Cẩm nang chăm sóc trẻ nhỏ

Page 1

Cẩm nang

chăm sóc trẻ nhỏ

fb.com/mekhoebecuoi

dautramnguyenchat.com


LỜI NÓI ĐẦU Lorem ipsum dolor sit amet, eu usu quando voluptaria, euismod ancillae ius in. Te vidit affert recusabo mei. Mundi pericula maiestatis per eu, cu salutandi laboramus est, at blandit interesset usu. Ex mei oporteat complectitur. Viris constituam an eam. Purto modus suscipiantur mei ut, cu omnium eligendi quo. Nec ex brute civibus iracundia, sea an hinc soluta omittantur. Doctus aperiam labores eu pri, vis in novum incorrupte. Tibique appellantur sea te, eu vix veritus explicari voluptatibus, eum ei legere concludaturque. Imperdiet consequuntur eum ad, sea et ludus vocent. Id diceret oportere eos.


Phần 1

GIAI ĐOẠN LỌT LÒNG


NÊN BỔ SUNG SỮA NO Sữa non cực kỳ tốt cho trẻ sơ sinh. Sữa non có hàm lượng kháng thể cao, giúp con tránh bệnh tật, giúp kích thích tăng trưởng xương và khối cơ, chứa nhiều vitamin A phòng ngừa các bệnh về mắt, và hạn chế tình trạng vàng da ở trẻ... Sữa non đặc sánh, có màu vàng nhạt. Nếu mẹ sinh thường, sữa non tự nhiên của mẹ sẽ tiết ra trong vòng một đến 3 ngày đầu tiên sau khi sinh. Nếu mẹ sinh mổ, sữa non sẽ lâu về hơn. Vì thế, mẹ nên trữ sẵn khi đi sinh 1 hộp sữa non đề phòng mẹ nhé. Sản phẩm sữa non bán trên thị


ON CHO TRẺ SƠ SINH trường là sữa non của bò, với kháng thể chủ yếu là IgG. Chất lượng của sữa non phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm lấy sữa và cách chế biến và bảo quản. Người ta căn cứ vào chỉ số CBP (colostrums basic protein) là chỉ số protein trong sữa non chuẩn hóa để đánh giá chất lượng của loại sữa non đó. Lưu ý, sữa non bổ sung chỉ là thực phẩm bổ sung, nên nếu sữa mẹ lâu về, thì mẹ nên cho uống sữa non kết hợp sữa công thức, mới cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé yêu.



CHĂM CHÚT CHO GIẤC NGỦ CỦA BÉ CƯNG Trung bình, một đứa trẻ mới sinh có thể ngủ khoảng 16 tiếng mỗi ngày, thậm chí có thể nhiều hơn. Mỗi giấc ngủ của con có thể kéo dài từ 3 -4 giờ và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nếu con không chủ động thức giấc, mẹ nên đánh thức để cho bé bú mỗi 3-4 tiếng/ lần. Những bé bú mẹ sẽ mau đói hơn nên trong những tuần đầu sau sinh, mẹ nên đánh thức và cho con bú mỗi 2 tiếng/ lần. Thời gian đầu, hầu hết các bé sẽ gặp khó khăn đối với việc phân biệt ngày đêm và điều chỉnh nhịp sinh học của mình. Mẹ có thể giúp con bằng cách tránh những kích thích mạnh vào ban đêm khi cho bé bú hoặc thay tã. Ngoài ra, mẹ nên để đèn sáng nhẹ và tránh không chuyện trò, chơi đùa với bé vào ban đêm để bé hiểu đây là thời điểm thích hợp đi ngủ. Trường hợp bé hay vặn mình, trằn trọc, khóc đêm, là biểu hiện của việc thiếu canxi. Mẹ nên cho con uống thêm vitamin D và tích cực bổ sung canxi vào sữa mẹ hoặc bổ sung trực tiếp cho bé.


CẨN THẬN KHI TẮM CHO BÉ Nếu muốn, mẹ có thể tắm cho con mỗi ngày, nhưng không nên tắm quá nhiều lần mỗi ngày. Da bé còn khá mỏng manh, và việc tắm quá nhiều sẽ làm trôi lớp bảo vệ tự nhiên trên da của bé. Đồng thời, cũng làm mất độ ẩm trên da của con. Khi tắm cho bé, mẹ nên duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng 28-30 độ để tránh cho bé bị cảm lạnh. Ngoài ra, mẹ nên sử dụng loại sữa tắm dành riêng cho trẻ em để không làm kích ứng da của con. Đối với những bé chưa rụng rốn, mẹ nên lưu ý những điều sau khi tắm cho bé: – Nên sát trùng lại bằng cồn 90 độ sau khi rửa tay bằng nước và xà phòng. – Dùng bông gòn thấm nước lau rốn, sau đó thấm khô cuống rốn và chân rốn. – Sử dụng cồn 70 độ sát trùng vùng da quanh rốn. – Quấn tã dưới rốn, tránh để phân và nước tiểu bé làm ô nhiễm vùng rốn.



THƯỜNG XUYÊN MASS Massage cho trẻ sơ sinh là một sự tương tác tuyệt vời để tạo nên sợi dây tiếp xúc, gắn kết và phát triển mối quan hệ giữa cha mẹ và bé. Hoạt động này đã được chứng minh là rất có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ như: - Giúp bé thư giãn. - Giúp phát triển sự yên tâm và tin cậy của bé đối với cha mẹ. - Massage có thể cải thiện giấc ngủ của bé. - Giúp tăng cường hệ miễn dịch. - Cải thiện lưu thông máu và tình trạng da. - Hỗ trợ tiêu hóa. - Giảm thiểu các triệu chứng như đau bụng và trào ngược. Khi massage cho bé cần:


SAGE CHO TRẺ SƠ SINH - Đảm bảo nhiệt đồ phòng đủ ấm cho bé - Chỉ tiến hành massage nếu bạn cảm thấy thoải mái và em bé nằm yên tĩnh, vui vẻ (trừ trường hợp massage gíup bé giảm đau) - Bắt đầu ở chân và di chuyển nhẹ nhàng lên trên khắp cơ thể - Thao tác nhẹ nhàng, dứt khoát và mềm mại - Không ấn mạnh lên vùng bụng và ngực bé - Khi xoa bóp để giảm đau bụng cho bé, hãy massage bằng các chuyển động vòng tròn bắt đầu từ phía bên tay phải gần bụng của bé - Sử dụng các loại dầu massage như chicco, gohnson, pureen, dầu dừa. Đây là nhữngloại dẩu massage rất có lợi cho da của bé.


Phần 2

CHĂM SÓC TRẺ THỜI KỲ MỌC RĂNG


Em bé 6 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng sữa. Chiếc đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới. Thời kỳ mọc răng của bé bắt đầu trong khoảng từ 5 đến 8 tháng tuổi. Không có mốc chuẩn cụ thể nào cho việc thời gian mọc răng của các bé, Việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng là điều bình thường. Thậm chí, có trẻ sinh ra đã có sẵn 1-2 chiếc răng rồi gọi là răng sơ sinh. Giới hạn của tuổi mọc răng đầu tiên là từ lúc sinh tới 1 tuổi. Hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên, sau đó các răng khác sẽ tuần tự

mọc. Hai răng hàm thứ hai của hàm trên sẽ là những răng mọc cuối cùng. Răng thường mọc theo từng cặp. Ví dụ: răng nanh hàm dưới ở bên phải và bên trái sẽ mọc cùng lúc. Bộ răng sữa gồm có tất cả 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Nếu trẻ được 1 tuổi mà chưa thấy răng nào mọc thì phải coi là bất thường do thiếu dinh dưỡng, còi xương, Mẹ cần cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.



Khi trẻ mọc răng, Có thể làm dịu cho trẻ tạm thời bằng cách cho một vật nhẹ, mềm để trẻ cắn lên (như vòng mọc răng, ngậm núm vú giả bằng cao su). Nếu cảm thấy các bé đau dữ dội có thể đến tư vấn khám bác sĩ chuyên khoa Răng - Hàm – Mặt các bệnh viện Nhi. Nếu trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sốt tới 38,50C trở lên và đau nhiều, có thể dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lượng 10-15 mg/kg cân nặng, cứ 4-6 giờ cho uống một lần. Không được để trẻ sốt quá cao. Nếu trẻ sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.


Chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Điều này đặc biệt quan trọng vì tiêu chảy nhiều khiến trẻ dễ mất nước. Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày. Tính cách trẻ sẽ thay đổi hay quấy khóc, cáu gắt, không muốn chơi. Hãy kiên nhẫn dỗ dành trẻ, tạo môi trường vui thích cho trẻ với những đồ chơi mà trẻ thích. Sự quan tâm kịp thời của người lớn sẽ làm dịu nỗi đau của trẻ. Mọc răng không làm cho trẻ ốm, thường trẻ có thể nóng nhẹ hay đi tướt trong 1-2 ngày, nếu trẻ sốt cao, nôn ói hay tiêu chảy không bao giờ là do mọc răng cả, bạn cần đưa trẻ đi bác sĩ ngay để được khám bệnh. Hãy mang trẻ đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong nhiều ngày và trẻ có nguy cơ sụt cân.


Phần 3

CHĂM SÓc khi con bị ốm


CÁC BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản, là cơ quan đầu trên đường hô hấp tiếp xúc trực tiếp với không khí nên hầu như mọi điều kiện bất lợi của môi trường đều dẫn đến tình trạng viêm đường hô hấp trên. Ban đầu là cảm lạnh sau đó có thể là viêm mũi họng, viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa …. Các yếu tố dẫn đến viêm đường hô hấp trên: Bé dễ mắc bênh vào thời tiết giao mùa, trẻ tuổi càng nhỏ càng dễ mắc bệnh, trẻ non yếu, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ thiếu vitamin A, trẻ có suy giảm miễn dịch như: mắc bệnh HIV, điều trị corticoit kéo dài… Nhà ở chật hẹp, ẩm thấp, tiếp xúc với khói (bếp, thuốc lá, than tổ ong…), vệ sinh kém…



Khi trẻ có hiện tượng viêm đường hô hấp trên, mẹ nên: - Vệ sinh mũi, thông thoáng đường thở cho trẻ - Dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ bú đủ, tăng sức đề kháng - Tạo môi trường sống trong lành, sạch sẽ… - Sử dụng thuốc thảo dược giảm ho, giảm đờm, như prospan, zarbee, nếu cần thiết.


Trường hợp trẻ bị nặng kéo dài, và có triệu chứng không uống hoặc bỏ bú sữa, trẻ khó thở, thở nhanh hơn (trên 50 lần/1 phút), rút lõm lồng ngực…là những biểu hiện của viêm phổi một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp trên, trẻ sốt cao liên tục 3-5 ngày thì mẹ cần cho con đi khám ngay để uống thuốc theo sự chỉ định của bác sỹ. Sau đây, các mẹ cùng Kids Home tham khảo cách chăm sóc con khi con ốm nhé ạ.


Cách vệ sinh mũi cho bé Một trong những cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh tốt nhất là rửa bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi, giúp long đờm, loãng đờm khi mũi bị viêm nặng. Mẹ có thể yên tâm với phương pháp này, bởi nước muối sinh lý rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Khi vệ sinh mũi cho trẻ, mẹ nên thực hiện các bước như sau: -Giữ trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối vào sát vách lỗ mũi bé. -Ấn nhẹ lọ nước muối khoảng 2-3 giây. Mẹ có thể dùng dạng xịt hoặc dạng nhỏ. -Lặp lại với bên lỗ mũi còn lại. Lấy khăn xô mềm thấm lau nước muối và dịch mũi chảy ra. -Nếu dịch mũi bé đặc sệt, mẹ có thể thực hiện thao tác hút mũi. Đợi khoảng 2-3 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi. Mẹ lưu ý, không nên dùng miệng hút mũi trực tiếp cho con, vì trong miệng rất nhiều vi khuẩn có thể lây lan sang cơ thể non nớt của bé.




KHI CON SỐT DO VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN Nếu trẻ sốt từ 37,5 đến dưới 38,5o C: Cho trẻ nằm phòng thoáng mát, mặc áo quần mỏng, không bó sát. Cho trẻ uống nhiều nước, uống thêm trà hoa quả, nước điện giải, lau mát cho trẻ bằng nước ấm (37oC) dùng khăn sạch, mềm lau ở trán, nách bẹn. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Theo dõi nhiệt độ 30 phút 1 lần Nếu trẻ sốt từ 38,5 o C trở lên: Tiếp tục dùng nước ấm 37 o C lau cho trẻ. Cho trẻ dùng paracetamol (efferagan) loại uống hoặc viên đặt hậu môn với liều 10-15mg/kg/lần có thể lặp lại sau 4-6h nếu nhiệt độ vẫn trên 38,5 o C. Nếu dùng thuốc hạ sốt mà trẻ vẫn sốt cao có thể cho trẻ tắm nước ấm (làm ướt đầu) để hạ nhiệt độ nhanh tránh co giật. Kiểm tra nhiệt độ cho trẻ thường xuyên (30 phút – 1 giờ/lần)


KHI CON BỊ HO Mẹ có thể cho trẻ dùng một số thuốc giảm ho an toàn như Prospan, zarbee, muhi, hoặc dùng các bài thuốc tự nhiên như mật ong, nước quất hấp đường kính, húng chanh hấp với mật ong/ đường phèn, lá hẹ hấp với đường phèn...




CON THƯỜNG XUYÊN NÔN DO ĐỜM NHIỀU, MŨI ĐẶC Trong quá trình chăm sóc trẻ trẻ nếu thấy trẻ nôn nhiều hơn các mẹ cần báo cho bác sĩ hoặc cho trẻ đến khám ngay. Khi trẻ nôn cần cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên, làm sạch chất nôn ở miệng, họng, mũi trẻ, lau khô chất nôn trên người trẻ bằng khăn mềm và nước ấm, thay quần áo cho trẻ. Cho trẻ bú/ uống nước nhiều hơn. Nếu trẻ nôn nhiều các mẹ không nên tự cho trẻ uống thuốc chống nôn nếu chưa có chỉ định của bác sỹ. Nếu trẻ nôn kèm theo các dấu hiệu mất nước như: mắt trũng, da nhăn nheo… trẻ li bì hơn cần cho trẻ đến khám ngay


CÁC BỆNH VỀ ĐƯỜNG TIÊU HÓA Trẻ nhỏ dễ mắc phải những căn bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có một số bệnh thường gặp dưới đây, do các chuyên gia Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) tư vấn kèm theo những khuyến cáo về phòng ngừa.



TÁO BÓN Do hệ thống tiêu hóa còn non trẻ lại đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nên trẻ dễ mắc bệnh táo bón. Bệnh táo bón trẻ em là căn bệnh rối loạn tiêu hóa, làm cho các bậc cha mẹ lo lắng. Trẻ bị táo bón thường có dấu hiệu khó đại tiện, đau khi đi đại tiện, chất thải cứng và khô. Nguyên nhân gây táo bón là do thiếu chất xơ trong chế độ dinh dưỡng, do tác dụng phụ của các loại thuốc chữa bệnh, do viêm nhiễm, do thiếu nước... Ngoài ra còn do yếu tố thần kinh. Ví dụ rối loạn cảm xúc, sợ sệt, stress cao cũng là nguyên nhân dễ gây bệnh.


Khi bé bị táo bón, Mẹ cần: - Cho trẻ bú đủ cữ, uống đủ nước nhất là những ngày nắng nóng. - Chọn sữa phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của bé. - Cho trẻ uống nhiều nước. - Bổ sung nhiều rau xanh và quả chín. - Xoa bụng: bạn hãy tập xoa bụng cho bé, xoa dọc theo khung đại tràng và theo chiều kim đồng hồ, việc xoa bụng cho bé có tác dụng hỗ trợ làm tăng nhu động ruột, tránh táo bón. - Giúp trẻ vận động bằng cách chơi đùa với trẻ, đẩy 2 chân của bé như là bé đang đi xe đạp khoảng 5- 10 phút hàng ngày. - Tập cho trẻ đi ngoài đúng giờ, tạo cho bé phản xạ có điều kiện để hình thành thói quen đi ngoài, hằng ngày vào 1 giờ nhất định bạn nên giúp bé đi ngoài.


BỆNH TIÊU CHẢY


Trước tiên mẹ cần biết khi nào bé đi ngoài bình thường và khi nào bất thường. Bởi vì không phải lúc nào bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày là mẹ vội quy kết rằng đã bị tiêu chảy đâu mẹ nhé! Chẳng hạn, các bé dưới 3 tháng tuổi vẫn đi ngoài từ 2 đến 5 lần mỗi ngày. Đối với các bé trên 6 tháng việc đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày là hoàn toàn bình thường. Để dễ dàng nhận biết sớm tiêu chảy mẹ hãy để ý, đột nhiên bé đi ngoài nhiều hơn so với những ngày khác, phân lỏng hơn cho đến rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi, mùi tanh hoặc nhầy hơn. Trẻ bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân còn có thể lẫn cả máu. Kèm theo đó trẻ có biểu hiện khó chịu, hay quấy khóc, bú kém, có thể sốt hoặc không, nôn ói. Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều lý do, nhưng thường gặp nhất là do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng do vi-rút, vi trùng, hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy có thể do dị ứng với thức ăn, bất dung nạp thức ăn, chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi, nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm, sử dụng kháng sinh kéo dài ,vv...


Khi bé bị tiêu chảy, mẹ cần: - Cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lượng dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ bị hỏng. - Nên dùng sữa không có đường lactose theo khuyến cáo của bác sĩ. - Bổ sung ngay men vi sinh cho trẻ để cung cấp hệ vi khuẩn có lợi cho bé. Chế độ ăn khi trẻ bị tiêu chảy theo từng giai đoạn: - Bé dưới 6 tháng: Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần, không bắt mẹ kiêng khem. Nếu mẹ không có sữa: dùng các loại sữa không có đường lactose, hoặc các loại sữa đã lên men: sữa chua hoặc dùng sữa đậu tương (đậu nành). Sữa chua phải được làm từ loại sữa giành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. - Bé từ 6-12 tháng: Tiếp tục bú mẹ. Pha sữa động vật bằng nước cháo làm giảm 5% nồng độ đường lactose hoặc cho trẻ ăn sữa chua, sữa đậu tương.Đảm bảo thức ăn bổ sung: bột, cháo xay nấu với thịt, rau xanh. Khi chế biến đảm bảo độ nhớt giảm,. dễ tiêu hoá, cân đối. Cho ăn nhiều bữa trong ngày: ít nhất 6 bữa - Bé 1 tuổi trở lên: Bú mẹ hoặc ăn sữa động vật, sữa bột công thức như trên. Chế biến thức ăn dưới dạng cháo, súp từ gạo, khoai, rau, thịt, đậu đỗ. Đảm bảo 50% năng lượng từ các thức ăn sam còn 50% từ sữa hoặc sản phẩm sữa, đảm bảo năng lượng 110Kcal/kg/24h. Khi tiêu chảy khỏi được 1 tuần thì mới chuyển dần về chế độ ăn bình thường theo tuổi.




hội chứng nôn ói theo chu kỳ Hội chứng nôn ói theo chu kỳ ở trẻ em (CVS) là căn bệnh kỳ lạ mà đến nay khoa học vẫn chưa hiểu hết nguyên nhân. Nó được mô tả là nôn ói đột ngột kéo dài vài giờ cho đến vài ngày và sau đó lại tái phát. Đặc tính và thời gian của từng chu kỳ nôn ói này rất giống nhau. Tại Anh có một bé gái tên là Alisha Atkinson mắc phải hội chứng CVS rất nghiêm trọng từ năm lên 6 tuổi, mỗi ngày nôn ói đến vài chục lần. Do chưa tìm được nguyên nhân nên người ta mới chỉ kê đơn để kiểm soát việc nôn ói. Ngoài ra, bác sĩ khuyên những người mắc bệnh cần được nghỉ ngơi, ngủ đủ, ăn uống đủ chất và hạn chế gây căng thẳng.



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.