4 minute read

3.3.3. Thư viện cộng đồng

52

nhiều đối tượng khác ngoài cư dân chung cư. Tiếp theo tầng 3 và 4 là các không gian tiện ích phục vụ cư dân của tòa nhà. Vì là không gian chuyển tiếp giữa tầng thấp phục vụ nhiều đối tượng và khu vực căn hộ, các loại hình dịch vụ ở đây có tính nội bộ và riêng tư hơn. Đó có thể là phòng sinh hoạt cộng đồng, nhà trẻ, phòng tập thể dục, phòng câu lạc bộ, thư viện cộng đồng, các không gian giao lưu gặp gỡ. Dù vậy, điều cần thiết là bán kính phục vụ của các không gian tiện ích này đều phải được đảm bảo thuận tiện cho toàn khu vực, đặc biệt ở những chung cư gồm nhiều đơn nguyên, việc bố trí các không gian cần được trải đều một cách hợp lý.

Advertisement

3.2. Một số định hướng thiết kế không gian dịch vụ tiện ích cộng đồng trong chung cư 3.2.1. Bố trí mặt bằng và tổ chức không gian

- Bố trí tách biệt không gian công cộng và không gian riêng tư là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức không gian. Tránh việc tiếp cận trực tiếp giữa các căn hộ (cửa chính, cửa sổ, ban công… ) với các không gian tiện ích công cộng. - Bố trí tách biệt sảnh chính vào nhà và lối vào của các chức năng khác, nếu là các chung cư phức hợp thì chủ đầu tư bắt buộc phải tổ chức những lối tiếp cận –sảnh riêng cho từng hoạt động, đặc biệt phải tách rời các tầng ở và các tầng thương mại – dịch vụ. - Các không gian tiện ích công cộng trong nhà và ngoài trời cần tổ chức ở các khu vực dễ dàng tiếp cận: tầng trệt, hoặc các khu nhà tầng thấp, bố trí kết nối trực tiếp với sảnh chính, không gian ngoài trời, không bố trí xen kẽ các khu vực căn hộ giữa khu vực không gian công cộng. - Phân khu chức năng có tính chất đối nội và đối ngoại rõ ràng, giao thông rành mạnh, dễ kiểm soát người sử dụng. - Việc bố trí các không gian sử dụng chung như cầu thang, hành lang, bãi đậu xe, bên cạnh việc đáp ứng đủ các diện tích theo quy chuẩn – tiêu chuẩn còn cần quan tâm hơn đến việc tăng cường ý thức và văn hoá ứng xử của cư dân. Các không gian cầu thang và hành lang cần tổ chức tiếp cận trực tiếp, kết nối với sảnh chính và cửa

53

vào căn hộ, tránh những hành lang dài, ngoằn ngoèo, tạo ra những góc không gian khuất.

3.2.2. Các tiện ích và trang thiết bị

- Các tiện ích và trang thiết bị có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của cư dân chung cư, nhưng cũng có ý nghĩa trong việc định hướng sử dụng và tăng cường ý thức cộng đồng của người dân. Các chi tiết như ghế ngồi, ghế ngoài trời, khu vực rửa tay, bếp nướng thức ăn ngoài trời, lối đi cho người tàn tật… đều cần lựa chọn thiết bị và vật liệu phù hợp; - Khu vực sân chơi hoặc phòng chơi trẻ em cần bố trí vị trí ngồi cho bố mẹ, trong khu vực này cần bố trí thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ em; - Các chi tiết nhỏ trong thiết kế cần quan tâm như: vị trí đặt thảm thấm nước từ khu vực hồ bơi ra sảnh chung; khu vực chống trượt… - Các phòng sinh hoạt chung nếu có điều kiện nên lắp đặt thiết bị cảm ứng điện để có thể ngắt nguồn khi người sử dụng rời khỏi phòng. - Các khu vực phòng rác, phòng kỹ thuật, cầu thang thoát hiểm, bãi đậu xe cần bố trí hệ thống giám sát an ninh – an toàn. - Các nội quy và hướng dẫn sử dụng các khu vực tiện ích công cộng luôn được giới thiệu và đặt tại các vị trí công cộng: bản chỉ dẫn, nội quy, bảng hướng dẫn sử dụng…

3.2.3. Quy hoạch tổng mặt bằng

- Phân khu chức năng theo nhóm đối nội – đối ngoại, động – tĩnh, giao thông rõ ràng, rành mạch, không chồng chéo, dễ kiểm soát đối tượng tiếp cận và sử dụng. - Không gian mang tính đối ngoại là những không gian có tính chất mở, công cộng, có sự giao tiếp với môi trường bên ngoài công trình, đối tượng sử dụng bao gồm cư dân chung cư lẫn khách vãng lai, gồm những chức năng: sảnh tiếp khách, phòng tập thể hình thu phí, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, shophouse. Những không gian này cần được bố trí gần đường giao thông, lối ra vào chính của công trình, hướng về khu dân cư hoặc khu vực có lượng người qua lại đông đúc, dễ nhận thấy, thu hút

This article is from: