CHUYÊN ĐỀ | Suy nghĩ, giải pháp tôn tạo và bảo tồn kiến trúc cảnh quan độ thị Huế

Page 1

PNMissuu

PNMissuu

2 ....................................................................................................3 4 4 5 ..................................................................................................... 6 6 6 ..................................................................................................................... 7 PNMissuu

Trải qua bao thời kỳ thăng trầm với các giai cấp hệ thống chính trị khác nhau. Lịch sử đã tạo nên Huế một vẻ đẹp không nơi nào có được và hiện hữu nên là không gian đô thị di sản với các cảnh quan thiên nhiên hữu tình cùng những di tích có bề dày lịch sử, văn hóa.

Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện đại ngày nay. Quy mô đô thị Huế vẫn còn hạn chế so với tốc độ phát triển của các đô thị khác trong nước. Cũng

bởi mật độ dân số tại Huế khá cao (6.325người/km2 (2019), quy định 2.000 người/km2) trong khi hạ tầng xã hội khu vực trung tâm đang quá tải, còn hạ

tầng kỹ thuật chung trong thành phố thì chưa đáp ứng nhu cầu phát triển

dành cho một đô thị hiện đại. Do đó, cần phải xem xét và tính đến việc mở rộng đô thị Phải hiểu việc mở rộng đô thị là điều cần thiết theo quy luật phát triển tự nhiên nên vấn đề đáng bàn luận thực sự nằm ở chỗ làm thế nào để sự phát triển này bền vững mà không phá vỡ nét đặc trưng vốn có ở mỗi đô thị khác nhau bởi lẽ tập tính sinh sống của con người và văn hóa là điều độc đáo không nơi nào giống nơi nào. Mà ở Huế, tư tưởng trở vê cội nguồn, sống chan hòa với thiên nhiên là điều luôn được con người Huế đặt lên hàng đầu.

PNMissuu

Từ yêu cầu phát triển cấp thiết của hệ thống đô thị Việt Nam ngày nay, việc mở rộng không gian đô thị Huế thể hiện rõ rệt cho sự phát triển của Thừa Thiên Huế trong xu thế hội nhập và phát triển. Với các di tích lịch sử ở hầu hết mọi nơi trong đô thị, việc bảo tồn, tôn tại các công trình kiến trúc truyền thống là điều quan trọng. Nhưng làm sao để đô thị Huế hội nhập kịp lúc với tốc độ phát triển hiện đại để tiến lên đô thị trực thuộc trung ương nhưng đồng thời vẫn lưu giữ đầy đủ các giá trị di sản, văn hóa lâu đời. Vì vậy, trong chuyên đề này, những đề xuất giải pháp về ý tưởng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan được sinh viên đề xuất nhằm giải quyết các vấn đề đang còn trôi nổi làm hạn chế sự thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như trong nâng cao bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị

3

Thiên nhiên đã rất ưu ái vùng đất Huế với địa thế núi, sông, biển, cát, đầm phá... vô cùng đa dạng. Vì thế không gian đô thị Huế cần hướng

đến sự phát triển về mặt cảnh quan đồng thời mở rộng về hướng hướng

đông - tây và bắc - nam theo trục cảnh quan chính dọc theo hai bờ sông Hương. Bờ Bắc và bờ Nam, mặc dù xuất hiện cùng lúc trên địa bàn nhưng phương hướng và tốc độ phát triễn có sự khác biệt rõ rệt. Xuất phát từ điều này, chuyên đề mong muốn đưa ra các phân tích kèm giải pháp tương thích ở mỗi bờ sao cho phù hợp với lịch sử phát triển đô thị ở mỗi nơi cũng như lối sống, văn hóa và tầm nhìn phát triển cho tương lai đô thị mới.

Khu vực phía Bắc trong lịch sử là nơi dành cho vua chúa ngự tại với Kinh thành Huế rộng hơn 10 km2, trong đó còn có 4 phường nội thành, 10 phường ngoại thành. Ngoài ra, ở đây còn trải qua bao biến cố thăng trầm ảnh hưởng từ các cuộc chiến tranh chống Mỹ - Pháp trong quá khứ đã làm cho vùng đất này tỏa sáng với ưu thế về bề dày truyền thống lịch sử cũng như các giá trị tâm linh mà quá khứ để lại. Do vậy, chính quyền cũng như con người Huế vẫn giữ nguyên vẹn cơ sở hạ tầng hàng chục năm qua ở đây với một sự tôn trọng dành cho một giá trị lịch sử lớn lao như thế này. Tuy nhiên, việc đặt nặng vấn đề truyền thống ở phía Bắc làm dấy lên các tranh cãi xoay quanh việc làm sao để phát triển đô thị mới, hiện đại, đi cùng là các tòa nhà cao tầng nhưng vẫn không phá vỡ tổng thể đặc trưng của hệ thóng di tích, cảnh quan tại nơi này. Điều này là vô cùng khó bởi khi kết hợp cái hiện đại và truyền thống, nếu không tinh tế có thể biến cả đô thị phía Bắc trở thành một mớ hỗn tạp bị lẫn lộn giữa cái cũ hòa tan với cái mới. Đây là một sự phá

cách nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tổng thể truyền thống đặc trưng của Kinh thành Huế một cách không cần thiết mà nếu không thành công có thể

PNMissuu

sẽ tốn thêm nhiều chi phí để thay đổi đề án quy hoạch nhiều lần, đồng thời làm phức tạp hóa hệ thống cảnh quan vốn là hình ảnh đặc trưng khi đi trên các con đường ở bờ Bắc Từ đó, khu vực bờ Băc nên cần phát triển theo hướng đô thị cổ được bảo tồn và trùng tu hằng năm đi kèm củng cố du lịch ở các địa điểm đã có bề dày lịch sử như Kinh thành Huế, trường Quốc Học Huế, chùa Thiên Mụ

4

Những con đường rợp bóng cây xanh vắng người qua là hình ảnh yên bình đặc trưng của bờ bắc Huế

Song song việc gìn giữ truyền thống đô thị trong Kinh thành Huế cũng cần mở rộng tuyến đường bắc qua sông Hương (qua cầu Nguyễn Hoàng và đường Nguyễn Hoàng) để kết nối ra phía bắc (thị xã Hương Trà).

Dọc theo tuyến đường này có thể mở rộng quy hoạch xây dựng các khu đô thị phía Bắc ngoài Kinh thành tại phường An Hòa và phường Hương Sơ. Bởi hai khu vực này có khoảng cách tương đối không gây ảnh hướng đến tổng thể Kinh thành Huế cũng như đã được đô thị hóa với sự sinh sống của người dân nhưng vẫn còn thưa thớt, cơ sở hạ tầng cũng chưa hoàn thiện nên phù hợp để phát triển thành các đô thị mở rộng mới mang tính chuyển tiếp đóng vai trò là trung tâm hành chính, công cộng, dịch vụ thương mại tại khu vực bờ Bắc thành phố Huế Cùng lúc phát triển các khu nhà ở mới phục vụ cho

PNMissuu

dân tái định cư từ Kinh thành Huế ra ngoài giúp giãn dân số tại các các khu vực khác trong thành phố Huế Ngoài ra, tại hai vùng đô thị chính cũng cần được lưu tâm để phát triển thành khu vực tiểu thủ công nghiệp chủ đạo tại phía Bắc thành phố

Huế dọc theo đường Nguyễn Văn Linh đến đường Tản Đà nối dài, cùng lúc biến trục đường này thành cửa ngõ Bắc – Nam được kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp với hệ thống các trục giao thông chính của thành phố, lấy hệ thống

cảnh quan cây xanh đa dạng làm điểm nhấn chính cho toàn bộ khu vực phía Bắc thành phố Huế Dọc tuyến đường này ưu tiên bố trí các công trình

thương mại dịch vụ, trụ sở cơ quan hành chính nhiều tầng.

5

Bên cạnh đó cần lưu ý đến các khu nhà ở do dân tự xây mà không theo quy hoạch của thành phố nằm rải rác ở mọi nơi trong đô thị. Những khu vực này cần phải được sửa đổi, nâng cấp cải tạo kết hợp gắn liền với sự phát triển của khu ở mới kèm các công trình công cộng nhằm phục vụ cho việc tái định cư của người dân tại các khu đô thị hiện đại mở rộng cũng như chỉnh trang lại hình ảnh đô thị

Khu vực bờ Nam tuy có sự phát triển về cơ sở hạ tầng và giao thông phát triển hiện đại vượt bậc bờ Bắc nhưng nếu so với các đô thị khác trong cả nước thì vẫn còn chậm chạp do mật độ dân số cao mà đất ở thì thiếu. Vì

vậy việc mở rộng thêm các khu quy ở mới với cơ cấu hiện đại, tân tiến là điều cấp bách để giải quyết chuyện “đất chật, người đông”

Theo quyết định do chính phủ ban hành năm 2014 về việc phát triển đô thị Huế. Đô thị trung tâm Huế sẽ được mở rộng và hoàn thiện cơ cấu gấp 5 lần hiện nay. Trong đó, khu vực thành phố Huế hiện nay và khu đô thị mới

An Vân Dương thuộc xã Phú Thượng (huyện Phú Vang), xã Thủy Vân, phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy) và phường An Đông (Huế). Đây sẽ là đô thị trung tâm với tổng diện tích khoảng 8.200 ha Thành phố mới mở rộng sẽ có đủ các yếu tố thiên thời địa lợi đạ dạng với rừng, biển, đầm phá, có phi trường, bến cảng.... Đi kèm việc mở rộng đô thị, nhiều tuyến đường

lớn cũng được nâng cấp mở rộng như Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt.

Đây là một tín hiệu đáng mừng, bởi lẽ ở Huế vẫn chưa được triển khai xây dựng một cách đồng bộ để nâng tầm thành một trung tâm lớn trong cả

nước, bởi lẽ Huế vẫn chưa đủ đặc sắc trong mọi mặt bên cạnh văn hóa, du lịch, y tế còn phải chú trọng chuyên sâu về cả lĩnh vực khoa học – công nghệ, giáo dục, đào tạo đa ngành.

Hiện nay, việc mở rộng đất ở tại vùng phát triển đô thị trung tâm nổi

lên rất nhiều các dự án đầu tư có giá trị bất động sản lớn như resort, biệt thự, nhà liền kề mặc dù đã bán hết đất khá lâu song dân cư vào ở còn thưa thớt,

việc làm nhà chỉ lác đác dẫn đến một số khu hạ tầng còn ngổn ngang, tương tự là những dự án hành chính nằm tại ngã sáu Hùng Vương - vị trí đắc địa

6
PNMissuu

của trung tâm thành phố đến bây giờ vẫn chưa được tiến hành thi công trong khi đã được che chắn bằng hàng rào tôn.

Sự cần thiết của các dự án này là điều không ai có thể phủ nhận. Song

việc mở rộng và quy hoạch ồ ạt các dự án mà không kịp làm xong để đưa vào sử dụng làm cho lòng đường, lề đường cùng các công trình kỹ thuật liên

quan sau một thời gian treo dự án dẫn đến bị hư hỏng, nhà cửa dọc theo dự

án chưa hoàn thiện trở nên ngổn ngang, bám bụi khiến cho cảnh quan xung

quanh nói riêng bị phá hỏng cũng như cản trở sự phát triển của đô thị trong tương lai nói chung. Tóm lại, nếu quy hoạch không đủ tốt sẽ dễ dàng xuất

hiện các dự án treo làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và việc phát triển kinh tế trong quy hoạch mở rộng đô thị

Chung quy điều này cũng nằm ở sự chú tâm lỏng lẻo của đội ngũ quản

lý xây dựng chưa thực sự kiểm soát và phân chia giai đoạn làm việc rõ ràng cho các dự án. Bởi việc nâng cấp thành phố không chỉ nằm ở các chủ trương quy định trên giấy tờ mà còn nằm ở việc hành động nhanh, gọn trong công tác xây dựng của những người trong cuộc bao gồm cả chủ đầu tư của dự án cũng như các đơn vị tư vấn thiết kế, thi công.

PNMissuu

Huế đã và đang sẽ là một thành phố với bề dày truyền thống về kiến trúc cảnh quan tự nhiên lẫn các công trình kiến trúc tinh thần vốn hiện hữu từ bấy lâu nay trong mắt dân Huế lẫn người ngoài. Với lối sống hướng nội, trầm lặng và ngại va chạm của con người Huế là nét đặc trưng tạo nên bản chất rất “mệ” của Huế Vậy nên sẽ không công bằng nếu chúng ta cố gắng áp đặt Huế trở thành một điều gì đó quá to tát ngay lập tức mà bẵng quên đi việc phải làm mọi thứ thật chậm mà chắc nhưng vẫn không gượng ép. Mọi thứ cần phải có thời gian để từng bước thay đổi nhưng các thay đổi phải thật chắc chắn, tinh tế trong thời buổi phát triển theo hướng xây dựng hàng loạt, loay hoay tìm kiếm vị thế mà thiếu đi mất tính bản địa độc đáo và đặc trưng ở mỗi nơi.

7

Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.