So 6 thang 2 nam 2014

Page 1

SỐ 6 3/2014


TOMORROW starts here. ©2012 Cisco Systems, Inc. All Rights Reserved.

Ngày nay, thật dễ dàng để thấy chúng ta đã phát triển một cách đáng ngạc nhiên đến thế nào. Điện thoại của chúng ta có thể “nói chuyện” với Tivi để ghi lại các chương trình truyền hình yêu thích. Bác sỹ ở Estonia có thể chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân ở Denmark. Các mạng xã hội giúp cho các công ty tăng thêm nhiều dịch vụ khách hàng. Tuy vậy, ngày nay hơn 99% sự vật trong thế giới của chúng ta vẫn chưa được kết nối với mạng Internet. Nhưng chúng ta đang thay đổi điều đó. Và ngày mai, chúng ta sẽ đánh thức hầu như tất cả những thứ gì mà bạn có thể tưởng tượng. Những cái cây sẽ “nói chuyện” với mạng và nói cho các nhà khoa học biết những thông tin về thay đổi khí hậu. Đèn báo giao thông sẽ “nói chuyện” với những chiếc ô tô và nói với các cảm ứng trên đường về việc tăng cường hiệu quả giao thông. Những chiếc xe cứu thương sẽ “nói chuyện” với các hồ sơ của bệnh nhân và nói chuyện với bác sỹ để cứu thêm những mạng sống. Đó là một xu hướng mà chúng tôi gọi là “Mạng Internet của Vạn Vật” (Internet of Everything) – một cơ hội chưa từng có cho cuộc sống của chúng ta. Ngày mai thì sao? Chúng tôi sẽ đánh thức thế giới tỉnh dậy. Hãy cùng chúng tôi chứng kiến điều đó xảy ra như thế nào. #tomorrowstartshere www.cisco.com/web/VN/tomorrow-starts-here


T

hư tòa soạn

Quý bạn đọc thân mến! Năm 2014 được Hà Nội xác định là "Năm trật tự và văn minh đô thị" với mục tiêu quan trọng là tăng cường trật tự kỷ cương, văn minh đô thị, làm cho Thành phố thêm sáng, xanh, sạch, đẹp. Ở một góc độ nào đó, một trong những vấn đề đặt ra trong tiến trình xây dựng đô thị văn minh, hiện đại là tìm lời giải cho bài toán về sự kết hợp hài hòa giữa nhu cầu phát triển và gìn giữ, bảo tồn những giá trị truyền thống cả vật thể và phi vật thể. Với một Thành phố có bề dày ngàn năm văn hiến như Thủ đô Hà Nội, đây lại càng là một yêu cầu cấp thiết. Với mong muốn góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và người dân Thủ đô thực hiện thắng lợi "Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014", Đô thị & Cuộc sống xin gửi tới quý vị bạn đọc một cái nhìn tương đối toàn diện về lĩnh vực gìn giữ, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.

Tổng Biên tập TẠ VIỆT ANH


SỐ 6 3/2014

CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG "Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014" Công việc lâu dài và gian khó ..................................... 6-7

SỰ KIỆN VẤN ĐỀ Bảo tồn di tích Hà Nội Nỗi lo chưa hết "nóng" ................................................ 10-12 Làm đúng luật, di sản sẽ được bảo tồn tốt ....... 14-16 Hồi sinh di tích nhờ trùng tu đúng cách ............ 20-22 Giải cứu "nạn trùng tu" bằng bài toán hệ thống..23-25

NHÂN VẬT "Huyền thoại" Phan Thị Khóa.................................. 28-30

QUY HOẠCH & ĐÔ THỊ Thiết kế hai bên tuyến đường Xuân Thủy.................. 31

VĂN HÓA Thăm phố và người Về phố Hàng Trống tìm tranh dân gian .............. 34-37

Hà Nội trong mắt bạn bè Mưa xuân không tần ngần................................. 39-40 Nghệ sĩ với Hà Nội Tình ca của lúa & hoa................................................... 41-42 Làng & nghề Sắc vàng đá ong............................................................ 46-49

PHONG THỦY & CUỘC SỐNG Thận trọng khi tham vấn phong thủy, tâm linh online............................................................... 50-51

NHÌN RA THẾ GIỚI

Năng lượng mới làm đẹp đô thị ............................ 52-53 Hamburg và tham vọng "xanh" hơn................... 54-55

4

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014


HỘI ĐỒNG CỐ VẤN

content

TS.KTS NGUYỄN THẾ THẢO Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội

TS NGUYỄN THẾ KỶ Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư GS.TSKH ĐẶNG HÙNG VÕ TS LƯU

MINH TRỊ Chủ tịch Hội Di sản Thăng Long  GS.TS

POLICY & LIFE

2014 - Year of urban civilization and security Long - standing and challenging mission . ...............6-7

NGỌC Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Hà Nội  TS.KTS TÔ

OPINION

THỊ TOÀN Phó Chủ tịch Hội KTS Hà Nội KTS LÊ

Hanoi's heritage conservation The long - standing concern ..................................... 10-12 Hanoi launches a long - term campaign to preserve historical heritage .................13 Followwing the law, historical heritage will be poroperly preserved....................................... 14-16 Duong Lam Ancient Village Conservation Project receives UNESCO Award Collect knowlege to protect heritage .................. 17-19 Revive historical heritage by proper renovation ....................................................... 20-22 World Heritage Ages to build but second to lose

......................... 26-27

VĂN LÂN Phó Chủ tịch Hội KTS Hà Nội TS.KTS ĐÀO NGỌC NGHIÊM Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội

Tổng Biên tập

TẠ VIỆT ANH Phó Tổng Biên tập

NGUYỄN MINH ĐỨC LẠI BÁ HÀ Liên hệ quảng cáo

04.377 64 832 / 094 3 622 555 Phát hành

04.377 32 198 / 093 6 455 678

PERSONAL Phan Thi Khoa Legend

NGUYỄN LÂN Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam GS.TS NGUYỄN QUANG

.............................................

28-30

Thiết kế mỹ thuật

MIND GROUP CO.,LTD

CULTURE Discover Hang Trong traditional painting

34-37

Art designer

PHẠM OANH Ảnh bìa

LÊ BÍCH Tòa soạn: 21 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội; Tổng đài: 04.37760444 / Fax: 04.32484413; GPXB: số 147/ GP-BTTTT, cấp ngày 2/5/2013 In tại: Công ty In báo Hànộimới

GIÁ: 19.500 ĐỒNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

5


CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG

“Năm trật tự và văn minh đô thị - 2014”

Công việc lâu dài và gian khó Vũ Duy Thông

C

ó một nghịch lý tồn tại bấy lâu, kinh tế phát triển nhưng văn hóa lại không song hành mà có phần đi xuống. Lấy ví dụ như tại Hà Nội, một đô thị đang phát triển, đang trẻ hóa. Khó mà kể hết những thành tựu của Hà Nội sau 25 năm đổi mới. Chỉ sau 1/4 thế kỷ, Hà Nội đẹp hẳn lên, rộng hẳn ra khiến nhiều người đi xa lâu ngày phải kinh ngạc và thán phục. Từ một đô thị thiếu thốn đủ thứ, ngày nay đời sống ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục và khá nhiều mặt khác của người Hà Nội đã có bước tiến vượt bậc, tuy chưa bằng nhiều nước nhưng nếu so sánh với chính ta, đã một trời một vực. Thế hệ trẻ hiện nay nhiều khi không hình dung nổi cha anh mình đã sống thế nào vì chúng được nuôi dưỡng, học hành, hưởng thụ đầy đủ hơn nhiều lần cha mẹ chúng. Nhưng ngược lại, trong khi đời sống

6

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

Phố Láng Hạ. Ảnh: Thanh Hải

Trật tự, văn minh đô thị là văn hóa nhưng lại không chỉ là văn hóa, nó là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, đã ăn sâu vào lối sống, vào quan niệm xã hội của con người.

vật chất dần được cải thiện, chúng ta phải chứng kiến một số điều mang lại không ít lo âu và thất vọng. Về mặt tinh thần và trật tự xã hội, người Hà Nội vẫn có lúc phải sống trong tâm trạng bất an vì cướp bóc, trộm cắp, lừa đảo, thanh toán lẫn nhau… Tóm lại, chưa bao giờ phần ác của con người lại lấn át phần thiện đến thế, chưa bao giờ con người phải đề phòng con người đến thế. Cũng chưa bao giờ phần văn hóa từ kiến thức sống đến lối sống, lối ứng xử cộng đồng vốn là niềm tự hào của người Hà Nội bị méo mó từ quan hệ trong gia đình (ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu…) đến xã hội như bây giờ. Về vật chất, người Hà Nội luôn

phải đối mặt với vấn đề an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng… Trong mắt du khách, Hà Nội vừa hấp dẫn với sự bí ẩn của một thành phố phương Đông điển hình vừa nhếch nhác, kém vệ sinh và lộn xộn đến mức đáng kinh ngạc. Cùng cần phải nói thêm, tình trạng trên không chỉ có ở Hà Nội, nhưng vì Hà Nội là Thủ đô của cả nước nên sự việc ngày càng trở nên bức xúc. Cho nên, việc bảo vệ văn hóa, an sinh xã hội trở nên bức thiết, không thua kém gì nâng cao đời sống vật chất cho người dân và phát triển kinh tế, phát triển hạ tầng đô thị. Giữa nhiều việc cần làm, chọn một việc cần thiết nhất để làm trước. Việc Hà Nội chọn năm 2014 là “Năm trật tự và văn minh đô thị” là sự lựa chọn đúng, cả về mặt lý luận và thực tiễn, hợp với lòng dân. Trật tự và văn minh đô thị là để chúng ta có một Hà Nội sáng hơn, sạch hơn, xanh hơn, đẹp hơn, trật tự hơn, nền nếp kỷ luật hơn. Con người sống có văn hóa với chính mình và với người


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

cách ứng xử đòi hỏi phải có thời gian lâu dài và phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Huống chi, có biết bao điều cần thay đổi như thế nếu muốn có một đoạn phố, một khối phố thôi có trật tự văn minh đô thị. Cũng cần bao nhiêu ngàn tỷ để xây dựng hạ tầng, bao nhiêu người và máy móc, bao nhiêu công sức để tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân nếu muốn trật tự, an toàn giao thông vào nền nếp trong khi một năm chỉ có 365 ngày?

khác; những thuần phong mỹ tục được giữ gìn, những cái mới cái hay từ bên ngoài được trân trọng tiếp thu để làm giàu có hơn nếp văn hóa Hà Nội. Người Hà Nội vừa giống, vừa khác mọi nơi, vừa kết tụ các tinh hoa sẵn có vừa là tấm gương cho các nơi khác noi theo. Tóm lại, để người Hà Nội ra người Hà Nội, cảnh Hà Nội sạch đẹp, nền nếp tiêu biểu cho những gì tốt đẹp nhất của Việt Nam. Điều đó không chỉ làm thay đổi bộ mặt văn hóa mà còn có lợi ích to lớn trên nhiều mặt, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, du lịch…, những lĩnh vực là điểm tựa để Thủ đô vươn lên. Nhưng thực hiện được trật tự và văn minh đô thị là việc rất khó. Trật tự, văn minh đô thị là văn hóa nhưng lại không chỉ là văn hóa, nó là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, đã ăn sâu vào lối sống, vào quan niệm xã hội của con người. Hãy thử làm một việc như đã từng làm như cấm đốt pháo, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hoặc triển khai việc cấm vứt rác ra đường, phân loại rác…, ta sẽ thấy để thay đổi một lối sống, giáo dục một

Chủ trương đúng nhưng quan trọng hơn là thực hiện. Nếu không đơn thuần chỉ là muốn nâng hơn một bước ý thức cho người dân thì để cho “Năm trật tự và văn minh đô thị” này thành công, nên coi nó là năm mở đầu, trong năm mở đầu ấy chọn một hoặc vài việc vừa sức, làm đến nơi đến chốn, có kết quả cụ thể để người dân thấy được, sang năm lại chọn việc khác. Sau nhiều năm dốc sức như thế, bộ mặt Thủ đô sẽ thay đổi và lúc đó, mục tiêu “trật tự và văn minh đô thị” cho Hà Nội hoàn thành. Dù sao, đây cũng đáng được coi là sự mở đầu tốt đẹp và vô cùng cần thiết.

Phố Trường Chinh. Ảnh: Thanh Hải

Lực lượng chức năng phường Thành Công luôn nỗ lực đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

7


CHÍNH SÁCH & CUỘC SỐNG

Ảnh: Duy Tường

Diện tích căn hộ chung cư và hai cách tính “tim tường” “thông thủy” Song Hà

Căn hộ nhà chung cư có tính đặc thù về sở hữu và sử dụng nên cách tính diện tích cũng khác so với cách tính diện tích nhà ở riêng lẻ. Sở hữu chung - riêng, cách tính diện tích căn hộ đang là vấn đề “nóng” khi chung cư là loại hình nhà ở ngày càng phổ biến. Vậy trên thế giới người ta tính diện tích căn hộ theo cách nào, “tim tường” - cách tính đang gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam hay “thông thủy” - cách tính được cho là có lợi cho người mua nhà? Ở đâu cũng thế, nhà ở riêng lẻ được tính diện tích theo “phủ bì”, tức là, cả diện tích tường bao đều là của chủ sở hữu. Trong khi đó, nhà chung cư, do phần kết cấu khung, tường, hộp kỹ thuật thuộc sở hữu chung của cả tòa nhà nên việc tính diện tích sàn có phần tường, cột, hộp kỹ thuật nằm ở trên vào diện tích căn hộ cũng có quan điểm khác nhau, mỗi quốc gia lại có cách tính khác nhau. Tuy nhiên, có một nguyên tắc chung là tất cả các diện tích xây dựng đều được phân bổ vào giá bán căn hộ và

8

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

các phần diện tích thương mại khác trong tòa nhà. Hầu hết các nước (Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore …) đều sử dụng nguyên tắc sau đây để tính diện tích căn hộ nhà chung cư.

Diện tích sàn sử dụng (Carpet area): Diện tích sử dụng căn hộ (diện tích đặt thảm) là diện tích thông thủy của các phòng, sảnh, khu vệ sinh… trong căn hộ. Diện tích sàn xây dựng căn hộ (Built up area): Diện tích xây dựng căn hộ là diện tích sử dụng cộng (+) với diện tích tường ngăn căn hộ, diện tích cột, đường ống kỹ thuật trong căn hộ đó. Nếu căn hộ có bancon, lô gia, thì diện tích bancon, lô gia được tính vào diện tích xây dựng căn hộ; một số nơi


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

diện tích bancon, lô gia được tính 1/2 vào diện tích xây dựng của căn hộ, một số nơi thì tính 100% diện tích bancon, lô gia vào diện tích xây dựng của căn hộ. Đây thực chất là diện tích căn hộ tính theo tim tường bao đang được áp dụng ở Việt Nam. Ở một số nước người ta tính diện tích xây dựng căn hộ = diện tích sử dụng căn hộ + 10 - 15%. Diện tích xây dựng tổng thể ( Super built up area) hay diện tích bán căn hộ (salable area): Diện tích xây dựng tổng thể căn hộ hay diện tích tính để bán căn hộ là diện tích xây dựng căn hộ cộng (+) với diện tích sở hữu chung của cả nhà chung cư (hành lang, cầu thang, sảnh chung…) phân bổ cho căn hộ đó (theo tỷ lệ phần trăm). Bởi vì những phần diện tích sở hữu chung vẫn phải tính vào giá thành căn hộ. Theo kinh nghiệm các nước, diện tích tổng thể căn hộ hay diện tích tính để bán căn hộ = diện tích xây dựng căn hộ + 25%.

Theo Bộ Xây dựng, nếu tính diện tích sàn căn hộ theo "tim tường" thì đơn giá bán 1m2 sàn căn hộ sẽ giảm xuống và ngược lại nếu tính diện tích sàn căn hộ theo kích thước "thông thủy" thì đơn giá bán 1m2 sàn căn hộ sẽ tăng lên nhưng tổng giá bán căn hộ của 2 trường hợp này đều không thay đổi. Như vậy, dù tính theo cách nào thì người mua căn hộ cũng không bị thiệt thòi về quyền lợi.

Về quy định cách tính diện tích căn hộ khi mua bán thì có nước cho phép Bên bán và Bên mua tự thỏa thuận cách tính diện tích, có nước thì quy định cụ thể cách tính diện tích như: Hàn Quốc thì quy định diện tích căn hộ được tính theo tim tường ngăn căn hộ, trong trường hợp tính theo kích thước thông thủy thì không trừ phần diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật, nhưng phải xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Đất đai, Giao thông vận tải và Hàng hải Hàn Quốc. Ở Ấn Độ trước năm 2013 thì để Bên bán và Bên mua tự thỏa thuận cách tính, nhưng mới đây, đầu năm 2013 Chính phủ quy định cách tính diện tích sàn căn hộ theo thông thủy. Đây cũng là cách tính mà Việt Nam sẽ áp dụng chính thức từ ngày 8/4/2014 theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BXD ngày 20/2/2014 của Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.

Ảnh: Thanh Hải SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

9


SỰ KIỆN VẤN ĐỀ

Bảo tồn di tích Hà Nội

Nỗi lo chưa hết “NÓNG”

Chùa Láng đang được trùng tu. Ảnh: Đức Giang

văn hóa Hà Nội rất đáng được ghi nhận nhưng thỉnh thoảng dư luận vẫn “nóng” lên vì những vấn đề liên quan đến di tích. Năm 2010, những người yêu nét rêu phong Đào Vũ - Linh Anh cổ kính của Ô Quan Chưởng ngỡ ngàng vì di tích bị “trát phấn” bằng lớp vữa sau đợt trùng tu. Ít lâu sau đó, người dân của mảnh đất Tản Viên Sơn Thánh lại ngậm ngùi tiếc i tích là một phần linh hồn của Hà nuối cho bức tường thành bằng đá ong cao 3m quanh Nội, giữ gìn di tích là giữ gìn cái hồn Đền Và bị phá để làm lối đi cho xe chở vật liệu phục vụ của Thăng Long xưa và để cho con việc trùng tu, tôn tạo. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, cháu mai sau hiểu hơn về nguồn cội. vẻ uy nghiêm, cổ kính của Thành cổ Sơn Tây đã biến Vì vậy, người Hà Nội dù tất bật xây mất khi cổng Thành được xây mới. Rồi thông tin sư trụ dựng những công trình cao tầng, trì chùa Một Cột – Diên Hựu dọa những kiến trúc sẽ hạ giải chùa; hàng trăm hộ gia hiện đại để Thủ đô tự hào sánh đình làng cổ Đường Lâm viết đơn vai với thủ đô các cường quốc Hiện, Hà Nội có 600 di tích đòi trả lại di tích… khiến dư luận năm châu, nhưng chưa bao giờ đang trong tình trạng xuống không khỏi bức xúc. Có lẽ ông Tô quên đầu tư bảo tồn cái hồn cốt cấp nghiêm trọng. Dự kiến, Văn Động - Giám đốc Sở VHTT&DL hơn ngàn năm tuổi của mình. giai đoạn 2013 - 2015, có 68 Hà Nội không quá lời: Hà Nội động di tích có giá trị cao được TP đến di tích nào cũng “nóng”.

D

Những bài học chưa quên

10

hỗ trợ ngân sách đầu tư tu bổ, tôn tạo với số vốn 304 tỷ đồng và ngân sách TƯ hỗ trợ là 40 tỷ đồng.

Nhầm lẫn về “quyền chủ nhân”

Theo Sở VHTT&DL Hà Nội, toàn TP hiện có 5.175 di tích, trong đó số di tích đã xếp hạng là 2.264 (chiếm 42,65%). Được sở hữu 1/3 tổng số lượng di tích trong cả nước, người Hà Nội chưa bao giờ hết tự hào về sự giàu có của giá trị văn hóa cội nguồn. Nhưng các nhà quản lý văn hóa chưa thể kê cao gối ngủ yên trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, trước lời cảnh báo nhiều di tích có thể bị xóa sổ.

Nhìn nhận một cách khách quan, sai phạm với di tích có 2 hình thức phổ biến. Một là, tu bổ “vượt rào” hoặc thiếu kiến thức, trình độ chuyên môn dẫn tới sự thay đổi về mặt kiến trúc, cảnh quan, niên đại của di tích. Hai là, di tích bị "làm mới" từ trong ra khi những người có trách nhiệm trông coi thay đổi, sắp xếp lại đồ thờ tự.

Quyết tâm và nỗ lực trùng tu, bảo tồn di tích của ngành

Ở hình thức thứ nhất, Hà Nội có rất nhiều “bài học” để

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

Nét đẹp cổ kính của chùa Tùng Văn. Ảnh: Yên Chi

Công tác bảo tồn, tôn tạo di tích không phải một sớm, một chiều. Ngoài việc tăng cường kiểm tra, xử lý, chống xuống cấp, tăng cường xã hội hóa thì kinh phí đầu tư cho trùng tu di tích của Hà Nội sẽ được tập trung hơn trong thời gian tới. Sở cũng đề xuất UBND TP Hà Nội dành riêng một nguồn quỹ bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp khẩn cấp. Ông Tô Văn Động Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội Chi tiết trạm khắc tại chùa Láng. Ảnh: Nguyễn Đức

đời như vụ sư trụ trì chùa Trăm Gian tự ý cho dỡ hạng mục nhà Tổ, gác Khánh để tu bổ khi chưa có sự đồng ý của các cơ quan chức năng; Ban quản lý dự án thị xã Sơn Tây tu bổ tường Thành cổ khác với phương án đã được thỏa thuận; trong quá trình tu bổ, đình Yên Phụ (quận Tây Hồ) bị phá đi các họa tiết trang trí tinh xảo, đình Xuân Tảo (huyện Từ Liêm) bị dỡ ra làm mới… là những minh chứng cho việc di tích bị làm mới từ trong ra. Nói về vấn đề xâm phạm di tích, giới nghiên cứu chỉ ra rất nhiều nguyên nhân. Theo GS Trần Lâm Biền, rất nhiều di tích, cụ thể là việc ứng xử với di tích, hiện đang có sự nhầm lần về “quyền chủ nhân”. “Trong một số trường hợp, những người làm về quản lý hoặc trông coi di tích lầm tưởng và ứng xử với di tích theo cách họ là chủ nhân. Đó là điều không thể chấp nhận được” - ông Biền nói. Nhìn nhận dưới góc độ khác, PGS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phân tích: “Do

nhận thức về công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản của người dân còn hạn chế nên một số tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân đóng góp kinh phí tu bổ thường muốn chi phối quá trình tu bổ theo ý muốn chủ quan của mình”. Đánh giá cao vai trò, nguồn lực của cộng đồng đối với việc bảo vệ, trùng tu di tích, nhưng PGS Đặng Văn Bài cho rằng: “Nhà nước không nên làm thay cộng đồng trong công tác này, nhưng cũng không được “khoán trắng” việc tu bổ cho cộng đồng. Muốn phát huy vai trò của cộng đồng, Nhà nước cần tăng cường đầu tư và có biện pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về văn hóa, để hướng cộng đồng vào những mục tiêu chiến lược”. Ở góc độ quản lý, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Trương Minh Tiến cho biết, Hà Nội đã có sự phân cấp quản lý di tích rất rõ ràng như 12 di tích tiêu biểu thuộc sự quản lý của TP; Các di tích đã xếp hạng còn lại do UBND các SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

11


SỰ KIỆN VẤN ĐỀ quận, huyện, thị xã quản lý hoặc giao cho Chủ tịch UBND các xã, phường làm đại diện ban quản lý. Di tích chưa được xếp hạng do các quận, huyện, thị xã ủy nhiệm cho xã, phường thành lập ban quản lý. Hà Nội không có di tích giao cho tư nhân quản lý. Thế nhưng khi sai phạm tại chùa Chân Long vỡ ra, các cơ quan chức năng mới “tá hỏa” vì di tích quốc gia này chưa có ban quản lý. Trên thực tế, ngoài chùa Chân Long, Hà Nội có nhiều di tích quan trọng, thậm chí là di tích quốc gia đặc biệt cũng trong tình trạng này. Như vậy, trách nhiệm của các ban ngành, chức năng liên quan đến việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích ở Hà Nội còn nhiều điểm chưa hợp lý.

Kiểm kê để quản lý, quy trách nhiệm rõ ràng

tư liệu từ Hán - Nôm sang tiếng Việt các hoành phi, câu đối, bia đá, sắc phong trong di tích, sau đó đóng thành quyển và lưu ở 3 cấp: Phòng VHTT huyện, UBND xã có di tích và tại di tích. Qua kiểm kê, Đông Anh đã xây dựng phần mềm quản lý, nhập dữ liệu thông tin, ảnh liên quan đến di vật, cổ vật trong di tích, nhằm từng bước số hóa công tác bảo tồn, đưa di tích vào “ngân hàng” quản lý. Cùng với Đông Anh, nhiều địa phương khác ở Hà Nội đang tiến hành kiểm kê di tích, hiện vật. “Ngành văn hóa đang tiến hành tổng kiểm kê di tích trên địa bàn TP để có những đánh giá tổng thể. Sau đó, sẽ phân loại xem có bao nhiêu di tích chùa, bao nhiêu di tích đền… rồi cắm mốc giới, định vị lại. Đây cũng là khâu quan trọng để từng bước số hóa di sản nhằm quản lý một cách có hệ thống, hạn chế tối đa sự xâm phạm”, ông Tiến cho hay.

Trong bối cảnh công tác trùng tu, quản lý di tích có nhiều gam màu tối, thì huyện Mê Linh nổi lên như một điểm sáng. Chia sẻ kinh nghiệm quản lý, ông Phan Văn Luật - Trưởng phòng VHTT huyện Mê Linh cho hay, cùng với việc thành lập Ban quản lý, tất cả các xã có di tích đã xếp hạng ở huyện đều cử một người có kinh nghiệm, uy tín, tinh thần trách nhiệm trông coi di tích thường xuyên. Người trông coi được hưởng mức hỗ trợ 450.000 đồng/tháng. “Mức hỗ trợ tuy chưa tương xứng với công sức mà họ bỏ ra, nhưng là sự động viên kịp thời giúp người trông coi tâm huyết hơn với công việc. Bằng cách này, huyện Mê Linh nắm bắt được tình trạng của di tích hàng ngày, hàng giờ, từ đó có biện pháp bảo tồn và phát huy phù hợp” - ông Luật khẳng định. Đối với việc huy động nguồn lực xã hội hóa trùng tu di tích, huyện Mê Linh yêu cầu, người nào phát tâm công đức dù lớn đến đâu cũng phải tuân thủ các quy định hiện hành. Nhờ vậy, từ năm 2008 đến nay, Mê Linh thu hút được hơn 100 tỷ đồng xã hội hóa (hơn 70% tổng kinh phí đầu tư trong giai đoạn này), nhưng các di tích ở Mê Linh sau khi tu bổ đều không để lại “điều tiếng”. Nhận thức rõ nguy cơ thất thoát di sản, huyện Đông Anh đã lập đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa giai đoạn 2011 - 2015. Trên tinh thần đó, hàng ngàn hiện vật trong các di tích ở Đông Anh đã được giám định về tên gọi, vị trí, hình dáng, chất liệu, kích thước, hoa văn, niên đại... và phân loại theo 3 cấp giá trị và lập phiếu hồ sơ khoa học. Bên cạnh đó, huyện Đông Anh đã cho dập các văn bia, chuông, khánh; dịch

12

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

Khu vực đang trùng tu bên trong chùa Láng. Ảnh: Nguyễn Giang


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

Để tránh tình trạng di tích hỏng đâu vá đấy, ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội cho biết TP đang xây dựng các kế hoạch dài hơi để bảo tồn hệ thống di tích của Thủ đô.

Hà Nội đang xây dựng kế hoạch dài hơi để bảo tồn di tích Thưa ông, Hà Nội luôn dành mối quan tâm đặc biệt cho công tác bảo tồn di sản. Nhưng do lượng di tích lớn, nên tình trạng di tích xuống cấp nghiêm trọng ngày càng nhiều. Vậy ngành văn hóa Hà Nội có thêm động tác đặc biệt nào để gìn giữ vốn di sản mà cha ông để lại? - Thời gian qua, UBND TP đã dành nhiều quan tâm và chỉ đạo cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Bằng chứng là giữa năm 2013, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết 16/2013/NQ-HĐND “Về chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân vào xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản trên địa bàn Thủ đô”. Hàng năm, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo huy động 1.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 40%) từ nguồn xã hội hóa để trùng tu các di tích trên địa bàn. Ngoài ra, trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa trên địa bàn TP giai đoạn (2013 - 2015), cùng với ngân sách của TƯ và ngân sách TP quyết định mức đầu tư tu bổ, tôn tạo và hỗ trợ chống xuống cấp 37 di tích trọng điểm.

Với vai trò là cơ quan giúp việc chuyên ngành, Sở VHTT&DL đề xuất lên UBND TP Hà Nội và Bộ VHTT&DL những gì để thực hiện tốt công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích? - Sở VHTT&DL sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND TP tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích cho các ngành, các cấp trên địa bàn TP, nhất là cấp quận huyện. Ngoài ra, các cấp phải dành nguồn ngân sách thích đáng cho việc điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ, cắm mốc giới, từng bước di chuyển hộ dân đang ở trong khu vực 1 của di tích, lập các dự án để tu bổ di tích, tăng cường xã hội hóa để tạo nguồn lực chống xuống cấp di tích. Ngân sách của TP và Chương trình đặc biệt cần phải có đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chú ý đến nơi khó khăn trong công tác xã hội hóa, các di tích cách mạng kháng chiến, các di tích quốc gia đặc biệt... TP cũng cần tăng cường bồi dưỡng ngắn hạn về công tác bảo tồn di tích cho cán bộ quận, huyện đặc biệt ban quản lý của các dự án. Trong việc chọn nhà thầu thi công tu bổ di tích các quận huyện phải tuân thủ theo đúng quy định của Luật, chọn nghệ nhân, nhân viên kỹ thuật phải có chứng chỉ và kinh nghiệm tu bổ di sản... Xin cảm ơn ông! Hoàng Lan thực hiện

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

13


SỰ KIỆN VẤN ĐỀ

Chùa Trăm Gian. Ảnh: Phong Thu

Đề tài bảo tồn, tôn tạo và phát huy di tích của Thủ đô dường như là góc đầy tâm huyết với TS Lưu Minh Trị - Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Dù nhắc đến không ít sai phạm trong công tác bảo tồn, song chia sẻ với Đô thị & Cuộc sống, vị nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội vẫn khẳng định: Nếu chấp hành nghiêm, cụ thể hóa một cách sáng tạo Luật Di sản văn hóa (được sửa đổi năm 2009) và những hướng dẫn, quy định liên quan của Bộ VHTT&DL, sẽ bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị của di sản.

Làm đúng luật, di sản sẽ được bảo tồn tốt

Nói đến việc bảo tồn di tích Hà Nội, nhất là khi có sai phạm nào đó xảy ra, người ta thường nhắc đến vấn đề phân cấp quản lý. Theo ông, cách phân cấp hiện nay có hợp lý và có lợi cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích không?

- Ta hãy nhìn vào quy định của Luật Di sản và hướng dẫn của Bộ VHTT&DL quy định từ việc công nhận di tích, cho đến bảo quản, bảo tồn, tôn tạo di tích, rồi phục dựng di tích, thậm chí quản lý cấp Nhà nước về di tích, tất cả được phân cấp rất rõ. Đối với di tích cấp nào thì cấp đó ra quyết định và cấp bằng công nhận di tích. Từ đó liên quan đến việc phân cấp về mặt lập hồ sơ công nhận di tích, về tu bổ di tích và quản lý di tích. Rõ ràng trên danh nghĩa di tích cấp tỉnh, TP thì do UBND cấp

14

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

tỉnh, TP có trách nhiệm quản lý thông qua Sở VHTT&DL. Nhưng do Sở VHTT&DL không quản lý được tất cả các di tích, nên phải phân cấp xuống quận, huyện. Thế nên, nếu xảy ra chuyện gì đó như trường hợp chùa Trăm Gian, thì hỏi cấp huyện đầu tiên, sau đó mới “gõ” xuống cấp xã. Kể cả việc lập hồ sơ công nhận hay tôn tạo di tích, về danh nghĩa phân cho cấp nào quản lý thì cấp đó chịu trách nhiệm. Theo tôi, quy định như thế là hợp lý rồi, nhưng cái yếu của chúng ta hiện nay là việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát của UBND quận, huyện không đến nơi đến chốn. Đúng ra định kỳ 3 tháng hay 6 tháng phải kiểm tra, mời các trưởng ban quản lý di tích lên để kiểm điểm, đánh giá; hoặc là xuống cơ sở xem thực tế việc quản lý di tích như thế nào. Lâu nay, quận huyện, nhất là phòng VHTT chưa làm tròn trách nhiệm, thiếu đôn đốc kiểm tra, thiếu việc rút kinh nghiệm


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

cấp quận huyện, thiếu vai trò của phòng VHTT quận, huyện trong việc giúp họ làm quy hoạch, dự án thiết kế, còn thiếu sự phối hợp giữa TP (mà điển hình là Sở VHTT&DL) và quận, huyện. Do đó khi có quyết định đầu tư tu bổ, quận, huyện không thấy hết trách nhiệm của mình. Nhìn từ các trường hợp vi phạm thấy, ngoài việc phối hợp quản lý, quy trình tu bổ di tích vẫn còn điều gì đó chưa “ổn”…

Cầu chùa thầy. Ảnh: Phong Thu

trong quản lý. Luật quy định rất rõ, đã ủy quyền cho quận, huyện rồi thì quận huyện phải giúp TP làm việc quản lý. Nhưng không phải quận, huyện nào cũng để xảy ra sai sót trong quản lý di tích, thưa ông. - Đúng vậy! Có một số nơi làm tốt việc quản lý di tích, như quận Tây Hồ, hàng năm cứ đúng vào Ngày Di sản (23/11), Phòng VHTT mời các trưởng ban quản lý di tích lên họp rút kinh nghiệm hết sức cẩn thận. Ngoài họp rút kinh nghiệm còn khen thưởng động viên. Hàng tháng, Phòng VHTT xuống giúp các nơi lập hồ sơ tu bổ di tích, rồi thống kê đánh giá cổ vật. Gần đây có thêm huyện Mê Linh cũng làm tốt việc này. Thậm chí, Mê Linh còn có thêm chế độ phụ cấp cho trưởng ban quản lý di tích. Như vậy họ đã làm đúng trách nhiệm, thông qua ban quản lý di tích cấp xã phường để giúp quận huyện quản lý di tích giúp TP. Rõ ràng nơi nào, phòng VHTT quận huyện thường xuyên giúp đỡ xã, phường về cách quản lý, phương pháp quản lý và kinh nghiệm quản lý, kiến thức quản lý và bồi dưỡng cho các trưởng ban về quản lý (kể cả nghi thức lễ hội) thì ở các nơi đó việc quản lý di tích tốt, tu bổ tốt và phát huy cũng tốt. Cũng phải thấy ở những nơi xảy ra sai phạm trong quản lý di tích, ngoài thiếu sự kiểm tra, đôn đốc của

- Nếu làm đúng thì một di tích được công nhận cấp tỉnh, TP hay cấp T.Ư, hay di tích quốc gia đặc biệt thì quy trình bao giờ cũng là làm quy hoạch, chiến lược, kế hoạch và trong từng thời gian có thể làm dự án, sau đó mới đến thiết kế kỹ thuật thông qua các cấp.

Dứt khoát tu bổ phải làm theo quy trình như vậy, cấp nào quản lý thì cấp đó phải duyệt dự án, thì sơ suất không xảy ra. TP chúng ta hiện nay chưa thực hiện nghiêm túc quy trình, từ lập kế hoạch, xây dựng dự án đến thiết kế và thi công có nơi chưa nghiêm chỉnh, cho nên xảy ra những chuyện đáng tiếc. Có nơi lập hồ sơ sơ sài, có nơi thi công không đạt yêu cầu hoặc có nơi đơn vị thi công không đủ trình độ làm sai thiết kế, làm hỏng di tích, khiến di tích không được bảo tồn nguyên gốc một cách tối đa. Ông có ý kiến gì trước hiện tượng “nhầm quyền sở hữu” đang diễn ra ở một số đình, chùa hiện nay? - Dù là chùa do các vị sư quản lý hay đình, đền có ban quản lý đều là tài sản quốc gia, chứ không phải của riêng ai. Nếu, sư trụ trì hay ban quản lý lạm dụng làm sai dứt khoát phải ngăn chặn. Có một nhược điểm hiện nay là có một số sư trụ trì không đủ khả năng để giữ chùa, bảo tồn chùa, nhưng vẫn không thể thay thế người khác. Hội Phật giáo cấp tỉnh, TP cho đến huyện đều có, làm sao để trách nhiệm của các tổ chức ấy cao hơn thì sẽ hỗ trợ được cho việc bảo tồn, quản lý di tích được tốt hơn, đầy đủ hơn, sâu sát hơn, hạn chế xảy ra những chuyện lạm dụng, thương mại hóa ở chùa. Thêm vào đó, cũng phải nêu cao vai trò của ban quản lý di tích, phát huy vai trò của họ ở các cấp thì công tác bảo tồn tôn tạo mới đúng quy trình, đồng thời xã hội hóa cũng tốt.

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

15


SỰ KIỆN VẤN ĐỀ

Đền Voi phục

Đình Kim Liên

Mấy năm gần đây, số tiền TP đầu tư cho di tích lên đến cả ngàn tỷ đồng cho thấy TP quan tâm đặc biệt đến việc bảo tồn và phát huy di tích. - Về chính sách của Nhà nước chung và Hà Nội nói riêng lâu nay là ưu tiên đầu tư nhất cho di tích quốc gia đặc biệt; thứ hai là những di tích quốc gia có giá trị lịch sử văn hóa kiến trúc cao. Thứ ba là di tích cách mạng kháng chiến (CMKC), tiếp đến là các cổ vật quốc gia và bảo tàng quốc gia. Ở trong Luật thì nói vậy, nhưng Hà Nội mấy năm nay đầu tư khá nhiều tiền cho cả những di tích lịch sử văn hóa kiến trúc lớn như Thăng Long Tứ trấn, chùa Một Cột, đền Bạch Mã, di tích Hai Bà Trưng (Mê Linh và Phúc Thọ), đình Chu Quyến… cho nên con số tiền đầu tư ở mức ngàn tỷ đồng mấy năm vừa rồi là chính xác. Tuy nhiên Hà Nội đầu tư cho di tích nhiều như vậy, song rất tiếc sự đầu tư cho di tích CMKC lại rất khiêm tốn và chưa đúng tầm. Hà Nội có khoảng hơn 300 di tích CMKC và khoảng gần 300 di tích lưu niệm Bác Hồ. Điểm lại việc đầu tư tôn tạo tu bổ là có quan tâm, nhưng nhiều nơi tu bổ sơ sài, không tạo được không gian di tích hấp dẫn, và cũng chưa quan tâm đầu tư về mặt hướng dẫn, thuyết minh, giới thiệu di tích. Ví dụ như địa đạo Nam Hồng – một di tích CMKC độc đáo của huyện Đông Anh. Cách đây khoảng 10 – 15 năm Sở VHTT (nay là Sở VHTT&DL) có đầu tư một lần, nhưng tu bổ xong di tích vẫn không khai thác được. Và từ đó đến nay giao cho huyện Đông Anh quản lý vẫn không được tu bổ lại khiến các dấu tích cứ mòn dần. Nếu giáo dục truyền thống

16

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

thông qua di tích, di sản thì phải tu bổ di tích tương đối hoàn thiện, tạo được nguyên gốc, nâng tầm nó lên rồi tạo không gian cho nó. Đây là điều đáng tiếc. Hay ví dụ nữa là di tích 48 Hàng Ngang – nơi Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập. Có thể nói đây là một di tích CMKC hàng đầu của Hà Nội, nhưng bao lâu nay việc giải phóng mặt bằng, tu bổ không được chững chạc và nói chung không có sức hấp dẫn. Cứ nhìn sang Liễu Châu (Nam Ninh, Trung Quốc) – nơi Bác Hồ hoạt động những năm kháng chiến, thì thấy họ giữ di tích Bác Hồ rất chu đáo, có tờ gấp, có người thuyết minh và không gian được tu bổ rất đẹp. Thực tế ngày xưa nhà Bác Hồ ở đó đâu có to và đẹp như thế, nhưng giờ làm rất kỹ càng và đầy đủ (kể cả khu vệ sinh), nghĩa là tạo một không gian rất có lợi cho người đến xem. Đấy là người nước ngoài bảo tồn di tích CMKC của Việt Nam, thế mà không hiểu sao di tích 48 Hàng Ngang lại không làm được cho xứng với tầm vóc của nó. Sau nhiều năm nghiên cứu, ông có “kế” gì hiến cho TP trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích không? - Tôi đã có lần ý kiến với Sở VHTT&DL làm quy hoạch di tích lịch sử văn hóa chung xong, làm riêng một quy hoạch bảo tồn di tích CMKC, di tích lưu niệm Bác Hồ ở Hà Nội để bổ trợ cho quy hoạch chung. Đồng thời những di tích quốc gia đặc biệt và những di tích được UNESCO công nhận cũng phải có quy hoạch chi tiết và quy chế bảo tồn tôn tạo và phát huy.

Xin cảm ơn ông! Thục Trinh thực hiện


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

Dự án bảo tồn Làng cổ Đường Lâm nhận Giải thưởng UNESCO

Thu nạp kiến thức để gìn giữ “bảo tàng sống” Phúc Nghệ

Cổng làng cổ Đường Lâm. Ảnh Đức Giang

UNESCO vừa trao Giải thưởng Khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho dự án bảo tồn Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Không chỉ là một điểm sáng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị Làng cổ Đường Lâm, dự án được vinh danh đã mang lại nhiều chiêm nghiệm để bảo tồn Làng cổ Việt nói chung.

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

17


SỰ KIỆN VẤN ĐỀ

Nguồn cảm hứng cho các dự án bảo tồn ở Việt Nam Dự án bảo tồn Làng cổ Đường Lâm là chương trình kết hợp giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản mà trực tiếp là Cục Di sản Văn hóa, Bộ VHTT&DL Việt Nam và Cục Tài sản Văn hóa, Bộ Văn hóa Nhật Bản, bắt đầu thực hiện từ 2003. Sau khi Làng cổ Đường Lâm được vinh danh là Di tích nghệ thuật – kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2005, Dự án chính thức đi vào tu bổ, trùng tu bài bản từ 2007. Tính đến nay, trong khuôn khổ dự án đã có 17 công trình di tích và nhà cổ được tu bổ, sửa chữa, bảo quản. Năm 2013, UNESCO đã chính thức quyết định trao tặng danh hiệu Giải Danh dự về công tác bảo tồn Di sản văn hóa khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho dự án bảo tồn Làng cổ Đường Lâm. 18

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

Bà Karatherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Việt Nam khẳng định: “Tại Việt Nam, trước sự lớn mạnh của hoạt động bảo tồn cũng như sự quan tâm ngày càng tăng của khối tư nhân đối với di sản văn hóa, UNESCO rất hy vọng rằng câu chuyện thành công của Làng cổ Đường Lâm sẽ là nguồn cảm hứng cho các dự án bảo tồn trong tương lai, tại Việt Nam cũng như trong khu vực”. Thực tế, công tác trùng tu, tôn tạo các di tích và các nhà cổ ở Đường Lâm của dự án trong những năm qua ít nhiều đã trả lại tính chân thực cho các ngôi nhà cổ đã bị xuống cấp, đồng thời duy trì bảo dưỡng thường xuyên cho những hạng mục công trình đã được tu bổ, trùng tu. Những con số thống kê ít nhiều đã cho thấy sự trở mình tích cực của Làng cổ Đường Lâm, cụ thể lượng du khách mỗi năm đến với làng cổ độc đáo này mỗi năm mỗi tăng, nếu 2008 chỉ mới là 3 vạn người thì đến 2013 đã có 13 vạn lượt khách đến thăm quan nơi đây.

Đây là dự án thứ 5 của Việt Nam được UNESCO vinh danh ở hạng mục Giải thưởng di sản, chương trình chính thức được UNESCO triển khai từ năm 2000 nhưng cho đến nay chỉ mới có 24 quốc gia giành giải thưởng. Theo đánh giá của Hội đồng giám khảo của UNESCO, dự án đã ghi nhận nỗ lực thành công nhằm khẳng định giá trị của kiến trúc gỗ bản địa Việt Nam vốn đang đứng trước nguy cơ bị xuống cấp, rơi vào làng quên và có thể hoàn toàn biến mất. Phương thức tư liệu chính là chìa khóa để khôi phục các di tích, ngôi nhà cổ trở về nguyên dạng vốn có của nó. Điều thú vị là trong quá trình triển khai dự án, kiến thức của các chuyên gia Nhật Bản và các thợ mộc địa phương luôn có sự hỗ trợ, tương tác, đút rút kinh nghiệm đáng trân trọng trong công tác bảo tồn, trùng tu di sản.


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

quyền lợi dân sinh của cộng động.

Mở cánh cửa chiến thắng những thách thức Làng là đơn vị số một, mang tính truyền thống rất độc đáo của văn hóa Việt Nam. Không chỉ là một đơn vị cư trú, làng ẩn chứa trong đó nhiều giá trị văn hóa vật chất, tinh thần tích tụ qua thời gian lịch sử… Trong số 9.000 làng của Việt Nam, Đường Lâm là địa danh đầu tiên được công nhận là Di tích quốc gia. Gần đây, cũng chỉ mới có làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên Huế) được Nhà nước xếp hạng. Như một “bảo tàng sống” luôn biến thiên hàng năm, hàng tháng theo cuộc sống xã hội đương đại, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích sống làng cổ luôn đối mặt với nhiều thách thức, xung đột. Nhìn lại, trong công tác bảo tồn những di sản sống như Phố cổ Hội An, Làng cổ Đường Lâm, Làng cổ Phước Tích luôn tồn tại những nấc thang xung đột giữa công tác gìn giữ, bảo tồn di sản mang tính nguyên dạng và nhu cầu phát triển,

Dự án bảo tồn Làng cổ Đường Lâm nhìn chung chỉ mới dừng lại ở việc trùng tu, tôn tạo, bảo quản các di tích, các ngôi nhà cổ…ở Đường Lâm như cổng làng, các ngôi nhà cổ bằng gỗ…nghĩa là chỉ mới đụng chạm đến các di tích vật thể chứ chưa đưa ra những phương án, cách thức để hài hòa giữa công tác bảo tồn làng cổ Đường Lâm trước đòi hỏi phát triển của đời sống dân sinh. Dù vậy, theo ông Akira Shimizu, Phó trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam nhìn nhận: “Giải thưởng của UNESCO dành cho dự án bảo tồn Làng cổ Đường Lâm sẽ mở ra cánh cửa để Đường Lâm cũng như các làng cổ ở Việt Nam chiến thắng với những thách thức đang đối mặt” Hơn thế, với đặc thù là đa số di tích đều ít nhiều có kiến trúc gỗ, dự án bảo tồn Làng cổ Đường Lâm với những công trình, hạng mục về kết cấu gỗ ít nhiều đã để lại cho Việt Nam những kinh nghiệm quý báu về công tác trùng tu thể loại này. Công tác tư liệu hóa, sự điều phối hài hòa giữa các chuyên gia và các thợ gỗ cũng như truyền thống địa phương và kho

tàng tư liệu số hóa…là chìa khóa để mở ra nhiều hướng bảo tồn di sản một cách đúng đắn, khoa học. Là chủ nhân của một trong những ngôi nhà cổ ở Làng cổ Đường Lâm, ông Nguyễn Văn Hùng bộc bạch: “Thật may mắn cho gia đình chúng tôi, ngôi nhà 5 gian 2 dĩ có diện tích 100m2 đã được Nhà nước quan tâm, thiết kế đầu tư kinh phí để tu bổ các hạng mục đã xuống cấp. Sau khi khánh thành, công trình đã được sử dụng và phát huy có hiệu quả.” Rõ ràng để bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ Đường Lâm nói riêng cũng như giải quyết những thách thức như quá trình đô thị hóa, tăng trưởng dân số hay sự thay đổi về mô hình sản xuất, phong tục tập quán…đối với làng Việt nói chung cần một quá trình dài với nhiều dự án, sự chung tay của nhiều phía. Nhưng chí ít, hành động còn hơn là chờ đợi, kỳ vọng này nọ… dự án bảo tồn Làng cổ Đường Lâm ít nhiều đã góp phần bảo tồn “di sản sống” này và giải thưởng thực sự là sự khích lệ, thúc đẩy cho các dự án bảo tồn làng Việt nói chung. SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

19


SỰ KIỆN VẤN ĐỀ

Hồi sinh di tích nhờ trùng tu đúng cách Hoàng Thi

Nét chạm trổ của đình Chu Quyến.

Công tác trùng tu, tôn tạo di tích đã được các cơ quan chức năng thực hiện từ nhiều năm nay nhưng rất ít dự án trùng tu di tích sau khi hoàn thành được giới chuyên môn và người dân đánh giá cao. Tuy nhiên, tại Hà Nội đã có một số di tích được “cứu sống” nhờ ứng phó kịp thời, đảm bảo quy trình khoa học, thực hiện nghiêm túc và giám sát chặt chẽ.

Trùng tu đình Chu Quyến.

Đình Chu Quyến. Ảnh: Duy Phương

20

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

Tiêu tâm và hư hỏng 48 cột, 17 loài nấm mốc tấn công, sàn đình nhiều chỗ mòn, võng, sức chống đỡ của khung dưới đã kém, một lượng lớn ngói mục bở… đó là hiện trạng đình Chu Quyến 400 tuổi ở xã Chu Minh, huyện Ba Vì, Hà Nội trước khi được trùng tu tháng 4/2007. Đáng chú ý vào thời điểm đó, Cục Di sản văn hóa của Bộ VHTT&DL đã đứng ra làm chủ đầu tư và Viện bảo tồn di tích là đơn vị trực tiếp sửa chữa, tu bổ di tích đồ sộ và danh tiếng này. Cho đến chiều ngày 7/11/2010, ngôi đình hoàn thành việc trùng tu trong sự đón nhận và ghi nhận của giới chuyên môn và đông đảo người dân địa phương. Tin vui trước đó, dự án bảo tồn, tu bổ đình đã vinh dự được Hiệp hội kiến trúc sư thế giới (UIA) trao Giải thưởng lớn về Bảo tồn di sản kiến trúc năm 2010 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Quy trình đảm bảo tính khoa học, việc giám sát nghiêm ngặt do chủ đầu tư lẫn người dân sở tại thực hiện, đã đưa đến một kết quả trùng tu đáng mong đợi: Ngôi đình trở nên vững chắc, nhiều bộ phận, chi tiết được tái sử dụng. PGS.TS Trần Lâm Biền đánh giá: “Đình Chu Quyến sau trùng tu đạt được hơn 70%, giữ gìn được những đặc trưng và độc đáo riêng trong kiến trúc, điêu khắc, đó là một thành công”. Thực hiện dự án bảo tồn, tu bổ đình Chu Quyến, ngành văn hóa đặt ra mục tiêu xây dựng chuẩn mực, quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn định mức trong công tác bảo tồn, trùng tu di tích. Điều này nhằm nâng cao chất lượng khoa học và hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực bảo tồn di tích. Chịu trách nhiệm thi công, kinh nghiệm mà Viện bảo tồn di tích rút ra từ dự án này là: Công tác trùng tu nhất thiết phải giao cho

một lực lượng chuyên ngành đảm nhiệm, phải thực hiện theo những quy trình, kỹ thuật chuyên ngành một cách nghiêm ngặt. Một công trình khác tại Hà Nội, từng đứng trước nguy cơ đổ sập, cũng được ghi nhận trùng tu đạt kết quả tốt và để lại nhiều kinh nghiệm hay. Đó là trường hợp đình Trần Đăng ở xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa, được cho là có từ thời Trần. Đảm nhận việc nghiên cứu và phối hợp thực hiện các biện pháp trùng tu với sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Đức, KTS Lý Trực Dũng đã cùng các cộng sự chọn phương án chống bộ mái đình bằng hệ thống cột sắt thép kiên cố. Bởi nếu hạ giải, dỡ mái xuống để sửa chữa các bộ phận ở dưới, thì những chi tiết, bộ phận tuyệt đẹp của mái như nghê sành thời Lê, những đường gạch hoa, đường gốm… thanh thoát sẽ bị tháo rời. Dưới bộ mái được chống đỡ và giữ nguyên, các bộ phận của đình mới được sửa chữa hoặc thay thế những phần mục nát không thể tái sử dụng. Sau khi đình hoàn thành trùng tu, nhìn lại, KTS Lý Trực Dũng cho biết, câu đầu và ba cột của đình hỏng hoàn toàn phải thay thế, bốn cột gạch vữa từng xây tạm để chống mái đao được thay bằng cột đá. Những cột khác hỏng, mục chỗ nào thì chỉ thay phần gỗ đúng chỗ đó. Hỗn hợp mùn cưa và sữa kết dính được lèn chặt vào các những phần cột bị rỗng ruột. Khi đảo ngói để loại bỏ số ngói mục, giữa hai lớp ngói trên và dưới đã được lót một lớp vật liệt chống ẩm và mưa dột… Các kỹ sư và những người thợ cũng thực hiện một số việc khác như xử lý ẩm mốc, xây lại tường có quét lớp chống thấm, lắp mới hệ thống

Chi tiết trạm trổ đình làng Chu Quyến.

điện có thiết bị chống giật, sửa hệ thống thoát nước của làng để nước thải không chảy vào ao đình. Khu vệ sinh sau đình vốn chật hẹp và bẩn được làm mới với hai bên nam nữ và hệ thống máy bơm tự động. Những bổ sung về kỹ thuật, hạ tầng giúp ngôi đình được sạch sẽ, an toàn hơn và hoạt động trong đình được thuận tiện hơn. Điều đáng lưu tâm là sau mỗi dự án tu bổ, tôn tạo di tích thành công, rất cần có những cuộc tổng kết mở rộng để tạo cơ hội trao đổi, rút kinh nghiệm trong giới nghề và các cơ quan quản lý. SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

21


SỰ KIỆN VẤN ĐỀ

Chùa Dâu, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Lê Bích

22

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

Giải cứu “NẠN TRÙNG TU” bằng bài toán hệ thống

Hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích đứng trước nhiều lo ngại về sự lộn xộn và những hậu quả từ việc trùng tu sai lệch do thiếu chuyên môn, thiếu ý thức. Cùng với đó là những đòi hỏi chuẩn hóa đội ngũ tham gia trùng tu, xây dựng cơ chế quản lý, tư vấn, giám sát trùng tu vốn được đặt ra từ lâu. KTS Lê Thành Vinh – Viện trưởng Viện bảo tồn di tích (Bộ VHTT&DL) đã chia sẻ những ý kiến về giải pháp cũng như các hoạt động mà Viện đang thực hiện nhằm đáp ứng các yêu cầu này.

Phân loại để ứng xử phù hợp Hà Nội và một số địa phương khác hiện có rất nhiều di tích đứng trước nhu cầu được tu bổ, tôn tạo. Từ đó có những cách đặt vấn đề khác nhau: Hoặc phải nhanh chóng cứu chữa, hoặc chỉ có thể chọn lựa, giữ gìn những gì tinh hoa nhất… Theo ông, hướng đi nào là khả quan? - Tôi cho rằng, cách làm thích hợp hiện nay là phân loại đối tượng để quản lý và có cách ứng xử phù hợp. Mỗi loại di tích như ngôi đình, ngôi chùa, ngôi đền, hay thành cổ, phố cổ… chưa xếp hạng hoặc đã được vinh danh di sản thế giới hay công nhận di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh… đều chứa đựng những giá trị riêng có. Mục đích của hoạt động bảo tồn, trùng tu là nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị đó. Ngân sách thì không bao giờ đủ lo cho tất cả các di tích được. Nhưng nguồn lực xã hội, theo tôi còn khá dồi dào. Vấn đề là làm sao phải đầu tư đúng và thích đáng cho việc bảo tồn các giá trị vốn có của di tích chứ không phải nơi thì tập trung “mạnh mẽ” với nhiều hạng mục tôn tạo, phục dựng, xây mới chỗ thì lại bị lãng quên đến vô cảm. Đây không phải là chuyện phân

biệt hơn - kém, nặng - nhẹ, mà tất cả những giá trị của di tích đều là “vốn liếng”, là tài sản văn hóa của dân tộc cần phải bảo tồn, trong điều kiện nguồn lực kinh tế còn hạn hẹp thì chí ít cũng phải làm sao để không làm mất mát thêm giá trị của di tích vốn đã bị hủy hoại nhiều do chiến tranh, khí hậu, thời tiết, sự vô ý thức của con người... Hướng đi này cần triển khai như thế nào và cấp quản lý nào có thể thực hiện được, thưa ông ? - Cần kiểm kê, đánh giá, phân loại di tích và xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống di tích. Song song là công tác truyền thông, phổ biến các dữ liệu đó đến tận cơ sở, sao cho các cơ quan văn hóa, các ban quản lý, các cá nhân trông nom di tích nắm bắt được đầy đủ. Có như thế, người ta mới hiểu di tích mình đang quản lý, trông nom quý giá ở chỗ nào và biết cách phòng, chống các hành vi xâm phạm di tích. Với một địa phương có mật độ di tích dày đặc như Hà Nội, trong công việc này có gì trở ngại không thưa ông? - Tại Hà Nội hay những địa phương khác, di tích về cơ bản đã ổn định về số lượng nên công việc kiểm kê không quá khó.

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

23


SỰ KIỆN VẤN ĐỀ

Hà Nội là địa phương đi đầu trong công việc này. Hiện, chúng tôi đang phối hợp với Ban quản lý di tích danh thắng (Sở VHTT&DL Hà Nội) triển khai dự án điều tra, khảo sát, phân loại, đánh giá hệ thống di tích của thành phố. Công việc này dự kiến hoàn thành trong năm nay để tiến tới lập Quy hoạch bảo tồn hệ thống di tích Hà Nội. Đó cũng là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch đầu tư thích hợp cũng như điều tiết việc bảo tồn, trùng tu hệ thống di tích trên địa bàn Hà Nội. Tôi nghĩ, các tỉnh thành khác cũng nên bắt tay vào khảo sát, kiểm kê, đánh giá, phân loại từ bây giờ. Để trong một vài năm tới, từ địa phương đến T.Ư, sẽ hình thành một hệ thống cơ sở dữ liệu về di tích - một bước đi bài bản, khoa học, thực sự hữu ích cho sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

“Chấn chỉnh” các chủ đầu tư Nhưng lo ngại luôn đặt ra lâu nay là những hạn chế về năng lực của các đơn vị, yếu kém về tay nghề của những người trực tiếp tham gia trùng tu sẽ dẫn đến “làm hại” di tích. Theo ông, đâu là chìa khóa cho tình trạng này? - Thứ nhất, lực lượng phải chọn lọc. Luật Di sản văn hóa sửa đổi có hiệu lực từ năm 2010 sau đó là các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ VHTT&DL đã quy định rõ tổ chức, cá nhân tham gia tu bổ di tích phải có chứng nhận, chứng chỉ hành nghề. Việc này đòi hỏi sự nghiêm túc chấp hành của các địa phương, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tu bổ di tích. - Thứ hai, nâng cao năng lực của chủ đầu tư. Đối tượng này rất đa dạng: Từ các cấp chính quyền, cơ quan

Đình Kim Liên. Ảnh: Đức Giang

24

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

vĩnh viễn, những chế tài xử phạt thích đáng... Tất nhiên, tốt nhất là làm sao không để xảy ra trùng tu sai lệch, vì giá trị của di tích đã bị mất mát thì không thể lấy lại được. Nhưng thực tế thì việc xây dựng, củng cố lực lượng trùng tu vẫn chưa sẵn sàng cho việc áp dụng những biện pháp quản lý trên thưa ông! - Từ 2010 đến nay, Viện Bảo tồn di tích đã tổ chức được 9 khóa đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo cho trên 400 học viên. Cục Di sản văn hóa cũng đã có hai đợt cấp chứng chỉ hành nghề cho trên 200 người. Có thể nói việc củng cố lực lượng ngành bảo tồn di tích đang được thực hiện.

Chân cột mục ruỗng tại đình Chu Quyền được giữ lại phục vụ công tác bảo tồn. Ảnh: Đức Giang

quản lý di tích địa phương cho đến người chủ sở hữu, sử dụng di tích. Việc “đặt hàng” cũng như kiểm soát của họ sẽ có vai trò rất lớn trong việc người ta động chạm đến di tích như thế nào. Những người “chủ” ấy có thể không có chuyên môn sâu về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, về bảo tồn, trùng tu… nhưng họ cần phải có ý thức đầy đủ về giữ gìn di sản. Khi cần sẽ có chuyên gia hay lực lượng tư vấn có chuyên môn tư vấn giúp họ tổ chức triển khai và giám sát chặt chẽ hoạt động bảo vệ và trùng tu di tích.

Vậy phải có sự theo sát đối với các cơ quan, đơn vị, lực lượng này như thế nào để đảm bảo những yêu cầu trên? - Việc này đòi hỏi sự thiết lập một hệ thống quản lý hữu hiệu, lan tỏa từ cấp Bộ, Tỉnh xuống cơ sở, đến từng di tích và cả trong cộng đồng. Chúng ta đã phân cấp quản lý, nhưng có lẽ phải quy định rõ hơn quyền hạn, trách nhiệm của các cá nhân trong hệ thống ấy. Cùng với đó là cơ chế thông tin tiện dụng và kịp thời. Trùng tu di tích là một dạng hoạt động xây dựng, khó có thể thực hiện một cách âm thầm, và như vậy khi xảy ra “sự cố” phải coi những câu trả lời “không hề biết” của những người có trách nhiệm là không thể chấp nhận được.

Thêm vào đó, cần quy định việc xử phạt rõ ràng và “mạnh tay” hơn đối với những hành vi xâm hại di tích. Trách nhiệm cá nhân cần được làm rõ ngay từ đầu, và khi làm sai phải xử lý đến cùng. Cần phải có những quy định như cấm hành nghề có thời hạn, thu hồi giấy phép hành nghề

Trước mắt, chúng tôi tổ chức các chương trình đào tạo bổ sung cho lực lượng đang tham gia trực tiếp vào công tác trùng tu để chuẩn hóa và đáp ứng yêu cầu thực tế. Đối tượng đào tạo hiện mới là các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng. Thời gian tới sẽ có các khóa đào tạo cho cán bộ quản lý di tích, quản lý dự án trùng tu và đội ngũ thợ chuyên ngành. Khi năng lực của đội ngũ quản lý và thực thi công tác bảo tồn di tích đều được nâng cao, thì việc phối hợp với nhau trong hoạt động trùng tu mới đảm bảo tính chuyên nghiệp, khoa học và nghiêm túc được. Về lâu dài, chúng ta có thể hy vọng đến một ngành học chuyên về trùng tu di tích không thưa ông? - Ở các nước có thế mạnh và lịch sử trùng tu lâu đời, người ta đã xây dựng ngành học bảo tồn di tích trong trường đại học với ý nghĩa là một ngành nghề chuyên biệt có những đặc thù riêng khác với kiến trúc, xây dựng dân dụng thông thường. Nhưng trong điều kiện ở ta hiện nay, đào tạo bổ sung là hướng đi khả thi hơn. Việc đào tạo của chúng tôi hiện nay chính là đặt nền móng cho hướng đi này. Cuối năm 2013, Bộ VHTT&DL đã đồng ý để Viện Bảo tồn di tích xây dựng đề án đào tạo nhân lực chuyên ngành bảo tồn di tích, dự kiến xong trong trong năm nay để trình duyệt và nếu được thông qua, sẽ thực hiện từ năm 2015. Đây là việc làm “dài hơi” vì sẽ phải chuẩn bị rất nhiều điều kiện như cơ sở vật chất kỹ thuật, lực lượng giáo viên, giáo trình, kể cả sự tham gia của các nghệ nhân, thợ tay nghề cao ở các địa phương… Đồng thời, Viện cũng đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn cho công tác bảo tồn, trùng tu di tích ở Việt Nam. Cùng với đó là các tài liệu hướng dẫn để thực hiện. Đây sẽ là những “cẩm nang kỹ thuật” rất cần thiết cho công tác trùng tu di tích, hiện đang thiếu ở Việt Nam. Xin cảm ơn ông! Lưu Nguyễn thực hiện

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

25


SỰ KIỆN VẤN ĐỀ

Danh hiệu Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới do Tổ chức Văn hóa giáo dục của Liên Hợp quốc (UNESCO) trao tặng vừa là sự vinh danh vừa là sự ràng buộc trách nhiệm. Quốc gia, TP hay vùng miền nào được nhận danh hiệu cao quý này đều coi đó là niềm tự hào, nhưng cũng phải ý thức được trách nhiệm về bảo tồn và phát triển di sản ấy.

Di sản thế giới

Được khó, mất dễ Nguyên Sa

Thung lũng sông Elbe (Đức) bị UNESCO tước danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới.

26

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

Danh hiệu này đã biến những giá trị của quốc gia, TP hay vùng miền thành tài sản và di sản chung của cả nhân loại. Quá trình xét chọn và công nhận của UNESCO rất khắt khe. Thực tiễn cho thấy, để được công nhận là Di sản văn hoá và thiên nhiên của cả nhân loại rất khó trong khi để mất nó lại rất dễ nếu như không ý thức được đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm nói trên.


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

Sự lựa chọn lợi ích

Từ cảnh báo đến trừng phạt Theo UNESCO, hiện tại có 44 Di sản thế giới nằm trong Danh sách đỏ, nghĩa là sự tồn tại và những giá trị của chúng đang bị đe doạ thực sự. Đó là một cách rung chuông báo động của UNESCO và cảnh báo Chính phủ các nước sở tại về nguy cơ để bị mất những di sản ấy hoặc bị UNESCO thu lại danh hiệu. Bắt đầu từ thời điểm lập danh sách này, UNESCO đã theo dõi sát sao thực trạng di sản và thái độ của Chính phủ nước sở tại đối với số phận của những di sản ấy. Trong trường hợp mọi cảnh báo không được Chính phủ các nước liên quan quan tâm và đáp ứng thoả đáng, UNESCO tiến hành biện pháp trừng phạt là thu lại danh hiệu đã trao. Tới nay, đã có hai nơi bị UNESCO rút lại danh hiệu là Vùng bảo vệ động vật hoang dã ở Oman và Thung lũng sông Elbe (Đức) nhằm trừng phạt chính quyền địa phương đã không thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết trách nhiệm tự nguyện khi đề nghị UNESCO xét trao danh hiệu. Tại Oman, Chính phủ đã thu hẹp 90% diện tích khu bảo tồn động vật hoang dã so với khi được UNESCO trao danh hiệu để khai thác dầu khí khiến số lượng hươu quý hiếm (Oryx Ả rập) chỉ sống ở đây đã giảm từ 450 con năm 1996 xuống còn có 65 con. Vì thế, năm 2007, UNESCO rút lại danh hiệu này của Oman. Trong trường hợp thứ hai, thung lũng sông Elbe chảy qua khu vực TP Dresden (Đức) được công nhận là Di

Ở quốc gia nào cũng vậy, danh hiệu của UNESCO giúp Di sản ấy thêm nổi tiếng và có giá trị to lớn về mọi mặt. Những tác dụng hữu hình và vô hình mà sự công nhận này đưa lại càng có thể được phát huy cao độ trong thời đại toàn cầu hoá. Vì thế không có gì là khó hiểu khi các quốc gia phấn đấu và vận động mạnh mẽ để có được nhiều danh hiệu này của UNESCO. Thực chất thì đó là sự lựa chọn lợi ích và đầu tư cho lợi ích bền vững trong tương lai. Nhà thờ Cologne (Đức) vẫn giữ được danh hiệu Di sản văn hóa thế giới nhờ điều chỉnh quy hoạch.

sản nhờ những giá trị đặc thù của một vùng văn hoá và phong cảnh thiên nhiên hết sức độc đáo. TP này đã xây một chiếc cầu vắt ngang qua để cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông nhưng lại phá vỡ cảnh quan của toàn vùng. Năm 2006, UNESCO đã cảnh báo Chính phủ Đức và chính quyền thành phố này. Nhưng vì chiếc cầu vẫn được xây dựng nên năm 2009, UNESCO thu lại danh hiệu đã trao. Còn tại Brazil, Chính phủ đã buộc phải huỷ bỏ dự án mở rộng con đường chạy xuyên qua một vùng được công nhận là di sản của thế giới trước nguy cơ bị UNESCO tước đi danh hiệu ấy. Trong trường hợp Di sản Nhà thờ Cologne ở nước Đức, chính quyền TP đã phải đàm phán với UNESCO và sửa đổi quy hoạch xây dựng xung quanh nhà thờ nổi tiếng này để không bị mất danh hiệu của UNESCO.

Trong một số trường hợp, lợi ích được chính quyền ở những nơi có Di sản xác định lại và thay đổi theo thời gian nên hình thành quan điểm cho rằng sẽ có lợi ích lớn hơn, lâu dài hơn, thậm chí có tầm chiến lược hơn khi thoát khỏi sự ràng buộc vào những điều kiện và tiêu chí của UNESCO đặt ra. Những quyết định như thế thuộc chủ quyền của các quốc gia và đương nhiên ảnh hưởng xấu tới quan hệ của họ với UNESCO. Mối quan hệ ấy sau này có thể được cải thiện nhưng việc khôi phục danh hiệu lại vô cùng khó khăn, nếu như không nói là không khả thi. Nếu không được bảo tồn, các di sản thường bị tổn hại và vĩnh viễn không thể khôi phục được như trước. Bởi thế, vấn đề di sản luôn là vấn đề quy hoạch phát triển vùng và đô thị, kinh tế và xã hội, văn hoá và quốc tế bao trùm từ phát hiện và phát huy, duy trì và phát triển trong tính tổng thể của nó đối với chính quyền và xã hội ở mọi quốc gia, mọi vùng và mọi đô thị.

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

27


NHÂN VẬT

"Huyền thoại"

PHAN THỊ KHÓA Với một đồng Bảo Đại (một phần sáu xu) trong tay, ở tuổi lên 10, bà lao vào thương trường vật lộn để mưu sinh. Trở thành một doanh nhân có tài sản kếch xù để rồi sau một đêm ngủ dậy: Trắng tay. Lại vật lộn với hai bàn tay trắng, thành tỷ phú, lại trắng tay để rồi cuối cùng trở lại chủ doanh nghiệp có tài sản kếch xù...

Tuổi thơ dữ dội Phan Thị Khóa sinh ra trong một gia đình bố là giáo viên nghèo, mẹ chạy chợ. Họ có tới 5 người con, quê gốc Thạch Thất, lên Tuyên Quang lập nghiệp. Bà có một tuổi thơ vô cùng cơ cực. 8 tuổi đã phải đi ở trông con cho ông Hai Niên làm phu mỏ ở Tràng Đà, nhà ở chợ gạo Tam Cờ (Tuyên Quang). “Đó là những ngày cơ cực nhất trong tuổi ấu thơ của tôi” - Sau này cứ mỗi lần nhắc lại Phan Thị Khóa lại rùng mình. Trời mùa hè nóng hầm hập như lửa đốt, đứa con gái 2 tuổi của ông

28

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

Hai Niên mụn nhọt mọc kín đầu khóc ti tỉ suốt ngày. Một tay ôm nó, một tay cầm quạt mo vừa quạt mát cho nó vừa đuổi ruồi nhặng. Cứ thế suốt từ sáng cho tới trưa, lại từ trưa tới tối ôm con bé dạo khắp làng. Mồ hôi chảy như tắm”. Mệt, đói. Có lần Khóa ngất xỉu bên bờ mương. “Một bận, sáng ra, trong lúc bế con ông chủ, tôi chủ động “tuột tay” để con bé rơi xuống đất. Trưa về thấy con ngã sưng cả đầu, thâm tím cả mắt, ông Hai Niên cho tôi một trận đòn thập tử nhất sinh và kết quả tôi phải nằm liệt giường hàng

Lê Thọ Bình

Bà Phan Thị Khóa.

tuần liền. Cuối cùng tôi cũng “được” ông Hai Niên đuổi khỏi nhà” - Khóa kể. Về nhà thì sợ bố mẹ buồn, bà trốn vào nhà cụ Phó Đoan. Bà Phó Đoan giữ Phan Thị Khóa lại, định bụng sẽ dần dà nói với bố mẹ Khóa để cho Khóa về. Chơi với con cái cụ Phó Đoan, cậu cả còn cho Khoá hẳn 1 xu (tiền Bảo Đại). Lần đầu tiên trong đời, Khóa có trong tay một đồng tiền. Khóa khâu một cái túi nhỏ cho đồng xu vào và đeo trước cổ. Đêm nằm ngủ Khóa lấy tay giữ chặt túi tiền, trằn trọc không dám ngủ vì sợ ngủ quên ai đó lấy mất tiền.


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

Cầm đồng tiền tôi nghĩ: “Phải từ Trì, Phú Thọ, Vĩnh Yên... để lấy cá. đồng xu này làm ra nhiều đồng xu Dần dà Khóa quen nhiều đầu mối khác nữa”. Nhưng làm thế nào để cung cấp cá. Lãi mẹ đẻ lãi con. Tích tiền “đẻ” được ra tiền? Đó là câu hỏi cóp được một lượng tiền khá lớn. làm đau đầu một cô bé lên 10. “Một hôm tôi thấy có cô học trò cầm củ sắn (mì) Ở tuổi 81, bà quyết định trích ăn trước cổng trường. Đầu trong quỹ dưỡng già 500 triệu óc tôi như có tia chớp. Ngay sau đó tôi đã vào làng, dùng đồng để thành lập quỹ học đồng xu mua được một củ bổng “K-T” cho học sinh nghèo sắn, về cắt làm 3 cho vào nồi vượt khó. Con người kỳ lạ ấy là luộc và đưa ra cổng trường, Phan Thị Khóa, một công dân khi học sinh tan học, bán Thủ đô mẫu mực. Cuộc đời bà được 3 đồng Bảo Đại” như một huyền thoại. Phan Thị Khóa nhớ lại lần đầu tiên bước vào “thương trường”. Thôi thì vui hết chỗ nói. Khóa trở thành cô bé hàng Phan Thị Khóa mở thêm cửa hàng quà từ đấy. Mặt hàng quà ngày một bán gạo. Bạn hàng ngày một nhiều. nhiều thêm: Bưởi, mía, sắn, khoai, Khách hàng ngày một đông. Một mặt đu đủ, táo, dưa... Tiền đẻ ra tiền. Phan Thị Khóa thuê thêm cửa hàng bán lẻ, mặt khác bà tìm cách mở rộng mạng lưới cung cấp thực phẩm cho các đầu mối. Cuối cùng bà trở thành Một năm nữa qua đi. Thêm một tuổi. người cung cấp thực phẩm chính cho “Thầy tôi lao lực, sức khỏe giảm sút nhà thầu Hà Đình Thư (nhà thầu đảm nghiêm trọng phải nghỉ việc. Bầm nhiệm thức ăn, đồ uống cho binh lính buôn gạo đầu tắt mặt tối cũng chẳng Pháp ở miền Bắc lúc bấy giờ). lãi bao nhiêu. Tôi quyết định thay bầm đứng ra gánh vác việc buôn bán” Chưa dừng lại ở đấy. Phan Thị Khóa – Bà Khóa kể. Không bán quà vặt nữa, trăn trở, tìm kiếm để mở rộng các Phan Thị Khóa chuyển sang buôn rau: mặt hàng kinh doanh. Một bận trước Rau lang, rau bí, rau muống, mùng Tết Nguyên đán, thấy người xếp hàng tơi, bí, mướp... Hàng ngày, 3 giờ sáng, rồng rắn chầu chực mãi mới mua Khóa thức dậy, đi hàng chục cây số được gói kẹo, phong bánh, “tại sao mua rau tận ruộng, đưa về chợ thị xã ta không đầu tư sản xuất bánh kẹo Tuyên Quang để bán. Rau của Phan nhỉ?” – Phan Thị Khóa reo lên. Thế là Thị Khóa vừa tươi, ngon lại rẻ hơn hiệu bánh kẹo Liên Phương nổi tiếng hẳn các hàng khác, khách đến mua ra đời. Bánh kẹo Liên Phương làm ra ngày một đông. không đủ bán. Lại đầu tư mở rộng sản Bán rau được vài tháng, có vốn rồi, xuất. Kẹo bánh mang nhãn hiệu Liên Phan Thị Khóa mở thêm cửa hàng Phương bắt đầu xuất hiện ở Hà Nội, bán cá. Cá đánh từ sông Lô lên không rồi Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa... đủ bán cho khách, Khóa về tận Việt Phan Thị Khóa trở thành một trong

Trở thành thương gia

những thương gia có tiếng nhất miền Bắc. Đó là năm 1942, khi ấy Phan Thị Khóa vừa tròn 23 tuổi.

Những năm tháng thăng trầm

Năm 1947, kháng chiến bùng nổ. Giặc Pháp quay trở lại đánh chiếm Tuyên Quang. Thị xã Tuyên Quang được lệnh tiêu thổ kháng chiến, chuẩn bị đánh địch. “Tản cư cũng là kháng chiến”. Thấm nhuần khẩu hiệu ấy, Phan Thị Khóa đành đóng cửa Liên Phương, đưa cả nhà rời khỏi Tuyên Quang. Bà tự an ủi: “Còn người là sẽ làm ra của cải”. Cuối cùng thì người Pháp cũng rút khỏi Tuyên Quang. Mấy anh em Phan Thị Khóa bìu ríu nhau trở lại Tuyên Quang. “Vì chạy Tây, cơ cực, bệnh cũ tái phát, thầy tôi qua đời. Đấy là nỗi đau lớn của gia đình tôi” - Khóa kể. Khóa bỏ tiền mở lại hiệu bánh kẹo Liên Phương, đồng thời mở thêm một cơ sở chăn nuôi bò sữa. Sữa tươi được đóng vào chai để bán. Váng sữa được chế biến thành bơ, pho mát, những mặt hàng thật độc đáo thời bấy giờ. Hàng làm ra không đủ bán. Có tiền Phan Thị Khóa tiếp tục mở rộng đầu tư. Bà mua 2 chiếc xe ca, mở tuyến xe khách Tuyên Quang - Hà Nội. Phan Thị Khóa lại giàu lên nhanh chóng. Năm 1954, ở tuổi 35, Phan Thị Khóa xây dựng gia đình với Nguyễn Khắc Tháo - một cán bộ cách mạng. Cũng năm đó, Thủ đô Hà Nội được giải phóng. Người Pháp bại trận rút khỏi Việt Nam, Khóa hăm hở bán nhà xưởng, cửa hàng cửa hiệu ở Tuyên Quang để theo đoàn quân rầm rập tiến về Hà Nội rợp cờ hoa.

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

29


NHÂN VẬT

hoạt động thì vẫn lấy chữ TÍN làm đầu” - Bà Khóa khẳng định.

Tiếp sức cho thế hệ trẻ Được nghỉ ngơi an nhàn, có dịp đi đây đi đó nhưng bà lại phải chịu một nỗi đau lớn: Năm 1999, chồng bà - ông Nguyễn Khắc Tháo qua đời. "Hàng ngày đọc báo, xem ti vi, tôi biết, hiện còn bao trẻ em chưa được cắp sách tới trường" - Bà Khóa tâm sự. Thế là một ngày đầu năm 1999, bà gọi tất cả con cháu về và tuyên bố trích ra 500 Bà Khóa trong lễ trao học bổng K-T lần thứ 20. (Ảnh do gia đình cung cấp) triệu đồng từ số tiền dành dụm cả cuộc đời để lập ra Đầu năm 1955, Liên Phương lại xuất cứ thế trôi đi trong cảnh nghèo túng, hiện giữa Thủ đô Hà Nội. Bánh kẹo Liên thiếu thốn đủ đường. Năm 1975, đến quỹ học bổng K-T (tức Phan Thị Khóa Phương hàng ngày len lỏi đua tranh với tuổi về hưu, bà viết đơn xin về. Người - Nguyễn Khắc Tháo) giúp các em học đặc sản của các cửa hiệu lâu năm của ta cho bà về mất sức. “Thôi về thì mất sinh, sinh viên nghèo học giỏi. Giờ đã Hà Nội để rồi cuối cùng đánh bật tất cả sức cũng được. Ngày xưa cơ cực là thế ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng bất kể leo lên vị trí dẫn đầu. Đến năm 1957, còn chịu được, huống chi bây giờ...” - là ở Tuyên Quang hay trong nội thành toàn bộ cơ sở sản xuất của gia đình bà Bà Khoá an ủi mình, động viên chồng Hà Nội, mỗi khi có lễ trao học bổng, bà sung công. Bà được ưu tiên trở thành con. Đắp lò, sản xuất bánh kẹo. Mua Khóa đều đích thân đến dự và động viên những học sinh, sinh viên được xã viên HTX mua bán Nhà nước. bột mì về làm bánh rồi cho con đi bán nhận học bổng nỗ lực vượt khó. Bà tâm Thế là sau mấy chục năm trời lao vào dạo. Cuộc sống gia đình khá dần lên. sự, “vì vật lộn mưu sinh mà tôi không thương trường vật lộn với biết bao Cuối cùng thì cái gì tới cũng phải tới. được học hành. Tôi thấm thía cái nhục thăng trầm, đẫm mồ hôi và nước mắt Làn gió đổi mới đã thổi tung tất cả của sự thiếu kiến thức. Giờ đây, tôi để từ một cô bé đi ở rồi trở thành những trói buộc lỗi thời. Cửa hiệu muốn bù đắp sự thiệt thòi của tôi bằng doanh nhân có tài sản kếch xù, và Liên Phương được nhen nhóm lại. Trải cách góp chút vật chất để giúp những cuối cùng thành xã viên HTX hưởng qua bao thăng trầm Liên Phương giờ cháu không có điều kiện cắp sách tới mức lương 18 đồng/tháng không đủ đây đã trở thành Công ty TNHH Liên trường nhưng ham học, thông minh”. nuôi cơm một người. “Tem, phiếu, Phương. “Tôi vui mừng vì giờ đây Hiện, mỗi năm, quỹ học bổng K-T đã xếp hàng” là nỗi lo thường trực của mình có dịp nghỉ ngơi, giao lại tất cả “tiếp sức” cho khoảng 20 sinh viên của mỗi người dân. Sản xuất đình trệ. HTX công việc cho con cháu. Vui mừng hơn Đại học Quốc gia Hà Nội và 10 học sinh gặp khó khăn, không có việc làm, nhà nữa là con cháu vẫn ghi nhớ những cơ tiểu học của Tuyên Quang. Bà Khóa tin xưởng đóng cửa. cực ban đầu của Liên Phương. Phương tưởng, các thế hệ con cháu sau này sẽ Cũng như bao gia đình công nhân khác, thức hoạt động của Liên Phương giờ tiếp nối truyền thống của gia đình và cuộc sống của gia đình Phan Thị Khóa đây khác xưa. Nhưng phương châm đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

30

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014


QUY HOẠCH & ĐÔ THỊ

Thiết kế hai bên tuyến đường Xuân Thủy Thuần Hưng

Ảnh: Đức Giang

TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 529/QĐ-UBND (ngày 22/1), phê duyệt Nhiệm vụ đồ án thiết kế đô thị hai bên tuyến đường Xuân Thủy, tỷ lệ 1/500 thuộc phường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu và Mai Dịch, quận Cầu Giấy. Theo đó, vị trí, phạm vi nghiên cứu gồm một đoạn của tuyến Quốc lộ 32 ở phía Tây khu vực nội đô lịch sử, đoạn từ nút giao với đường Vành đai 2,5 đường Nguyễn Phong Sắc đến nút giao với đường Vành đai 3 đường Phạm Hùng. Chiều dài toàn tuyến khoảng 1.000m với tổng diện tích đất nghiên cứu thiết kế khoảng 26,3ha, mục tiêu nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch sẽ đề xuất các giải pháp chỉnh trang, nâng cấp kiến trúc, cảnh quan các công trình xây dựng hai bên tuyến đường, nhất là đối với khu vực dân cư, làng xóm được tồn tại theo quy hoạch. Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan hài hòa giữa khu vực cải tạo, chỉnh trang và phát triển xây dựng mới, các vị trí điểm nhấn kiến trúc. Cùng với đó, xác định mạng lưới đường quy hoạch và đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến đường với khu vực hai bên tuyến đường, tổ chức giao thông thuận lợi, an toàn, cải thiện và nâng cao điều kiện sống của dân cư khu vực. Quy hoạch cũng đề xuất quy định quản lý không gian kiến trúc cảnh

quan theo đồ án thiết kế đô thị, làm cơ sở pháp lý để các cấp chính quyền quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Quy định cụ thể về hình khối, hình thức kiến trúc, màu sắc chủ đạo của tuyến phố, đảm bảo sự hài hòa về vật liệu, màu sắc, chi tiết trang trí, độ vươn ra của ban công, mái đua, ô-văng, mái đón, mái hè phố, phân vị đứng, ngang, độ đặc rỗng, bố trí cửa sổ, cửa đi về phía mặt tuyến đường; Đề xuất phương án sử dụng các yếu tố cảnh quan, kiến trúc nhỏ, tạo được nét đặc trưng kiến trúc đô thị của khu vực; Khoanh vùng bảo vệ khu di tích, công trình di sản văn hóa (nếu có) theo Luật di văn hóa, kiểm soát việc xây dựng các công trình xung quanh.

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

31


TRẢI NGHIỆM MỚI

Xanh Villas

SỐNG GIỮA THIÊN NHIÊN Nguyên Hà

Nhịp sống gấp gáp, không gian chật chội, công việc dồn dập nơi đô thị khiến ai cũng cảm thấy nặng nề, áp lực. Nghĩ về ngôi nhà không chỉ để ở mà còn để thư giãn, gần gũi thiên nhiên, tận hưởng hương vị cuộc sống và những giá trị đích thực đang là xu thế được nhiều người hướng đến.

32

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014


C

ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

ách trung tâm Thủ đô Hà Nội chừng 30km, chạy dọc Đại lộ Thăng Long về phía Tây, không gian thanh bình, yên tĩnh của quần thể Xanh Villas nằm trên địa bàn xã Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội lập tức cuốn hút bất kỳ những ai đến với nơi này. Giữa cảnh sắc thiên nhiên phóng khoáng, những ngôi biệt thự nhà vườn nằm thoải trên các triền đồi xanh mướt, với đủ loại hình dáng, kiến trúc độc đáo giúp mọi người quên đi sự nhộn nhịp, náo nhiệt nơi đô thị. Tuy không cái nào, giống cái nào và được quy hoạch theo chuỗi, kết nối bởi những hàng cây, con đường, bãi cỏ. Tạo nên một không gian, một bản giao hưởng hài hòa về cảnh quan, về quy hoạch tổng thể và kiến trúc. Cảnh quan tự nhiên được tôn trọng tối đa trong kiến trúc đô thị và các công trình kiến trúc lại nương theo tự nhiên để tồn tại, phát triển một

cách hài hòa. Và cũng từ đó con người thấy tâm hồn mình thư thái, dịu nhẹ mà bay bổng, giao hòa cùng thiên nhiên. Đặc biệt, những loài cây, loài hoa,.. trồng tại Xanh Villas đều được chọn lọc kỹ góp phần tạo nên những điểm nhấn rất riêng. Thậm chí, nó còn bộc lộ cá tính của chủ nhân mỗi căn hộ. Cây, hoa chen nhau trong những lối đi và tiểu cảnh… nhựa sống căng tràn, sắc hương đong đầy, cứ thế sinh sôi, nâng niu thúc đẩy tâm hồn con người khoáng đạt thăng hoa. Để không còn lo toan, phiền muộn, bộn bề công việc, con người sống là tận hưởng, trải nghiệm thiên nhiên và khám phá chính mình. Không chỉ có vậy, Xanh Villas được đầu tư đầy đủ các tiện ích của đô thị hiện đại và được quy hoạch trong tổng thể hoàn chỉnh, đồng bộ như trường học, nhà trẻ, trung tâm chăm sóc sức khỏe, spa, fitness, trung tâm mua sắm, nhà hàng, bar, clubhouse, trung tâm hội thảo,… Ở Xanh Villas cuộc sống an toàn, tiện nghi và văn minh luôn được đảm bảo.

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

33


VĂN HÓA

Thăm phố người

Về phố Hàng Trống tìm tranh dân gian Phố Hàng Trống dài gần 400m, một đầu giáp với phố Hàng Gai, đầu kia liền kề phố Lê Thái Tổ. Đến Hàng Trống hôm nay, giữa ngổn ngang những quầy bán đồ lưu niệm cho du khách và những cửa hàng tranh chép sặc sỡ sắc màu, tôi luôn thao thiết nhớ về những bức tranh dân gian Hàng Trống được in từ những bản khắc gỗ thị đen bóng rồi được các nghệ nhân gò lưng ngồi tô màu xanh đỏ. Các dụng cụ được sử dụng trong công đoạn in tranh Hàng Trống.

34

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

Hoàng Thu Phố


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

Nghệ nhân Lê Đình Nghiên.

Cũng như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Việt Nam. Bởi, nó không chỉ là tranh chơi, tranh treo để thưởng lãm, để trang trí mà còn là tranh thờ, tranh tâm linh mang đậm màu sắc dân gian. Tiếng xưa thì vẫn còn, mà tranh xưa thì mai một. Khắp phố Hàng Trống tấc đất tấc vàng giờ chẳng còn chỗ cho tranh dân gian, hỏi người biết tranh Hàng Trống cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu đầy ái ngại. Trong lúc đang tưởng như vô vọng cho mong muốn tìm lại những người nghệ dân tranh Hàng Trống, thì nhân lần ngồi trà quán vỉa hè, một cụ già đã giới thiệu cho tôi gia đình nghệ nhân duy nhất còn làm tranh Hàng Trống. Đó là ông Lê Đình Nghiên. Chỉ có điều, từ hơn chục năm nay, ông Nghiên và gia đình đã không còn ở phố Hàng Trống nữa mà chuyển về trong căn nhà nhỏ trên phố Cửa Đông. Nghệ nhân Lê Đình Nghiên sinh năm Canh Dần Nét bút tài hoa của Nghệ nhân Lê Đình Nghiên.

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

35


VĂN HÓA bền của tranh có khi còn hơn cả tuổi thọ một con người. Điều đặc biệt là, tranh Hàng Trống càng để lâu, màu bay bớt đi, giấy dó ngả sang màu vàng thì càng đẹp, càng toát lên cái hồn của tranh dân gian.

(1950). Nhà chật, nhưng tầng 2, vị trí trang trọng nhất được dành để đặt mấy chục tấm ván khắc. Những tấm ván được làm bằng gỗ thị, có từ đời ông bà cụ kị, tính đến nay phải được 200 - 300 năm tuổi nhưng chỉ nứt đôi chút hằn lên tranh ở ván hình Công, Cá. Nhưng cũng chính vết hằn đó lại tạo nên “thương hiệu” cho tranh Hàng Trống nhà ông, mặc dù ngày nay, tranh Hàng Trống khó có thể làm giả được. Những bộ ván khắc của nhà ông định giá cả một gia tài, nhưng ông cương quyết không bán, dành cho con cháu giữ nghề truyền thống của gia đình. Ông cũng đã từng thuê thợ khắc dấu chạm khắc những bàn ván mới, nhưng giá rất cao, mà hầu như không ưng được một bản nào. Nhiều người gợi ý ông vẽ những mẫu tranh mới, ông đều bảo, tranh dân gian người ta đã quen lâu rồi, thậm chí ăn sâu vào tâm khảm nhiều người, giờ vẽ những bức mới không biết có được chấp nhận không. “Nghề này rất vất vả, không phải là nghề làm chơi ăn thật”, ông Nghiên bảo. Mỗi năm, ông chỉ làm khoảng 200 tranh nên nhiều khi khách đến không gặp dịp thì trong nhà chẳng còn bức nào để bán. Nhưng ông cũng không làm nhiều hơn. Mấy năm sau 36

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

khi về hưu, sức khỏe ông cũng yếu đi nhiều. Nhà lại chật nên số lượng tranh làm ra cũng giảm hẳn. Để mỗi bức tranh hoàn thành, từ công đoạn in, bồi giấy, chờ khô, tô màu đến lúc đóng nẹp, treo lên cũng phải mất đến 3 - 4 ngày, thậm chí cả tuần. Ngay công đoạn bồi giấy cũng rất khó khăn, vì giấy dó khổ rất nhỏ, với mỗi bức tranh dọc phải can bằng hai tấm nên phải tính đến độ nở của hai tấm giấy, nếu không ẩm tương đương nhau thì khi bồi, giấy sẽ bị rúm lại. Không kể những bức nhiều chi tiết, khó như Ngũ hổ, Độc hổ (Bạch Hổ, Hắc Hổ, Hoàng Hổ...) hay tranh Hương chủ, Tứ Phủ, tranh truyện Hán Sở tranh hùng, Chiêu Quân cống Hồ... thì còn phải mất nhiều thời gian hơn nữa. Bàn tay người thợ phải hoạt, thuộc các chi tiết, đã đành, nhưng trên hết, cần đức tính kiên trì, say mê được tôi luyện qua thời gian, bằng sự đúc rút kinh nghiệm của bản thân từ những tiểu tiết rất nhỏ, cộng với những bí quyết gia truyền. Theo nghệ nhân Lê Đình Nghiên, một thời, tranh Hàng Trống rất dễ bị rách do giấy khan hiếm, tranh được in và vẽ trên giấy báo, chứ tranh bây giờ toàn được vẽ bằng giấy dó. Đời sống cao hơn, có người còn đặt vẽ trên lụa, độ

Tuy tranh Hàng Trống được in hàng loạt theo lối in ngửa (nghĩa là đặt tấm ván khắc ngửa ra, rồi đặt giấy dó lên, lấy sơ mướp xoa rồi mới tô chèn), nhưng ông Nghiên bảo, bản khắc chỉ là vật để nhân bản. Mỗi người vẽ tranh đều để lại dấu ấn của mình, và bản thân ông, nhìn vào tranh là biết được người nào, thế hệ nào trong gia đình ông cầm bút tạo nên. Có được điều ấy là bởi, trong 7 người con của gia đình làm tranh Hàng Trống từ nhiều đời nay, chỉ duy nhất ông Nghiên nối nghiệp cha, tiếp xúc với tranh Hàng Trống từ năm lên 6 - 7 tuổi. Suốt những năm thơ bé, cứ vào dịp Tết, ông theo bà nội gánh tranh đi bán khắp các phố Hàng Mã, Hàng Bồ. Ngày ấy, người Hà Nội mua tranh rất nhiều. Các tỉnh khác, kể cả những tỉnh ở vùng cao cũng đến mua tranh thờ. Vì vậy, tranh thờ của dòng tranh Hàng Trống rực rỡ, mang nhiều dấu ấn của đồng bào dân tộc. Trong số những người con, nghệ nhân Lê Đình Nghiên đang cố gắng truyền nghề lại cho con trai út là Lê Hoàn – sinh năm 1988. Với trách nhiệm của một nghệ nhân có nghề cha truyền con nối, ông Nghiên ý thức được rằng, mình không phải là tác giả của những bức tranh kia, mình chỉ là người chấp bút cho nó có hồn, nên dưới mỗi bức tranh, ông không bao giờ đề tên hay ký tên mình. Chỉ khi khách yêu cầu, ông mới ký đằng sau bức tranh, để đảm bảo rằng đây đích thực là tranh Hàng Trống do chính tay ông tô, vẽ.


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

Vậy là tranh Hàng Trống thì còn đó, dù phải trôi dạt đi ra ngoài con phố Hàng Trống nổi tiếng và quen thuộc. Mỗi lần ngược xuôi trên con phố nhỏ ấy, tôi mong ước một ngày, dòng tranh dân gian xưa sẽ được trở về với con phố này. Không dám mơ đến viễn cảnh dòng tranh dân gian xưa được làm sống dậy không khí tấp nập bán mua, chỉ mong sao, ở một góc nào đó có một cửa hàng bày

Phố Hàng Trống ngày nay còn hai ngôi đền cổ, giữa phố là đền Đông Hương còn gọi là đền Hàng Trống, thờ một đào nương. Còn ở cuối phố là đình Nam Hương, chủ yếu thờ thần Bạch Mã và Linh Lang.

đủ các bức tranh Hàng Trống, có thêm người nghệ nhân già đang gò lưng trên tấm phản tô màu.

Hẳn đó là cách tôn vinh xứng đáng nhất dành cho những giá trị truyền thống, để đánh thức những giác quan tưởng như đã ngủ yên đâu đó trong lòng người Hà Nội. Đó cũng là cách “ghim cài” vào tâm trí những đứa trẻ lớn lên trong thế kỷ này về một dòng tranh quý của đất Thăng Long, cần được gìn giữ, bảo tồn chính trong đời sống chứ không phải trong viện bảo tàng!

Phố Hàng Trống hẹp bề ngang, hẹp cả vỉa hè, nhưng có những hàng cây rất đẹp, nhất là vào mùa thay lá. Từ Hàng Trống, ta có thể rẽ xuống Bảo Khánh để vào Hàng Hành uống cà phê hay ra Hồ Gươm ngắm non nước mây trời. Ta cũng có thể quẹo qua phố Nhà Thờ để về mạn Lý Quốc Sư ăn hoa quả dầm và uống trà chanh với các bạn trẻ. Phố ngắn, nhưng ở đó cuộc sống không ngừng chảy trôi, với đủ các sinh hoạt đến giờ với còn nhiều nét của người Hà Nội cũ.

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

37


VĂN HÓA

HÀ NỘI BỐN ÙA

M

Chút hồ và cây

Lê Ngân Hằng

Hà Nội có nhiều hồ. Từ hồ lớn đến hồ nhỏ, không mấy người có thể biết hết và cũng không mấy khi để ý kỹ. Nhưng mỗi cái hồ có mặt trong thành phố là một thế giới. Một cái hồ gần nhà ngày nào cũng đi qua, chiều nào cũng đi bộ quanh hồ từ mùa này qua mùa khác. Một cái hồ trong khu Nam Đồng gần nhà tôi hoặc cái hồ nào đó gần nhà bạn lại có một vẻ đẹp với những chi tiết xứng đáng để nhìn ngắm trong những ngày xuân. Đôi khi cứ tưởng là thờ ơ tẻ ngắt bởi vì đời sống thường ngày bận rộn, nhiều lo toan cuốn đi. Nhưng những ngày tháng Giêng yên bình kéo ta khỏi thực tại thường nhật, không làm ta chán nản những lối đi quen thuộc mà ngược lại làm ta biết ơn xao xuyến bởi vẻ quyến rũ khi gặp lại vóc dáng cây quanh hồ của tháng Giêng. Trong những ngày tháng Giêng, hàng cây ven hồ gần nhà hiện lên như một bức tranh với những nét phác hình bằng chì tuyệt đẹp, uyển chuyển của một họa sĩ có phong cách bạo liệt và tài hoa. Nhìn phía nào cũng đẹp và sắc nét. Bức tranh có nền trên cao là một bầu trời xám xa xa và dưới thấp hơn là màn sương mờ nhạt của tháng Giêng giản dị. Xa hút con phố. Ẩn hiện thấp thoáng trong cây là những khung cửa sổ, những ngôi nhà 38

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

mới xây chen lẫn những khuôn mặt chung cư già nua và cũ kỹ. Vắng vẻ và im lặng. Những quán cà phê mở lộ thiên dưới những tàng cây của tháng Giêng trần trụi. Mang theo thứ ánh sáng khôi nguyên trong không gian tinh khiết nhất trong cả bốn mùa không lặp lại trong cả năm cho đến tháng Giêng. Mời gọi ta hãy tận hưởng. Nhìn xa kia không phải là một loài hoa mà là điểm xuyết bừng lên trong những cành cây trơ trụi một đám lá đỏ còn xót lại từ mùa đông cũ. Cũng là những chiếc lá của bằng lăng. Trong cái lạnh của tháng Giêng, trông chúng thật gần gụi và ấm áp.

Từ một góc cà phê nào đó bạn nhìn dọc theo con đường xa hút có hàng cây vừa khép tán. Ngạc nhiên làm sao với vẻ đẹp của hàng cây bằng lăng thấp ngang tầm với, đứng bên nhau trơ trụi trong tháng Giêng mà vào mùa khác, trừ khi cả rừng hoa tím của chúng nở. Khi ấy chẳng ai tin chúng thực sự đẹp tuyệt vời trong tháng Giêng. Khi những cành khô trần trụi đan lấy nhau, tắm trong sương trời bao la của tháng Giêng cho đến tận tháng Ba. Khi những cái chồi mới màu nâu đỏ bật lên, chẳng mấy chốc sẽ che phủ khắp cành cây bằng một màu xanh bất tận. Mang theo sức sống mới cùng với sự chuyển động mãnh liệt mà bao giờ cũng luôn lặng lẽ... Nhưng lúc này, bạn có thấy thế không? Vóc dáng hàng cây tháng Giêng ấy, ven những cái hồ trong thành phố gợi lên cả một không gian tuy với vẻ khô khan và ảm đảm nhưng không hề buồn bã. Chúng chứng tỏ một điều gì bền bỉ và nhẫn nại dù qua bao nhiêu thời gian, qua bao nhiêu đổi thay, vui buồn, rời xa và gặp gỡ. Hồ và những cái cây vẫn cứ đứng ở đấy như những người bạn và còn hơn thế nữa. Khi bạn cũng xem chúng như những người bạn.


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

HÀ NỘI Trong ắt bạn bè

M

Mưa xuân không tần ngần

Buổi sáng, dưới lớp sương mù, những hàng cây xà cừ trên đường Hà Nội vừa có điều gì đó trong trẻo, nhưng lại cũng vừa có điều gì đó thật trễ nải. Phố lác đác người. Những mái nhà trông gần thế mà vẫn có vẻ bàng bạc khuất lấp, và cũng có vẻ gì đó bí ẩn như nụ cười của nàng Mona Lisa. Những chậu hoa xuân và quất vàng vẫn còn ở lại khi mùa xuân chưa qua... Rạng sáng, khi choàng tỉnh dậy, tôi nghe tiếng mưa rất mỏng. Cứ như tiếng ai thì thầm trong gió thoảng. Lúc ấy, Hà Nội còn ngái ngủ và tôi cứ thế chân trần áp mặt vào cửa kính, với chút ít run rẩy, với chút ít sảng khoái và những yêu thương mơ hồ.

Không phải là hàng cây như trong thơ của nữ thi sĩ Olga Bergholz, mùa ở đây đang xanh về. Thế nhưng sự xao

động lặng lẽ kia vẫn là điều có thật. Phố ít tiếng còi xe và người rất thưa. Tiếng trò chuyện nhẹ và trong mà nụ cười lại ấm. Tôi cứ nghĩ, không hiểu vì đâu, tại sao thế, nhưng lúc ấy, rõ là tôi biết mình có một ngày Hà Nội nho nhã, điềm đạm và hiền như một trải nghiệm khác. Khi khẽ nhắm mắt lại trong một phút giây, hình ảnh đầu tiên mà tôi có là một cô bé mặc chiếc áo bông hoa đã cũ được má nắm chặt tay khi leo lên một toa tàu điện. Tiếng leng keng khi tàu chạy trong phố vẫn còn rõ cho đến tận bây giờ. Khi ấy, phố cũng vắng và ngày cũng điềm tĩnh như sáng mai này. Ngay cả que kem ngày ấy cũng vẫn cứ ngọt y như lúc ban đầu và tôi vẫn còn nhớ như in nỗi tiếc nuối có tên Hà Nội khi trở về Thanh Hoá, trên chiếc commăngca

Ảnh: Lê Bích

Hạnh Nhi

Thừa Thiên - Huế

bụi bặm mà má tôi xin được đi nhờ. Không chỉ gọi về một hoài nhớ, cái lãng đãng quá dễ chịu mà tôi có không chỉ trong sớm mai mà trìu mến trong suốt ngày khi tôi ở lại. Quả thật là cũng không thể ngờ, có những lúc Hà Nội lại thong thả đến mức trầm mặc như thế với những con phố thật vắng. Đường Hồ Xuân Hương chỉ có 1 - 2 người đi bộ rồi vài chiếc xe taxi lơ đãng trờ qua. Và cafe Mimosa với những âm thanh da diết của bản nhạc Besamie Mucho qua tiếng kèn của Kenny G như rơi ra từ đâu đó trên những ô tường để mộc. Tôi uống một ly Ken. Những giọt đậm vừa đủ để mang về một xa vắng... Trở lại Nội Bài để quay về trong chuyến bay tối, tôi cứ nhìn mãi màu sương lênh loang trong chiều dần sẫm lại. Chúng lại một lần nữa SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

39


VĂN HÓA

mang bụi đi khỏi Hà Nội và làm những ngôi nhà cao tầng, những chung cư mới trong các khu đô thị thấp hẳn lại. Cũng không biết có phải vì sương không mà những câu chuyện trong xe cũng trở nên quá chừng nhỏ nhẹ... Tôi đã gặp mưa xuân ở Hà Nội, dù một người bạn trước đó áy náy nhắn qua Facebook rằng, Hà Nội nhẽ ra những ngày này phải có mưa xuân mới đúng kiểu. Nhưng mưa xuân cũng chỉ một lúc thôi và không hề tần ngần. Y như lúc tôi không chọn câu nào mà nói ngay những điều gì đó, không đâu vào đâu thì phải, về một sự rời đi. Thì có phải là chia tay đâu, nhưng tôi biết là mình hụt hẫng với sương ngày dìu dịu.

Ảnh: Lê Bích

Ảnh: Lê Bích

40

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

Nghệ sĩ với Hà Nội

Tình ca của lúa & hoa Sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Ngọc Khuê khá đồ sộ với khoảng 300 ca khúc, nhưng chỉ riêng “Mùa xuân, làng lúa làng hoa” đã đủ để người ta nhớ về ông suốt hơn ba thập kỷ nay. 30 năm - gần nửa đời người, tất nhiên chưa ai nói là dài, nhưng mỗi dịp xuân về, nghe lại ca khúc ấy ai cũng thấy xao xuyến bồi hồi.

N

hạc sĩ Ngọc Khuê sinh năm 1947, người gốc Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội. Ngọc Khuê gắn cả cuộc đời binh nghiệp với Quân chủng Phòng không - Không quân, nhưng ông luôn muốn viết một ca khúc gì đó về Thủ đô, đặc biệt là về mùa xuân Hà Nội, nhưng viết mãi chưa thành. Ông muốn ca khúc ấy sao cho là của riêng mình, nhưng mọi người vẫn có thể thấy mình trong đó. Nhiều lần đi lên mạn Hồ Tây, song phải tới một chiều đông năm 1981, khi đạp xe đến Xuân La, Xuân Đỉnh, ông mới chợt cảm nhận, hóa ra Hồ Tây không chỉ có những làng hoa trù phú mà còn có những cánh đồng lúa. “Phát hiện” đó đã giúp Ngọc Khuê bật ra những ca từ đầu tiên: “Lúa ơi thơm ngát cho em hát cùng người/ Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm ruộng đồng…”. “Câu hát bật ra ngay giữa thiên nhiên đó đã giúp tôi hoàn thành đoạn chính của bài hát trước. Đến khi về nhà tôi mới ngồi viết phần đầu và phần kết của bài hát. Tôi viết hai phần này thật khó khăn, nhất là đoạn mở đầu: “Bên lúa, anh bên lúa/ Cánh đồng làng ven đê/ Hồ Tây xanh mênh mông, trong tươi thắm nắng chiều/ Làng em làng hoa, hoa hơm ngát bốn mùa…”. Tôi đã thử bằng nhiều cách khác nhau để bắt đầu bài hát, cuối cùng thấy hợp lý khi lấy âm hưởng của một điệu hò để thể hiện sự lấp lánh của mặt gương Hồ Tây, sự dào

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

41


VĂN HÓA dạt êm ả của sóng nước, sóng lúa. Đó là một sự giao duyên tình tứ rất mộc mạc nhưng lại vô cùng đằm thắm của những đôi trai gái mà tôi nghĩ rằng chỉ có những làng mạc lâu đời, trù phú mà thanh lịch ven Hồ Tây mới có. Rồi đến đoạn kết của bài hát, vừa là cao trào của âm nhạc vừa là một tình cảm như đột ngột bừng dậy của tình yêu đôi lứa. Đến đây thì Hồ Tây chỉ còn lại như cái cớ, như điểm tựa để nhường chỗ cho tình ca, cho tình yêu và hạnh phúc của con người”, nhạc sĩ Ngọc Khuê tâm sự. Ông cũng bật mí lúc viết ca khúc này, ông rất mê giọng hát của ca sĩ Thanh Hoa nên đã có ý “đo ni đóng giày”. Vì thế, đầu xuân năm 1982, ông mang bài hát tới Ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam, với lời mời Thanh Hoa thể hiện. Mong ước đó đã được toại nguyện và suốt một thời gian dài, bài hát lan truyền đi khắp cả nước trên sóng phát thanh với sự háo hức đón chờ của người nghe. Đến khi truyền hình đã phổ biến hơn một chút, hầu như sáng nào ca sĩ Trung Anh cũng xuất hiện trên màn ảnh nhỏ trong trang phục áo bà ba với tiếng hát ngọt ngào: “Bên lúa em bên lúa, cánh đồng làng ven đê” bên những luống hoa... Ca sĩ Trung Anh đã nổi tiếng với bài hát này, và đối với nhiều người, khi nghe lại “Mùa xuân làng lúa làng hoa”, một trời ký ức lại ùa về đầy da diết. Ít ai biết rằng, ban đầu tên bài hát chỉ giản dị “Làng lúa, làng hoa”. Hỏi Ngọc Khuê, ông bảo: “Đúng vậy. Khi viết ca khúc này, tôi chỉ đề ngắn gọn như thế. Vì tôi thấy đã đủ để nói lên những điều cơ bản: một bên (hoa) là biểu tượng của cuộc sống tinh thần, còn bên kia (lúa) là biểu tượng để nói về cuộc sống vật 42

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

chất. Viết xong bài hát, tôi sướng lắm. Gửi ca khúc đến Đài Tiếng nói Việt Nam và được duyệt để dàn dựng phát sóng cũng là một niềm khích lệ lớn rồi. Khi nghe xong bài hát này, nhạc sĩ Thế Song khuyên tôi nên thêm 2 chữ “Mùa xuân” vào tên bài hát. Tôi thấy hợp lý. Vậy là từ đó, ca khúc được phổ biến với tên gọi đầy đủ như hiện nay”. Nhưng ẩn sau ca khúc này vẫn còn một bí mật khác. Khi xem lại bản thảo viết tay đầu tiên của bài hát, tôi thấy ở góc bên phải Ngọc Khuê đề “Tặng bạn tôi…”. Trong dấu “ba chấm” kia đã được gạch xóa bằng nét bút chi chít. Đó hẳn là một bí mật mà tác giả không muốn công khai? Lâu nay mỗi lúc nghe ca khúc này, tôi thường tự hỏi, “em” trong ca khúc này là ai. Hẳn phải là một cô gái nào đó đã tạo hứng khởi để người nghệ sĩ thăng hoa trong sáng tạo nghệ thuật? Trước sự tò mò của tôi, cuối cùng Ngọc Khuê cũng thật thà: Chỗ ông “tẩy xóa” đó chỉ đơn giản là số 13. Ngày trước, tên bạn bè vẫn được “số hóa” như thế. “Quãng năm 1978, tôi có quen một cô gái. Đôi khi chúng tôi chở nhau trên chiếc xe

đạp lòng vòng trên những con đường ven Hồ Tây. Khi viết xong, tôi đã đề tặng bạn bài hát này…”, Ngọc Khuê nói, rồi ông mỉm cười: “Giờ ai cũng đã lên chức ông bà cả rồi”. Và ca khúc kia như một trang nhật ký tuyệt đẹp của một thời tuổi trẻ. Mấy năm nay, nhạc sĩ Ngọc Khuê đã dựng xong cho mình ngôi nhà ở quê. Ngôi nhà đối lập hẳn với căn nhà chật hẹp ở phố Trần Điền (Hà Nội) từng là nơi sinh sống của cả gia đình ông với nhà rộng, sân vườn, chum nước dưới cây cau giàn trầu. Đây là không gian để ông tiếp tục sáng tác mỗi dịp cuối tuần. Hai năm trước, nhạc sĩ Ngọc Khuê nhận được giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Bài hát “Mùa xuân, làng lúa làng hoa” cũng nhận được giải bài hát xuất sắc nhất về nông nghiệp nông thôn. Điều đó làm ông vui. Giờ thì ông mong muốn làm được một đêm nhạc giới thiệu những tác phẩm của mình viết về nông nghiệp, nông thôn… như một sự tri ân quê hương và ngợi ca người nông dân trên chính mảnh đất quê hương của mình.


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

xưa

Nét

Từ Góc nhìn Núi… Nguyễn Văn Bình

Đôi khi ta vẫn có thể tìm kiếm được những vẻ đẹp bất ngờ ở nơi mà mình tưởng như đã quá thân thuộc. Vấn đề ở chỗ bạn có một “view”, góc nhìn mới. Những ngày trời đất quang đãng, hãy tìm cho mình một vị trí nào đó, thật cao, dĩ nhiên là trong điều kiện cho phép, để quan sát, bạn sẽ phát hiện ra một “Hà Nội mới”. Một Hà Nội không chỉ san sát nhà cao tầng, nghìn nghịt người xe len nhau trên đường, mà là một Hà Nội cận kề với núi, yên bình trong vòng ôm lớn lao, gợi cảm của núi. Khi ấy chắc chắn bạn sẽ thấm thía vì sao lại quyết định chọn chỗ này làm nơi “đóng đô muôn đời”.

Vị trí ngắm núi thứ nhất, tuyệt vời nhất, lại không phải phiền hà ai là ở trên cầu Thăng Long. Tại đó, các hôm trời quang quẻ bạn ngoái nhìn xung quanh chắc chắn sẽ thấy những dãy núi vây quanh khiến Hà Nội vừa giống một chiếc gương tròn rộng lớn, yên ả, lại vừa giống một khuôn mặt thanh tú với hai bàn tay úp nhẹ hai bên. Tại vị trí này sự hùng vĩ của Tam Đảo sẽ khiến bạn ngỡ ngàng. Những dải mây trắng chờn vờn vây trên đỉnh núi, đôi khi chúng dàn thấp xuống và bạn sẽ có cảm giác núi cao hơn. Ngoái lại phía sau, bạn lại thấy được cả Ba Vì lô xô trong màu xanh lam nhẹ nhõm, trong trẻo. Còn nếu không muốn lên cầu Thăng Long thì đứng ở cầu Chương Dương, bạn cũng có thể thấy núi, nhưng chỉ thấy một bề thôi. Nghĩa là bạn chỉ có thể thấy dãy Tam Đảo, nhưng hình thể sẽ khác đi. Núi không cong hình vòng cung nữa mà chờn vờn hơn, hư ảo hơn. Vị trí này, cảnh núi cực kỳ đẹp với tiền cảnh là cây cầu Long Biên vươn dài qua sông. Đấy là hai vị trí dễ dàng nhất, còn nếu có điều kiện đứng ở bất cứ nóc tòa nhà cao tầng kha khá nào ở trong Thành phố, bạn cũng sẽ có được một “view” ngoạn mục, hấp dẫn để mà cảm nhận một góc nhìn Hà Nội.

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

43


VĂN HÓA

Thanh mát chè kho An Khê

Không biết từ bao giờ, chè kho đã trở thành món thức quà tuy giản dị nhưng vẫn thể hiện được một cách trọn vẹn “ngón nghề” nội trợ điêu luyện của các mẹ, các chị. Và cũng chính sự công phu, cầu kỳ trong các khâu chuẩn bị và nấu chè đã thể hiện được lòng thành của người nấu nên chè kho đã trở thành một món không thể thiếu trên mâm cỗ cúng để tri ân tổ tiên trong những ngày lễ, Tết. Để có được đĩa chè kho ngon, có màu vàng sánh mịn, cầm lên không bị ướt tay đòi hỏi sự cẩn thận và khéo tay của người nấu. Đậu xanh phải chọn loại hạt mẩy, lòng vàng, nhặt bỏ hạt mọt, ngâm nước khoảng nửa ngày, đãi sạch vỏ, đồ kỹ. Khâu giã đỗ cũng đòi hỏi sự công phu, tỷ mỷ, không phải cứ giã mạnh là được mà quan trọng là phải đều tay thì đỗ mới mịn. Sau đó, đỗ được nắm lại thành từng nắm, dùng dao thái lát mỏng cho đỗ tơi ra, lọc kỹ những hạt đỗ chưa bở. Khâu pha chế nước và đường cũng quan trọng không kém. Nếu trước khi đường phên được mua về, chặt thành từng miếng nhỏ rồi đun thành nước đường thì nay để giản tiện, người ta thường dùng đường kính. Để đường ngấm đều, đường được cho vào nước đun trước, cho thêm vài hạt muối, sau đó mới đổ đỗ đã tơi vào nồi. Lúc mới bắc lên bếp, có thể để lửa to nhưng khi chè bắt đầu sôi, phải cho thật nhỏ lửa và phải khuấy đều tay, khuấy xuống tận đáy nồi, có như vậy chè mới không bị

44

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

Ảnh: Hùng Blue

bén. Nếu ai sốt ruột, vặn to lửa, chè sẽ nhanh cạn nước, dễ bị khê, còn nếu cho ít nước, khi bày ra đĩa, bề mặt chè sẽ bị nứt, vừa không đẹp vừa nhanh hỏng. Ngày xưa, để bảo quản lâu, chè kho được quấy kỹ có khi tới 8 - 9 tiếng và nhà nào nấu khéo, có khi đến quá ngày Rằm tháng Giêng vẫn có đĩa chè kho để đãi khách. Nay, điều kiện bảo quản tốt hơn nên thời gian nấu chè cũng được cắt giảm, chỉ cần chè sánh, mịn và khô là đạt. Khi bày ra đĩa, màu sắc hài hòa, dịu dịu của đĩa chè kho vàng nhạt, lấm tấm ít hạt vừng trắng rang thơm đã chinh phục thực khách từ cái nhìn đầu tiên. Đến khi miếng chè kho tan trong miệng, vị ngọt vừa thanh vừa dịu ngấm nơi đầu lưỡi, lại chiêu thêm ngụm trà mạn chan chát thế là đủ để câu chuyện của bạn hữu thêm phần rôm rả.



VĂN HÓA

&

Làng Nghề

Sắc vàng đá ong Bài và ảnh: Lê Bích

Làng, từ lâu tôi rất ấn tượng với sắc vàng của đá ong, thứ đá được coi là đặc trưng của vùng đất xứ Đoài và điều này dẫn tôi tìm tới xã Bình Yên, huyện Thạch Thất nơi vốn được biết đến như “thủ phủ” của nghề khai thác và chế tác đá ong. Đúng với tên gọi của nó xã nằm yên bình bên những đồi thoai thoải đá ong hòa sắc cùng xanh mát ruộng lúa, rặng tre. Nơi đây xóm làng “phủ” một màu vàng đá ong đặc trưng. Đâu cũng thấy đá ong, từ cổng nhà, tường rào, tường nhà, nhà bếp, bờ ao và cả chuồng lợn… đều xây bằng đá ong. Nhà nghèo xây tường đá ong, nhà giàu cũng làm bằng đá ong chỉ khác là kiểu cách cầu kỳ, tinh xảo hơn. Ông Hai - một thợ chuyên chế tác đá ong lâu năm ở đây cho biết, đá ong vốn sẵn có ở Thạch Thất có một số chỗ đá còn lộ thiên. Dải đá ong ở đây trải dài từ Thạch Thất xuống tận Chương Mỹ. Cái tên Thạch Thất được đặt ra là ghép bởi hai từ Thạch có nghĩa là đá,Thất có nghĩa là nghề ngụ ý nơi đây là đất nghề đá ong. Ông Hai hồ hởi khoe với tôi ngôi nhà ba gian hai trái đang xây bằng đá ong lên tới 2 tỷ đồng do làm tường đá ong tốn gấp 4 lần gạch thường. Nhà kế tiếp chúng tôi tới là nhà Dũng “đá” một “thương hiệu” nổi tiếng ở Thạch Thất. Cơ sở của anh Dũng khá lớn nằm ngay bên đường cái bao gồm phòng trưng bày sản phẩm, xưởng sản

46

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

Anh Ngát 39 tuổi, ở xã Bình Yên được trả 20 ngàn tiền công cho mỗi viên đá ong thuốn được.


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

Cầu đá kết hợp cổng đá ong.

Các khối đá ong to sẽ được pa lăng xích kéo lên rồi chở về xưởng chế tác thành các tượng lớn.

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

47


VĂN HÓA

Giá bán một con voi đá ong khoảng 80 triệu đồng.

Tạo khối.

48

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

xuất ngoài trời nhà ở và khu vườn cảnh đá ong khá cầu kỳ. Nơi đây các sản phẩm làm từ đá ong bày khắp nơi nhìn rất vui mắt từ đèn vườn, giếng nước, chum vại đến 12 con giáp như: chuột, hổ, rồng, khỉ, trâu... Ấn tượng nhất là tượng đôi voi cao chừng 1,5 mét dài 2.5 mét đang được những người thợ tạo hình. Xuất phát từ một người thợ đóng giầy và làm nông, thấy nghề đá ong phát triển mạnh và có nhiều người giàu thích chơi đá ong, anh Dũng đã tập hợp thợ thuyền lại tổ chức sản xuất và kinh doanh đá ong theo quy mô lớn. Nhờ có tư duy kinh doanh năng động nên xưởng

của anh luôn đông khách. Khách hàng của anh trải khắp đất nước. Hiện anh Dũng đang thực hiện một công trình đá ong lớn cho nghĩa trang Bình Yên. Thợ đá ong giỏi nghề có thu nhập khoảng 400 ngàn đồng/ngày, thợ bình thường là 200 ngàn đồng/ngày. Thật mừng cho những người con xứ Đoài hôm nay đã biết làm giàu từ chính mảnh đất, khối đá của quê hương để sắc vàng đá ong hiện diện ngày càng nhiều trong những khuôn viên của nhà hàng, khách sạn, biệt thự ở thành phố.

Các sản phẩm từ đá ong.

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

49


PHONG THỦY & CUỘC SỐNG

Thận trọng

khi tham vấn phong thủy, tâm linh online Phan Vũ Mạnh Đức

Tư vấn phong thủy để bán hàng… Trung Quốc

Vì nhiều lý do khác nhau, hoạt động tham vấn - tư vấn phong thủy, tử vi, tâm linh… phần lớn được thực hiện qua các trang web, diễn đàn trên mạng.. Tuy nhiên, thực tế trong cảnh “thừa thày thiếu thợ” và không có những tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể về chất lượng tư vấn thì tình trạng nhiều người tiền mất tật mang là điều khó tránh khỏi.

Cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ và nhu cầu tư vấn phong thủy, tâm linh của người dân tăng cao, các trang web, diễn đàn nhận tư vấn về phong thủy, địa lý, tử vi tướng số… online đã mọc lên như nấm. Chỉ có điều, nội dung và chất lượng tư vấn online này chủ yếu chỉ đăng tải những thông tin mang tính “định nghĩa”, chung chung về phong thủy, địa lý, tử vi… không được lý giải bằng căn cứ khoa học. Thậm chí, nếu đọc kỹ sẽ phát hiện nhiều nội dung tư vấn ở các trang mạng đầy mâu thuẫn, luận giải không logic hoặc vô căn cứ.

50

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

Sau khi đưa thông tin, bài tư vấn nào cũng nêu hàng loạt cái “được” về quan lộc, tiền bạc (nhằm đánh

vào lòng tham của con người) hoặc liệt kê hàng loạt vận hạn, sát khí, hiểm họa… (đánh vào sự lo lắng về sự bất an của con người). Bất kỳ ai, tuổi gì, năm nào, bất kỳ ngôi nhà nào, hướng gì cũng có vận hạn, sát khí và tất nhiên, muốn giải hạn, hóa sát hoặc tăng quan vận, phát tài phát lộc “tín chủ” phải mua tỳ hưu, nghê đồng, thủy tinh cầu, kỳ lân, tháp văn xương, hồ lô, đá thạch anh… theo địa chỉ giới thiệu trên mạng.

Tuy nhiên, có thể khẳng định, hầu hết những thứ nêu trên đều là hàng Trung Quốc, được sản xuất bằng công nghệ không nung, sử dụng rất nhiều kim loại nặng và hóa chất công nghiệp. Những thứ này bán tại Trung Quốc rất rẻ, và không vật phẩm nào đắt quá 200 Nhân dân tệ (khoảng 600 ngàn đồng). Nhưng ở Việt Nam, sau khi được dán mác phong thủy, giá được “thổi” lên đến tiền triệu, chục triệu. Tiền mất đã


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

đành, đặt những thứ đó trong nhà thì bức xạ kim loại nặng và hóa chất công nghiệp có thể gây tác hại khôn lường cho sức khỏe con người. Thế mới có chuyện, nhiều “đại gia” chi cả núi tiền để sắm đồ phong thủy, vẫn tán gia bại sản như thường. Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố nhỏ không được thể hiện trên bản vẽ, hoặc mô tả của người xin tư vấn phong thủy online nhưng nó có thể khiến lời tư vấn không có hiệu quả. Đơn cử như việc không mô tả hướng và lưu lượng giao thông trước nhà, quên không nhắc đến một đường ống dẫn nước qua cửa… có thể biến lời tư vấn trở nên vô nghĩa. Do vậy, việc tư vấn phong thủy online trong bất kỳ trưởng hợp nào chỉ nên coi là tư liệu tham khảo và người được tư vấn phải cân nhắc và lựa chọn kỹ phương án được cung cấp kẻo “tiền mất tật mang”.

chí nhiều mạng còn cung cấp (lập) lá số tử vi sai. Cùng một dữ liệu ngày tháng năm và giờ sinh, mỗi mạng khác nhau cho kết quả khác nhau và hầu hết các Ngoài việc “dụ dỗ” hoặc “dọa dẫm” kết quả đều không chính xác. Nhưng để bán hàng Trung Quốc, một số mạng khác cung cấp miễn phí lá số tử nhiều người vì tin tưởng những lời bói toán vô căn cứ của các “cô”, “thầy” onvi, bạn đọc chỉ cần nhập đầy đủ dữ liệu về ngày tháng năm và giờ sinh là line mà phải chịu đựng sự bất an, thiệt hại nặng về tiền bạc, tình cảm... có ngay lá số tử vi của mình. Muốn biết trước vận mệnh để có định Có thể nói, tham vấn - tư vấn phong hướng phấn đấu, có thêm niềm tin thủy, tâm linh đã trở thành hoạt động và hy vọng trong cuộc sống, hay thậm không thể thiếu trong đời sống xã hội. chí chỉ để thỏa mãn tính tò mò là Trước khi kiến tạo nhà ở, công sở, nhà điều bình thường. Nhưng chắc chắn máy xí nghiệp… mỗi người đều cần không bạn đọc nào tự “đọc” được được tư vấn để xây dựng môi trường lá số tử vi của mình, và đương nhiên sống và làm việc tốt nhất. Tuy nhiên, phải sử dụng dịch vụ “luận giải lá số” phải thực sự thận trọng khi tư vấn trên mạng. theo kiểu “từ xa”. Đặc biệt, khi gửi yêu

Bất an vì thầy bói online

Trả tiền dịch vụ để được tư vấn không phải là vấn đề lớn. Điều đáng nói, qua khảo sát hàng trăm mạng tử vi trong và ngoài nước, chúng tôi chưa thấy một mạng nào tư vấn đúng nguyên tắc, có căn cứ khoa học, thậm

cầu tư vấn phong thủy, cần phải biết sử dụng thành thạo la bàn để cung cấp hướng nhà cho chuyên gia, và nhất thiết không sử dụng những sơ đồ, hình vẽ công khai trên các mạng phong thủy để thiết kế nhà ở.

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

51


NHÌN RA THẾ GIỚI

Năng lượng mới làm đẹp đô thị

Bắc Hà

Cho tới nay, năng lượng mặt trời được coi là một trong những dạng năng lượng mới sạch nhất, có nghĩa là thân thiện nhất với môi trường. Tuy nhiên, cho dù ngành công nghiệp và công nghệ năng lượng mặt trời hiện đã khá phát triển, các loại ứng dụng của loại năng lượng này vẫn rất khó hài hoà với cảnh quan môi trường xung quanh, đặc biệt trong đô thị, nếu như không muốn nói là nhiều khi môi trường còn bị phá hỏng. Một nhóm kỹ sư người Đức vừa thử nghiệm thành công phương pháp tích hợp năng lượng mặt trời vừa hiệu quả hơn lại vừa không phá huỷ cảnh quan môi trường, thậm chí còn có thể làm đẹp thêm cho đô thị.

Công nghệ quang học mới Cho tới nay việc sử dụng nặng lượng mặt trời mới chỉ thực hiện bằng cách thu ánh mặt trời chiếu trên những tấm phẳng hướng về phía mặt trời. Vì điều kiện bắt buộc này mà thường phải để các tấm pin mặt trời ở nơi cao nhất và khả năng trang trí bị bí hẹp. Đa phần các tấm pin mặt trời đều được lắp trên mái nhà hay ốp theo tường. Cảnh quan chung ở đó thường đơn điệu hoặc bị phá nát. Cũng có thể nói vẻ đẹp và sự hài hoà của cảnh quan môi trường bị đánh đổi lấy năng lượng mặt trời. Các kỹ sư của một công ty ở Đức đã tìm ra giải pháp xử lý đồng thời cả hai vấn đề chính trong sử dụng năng lượng mặt trời là hiệu suất và thiết bị. Cho đến nay, các thiết bị chưa có khả năng cao thâu tóm các tia nắng mặt trời nên công suất của thiết bị chưa cao. Chẳng hạn như trong những ngày râm mát hoặc có mưa, các thiết bị hiện có hầu như không thể sản suất được thêm mà chỉ sử dụng năng lượng mặt trời đã tích tụ được. Hình dáng thiết bị là tấm phẳng, thường được gắn cố định nên chỉ trực diện được với ánh sáng mặt trời trong thời gian nhất định của ngày.

52

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

Giải pháp được các kỹ sư Đức tìm ra là thiết bị có hình dáng quả cầu, không cần xoay mà luôn trực diện được với tia nắng của mặt trời. Giải pháp này cho phép tận thu ánh sáng mặt trời, thậm chí cả ánh trăng trong đêm, nâng cao đáng kể hiệu suất. Thiết bị này có tên gọi là Quả cầu Beta. ray do công ty Rawlemon chế tạo. Chủ công ty này là một kiến trúc sư nên hình dáng thiết bị rất đặc biệt và độc đáo. Nó là một khối cầu trong suốt, trong đó chưa một dung dịch - đây là một trong những bí mật của doanh nghiệp. Quả cầu như một thấu kính lớn có thể thu về được ánh sáng từ mọi góc chiếu. Hơn thế nữa, thấu kính đặc biệt này thu tia sáng về thành chùm và tạo ra được hiệu ứng cộng hưởng năng lượng mặt trời. Điểm khác biệt là quả cầu này tập hợp các tia sáng trước khi chuyển chúng thành năng lượng để có thể sử dụng được bình thường.

Lợi đơn, ích kép Cả ý tưởng lẫn kết quả thực hiện đều được giới chuyên


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

môn đánh giá là kỳ diệu. Tuỳ theo đường kính của quả cầu mà ánh sáng được “làm giàu thêm lên” đến 20.000 lần trước khi chuyển hoá thành năng lượng điện trong thiết bị tích lưu điện. Lợi ích nổi trội trước hết của phương pháp và thiết bị mới này là hiệu quả, thu được ánh sáng nhiều hơn trong ngày, cộng hưởng năng lượng ánh sáng tốt hơn. Việc thử nghiệm đến nay đã đưa lại kết quả là chỉ cần diện tích bằng một phần tư mét vuông đã có thể đạt được năng lượng tương đương của một mét vuông thiết bị năng lượng mặt trời thông dụng hiện có. Ở những nơi mà thời gian nắng trong ngày ngắn hoặc yếu thì phương

pháp và thiết bị mới này phát huy tác dụng rất tốt. Lợi ích thứ hai là thiết bị mới này có thể di chuyển và sắp đặt mới dễ dàng, có thiết kế hình dáng rất bắt mắt. Khi để trên mái nhà hay sắp đặt thành khối, những quả cầu Beta.ray không tạo hình ảnh đơn điệu và khiên cưỡng cho cảnh quan môi trường, đặc biệt ở trong đô thị. Chính vì thế, giới khoa học cho rằng chiều hướng phát triển này của công nghệ quang học vừa thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch, góp phần làm đẹp thêm diện mạo đô thị. Cả hai điều ấy đều đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển bền vững, đặc biệt với đô thị.

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

53


VĂN HÓA

Hamburg

Giang Hân

và tham vọng “xanh” hơn

Được đánh giá là một trong những TP có chỉ số môi trường tốt nhất thế giới và được công nhận là Thủ đô xanh của châu Âu năm 2011 nhưng Hamburg (Đức) vẫn đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các yếu tố môi trường. Nhiệt độ trung bình của TP đã tăng 9°C trong 60 năm qua, mực nước biển cũng tăng thêm 20cm và dự kiến sẽ tăng thêm 60cm vào năm 2010. Vì thế, chính quyền TP đã quyết định thực hiện một kế hoạch đầy tham vọng mang tên “Quy hoạch Mạng lưới Xanh” để trở thành TP “xanh” hơn. Với mục tiêu hạn chế tới mức tối đa những tác động của ô tô đến môi trường, Hamburg đã thực hiện những bước đi đầu tiên nhằm chuyển đôi TP thành đô thị tích hợp, hạn chế

54

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

đến mức thấp nhất sự hiện diện của ô tô cá nhân. Theo đó, trong vòng 15 – 20 năm tới, Hamburg sẽ tạo ra một mạng lưới kết nối các khu vực cây xanh hiện có của TP với hệ thống đường không cho phép các loại ô tô hoạt động. Không gian đô thị này đạt khoảng 69km2, chiếm 40% diện tích toàn TP gồm công viên, sân chơi, các công trình công cộng khác… được kết nối bằng những con đường đẹp, an toàn và tiện lợi giúp người dân và du khách có thể di chuyển hoàn toàn bằng xe đạp hoặc đi bộ. Hiện, 30 nhà hoạch định của dự án đang chạy đua với thời gian để hiện thực hóa “Quy hoạch Mạng lưới xanh”. Giới chức Hamburg hy vọng, Dự án này sau khi hoàn thành sẽ giúp Hamburg giảm được 40% lượng khí phát thải CO2 vào năm 2020 và 80% vào năm 2050. Ngoài ra, việc mở rộng hành lang không gian xanh sẽ giảm thiểu đáng kể tác động

của thiên tai như bão, lũ lụt – nguy cơ lớn nhất đe dọa sự an toàn của TP nằm bên bở Biển Bắc này. “Quy hoạch Mạng lưới Xanh” còn tạo một cuộc sống xanh hoàn hảo, giúp cải thiện sức khỏe cho cộng đồng cư dân TP. Lợi ích của Dự án thì có nhiều nhưng khi mới công bố, “Quy hoạch Mạng lưới Xanh” đã vấp phải sự phản đối của không ít người dân TP vì cho rằng, ô tô cá nhân vẫn là phương tiện tiện dụng và cơ động nhất. Tuy nhiên, với một mạng lưới đi xe đạp đang bao phủ rộng khắp các quốc gia châu Âu, Hamburg không thể đứng ngoài cuộc chơi này. Hiện, Brussels – thủ phủ của Liên minh châu Âu đã lên kế hoạch xây dựng một thủ đô không ô tô khi đưa ra quy hoạch trục trung tâm của TP sẽ chỉ dành cho người đi bộ và xe đạp, chuyển đại lộ bốn làn xe ô tô và một chuỗi hành lang quảng trường thành một con phố dài với các nhà hàng, cửa hiệu phục vụ khách bộ hành. Với mục tiêu trở thành Thủ đô carbon trung tính của châu Âu vào năm 2050, Thủ đô Đan Mạch là Copenhagen cũng triển khai thực hiện quy hoạch biến 26 làn xe mở rộng thành đường dành riêng cho xe đạp, xây dựng khoảng 35.000 điểm đỗ không gian dành cho xe đạp dọc theo đường bộ, giảm dần bãi đỗ xe ô tô trong TP từ 2 - 3%/năm.

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

55


THỊ TRƯỜNG & CUỘC SỐNG

Thử

cảm nhận

Mỗi tháng chuyên đề Đô thị & Cuộc sống sẽ gửi tới bạn đọc một số loại mỹ phẩm, trang phục, thực phẩm chức năng, sách... Hãy đăng ký dùng thử và chia sẻ với chúng tôi cảm nhận của bạn về sản phẩm.

02

bộ mỹ phẩm dành cho nam Holiday Men Set của L’ocitance trị giá 1.350.000VNĐ/bộ

Bộ sản phẩm gồm: Dưỡng da sau cạo râu Men Rich Shaving Cream 200ml; Dưỡng ẩm da Men Verdon Moisturizer 40 ml; Xà phòng Men Verdon Pebble Soap 150g.

02

bộ mỹ phẩm Water Bank Essence của Laneige trị giá 3.500.000VNĐ/bộ

Tinh chất dưỡng ẩm Water Bank Essence được chiết xuất từ hạt dẻ và tảo biển Seamollient giúp thanh tẩy, đặc trị, tái tạo cho làn da thô ráp, thiếu độ đàn hồi trở nên săn chắc và sáng mịn. Ngoài ra, mặt nạ ngủ độc đáo dạng nước, mỏng, thoáng, giúp cho da được “thở” tốt. Bộ sản phẩm còn có: nước hoa hồng Power Essential Skin Refiner Moisture 15ml; Sữa dưỡng Balancing Emulsion Moisture 15ml; Kem dưỡng mắt dạng gel Water Bank Eye Gel 5ml; Mặt nạ dưỡng ẩm Water Bank Double Moisture Mask

56

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

SỐ 6 - THÁNG 3/2014


ktdt.vn/hanoitimes.com.vn

&

Chia sẻ nhận quà

02

bộ Gift Medium Oil Strawberry của Thebodyshop trị giá 1.200.000 VNĐ/bộ.

Bộ sản phẩm gồm: Body oil 100ml; Strawberry shower gel 250ml; Strawberry body polish 200ml; Body polish Strawberry 200 ml; Mini Ultra fine lily - red

Thử cảm nhận

Mẫu đăng ký

Họ và tên:......................................................................... Nam

Nữ

Địa chỉ:................................................................................................................ CMND:.................................. Cấp ngày:......./........./................tại:................... Số ĐT:................................................. Email:......................................................

Tôi muốn dùng thử sản phẩm: Bộ mỹ phẩm Water Bank Essence của Laneige Bộ mỹ phẩm dành cho nam Holiday Men Set của L’ocitance Bộ Gift Medium Oil Strawberry của Thebodyshop Hãy nhanh tay cắt phiếu và gửi thư với tiêu đề “Thử và cảm nhận” về tòa soạn chuyên đề Đô thị & Cuộc sống theo địa chỉ: 21 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội. Danh sách bạn đọc may mắn nhận sản phẩm dùng thử sẽ được đăng trên số báo phát hành tháng 3/2014.

Với mong muốn trở thành người bạn tâm giao của mỗi gia đình, chuyên đề Đô thị & Cuộc sống trân trọng dành tặng 5 độc giả có thư đăng trên số phát hành tháng 3/2014 01 lọ tinh chất Power 10 formula YE effector của hãng mỹ phẩm nổi tiếng Hàn Quốc It’s Skin trị giá 467.000 đồng. Power 10 formula YE effector với chiết xuất nấm men giúp phục hồi và tăng cường sức sống cho làn da. Power 10 formula là dòng sản phẩm chăm sóc da chuyên sâu của It’s Skin, giúp người sử dụng cải thiện các vấn đề về da trong thời gian ngắn nhất. Hãy gửi những tâm sự, ý kiến và ảnh cá nhân của bạn với tiêu đề “Chia sẻ và nhận quà” về địa chỉ: Chuyên đề Đô thị & Cuộc sống, Báo Kinh tế & Đô thị, 21 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.

SỐ 6 - THÁNG 3/2014

ĐÔ THỊ & CUỘC SỐNG

57





Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.