23 minute read
SUMMARY | TÓM TẮT | RÉSUMÉ
SUMMARY
Viet Nam is often presented as one of the countries that are most vulnerable to climate change
1 ] Annual temperatures increased over the whole country with the nationwide average increase of 0.89°C between 1958 and 2018 (~0.15°C/decade). The highest increase was experienced in the last decade. Over the same period, the annual rainfall slightly increased by 5.5% on average, but with contrasting trends depending on regions. In addition, sea level is rising, with an average trend of 3.6 mm/year over 1993–2018.
2 ] Future climate change depends on the collective capacity of nations to radically reduce their respective greenhouse gases (GHG) emissions, in line with the Paris Agreement. – In Viet Nam, the average temperature increase projected in the middle of the XXIst century (compared to 1986–2005) is 1.13±0.87°C under a scenario of strong reduction of global emissions, in agreement with the Paris Agreement (RCP2.6). If strong GHG emissions continue (scenario RCP8.5), the increase could reach 1.9±0.81°C. Temperature projections by the end of the century highly depend on the GHG scenario, with an increase limited to 1.34±1.14°C under RCP2.6 but as high as 4.18±1.57°C under RCP8.5. – In any scenario, temperature is expected to increase faster in the North of Viet Nam than in the South, while annual rainfall is projected to increase in most parts of the country, but with a different seasonal distribution. – Projections of the likely average sea level rise along the Viet Nam’s coastlines range from 0.13 m to 0.36 m by mid-century and from 0.27 m to 1.03 m by the end of the century, depending on the GHG scenario. It is worth noting that, due to large uncertainties in the future behavior of polar ice sheets, higher values cannot be ruled out.
3 ] Another way to see this is to project the changes of temperature, rainfall, and several extreme events in Viet Nam with global warming levels ranging from 1.5ºC, 2ºC, 3ºC and up to 4ºC compared to the pre-industrial period (1850–1900). However, when using climate change scenarios for the purpose of an impact assessment, it is essential to consider and analyze carefully the uncertainty range associated with these future climates.
Uncertainties regarding future climate change impacts are often increased by local anthropogenic drivers of change
4 ] The Vietnamese Mekong Delta (VMD) is for example subject to a combination of drivers of change, of which anthropogenic drivers — namely hydropower dams, sand mining and groundwater extractions — pose the greatest threats in this first half of the century, while climate change will probably to dominate in the second half of the century.
– Indeed the VMD has an extremely low-lying delta plain, with an average elevation of ~80 cm. Therefore, it is extremely vulnerable to even small changes in relative sea level, which arise from the cumulative effect of global sea level change and local vertical land movements (e.g. land subsidence). The VMD currently faces high levels of land subsidence, up to 5 cm/year in some places, mainly driven by groundwater extractions (currently ~2.5 106 m3/day, with an annual increase of 4%/year). Should the rate of extraction remain at present-day level, the cumulative subsidence combined with sea level rise could cause the majority of the delta to fall below sea level by the end of this century. – In addition, sediment starvation from upstream dams and excessive sand mining, has led to important incision rates of the riverbed levels over the past 20 years (10–20 cm/year), driving tidal amplification and thus increasing saline water intrusions. Anthropogenic riverbed level incision will remain the main driver of salinization of the delta up to 2050.
5 ] Hence, the VMD is already under pressure, which leaves a limited window of opportunity for adaptation, since climate change effects will then most probably dominate the threats in the second half of the century. Reducing sand mining and groundwater extractions appear as important mitigation measures to reduce subsidence and saline water intrusions and reduce the threats to the livelihoods and the agricultural and aquacultural sectors in the delta.
6 ] Furthermore, the Delta is strongly influenced by the water governance of the whole Mekong basin, or the lack thereof, with a scattered institutional architecture that still needs to be fully aligned with the mitigation and adaptation objectives of the Paris Agreement, while acknowledging the full scope of local anthropogenic environmental dynamics.
7 ] In that respect, the Basin Development Strategy 2021–2030 of the Mekong River Commission recently called for “proactive regional planning”, which could play an integrative role, via joint mitigation investment projects and adaptation measures between countries, actors, and sectors under the general principle that water is a basic need and right of every Mekong inhabitant.
Projected macroeconomic impacts of climate change plead for scaling-up adaptation finance while mainstreaming climate change within development planning
8 ] Climate change could give rise to significant impacts on a variety of sectors as different as health (mortality increase, higher incidence of infectious diseases), agriculture, energy, total factor productivity or labour productivity. Putting aside the multiple socio-economic non-linearities that could arise in the face of a changing climate, the cumulative direct economic impact on these sectors represents an average of 1.8% of annual GDP losses in the case of a temperature increase of 1°C relative to the pre-industrial period 1851–1900. This loss becomes 4.5% for a 1.5°C increase, 6.7% for a 2°C increase, and up to 10.8% for a 3°C increase.
– The cross-sectoral and macroeconomic effects of these sectoral impacts by 2050 lead to average losses which are larger than direct damages by around 30%. – In addition, the annual GDP losses due to typhoons in the period 1993–2013 is 2.4%.
If uncertainties remain about the future impacts of typhoons combined with climate change scenarios, this figure should remain a floor value. – Finally, evidence is given that climate change through international damage spillovers is expected to reduce Viet Nam’s long-term growth rate over the next decades and should be investigated carefully.
9 ] Despite significant effort in responding to climate change has been made in the last 10 years, the lack of technical and financial resources for adaptation, the need for capacity-building actions at the local level, the necessary focus on the structural drivers of vulnerability as well as the integration of climate change into a holistic institutional scheme remain crucial challenges. In the short run, adaptation policies would require development in at least three directions: – Strengthening data gathering and availability. Weather forecasts and early warning systems, and raising awareness on adaptation is still needed to improve preventive and proactive actions. The availability of good statistical data is also crucial to understand the role of climate finance. To date, there is a lack of operational tools and comprehensive systems to consistently monitor and assess adaptation finance. Therefore, measuring the effectiveness of adaptation policies and the impact of adaptation finance is not always straightforward. In addition, the lack of consistency in reporting systems, and of a clear definition of adaptation finance makes it difficult to assess whether funding for a development project contributes to adaptation, and to assess the immaterial resources mobilised for adaptation, especially at the community level. – Encouraging local resilience. The ability of local actors to mobilize various resources to restore and implement everyday pragmatic adjustments, and to develop multiple options (e.g. multiple sources of income) to cope with shocks, reveals a high degree of flexibility at the local level that can foster adaptive capacity and reinforce resilience.It could be favored through specific stakeholder engagement policies. – Mainstreaming adaptation into development planning. However, while these actions are efficient in the short-term and should be supported, they are not sufficient to face and absorb the potential impacts of climate change in the long term. They need to be accompanied by forms of external support that encourage more planned adaptation strategies, and should be integrated into the broader master plans (Master plan 2021–2030 and vision to 2050).
TÓM TẮT
Việt Nam thường được xem như là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương nhất do Biến đổi Khí hậu
1 ] Nhiệt độ trung bình năm đã tăng trên toàn Việt Nam với mức tăng trung bình khoảng 0,89ºC cho thời kỳ từ 1958 đến 2018 (~0,15°C/thập kỷ). Thập kỷ vừa qua chứng kiến mức tăng cao nhất. Trong cùng thời kỳ, lượng mưa năm tăng nhẹ với mức tăng trung bình khoảng 5,5%, tuy nhiên có sự trái ngược về xu thế tuỳ thuộc vào khu vực cụ thể. Hơn nữa, mực nước biển cũng tăng lên, với mức tăng trung bình là 3,6 mm/năm cho giai đoạn 1993–2018.
2 ] Sự biến đổi khí hậu trong tương lai phụ thuộc vào vào nỗ lực chung của các quốc gia trong việc cắt giảm triệt để lượng phát thải khí nhà kính, phù hợp với Thoả thuận Paris. – Tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình được dự tính tăng khoảng 1,13±0,87°C vào giữa thế kỷ 21 (so sánh với thời kỳ 1986–2005) theo kịch bản có sự cắt giảm mạnh mẽ khí nhà kính phù hợp với Thoả thuận Paris (RCP2.6). Nếu lượng phát thải khí nhà kính tiếp tục cao (kịch bản RCP8.5), mức tăng có thể đạt tới 1,9±0,81°C. Kết quả dự tính nhiệt độ vào cuối thế kỷ phụ thuộc mạnh vào các kịch bản khí nhà kính, với mức tăng được giới hạn ở mức 1,34±1,14°C theo kịch bản RCP2.6 nhưng có thể đạt tới 4,18±1,57°C theo kịch bản
RCP8.5. – Với các kịch bản, nhiệt độ được dự tính sẽ tăng nhanh hơn ở miền Bắc Việt Nam so với miền Nam, trong khi tổng lượng mưa năm được dự tính sẽ tăng trên hầu khắp đất nước, nhưng xu thế theo từng mùa có sự khác biệt. – Kết quả dự tính mức tăng của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam đa số trong khoảng từ 0,13 m đến 0,36 m vào giữa thế kỷ, và từ 0,27 m đến 1,03 m vào cuối thế kỷ, phụ thuộc vào kịch bản khí nhà kính. Cần lưu ý rằng do tính bất định lớn trong việc xác định sự biến đổi của các tảng băng ở vùng cực trong tương lai, cũng không thể loại trừ khả năng mực nước biển sẽ có thể tăng cao hơn nữa.
3 ] Một cách phân tích khác là thực hiện dự tính mức độ biến đổi của nhiệt độ, lượng mưa và các hiện tượng cực đoan tại Việt Nam theo các mức nóng lên toàn cầu khác nhau, thay đổi từ 1,5ºC, 2ºC, 3ºC lên tới 4ºC so với thời kỳ tiền công nghiệp (1850–1900). Tuy nhiên, khi sử dụng các kịch bản biến đổi khí hậu cho các bài toán đánh giá tác động, điều cần thiết là phải xem xét và phân tích cẩn thận các khoảng bất định gắn với các kết quả dự tính khí hậu tương lai này.
Sự không chắc chắn về tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai tăng lên do các hoạt động của con người tại cấp địa phương
4 ] Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một ví dụ về sự tác động tổng hợp bởi nhiều yếu tố tạo nên sự thay đổi. Trong đó tác động của con người cụ thể là các đập thủy điện, khai
thác cát và khai thác nước ngầm là những mối đe dọa lớn nhất trong nửa đầu thế kỷ này, trong khi biến đổi khí hậu sẽ là vấn đề mấu chốt trong nửa sau thế kỷ. – Thật vậy, ĐBSCL là vùng châu thổ cực thấp với độ cao trung bình khoảng 80 cm. Do đó vùng này rất dễ bị tổn thương bởi những thay đổi (thậm chí rất nhỏ) của mực nước biển dâng phát sinh từ tác động thay đổi tích lũy của mực nước biển toàn cầu và sự sụt lún đất. ĐBSCL hiện đang phải đối mặt với mức độ sụt lún đất cao, có nơi lên tới 5 cm/năm, chủ yếu do khai thác nước ngầm (hiện tại là ~ 2,5.106 m3/ngày, với mức tăng hàng năm là 4%/năm). Nếu tốc độ khai thác nước ngầm duy trì ở mức hiện tại, sự sụt lún tích lũy cùng với nước biển dâng có thể khiến phần lớn Đồng bằng chìm xuống dưới mực nước biển vào cuối thế kỷ này. – Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt phù sa bồi đắp do các đập ở thượng nguồn và việc khai thác cát quá mức dẫn đến sự bào mòn lòng sông một cách trầm trọng trong 20 năm qua (vào khoảng 10–20 cm/năm), điều này dẫn đến sự xâm nhập của thủy triều và gia tăng mức độ xâm nhập mặn. Vấn đềbào mòn đáy sông do con người gây ra vẫn sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến quá trình nhiễm mặn tại Đồng bằng đến năm 2050.
5 ] Do ĐBSCL đã chịu nhiều áp lực nên cơ hội thích ứng bị hạn chế khi đối mặt với các tác động của biến đổi khí hậu điều mà sẽ chiếm ưu thế lớn nhất trong số các mối đe dọa trong nửa sau của thế kỷ này. Giảm khai thác cát và khai thác nước ngầm được coi là các biện pháp quan trọng để giảm sụt lún đất, xâm nhập mặn, giảm thiểu các mối đe dọa đối với sinh kế, các ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng.
6 ] Xa hơn nữa, ĐBSCL chịu ảnh hưởng lớn của việc quản lý nước của toàn bộ lưu vực sông Mê Kông, hoặc sự thiếu vắng của một cơ chế quản lý tổng thể, hoặc sự phức tạp với thể chế riêng biệt của các quốc gia, vùng. Việc quản lý vẫn cần chú ý đến sự phù hợp với các mục tiêu giảm nhẹ và thích ứng của Thỏa thuận Paris, đồng thời ghi nhận sự tác động của con người gây ra đối với môi trường ở từng khu vực địa phương.
7 ] Từ những khía cạnh đã phân tích, chiến lược phát triển lưu vực giai đoạn 2021–2030 của Ủy hội sông Mê Kông gần đây đã kêu gọi thực hiện “quy hoạch vùng chủ động”. Quy hoạch này có thể đóng vai trò tích hợp các dự án đầu tư về giảm thiểu các vấn đềvà các biện pháp thích ứng giữa các quốc gia, các bên liên quan và các ngành nói chung; tất cả dựa trên nguyên tắc chung rằng nước là nhu cầu và quyền cơ bản của mọi người dân sông Mê Kông.
Dự báo các tác động kinh tế vĩ mô của biến đổi khí hậu cho thấy cần tăng nguồn tài chính cho thích ứng khi lồng ghép biến đổi khí hậu vào công tác quy hoạch phát triển
8 ] Biến đổi khí hậu có thể gây ra những tác động đáng kể đến nhiều lĩnh vực khác nhau như sức khoẻ (tỷ lệ tử vong tăng, tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn), nông nghiệp, năng lượng, năng suất nhân tố tổng hợp hoặc năng suất lao động. Bỏ qua những yếu tố phi tuyến tính về kinh tế — xã hội có thể nảy sinh khi khí hậu thay đổi, thiệt hại kinh tế trực tiếp tích lũy
trung bình hàng năm khoảng 1,8% GDP khi nhiệt độ tăng lên 1°C so với nhiệt độ của thời kỳ tiền công nghiệp 1851–1900. Thiệt hại sẽ là 4,5% khi nhiệt độ tăng 1,5°C, 6,7% khi nhiệt độ tăng 2°C và lên đến 10,8% khi nhiệt độ tăng 3°C. – Đến năm 2050, thiệt hại kinh tế vĩ mô và liên ngành trung bình có thể lớn hơn thiệt hại trực tiếp khoảng 30%. – Ngoài ra, thiệt hại GDP hàng năm do bão trong giai đoạn 1993–2013 được ước tính là 2,4%. Trong trường hợp không chắc chắn về tác động trong tương lai của bão kết hợp với các kịch bản biến đổi khí hậu, thiệt hại tối thiểu do bão có thể tương đương con số này. – Cuối cùng, nghiên cứu cho thấy, biến đổi khí hậu, thông qua tác động từ quốc tế dự kiến sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng dài hạn của Việt Nam trong những thập kỷ tới và cần được nghiên cứu cẩn trọng hơn.
9 ] Mặc dù đã có những nỗ lực đáng kể trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu trong 10 năm qua, việc thiếu nguồn lực kỹ thuật và tài chính cho thích ứng, nhu cầu tăng cường các hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cho các địa phương, sự cần thiết phải tập trung giải quyết những nguyên nhân sâu xa của tình trạng dễ bị tổn thương và việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào hệ thống thể chế một cách toàn diện vẫn là những thách thức quan trọng. Trong ngắn hạn, các chính sách thích ứng nên được phát triển theo ít nhất ba định hướng sau: – Tăng cường thu thập dữ liệu và đảm bảo tính sẵn có về dữ liệu. Các hệ thống dự báo thời tiết và cảnh báo sớm, và nâng cao nhận thức về thích ứng vẫn cần thiết để cải thiện các hành động phòng ngừa và thích ứng chủ động. Sự sẵn có các dữ liệu thống kê có chất lượng cũng rất quan trọng để hiểu được vai trò của tài chính khí hậu. Cho đến nay, các công cụ hiệu quả và hệ thống toàn diện để giám sát và đánh giá một cách nhất quán vấn đề tài chính cho thích ứng vẫn còn thiếu. Do đó, việc đo lường hiệu quả của các chính sách thích ứng và tác động của tài chính cho thích ứng còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, sự thiếu nhất quán trong các hệ thống báo cáo và việc không có một định nghĩa rõ ràng về tài chính cho thích ứng khiến cho việc đánh giá liệu ngân sách dành cho một dự án phát triển có đóng góp cho thích ứng hay không, và việc đánh giá các nguồn lực phi vật chất được huy động cho thích ứng, đặc biệt là ở cấp cộng đồng gặp nhiều khó khăn. – Khuyến khích tăng cường khả năng chống chịu ở các địa phương. Khả năng của các bên liên quan ở địa phương trong việc huy động các nguồn lực khác nhau để phục hồi và thực hiện các điều chỉnh hàng ngày, và phát triển nhiều giải pháp khác (ví dụ như nhiều nguồn thu nhập) để đối phó với các cú sốc cho thấy mức độ linh hoạt cao ở cấp địa phương có thể thúc đẩy năng lực thích ứng và củng cố khả năng chống chịu. Điều này có thể được tăng cường thông qua các chính sách cụ thể nhằm đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan. – Lồng ghép thích ứng vào công tác quy hoạch phát triển. Tuy nhiên, trong khi các hành động này có hiệu quả trong ngắn hạn và cần được hỗ trợ, chúng không đủ để ứng phó với và giảm thiểu các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu trong dài hạn. Những giải pháp này cần những hỗ trợ từ bên ngoài nhằm khuyến khích và tăng cường các chiến lược thích ứng được lên kế hoạch và cần được lồng ghép vào các quy hoạch tổng thể quy mô lớn (Quy hoạch tổng thể giai đoạn 2021–2030 và tầm nhìn đến 2050).
RÉSUMÉ
Le Viet Nam est souvent présenté comme l’un des pays les plus vulnérables au changement climatique
1 ] Les températures annuelles ont augmenté sur l’ensemble du pays, avec une augmentation moyenne de 0,89°C entre 1958 et 2018 (~0,15°C/décennie). La plus forte augmentation a été enregistrée au cours de la dernière décennie. Sur la même période, les précipitations annuelles ont légèrement augmenté de 5,5% en moyenne, mais avec des évolutions contrastées selon les régions. Par ailleurs, le niveau de la mer augmente, avec une tendance moyenne de 3,6 mm/an sur 1993–2018.
2 ] L’évolution future du climat dépend de la capacité collective des nations à réduire radicalement leurs émissions respectives de gaz à effet de serre (GES), conformément à l’Accord de Paris. – Au Viet Nam, l’augmentation moyenne de la température prévue au milieu du XXIe siècle (par rapport à la période 1986–2005) est de 1,13±0,87°C dans un scénario de forte réduction des émissions mondiales, conformément à l’accord de Paris (RCP2.6). Si les fortes émissions de GES se poursuivent (scénario RCP8.5), l’augmentation pourrait atteindre 1,9±0,81°C. Les projections de température d’ici la fin du siècle dépendent fortement du scénario de GES, avec une augmentation limitée à 1,34±1,14°C sous RCP2.6 mais pouvant atteindre 4,18±1,57°C sous RCP8.5. – Quel que soit le scénario, la température devrait augmenter plus rapidement dans le nord du Viet Nam que dans le sud, tandis que les précipitations annuelles devraient augmenter dans la plupart des régions du pays, mais avec une répartition saisonnière différente. – Les projections de l’élévation moyenne probable du niveau de la mer le long des côtes vietnamiennes vont de 0,13 m à 0,36 m d’ici le milieu du siècle et de 0,27 m à 1,03 m d’ici la fin du siècle, selon le scénario d’émissions de GES. Il convient de noter qu’en raison des grandes incertitudes qui pèsent sur le comportement futur des calottes glaciaires polaires, des valeurs plus élevées ne peuvent être exclues.
3 ] Une autre façon de le voir est de projeter les changements de température, de précipitations et de plusieurs événements extrêmes au Viet Nam avec des niveaux de réchauffement global allant de 1,5ºC, 2ºC, 3ºC et jusqu’à 4ºC par rapport à la période préindustrielle (1850–1900). Toutefois, lorsqu’on utilise des scénarios de changement climatique aux fins d’une évaluation d’impact, il est essentiel de considérer et d’analyser soigneusement la plage d’incertitude associée à ces climats futurs.
Les incertitudes concernant les impacts futurs du changement climatique sont souvent accrues par les facteurs de changement anthropiques locaux
4 ] Le delta du Mékong vietnamien (DMV) est par exemple soumis à une combinaison de facteurs de changement, dont les facteurs anthropiques — à savoir les barrages hydroélectriques, l’extraction de sable et l’extraction d’eau souterraine — représentent les plus grandes menaces dans la première moitié du siècle, tandis que le changement climatique sera probablement dominant dans la seconde moitié du siècle. – En effet, le DMV possède une plaine deltaïque extrêmement basse, avec une élévation moyenne de ~80 cm. Elle est donc extrêmement vulnérable aux changements, même minimes, du niveau relatif de la mer, qui résultent de l’effet cumulé du changement global du niveau de la mer et des mouvements verticaux locaux des terres (par exemple, la subsidence, ou affaissement des terres). Le DMV est actuellement confronté à des niveaux élevés d’affaissement du sol, jusqu’à 5 cm/an à certains endroits, principalement en raison des extractions d’eau souterraine (actuellement ~2,5 106 m3/jour, avec une augmentation annuelle de 4%/an). Si le taux d’extraction reste au niveau actuel, la subsidence cumulée combinée à l’élévation du niveau de la mer pourrait faire tomber la majorité du delta sous le niveau de la mer d’ici la fin du siècle. – En outre, la pénurie de sédiments due aux barrages en amont et à l’extraction excessive de sable a entraîné des taux d’incision importants des niveaux du lit du fleuve au cours des 20 dernières années (10–20 cm/an), ce qui a entraîné une amplification des marées et donc une augmentation des intrusions d’eau salée. L’incision anthropique du lit du fleuve restera le principal facteur de salinisation du delta jusqu’en 2050.
5 ] Par conséquent, le DMV est déjà sous pression, ce qui laisse une fenêtre d’opportunité limitée pour l’adaptation, puisque les effets du changement climatique domineront très probablement les menaces dans la seconde moitié du siècle. La réduction de l’exploitation du sable et des extractions d’eau souterraine apparaît comme une mesure d’atténuation importante pour réduire la subsidence et les intrusions d’eau salée et réduire les menaces qui pèsent sur les moyens de subsistance et les secteurs agricoles et aquacoles dans le delta.
6 ] En outre, le delta est fortement influencé par la gouvernance de l’eau de l’ensemble du bassin du Mékong, ou plutôt par son absence, avec une architecture institutionnelle dispersée qui doit encore être pleinement alignée sur les objectifs d’atténuation et d’adaptation de l’Accord de Paris, tout en reconnaissant toute la portée des dynamiques environnementales anthropiques locales.
7 ] À cet égard, la stratégie de développement du bassin 2021–2030 de la Commission du Mékong a récemment appelé à une “planification régionale proactive”, qui pourrait jouer un
rôle intégrateur, via des projets d’investissement conjoints en matière d’atténuation et des mesures d’adaptation entre pays, acteurs et secteurs, en vertu du principe général selon lequel l’eau est un besoin et un droit fondamental de chaque habitant du Mékong.
Les impacts macroéconomiques prévus du changement climatique plaident pour une augmentation du financement de l’adaptation tout en intégrant le changement climatique dans la planification du développement
8 ] Le changement climatique pourrait avoir des impacts significatifs sur une variété de secteurs aussi différents que la santé (augmentation de la mortalité, incidence accrue des maladies infectieuses), l’agriculture, l’énergie, la productivité totale des facteurs ou la productivité du travail. Si l’on met de côté les multiples non-linéarités socio-économiques qui pourraient survenir face à un climat changeant, l’impact économique direct cumulé sur ces secteurs représente en moyenne annuelle 1,8 % du PIB en cas d’augmentation de température de 1°C par rapport à la période pré-industrielle 1851–1900. Cette perte devient de 4,5% pour une augmentation de 1,5°C, de 6,7% pour une augmentation de 2°C et jusqu’à 10,8% pour une augmentation de 3°C. – Les effets transsectoriels et macroéconomiques de ces impacts sectoriels à l’horizon 2050 conduisent à des pertes macroéconomiques moyennes supérieures aux dommages directs d’environ 30%. – En outre, les pertes annuelles de PIB dues aux typhons au cours de la période 1993–2013 sont de 2,4%. Si des incertitudes subsistent quant aux impacts futurs des typhons combinés aux scénarios de changement climatique, ce chiffre devrait rester une valeur plancher. – Enfin, il est prouvé que le changement climatique, par le biais des retombées internationales des dommages climatiques affectant les autres pays, devrait réduire le taux de croissance à long terme du Viet Nam au cours des prochaines décennies. Cet effet commercial devrait être étudié avec soin.
9 ] Malgré les efforts considérables déployés ces dix dernières années pour faire face au changement climatique, le manque de ressources techniques et financières pour l’adaptation, la nécessité d’actions de renforcement des capacités au niveau local, l’accent nécessaire sur les facteurs structurels de vulnérabilité ainsi que l’intégration du changement climatique dans un schéma institutionnel global restent des défis cruciaux. À court terme, les politiques d’adaptation devraient évoluer dans au moins trois directions : – Renforcer la collecte et la disponibilité des données. Les prévisions météorologiques et les systèmes d’alerte précoce, ainsi que la sensibilisation à l’adaptation sont encore nécessaires pour améliorer les actions préventives et proactives. La disponibilité de bonnes données statistiques est également cruciale pour comprendre le rôle du financement climatique. À ce jour, on manque d’outils opérationnels et de systèmes complets pour suivre et évaluer de manière cohérente le financement de l’adaptation. Il n’est donc pas
toujours facile de mesurer l’efficacité des politiques d’adaptation et l’impact du financement de l’adaptation. En outre, le manque de cohérence des systèmes de notification et l’absence d’une définition claire du financement de l’adaptation font qu’il est difficile de déterminer si le financement d’un projet de développement contribue à l’adaptation et d’évaluer les ressources immatérielles mobilisées pour l’adaptation, en particulier au niveau communautaire. – Encourager la résilience locale. La capacité des acteurs locaux à mobiliser diverses ressources pour restaurer et mettre en œuvre des ajustements pragmatiques quotidiens, et à développer de multiples options (par exemple, de multiples sources de revenus) pour faire face aux chocs, révèle un haut degré de flexibilité au niveau local qui peut favoriser la capacité d’adaptation et renforcer la résilience. Elle pourrait être favorisée par des politiques spécifiques d’engagement des parties prenantes. – Intégrer l’adaptation dans la planification du développement. Cependant, si ces actions locales sont efficaces à court terme et doivent être soutenues, elles ne sont pas suffisantes pour faire face et absorber les impacts potentiels du changement climatique à long terme. Elles doivent être accompagnées de formes de soutien externe qui encouragent des stratégies d’adaptation plus planifiées, et doivent être intégrées dans les plans directeurs plus larges (plan directeur 2021–2030 et vision à l’horizon 2050).