PNMissuu
PNMissuu
Tại Mỹ. Các tòa nhà cao tầng luôn không ngừng phát triển như một sự tranh đua
về độ cao. Seagram cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, trải qua hơn 6 thập kỷ, tòa nhà này vẫn luôn là một biểu tượng mở đầu cho xu hướng thiết kế nhà cao tầng theo chủ nghĩa kiến trúc quốc tế
PNMissuu
Vị trí: New York, Hoa Kỳ
Kiến trúc sư: Ludwig Mies van der Rohe + Philip Johnson
Kỹ sư: Severud Associates
Năm xây dựng: 1954-1958
Chiều cao: 157 m
Số tầng: 39 tầng
Diện tích: 78,876.0 m2
Phong cách: Quốc tế, Hiện đại
Hệ kết cấu: Bê tông + Thép
Hình thức: Văn phòng cho thuê
PNMissuu
Dưới sự bành trướng của phát xít Đức, Mies chuyển đến Mỹ cùng các tư tưởng thiết
kế vốn có khi còn là hiệu trường trường Bauhaus. Tòa nhà Seagrams là sư ra đời
biểu hiện rõ hình thức kiến trúc tối giản đặc trưng của Mies cũng như giúp đánh
dấu sự khởi đầu trong phong trào kiến trúc nhà cao tầng hiện đại tại Mỹ.
PNMissuu
Bắt nguồn từ 1958, hình thức mặt tiền của các tòa nhà hiện đại làm bằng kính, thép
lúc bấy giờ vẫn còn gặp phải nhiều thách thức từ trào lưu sử dụng vật liệu gạch, đá truyền thống trang trí vốn dĩ đã tồn tại qua bao thập kỷ
Một đặc điểm sáng tạo dễ thấy ở Seagram so với các công trình đương thời được thể hiện qua khoảng không gian mở phía trước tòa nhà.
Đi ngược lại với hình thức khuôn mẫu với một công trình lớn nằm sát đường. Tại đây, Mies chỉ sử dụng 40% diện tích đất để xây dựng bằng cách tạo ra một quảng
trường lớn ngay giữa công trình và đại lộ Park sầm uất. Lúc này, ông đẩy công
trình lui vào so với chỉ giới xây dựng thông thường 30m.
PNMissuu
Không gian mở tại Seagram vừa đóng vai trò là nơi kết nối con người, vừa là không gian tổ chức sự kiện và dẫn dắt người sử dụng đi từ ngoài vào công trình
Hình thức kiến trúc tòa nhà với tỉ lệ phân bố cân đối điển hình đi kèm các thức cột đều tắp là một sự ảnh hưởng từ niềm yêu thích kiến trúc Hy Lạp của Mies. Điều này thể hiện rõ ràng ở thước cột tiền sảnh tương tự các cột xẻ rãnh ở các công trình Hy Lạp cổ
PNMissuu
Ngoài ra, Mies nhận thức rõ quy mô của tòa Seagram lớn hơn so với các công trình xung quanh nên ông đã có chủ ý đặt lùi lại một cách khiêm tốn nhằm thể hiện sự tôn trọng trong thiết kế khi không phủ bóng công trình lên tòa nhà kiểu Ý tuyệt
đẹp đã có sẵn ở đối diện.
Loạt kính trong suốt trước tiền sảnh khiến sự kết nối giữa trong và ngoài dường như được xóa bỏ khi mọi thứ được hiện hữu rõ ràng thông qua lớp kính.
Tại thời điểm lúc bấy giờ, Seagram được xem là công trình xa hoa, đắt đỏ bậc nhất
New York thông qua việc sử dụng các loại vật liệu đắt tiền cho nội thất như: đá hoa cương, đồng và đá vôi
PNMissuu
Thông thường, trong các thiết kế của Mies, hình thức kết cấu được cố tình bộc lộ một cách triệt để ra ngoài. Tòa Seagram không là ngoại lệ. Tuy nhiên, theo luật xây dựng Mỹ, kết cấu thép cần phải bọc trong một lớp vật liệu chống cháy, từ đó hệ khung phi kết cấu thép I được cấy gián tiếp vào hệ cột chịu lực chính
bên trong nhằm đảm bảo kết cấu đi theo ý đồ thiết kế của Mies.
PNMissuu
Hệ khung I lúc này vừa đóng vai trò là cấu trúc định hình, giúp khung nhà được ổn định khi gặp gió lớn tại các tầng cao. Ngoài ra, hệ khung còn là hình thức trang trí vẻ ngoài công trình mà sau này chính nó đã trở thành một phong cách
thiết kế nổi tiếng khi công trình hoàn thành.