4 minute read

3.3.4. Phòng câu lạc bộ

54

sự chú ý, nhưng vẫn phải đảm bảo an ninh, kiểm soát giao thông để người lạ không tiếp cận được không gian nội bộ. - Không gian đối nội gồm những tiện ích chỉ phục vụ cư dân trong chung cư, kiểm soát chặt chẽ việc ra vào để đảm bảo an ninh và an toàn sử dụng, là những không gian chuyển tiếp giữa không gian công cộng và không gian riêng tư, nên phải dễ tiếp cận từ khối căn hộ phía trên nhưng cách ly với khu vực bên ngoài công trình, đặc biệt là đường giao thông cơ giới. Khu vực nội bộ bao gồm: phòng sinh hoạt cộng đồng, thư viện cộng đồng, phòng câu lạc bộ, phòng tập thể hình, sân thể thao, hồ bơi, công viên nội khu.

Advertisement

Hình 3.1. Mặt bằng trệt tổng thể chung cư Happy One Central, Bình Dương. (Nguồn: https://canhobinhduong.com.vn)

55

3.3. Định hướng thiết kế, dây chuyền sử dụng và phân khu chức năng 3.3.1. Sảnh và không gian tiếp khách

- Sảnh chính là không gian trung gian giữa các hạng mục đối nội và đối ngoại, là đầu mối giao thông trong công trình. Do đó, việc kiểm soát ra vào khu vực sảnh ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của tòa nhà. - Không gian sảnh bao gồm các chức năng chính: quầy lễ tân, thông tin; khu vực ngồi chờ, tiếp khách; khu vực hòm thư, thường bố trí phía sau quầy lễ tân để dễ kiểm soát; khu vực sảnh chờ thang, nút giao thông của tòa nhà, có cửa ra vào có lắp đặt hệ thống an ninh; khu vực nhà vệ sinh công cộng. - Sảnh căn hộ có chiều cao phù hợp, rộng vừa phải tạo cảm giác thân thiện, gần gũi, ấm cúng, không gây choáng ngợp, nhưng đủ sang trọng, phù hợp với tiêu chuẩn và chất lượng của chung cư. - Nội thất hiện đại, sang trọng, gam màu trung tính, ấm áp, tạo thiện cảm nhưng cần có điểm nhấn, gây ấn tượng, hấp dẫn, đặc biệt là quầy lễ tân, có tên dự án, bảng chỉ dẫn dễ nhận thấy. - Vật liệu sử dụng cho thiết kế không gian sảnh đa dạng, hiện đại, sang trọng, có thể là: đá marble, đá granite, gỗ bóng, kim loại bóng, gạch men,… Đèn trần có thể đơn giản, nhưng cần điểm nhấn, sử dụng đẻn treo ở những khu vực chính như quầy lễ tân, khu vực ngồi chờ, tiếp khách.

3.3.2. Phòng sinh hoạt cộng đồng

- Bố trí nội bộ, riêng tư, trong các tầng 3, 4, tiếp cận phải thông qua sảnh căn hộ, kiểm soát ra vào bằng hệ thống an ninh (quét vân tay, thẻ id, nhận diện khuôn mặt,…), gần với nút giao thông của chung cư, dễ dàng tiếp cận từ mọi đơn nguyên. - Thiết kế không gian đa năng, linh hoạt, kết hợp với một số tiện ích khác như thư viện, khu co-working, phòng câu lạc bộ, khu hội nghị cư dân, tạo thành chuỗi tiện ích cộng đồng đáp ứng nhu cầu giao lưu, gặp gỡ của cư dân. - Không gian mở, sử dụng hệ thống vách ngăn di động để linh hoạt hóa công năng, đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng và quy mô tùy theo sự kiện.

56

- Số lượng trang thiết bị đảm bảo nhu cầu sử dụng, nội thất không cần quá cầu kỳ nhưng thân thiện, hiện đại, màu sắc trung tính, dịu mắt, hạn chế sử dụng gam màu tươi, chỉ dùng làm điểm nhấn cho không gian. Nội thất cần có gồm: bộ ghế sofa, ghế sofa đơn, bàn café, ghế lười, đệm ngồi, bàn làm việc chung, kệ sách, kệ trang trí, chậu cây nhỏ; thiết kế đơn giản, được bo góc, đảm bảo an toàn sử dụng. - Chiếu sáng tự nhiên kết hợp với chiếu sáng nhân tạo, sử dụng vách kính tạo sự hiện đại nhưng có giải pháp bao che để hạn chế nắng gắt, ưu tiên vị trí có view nhìn đẹp, tạo sự thoải mái và thư giãn cho người sử dụng.

Hình 3.2. Mặt bằng bố trí nội thất không gian sinh hoạt cộng đồng tại chung cư C51 Bộ Công An, Tây Hồ, Hà Nội. (Nguồn: https://trinitydecor.vn)

3.3.3. Thư viện cộng đồng

- Tích hợp trong không gian sinh hoạt cộng đồng hoặc bố trí riêng lẻ để đảm bảo bán kính phục vụ cho toàn công trình nhưng vẫn đủ riêng tư và nội bộ, ưu tiên những vị trí có hướng nắng tốt, cảnh quan đẹp, yên tĩnh. - Phân khu đọc rõ ràng theo mức độ riêng tư, yếu tố động – tĩnh, hạn chế sự ảnh hưởng của tiếng ồn: khu đọc trẻ em, khu đọc nhóm, gia đình, khu đọc thư giãn, khu đọc tài liệu, nghiên cứu, khu đọc người lớn tuổi. Bố trí các khu đọc cần cân nhắc đến

This article is from: