn (Đường kính 100 mm x cao 50 mm). Thiết kế có lỗ thoát hơi trên nắp hộp giúp dễ dàng mở nắp dù chứa thức ăn nóng; hộp chứa thức ăn: có ngăn chia bên trong hộp, bữa ăn của bạn thêm phần phong phú. Ngoài ra túi được thiết kế cá tính, phía trên túi có dây rút và hai quai xách thuận tiện cho việc di chuyển mà không sợ ngã đổ.

48

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 7 - THÁNG 3/2014


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

03

bộ hộp nhựa 9 sản phẩm Lock&Lock trị giá 874.000VNĐ/bộ

Bộ sản phẩm gồm 9 sản phẩm, có đặc tính kín hơi, có thể xếp chồng lên nhau; tránh được mùi thức ăn hay thực phẩm bên trong hộp có thể đổ ra ngoài; có thể sử dụng đa mục đích như bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, mang theo thức ăn khi đi làm, đi du lịch,...

Thử cảm nhận

Mẫu đăng ký

Họ và tên:......................................................................... Nam

Nữ

Địa chỉ:................................................................................................................ CMND:.................................. Cấp ngày:......./........./................tại:...................

&

Chia sẻ nhận quà “Tôi thấy chuyên đề Đô thị & Cuộc sống trình bày đẹp, nội dung phong phú và hấp dẫn. Tôi sẽ theo dõi những bước đi của chuyên đề với lòng tin những nội dung sâu sắc, đa dạng được Đô thị & Cuộc sống đề cập sẽ góp phần giúp Thủ đô đẹp hơn trong tương lai.”

Chia sẻ của ông Hà Đức Dương sinh năm 1940, trú tại 441 Đường Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Số ĐT:................................................. Email:......................................................

Tôi muốn dùng thử sản phẩm:

Bộ hộp cơm và bình ủ của Lock&Lock

Bộ hộp cơm Eco Life lớn

Bộ hộp nhựa 7 sản phẩm Lock&Lock

Hãy nhanh tay cắt phiếu và gửi thư với tiêu đề “Thử và cảm nhận” về tòa soạn chuyên đề Đô thị & Cuộc sống theo địa chỉ: 21 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội. Danh sách bạn đọc may mắn nhận sản phẩm dùng thử sẽ được đăng trên số 8.

Chuyên đề Đô thị & Cuộc sống xin trân trọng cám ơn những chia sẻ của ông Hà Đức Dương và xin được gửi tới Ông 1 phần quà là Bình giữ nóng 500ml Lock&Lock.

SỐ 7 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

49





Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.