Làm sao cha mẹ tìm được sự bình an

Page 1

RBC Ministries

LÀM SAO CHA MẸ TÌM ĐƯỢC SỰ BÌNH AN?

NHAØ XUAÁT BAÛN TOÂN GIAÙO—2011


RBC Ministries SÖÙ MAÏNG cuûa chuùng toâi laø laøm cho Kinh Thaùnh, nguoàn khoân ngoan ñem ñeán söï bieán ñoåi ñôøi soáng, deã hieåu vaø deã tieáp caän cho taát caû moïi ngöôøi. KHAÛI TÖÔÏNG cuûa chuùng toâi laø nhìn thaáy moïi ngöôøi khaép moïi nôi kinh nghieäm moái lieân heä caù nhaân vôùi Ñaáng Christ, coù ñôøi soáng gioáng Chuùa vaø phuïc vuï Ngaøi.

Laøm Sao Cha Meï Tìm Ñöôïc Söï Bình An? (How Can A Parent Find Peace of Mind?) Baûo Löu Baûn Quyeàn: ©1991, 2001 RBC Ministries, Grand Rapids, Michigan AÛnh Bìa: Alex Soh In taïi Vieät Nam Kinh Thaùnh: Trích töø Baûn Hieäu Ñính Truyeàn Thoáng 2010 bôûi Lieân Hieäp Thaùnh Kinh Hoäi. Ñöôïc pheùp söû duïng. Baûn quyeàn ñöôïc baûo löu


Nội Dung Thách Thức Tuyệt Vời Nhưng Khó Khăn. . . . . .4 Dấu Hiệu Của Việc Đánh Mất Tầm Nhìn. . . . . . . 5 Kinh Thánh Có Hứa Kết Quả Tương Xứng Không? . . . . . . 7 Làm Sao Cha Mẹ Có Được Sự Bình An. . . . . . 8 Chấp Nhận Sự Bảo Đảm Có Giới Hạn. . . . . . . . . . . 8 Học Cách Chơi. . . . . . . . 10 Tiếp Tục Học. . . . . . . . . . 12 Học Từ Con Vật Cưng Trong Nhà. . . . . . . . . . . . 14 Sống Với Giao Ước. . . . . 16 Làm Con Khóc . . . . . . . . 18 Làm Việc Như Một Nông Dân. . . . . . . . . 20 Chấp Nhận Vai Trò Thầy Tế Lễ. . . . . . . . . . . . 22 Những Trái Nho Trong Vườn. . . . . . . . . . . 24 Tìm Cơ Hội Để Dạy Con. . . . . . . . . . . 26 Chết Hàng Ngàn Lần . . . 28 Chuẩn Bị Cho Tình Trạng Trống Trải. . . . . . . . . . . . 30 Trễ Còn Hơn Không. . . . 32 Bạn Là Con Ai? . . . . . . . . . 34

LÀM SAO CHA MẸ TÌM ĐưỢC SỰ BÌNH AN?

R

ất hiếm có những kinh nghiệm vừa tuyệt vời vừa thách thức như kinh nghiệm nuôi dạy con cái. Vua Sa-lô-môn đã nhận ra hai đặc điểm này khi ông nói: “Con trai khôn ngoan làm vui cha mình; nhưng đứa ngu muội gây buồn cho mẹ nó" (Châm. 10:1). Kinh Thánh cũng đưa ra những chỉ dẫn khôn ngoan nhằm giúp chúng ta đối diện với thách thức này. Không có kinh nghiệm nào thực tế hơn kinh nghiệm của Áp-ra-ham, Sa-ra, Đa-vít, cha mẹ của đứa con trai hoang đàng và của những người khác trong Kinh Thánh. Không nơi nào có sự thấu hiểu và an ủi như nơi Thiên Phụ, Đấng kiên nhẫn, yêu thương và mong nhìn thấy sự trưởng thành trong đời sống của con cái Ngài. Martin R. De Haan II


THÁCH THỨC TUYỆT VỜI NHƯNG KHÓ KHĂN

Đằng sau sự hài hước đó là tấm lòng tan vỡ, những đêm mất ngủ và những ước mơ không thành. Đối với cha mẹ, cái khó nằm ở chỗ con cái là khúc hi nhìn lại, hiếm có những người trong vai ruột của mình. Nhiều người thấy đối với họ chẳng có điều trò làm ông bà cho rằng nuôi dạy con cái là việc gì quan trọng bằng con cái mình. Cũng khá nhiều phụ dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nói làm cha mẹ đã huynh nói không có điều gì đáng lưu tâm bằng sự lo nghĩ và vẫn là một trong những khi con cái họ không hạnh kinh nghiệm bổ ích nhất. phúc. Không có điều gì khiến Cũng có người nói rằng nếu biết trước nuôi con là khổ cha mẹ lo lắng như khi con thì họ đã chẳng sinh con. Một cái đau bệnh, tổn thương và bị số khảo sát được nhiều người đe dọa. Hầu hết những lo toan của biết đến cho thấy thất vọng khi có con cái là điều khá phổ các bậc cha mẹ là tốt. Bạn lo lắng cho con cái vì bạn yêu biến. Các chương trình đối thoại trên báo chí, trên các đài chúng. Tuy nhiên, đôi khi sự lo âu đó trở thành có hại. Đôi phát thanh truyền hình luôn khi lo lắng cho đứa con khó cho thấy phía sau những câu nói hóm hỉnh duới đây không dạy có thể ám ảnh bạn––một lời cảnh báo rằng bạn đã mất chỉ là tiếng cười: • Hạnh Phúc Là Được Tiêu đi một cái nhìn đúng đắn. Xài Của Thừa Kế Của Con Cái Trước Khi Chúng Xài Hết • Cha Mẹ Thành Công Là Người Sống Đủ Thọ Để Trở Thành Nan Đề Cho Con Cái.

K

4


DẤU HIỆU CỦA VIỆC ĐÁNH MẤT TẦM NHÌN

Lẽ ra phải khác. Phụ huynh thuờng hay lý tưởng hóa hình ảnh cha mẹ tốt. Nhiều người có những mong đợi phi thực tế về việc nuôi dạy con cái. Chúng ta cho ù cha mẹ cũng có những lúc chán nản và rằng cha mẹ tốt thì chắc chắn tức giận, nhiều người con cái cũng phải tốt ngay vẫn nói rằng họ sẵn lòng làm bây giờ. Những hy vọng và tin tưởng như vậy không phải bất cứ điều gì miễn là bảo là cách mà người phụ huynh đảm hạnh phúc cho con. Cũng không hiếm những bậc khôn ngoan và yêu con nên làm cha mẹ ước họ có thể hy làm. sinh chính cuộc đời của mình Không điều gì quan trọng vì con cái. Điều này được thể bằng. Có thể chúng ta không chỉ lý tưởng hóa trách nhiệm hiện trong những việc làm làm cha mẹ mà còn thần yêu thương kèm theo trách tượng hóa con cái mình. Dù nhiệm của cha mẹ. con cái rất quan trọng, nhưng chúng không phải là tất cả. Gốc rễ của sự lo lắng Chúng ta không thể để chúng thái quá cho con cái trở thành tâm điểm chi phối cả đời sống mình. Chúng ta là những mong đợi phi không thể để những chọn lựa thực tế. thiếu chín chắn của con cái ngăn trở mối quan hệ giữa chúng ta với vợ/chồng mình Tuy nhiên, đôi khi chúng hay cả mối quan hệ với Cha ta đánh mất cách nhìn nhận Thiên Thượng. đúng đắn. Dù chúng ta hiểu Nan Đề Của Con Cái được sự lo lắng và nỗi đau Phản Ánh Sai Lầm Của của cha mẹ, nhưng sẽ không Chúng Ta. Dù chúng ta đều tốt nếu cha mẹ sống với suy truyền lại cho con cái bản nghĩ sau: chất của mình, nhưng nếu cho

D

5


rằng nan đề của con cái luôn luôn tương ứng với lỗi lầm của chúng ta là thiếu sáng suốt. Câu chuyện của Gióp trong Cựu Ước, ba người bạn của người đàn ông đang gặp nan đề này đã suy luận một cách sai lầm rằng những gì xảy ra cho Gióp và con cái của ông là kết quả của tội lỗi Gióp đã phạm. Bạn ông hiểu được nguyên tắc đạo đức “gieo gió, gặt bão” nhưng họ đã sai khi cho rằng nan đề xảy đến cho gia đình Gióp tương xứng với tội lỗi của ông. Nếu quan tâm đến con, chúng ta nhận ra những sai lầm của mình, chúng ta không thể làm gì khác ngoài việc nhận lỗi và cam kết thay đổi. Nhưng thật sai lầm khi nghĩ rằng nếu chúng ta thay đổi cách sống, con cái của chúng ta cũng sẽ thay đổi theo. Hết Hy Vọng. Kinh nghiệm của Gióp giúp chúng ta nhìn thấy vấn đề theo cách khác. Rồi sẽ có lúc Gióp nhận ra những giây phút tăm tối và thất vọng nhưng đó không phải là đoạn kết của cuộc đời ông. Đến thời điểm, Chúa— 6

Đấng đã yên lặng với ông vì Ngài có lý do của Ngài—giờ đây đã lên tiếng. Ngài cất lên tiếng nói đầy yêu thương.

Không có một nguyên tắc nào dạy rằng những nan đề của con cái tỉ lệ thuận với những sai lầm của chúng ta. Nhiều phụ huynh nhận biết khó khăn thử thách không kéo dài mãi mãi. Đến đúng thời điểm, họ hiểu đuợc giá trị của việc trông đợi nơi Đức Chúa Trời qua việc nương dựa vào nguồn sức lực của Ngài để yêu thương và chăm sóc con cái một cách khôn ngoan.


KINH THÁNH CÓ HỨA KẾT QUẢ TƯƠNG XỨNG KHÔNG?

M

ột trong những nguyên tắc làm cha mẹ được trích dẫn nhiều nhất là Châm Ngôn 22:6. Trong câu Kinh Thánh đó, Sa-lô-môn—vị vua khôn ngoan của Y-sơ-ra-ên đã nói: “Hãy dạy cho trẻ tho con đuờng nó phải theo; dầu khi nó trở về già cũng không lìa khỏi đó.” Trong tiếng Hê-bơrơ, nghĩa đen của câu này là nếu bạn uốn nắn, dạy dỗ (chủ động, thấm nhuần, biệt riêng hoặc tận hiến) một đứa trẻ theo đường lối đúng đắn (quan tâm đến cá tính và nhu cầu cá nhân theo từng giai đoạn trưởng thành của nó) thì khi nó già (gốc của từ này có nghĩa “có râu” hay “trưởng thành”), nó cũng không đi xa khỏi đường lối đó. Có người coi đó là một lời hứa. Có người tin rằng đó là một nguyên tắc phổ biến nói lên tầm ảnh hưởng của cha

mẹ trên con cái khi chúng còn dễ uốn nắn. Mỗi quan điểm chứa đựng một số chân lý. Ít nhất câu châm ngôn này cho thấy nếu đứa trẻ có một khởi đầu tốt do được dạy dỗ một cách đúng đắn và phù hợp với nhu cầu cá nhân của nó, thì ảnh hưởng tích cực của những điều nó được dạy khi còn nhỏ sẽ còn lại đến suốt đời. Nó sẽ không thể nào đi xa khỏi những gì mà cha mẹ đã để lại trên nó. Điều đó không có nghĩa là khi đứa trẻ lớn lên nó sẽ luôn sống theo ảnh hưởng của cha mẹ hồi nhỏ, nhưng những ký ức về sự dạy dỗ của cha mẹ sẽ được chúng mang theo đến suốt đời. Tóm lại, Kinh Thánh cho chúng ta thấy cách dạy dỗ con cái tốt là theo gương của Cha trên trời. Ngài yêu con cái Ngài hơn bất cứ bậc làm cha mẹ nào nhưng Ngài cũng cho con cái Ngài có quyền quyết định và cho phép chúng mắc sai lầm.

7


LÀM SAO CHA MẸ có được sự bình An?

CHẤP NHẬN SỰ BẢO ĐẢM CÓ GIỚI HẠN

L

à phụ huynh, đôi khi chúng ta băn khoăn về tương lai, chúng ta ao ước Chúa đảm bảo kết quả cho chúng ta. Nhưng thật ra dạy dỗ con cái mà không có sự bảo đảm về kết quả càng thể hiện tình yêu của chúng ta dành cho con cái hơn. Qua việc quan sát cách Cha Thiên Thượng thương yêu chúng ta, chúng ta sẽ thấy rằng nuôi dạy con cái là việc đáng làm—không phải vì con cái chúng ta sẽ luôn có những chọn lựa đúng đắn mà vì chúng ta đã có được đặc ân, cơ hội và sự bình an khi yêu thương chăm sóc chúng theo cách mà Cha Thiên Thượng đã yêu thương chăm sóc chúng ta.

8

Cha mẹ tốt không đảm bảo con cái sẽ tốt. Nó chỉ đảm bảo con cái chúng ta có rất nhiều thuận lợi vì đã có cha mẹ tốt. Hãy nghĩ về Đức Chúa Trời của Kinh Thánh! Ngài là người Cha hoàn hảo. Nhưng hãy thử nhìn xem con cái Ngài: A-đam và Ê-va đã được nuôi dưỡng trong môi trường tốt nhất; nhưng họ đã quẳng tất cả những điều đó, họ đi theo đường lối của con rắn và sinh ra một kẻ giết người. Kế đến là người Y-sơ-raên, một dân tộc được Chúa yêu thương, trìu mến nhưng đó lại là đứa con khó dạy, nổi


loạn nhiều lần. Tiếp theo là Hội Thánh, đứa con luôn làm xấu mặt Cha nó khắp nơi. Tiên tri Ê-xê-chi-ên cho rằng cha mẹ tốt vẫn có thể có con hư. Ông cũng nhắc nhở chúng ta rằng cha mẹ tệ có khi lại có con ngoan. Ông đã kịch liệt chống lại mối liên hệ theo kiểu định mệnh giữa cha mẹ và con cái (Êx. 18:1-28). “Ngoại lệ” này đi ngược lại quan niệm về mối quan hệ cha mẹ–con cái mà chúng ta thường nghĩ. Thấy con của một gia đình nề nếp hư hỏng, chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ rằng chắc chắn phải có góc khuất nào đó của cha mẹ nó mà chúng ta không biết. Có thể! Nhưng còn những đứa con rất tuyệt vời của những gia đình có vấn đề thì sao? Hay chúng ta vội vàng cho rằng chắc cha mẹ chúng có được những phẩm tính quan trọng nào đó chúng ta không thấy bù trừ cho những điều không tốt? Hay chúng ta nghĩ rằng đứa trẻ đó quyết định sống khác với gia đình nó? Cha mẹ yêu thương và

quan tâm cho hạnh phúc của con phải lo lắng cho chúng là một kinh nghiệm đau lòng. Cũng thật đau lòng khi chúng ta nhận ra mình đã không yêu thương, kiên nhẫn và dạy dỗ con cái tốt như chúng ta mong đợi. Vì thế, sẽ đáng buồn hơn khi những suy nghĩ không đúng cướp mất sự bình an của chúng ta. Thật đáng tiếc khi cha mẹ chịu đựng cảm giác có lỗi không đáng có vì họ nghĩ rằng nếu là cha mẹ tốt thì con cái họ phải ngoan. Thật ra, nếu chúng ta làm tốt vai trò của mình thì con cái chúng ta sẽ rất có phước vì có được một nền tảng vững vàng.

9


không quan tâm đến lỗi lầm của mình mà lo đổ lỗi rằng người khác đã gây ra vấn đề. Trong cách thứ hai, cha mẹ sẽ biện hộ kiểu “Mấy đứa nhóc nhà tôi làm tôi phát khùng. Chúng muốn làm tôi điên lên đây mà. Nhiều lúc tôi nghĩ tôi không còn là mình nữa. Tôi biết không nên la hét quát tháo, nhưng không thể không la chúng. Chúng thách thức những tính xấu nhất trong tôi. Tôi nghĩ cái tật này của tôi là do tôi xuất thân từ trong gia đình có vấn đề. Tôi không thể không la, không đánh, Có hai cách chơi quần vợt. không cãi cọ với mấy đứa trẻ Bạn có thể chơi vì tinh thần thể thao, giải trí mà việc thắng hỗn xược này. Chính tôi cũng không hiểu được mình.” thua không quan trọng. Bạn Phụ huynh đầu tiên của cũng có thể chơi để giành chúng ta đã cho trái bóng đổ chiến thắng và nhận tiền lỗi lăn trên sân. A-đam đổ thưởng. Cách thứ hai này là do những kẻ choai choai nhà lỗi cho Ê-va. Ê-va đổ lỗi cho con rắn. Con rắn quỷ quyệt dĩ nghề bày ra; họ đã làm mất nhiên sẽ đổ tội cho Đức Chúa giá trị của môn thể thao này Trời. Nhưng Chúa nói rằng bằng sự cáu giận, lời thô tục A-đam phải chịu trách nhiệm và đánh nhau. cho những chọn lựa của mình. Cũng có hai chọn lựa tương tự cho bậc làm cha mẹ. Ngài cũng bắt Ê-va phải có trách nhiệm với những gì bà Họ có thể dùng cơ hội đó để đã quyết định. Con rắn cũng cải thiện khả năng tiết chế, cách dạy dỗ và phản ứng đối không trốn khỏi tội của nó. Ngày nay chúng ta có với con cái. Họ cũng có thể HỌC CÁCH CHƠI

10


khuynh hướng cho rằng những nan đề trong việc dạy con của chính mình là kết quả của những sai lầm của cha mẹ chúng ta. Có lẽ cũng có nhiều điều đúng. Tuy nhiên từ xưa, Chúa đã dạy con dân Ngài rằng đừng đổ tội cho người khác về những chọn lựa của mình. Chúa phản đối câu tục ngữ người ta dùng để trốn tránh trách nhiệm về hành vi của họ: Cha ăn trái nho chua, mà con ghê răng (Êx. 18:2) Điều đó không có nghĩa là Đức Chúa Trời phủ nhận những thói hư tật xấu chúng ta thừa hưởng từ cha mẹ. Dĩ nhiên Kinh Thánh cũng nói có một khuynh hướng di truyền về sinh học và nhận thức. Đức Chúa Trời phán: Ta...là Đức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời (Xuất. 20:5). Tuy nhiên Kinh Thánh nói rõ rằng việc chịu ảnh hưởng của cha mẹ cũng không khiến chúng ta được miễn trách

nhiệm về những chọn lựa của chúng ta để đáp ứng với những ảnh hưởng đó. Chọn lựa đi theo gương của cha mẹ một cách không suy nghĩ hay muốn đi theo một cách có ý thức hay chọn lựa con đường khác là quyết định của cá nhân chúng ta.

Điều quan trọng không phải là cuối cùng chúng ta được gì mất gì, nhưng là cách chúng ta dạy dỗ chúng. Một cậu con trai đang ở tuổi dậy thì có thể thách thức những giới hạn của chúng ta. Hình ảnh người cha tối ngày say xỉn hoặc người mẹ bị rối loạn thần kinh có thể vẫn còn luẩn quẩn trong ký ức của chúng ta. Nhưng điều đó không biện hộ thay cho hành vi thiếu trưởng thành, giận dữ, hay tranh cãi lý luận, la mắng, xúc phạm người khác của chúng ta.

11


TIẾP TỤC HỌC

Vào lúc chúng ta nhận ra việc học đã ở phía sau chúng ta, qua khỏi cái thời của một đứa trẻ bị buộc phải đến trường. Nhưng đột nhiên, chúng ta nhận ra mình “đi học tiếp”. Chúng ta nghiệm ra làm cha làm mẹ không phải chỉ việc từ từ tuôn những kiến thức chúng ta tích lũy lâu nay vào một cái đầu còn rỗng tuếch, sẵn sàng tiếp nhận, dễ uốn nắn và thèm kiến thức. Một lần nữa chúng ta lại có nhiều thắc mắc cần có câu trả lời hơn. Chúng ta bắt đầu thấy mình có cái nhìn hoàn toàn mới về trẻ thơ. Nhặt viên phấn của kho tàng kiến thức 12

làm cha mẹ lên, chúng ta phát hiện ra rằng tấm bảng đó đã rất trơn, không chịu tiếp nhận khao khát nhiệt huyết muốn viết và dạy muôn điều tuyệt diệu. Chừng nào chúng ta còn có con cái thì những sự dạy dỗ của chúng ta vẫn có thể bị chối từ. Trong thất vọng, chúng ta nhận ra rằng hầu như đứa trẻ nào cũng học nhanh nhất khi chúng ta nhìn vấn đề theo hướng ngược lại.

“Giá trị của hôn nhân không phải ở chỗ người lớn sinh ra những đứa trẻ nhưng là con trẻ tạo nên người trưởng thành.” ––Peter DeVries

Đó không phải là cách chúng ta mong đợi. Chúng ta tưởng rằng trẻ con như một trang giấy trắng tinh, chúng ta có thể viết vào đó tất cả những sự hiểu biết mà khi ở tuổi chúng, chúng ta rất muốn tiếp nhận.


Tuy nhiên, chúng ta đang học tiếp dù chúng ta có nhận ra điều đó hay không. Cuối cùng thì chúng ta cũng đang học để hiểu cha mẹ mình. Chúng ta từ từ hiểu được cảm giác hết lòng yêu thương đứa con của mình cho dù nó hay bắt chước những lỗi lầm của chúng ta, nhưng lại không chịu tiếp nhận những giá trị, những mong đợi và kỳ vọng của chúng ta. Chúng ta cũng bắt đầu hiểu được tấm lòng của Đức Chúa Trời, tấm lòng ngập tràn yêu thương đối với những đứa con bé bỏng được gọi bằng danh Ngài và được mang lấy ảnh tượng của Ngài. Chúng ta bắt đầu hiểu được sự vui sướng của Ngài. Chúng ta hiểu được nỗi đau Ngài chịu khi con cái quay lưng với sự sửa dạy yêu thương của Ngài (Ês. 1:2). Chúng ta biết nhiều hơn về chính mình. Chúng ta nhận ra rằng những đứa trẻ này giúp chúng ta thể hiện những điều đẹp đẽ nhất và cả mặt tệ nhất của chúng ta. Tuy vậy, không phải tất cả những điều tồi tệ đều xấu. Nó giúp chúng ta

nhận ra chính mình. Sự căng thẳng, lo âu và giận dữ cũng gây tác hại cho chúng ta như bệnh đau đầu hay cảm sốt. Cám dỗ la rầy, lên mặt thể hiện thẩm quyền không đúng chỗ (“Ba/mẹ đã nói rồi mà không nghe!”) là những triệu chứng không nên làm ngơ.

“Chỉ khi chúng ta làm cha làm mẹ chúng ta mới hiểu được lòng cha mẹ.” —H. W. Beecher

Những phản ứng như vậy cho thấy vẫn còn rất nhiều khía cạnh chúng ta phải để Chúa dạy dỗ. Để có thể hiểu và hướng dẫn một “trung tâm của vụ trụ” trưởng thành, chúng ta phải lớn lên trong Chúa, học nơi Chúa cách sống điều độ và nhờ cậy vào quyền năng của Ngài. Khi nhận ra rằng điều đó đem đến ích lợi cho chính mình, chúng ta sẽ thấy bình an. 13


HỌC TỪ CON VẬT CƯNG Dạy trẻ con cũng vậy. Đề ra những điều luật, dọa sẽ TRONG NHÀ hình phạt và lên mặt dạy “Bố đã nói vậy rồi mà sao không nghe! Không chịu vâng lời bố!” chỉ phát huy tác dụng trong thời gian rất ngắn. Tất cả những lời đe dọa đó cuối cùng đều sẽ không khiến con bạn để ý. Chúng còn kích thích đứa trẻ nổi loạn trước mặt bạn và chắc chắn là cả sau lưng bạn nữa. Trước khi bực mình vì sự so sánh khập khiễng này, hãy thử suy nghĩ một chút. Bạn dạy chú chó con cách ngồi xuống và năn nỉ mình làm gì đó bằng cách nào? Bạn có cuộn tờ báo lại quất cho nó vài cái, có quát tháo, cãi cọ hay chế giễu nó không? Thật lạ là dù bạn có thể lôi nó ra khỏi chuồng và đánh cho nó một trận nhưng bằng cách đó bạn không thể bắt nó ngồi xuống, bắt nó cuộn mình lại hoặc mang đôi dép đến cho bạn. Chú cún con đó cũng sẽ không chịu học mấy trò mới nếu bạn không thưởng nó, không ôm nó hoặc khen nó. 14

Bạn sẽ không bình yên nếu chỉ đưa ra luật. Không thể dùng sự áp đặt khiến một đứa trẻ ngoan ngoãn––dù đôi khi có hiệu quả. Đến một lúc chúng sẽ làm tất cả những gì chúng thích dù bạn có muốn chúng làm hay không. Bí quyết là phải giúp chúng ước muốn làm những điều đúng đắn theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời và đúng với nhu cầu của cá nhân chúng. Ai cũng muốn tự do, và hơn thế nữa, ai cũng


muốn cảm giác thoải mái và được tôn trọng. Hãy bắt đầu giúp chúng cảm nhận rằng chúng được quan tâm. Hãy khích lệ chúng! Dành thời gian cho chúng. Làm những điều chúng yêu thích. Nắm tay chúng! Ôm chúng! Hãy làm cho chúng những điều mà qua đó chúng sẽ nhận ra rằng chúng có vị trí quan trọng trong lòng bạn và lòng bạn luôn mong điều tốt cho chúng. Đừng chỉ yêu thương chúng mà thôi! Cũng hãy giúp chúng biết những ranh giới được tạo nên để bảo vệ sự tự do của chúng! Cho chúng thấy kết quả xảy đến cho những người không sống trong sự tể trị khôn ngoan và yêu thương của Đức Chúa Trời! Hãy luôn sáng tạo trong cách chúng ta giúp con cái thấy Lời Chúa được ban ra để đáp ứng nhu cầu và cả những ước mơ sâu kín nhất của chúng ta! Hãy giúp chúng hiểu được nguyên tắc sống khôn ngoan của Châm Ngôn. Những câu châm ngôn được thể hiện bằng nhiều cách nhưng đều ngụ ý dù Đức Chúa Trời có

thẩm quyền để bắt con người thuận phục, nhưng Ngài không làm như vậy. Hãy giúp con cái mình hiểu và cũng hãy khích lệ chúng để chúng làm theo! Là cha mẹ, bạn sẽ không nản lòng khi hiểu được tầm quan trọng của việc đưa ra những nguyên nhân hợp lý và khích lệ con cái chọn lựa làm những việc đúng đắn. Chúng cần thấy được những nguyên nhân và sự khích lệ này cũng rất phù hợp với nhu cầu sống vui thỏa, thấy mình có giá trị, có sự tự do và thấy mình được tôn trọng. Không giải thích cho chúng hiểu và không khích lệ chúng là “chọc cho con cái mình giận dữ” (Êp. 6:4) và đánh mất sự bình an của chính mình.

Luật lệ trừ tình yêu bằng nổi loạn. Tình yêu trừ luật lệ bằng bất an. Tình yêu cộng luật lệ bằng hiểu biết và khích lệ. 15


Một trong những bài học quan trọng nhất mà cha mẹ cần học là đi theo gương mẫu của Đức Chúa Trời trong cách Ngài dạy dỗ con Ngài. Ngài là Đức Chúa Trời lập giao ước. Ngài cho chúng ta biết kết quả của việc chúng ta làm theo những gì Ngài mong muốn. Ngài cũng cho chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không làm theo. Ngài chủ động đề nghị giúp chúng ta có quyết định đúng nếu chúng ta xin Ngài ban sự Cha mẹ khôn ngoan sẽ không khôn ngoan. Ngài cũng luôn sẵn sàng giúp chúng ta làm ép buộc con cái phải cư xử phải phép. Họ nhận ra không những gì Ngài muốn chúng ta làm, là những việc chúng ta thể bắt con ngoan được vì không thể tự mình làm được. như thế không khác nào bắt Trọng tâm trong mối quan ngựa uống nước. Bạn có thể hướng dẫn nó cách sống đúng hệ giữa Chúa và con cái Ngài là vấn đề chọn lựa. Nếu họ đắn nhưng bạn không thể ép buộc nó. Đó là quyền của con sống sai lầm, đó là chọn lựa của họ. Khi họ phải gánh chịu người. Bề ngoài con cái có thể ngồi im lắng nghe bạn nói, hậu quả về những việc làm nhưng bên trong nó có quyền của mình, đó là vì họ đã chọn lựa đi ngược lại với ý muốn có ý kiến đối lập. Điều đó không có nghĩa là Ngài một cách có ý thức. Hãy áp dụng nguyên tắc bạn không được bắt con cái đó trong việc nuôi dạy con làm những gì chúng không cái! Cách dạy dỗ này đối thích làm. Có những trường lập với việc quyết định thay hợp ngoại lệ, đặc biệt là khi cho con cái, để rồi khi chúng chúng còn nhỏ. SỐNG VỚI GIAO ƯỚC

16


chọn lựa sai lầm thì chúng ta lại nhảy vào bảo vệ chúng. Cách dạy này cũng đối nghịch với việc bắt chúng làm theo những gì chúng ta muốn.

và để chúng trải nghiệm kết quả của chọn lựa đó, dù vui hay buồn là một trong những điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm––không chỉ cho chúng mà cũng cho sự bình an trong tâm hồn của chúng ta. Điều này có nghĩa Mặt khác, khi dạy con biết là chúng ta không chọn lựa như vậy, chúng ta sẽ cần la hét, dọa nạt không cần la hét, dọa nạt và và cằn nhằn mãi. nhắc đi nhắc lại nữa. Điều đó có nghĩa là chúng ta không phải cằn nhằn vì phải nhặt Điều tốt nhất chúng ta nên đống đồ chất trong phòng làm là nói rõ mong đợi của chúng nữa, cũng có nghĩa chúng ta và khoảng thời gian là chúng ta có thể nói nhỏ chúng cần làm việc đó. Cho nhẹ hơn với chúng về những chúng biết kết quả của việc mong đợi của chúng ta. Bạn chúng làm theo, cũng cho có thể nói “Giờ con có thể chúng biết nếu chúng không chọn lựa những gì xảy đến làm thì điều gì sẽ xảy ra và cho con. Chúa dạy dỗ cha mẹ sau đó hãy để chúng chọn lựa. như thế nào thì cha mẹ cũng Nếu cuối cùng chúng không sẽ dạy con như vậy. Cha mẹ được xem TV, không được luôn bên con nhưng chọn lựa dùng xe đạp hoặc xe máy nữa, làm gì là phần của con.” nếu chúng phải đi ngủ sớm hơn thường lệ 1 tiếng, hay chúng không được đi chơi với gia đình—đó là kết quả của chọn lựa của chúng, không phải của chúng ta. Dạy con cách chọn lựa con đường của riêng con mình, 17


LÀM CON KHÓC

Chúng ta sống trong một thời đại mà sự lạm dụng trẻ em tăng đến mức báo động. Do đó, chúng ta cần nhạy bén nhận ra khả năng chúng ta có thể đánh chúng khi nóng giận bao gồm việc dùng tay hay bất cứ dụng cụ nào, để rồi gây cho chúng những tổn thương trầm trọng về thể chất. Thật quan trọng khi nhận thức rằng khi đứa trẻ lớn lên, nó có thể được sửa dạy bằng việc áp dụng nhưng kết quả của sự chọn lựa của nó trước đó (Xem tr. 14-15). Tuy nhiên đó chỉ là một mặt của vấn đề. Mặt khác, bậc cha mẹ yêu thương và khôn 18

ngoan sẽ không ngại làm cho con khóc khi cần thiết. Kinh Thánh đưa ra những sự chỉ dạy khôn ngoan áp dụng cho mọi thời đại: • Người nào kiêng roi vọt ghét con trai mình; Song ai thương con ắt cần lo sửa trị nó (Châm. 13:24). • Hãy sửa phạt con ngươi trong lúc còn sự trông cậy; Nhưng chớ toan lòng giết nó (Châm. 19:18). • Sự ngu dại vốn buộc vào lòng con trẻ; Song roi răn phạt sẽ làm cho sự ấy lìa xa nó (Châm. 22:15). • Roi vọt và sự quở trách ban cho sự khôn ngoan; Còn con trẻ phóng túng làm mắc cỡ cho mẹ mình (Châm. 29:15). • Hãy sửa phạt con người, thì nó sẽ ban sự an tịnh cho người, Và làm cho linh hồn người được khoái lạc (Châm. 29:17). • Thật các sự sửa phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng; nhưng về sau sanh


ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy (Hê.12:11). Có lẽ với cha mẹ, đó là điều không dễ nghe. Chìu theo ý con trước mắt có vẻ dễ hơn việc nhìn thấy những giọt nước mắt và sự cằn nhằn của chúng. Ngay hiện tại, điều đó làm chúng ta đau lòng, nhưng về lâu dài, sự sửa phạt xứng đáng và đúng lúc trong tình yêu là điều cần thiết cho con bạn và cũng đem đến sự bình an cho chính bạn. Con cái chúng ta thường giống người đầy tớ được mô tả trong sách Châm Ngôn: Chẳng phải bởi lời nói mà sửa trị kẻ làm tôi; Vì dầu nó hiểu biết, nó cũng không vâng theo (29:19). Hãy cầu nguyện rằng khi chúng ta khiến chúng phải khóc là vì tình yêu chúng ta dành cho chúng chứ không phải vì tức giận. Chúa không hứa ban sự bình an khi cha mẹ làm con khóc vì sự ích kỷ của chính mình. Điều đó có nghĩa là cha mẹ không nên làm cho con

cái có lý do để nói: “Cha mẹ không công bằng. Cha mẹ chẳng nghe con nói. Cha mẹ đòi hỏi ở con nhiều hơn điều con có thể làm. Cha mẹ chẳng bao giờ thỏa lòng cả. Con phạm một lỗi nhỏ mà cha mẹ lại làm cho lớn chuyện. Khi cha mẹ làm sai thì cha mẹ lại không nhận lỗi. Chẳng lý do nào con đưa ra mà cha mẹ chấp nhận. Cha mẹ cứ đổi ý liên tục

“Hỡi các người làm cha, chớ chọc cho con cái mình giận dữ” ––Ê-phê-sô 6:4

Cha mẹ chỉ dùng thẩm quyền của mình mà thôi! Cha mẹ quá ích kỷ và hay thay đổi. Cha mẹ có thể giận bất cứ lúc nào. Con sợ cha mẹ. Lẽ ra cha mẹ phải là người bảo vệ con, nhưng con thấy con cần sự bảo vệ khỏi cha mẹ. Con ghét cha mẹ vì lúc nào cha mẹ cũng làm con phải khóc.” 19


cho đến mùa thu hoạch. Có năm bạn có được một vụ mùa bội thu, cũng có khi bạn mất trắng vì rầy và sâu bệnh, do mưa nhiều quá hoặc mưa ít quá, do nóng quá hoặc lạnh quá. Điều đó không có nghĩa là làm nông giống như đánh cược với may rủi. Nghề nông cũng rất khoa học. Để kẻ lười nhác hoặc kẻ ăn chơi ra đồng thì cầm chắc đến mùa thu hoạch bạn sẽ bị đói. Nông dân giỏi là người siêng năng lao động, người biết phải chăm sóc mỗi loại cây, nuôi mỗi Việc nuôi dạy con cái giống làm ruộng hơn là nấu nướng. loài gia súc như thế nào. Ông sẽ không nuôi gà ta như nuôi Chỉ cần vài giờ là có thể gà tây, cũng không trồng ngô chuẩn bị xong một bữa ăn y như trồng cà chua. Bạn sẽ ngon. Cứ theo công thức có không thấy nông dân dùng sẵn, bạn có thể có được kết quả khá chắc chắn. Tuy nhiên, công thức nấu nhanh với công thức thường không phát thái độ “cái này là thứ không thể thiếu”. Người nông dân huy tác dụng với con cái. giỏi là người khiêm nhường. Chúng ta cần học từ việc Ông biết rau cỏ là tài sản của làm ruộng để rút ra nguyên tắc nuôi dạy con cái. Việc làm mình, nhưng ông không bị áp ruộng rất giống với việc nuôi lực bởi kết quả. Tất cả những gì ông cần là trách nhiệm của dạy con. Làm cha mẹ là cày ông ở từng thời điểm. Nếu xới và đào đất, sắp xếp và có được một mùa bội thu, đó trồng trọt. Nó bao gồm việc là vì ông đã làm tốt những gì nhổ cỏ, trồng trọt, tưới tiêu, và sau đó trông trời trông đất trong khả năng cộng với sự LÀM VIỆC NHƯ MỘT NÔNG DÂN

20


suôn sẻ của những gì không nằm trong khả năng của ông. Trong thư thứ nhất gửi cho người Cô-rinh-tô, Sứ đồ Phao-lô đã ngụ ý nói đến nguyên tắc làm nông này:

ra trong Đức Chúa Giê-xu Christ. Vậy, tôi lấy điều đó khuyên anh em: Hãy bắt chước tôi. (3:5-6,8;4:12, 14-16). Phao-lô đang nghĩ về vai trò làm cha mẹ thuộc linh. Thế thì, A-bô-lô là ai, và Phao-lô là ai? Ấy là kẻ tôi Vai trò này khác với với việc nuôi dạy con cái, nhưng cũng tớ, mà bởi kẻ đó anh em có nhiều điểm tương đồng. đã tin cậy, y theo Chúa đã Ở cả hai vai trò, bạn đều ban cho mọi người. Tôi phải làm điều đúng, làm cách đã trồng, A-bô-lô đã tuới, siêng năng, chờ đợi Chúa đem nhưng Đức Chúa Trời đã mùa thu hoạch đến và nhận làm cho lớn lên...Vậy, người ra rằng bạn được ban thưởng trồng, kẻ tuới, đều không xứng đáng—không phải dựa ra gì, song Đức Chúa Trời trên kết quả bạn gặt hái được nhưng dựa trên tình yêu và là Đấng làm cho lớn lên. sự chăm sóc bạn đã dành cho Người trồng, kẻ tuới, đều bằng nhau; ai nấy sẽ nhận con mình. Sự bình an có được không phần thưởng tùy theo việc phải do nỗ lực thúc ép sự tăng mình đã làm...Chúng tôi trưởng nhưng do nhận thức dùng chính tay mình làm nuôi dạy con cái là một tiến việc khó nhọc...Tôi viết trình lâu dài cung cấp những những điều nầy…để khuyên gì cần thiết cho chúng, chăm bảo anh em, cũng như con sóc và chờ đợi Chúa đem kết cái yêu dấu của tôi vậy. Bởi quả đến. Cố gắng thúc ép cho chưng, dẫu anh em có một mùa gặt đến sớm sẽ không đem lại sự bình an và cũng vạn thầy giáo trong Đấng không kết quả. Christ, nhưng chẳng có nhiều cha; vì tôi đã dùng Tin Lành mà sanh anh em 21


chúng ta chăm sóc. Về một khía cạnh nào đó, ý tưởng con cái không thuộc riêng về mình không phải là ý tưởng đem đến sự an ủi cho chúng ta. Chúng ta hiểu được cảm giác lo lắng khi đem trả lại cái xe máy hay cái điện thoại chúng ta mượn từ rất lâu. Mặt khác, nhận ra con cái thuộc về Chúa lại là một ý tưởng giải phóng chúng ta vì điều đó có nghĩa là chủ sở hữu hợp pháp của đứa trẻ sẽ bảo đảm cung cấp cho chúng ta đầy đủ những gì cần để chúng ta chăm sóc đứa trẻ đó Trong Cựu Ước, thầy tế lễ thay Ngài. Hê-li đã nuôi đứa trẻ không phải là con mình (I Sa. 1:24- Cha mẹ cũng giống như Hê-li ở khía cạnh họ cũng 2:21). Hê-li đã giữ vai trò là những thầy tế lễ. Trong làm phụ huynh cho cậu bé Sa-mu-ên trẻ tuổi trong nhiều Hê-bơ-rơ 5:1-4, thầy tế lễ là năm. Nhưng Sa-mu-ên chỉ là người cầu thay cho dân mình. Người đó cầu thay với nhận một sự ủy thác mà Chúa đặt thức về sự yếu đuối của bản trong sự chăm sóc của Hê-li mà thôi. Ở một khía cạnh nào thân. Vì thầy tế lễ biết nan đề của chính mình nên ông sẽ đó, mối quan hệ giữa chúng cảm thông và nhân từ trong ta với con cái cũng tương tự như vậy. Con cái cũng giống cách đối xử với những ai đến như mọi vật khác trong gia tài nhờ ông giúp đỡ. Tác giả của của chúng ta. Nhưng trên thực sách Hê-bơ-rơ nói về vai trò thầy tế lễ cả như sau: tế, chúng không thuộc riêng về chúng ta. Đức Chúa Trời tạm thời giao phó chúng cho CHẤP NHẬN VAI TRÒ THẦY TẾ LỄ

22


Người đã bị vây trong sự yếu đuối, nên có thể thương xót những kẻ ngu dốt sai lầm. Ấy bởi sự yếu đuối đó mà người buộc phải vì tội lỗi mình dâng của tế lễ, cũng như vì tội lỗi của dân chúng (Hê. 5:2-3). Vì phân đoạn này nói về thầy tế tễ hầu việc Chúa trước khi Đấng Christ, thầy tế lễ thượng phẩm tuyệt vời, được sinh ra nên một số người nghĩ rằng nó đã lỗi thời rồi. Tuy nhiên, tác giả thư Hê-bơ-rơ cũng nói về Đấng Christ: Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội (Hê. 4:15). Tân Ước gọi con cái của Đức Chúa Trời là vương quốc của thầy tế lễ (I Phi. 2:5,9). Hãy thử nghĩ về việc ứng dụng điều này cho các bậc cha mẹ. Thật không hợp lý khi mong đợi con cái tốt hơn

hồi chúng ta bằng tuổi của chúng. Chúng ta có thể mong đợi chúng có những chọn lựa đúng đắn. Chúng ta có thể cầu nguyện xin Chúa giúp chúng khôn ngoan hơn tuổi của chúng. Nhưng chính chúng ta không phải lúc nào thông minh và tuyệt vời.

Cha mẹ có thể có sự bình an trong tâm hồn khi họ đặt sự quan tâm đến con cái trong sự cầu nguyện cho con cái. Chúng ta đã từng như con cái chúng ta bây giờ. Chúng ta cũng khờ khạo, thiển cận và ngây ngô như chúng. Chúng ta không cần phải làm một tấm gương hoàn hảo đối với chúng, nhưng chúng ta cần cảm thông, yêu thương, và đại diện chúng đến gần Đức Chúa Trời, Cha Thiên Thượng và là chủ sở hữu hợp pháp của chúng. 23


NHỮNG TRÁI NHO TRONG VƯỜN

nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ: Không có luật pháp nào cấm các sự đó. Vả, những kẻ thuộc về Đức Chúa Giêxu Christ đã đóng đinh xác thịt với tình dục và dâm dục mình trên thập tự giá rồi. Nếu chúng ta nhờ Thánh Linh mà sống, thì cũng hãy bước theo Thánh Linh vậy (Ga. 5:22-25). Lý do những lời này trở nên rất quan trọng đối với cha Bí quyết ra trái nằm ở nhánh mẹ là chúng không chỉ chứa và rễ cây. Nuôi dạy con tốt đựng những đức tính bảo đảm là kết quả của một nhân cách bạn sẽ dạy con đúng cách tốt được bám rễ và tiếp tục mà còn cho thấy đức tính đó trưởng thành trong chính khởi nguồn từ Đức Thánh Chúa. Kinh Thánh gọi nhân Linh, vì vậy chúng ta không cách đó là trái của Thánh cần phải dựa vào chính mình Linh. Điều đó có nghĩa là hay những kinh nghiệm riêng. nhân cách đó đến từ Đức Nếu điều Phao lô nói là đúng, Thánh Linh chứ không phải từ thì sự thiếu sót và bối cảnh khả năng và sức lực tự nhiên gia đình không hạnh phúc của của chúng ta. Hãy xem điều chúng ta vẫn được dùng một Sứ đồ Phao-lô viết và điều đó cách ích lợi. Có thể chính sự bảo đảm chúng ta sẽ dạy dỗ thiếu sót thúc đẩy chúng ta con cái tốt như thế nào: tìm thấy nơi Thánh Linh của Cha Thiên Thượng những Trái của Thánh Linh, ấy đức tính cần thiết của bậc làm là lòng yêu thương, sự cha mẹ không có sẵn nơi con vui mừng, bình an, nhịn người tự nhiên của chúng ta. 24


Hãy nghe điều Phao-lô viết cho những Cơ Đốc nhân muốn sống bằng nỗ lực riêng: Sao anh em ngu muội dường ấy? Sau khi đã khởi sự nhờ Đức Thánh Linh, nay sao lại cậy xác thịt mà làm cho trọn? Anh em há luống công mà chịu sự khốn khó dường ấy sao? Nếu quả là luống công! Đấng ban Đức Thánh Linh cho anh em và làm các phép lạ trong anh em, thì làm bởi các việc luật pháp, hay là bởi đã nghe mà tin? (Ga. 3:3-5). Nguồn tài nguyên thuộc linh để có được nhân cách mà Phao-lô đề cập không phải do nỗ lực sống với những lý tưởng về Chúa. Những phẩm tính đó có được khi chúng ta tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời rằng Ngài sẵn lòng và có đủ năng lực để làm điều đó trong chúng ta. Chúng ta cần thường nhắc nhau rằng bí quyết để làm cha mẹ tốt giống như trái của cái cây được bắt nguồn từ nhánh và gốc rễ, tức là Thánh

Linh Đấng Christ. Khi sống vâng phục Chúa và Lời Ngài (Giăng 15:1-14), chúng ta kinh nghiệm trái của Thánh Linh kết quả trong chúng ta ngày càng hơn. • Tình yêu siêu nhiên thay cho nỗ lực và sự mệt mỏi. • Sự vui mừng thay cho sự bi quan yếm thế. • Tinh thần thư thái thay cho sự lo lắng. • Sự kiên nhẫn thay cho sự nóng nảy. • Sự nhân từ thay cho sự keo kiệt, bủn xỉn. • Động cơ và ý định đúng đắn thay cho sự ích kỷ. • Giữ lời hứa thay cho thất hứa. • Sự hiền lành thay cho đanh đá, dữ dằn. • Sự tiết độ thay cho sự nghiện ngập.

Đừng quên đâu là khởi điểm để bạn trở thành bậc cha mẹ tốt. 25


TÌM CƠ HỘI ĐỂ DẠY CON

Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời truyền cho dân sự Ngài dựng những đống đá lên để sau này, khi con cái của họ thắc mắc, cha mẹ phải sẵn sàng để kể lại việc Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã đáp ứng nhu cầu của họ một cách tuyệt vời như thế nào. Bí quyết là luôn sẵn sàng cho những cơ hội bạn có thể dạy con mình.

qua sông Giô-đanh trên đất khô (Giôs. 4:21-22). Thầy cô, cha mẹ không phải là vai trò nhàm chán đối với người Y-sơ-ra-ên. Nhiệm vụ của họ là sống theo cách nào đó để khích lệ con cháu họ đặt câu hỏi: “Cha, mẹ, sao mình làm điều này? Tại sao chúng ta lại chừa một cái ghế trống trên bàn ăn?” (Xem trong Phục 6:6-9, 20-25).

Phương pháp chủ yếu Chúa Giê-xu sử dụng để dạy môn đồ Ngài là gì?

Người cha viết những Châm Ngôn cho con nhận ra sức mạnh của lời nói đúng lúc (Châm Ngôn 15:23; 25:11). Dân tộc của ông có truyền thống dùng những cách sáng tạo để mở ra những cách nhìn Khi con cháu các ngươi hỏi mới mẻ nhằm đem đến sự thay đổi cho con trẻ. Người cha mình rằng: Các hòn đá Do Thái dạy bằng cách dùng này có nghĩa gì? thì các những đống đá, những câu ngươi sẽ dạy con cháu mình đố, những dụng cụ trực quan, mà rằng: Y-sơ-ra-ên đã đi dùng kịch, dùng tranh ảnh

26


và nhìn chung họ nhận ra trẻ em luôn sẵn lòng và tích cực tham gia vào tiến trình học tập. Những bài học từ dụng cụ trực quan mà đứa trẻ dễ tiếp nhận như vậy rất khác với kiểu gia đình dạy bằng sự ép buộc, bằng hình thức và nhồi nhét lý thuyết suông. Cách dạy tiêu cực như vậy khó có được hiệu quả thuộc linh như chúng ta mong đợi. Nếu không biết nắm bắt những cơ hội để dạy chúng, những điều chúng ta dạy chắc chắn sẽ không giúp con trẻ gần gũi với Đức Chúa Trời của chúng. Sự dạy dỗ áp đặt như vậy chỉ làm được một việc là trấn an lương tâm cho cha mẹ vì họ đã làm những gì cần làm. Lên kế hoạch và tận dụng những cơ hội thích hợp để dạy con là điều quan trọng. Nhẹ nhàng trao đổi về cuộc sống khi đang thư giãn trên chiếc thuyền câu, khi đang đi bộ trên cánh đồng, khi chạy xe về quê hay trò chuyện tự phát khi đang dùng bữa hoặc kể câu chuyện Kinh Thánh và lời cầu nguyện nhẹ nhàng trước khi đi ngủ thường được

con cái đón nhận và ghi nhớ (Phục. 6:6-9). Thách thức ở chỗ bạn không thể dạy con bằng cách đó nếu bạn không dành nhiều thời gian và suy nghĩ đến cách thức sáng tạo để cùng làm một việc gì đó hoặc cùng chơi với chúng.

Hầu hết những cơ hội thuận lợi cho việc dạy dỗ con trẻ đòi hỏi thời gian và sự sáng tạo. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể cầu nguyện với con cái vào giờ ăn. Nếu bạn thấy cách đó hiệu quả thì cứ tiếp tục cách đó. Nhưng nếu tất cả những gì bạn muốn là rán ép con mình học được điều gì đó, thì rất có thể chúng chỉ thấy bực bội không chỉ với giờ đọc Kinh Thánh và cầu nguyện đó mà còn với bạn và với Chúa.

27


phải bỏ ra nhiều năm tháng để nuôi dạy con từ lúc nó còn bé, rồi khi nó cần được để mắt tới lúc chập chững biết đi. Không phải là điều dễ dàng khi hai vợ chồng từ bỏ sự tự do họ có trước khi đứa trẻ được sinh ra. Không dễ để người cha gạt bỏ ý chí mạnh mẽ của mình qua một bên để cho con mình quyền tự quyết. Rất khó để càng ngày càng để cho nó tự do hơn và càng hạn chế chính mình trong việc điều khiển nó để giúp nó nhận ra trách nhiệm của người trưởng Hầu hết các bậc cha mẹ hiệu thành. Rất khó để không nhảy vào chữa cháy khi nó gây rắc quả phải “chết” hàng ngàn lần. Đó có thể là kết quả của rối. Rất khó để tiếp tục cho sự xấu hổ bởi những hành vi con cái thấy những giới hạn của con cái. Đôi khi là kết quả đồng thời với sự quản lý hợp của sự chán nản và lao nhọc. lý để chúng có toàn quyền tự do. Đôi lúc nhượng bộ Đôi khi là kết quả của việc và để chúng leo xuống khỏi lo lắng thái quá khi con cái thiển cận và tự hủy hoại chính lưng bạn có vẻ dễ hơn. Thật mình. Nhưng cha mẹ thường khó giúp chúng thấy vấn đề tự nguyện chết đi những ước thật sự không nằm ở chỗ bạn muốn chúng làm gì, nhưng muốn của riêng mình chỉ vì chúng sẽ chọn lựa ra sao và đây là cách đưa một đứa trẻ kết quả của những chọn lựa vào đời. đó là gì. Rất khó để không Không ai nói rằng nuôi nhảy vào và kiểm soát. Rất con trưởng thành là điều dễ dàng. Người mẹ phải trải qua khó để kiên nhẫn và cho chúng có thời gian trưởng cơn đau lúc sinh. Người mẹ CHẾT HÀNG NGÀN LẦN

28


thành. Để chúng bước vào thế giới lạnh lùng và tàn nhẫn này chẳng khác nào cha mẹ phải chết đi vậy. Cầu nguyện mỗi ngày cho chúng cũng rất khó. Nói với Chúa rằng bạn thuận phục Chúa hoàn toàn cũng rất khó. Nói với Chúa “Xin Chúa làm những gì Ngài thấy cần để giúp con cái con đến gần Ngài và giúp nó trưởng thành trong đức tin và tình yêu. Lạy Chúa, xin làm bất cứ điều gì cần thiết cho nó” cũng không dễ dàng gì.

hơn. Tuy nhiên, bậc cha mẹ tốt là kết quả của một nhân cách giống Đấng Christ. Nếu chúng ta không bước theo sự chỉ dẫn của Đấng Christ và sự hướng dẫn của Phao-lô (II Cô. 4:1-12), chúng ta sẽ không bao giờ thấy sự khác biệt mà Thánh Linh của Đấng Christ có thể làm trong chúng ta. Chỉ khi chúng ta chết đi thì con cái chúng ta mới có thể được Đấng Christ dạy dỗ qua chúng ta.

“Hiện nay tâm thần ta bối rối; ta sẽ nói gì? Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này! Nhưng ấy cũng vì sự đó mà Con đến giờ này!”

Chúa Giê-xu (Giăng 12:27).

Trớ trêu thay, chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng con đường dễ dàng hơn thì kết quả sẽ vui hơn và ít đau đớn 29


CHUẨN BỊ CHO TÌNH TRẠNG TRỐNG TRẢI

thách thức khác đối với cha mẹ và hôn nhân của họ thì nó cũng nên được coi là dấu hiệu tốt và đầy hy vọng cho con cái.

“Điều quan trọng nhất cha mẹ có thể dạy cho con cái mình là cách để sống khi không có cha mẹ bên cạnh.” ––Frank A. Clark.

Hội chứng “tổ chim trống” được coi là sự khủng hoảng của tuổi trung niên. Cuộc sống sau khi con cái lớn lên được coi là một sự đe dọa mới cho hôn nhân, điều mà trước đây không xảy ra. Cha mẹ cả đời vì con cái, giờ đây họ đột nhiên nhận ra rằng họ cứ quanh quẩn trong căn nhà trống. Họ bồn chồn, không thỏa lòng và dễ cáu giận. Lo lắng, giận dỗi và trầm cảm có thể từ từ xâm chiếm lòng họ. Nếu hội chứng “tổ chim trống” này đánh dấu một 30

Con cái không phải sinh ra để làm con trẻ mãi. Được cha mẹ nâng niu và chăm sóc, bảo vệ quá mức không phải là điều tốt. Ngay từ khi đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ đã hiểu rằng nhiệm vụ của họ là chuẩn bị cho đứa trẻ đôi cánh để nó bay. Trưởng thành tốt hơn là sự non nớt, sự độc lập tốt hơn là sự lệ thuộc và ngày đi tốt hơn ngày đến. Sau nỗi buồn vì phải xa con, nếu cha mẹ vẫn còn cảm giác quá gắn bó, muốn bảo vệ con và muốn xen vào những vấn đề của cuộc đời đứa con


đã lớn thì lúc đó cha mẹ cần phải thay đổi chính mình. Đó là thời điểm tốt để nhận ra và bỏ đi thói quen kiểm soát và bảo vệ con một cách ích kỷ. Đó có thể là lúc chấp nhận sự thật rằng chúng ta đã quá gắn bó và sự gắn bó đó không phải vì ích lợi của con cái nhưng để chìu chuộng những nhu cầu vị kỷ của chúng ta. Rất khó để buông con cái mình ra, đặc biệt khi chúng ta đã lệ thuộc vào chúng. Sự lệ thuộc là dấu hiệu của tính cách trẻ con trong chúng ta, và là sự cảnh báo rằng chúng ta không thấy thỏa lòng và bình an trong chính Đức Chúa Trời. Thật thú vị khi thấy cách Đức Chúa Trời dạy dỗ con cái Ngài. Trong cả Cựu Ước và Tân Ước, Cha Thiên Thượng đôi khi dạy dỗ con cái Ngài bằng việc thi thố những dấu kỳ phép lạ để họ có thể tin chắc vào sự hiện diện của Ngài. Nhưng khi đến lúc, Ngài cất sự hiện diện hiển nhiên qua những dấu kỳ phép lạ đó đi và để cho họ bị chìm và rồi học cách bơi trong kỷ luật của đức tin.

“Có hai của hồi môn bền vững mà chúng ta có thể để lại cho con cái. Một là nguồn cội; hai là đôi cánh.” ––Hodding Carter

Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên người nam người nữ để rồi họ lìa cha mẹ và gắn bó với người bạn đời của họ. Đó là lúc họ bước vào phạm vi mới của cuộc sống lệ thuộc mà vẫn cảm nhận được sự tự do nhất để học yêu Chúa, yêu cha mẹ, người bạn đời, con cái và bạn bè của mình. Và khi đó chúng ta tìm được sự bình an mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta.

31


TRỄ CÒN HƠN KHÔNG

Nói lời xin lỗi muộn vẫn tốt hơn là không bao giờ nói gì. Nói “Cha/mẹ yêu con” khi hấp hối còn tốt hơn là không bao giờ nói câu ấy. Tìm cách khích lệ con cái dù khi bạn đã già vẫn tốt hơn là để chúng thắc mắc “Cha mẹ có khi nào thật sự quan tâm đến mình không?” Một trong những kinh nghiệm tuyệt vời là chứng kiến những gì lời nói khích lệ có thể mang lại ngay cả khi nó chỉ được thốt ra vào những giây phút cuối đời của cha mẹ. Không điều gì có thể thay đổi những lỗi lầm của cả một 32

đời. Hậu quả mà người cha người mẹ ích kỷ, say xỉn, ngoại tình, lạm dụng con cái, nghiện công việc đem đến cho con cái có thể sẽ không thể nào xóa sạch được một cách dễ dàng như xóa đi vết phấn trên bảng. Nhưng bạn vẫn có thể kinh nghiệm niềm vui của Chúa, người thầy dạy môn đồ Ngài mỗi ngày sống trọn vẹn, xưng nhận những lỗi lầm của mình và bồi hoàn nếu có thể và nhờ đó có được sự bình an của Đức Chúa Trời.

Nhận được lời chúc phúc muộn màng của cha/mẹ có thể giống như được uống một ngụm nước ngọt ngào mát dịu làm bạn thỏa lòng đến mức kể từ đó ngày nào bạn cũng nhớ đến thứ nước uống đó. Nhưng nếu con cái qua đời trước khi cha mẹ có cơ hội cho chúng biết mình quan


tâm đến chúng thì sao? Bạn vẫn có thể trân trọng cuộc đời và những kỷ niệm với đứa con đó. Bạn cũng có thể sửa sai bằng cách làm điều ích lợi cho người nào đó mà bạn thấy họ sẽ được ích lợi qua sự quan tâm của bạn. Sứ đồ Phao-lô minh họa việc sửa sai bằng cách làm điều đó cho người khác. Ông trở thành cha của nhiều người sau khi đã phạm nhiều sai lầm trầm trọng. Khi ông chưa tin Chúa, ông là người dữ tợn và đối xử tệ bạc với các Cơ Đốc nhân (Công. 8:1-3). Hành động của ông đã để lại gánh nặng trên ông (I Tim. 1:15). Nhưng ông không đầu hàng. Ông tiếp tục trở thành một trong những người cha quan trọng nhất của mọi thời đại. Được nhắc nhở bởi những lỗi lầm trong quá khứ và nhờ tình yêu tha thứ của Chúa, ông sống làm một người cha thuộc linh đem đến cho con cái tình yêu, sự khôn ngoan, gương tốt và những lời cầu nguyện. Khi nhận ra tình yêu bao la của Chúa, lòng ông được thay đổi và sau khi ông kinh nghiệm sức lực của Đấng

Christ, Phao-lô nổi tiếng là người làm gương tốt, là người khuyên bảo, khích lệ nâng đỡ người khác. Ông học để có sự dịu dàng của người mẹ, sự an ủi và thách thức của người cha (I Tês. 2:7-12). Những đứa con “nuôi” của ông chắc chắn sẽ nói rằng “trễ còn hơn không.”

Không bao giờ là quá trễ để trân trọng cuộc sống hay ký ức của một đứa trẻ.

33


BẠN LÀ CON AI?

K

hông cần phải ở trong gia đình cha mẹ ly dị hay là con của bậc cha mẹ say xỉn, nghiện công việc hay bị xâm hại về tình dục, về lời nói hay về thể chất thì mới nghi ngờ khả năng làm cha mẹ của mình. Tất cả chúng ta đều đặt ra những thắc mắc liệu mình có thể truyền lại cho con cái điều gì. Có người tự hỏi liệu chúng ta có thể làm cha mẹ tốt như cha mẹ chúng ta đã làm hay không. Điều vui mừng ở chỗ chúng ta không truyền lại những thiếu sót trong vai trò làm cha mẹ của mình. Đức Chúa Trời của Kinh Thánh sẵn lòng chấp nhận, nuôi dưỡng và sống trong bạn nếu bạn cho phép Ngài chăm sóc, dạy bảo bạn. Đức Chúa Trời và Cha của Chúa Giêxu Christ sẵn lòng nhận và ghi tên bạn trong tài sản thừa kế đời đời của Ngài nếu bạn nhận biết tội lỗi và tin nhận Đấng Christ để được tha tội và được sống (Êp. 1:3-12; I Giăng 5:1). 34

Bạn không chỉ có thể làm con của Chúa, nhưng Ngài còn thêm năng lực cho để bạn là một đứa con ngoan! Trong mối quan hệ mới mẻ với Đức Chúa Trời này, cha mẹ có thể tìm thấy tình yêu, sự an ninh và sự tự tin mà chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể ban cho chúng ta. Nó bắt đầu khi chúng ta tin Chúa Giê-xu là Đấng cứu chúng ra ra khỏi hình phạt đời đời của tội lỗi. Nó tiếp diễn khi chúng ta nương cậy nơi Chúa để có sự khôn ngoan và khả năng để nuôi dạy chúng. Đây là cách duy nhất để chúng ta có thể làm cha mẹ tốt. Khi chúng ta tin cậy nơi Chúa và sống với địa vị làm con Ngài, Ngài sẽ xây dựng trong chúng ta một nhân cách, nhân cách đó chính là bí quyết để làm cha mẹ tốt.


NHÖÕNG TAÄP SAÙCH ÑAÕ XUAÁT BAÛN Töïa Saùch Nguoàn Nuoâi Döôõng Taâm Linh Food For The Soul Lôøi Soáng Haèng Ngaøy (3 thaùng/kyø) Our Daily Bread (Quarterly) Nguyeân Taéc Xaây Döïng Hoân Nhaân Beàn Vöõng Building Blocks To A Strong Marriage Gioâ-seùp: Chieán Thaéng Thöû Thaùch Trong Cuoäc Soáng Joseph: Overcoming Life’s Challenges Ma-ri & Gioâ-seùp: Suy Gaãm Veà Ñieàu Kyø Dieäu cuûa Leã Giaùng Sinh Mary & Joseph: Reflecting On The Wonder of Christmas Giöõ Giôø Heïn Vôùi Chuùa Keeping Our Appointment With God Taïi Sao Chuùa Cöùu Theá Phaûi Cheát? Why Did Christ Have To Die? Ña-ni-eân: Ñôøi Soáng Thuoäc Linh Trong Neàn Vaên Hoùa Theá Tuïc (Môùi) Daniel: Spiritual Living In A Secular Culture Laøm Sao Cha Meï Tìm Ñöôïc Söï Bình An? (Môùi) How Can A Parent Find Peace of Mind? Nuoâi Döôõng Söï Thoûa Loøng (Saép Xuaát Baûn) Cultivating The Heart of Contentment


LAØM SAO CHA MEÏ TÌM ÑÖÔÏC SÖÏ BÌNH AN? ( Khaùm Phaù Caùc Chuû Ñeà) Dòch töø cuoán

How Can A Parent Can Find Peace Of Mind? (Discovery Series) Taùc gia & Dòch giaû: RBC Ministries NHAØ XUAÁT BAÛN TOÂN GIAÙO Yeân Hoøa—Caàu Giaáy—Haø Noäi Chòu traùch nhieäm xuaát baûn: Bieân taäp: Trình baøy & Söûa Baûn In:

Nguyeãn Coâng Oaùnh Vuõ Vaên Hieáu Traàn Thò Xuaân Thuûy

Ñoái taùc lieân keát: Muïc sö Nguyeãn Ngoïc Thuaän UÛy ban Cô Ñoác Giaùo duïc HTTL Vieät Nam (MN) Lieân heä: UBCÑGD/ HTTL Vieät Nam (MN) 155 Traàn Höng Ñaïo, Q.1 NTÑ. Traàn Thò Xuaân Thuûy (0903 012 234—Email: thuy_tran@rbc.org) hoaëc Email: uybancdgd@gmail.com In 2.000 baûn, khoå 10x15 (cm) Taïi Cty TNHH DV-TM-SX-In Thieân Ngoân Soá xuaát baûn: 1352 - 2011/CXB/24-226/TG ngaøy 22/12/2011 In xong vaø noäp löu chieåu quyù I/2012


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.