TROPICAL WALKING STREET CẢI TẠO KHÔNG GIAN PHỐ ĐI BỘ NGUYỄN HUỆ THÍCH ỨNG VỚI KHÍ HẬU THỜI TIẾT NHIỆT ĐỚI TẠI TP.HCM MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................5 DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................6 DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................11 I. PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................14 I.1. Tính cấp thiết của đề tài. ..................................................................................14 I.2. Xác định vấn đề nghiên cứu. ............................................................................15 I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ...................................................................15 I.3.1. Đối tượng nghiên cứu: ..................................................................................15 I.3.2 Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................15 I.4. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu. .......................................................................15 I.5. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................................16 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................16 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ ĐI BỘ TẠI TP.HCM DƯỚI KHÍ HẬU THỜI TIẾT NHIỆT ĐỚI. ...........................................16 1.1. Khái niệm “Phố đi bộ”. ....................................................................................16 1.1.1. Không gian công cộng (KGCC) là gì? .........................................................16 1.1.1.1. KGCC – tiếp cận từ góc độ chính trị – xã hội. ......................................16 1.1.1.2. Khái niệm KGCC trong các cơ sở pháp lý về quy hoạch, thiết kế và quản lý đô thị ở Việt Nam. .................................................................................17 1.1.1.3. KGCC là một “sân khấu” của đời sống xã hội – tiếp cận từ góc độ xã hội. ......................................................................................................................19 1 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
1.1.2. Khái niệm chung về tổ chức không gian “Phố đi bộ”. .................................20 1.1.3. Khái niệm về tổ chức không gian phố đi bộ tại các KGCC. ........................21 1.2. Tổng quan về phố đi bộ Nguyễn Huệ - Quận 1. .............................................23 1.2.1. Sơ lược về lịch sử và quá trình phát triển của Quận 1. ................................23 1.2.2. Sơ lược về quá trình phát triển của phố đi bộ Nguyễn Huệ. ........................24 1.3. Sự tác động của thời tiết Nhiệt đới. .................................................................28 1.3.1. Khái niệm về khí hậu thời tiết Nhiệt đới. .....................................................28 1.3.1.1. Phân loại khí hậu nhiệt đới. ...................................................................29 1.3.1.2. Các vấn đề về nhiệt độ và độ ẩm – Zone thoải mái. .............................31 1.3.2. Tác động của khí hậu thời tiết nhiệt đới trong kiến trúc công trình tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. .....................................................................................................32 1.3.3. Tác động của khí hậu thời tiết nhiệt đới đối với không gian ngoài trời tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. ..........................................................................................33 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ..........33 2.1. Các cơ sở khoa học............................................................................................33 2.1.1. Cơ sở pháp lý. ..............................................................................................33 2.1.2. Cơ sở lý thuyết. ............................................................................................34 2.1.2.1. Nguyên tắc thiết kế không gian công cộng với khí hậu - thời tiết ẩm. .34 2.1.2.2. Nguyên tắc thiết kế đô thị thích ứng với khí hậu - thời tiết khô nóng. .38 2.1.2.3. Lý thuyết về ba loại hoạt động ngoài trời tại KGCC của Jan Gelh.......41 2.1.3. Cơ sở thực tiễn. ............................................................................................43 2.1.3.1. Dự án cải tạo bến thuyền Clarke - Mái che Angel, Singapore. .............43 2.1.3.2. Life Between Umbrellas – Cuộc sống dưới những cây dù, Vancouver. ............................................................................................................................48 2.1.3.3. Dự án phát triển khu đô thị phức hợp Xeritown, Dubai........................53 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................60 2.2.1. Các phương pháp nghiên cứu.......................................................................60 2 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
2.2.2. Cách ứng dụng phương pháp. ......................................................................60 2.2.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu. ..................................................................62 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỜI TIẾT ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG TRÊN KHÔNG GIAN PHỐ ĐI BỘ NGUYỄN HUỆ ...65 3.1. Xác định và phân tích các yếu tố đặc trưng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. ...65 3.1.1. Người sử dụng phố đi bộ Nguyễn Huệ ........................................................65 3.1.1.1. Quan điểm chung của người sử dụng về thời tiết tại phố đi bộ. ...........65 3.1.1.2. Mức độ sử dụng phố đi bộ qua các thời điểm trong ngày. ....................70 3.1.1.3. Tính đa dạng của hoạt động trên phố đi bộ theo thời gian và không gian. ....................................................................................................................74 3.1.2. Không gian Phố đi bộ Nguyễn Huệ. ............................................................78 3.1.2.1. Đặc tính cây xanh và vật liệu tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ. ....................78 3.1.2.2. Tỷ lệ giữa mật độ phủ xanh và mật độ bê tông trên phố đi bộ. ............84 3.1.2.3. Tương quan giữa cây xanh và công trình trên phố đi bộ ......................86 3.1.2.4. Yếu tố mặt nước trong không gian phố đi bộ........................................87 3.1.3 Khí hậu và thời tiết tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. ............................................88 3.1.3.1. Thời tiết tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. ......................................................88 3.1.3.2. Nhiệt độ tại các vị trí trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. ...............................90 3.2. Đánh giá tác động của thời tiết đối với mức độ sử dụng của người đi bộ trên phố đi bộ Nguyễn Huệ .....................................................................................94 3.2.1. Thời tiết làm giảm thời gian sử dụng của người đi bộ trên phố...................94 3.2.2. Thời tiết làm giảm sự đa dạng các hoạt động ngoài trời trên phố. ..............95 3.2.3. Thời tiết làm phân tán khả năng tập trung đông người trên phố..................97 3.3. Tổng kết Chương 3 .........................................................................................100 CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MÁI CHE TÍCH HỢP VỚI THIẾT BỊ PHUN SƯƠNG TỪ NGUỒN NƯỚC MƯA DỌC THEO PHỐ ĐI BỘ NGUYỄN HUỆ.............................................................................................................................101 3 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
4.1. Xác định khu vực ứng dụng mô hình............................................................101 4.2. Đề xuất ý tưởng thiết kế .................................................................................102 4.2.1. Ý thưởng Mo – đun mái che ......................................................................102 4.2.2. Ý tưởng hệ thống phun sương từ nguồn nước mưa dự trữ ........................105 4.2.3. Giải pháp mái che kết hợp hệ thống phun sương .......................................107 4.3. Triển khai chi tiết giải pháp thiết kế .............................................................107 4.3.1. Hệ thống phun sương .................................................................................107 4.3.2. Module mái che ..........................................................................................107 4.3.3. Module tích hợp mái che và hệ thống phun sương ....................................108 4.3.4. Vị trí đặt giải pháp......................................................................................111 4.4. Đánh giá tác động và hiệu quả của giải pháp ...............................................112 4.5. Dự toán chi phí ................................................................................................113 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................113 III.1. Các đóng góp quan trọng. ...........................................................................113 III.2. Những gì hiểu biết trong quá trình nghiên cứu.........................................114 III.3. Nghiên cứu xác định được vấn đề và đề ra giải pháp thích ứng với thời tiết cho khu vực. .....................................................................................................114 III.4. Các hạn chế của nghiên cứu. .......................................................................114 III.5. Hướng phát triển của nghiên cứu. ..............................................................114 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................115
4 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CTCC
: Công trình công cộng
KG
: Không gian
KGCC
: Không gian công cộng
QHXD
: Quy hoạch xây dựng
QHPK
: Quy hoạch phân khu
TCKG
: Tổ chức không gian
TKĐT
: Thiết kế đô thị
TMDV
: Thương mại dịch vụ
Tp.HCM
: Thành phố Hồ Chí Minh.
UBND
: Ủy ban Nhân dân.
CQ
: Cơ quan
5 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình I.3.1. Ranh nghiên cứu và ranh thực hiện (Nguồn: Google maps, 2021). CHƯƠNG 1: Hình 1.2.1a. Không gian Phố đi bộ xưa (Nguồn: Vnexpress, 2017). Hình 1.2.1b. Không gian Phố đi bộ nay (Nguồn: Vnexpress, 2017). Hình 1.2.2a. Không gian Phố đi bộ xưa (Nguồn: Vnexpress, 2017). Hình 1.2.2b. Không gian Phố đi bộ nay (Nguồn: Vnexpress, 2017). Hình 1.2.3a. Không gian Chợ cũ ngày xưa (Nguồn: Vnexpress, 2017). Hình 1.2.3b. Chợ cũ ngày nay đã bị dẹp bỏ (Nguồn: Vnexpress, 2017). Hình 1.2.4a. Hệ thống tramway ngày xưa (Nguồn: Vnexpress, 2017). Hình 1.2.4b. Ngà nay trở thành đượng phố cho xe qua lại (Nguồn: Vnexpress, 2017). Hình 1.2.5a. Thương xá Tax ngày xưa (Nguồn: Vnexpress, 2017). Hình 1.2.5b. Ngày nay Thương xá Tã trở thành dự án (Nguồn: Vnexpress, 2017). Hình 1.2.6a. Trục TMDV ở Nguyễn Huệ ngày xưa (Nguồn: Vnexpress, 2017). Hình 1.2.6b. Trục TMDV ở Nguyễn Huệ ngày nay (Nguồn: Vnexpress, 2017). Hình I.2.7a. Rex Hotel ngày xưa (Nguồn: Vnexpress, 2017). Hình I.2.7b. Rex Hotel ngày nay (Nguồn: Vnexpress, 2017). Hình I.2.8a. Không gian phía trước UBND Tp.HCM ngày xưa (Nguồn: Vnexpress, 2017). Hình I.2.8b. Không gian phía trước UBND Tp.HCM ngày nay (Nguồn: Vnexpress, 2017). Hình I.2.9a. Không gian cả trục đường Nguyễn Huệ ngày xưa (Nguồn: Vnexpress, 2017). Hình I.2.9b. Không gian cả trục đường Nguyễn Huệ ngày xưa (Nguồn: Vnexpress, 2017). 6 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 1.3.1. Các công trình kín và trồng cây tại ban công (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 1.3.2. Các công với rèm cửa và mái che (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 1.3.3a. Phố đi bộ vào buổi trưa (Nhiệt độ cao) (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 1.3.3b. Phố đi bộ vào buổi tối (Nhiệt độ thấp hơn) (Nguồn: Tác giả, 2021). CHƯƠNG 2: Hình 2.1.1. Tình trạng khí hậu và thời tiết khô nóng tại các đô thị vùng Trung Đông (Nguồn: City design for health and resilience in hot and dry climates, The BMJ, 2020). Hình 2.1.2. Mặt bằng tổng thể khu bến thuyền Clarke, Singapore (Nguồn: Will alsop Clarke Quay redevelopment, 2006). Hình 2.1.3a. Mái che Angel vào buổi sáng (Nguồn: Will alsop Clarke Quay redevelopment, 2006). Hình 2.1.3b.. Mái che Angel vào buổi tối (Nguồn: Will alsop Clarke Quay redevelopment, 2006). Hình 2.1.4a. Khu cafe ngoài trời vào buổi sáng (Nguồn: Will alsop Clarke Quay redevelopment, 2006). Hình 2.1.4b. Khu cafe ngoài trời vào buổi tối (Nguồn: Will alsop Clarke Quay redevelopment, 2006). Hình 2.1.5a. Phối cảnh khu bến thuyền Clarke vào buổi sáng (Nguồn: Will alsop Clarke Quay redevelopment, 2006). Hình 2.1.5b. Phối cảnh khu bến thuyền Clarke vào buổi tối (Nguồn: Will alsop Clarke Quay redevelopment, 2006). Hình 2.1.6. Sơ đồ ý tưởng thiết kế mái che Angel tại bến thuyền Clarke – Spark Architects (Nguồn: Will alsop Clarke Quay redevelopment, 2006). Hình 2.1.7. Ý tưởng và thông số thiết kế module mái che, Stream 2: Entry B9 (Nguồn: lifebetweenumbrellas.ca/b9-between-umbrellas). Hình 2.1.8. Ý tưởng và thông số thiết kế module mái che, Stream 2: Entry B9 (Nguồn: lifebetweenumbrellas.ca/b9-between-umbrellas). Hình 2.1.9. Ý tưởng và thông số thiết kế module mái che, Stream 2: Entry B8 (Nguồn: lifebetweenumbrellas.ca/b8-between-umbrellas). 7 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 2.1.10. Ý tưởng và thông số thiết kế module mái che, Stream 2: Entry B8 (Nguồn: lifebetweenumbrellas.ca/b8-between-umbrellas). Hình 2.1.11. Sơ đồ liên hệ vị trí Xeritown trong khu đất Dubailand tại Dubai (Nguồn: X-Architects and SMAQ). Hình 2.1.12. Sơ đồ mật độ xây dựng so với mật độ cảnh quan, biểu kiến mặt trời và hướng tổ chức không gian mặt bằng của khu đô thị nén Xeritown (Nguồn: Carboun – Middle East Sustainable Cities, 2010). Hình 2.1.13. Sơ đồ hướng thông gió tự nhiên trong không gian, hoa gió và sơ đồ phân tích không gian vật thể khi có gió thổi qua khu đất (Nguồn: Carboun – Middle East Sustainable Cities, 2010). Hình 2.1.14. Phối cảnh tuyến phố thương mại dịch vụ có mái che dọc theo lối đi bộ (Nguồn: Carboun – Middle East Sustainable Cities, 2010). Hình 2.1.15. Mặt cắt không gian hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của Xeritown (Nguồn: Carboun – Middle East Sustainable Cities, 2010). Hình 2.1.16. Phối cảnh chim bay khu đô thị Xeritown (Nguồn: Carboun – Middle East Sustainable Cities, 2010). Hình 2.2.1. Sơ đồ quá trình áp dụng phương pháp nghiên cứu để phân tích hoạt động của người sử dụng trên phố đi bộ (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 2.2.2. Sơ đồ quá trình áp dụng phương pháp nghiên cứu để phân tích không gian vật thể tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 2.2.3. Sơ đồ quá trình áp dụng phương pháp nghiên cứu để phân tích diễn biến của khí hậu thời tiết trên phố đi bộ (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 2.2.4. Sơ đồ quá trình áp dụng phương pháp nghiên cứu để phân tích và đánh giá tác động của thời tiết đối với mức độ sử dụng của người đi bộ trên phố (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 2.2.5. Sơ đồ chi tiết quá trình thực hiện nghiên cứu (Nguồn: Tác giả, 2021). CHƯƠNG 3 Hình 3.1.1. Mật độ tập trung người đi bộ vào lúc 15:00 ngày Chủ Nhật (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 3.1.2. Mật độ tập trung người đi bộ vào lúc 20:00 ngày Chủ Nhật (Nguồn: Tác giả, 2021). 8 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 3.1.3. Ranh phân tích khu vực (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 3.1.4. Mặt bằng tổng thể ranh phân tích (Nguồn: www.planic.org.vn). Hình 3.1.5a. Hình ảnh phối cảnh minh họa (Nguồn: Kenh14.vn, 2014) Hình 3.1.5b. Hình ảnh mặt bằng trích đoạn minh họa (Nguồn: www.planic.org.vn) Hình 3.1.6. Tỉ lệ cây xanh so với người sử dụng (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 3.1.7. Bản đồ phân tích chức năng và mặt đứng trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 3.1.8. Mặt cắt điển hình một phần Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 3.1.9. Bản đồ đánh dấu vị trí bố trí mặt nước tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 3.1.10a. Đài phun nước có hình tượng hoa sen (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 3.1.10b. Khu vực quãng trường nhạc nước (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 3.1.11. Sơ đồ mặt bằng các khu vực đo nhiệt độ trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 3.2.1. Sơ đồ mức độ và vị trí tập trung người trên phố đi bộ vào 7:00 (Nguồn: Tác giả, 2021) Hình 3.2.2. Sơ đồ mức độ và vị trí tập trung người trên phố đi bộ vào 12:00 (Nguồn: Tác giả, 2021) Hình 3.2.3. Sơ đồ mức độ và vị trí tập trung người trên phố đi bộ vào 17:00 (Nguồn: Tác giả, 2021) CHƯƠNG 4 Hình 4.1.1. Mặt bằng xác định phạm vi ứng dụng trên một đoạn của phố đi bộ (Nguồn: Tác giả, 2021) Hình 4.1.2. Mặt bằng xác định khu vực ứng dụng mô hình mái che trên phố đi bộ (Nguồn: Tác giả, 2021) Hình 4.1.3. Mặt cắt xác định vị trí lắp đặt mô hình mái che trên phố đi bộ (Nguồn: Tác giả, 2021). 9 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 4.2.1. Phối cảnh mái che Bloom 360 Modern Luxury Umbrella, Couture Outdoor (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 4.2.2. Các bước tháo lắp mái che (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 4.2.3. Sơ đồ cấu tạo hệ thống phun sương (Nguồn: goitho.com) Hình 4.2.4. Hính ảnh minh họa giải pháp hệ thống phun sương (Nguồn: Google). Hình 4.3.1. Hệ thống máy phun sương (Nguồn: seonline.vn, 2019)
Hình 4.3.2. Mặt đứng và mặt cắt của module mái che Bloom 360 (Nguồn: Couture Outdoor). Hình 4.3.3. Module tích hợp mái che và hệ thống phun sương (Nguồn : Tác giả, 2021). Hình 4.3.4. Mặt cắt của module mái che khi được kích hoạt trên phố đi bộ (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 4.3.5. Mặt cắt của module mái che khi chưa được kích hoạt trên phố đi bộ (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 4.3.6. Mặt cắt phân tích hiệu quả che nắng của module khi trời nắng có góc chiếu 45 độ (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 4.3.7. Mặt cắt phân tích hiệu quả che nắng của module khi trời nắng có góc chiếu 90 dộ (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 4.3.8. Mặt cắt phân tích hiệu quả che mưa của module khi trời mưa có góc tạt 45 dộ (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 4.3.9. Mặt cắt phân tích hiệu quả che mưa của module khi trời mưa có góc tạt 90 dộ (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 4.3.10. Mặt bằng bố trí các module trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021). Hình 4.3.11. Góc phối cảnh phố đi bộ sau khi lắp module (Nguồn: Tác giả, 2021).
10 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1 Bảng 1.3.1. Thống kê nhiệt độ và số giờ nắng trung bình (Nguồn: Wikipedia/Thành phố Hồ Chí Minh.) Bảng 1.3.2. Thống kê độ ẩm và lượng mưa trung bình (Nguồn: Wikipedia/Thành phố Hồ Chí Minh.) CHƯƠNG 2 A. BẢNG THỐNG KÊ Bảng 2.1.1. Tiêu chí thiết kế không gian công cộng thân thiện với mưa bởi VPSN (Nguồn: Rain - friendly principles, Life Between Umbrellas, 2019). Bảng 2.1.2. Nguyên tắc thiết kế không gian công cộng thân thiện với mưa bởi VPSN (Nguồn: Rain - friendly principles, Life Between Umbrellas, 2019). Bảng 2.1.3. Tiêu chí thiết kế đô thị thích ứng với khí hậu - thời tiết khô nóng (Nguồn: City design for health and resilience in hot and dry climates, The BMJ, 2020). Bảng 2.1.4. Nguyên tắc thiết kế đô thị thích ứng với khí hậu - thời tiết khô nóng (Nguồn: City design for health and resilience in hot and dry climates, The BMJ, 2020). Bảng 2.2.1. Ứng dụng phương pháp vào quá trình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả, 2021). B. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1.1. Biểu đồ số ngày mưa và lượng mưa theo tháng ở Singapore (Nguồn: Meteorological Service Singapore, Climate of Singapore). Biểu đồ 2.1.2. Biểu đồ số giờ nắng và nhiệt độ trung bình theo tháng ở Singapore (Nguồn: Meteorological Service Singapore, Climate of Singapore). Biểu đồ 2.1.3. Biểu đồ số ngày mưa/tuyết qua các tháng trong năm tại Vancouver (Nguồn: weather-and-climate.com). Biểu đồ 2.1.4. Biểu đồ lượng mưa qua các tháng trong năm tại Vancouver (Nguồn: weather-and-climate.com). Biểu đồ 2.1.5. Biểu đồ độ ẩm qua các tháng trong năm tại Vancouver (Nguồn: weather-and-climate.com). 11 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Biểu đồ 2.1.6. Biểu đồ nhiệt độ qua các tháng trong năm tại Vancouver (Nguồn: weather-and-climate.com). Biểu đồ 2.1.7. Biểu đồ số giờ nắng qua các tháng trong năm tại Vancouver (Nguồn: weather-and-climate.com). Biểu đồ 2.1.8. Biểu đồ số ngày mưa qua các tháng trong năm tại Dubai (Nguồn: weather-and-climate.com). Biểu đồ 2.1.9. Biểu đồ lượng mưa qua các tháng trong năm tại Dubai (Nguồn: weather-and-climate.com). Biểu đồ 2.1.10. Biểu đồ độ ẩm qua các tháng trong năm tại Dubai (Nguồn: weatherand-climate.com). Biểu đồ 2.1.11. Biểu đồ nhiệt độ qua các tháng trong năm tại Dubai (Nguồn: weather-and-climate.com). Biểu đồ 2.1.12. Biểu đồ số giờ nắng qua các tháng trong năm tại Dubai (Nguồn: weather-and-climate.com). CHƯƠNG 3: A. BẢNG THỐNG KÊ Bảng 3.1.1. Nội dung của bảng câu hỏi điều tra xã hội học (Nguồn: Tác giả, 2021). Bảng 3.1.2. Thống kê kết quả của quá trình điều tra xã hội học (Nguồn: Tác giả, 2021). Bảng 3.1.3. Hình ảnh toàn khu vực phố đi bộ qua các thời điểm trong ngày (Chủ Nhật) (Nguồn: Tác giả, 2021). Bảng 3.1.4. Hình ảnh ghi nhận những hoạt động diễn ra ngoài dự kiến (Nguồn: Tác giả, 2021). Bảng 3.1.5. Thống kê các loại hình hoạt động diễn ra từ 7:00 đến 20:00 (Nguồn: Tác giả, 2021). Bảng 3.1.6. Sơ đồ phân bố loại hình hoạt động dựa trên tính chất không gian vật thể của phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021). Bảng 3.1.7. Phân loại và đặc tính cây xanh tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021). Bảng 3.1.8. Phân loại vật liệu tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021). 12 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Bảng 3.1.9. Sự thay đổi của nắng, nhiệt độ và độ ẩm theo các khung giờ ảnh hưởng tới các hoạt động trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021). Bảng 3.1.10. Bảng thống kê nhiệt độ trong ngày tại các vị trí trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021). Bảng 3.2.1. Bảng phân tích- đánh giá kết quả điều tra xã hội học về sự aarnh hưởng của thời tiết đến nhu cầu (Nguồn: Tác giả, 2021). Bảng 3.2.2. Bảng phân tích các hoạt động diễn tại các thời điểm trong ngày (Nguồn: Tác giả, 2021). Bảng 3.3.1. Bảng phân tích SWOT (Nguồn: Tác giả, 2021). B. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1.1. Mức độ đa dạng hoạt động trên phố đi bộ Nguyễn Huệ vào ngày Chủ Nhật (Nguồn: Tác giả, 2021). Biểu đồ 3.1.2. Tỉ lệ giữa diện tích bê tông và diện tích phủ xanh (Nguồn: Tác giả, 2021). Biểu đồ 3.1.3. Biểu đồ nhiệt độ và độ ẩm tại phố đi bộ Nguyễn Huệ ngày 19/04/2021 theo thời gian (Nguồn: freemeteo.vn, 2021) Biểu đồ 3.1.4. Nhiệt độ tại bục ghế khi được che nắng và không che nắng (Nguồn: Tác giả, 2021) Biểu đồ 3.1.5. Nhiệt độ của vật thể tại các khu vực khác nhau (Nguồn: Tác giả, 2021) Biểu đồ 3.1.6. Nhiệt độ tại các vị trí sàn có vật liệu, màu sắc khác nhau (Nguồn: Tác giả, 2021). Biểu đồ 3.2.2. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của thời tiết tới mức độ đa dạng các hoạt động (Nguồn: Tác giả, 2021). CHƯƠNG 4: Bảng 4.3.1. Thông số hệ thống máy phun sương (Nguồn: seonline.vn, 2019)
Bảng 4.4.1. Đánh giá tác động của giải pháp (Nguồn: Tác giả, 2021).
13 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Tính cấp thiết của đề tài. Các mô hình tuyến Phố đi bộ ở Tp.HCM hiện nay đang là xu hướng cũng chỉ chủ yếu tập trung giải quyết về mặt không gian thẩm mỹ, yếu tố vật thể, đôi khi thiếu quan tâm đến vấn đề tác động của thời tiết nhiệt đới ở Tp.HCM và BĐKH gây ảnh hưởng đến khả năng tương tác giữa các đối tượng có nhu cầu với tuyến phố, đồng thời cũng thiếu quan tâm đến sự thích ứng. Hiện nay, tình trạng nắng nóng kéo dài và mưa gió thất thường tại Tp.HCM đang ngày càng diễn ra sâu sắc hơn, một phần vì nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, đặc trưng khí hậu nhiệt đới xavan ở Tp.HCM, kèm theo hai mùa nắng và mưa đã tác động đáng kể đến mức độ sử dụng không gian ngoài trời của con người trong đô thị. Từ thời Pháp thuộc, trong quá trình quy hoạch xây dựng thành phố, người Pháp đã quan tâm đến vấn đề khí hậu thời tiết ở Sài Gòn. Cách ứng xử với khí hậu thời tiết ở Tp.HCM của người Pháp trong QHXD thể hiện rõ ràng từ quy mô công trình kiến trúc, MĐXD, phong cách kiến trúc; cho đến việc TCKG - điển hình là việc trồng cây xanh và mảng xanh tỏa bóng mát trên đường phố, KGCC, hay mảng đệm xanh phía trước các CTCC cũng được thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, ngày nay vấn đề đô thị hóa và phát triển đô thị (cụ thể hơn là hoạt động TMDV) diễn ra mạnh mẽ khiến cho mật độ và tầng cao công trình ngày càng tăng lên, dẫn đến mật độ cây xanh trong đô thị bị giảm đi rất nhiều để chuyển đổi mục đích sử dụng đã vô tình làm cho thành phố trở nên dễ tổn thương và nhạy cảm hơn trước những biến đổi của khí hậu thời tiết. Tình trạng trên đặt ra yêu cầu cần phải tìm ra một mô hình thích ứng với khí hậu nhiệt đới ở TPHCM để đảm bảo sự thoải mái của mọi đối tượng tiếp cận đến các KGCC tại TPHCM cụ thể hơn là Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Tp.HCM với 300 năm lịch sử phát triển chứa đựng nhiều giá trị vật thể phi vật thể mang đậm bản sắc đô thị Sài Gòn. Do đó, việc tổ chức các không gian mái che trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ để đảm bảo các hoạt động được diễn ra vào nhiều khung giờ trong ngày nhằm tận dụng tối đa chức năng của Phố đi bộ Nguyễn Huệ và tránh lãng phí KG theo khung giờ là vấn đề cần quan tâm trong triển khai thiết kế đô thị.
14 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
I.2. Xác định vấn đề nghiên cứu. Ảnh hưởng của khí hậu thời tiết tại Tp. HCM đối với nhu cầu của người đi bộ và thời gian sử dụng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. I.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố vật thể và phi vật thể bao gồm: con người, thời tiết-khí hậu, không gian vật thể trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. I.3.2 Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn về không gian: - Ranh nghiên cứu: Ranh kéo dài từ Ủy ban Nhân dân Tp. HCM – Hồ Tùng Mậu – Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng – Đồng Khởi. - Ranh thực hiện: Khu lõi Phố đi bộ Nguyễn Huệ - Quận 1, Tp. HCM. Giới hạn về thời gian: Đồ án Chuyên Đề - Khóa 17, Khoa Quy Ranh thực hiện Ranh nghiên cứu
Hoạch
Hình I.3.1. Ranh nghiên cứu và ranh thực hiện (Nguồn: Google maps, 2021).
Giới hạn nội dung và lĩnh vực nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu thuộc lĩnh vực Quy hoạch vùng và đô thị, tập trung vào thiết kế đô thị và cải tạo không gian nhằm nhận ra vấn đề khu vực Phố đi bộ Nguyễn Huệ và đề xuất giải pháp nhằm thích ứng với khí hậu thời tiết nhiệt đới ở Tp. HCM nhằm giải quyết vấn đề về tính ứng dụng của Phố đi bộ Nguyễn Huệ theo nhiều thời gian trong ngày. I.4. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu giải pháp cải tạo không gian phố đi bộ Nguyễn Huệ nhằm giảm thiểu tác động do thời tiết đối với nhu cầu sử dụng của người đi bộ và kéo dài thời gian hoạt động của người đi bộ trên con phố. Mục tiêu 1: Nhận diện và phân tích mối liên hệ giữa tác động của khí hậu thời tiết đối với mức độ sử dụng của người đi bộ trên con phố. 15 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Mục tiêu 2: Nghiên cứu và học hỏi về cách thích ứng của không gian công cộng tại các thành phố trên thế giới đang chịu tác động của biến đổi khí hậu. Mục tiêu 3: Đề xuất, áp dụng và đánh giá mô hình thích ứng với thời tiết vào khu vực nghiên cứu. Đồng thời triển khai chi tiết một đoạn trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. I.5. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài. Đồ án thiết kế đô thị khu trung tâm – đồ án tốt nghiệp, tác giả Nguyễn Thế Kiệt QH12. Đồ án thiết kế phố đi bộ Nguyễn Huệ, KTS Vũ Việt Anh. Nghiên cứu khoa học ứng dụng mô hình Share Street tại khu vực Quận 1. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHỐ ĐI BỘ TẠI TP.HCM DƯỚI KHÍ HẬU THỜI TIẾT NHIỆT ĐỚI. 1.1. Khái niệm “Phố đi bộ”. 1.1.1. Không gian công cộng (KGCC) là gì? 1.1.1.1. KGCC – tiếp cận từ góc độ chính trị – xã hội. “Bản thân KGCC là một khái niệm phức tạp, đa chiều và không có một định nghĩa chung, phổ quát toàn cầu về nó. ‘KGCC’ được tạo ra, được sử dụng, được gán nghĩa, được quản lý, và được tái sinh do các nhu cầu chính trị – kinh tế – xã hội của các thể chế xã hội khác nhau, ở các không gian và tại thời gian khác nhau, bị chi phối bởi các hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội khác nhau. Nguồn gốc của KGCC, theo cách nhìn của phương Tây, liên quan đến khái niệm ‘quyền tiếp cận và loại trừ tới các không gian đó. Trong các mô hình xã hội dân chủ, nhà nước cần thiết lập những không gian mà ở đó tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận bất luận địa vị xã hội hay điều kiện kinh tế, và quyền này được bảo vệ bởi hiến pháp và pháp luật. Đó là những không gian thực sự là của chung, của tất cả mọi người – các KGCC. Agora trong cấu trúc đô thị Hy Lạp cổ đại là ví dụ đầu tiên về loại KGGG này. KGCC vì vậy, có thể coi là một ‘công cụ vật lý’ để nhà nước dân chủ thực hiện trách nhiệm của họ với xã hội và cũng thông qua đó tương tác với xã hội. Đương nhiên, các thể chế xã hội khác nhau, thuộc các giai đoạn lịch sử khác nhau thì các ‘quyền’ tiếp cận đến các KGCC này cũng bị giới hạn và quy định theo cách thức và mức độ khác nhau: 16 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
ai được vào, vào lúc nào, được phép làm gì trong các không gian đó. Các KGCC vì vậy cũng được thiết kế, gán chức năng, gán nghĩa và quản lý tiếp cận theo cách thức riêng biệt, tương ứng. Quảng trường nơi diễn ra những sự kiện chính trị, xã hội quy mô lớn, với nghi thức chuẩn mực, hoành tráng là ví dụ điển hình của loại KGCC chính thống này. Công viên cũng được xem là một KGCC chính thống để đảm bảo quyền lợi được nghĩ ngơi thư giãn, tiếp cận thiên nhiên các các đối tượng xã hội. Như vậy, khi tiếp cận khái niệm KGCC từ góc độ thể chế, một cách đơn giản nhất, chúng ta có thể xem KGCC là một đối tượng không gian chính quy, thiết yếu trong cấu trúc không gian đô thị, một dạng ‘cơ sở hạ tầng’ với hai ý nghĩa: cơ sở hạ tầng chính trị và cơ sở hạ tầng xã hội. CSHT chính trị (thực hiện chức năng cũng cố sự vận hành của nhà nước và thể chế, là ‘công cụ không gian’ duy trì mối quan hệ tương tác vật lý giữa nhà nước và xã hội (thông qua các sự kiện chính trị có tổ chức chính thống)) và (hoặc) CSHT xã hội (thực hiện chức năng đảm bảo các ‘quyền tiếp cận cơ bản) đến các dịch vụ đô thị của người dân được pháp luật quy định, và vì vậy thuộc trách nhiệm của nhà nước. Ở khía cạnh thứ hai này, nó tương tự nước sạch, y tế, giáo dục … là những tiện ích thiết yếu cơ bản của đời sống người dân mà nhà nước cần phải chịu trách nhiệm cung ứng. Việc tạo lập các KGCC chính quy này được thực hiện thông qua công tác quy hoạch chính thống và được đầu tư, bản lý bởi nhà nước. Theo nguyên lý quy hoạch của các nước phương Tây, các KGCC này thường được tổ chức thành hệ thống, có tầng bậc và quy mô, được cung ứng từ cấp độ vùng, đến thành phố, đến khu vực, đến khu dân cư, và cho đến tận các nhóm nhà. Hai hình thức phổ biến nhất của hệ thống KGCC này là các quảng trường (quy mô khác nhau) và các công viên vườn hoa (cũng với quy mô khác nhau). Nguyên lý thiết kế cho các KGCC này cả về hình thái, thẩm mỹ, công năng đã được đúc kết thành những pho tri thức quy hoạch và TKĐT kinh điển, được vận dụng …” – Tạp chí Kiến Trúc Việt Nam, 2016. 1.1.1.2. Khái niệm KGCC trong các cơ sở pháp lý về quy hoạch, thiết kế và quản lý đô thị ở Việt Nam. “Xem xét trên góc độ quản lý nhà nước, KGCC chưa được chính thức định nghĩa, đề cập hay quy định cụ thể gì trong hiến pháp, pháp luật nói chung và các quy chuẩn quy phạm kỹ thuật về quy hoạch kiến trúc nói riêng. Quy chuẩn Quy hoạch xây dựng, 2008 (hiện đang được điều chỉnh sửa đổi). 17 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Chương II, Mục 2.3.1. Các khu chức năng đô thị khái niệm KGCC không được nhắc đến trực tiếp, nhưng có một câu nói về “Các khu vực xây dựng các khu cây xanh công viên, vườn hoa đô thị” là một trong các loại ‘khu chức năng’ trong đô thị. Điều này ám chỉ các KGCC, nhưng thể hiện là các KGCC có tính chất thiên nhiên (cây xanh vườn hoa) hơn là các KGCC mang tính chất xã hội. Mục 2.4. Quy hoạch các đơn vị ở, trong đó có mục 2.4.1 Yêu cầu đối với quy hoạch các đơn vị ở: có nhắc đến “Quy hoạch các đơn vị ở phải đảm bảo cung cấp nhà ở và các dịch vụ thiết yếu hàng ngày (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông cơ sở, văn hoá thông tin, chợ, dịch vụ thương mại, thể dục thể thao, không gian dạo chơi, thư giãn…) của người dân trong bán kính đi bộ không lớn hơn 500m nhằm khuyến khích sử dụng giao thông công cộng và đi bộ”. Ở đây, KGCC không được nhắc đến trực tiếp mà được nhắc đến gián tiếp bằng cụm từ “không gian dạo chơi, thư giãn”. Mục 2.4.2. có quy định “Trong các nhóm nhà ở phải bố trí vườn hoa, sân chơi với bán kính phục vụ (tính theo đường tiếp cận thực tế gần nhất) không lớn hơn 300m” và “Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tối thiểu phải đạt 2m2/người trong đó đất cây xanh nhóm nhà phải đạt tối thiểu 1m2/người”. Trong mục 2.5. Quy hoạch hệ thống các công trình dịch vụ đô thị, KGCC không có trong danh mục các công trình dịch vụ công cộng (gồm các loại chính là giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hóa và thương mại). Và do đó cũng không có quy định về định mức diện tích cho KGCC ở các cấp độ. Tuy nhiên, mục 2.6 về Quy hoạch cây xanh đô thị, có mục 2.6.1 Hệ thống cây xanh đô thị: lại gộp các chức năng quảng trường, công viên, vườn hoa, vườn dạo … vào nhóm “Cây xanh sử dụng công cộng” và sau đó được quy định chỉ tiêu diện tích đầu người cho từng loại đô thị: đô thị đặc biệt trên 7m2/người, đô thị loại V trên 4m2/người. Như vậy, trong hệ thống quy hoạch chính thống của Việt Nam chưa có khái niệm KGCC; đặc biệt không có sự khẳng định và trình bày rõ rệt về nguyên lý quy hoạch cho loại KGCC chính thống với tư cách là một hạ tầng chính trị, mặc dù trên thực tế các quảng trường chính trị vẫn được quy hoạch và tạo dựng khá hoành tráng. Còn KGCC với tư cách là hạ tầng xã hội thì có được nhắc đến và có một số yêu cầu quy định sơ sài dưới hình thức của hệ thống không gian dành cho cây xanh. Có lẽ vì vậy mà các không gian này thường được trồng cỏ xanh ở mọi chỗ mọi nơi mà may mắn nó được vẽ ra. Việc thể hiện các KGCC này trên bản quy hoạch là các không gian 18 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
xanh, và sau đó được triển khai thực hiện đúng như vậy, thành các bồn cỏ, vườn hoa, cây xanh, ở một góc độ nào đó là việc xử lý máy móc, phiến diện, và giảm đi rất nhiều hiệu quả sử dụng của không gian, vì nó không có mấy chức năng phục vụ sinh hoạt xã hội của người dân, ngoài mục đích tạo cảnh quan và làm mềm hiệu ứng thị giác. Tuy nhiên, theo dòng lịch sử, các loại KGCC đã xuất hiện ở Việt Nam do những lý do chính trị xã hội và kinh tế, một cách vô thức hay hữu thức cho dù một cuộc nhận diện bài bản về mặt lý luận về khái niệm này chưa bao giờ được đưa ra một cách chính thức. So với phương Tây, việc sử dụng KGCC như một “công cụ” tương tác giữa nhà nước và xã hội, hay quan niệm đầy đủ về nó như một loại cơ sở hạ tầng xã hội, một ‘hàng hóa công’ cũng chưa thực sự rõ ràng.” - Tạp chí Kiến Trúc Việt Nam, 2016. 1.1.1.3. KGCC là một “sân khấu” của đời sống xã hội – tiếp cận từ góc độ xã hội. “Khác với cách tiếp cận về KGCC từ góc độ thể chế, KGCC tiếp cận từ góc độ xã hội được xem là các không gian cho phép thoả mãn nhu cầu tương tác, chia sẻ, gặp gỡ, giải trí, tìm kiếm sự thư giãn thoải mái của các cá thể trong xã hội trong sự hoà mình vào xã hội. Sự tụ tập ở đây là do các cá thể tự nguyện đến và gặp nhau. Các KGCC này có thể nhận bất cứ hình thức gì, nó có thể là một công viên, một quán trà hoặc café dân dã hay thậm chí là một vỉa hè, một khoảng trống giữa các công trình và không liên quan đến hình thức sở hữu cũng như hình hài của không gian đó. Ở đây, vấn đề không phải là ‘quyền’ mà là ‘sự thỏa mãn’ nhu cầu của người sử dụng. Với loại KGCC này, yếu tố ‘xã hội’ trở thành cốt tủy của không gian: là môi trường cho các sinh hoạt, tương tác của đời sống xã hội được diễn ra. Những KGCC có tính chất này có thể gọi là các không gian dân sự, hay không gian xã hội, hay các KGCC phi chính quy để phân biệt với các KGCC chính quy theo nghĩa ‘cơ sở hạ tầng’như trong cách tiếp cận thể chế ở trên. Việc phát triển các KGCC không gian công cộng loại này không bắt buộc theo pháp luật, nhưng rất đáng khuyến khích vì nó làm tăng sức sống, độ hấp dẫn của đô thị. ‘Đời sống xã hội’ là phần quan trọng nhất của KGCC loại này, cho nên việc quy hoạch và thiết kế những KGCC này không đơn giản là đảm bảo chỉ tiêu diện tích và tạo hình 3D cho không gian mà phải tạo ra một môi trường cho đời sống xã hội thực sự diễn ra. KGCC có tiềm năng đặc biệt trong việc thỏa mãn nhu cầu giao lưu chia sẻ của con người trong xã hội, nhu cầu thuộc về. Nếu trẻ em có thể chơi đùa với nhau, nếu người 19 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
lớn cho chỗ ngồi quan sát trẻ em chơi và trò chuyện, nếu thanh niên có chỗ đá bóng và đá cầu, người già có chỗ chơi cờ, đi dạo, ngồi thư giãn ngắm cảnh, nếu chị em phụ nữ có không gian tập thể dục nhịp điệu, các nhóm trung niên có thể tập thái cực quyền hay khiêu vũ trong KGCC ở các khu dân cư thì chắc chắn mối quan hệ cộng đồng ở khu dân cư sẽ rất gắn bó, khăng khít, và bản thân họ sẽ rất gắn bó với KGCC đó. Cảm giác thuộc về cộng đồng ấy, nơi chốn ấy sẽ dần được hình thành. Ở phương Tây khi thiết kế các KGCC người ta luôn tạo cơ hội cho người sử dụng chủ động bộc lộ mình: những không gian thách thức cho những người ưa mạo hiểm, những không gian tương tác với nước cho trẻ em, nhưng bề mặt được phép grafiti cho những người yêu hội họa đại chúng, các không gian cho phép các nghệ sĩ đường phố biểu diễn và cho phép mọi người thưởng thức … tất cả là nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng “bộc lộ” mình, thỏa mãn nhu cầu cao nhất là được “thể hiện” bản thân (tầng nhu cầu thứ 5) và nhận được sự tán thưởng, ngưỡng vọng từ người khác (tầng nhu cầu thứ 4). Trong cách thiết kế KGCC ở phương Tây, việc tạo cơ hội và lôi kéo người sử dụng hoạt động (tham gia chủ động) và cơ hội quan sát, theo dõi (tham gia thụ động) được đặc biệt chú trọng. Do vậy, các giải pháp thiết kế thường là phức hợp, đa năng, linh hoạt: các bậc cấp vừa có thể là chỗ ngồi vừa có thể là lối đi lên xuống. Các không gian không bao giờ chỉ là đơn năng mà luôn được tính đến yếu tố đa năng.” - Tạp chí Kiến Trúc Việt Nam, 2016. 1.1.2. Khái niệm chung về tổ chức không gian “Phố đi bộ”. Theo Wikipedia.org – Định nghĩa mô hình “Phố đi bộ” như sau: “Khu vực dành cho người đi bộ (còn được gọi là phố đi bộ và khu vực cấm xe cơ giới là các khu vực của thành phố hoặc thị xã dành riêng cho người đi bộ và trong đó hầu hết hoặc ô tô có thể bị cấm vào. Việc tạo ra khu phố đi bộ thường nhằm mục đích cung cấp khả năng tiếp cận tốt hơn cho người đi bộ, để tăng cường khối lượng mua sắm và hoạt động kinh doanh khác trong khu vực và/hoặc cải thiện sức hấp dẫn của môi trường địa phương về thẩm mỹ, ô nhiễm không khí, tiếng ồn và tai nạn liên quan đến xe cơ giới với người đi bộ. Tuy nhiên, đôi khi việc chuyển một khu phố sang phố đi bộ có thể dẫn đến giảm hoạt động kinh doanh, mất giá tài sản và chuyển dịch hoạt động kinh tế sang các khu vực khác. Trong một số trường hợp, giao thông trong khu vực xung quanh có thể tăng lên, do sự dịch chuyển hơn là thay thế lưu lượng xe. Tuy nhiên, việc thiết lập các khu vực cho người đi bộ thường liên quan đến việc giảm đáng kể ô nhiễm 20 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
không khí và tiếng ồn tại chỗ, tai nạn và thường xuyên tăng doanh số bán lẻ và tăng giá trị tài sản tại địa phương.” Theo nghiên cứu của Ths. Cao Anh Tuấn – “TỔ CHỨC PHỐ ĐI BỘ TẠI TRUNG TÂM LỊCH SỬ ĐÔ THỊ TPHCM, 7/10/2008” đã định nghĩa mô hình “Phố đi bộ” như sau: “Phố đi bộ là một mô hình không gian giao tiếp công cộng đặc biệt, nó được coi là một địa điểm đặc trưng của đô thị. Phố đi bộ là một vấn đề rất điển hình của văn hóa đô thị, phản ánh không chỉ đơn thuần là vấn đề quy hoạch và kiến trúc đô thị, mà còn là những vấn đề khác liên quan đến xã hội học đô thị, đến bảo tồn di sản văn hóa đô thị, đến phát triển thương mại và du lịch. Theo các nhà đô thị học, ý nghĩa của việc tổ chức phố đi bộ là "trả lại thành phố cho thị dân", tạo điều kiện để người dân tiếp cận khu vực công cộng dễ dàng hơn, tăng cường sự giao tiếp bình đẳng giữa các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra nó còn đóng vai trò hồi sinh các khu vực lịch sử và duy trì sức sống văn hóa của đô thị. Trong đó, thuật ngữ "hồi sinh" được hiểu trong bối cảnh hiện nay là sự khác biệt trong quan điểm: "bảo tồn di sản chỉ quan tâm đến quá khứ của quá khứ còn hồi sinh quan tâm đến tương lai của quá khứ". Theo Luận văn của Ths. Trần Văn Riêm - “TỔ CHỨC KHÔNG GIAN ĐI BỘ TRONG KHU ĐÔ THỊ MỚI NAM ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3 QUẬN HOÀNG MAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI, 2014” đã định nghĩa mô hình “Phố đi bộ” như sau: “Không gian đi bộ là một bộ phận cấu thành cấu trúc không gian đô thị đồng thời góp phần tạo nên bộ mặt kiến trúc của mỗi thành phố, mỗi khu phố; nó giải quyết vấn đề giao thông, tiện nghi, an toàn, tổ chức môi trường sống trong đô thị và làm phong phú đời sống của dân cư. Vì thế, không gian đi bộ ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với các đô thị hiện đại”. 1.1.3. Khái niệm về tổ chức không gian phố đi bộ tại các KGCC. Life Between Buildings (Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc) - GS-TSKTS Jan Gehl, 2009 Chương IV, Mục 4.1. Không gian đi bộ, chỗ ở lại; trong đó có đề cập về những vấn đề sau: Bao lâu các không gian công cộng được sử dụng một lần là một vấn đề, nhưng điều quan trọng hơn là chúng có thể được sử dụng như thế nào. 21 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Con người và các sự kiện được tập hợp đúng lúc và đúng nơi là điều kiện tiên quyết cho một cái gì đó xảy ra, song điều quan trọng hơn là những hoạt động nào được phép phát triển. Chỉ tạo ra các không gian cho phép người ta đến và đi là chưa đủ. Những điều kiện thuận lợi cho sự chuyển động trong không gian và nán lại trong không gian cũng phải tồn tại, cũng như các điều kiện để tham gia vào một phạm vi rộng của những hoạt động xã hội và những hoạt động giải trí. Trong bối cảnh đó, chất lượng của những mảng độc đáo của môi trường ngoài trời đóng một vai trò rất quan trọng. Thiết kế các không gian độc đáo và những chi tiết, đến cả bộ phận cấu thành nhỏ nhất là các yếu tố quyết định. Chất lượng của các hoạt động ngoài trời và của không gian ngoài trời. Điều quan trọng là phải lưu ý các loại hoạt động khác nhau ở ngoài trời đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi chất lượng của không gian ngoài trời, và đặc biệt là thật chính xác đối với các chức năng tự chọn, giải trí một cách rộng rãi và các hoạt động xã hội có cơ hội phát triển ở nơi chất lượng như thế được cải thiện. Ngược lại, một điều đã được lưu ý là chính những hoạt động đó có xu hướng biến mất như thế nào ở nơi chất lượng bị suy giảm. Ở mục này, nơi mà đối tượng không phải là số lượng các sự kiện, mà là tính chất và nội dung của cuộc sống ngoài trời, điều quan trọng là những hoạt động này làm cho nó đặc biệt hấp dẫn và có đầy ý nghĩa trong không gian công cộng cũng là những hoạt động nhạy cảm nhất đối với chất lượng của môi trường vật chất. Cuộc đấu tranh vì chất lượng sẽ thành công hay thất bại ở quy mô nhỏ. Các quyết định ở cấp độ quy hoạch thành phố và quy hoạch địa điểm xây dựng có thể thiết lập cơ sở cho sự sáng tạo những không gian ngoài trời hoạt động tốt. Tuy nhiên, chỉ thông qua sự cân nhắc kĩ càng ở cấp độ quy hoạch chi tiết mà các khả năng tiềm tàng của nó có thể được công nhận. Hoặc, nếu công việc như thế bị sao lãng thì tiềm năng có thể bị lãng phí. Mục tiếp theo bàn đến một số yêu cầu về chất lượng của môi trường ngoài trời một cách chi tiết hơn: một số là những yêu cầu chung và một số khác là các yêu cầu có tính đặc thù hơn, liên quan đến những hoạt động cơ bản đơn giản như đi bộ, đứng và ngồi, cũng như nhìn, nghe và trò chuyện.
22 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Những hoạt động cơ bản này được sử dụng như điểm xuất phát bởi vì chúng là một phần của gần như toàn bộ các hoạt động khác. Nếu những không gian hấp dẫn người ta đi bộ, đứng, ngồi, nhìn, nghe và trò chuyện thì chính bản thân điều đó là chất lượng quan trọng, song nó cũng có nghĩa là phạm vi rộng của những hoạt động khác - chơi, thể thao, các hoạt động cộng đồng, v. v. sẽ có cơ sở tốt để phát triển. Điều này một phần, vì có nhiều phẩm chất áp dụng chung cho tất cả các hoạt động và một phần những hoạt động cộng đồng đầy đủ hơn, rộng hơn có thể phát triển một cách tự nhiên từ nhiều hoạt động nhỏ hằng ngày. Các sự kiện lớn tiến hoá từ nhiều sự kiện nhỏ. 1.2. Tổng quan về phố đi bộ Nguyễn Huệ - Quận 1. 1.2.1. Sơ lược về lịch sử và quá trình phát triển của Quận 1. a) Giai đoạn từ 1800 – 1900: 1820
Quận 1 trở thành huyện lỵ của huyện Bình Dương trở thành phủ lỵ phủ Tân Bình và trấn Phiên An
2-1865
Pháp đặt tên Pháp cho 20 đường phố Sài Gòn, tất cả đều là những đường phố nằm trên Quận 1.
1868
Đường Nguyễn Huệ (kinh Lấp) - Hàm Nghi - Lê Lợi - Pasteur... là những kênh rạch bị lấp để làm đường phố.
1870
Các đường phố ở quận 1 được trồng cây hai bên lề.
1879
Xây lát vỉa hè, thoát nước. Định phép ghi số nhà.
b) Giai đoạn từ 1900 – 1975: 1908 1909 1914
1930 1955 1975
Ống cống thoát nước được đặt vào. Thay đèn đường dầu hỏa, khí đốt bằng đèn điện. Chợ Bến Thành mới được xây trên nền của một vũng đầm được san lấp lại được khánh thành Pháp đã xây dựng hoàn chỉnh đô thị Sài Gòn. Phần lớn được tập trung xây dựng ở quận 1 và một phần ở quận 3 hiện nay.
Thời kỳ này cũng có những công trình kiến trúc được xây mới hoặc tôn tạo. Một số công trình mới xây dựng như dinh "Độc lập" nay là dinh Thống nhất, nhiều ngân hàng, Thư viện, khách sạn cao tầng. 23 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
c) Giai đoạn sau 1975: Diện tích thành phố được mở rộng do sáp nhập các vùng lân cận từ tỉnh Gia Định và Chợ Lớn cũ. Vùng đất quận Nhất và quận Nhì của Sài Gòn xưa được gộp thành Quận 1 của Tp.HCM. 1.2.2. Sơ lược về quá trình phát triển của phố đi bộ Nguyễn Huệ. Ngày 30 thánh 4 năm 2015, đánh dấu 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Thành phố Hồ Chí Minh đã khánh thành đường đi bộ Nguyễn Huệ. Đây là con đường đi bộ đầu tiên và cũng là duy nhất hiện nay của thành phố. Được thiết kế khá công phu và hiện đại, đường đi bộ Nguyễn Huệ đã mang lại một diên mạo mới cho khu vực trung tâm Sài Gòn và được đông đảo quần chúng quan tâm.
Hình 1.2.1a. Không gian Phố đi bộ xưa (Nguồn: Vnexpress, 2017).
Hình 1.2.1b. Không gian Phố đi bộ nay (Nguồn: Vnexpress, 2017).
Phố đi bộ Nguyễn Huệ khởi thủy là con kênh đào mang tên Kinh Lớn, dẫn nước từ sông Sài Gòn vào thành Gia Định do Nguyễn Ánh xây dựng năm 1790. Bấy giờ, người dân còn gọi là kênh Chợ Vải do dọc mé kênh có nhiều Hoa kiều tập trung bán vải vóc. Sau khi Pháp chiếm được Sài Gòn, năm 1861, đô đốc Charner ban hành quy định giới hạn địa phận thành phố. Kinh Lớn được đổi tên thành kênh đào Charner, hai bên kênh là con đường chạy song song mang tên Rigault de Genouilly và Charner. Bức ảnh này được nhiếp ảnh Emile Gsell chụp năm 1870.
Hình 1.2.2a. Không gian Phố đi bộ xưa (Nguồn: Vnexpress, 2017).
Hình 1.2.2b. Không gian Phố đi bộ nay (Nguồn: Vnexpress, 2017).
24 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Một bức ảnh khác của Emile Gsell chụp con đường năm 1870 với dòng Kinh Lớn và dãy phố trên đường Charner. Cầu băng qua kênh nối hai bờ là hướng dẫn vào đường Ngô Đức Kế ngày nay.
Hình 1.2.3a. Không gian Chợ cũ ngày xưa (Nguồn: Vnexpress, 2017).
Hình 1.2.3b. Chợ cũ ngày nay đã bị dẹp bỏ (Nguồn: Vnexpress, 2017).
Ở giữa đường Charner là ngôi chợ đầu tiên của Sài Gòn, được xây dựng vào năm 1860. Người Pháp gọi là chợ Charner, còn người dân hay gọi là chợ Lớn hoặc chợ Sài Gòn. Đến năm 1914, khi chợ Bến Thành hoàn thành thì khu chợ này bị dẹp bỏ. Vị trí khu chợ cũ ngày nay nằm ở khu vực tòa nhà Bitexco, và Kho bạc Nhà nước TP HCM ngày nay.
Hình 1.2.4a. Hệ thống tramway ngày xưa (Nguồn: Vnexpress, 2017).
Hình 1.2.4b. Ngà nay trở thành đượng phố cho xe qua lại (Nguồn: Vnexpress, 2017).
Năm 1887, người Pháp cho lấp kênh đào và sáp nhập con đường ở hai bờ thành đại lộ Charner. Tuy nhiên người Sài Gòn thì gọi đường Kinh Lấp. Sau khi lấp kênh, người Pháp xây dựng hệ thống tramway (xe lửa hơi nước) Sài Gòn - Chợ Lớn - Mỹ Tho. Ở đại lộ Charner, đoạn gần sông Sài Gòn có một trạm xe lửa.
25 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 1.2.5a. Thương xá Tax ngày xưa (Nguồn: Vnexpress, 2017).
Hình 1.2.5b. Ngày nay Thương xá Tã trở thành dự án (Nguồn: Vnexpress, 2017).
Từ con kênh thành đại lộ hiện đại, sầm uất những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Các công trình hiện đại đều được người Pháp xây dựng ở con đường này. Tiêu biểu là thương xá Tax, xây dựng năm 1880. Tòa nhà là trung tâm thương mại lâu đời ở Sài Gòn. Cuối năm 2016, thương xá Tax đã bị đập bỏ để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ văn phòng khách sạn
Hình 1.2.6a. Trục TMDV ở Nguyễn Huệ ngày xưa (Nguồn: Vnexpress, 2017).
Hình 1.2.6b. Trục TMDV ở Nguyễn Huệ ngày nay (Nguồn: Vnexpress, 2017).
Tính từ bờ sông Sài Gòn đi vào, phía trái đường Charner mang số lẻ, bên phải mang số chẵn. Phía trái đường vốn là khu chợ nên việc buôn bán sầm uất. Còn bên phải đa số là cửa hàng, quán cà phê của người Pháp. Khách sạn Kim Đô hiện nay là trụ sở Công ty Société des Garages Charner, bán và sửa xe hơi từ cuối thế kỷ 19. Đại lộ Charner trở thành đường rộng nhất Sài Gòn, nơi diễn ra các lễ hội lớn, có nhiều cửa hàng và trụ sở các công ty, khách sạn..
26 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình I.2.7a. Rex Hotel ngày xưa (Nguồn: Vnexpress, 2017).
Hình I.2.7b. Rex Hotel ngày nay (Nguồn: Vnexpress, 2017).
Khách sạn Rex gồm 5 tầng được xây dựng năm 1927. Ban đầu, nơi đây là khu nhà để xe, bán ôtô. Năm 1959, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa nâng cấp thành khách sạn. Sau năm 1975, khách sạn được đổi tên thành Bến Thành cho đến năm 1986 trở lại tên cũ như ngày nay.
Hình I.2.8a. Không gian phía trước UBND Tp.HCM ngày xưa(Nguồn: Vnexpress, 2017).
Hình I.2.8b. Không gian phía trước UBND Tp.HCM ngày nay (Nguồn: Vnexpress, 2017).
Cuối đại lộ Charner lả Dinh Xã Tây, ngày nay là UBND TP HCM được xây từ năm 1898 đến 1909. Còn ở góc đại lộ Bonnard (Lê Lợi) và Charner (Nguyễn Huệ) là ngôi nhà mang tên Hotel des Nations, phía phải hình. Thập niên 40, khu tứ giác Eden được xây dựng tại vị trí ngôi nhà này. Đến năm 2012 dự án trung tâm thương mại xây dựng hoàn thành trên nền khu tứ giác. Năm 1956, đại lộ Charner được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đổi tên thành Nguyễn Huệ. Từ năm 1960, mỗi khi xuân về, đường Nguyễn Huệ xuất hiện chợ hoa từ khắp nơi về tập kết ở bến Bạch Đằng, trên bờ và trải dài trên đại lộ. Cuối thập niên 90, vì lý do trật tự tại trung tâm thành phố nên chợ hoa Nguyễn Huệ chuyển sang công viên 23/9. Năm 2004, chợ hoa trở lại đường hoa với diện mạo mới.
27 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình I.2.9a. Không gian cả trục đường Nguyễn Huệ ngày xưa (Nguồn: Vnexpress, 2017).
Hình I.2.9b. Không gian cả trục đường Nguyễn Huệ ngày nay (Nguồn: Vnexpress, 2017).
Tháng 4/2015, TP HCM khánh thành công trình quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ với chiều dài 670 m, rộng 64 m. 1.3. Sự tác động của thời tiết Nhiệt đới. 1.3.1. Khái niệm về khí hậu thời tiết Nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới là một trong năm nhóm khí hậu chính trong phân loại khí hậu Köppen. Khí hậu nhiệt đới được đặc trưng bởi nhiệt độ trung bình hàng tháng là 18℃ hoặc cao hơn quanh năm và có nhiệt độ nóng. Lượng mưa hàng năm thường dồi dào ở các vùng khí hậu nhiệt đới, và thể hiện nhịp điệu theo mùa ở các mức độ khác nhau. Khí hậu nhiệt đới thường chỉ có hai mùa, một mùa ẩm và một mùa khô. Biên độ nhiệt hàng năm ở các vùng khí hậu nhiệt đới thường rất nhỏ; nắng gay gắt. Có ba kiểu khí hậu nhiệt đới cơ bản trong nhóm khí hậu nhiệt đới: khí hậu rừng mưa nhiệt đới (Af), khí hậu nhiệt đới gió mùa (Am) và nhiệt đới khí hậu ẩm ướt và khô hoặc xavan (Aw hoặc As), được phân loại và phân biệt theo lượng mưa hàng năm và lượng mưa của tháng khô nhất trong các vùng đó.
28 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
1.3.1.1. Phân loại khí hậu nhiệt đới. a. Khí hậu rừng mưa nhiệt đới Phân loại Köppen xác định khí hậu rừng mưa nhiệt đới là có các phạm vi vĩ độ bắc và nam từ 5-10o so với đường xích đạo. Khí hậu rừng mưa nhiệt đới có nhiệt độ cao: nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21°C đến 30°C (70°F đến 85°F). Lượng mưa có thể đạt trên 100 inch một năm. Các mùa phân bố đều trong năm, hầu như không có thời kỳ khô hạn. Khí hậu rừng mưa nhiệt đới khác với các kiểu phụ nhiệt đới khác khí hậu vì nó có nhiều loại cây hơn. Số lượng lớn cây cối góp phần vào độ ẩm của khí hậu vì thoát hơi nước, là quá trình mất nước từ bề mặt của thực vật sống vào khí quyển. Sự ấm áp và lượng mưa dồi dào góp phần tạo nên sự đa dạng và đặc điểm của các thảm thực vật dưới khí hậu rừng mưa nhiệt đới. Các thảm thực vật phát triển theo sự phân tầng thẳng đứng và các dạng sinh trưởng khác nhau để nhận đủ ánh sáng mặt trời, điều này không bình thường trong các kiểu khí hậu khác. b. Khí hậu nhiệt đới gió mùa Khí hậu nhiệt đới gió mùa có phạm vi nhiệt độ hàng năm nhỏ, nhiệt độ cao và lượng mưa dồi dào. Khí hậu này có một mùa khô ngắn diễn ra vào mùa đông. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thường có ở các nước ở Nam và Đông Nam Á khu vực giữa vĩ độ 10 độ Bắc và chí tuyến. Nhiệt độ năm của các vùng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc điểm chính sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,05°C và có phạm vi nhiệt độ hàng năm là 3,6°C. Sự khác biệt giữa mùa mưa và mùa khô hạn, khí hậu nhiệt đới gió mùa khác với các khí hậu nhiệt đới khác vì lượng mưa không đều trong năm. Lượng mưa nhiều vào mùa hè và mùa hạn ngắn xảy ra vào mùa đông. Vùng khí hậu này có tổng lượng mưa hàng năm là 3409,2 mm, và lượng mưa mùa hè là 3115,9mm và lượng mưa mùa đông là 293,3mm. Có ba mùa chính của khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa khô mát từ tháng 10 đến tháng 2, mùa khô nóng từ tháng 3 đến giữa tháng 6 và mùa mưa từ giữa tháng 6 đến tháng 9. 29 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
c. Khí hậu xavan nhiệt đới Khí hậu xavan nhiệt đới chủ yếu nằm trong khoảng từ 10° đến 20° vĩ độ bắc-nam, và thường xảy ra ở rìa ngoài của vùng nhiệt đới. Các vùng điển hình bao gồm trung Phi, một phần Nam Mỹ, cũng như bắc và đông Úc. Phạm vi nhiệt độ của khí hậu xavan là từ 20°C đến 30o. Vào mùa hè, nhiệt độ từ 25oC - 30°C, trong khi vào mùa đông nhiệt độ thấp hơn n 20°C - 30°C. Lượng mưa hàng năm là từ 700 đến 1000 mm. Các tháng khô hạn nhất là từ tháng 11 đến tháng 3 và chúng có lượng mưa ít hơn 60 mm. Nguồn : Khí hậu nhiệt đới - Tropical climate-Theo Wikipedia d. Khí hậu Tp.HCM Khí hậu Tp.HCM thuộc khí hậu nhiệt đới xavan, nhiệt độ cao đều và mưa quanh năm (mùa khô ít mưa). Tp.HCM có hai mùa trong năm: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11 (khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều), còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau (khí hậu khô, nhiệt độ cao và mưa ít). Trung bình, Tp.HCM có 160 tới 270 giờ nắng/tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại. Tp.HCM chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió mậu dịch theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Tp.HCM thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%). Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm.
30 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Bảng 1.3.1. Thống kê nhiệt độ và số giờ nắng trung bình (Nguồn: Wikipedia/Thành phố Hồ Chí Minh.)
Bảng 1.3.2. Thống kê độ ẩm và lượng mưa trung bình (Nguồn: Wikipedia/Thành phố Hồ Chí Minh.) 1.3.1.2. Các vấn đề về nhiệt độ và độ ẩm – Zone thoải mái. Nhiệt độ: Theo nghiên cứu, nhiệt độ môi trường tối thuận cho cơ thể làm việc là 20 – 25oC. Khi đó, cơ thể cảm thấy thoải mái, lao động dễ chịu, hoạt động tối ưu mà không thấy hoặc có rất ít các rối loạn xảy ra. Khi nhiệt độ môi trường cao hơn 25oC thì nhiệt độ môi trường đó bắt đầu rơi vào điều kiện thiếu chuẩn. Tuy nhiên, nó vẫn chưa gây ra cảm giác nóng bức. Theo các con số đo đạc trên da, nhiệt độ trung bình da khoảng 33oC. Nghĩa là, nhiệt độ môi trường từ 33oC trở xuống thì cơ thể còn khả năng thải nhiệt ra ngoài theo con đường bức xạ, người ta không thấy có cảm giác nóng bức. Nhưng nếu nhiệt độ môi trường từ 33oC trở lên, tính theo con số chẵn, từ 34 oC đến trên 40oC thì khả năng thải nhiệt theo con đường bức xạ bị bất hoạt và cơ thể sẽ tiếp nhận thêm nhiệt độ từ môi trường, sinh ra cảm giác nóng bức. – Theo BS. Phúc Hưng, Học viện Quân Y. Zone thoải mái: Từ 20 - 33oC. Nhiệt độ tại Tp. HCM nói chung và phố đi bộ nói riêng trung bình ngày trên 31o C, cao kỷ lục có thể lên tới 40 o C Trong ngày có các thời điểm vượt ngưỡng thoải 31 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
mái của con người, ảnh hưởng tới việc sử dụng phố đi bộ Nguyễn Huệ vào một số thời điểm nhất định trong ngày. 1.3.2. Tác động của khí hậu thời tiết nhiệt đới trong kiến trúc công trình tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. Nắng và nhiệt: Nắng với cường độ cao vào ban ngày ảnh hưởng tới tầm nhìn và ánh sáng công trình. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao khiến các công trình tại phố đi bộ Nguyễn Huệ hầu hết xây dựng kín với các nội thất chống nắng và sử dụng máy điều hòa, các công trình có ban công thường trồng cây và có mái che. Mưa: Các công trình kín, có mái che chịu được mưa.
Hình 1.3.1. Các công trình kín và trồng cây tại ban công (Nguồn: Tác giả, 2021).
Hình 1.3.2. Các công với rèm cửa và mái che (Nguồn: Tác giả, 2021).
32 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
1.3.3. Tác động của khí hậu thời tiết nhiệt đới đối với không gian ngoài trời tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. Nắng và nhiệt: Nắng vào ban ngày làm tăng nhiệt độ của các vật liệu và tiện ích trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Nhiệt độ vượt mức thoải mái dẫn đến việc giảm lượng người đi bộ và các hoạt động diễn ra. Nhiệt độ giảm nhẹ vào buổi tối vào khoảng thoải mái dẫn đến sự đa dạng về người sử dụng và các loại hoạt động. Mưa: Mưa trên phố đi bộ Nguyễn Huệ góp phần làm giảm lượng người đi bộ do thiếu chỗ trú mưa.
Hình 1.3.3a. Phố đi bộ vào buổi trưa
Hình 1.3.3b. Phố đi bộ vào buổi tối (Nhiệt
(Nhiệt độ cao) (Nguồn: Tác giả,
độ thấp hơn) (Nguồn: Tác giả, 2021).
2021). CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2.1. Các cơ sở khoa học. 2.1.1. Cơ sở pháp lý. Đồ án Quy hoạch chi tiết Xây dựng đô thị - Tỷ lệ: 1/2000 (QHPK) Khu Trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh (930ha). Số quyết định: 6708/QĐ-UBND; CQ phê duyệt: UBND Thành phố Hồ Chí Minh; Ngày duyệt: 29/12/2012. Nội dung cần tham chiếu: Thông tin quy hoạch sử dụng đất tại khu vực và chức năng sử dụng đất của lô đất, lô đất hiện đang nghiên cứu thuộc đất công viên cây xanh đô thị. 33 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Thông tư số 06/2013/TT-BXD hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị. CQ phê duyệt: Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Ngày duyệt: 13/5/2013. Nội dung cần tham chiếu: Chương 4 về Thiết kế đô thị trong đồ án Quy hoạch chi tiết.
Quy chuẩn 01/2019/BXD, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Quy hoạch xây dựng. CQ phê duyệt: Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Ngày duyệt: 31/12/2019. Nội dung cần tham chiếu: Chương 2, Mục 2.6.4 về Mật độ xây dựng gộp tối đa của các khu công viên là 5%. 2.1.2. Cơ sở lý thuyết. 2.1.2.1. Nguyên tắc thiết kế không gian công cộng với khí hậu - thời tiết ẩm. Vancouver là một thành phố nổi tiếng với mùa mưa kéo dài, lạnh lẽo và ẩm ướt. Nằm tại vùng rừng mưa ven biển, thành phố phải trải qua hơn 160 ngày mưa trong một năm, tương ứng với lượng mưa khoảng 1,150mm hàng năm, nhiều nhất là vào tháng 10 và tháng 3. Mặc dù thành phố có rất nhiều những không gian công cộng xuất sắc, đa phần chúng đều thiếu sự trang bị đầy đủ để hỗ trợ cho các hoạt động ngoài trời khi trời đổ mưa. Cuộc sống công cộng tại thành phố đang đối mặt với thách thức bởi thời tiết. Khi đó, chiếc dù trở thành lá chắn duy nhất để che chắn được yếu tố mưa, và cuộc sống công cộng lại được tiếp diễn khi mọi người xóa bỏ được ác cảm lúc trời mưa. Điều kiện thời tiết đang có xu hướng cực đoan hơn vì biến đổi khí hậu. Theo như thông tin của thành phố, dân cư phản ánh rằng họ thấy số ngày mưa và những trận mưa lớn diễn ra nhiều hơn vào mùa đông, với sự gia tăng ngày mưa lên đến 33% và ngày mưa cực lớn lên đến 63%. Ngoài ra chu kỳ bão trong 20 năm cũng tăng lên 36%. Kết quả là mùa hè sẽ khô hạn hơn và mùa đông sẽ ẩm ướt hơn. Các không gian công cộng, về mặt chức năng sử dụng và ý tưởng thiết kế sẽ phải thích ứng với kịch bản thời tiết như trên. Thông qua nhận thức về tính dễ bị tổn thương của không gian công cộng dưới thời tiết cực đoan, Vancouver Public Space Network (VPSN, tạm dịch: hệ thống không gian công cộng tại Vancouver), một tổ chức phi lợi nhuận bao gồm các kiến trúc sư và chuyên gia có liên quan đến lĩnh vực quy hoạch xây dựng đô thị, đã đề ra một cuộc thi thiết kế 34 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
nhằm tìm kiếm giải pháp đột phá giúp tăng tính sống động cho không gian ngoài trời vào mùa mưa. Life Between Umbrellas (tạm dịch: Cuộc Sống Dưới Những Cây Dù), là một cuộc thi được đề ra bởi VPSN nhằm cải thiện không gian công cộng và cuộc sống công cộng của thành phố vào mùa mưa, tăng tính thích ứng của không gian với kịch bản thời tiết cực đoan, tận dụng mưa như một nguồn tài nguyên, đồng thời tăng cường các hoạt động xã hội và văn hóa thân thiện với mưa dành cho tất cả mọi người tại thành phố Vancouver. Cuộc thi được triển khai vào ngày 27/2/2019, phạm vi quốc tế, quy mô là một không gian công cộng hiện hữu đang gặp phải các vấn đề về thời tiết.
Bảng 2.1.1. Tiêu chí thiết kế không gian công cộng thân thiện với mưa bởi VPSN
(Nguồn: Rain - friendly principles, Life Between Umbrellas, 2019).
35 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
36 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Bảng 2.1.2. Nguyên tắc thiết kế không gian công cộng thân thiện với mưa bởi VPSN
(Nguồn: Rain - friendly principles, Life Between Umbrellas, 2019).
37 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
2.1.2.2. Nguyên tắc thiết kế đô thị thích ứng với khí hậu - thời tiết khô nóng. Các thành phố có vị trí ở vùng Trung Đông gặp phải hai thách thức lớn nhất, đó là tình trạng thiếu nước và nhiệt độ cao, là một thách thức kép đối với quá trình thiết kế đô thị để cải thiện chất lượng nơi chốn và sức khỏe của cộng đồng. Sự thiếu hụt nước nghiêm trọng, mùa hè khô hạn kéo dài, hiện tượng bão cát, kèm theo quá trình bốc hơi nước diễn ra mạnh mẽ là những mối đe dọa đối với không gian cây xanh, một trong những chìa khóa giúp giảm nhiệt độ trong đô thị nhưng lại gặp nhiều khó khăn hơn để áp dụng và duy trì ở những vùng có khí hậu khô nóng. Nhiệt độ cao kèm theo lượng bức xạ mặt trời lớn có thể gây ra tình trạng vượt giới hạn thoải mái của con người. Nhiệt độ cao cũng dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao hơn, đặc biệt là các bệnh liên quan đến tim mạch do sốc nhiệt. Ngoài ra, những thành phố nằm trong vùng khí hậu khô nóng dễ đối mặt với hiện tượng đảo nhiệt đô thị vào ban ngày lẫn ban đêm. Tình trạng khô nóng tại các đô thị đang ngày càng diễn ra cực đoan hơn do biến đổi khí hậu, dẫn đến cường độ, thời lượng và tần suất các trận bão nhiệt ngày càng tăng mạnh đồng thời lượng mưa cũng giảm đi đáng kể tại vùng Trung Đông. Theo như kết quả nghiên cứu về mối liên hệ giữa tỷ lệ tử vong và nhiệt độ môi trường ở vùng Trung Đông và Bắc Phi, vào năm 2100 tỷ lệ tử vong liên quan đến nhiệt độ sẽ tăng từ 8 đến 20 lần nếu như không có biện pháp nào thích ứng với khí hậu được áp dụng. Điều này đồng nghĩa với mức nhiệt trong môi trường sẽ vượt quá khả năng thích ứng của cơ thể con người trong tương lai. The Rockefeller Foundation, một tổ chức tư nhân được thành lập tại Mỹ vào 14/5/1913, với mục tiêu và tầm nhìn hoạt động là cải thiện đời sống của nhân loại trên thế giới bằng những nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia đến từ 5 lĩnh vực: Y tế, Nông nghiệp, Nghệ thuật, Khoa học xã hội và Quan hệ quốc tế. Năm 2013, tổ chức đã triển khai chương trình The 100 Resilient Cities (tạm dịch 100 Thành phố Thích ứng) nhằm mục đích giúp cho các thành phố xây dựng quá trình phát triển thích ứng với biến đổi của tự nhiên, xã hội và kinh tế trong thế kỷ 21. Đã có hơn 1000 thành phố tham gia và có 100 thành phố được tuyển chọn với những sáng kiến đột phá, trong đó có 5 thành phố đến từ vùng Trung đông. Với sự hợp tác của các chuyên gia đến từ Trung Đông, Úc và Mỹ, họ đã chung tay đề xuất các tiêu chí và nguyên tắc thiết kế đô thị dành cho những thành phố có khí hậu thời tiết khô hạn. 38 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 2.1.1. Tình trạng khí hậu và thời tiết khô nóng tại các đô thị vùng Trung Đông (Nguồn: City design for health and resilience in hot and dry climates, The BMJ, 2020).
Bảng 2.1.3. Tiêu chí thiết kế đô thị thích ứng với khí hậu - thời tiết khô nóng (Nguồn:
City design for health and resilience in hot and dry climates, The BMJ, 2020). 39 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
40 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Bảng 2.1.4. Nguyên tắc thiết kế đô thị thích ứng với khí hậu - thời tiết khô nóng
(Nguồn: City design for health and resilience in hot and dry climates, The BMJ, 2020). 2.1.2.3. Lý thuyết về ba loại hoạt động ngoài trời tại KGCC của Jan Gelh. Theo Jan Gelh, hoạt động ngoài trời trong không gian công cộng bao gồm ba loại: hoạt động thiết yếu, hoạt động tự chọn và hoạt động xã hội. Hoạt động thiết yếu bao gồm các hoạt động mang tính chất bắt buộc với một mức độ nhất định như đi học, làm việc, mua sắm nhu yếu phẩm… So với các hoạt động khác, nhóm hoạt động này đa phần có liên quan đến đi bộ. Vì những hoạt động như đi học, đi làm, vận chuyển, mua sắm là thiết yếu nên sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tự nhiên như thời tiết hay nhiệt độ, … Nói cách khác, các hoạt động thiết yếu có khả năng chịu đựng tác động ngoại cảnh tốt hơn những loại hình hoạt động khác. Khi khu vực ngoài trời có chất lượng không tốt thì chỉ có hoạt động thực sự thiết yếu mới diễn ra. Hoạt động tự chọn là những việc người ta thích làm nếu thời gian và địa điểm cho phép. Loại hoạt động này bao gồm những việc như đi bộ để hít thở không khí trong lành, tham quan, thư giãn, ngắm nhìn đường phố và mọi người… Những hoạt động đó chỉ 41 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
diễn ra khi điều kiện môi trường thuận lợi. Nói cách khác, sự tồn tại của các hoạt động tự chọn đa phần là phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh. Khi điều kiện môi trường tự nhiên tối ưu thì cả hoạt động thiết yếu và hoạt động tự chọn đều diễn ra. Tuy nhiên, ở những nơi có chất lượng KGCC thấp thì hoạt động tự chọn diễn ra ở mức tối thiểu. Ngoài ra, hoạt động tự chọn diễn ra đa dạng nhất khi điều kiện môi trường và chất lượng KGCC ở trạng thái tốt nhất. Hoạt động xã hội là những hoạt động phụ thuộc vào sự hiện diện của hai loại hoạt động trên. Các hoạt động xã hội gồm nhiều dạng khác nhau của những hoạt động cộng đồng như gặp gỡ, giao tiếp, trao đổi thông tin và cuối cùng là hoạt động xã hội phổ biến nhất: sự tiếp xúc thụ động, nghĩa là chỉ nhìn và nghe người khác. Đặc tính của hoạt động xã hội là phụ thuộc vào bối cảnh mà chúng diễn ra trong đó. Ở những KGCC có chất lượng tốt thì các hoạt động xã hội diễn ra một cách toàn diện. Ở đường phố và trung tâm thành phố, hoạt động xã hội nói chung sẽ có tính chất hời hợt bề ngoài, với chủ yếu là sự tiếp xúc thụ động - nhìn và nghe nhiều người không quen biết. Các hoạt động xã hội tiến triển dần từ sự liên kết giữa hai loại hoạt động kia. Cơ hội nhìn, nghe và gặp gỡ người khác cũng có thể là một trong những cái hấp dẫn quan trọng nhất tại trung tâm thành phố và trên những đường phố đi bộ. Theo phân tích về tuyến phố thương mại dịch vụ có hoạt động đi bộ sôi nổi Stroget ở Copenhagen, có rất ít trường hợp dừng chân trước các tòa nhà văn phòng, ngân hàng đơn điệu. Trái lại, những trường hợp người đi bộ dừng chân nhiều được ghi nhận tại các cửa hàng, nơi triển lãm tranh ảnh, sạp báo, quán ăn, … Sự sôi nổi của các hoạt động đang diễn ra từ con người trên đường phố đã trở thành mối quan tâm chính và hành vi mà con người quan sát những người khác hoạt động đã tạo nên sự hấp dẫn chính của khu vực đó. Do đó, hoạt động đi bộ trên một tuyến phố TMDV không chỉ là nhìn ngắm các công trình kiến trúc và không gian vật thể, mà bên cạnh đó người đi bộ còn muốn quan sát hoạt động đặc trưng của con người trên tuyến phố ấy. Sự sôi nổi và đa dạng trong hoạt động mua bán trên tuyến phố, các gian hàng triển lãm hoặc các khu ăn uống cũng góp phần thu hút người đi bộ đến đây. Chất lượng của hoạt động xã hội lẫn hoạt động tự chọn được cải thiện đáng kể ở nơi đường phố dành cho đi bộ hoặc không có xe cơ giới lưu thông được thiết lập trong những khu vực đô thị hiện hữu. Thông qua các yếu tố về không gian được cải thiện đã đem lại kết quả là tăng mạnh số lượng người đi bộ, thời 42 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
gian trung bình dành cho hoạt động ở ngoài trời được kéo dài hơn và phạm vi diễn ra các hoạt động ở ngoài trời được mở rộng đáng kể. 2.1.3. Cơ sở thực tiễn. 2.1.3.1. Dự án cải tạo bến thuyền Clarke - Mái che Angel, Singapore. Bến du thuyền Clarke phát triển kinh tế cực thịnh vào giai đoạn những năm 1990 khi lượng du khách đến khu vực tăng mạnh. Sau mười năm, vào giai đoạn những năm 2000, quá trình phát triển kinh tế cùng với sự xuất hiện các khu mua sắm phức hợp, bến Clarke đã mất dần khả năng cạnh tranh sức hút du lịch với khu vực trung tâm của thành phố. Khu vực Clarke cũng phải chịu tác động sâu sắc bởi khí hậu khắc nghiệt ở Singapore, đó là cái nắng nóng vào mùa khô và sự ẩm ướt vào mùa mưa. Sở hữu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tương tự như ở Tp.HCM, Singapore trải qua hai mùa đó là mùa khô và mùa mưa, mùa khô sẽ kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, còn mùa mưa sẽ kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2. Trong cả năm, số ngày mưa lên đến 167 ngày với lượng mưa trung bình khoảng 2.340 mm, kèm theo độ ẩm cao dao động từ 70% – 80%. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường trung bình từ 25'C đến 31’C, với nhiệt độ cao nhất được ghi nhận năm 1983 là 37’C và nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận năm 1989 là 19’C.
43 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Biểu đồ 2.1.1. Biểu đồ số ngày mưa và lượng mưa theo tháng ở Singapore (Nguồn: Meteorological Service Singapore, Climate of Singapore).
Biểu đồ 2.1.2. Biểu đồ số giờ nắng và nhiệt độ trung bình theo tháng ở Singapore (Nguồn: Meteorological Service Singapore, Climate of Singapore). Không có nơi trú mưa và hệ thống điều hòa nhiệt độ, đường phố ở bến Clarke rất khó để sử dụng vào những ngày nắng nóng và mưa lớn. Các chủ cửa hàng, quán ăn đều than phiền rằng doanh nghiệp của họ đã giảm khoảng 50% lợi nhuận kinh doanh so với thời kỳ trước. Chính vì vậy, CapitaLand, một công ty đa quốc gia chuyên đầu tư về lĩnh vực bất động sản và hạ tầng của Singapore, đã triển khai một dự án cải tạo để mang lại sức sống mới cho bến thuyền Clarke. Ý tưởng chính của phương án cải tạo đó là tạo ra giá trị thông qua nâng cấp tài sản vật chất một cách triệt để. Theo như đại diện của CapitaLand, không gian cải tạo sẽ trở thành một khu vực phát triển kinh tế lịch sử giống như ở Thượng Hải, với hiệu quả thu hút khách du lịch tăng lên 80% số khách nội địa và 20% số khách quốc tế. Thông qua kế hoạch đầu tư, CapitaLand đã mời công ty kiến trúc Alsop Architects để phác thảo ý tưởng và thiết kế dự án với mục tiêu bao gồm: cải tạo cảnh quan đường phố và không gian mặt nước, tăng tính thích ứng với khí hậu thời tiết bằng cách giảm thiểu nhiệt độ môi trường vào mùa nắng và độ ẩm môi trường vào mùa mưa. Nói cách khác, dự án cải tạo nhằm mục đích tạo lập không gian văn hóa, thương mại, dịch vụ, du lịch, giải trí giao lưu với mặt nước có khả năng thích ứng với thời tiết cực đoan tại Singapore.
44 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Trong phương án thiết kế của kiến trúc sư Alsop, ông đã lấy ý tưởng từ lá sen để thiết kế hình ảnh khu vực ăn uống, đồng thời dù che cũng được mô phỏng theo hình ảnh hoa chuông xanh có thể phát sáng vào ban đêm, vừa tăng tính tương tác với mặt nước vừa tạo lập không gian bán riêng tư cho thực khách. Để điều chỉnh vi khí hậu của khu vực, hàng loạt các mái che khổng lồ được lắp đặt trên bốn trục đường và quảng trường có chiều cao vượt qua khỏi các dãy nhà phố thương mại. Cấu trúc mái che này có tên gọi là “Angel” được nâng đỡ bằng khung thép, trên khung thép được trang bị hệ thống kiểm soát nhiệt độ môi trường bao gồm những chiếc quạt máy và vòi phun nước. Cấu trúc mái che còn có thể tạo luồng gió nhẹ ở bên dưới để làm mát không gian được che chở, kết hợp với cây xanh tầm thấp dọc theo các tuyến đường và vòi phun nước âm sàn ở quảng trường để tối ưu hóa hiệu quả làm mát khu vực. Kết quả là nhiệt độ trung bình trên toàn khu vực bến thuyền giảm còn 28’C vào ban ngày, chênh lệch khoảng 5’C giữa không gian được che mát với không gian không được che. Tổng điện năng cần dùng để vận hành hệ thống máy lạnh ở các dãy nhà phố giảm đến 85%, đồng thời số lượng người đi bộ cũng tăng lên đáng kể và giá trị kinh tế của mặt bằng cho thuê nhà phố cũng cao hơn so với trước dự án. Vào buổi tối, nhờ ứng dụng phương pháp chiếu sáng nhân tạo, những chiếc dù “Angel” đã tạo nên hình ảnh hoạt động sôi nổi về đêm, những hình ảnh đó lại phản chiếu xuống mặt nước tạo nên một không gian sống động gần như cả ngày lẫn đêm.
45 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 2.1.2. Mặt bằng tổng thể khu bến thuyền Clarke, Singapore (Nguồn: Will alsop Clarke Quay redevelopment, 2006). Khu vực bến thuyền Clarke gồm 7 phân khu chức năng: 1 – Mái che Angels, 2 – Quảng trường trung tâm, 3 – Khu cafe ngoài trời, 4 – Gara đỗ xe, 5 – Cầu đi bộ, 6 – Bến thuyền, 7 – Khu trò chơi cảm giác mạnh.
Hình 2.1.3a. Mái che Angel vào buổi
Hình 2.1.3b. . Mái che Angel vào buổi tối
sáng (Nguồn: Will alsop Clarke Quay
(Nguồn: Will alsop Clarke Quay
redevelopment, 2006).
redevelopment, 2006).
Hình 2.1.4a. Khu cafe ngoài trời vào buổi
Hình 2.1.4b. Khu cafe ngoài trời vào
sáng (Nguồn: Will alsop Clarke Quay
buổi tối (Nguồn: Will alsop Clarke Quay
redevelopment, 2006).
redevelopment, 2006).
46 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 2.1.5a. Phối cảnh khu bến thuyền
Hình 2.1.5b. Phối cảnh khu bến thuyền
Clarke vào buổi sáng (Nguồn: Will alsop
Clarke vào buổi tối (Nguồn: Will alsop
Clarke Quay redevelopment, 2006).
Clarke Quay redevelopment, 2006).
Hình 2.1.6. Sơ đồ ý tưởng thiết kế mái che Angel tại bến thuyền Clarke – Spark Architects (Nguồn: Will alsop Clarke Quay redevelopment, 2006). Thông tin chung về dự án: Vị trí: Bến thuyền Clarke, Singapore. Quy mô: 4.6 Ha. Thời gian: 2002 – 2006. Đơn vị đầu tư: CapitaLand. Đơn vị thiết kế: Alsop Architects, Spark Architects Đơn vị thi công: LSAA - Lightweight Structures Association of Australasia. 47 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Tổng ngân sách: SGD $85 triệu. Lượt du khách: Khoảng 2 triệu khách/năm. Giải thưởng: Cityscape Architectural Review Award (2007) và the Cityscape Asia Awards, Best Waterfront Development (2008). 2.1.3.2. Life Between Umbrellas – Cuộc sống dưới những cây dù, Vancouver.
Vancouver nằm trong vùng khí hậu ôn hòa hải dương và là một trong ba thành phố mưa nhiều nhất ở Canada, với số ngày mưa lên đến 161 ngày và lượng mưa trung bình đạt 2,351 mm trong năm. So với những thành phố khác ở Canada, bốn mùa ở Vancouver không có sự rõ rệt nhiều, chỉ có thể nhận biết thông qua hai mùa chính đó là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô sẽ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, còn mùa mưa bắt đầu từ tháng 10 cho đến tháng 3. Vào mùa khô, thời tiết tương đối ấm áp và có nắng nhẹ với nhiệt độ trung bình khoảng 18’C, nhất là vào tháng 7 đến tháng 9 là giai đoạn có thời tiết thoải mái nhất. Tuy nhiên vào mùa mưa, nhiệt độ trung bình rơi xuống khoảng từ 2’C đến 10’C, đặc biệt vào tháng 12 là thời điểm lạnh nhất trong năm với nhiệt độ dưới 0’C, kèm theo độ ẩm trung bình là 70%. Mưa lớn kết hợp với tuyết rơi, đường phố và các không gian công cộng bắt đầu gặp phải hiện tượng đóng băng bề mặt, gây ra vấn đề trơn trượt nguy hiểm cho người đi bộ và các phương tiện lưu thông. Sự ẩm ướt, lạnh cóng và tối tăm vào mùa mưa cũng khiến cho chất lượng của các KGCC bị giảm đi đáng kể. Chính vì vậy, Vancouver Public Space Network, một tổ chức phi lợi nhuận bao gồm các kiến trúc sư và chuyên gia có liên quan đến lĩnh vực quy hoạch xây dựng đô thị, đã đề ra một cuộc thi Life Between Umbrellas nhằm tìm kiếm giải pháp đột phá giúp tăng tính sống động cho không gian ngoài trời vào mùa mưa.
Biểu đồ 2.1.3. Biểu đồ số ngày mưa/tuyết qua các tháng trong năm tại Vancouver (Nguồn: weather-and-climate.com).
48 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Biểu đồ 2.1.4. Biểu đồ lượng mưa qua các tháng trong năm tại Vancouver (Nguồn: weather-and-climate.com).
Biểu đồ 2.1.5. Biểu đồ độ ẩm qua các tháng trong năm tại Vancouver (Nguồn: weather-and-climate.com).
Biểu đồ 2.1.6. Biểu đồ nhiệt độ qua các tháng trong năm tại Vancouver (Nguồn: weather-and-climate.com).
Biểu đồ 2.1.7. Biểu đồ số giờ nắng qua các tháng trong năm tại Vancouver (Nguồn: weather-and-climate.com). 49 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Sau đây là một số phương án thiết kế của cuộc thi Life Between Umbrellas được VPSN bình chọn: Incomplete Canopy (tạm dịch: Những mảnh ghép che mưa) Lấy ý tưởng từ mặt hồ được lắp đầy những bông hoa loa kèn, các lỗ tròn được đục khoét trên bề mặt mái che, cấu trúc tạo thành một mái che không hoàn chỉnh và đòi hỏi những người đi đường lắp đầy những lỗ trống đó bằng chiếc ô của họ. Mỗi mái che là một mô đun để có thể kết nối và tương tác với nhiều loại kích thước, quy mô khác nhau. Phần trên là mái che có thể để được bốn chiếc ô cùng lúc, phần dưới là chỗ để ngồi nghỉ ngơi, phần trung tâm được gắn liền với các khớp nối để giữ chặt thân ô. Các thành phần của mái che đều rời nhau và có thể dễ dàng lắp ráp và vận chuyển. Mỗi module bao gồm 4 cấu trúc: Tấm tráng bằng kim loại được phủ bởi PVDF, thanh để giữ những chiếc ô, thanh chịu lực bằng thép gió (HSS), ghế bê tông bên trong có giá đỡ bằng kim loại. Với sự linh hoạt, đơn giản và thiết kế bắt mắt đã tạo nên không gian sống động trong mưa. Ngoài ra, từ một không gian cá nhân của một chiếc ô trở thành khối tổ hợp liên tiếp các mái che công cộng.
Hình 2.1.7. Ý tưởng và thông số thiết kế module mái che, Stream 2: Entry B9 (Nguồn: lifebetweenumbrellas.ca/b9-between-umbrellas).
50 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 2.1.8. Ý tưởng và thông số thiết kế module mái che, Stream 2: Entry B9 (Nguồn: lifebetweenumbrellas.ca/b9-between-umbrellas). Urban Umbrellas (tạm dịch: Những chiếc dù trên đường phố) Khi buộc lòng phải di chuyển ở trong cơn mưa, người đi bộ thường có xu hướng đi nhanh hơn bình thường, đầu thì cuối xuống, mắt thì nhìn xuống đất để tránh mưa tạt vào mặt làm cay mắt. Trên đường đi, họ sẽ bắt gặp những ngã tư hay nút giao thông, tại đó họ phải dừng lại và chờ đợi từ 20 đến 30 giây cho tới khi đèn giao thông ra tín hiệu thì họ mới được phép băng qua đường. Chính khoảng thời gian từ 20 đến 30 giây đó là khoảnh khắc khó chịu nhất của người đi bộ khi họ buộc phải đứng chờ dưới cơn mưa một cách lạnh lẽo trong bộ đồ ướt sũng của mình. Sự bất tiện và bực bội đó đã phần nào khiến cho người đi bộ có ác cảm hơn với trời mưa. Những chiếc dù trên đường phố là một giải pháp tiện lợi theo mô-đun có thể giúp người đi đường ứng biến kịp thời khi trời bất ngờ đổ mưa. Vị trí lắp đặt mô đun nằm rải rác tại các ngã giao và nơi đón xe buýt mà không có mái che, những cây dù này là một phương án đóng góp thêm nơi trú mưa tạm thời trên đường phố với hình ảnh đầy chất nghệ sĩ.
51 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Ý tưởng thiết kế này cũng khuyến khích người đi bộ sử dụng giao thông công cộng đặc biệt ở các khu vực phải đứng chờ quá lâu mà không có mái che. Không chỉ ở trên đường phố, những cây dù này còn được bố trí dọc theo các tuyến phố đi bộ, vừa tạo nên tính đặc trưng về mặt hình ảnh, vừa mang lại điểm dừng chân thú vị cho người sử dụng. Mô-đun dù che này được thiết kế theo cấu trúc linh hoạt để có thể quấn quanh bất kỳ vật thể nào có hình trụ như cột đèn đường, cột đèn giao thông, cột biển báo, thân cây, ... Ngoài ra, chất liệu chính để làm nên chiếc dù này là silicon, một loại nhựa dẻo có khả năng chống thấm, thân thiện với môi trường, chống chịu được va đập và có thể tái chế. Nhờ vào chất liệu silicon, mỗi một cây dù là một tác phẩm nghệ thuật được tài trợ bởi nhóm họa sĩ chuyên nghiệp. Khi đó, cánh dù đóng vai trò như một tấm bảng, các nghệ sĩ dùng tài năng của mình để sơn vẽ thành những bức tranh nghệ thuật đầy sắc màu trên đường phố. Đặc biệt hơn, các tác phẩm này sẽ thường xuyên được thay đổi sao cho hình ảnh của đường phố hài hòa với mùa màng trong năm. Đây được coi là giải pháp với chi phí đầu tư phải chăng, vừa mang lại sự tiện ích cho cộng đồng, vừa mang lại cơ hội cho nghệ sĩ và vừa đóng góp hình ảnh đẹp đẽ cho thành phố dưới mọi kiểu thời tiết.
Hình 2.1.9. Ý tưởng và thông số thiết kế module mái che, Stream 2: Entry B8 (Nguồn: lifebetweenumbrellas.ca/b8-between-umbrellas).
52 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 2.1.10. Ý tưởng và thông số thiết kế module mái che, Stream 2: Entry B8 (Nguồn: lifebetweenumbrellas.ca/b8-between-umbrellas). 2.1.3.3. Dự án phát triển khu đô thị phức hợp Xeritown, Dubai. Dubai là một thành phố nằm trong quốc gia Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE, viết tắt của United Arab Emirates) thuộc vùng Trung Đông. Là một thành phố xa hoa với các công trình kiến trúc hiện đại đẳng cấp quốc tế, Dubai được xếp hạng thứ tư trong danh sách những thành phố đáng để trải nghiệm du lịch trên thế giới. Tuy nhiên, môi trường tự nhiên ở Dubai lại đang trải qua nhiều biến động do biến đổi khí hậu, nhất là hiện tượng hạn hán kéo dài do nhiệt độ tăng cao. Sở hữu khí hậu nhiệt đới sa mạc, số ngày mưa diễn ra rất ít với lượng mưa chỉ khoảng 100mm hoặc thấp hơn trong một năm, ngược lại số giờ nắng lên đến 3,570 giờ trên cả năm. Khí hậu thời tiết ở Dubai được chia ra làm hai mùa rõ rệt, đó là mùa hè và mùa đông. Mùa hè thường kéo dài vào tháng 5 cho đến tháng 10, còn mùa đông sẽ bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4. Vào mùa hè, thời tiết gần như không có mưa, nhiệt độ trung bình hiếm khi dưới 30’C và thông thường sẽ đạt đến mức 40’C hoặc cao hơn. Ngoài ra, một hiện tượng tự nhiên đặc biệt ở Dubai vào mùa hè đó là bão cát. Hạn hán kéo dài khiến cho mặt đất trở 53 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
nên nứt nẻ, kết hợp với luồng gió nóng thổi qua sa mạc làm xới tung đất cát lên không trung, tạo nên những cơn bão cát khổng lồ quét qua thành phố. Đất cát bay tứ tung trong không khí khiến cho đường phố và các không gian ngoài trời trở nên ô nhiễm, đồng thời tầm nhìn bị giảm đi đáng kể trong một thời gian dài khoảng vài ngày. Hơn nữa, vì Dubai là thành phố giáp biển có độ ẩm tương đối cao đạt 60% do hiện tượng bốc hơi nước diễn ra mạnh mẽ, điều này khiến cho thời tiết lại trở nên cực kỳ khó chịu vào mùa hè, kèm theo hiện tượng đảo nhiệt đô thị làm cho môi trường trở nên có hại cho sức khỏe. Đối với mùa đông, thời tiết tương đối mát mẻ hơn với nhiệt độ trung bình rơi vào tầm từ 14’C đến 23’C, đây được xem là thời gian thoải mái nhất để diễn ra các hoạt động ngoài trời, mặc dù vào mùa đông có xuất hiện mưa nhẹ nhưng không đáng kể.
Biểu đồ 2.1.8. Biểu đồ số ngày mưa qua các tháng trong năm tại Dubai (Nguồn: weather-and-climate.com).
Biểu đồ 2.1.9. Biểu đồ lượng mưa qua các tháng trong năm tại Dubai (Nguồn: weather-and-climate.com).
54 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Biểu đồ 2.1.10. Biểu đồ độ ẩm qua các tháng trong năm tại Dubai (Nguồn: weatherand-climate.com).
Biểu đồ 2.1.11. Biểu đồ nhiệt độ qua các tháng trong năm tại Dubai (Nguồn: weather-and-climate.com).
Biểu đồ 2.1.12. Biểu đồ số giờ nắng qua các tháng trong năm tại Dubai (Nguồn: weather-and-climate.com). X Architects là một hãng kiến trúc được thành lập bởi các kiến trúc sư người Ả Rập, cùng với SMAQ là một công ty của Đức chuyên nghiên cứu về lĩnh vực kiến trúc và đô thị học, đã hợp tác với nhau để đưa ra phương án thiết kế bền vững cho khu đô thị mở rộng tại Dubai. Khu đô thị phức hợp có tên Xeritown được thiết kế nhằm mục đích đạt được sự phát triển bền vững, mang lại đời sống thích ứng với khí hậu cho người dân và giảm thiểu tiêu thụ nguồn năng lượng, đồng thời bảo tồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm nguồn nước, đất và hệ sinh thái. Xeritown rộng khoảng 59 Ha được xây dựng tại Dubailand, một khu vực bên trong đất liền được đầu tư và khai thác. Tại Dubailand, không chỉ có khu dân cư mà còn có thêm các hạng mục đầu tư khác như công viên chuyên đề, địa điểm tổ chức sự kiện, cơ sở y tế, khu du lịch sinh thái cùng với những dịch vụ lưu trú cao cấp và trung tâm thương mại. Quy mô dân số khoảng 7000 người và lượng khách du lịch theo ước tính thêm 15 triệu khách.
55 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 2.1.11. Sơ đồ liên hệ vị trí Xeritown trong khu đất Dubailand tại Dubai (Nguồn: X-Architects and SMAQ). Ý tưởng chính của dự án Xeritown xuất phát từ thuật ngữ Xeriscaping, một khái niệm thiết kế cảnh quan hiện đại. Xeriscaping là kỹ thuật thiết kế kiến trúc cảnh quan có khả năng chịu được hạn hán, với mục tiêu là bảo toàn nguồn nước và giảm thiểu mức độ chăm sóc cây trồng. Kỹ thuật thiết kế này chủ yếu sử dụng những loại thực vật bản địa đã sẵn thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đồng thời bố trí cây xanh hợp lý sao cho sử dụng được nguồn nước một cách hiệu quả nhất có thể. Giải pháp thiết kế đô thị thụ động tại Xeritown Chìa khóa thiết kế cho bất kỳ dự án bền vững nào đó là mặt bằng tổng thể phải tương thích với yếu tố bối cảnh môi trường, từ đó đề ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của tự nhiên lên dự án, hay còn gọi là thiết kế thụ động. 56 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Đội thiết kế đã phác họa lên Xeritown là một khu dân cư mật độ cao xen kẽ với cảnh quan tự nhiên. Diện tích dành cho khu vực xây dựng chiếm 50% tổng diện tích khu đất, có hình thái không gian thích ứng với hướng nắng mặt trời để đạt được hiệu quả tỏa bóng mát và tránh nắng trực tiếp. Trong cấu trúc thành phố nén, hình thái đô thị được định hình bằng những tuyến đường hẹp và quảng trường nhỏ, đây cũng là phương pháp thiết kế truyền thống tại các thành phố ở Ả Rập. Hướng công trình cũng như hình thái của khu đô thị được tối ưu hóa sao cho tận dụng được nguồn gió tự nhiên. Luồng gió mát thổi từ phía biển theo hướng Tây được phép thổi qua khu đất nhiều nhất có thể nhằm đẩy lùi luồng gió nóng thổi từ phía sa mạc theo hướng Nam. Nhờ tận dụng được luồng gió mát, các không gian ngoài trời được thông gió tự nhiên liên tục, đồng thời điều chỉnh được vi khí hậu của khu vực. Hướng không gian của Xeritown không chỉ tận dụng thông gió tự nhiên, mà còn giúp hạn chế hấp thụ bức xạ mặt trời và nhiệt độ trên các mặt đứng công trình. Kết quả là giảm thiểu được nhu cầu sử dụng năng lượng để làm mát bên trong công trình cũng như ngoài trời. Ngoài ra, các không gian ngoài trời cũng được tăng cường bóng mát, những tuyến phố đi bộ dọc theo trục thương mại dịch vụ được trang bị mái che cỡ lớn để tỏa bóng râm liên tục cho người đi bộ. Một số công trình cao trên 12 tầng cũng có khả năng che nắng cho các không gian bên cạnh, kết hợp với không gian xanh chịu hạn để giữ được độ ẩm làm mát cho khu vực.
57 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 2.1.12. Sơ đồ mật độ xây dựng so với mật độ cảnh quan, biểu kiến mặt trời và hướng tổ chức không gian mặt bằng của khu đô thị nén Xeritown (Nguồn: Carboun – Middle East Sustainable Cities, 2010).
Hình 2.1.13. Sơ đồ hướng thông gió tự nhiên trong không gian, hoa gió và sơ đồ phân tích không gian vật thể khi có gió thổi qua khu đất (Nguồn: Carboun – Middle East Sustainable Cities, 2010).
58 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 2.1.14. Phối cảnh tuyến phố thương mại dịch vụ có mái che dọc theo lối đi bộ (Nguồn: Carboun – Middle East Sustainable Cities, 2010). Ngoài yếu tố thích ứng với nắng và gió, Xeritown cũng đề cao việc sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả, đặc biệt là năng lượng xanh. Ví dụ như, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi ngầm dưới đất bao gồm mạng lưới cấp điện và mạng lưới cấp thoát nước, mạng lưới điện sẽ kết nối với hệ thống các tấm pin mặt trời và tua bin gió trên mái nhà hoặc mái che. Từ đó truyền tải điện năng để vận hành hệ thống làm mát, hệ thống tưới tiêu và hệ thống chiếu sáng đô thị.
Hình 2.1.15. Mặt cắt không gian hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của Xeritown (Nguồn: Carboun – Middle East Sustainable Cities, 2010).
Hình 2.1.16. Phối cảnh chim bay khu đô thị Xeritown (Nguồn: Carboun – Middle East Sustainable Cities, 2010).
59 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Các phương pháp nghiên cứu. Phương pháp quan sát: Phương pháp thu thập thông tin bằng quan sát trực quan thông qua cảm thụ của các giác quan, trong đó chủ yếu là thị giác, thính giác, xúc giác. Phương pháp điều tra xã hội học: Thu thập thông tin từ quần chúng thông qua các phiếu hỏi, bảng hỏi nhằm thu thập thông tin, số liệu về xu hướng và nhu cầu sử dụng phố đi bộ Nguyễn Huệ dưới tác động của thời tiết-khí hậu của người dân. Phương pháp lịch sử: Phương pháp sử dụng các dữ kiện lịch sử của khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ qua các thời kỳ. Phương pháp bản đồ hóa : Phân vùng, chồng lớp bản đồ trên các đối tượng nghiên cứu cho ra những thông tin được chuyển tải bằng bản đồ hóa mang tính khái quát cao. Phương pháp biểu đồ, sơ đồ hóa : thể hiện thông tin và dữ liệu dưới dạng biểu đồ thống kê và sơ đồ rút gọn. Phương pháp thu thập dữ liệu : Thu thập thông tin thông qua tài liệu, văn bản, khảo sát thực tiễn. Phương pháp thống kê : Thu thập và xử lý số liệu, điều tra chọn mẫu, nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng và dự đoán. Phương pháp phân tích tổng hợp: SWOT và what-why-how là kết quả của quá trình xử lý thông tin và tổng hợp. 2.2.2. Cách ứng dụng phương pháp.
60 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 2.2.1. Sơ đồ quá trình áp dụng phương pháp nghiên cứu để phân tích hoạt động của người sử dụng trên phố đi bộ (Nguồn: Tác giả, 2021).
Hình 2.2.2. Sơ đồ quá trình áp dụng phương pháp nghiên cứu để phân tích không gian vật thể tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021).
Hình 2.2.3. Sơ đồ quá trình áp dụng phương pháp nghiên cứu để phân tích diễn biến của khí hậu thời tiết trên phố đi bộ (Nguồn: Tác giả, 2021).
61 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 2.2.4. Sơ đồ quá trình áp dụng phương pháp nghiên cứu để phân tích và đánh giá tác động của thời tiết đối với mức độ sử dụng của người đi bộ trên phố (Nguồn: Tác giả, 2021). 2.2.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu.
Hình 2.2.5. Sơ đồ chi tiết quá trình thực hiện nghiên cứu (Nguồn: Tác giả, 2021).
62 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
63 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Bảng 2.2.1. Ứng dụng phương pháp vào quá trình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả, 2021).
64 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỜI TIẾT ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG TRÊN KHÔNG GIAN PHỐ ĐI BỘ NGUYỄN HUỆ 3.1. Xác định và phân tích các yếu tố đặc trưng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. 3.1.1. Người sử dụng phố đi bộ Nguyễn Huệ 3.1.1.1. Quan điểm chung của người sử dụng về thời tiết tại phố đi bộ. Mục tiêu của phương pháp điều tra xã hội học đó là hiểu rõ được suy nghĩ, cảm nhận và hành vi của người sử dụng trên phố đi bộ một cách khách quan. Phương pháp này giúp tạo cơ sở tiền đề định hướng cho việc thực hiện phương pháp quan sát. Ngoài ra, phương pháp này cũng đóng góp vào cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Số lượng mẫu lấy ý kiến là 230 mẫu, bao gồm 200 mẫu được khảo sát qua phiếu điền trực tuyến và 30 mẫu được khảo sát qua phiếu điền trực tiếp tại khu vực nghiên cứu. Bảng hỏi được thiết kế đơn giản dành cho tất cả mọi đối tượng (không giới hạn độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nơi sinh sống). Mọi kết quả trả lời đều được ghi nhận và trình bày dưới dạng biểu đồ thống kê. Công cụ chính là bảng hỏi với số lượng câu hỏi là 26 câu, tất cả đều thuộc dạng câu hỏi đóng theo hình thức đánh trắc nghiệm. Có 10 câu hỏi trắc nghiệm được đính kèm thêm phần trả lời tự luận, dành cho những ý kiến nằm ngoài đáp án có sẵn. Về mặt cấu trúc nội dung của bảng hỏi, số lượng và trình tự các câu hỏi được sắp xếp theo 6 phần sau: thông tin cá nhân, thời gian sử dụng phố đi bộ, hoạt động diễn ra trên phố, mức độ quan tâm đến thời tiết khi đi dạo trên phố, mức độ thoải mái trong quá trình sử dụng, ý kiến cá nhân về tình hình chung của phố đi bộ.
65 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Bảng 3.1.1. Nội dung của bảng câu hỏi điều tra xã hội học (Nguồn: Tác giả, 2021).
66 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
67 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Bảng 3.1.2. Thống kê kết quả của quá trình điều tra xã hội học (Nguồn: Tác giả, 2021).
68 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Nhận xét chung: Theo như kết quả điều tra xã hội học, nội dung phần thông tin cá nhân, khoảng 80% người sử dụng thuộc độ tuổi từ 18 đến 30, hay còn gọi là độ tuổi thanh niên, giai đoạn có nhiều nhu cầu giải trí về mặt tinh thần. Ngoài ra, số lượng người tham gia phố đi bộ đa phần là học sinh và sinh viên, chiếm khoảng 66%. Về phần xuất thân, có 63,5% người đến từ Tp.HCM và 35,7% người đến từ những tỉnh thành khác. Để tiếp cận phố đi bộ, có đến 82,2% người đi đến khu vực bằng xe máy và thời gian di chuyển từ nơi sinh sống đến khu vực tầm 20 đến 30 phút là chủ yếu. Về nội dung phần thời gian sử dụng phố đi bộ, thứ Bảy và Chủ Nhật là hai ngày có đông người ra phố nhất. Tuy nhiên, khung giờ hoạt động lý tưởng trong ngày chủ yếu là từ 16:00 đến 20:00. Trong quá trình tham gia vào không gian, đa số người sử dụng dành ra khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng, và tần suất sử dụng chủ yếu là không theo một chu kỳ nhất định nào, có trường hợp ra nhiều lần trong một tháng nhưng cũng có trường hợp ra vài lần trong một năm. Về nội dung phần hoạt động diễn ra trên phố đi bộ, khoảng 73,5% người đi cùng với bạn bè khi ra phố. Họ thường ra phố để đi dạo, hóng mát, chụp ảnh, trò chuyện, ăn uống và mua sắm là chính. Hơn nữa, ba khu vực có xu hướng tập trung đông người đó là khu vực hai hàng cây xanh có ghế ngồi, khu vực giữa lòng phố đi bộ, khu vực hàng quán và cửa hiệu hai bên mặt phố. Về nội dung phần mức độ quan tâm đến thời tiết khi đi dạo trên phố, trước khi ra phố hơn một nửa số lượng người đi bộ không bao giờ xem trước dự báo thời tiết. Khi đi dạo ngoài trời, những vật dụng phổ biến được mang theo đó là: nón, áo khoác, khẩu trang và nước uống. Đối với đối tượng sử dụng nói chung, trang phục chủ yếu khi dạo phố là: áo tay ngắn, váy ngắn, quần dài, áo khoác và giày. Về nội dung phần mức độ thoải mái trong quá trình sử dụng, vào những ngày nắng nóng, hơn 50% số lượng người đi bộ phản ánh tệ và rất tệ khi đi dạo vào buổi trưa, đặc biệt là không gian giữa lòng phố đi bộ. Mặt khác, vào những ngày nắng nóng, gần một nửa số lượng người đi bộ cảm thấy thoải mái và rất thoải mái khi ra phố vào buổi chiều tối. Ngoài ra vào buổi sáng sớm, đa số là cảm thấy bình thường. Vào những ngày mưa bão, khi trời mưa gần 50% số lượng người đi bộ phản ánh tệ và rất tệ nếu đi trên phố. Sau khi trời tạnh mưa, có khoảng 1/3 số người cảm thấy tệ và rất tệ khi dạo phố, 2/3 số người còn lại cảm thấy bình thường và thoải mái. Trong trường hợp khi trời nắng nóng 69 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
cả ngày, 37% người cho rằng chỉ có thể dạo phố vào buổi tối, 23,9% người chỉ ra phố đi bộ khi thật sự cần thiết, 17% người đợi trời bớt nắng rồi ra và 12,6% người hẹn một ngày khác mát mẻ hơn rồi đi. Trong trường hợp khi trời mưa bão cả ngày, 36,3% người hẹn một ngày khác đẹp trời hơn rồi hẳn đi, 24,7% người cho rằng chỉ ra phố đi bộ khi cần thiết, 24,2% người đợi trời tạnh mưa rồi đi và 13,9% người nhận định không thể dạo phố vào mùa mưa. Phần ý kiến cá nhân về tình hình chung tại phố đi bộ, chỉ có 6,5% người cho rằng thời tiết ở Tp.HCM là rất phù hợp để đi bộ, 32,6% người nhận định là phù hợp, 42,2% người phản hồi là tương đối phù hợp, 13,9% người phản ánh là không phù hợp và 4,8% người khẳng định là rất không phù hợp. Đối với những thiếu sót trên phố đi bộ, có ba thiếu sót lớn nhất được nhiều người quan tâm đó là thiếu hệ thống làm mát, thiếu chỗ che nắng và thiếu chỗ trú mưa. Cuối cùng, có ba phương án giải quyết nắng nóng được chọn nhiều nhất bao gồm lắp đặt hệ thống phun sương, lắp đặt hệ thống mái che hoặc dù tự động và trồng thêm cây xanh tỏa bóng mát. 3.1.1.2. Mức độ sử dụng phố đi bộ qua các thời điểm trong ngày. Mục tiêu của phương pháp quan sát đó là thu thập thông tin và dữ liệu về mức độ diễn ra các hoạt động ngoài trời trên phố đi bộ qua các thời điểm khác nhau. Phương pháp này giúp tạo cơ sở đối chiếu để kiểm chứng cho tính xác thực của kết quả điều tra xã hội học. Ngoài ra, phương pháp này cũng hỗ trợ ghi nhận lại những trường hợp ngoại lệ hoặc thiết sót trong quá trình khảo sát ý kiến người sử dụng. Phương pháp quan sát được triển khai vào hai ngày thứ Bảy và Chủ Nhật, vì hai ngày này trong tuần là thời gian có nhiều người ra phố nhất. Việc thực hiện phương pháp được chia ra theo từng khung giờ khác nhau trong ngày, bắt đầu từ 7:00 sáng đến 20:00 tối, cứ 60 phút sẽ chụp ảnh toàn bộ không gian phố đi bộ một lần. Bên cạnh quá trình ghi nhận hình ảnh trên toàn khu vực, các hoạt động diễn ra vào thời điểm đông người và ít người còn được thu thập thông qua quá trình trải nghiệm trực tế như đi dạo dọc theo tuyến phố, thử các món ăn vặt và sử dụng những dịch vụ khác trên tuyến phố. Công cụ chính của quá trình quan sát đó là máy chụp hình, cùng với 5 giác quan cơ bản của con người gồm thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Đối với máy chụp hình, để ghi nhận được hình ảnh trên toàn con phố một cách bao quát nhất, vị trí chụp toàn cảnh là một quán nước trên lầu 5 tại chung cư 42 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1 với hướng nhìn ngay trung tâm của trục đường Nguyễn Huệ. 70 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
71 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Bảng 3.1.3. Hình ảnh toàn khu vực phố đi bộ qua các thời điểm trong ngày (Chủ Nhật) (Nguồn: Tác giả, 2021). 72 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Bảng 3.1.4. Hình ảnh ghi nhận những hoạt động diễn ra ngoài dự kiến (Nguồn: Tác giả, 2021). Nhận xét chung: Dựa vào diễn biến các hoạt động trên con phố theo thời gian, có thể thấy rõ mật độ người sử dụng thay đổi đáng kể qua các khung giờ khác nhau. Khung giờ có mật độ người sử dụng cao bắt đầu từ 17:00 đến 20:00, trong đó thời điểm đông người nhất là lúc 20:00. Mặt khác, khung giờ có mật độ người sử dụng thấp rơi vào khoảng thời gian từ 12:00 đến 16:00, trong đó thời điểm vắng người nhất là lúc 15:00. Ngoài ra, khung giờ có mật độ người sử dụng trung bình nằm ở khoảng từ 7:00 đến 11:00. Trên phố đi bộ, sự đa dạng hoạt động cũng thay đổi theo thời gian. Khoảng thời gian từ 7:00 đến 8:00, hoạt động chính tại khu vực là tập thể dục bao gồm đi bộ, chạy xe đạp, múa dưỡng sinh và nhảy nhịp điệu. Từ 9:00 đến 11:00, không còn diễn ra hoạt động tập thể dục nữa mà bắt đầu xuất hiện các hoạt động chụp ảnh, đi dạo và ngồi nghỉ. Đặc biệt vào khung giờ từ 12:00 tới 16:00, đây là thời gian mà mật độ người sử dụng lẫn sự đa dạng hoạt động đều suy giảm đáng kể, hoạt động chủ yếu vào khung giờ này chính là ngồi nghỉ mát. Bắt đầu từ 17:00 cho đến 20:00, mật độ người sử dụng và sự đa dạng hoạt động tăng mạnh, hoạt động chính vào thời điểm này chính là đi dạo và ngồi trò chuyện. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho những người buôn bán hàng rong, từ đó kéo theo các hoạt động ăn uống và mua sắm trên phố. Một số loại hình hoạt động xuất hiện ngoài dự kiến như là lướt ván, trượt patin, chạy xe điện cân bằng, giao lưu thú cưng, ca nhạc đường phố, nhảy flashmob, nhạc nước và những sự kiện văn hóa. 73 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Nhìn nhận một cách tổng quát, khung giờ từ 17:00 đến 20:00 là khoảng thời gian phố đi bộ sống động nhất trong ngày. 3.1.1.3. Tính đa dạng của hoạt động trên phố đi bộ theo thời gian và không gian. Sự đa dạng các hoạt động theo thời gian: Theo như kết quả ghi nhận, mật độ người sử dụng thay đổi qua các thời điểm trong ngày tỷ lệ thuận với mức độ đa dạng hoạt động (mật độ người cao nhất được ghi nhận khoảng 100 người/1000m2 tương ứng với sự tồn tại của 10 loại hoạt động, mật độ người thấp nhất được ghi nhận là 0 người/1000m2 và không có sự tồn tại của hoạt động nào). Thời gian có đông người nhất trên phố từ 17:00 đến 20:00 sẽ có sự pha trộn nhiều loại hình hoạt động, những hoạt động diễn ra chủ yếu mang tính chất tự chọn, kèm theo các hoạt động xã hội khác như trò chuyện hay nghe nhạc. Ngược lại, thời gian có ít người nhất trên phố từ 12:00 đến 16:00 thì dường như sự đa dạng về hoạt động là rất ít, những hoạt động diễn ra chủ yếu mang tính chất bắt buộc như đi bộ ngang qua để ra quán ăn, hoặc đi bộ ngang qua để đến nơi làm việc. Sự đa dạng các hoạt động theo không gian: Theo như quá trình quan sát, các loại hình hoạt động diễn ra tùy thuộc vào đặc điểm không gian vật thể trên phố đi bộ. Đối với những khu vực như không gian cây xanh có ghế ngồi, đài phun nước có biểu tượng bông sen hoặc không gian xung quanh tượng Bác Hồ, đa số người sử dụng sẽ ngồi ngắm cảnh, hóng mát, trò chuyện và ăn uống, chủ yếu là những hoạt động mang tính chất thư giãn. Đối với không gian giữa lòng phố đi bộ, hoạt động chính là đi dạo và chụp ảnh, ngoài ra còn có lướt ván, bán hàng rong, nhảy flashmob, chạy xe điện, dắt thú cưng, ca nhạc đường phố, chủ yếu là những hoạt động mang tính chất giao lưu và giải trí. Đối với không gian hàng quán và cửa hiệu hai bên mặt phố, các hoạt động diễn ra dựa vào chức năng của công trình bao gồm mua sắm và ăn uống là chính.
74 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Mức độ đa dạng hoạt động trên phố đi bộ Nguyễn Huệ từ 7:00 20:00 (Chủ Nhật) 18 15
Số lượng hoạt động
16
16
16
13
14 12
10
9
9
8 6
5
5
4
4 2
1
1
0
0
0
0 7:00 8:00 9:00 10:00 11:00 12:00 13:00 14:00 15:00 16:00 17:00 18:00 19:00 20:00
Số lượng các loại hình hoạt động
Biểu đồ 3.1.1. Mức độ đa dạng hoạt động trên phố đi bộ Nguyễn Huệ vào ngày Chủ Nhật (Nguồn: Tác giả, 2021).
Bảng 3.1.5. Thống kê các loại hình hoạt động diễn ra từ 7:00 đến 20:00 (Nguồn: Tác giả, 2021). 75 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 3.1.1. Mật độ tập trung người đi bộ vào lúc 15:00 ngày Chủ Nhật (Nguồn: Tác giả, 2021).
Hình 3.1.2. Mật độ tập trung người đi bộ vào lúc 20:00 ngày Chủ Nhật (Nguồn: Tác giả, 2021).
76 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Bảng 3.1.6. Sơ đồ phân bố loại hình hoạt động dựa trên tính chất không gian vật thể của phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021). 77 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
3.1.2. Không gian Phố đi bộ Nguyễn Huệ. 3.1.2.1. Đặc tính cây xanh và vật liệu tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ. Dạng thân cỏ, sống hàng năm, mọc thẳng
Hoa Tô Liên
đứng thành bụi nhỏ, khả năng phân cành mạnh
(Torenia Fournieri)
tạo cho cây có bộ tán tròn, khum chặt, hình cầu. Thân cành cứng khỏe, nên khả năng chống đổ cao. 40 – 50 cm
Hoa cụm rất sai, mọc ở nách lá hay ở đỉnh ngọn. Hoa nở từng bông, cánh tràng rộng hợp thành ống hẹp, trên loe rộng chia thành 4 thùy, phần trên tròn tù có màu lam tím ở mép cánh, phần dưới thường gọi là gốc họng có màu trắng.
Hoa Dâm Bụt
Dạng cây bụi lá thấp thân đứng thẳng. Lá hình bầu dục, nhọn đầu, tròn gốc, mép có
(Hibiscus rosa-sinensis)
răng to; lá kèm hình chỉ nhọn. Hoa ở nách lá, khá lớn, 6-7 mảnh đài nhỏ 30 – 40 cm
(tiểu đài) hình sợi; đài hợp màu lục dài gấp 2-3 lần đài nhỏ; tràng 5 cánh hoa màu đỏ. Nhị nhiều, tập hợp trên một trụ đài; bầu hình trụ hay hình nón. Quả nang tròn, chứa nhiều hạt.
Hoa Ngũ Sắc
Loài cây thân thảo, mọc thành từng cụm, từng bụi nhỏ, cây mang nhiều cành ngang.
(Lantana camara)
Thân cây hình vuông, bề mặt có phủ nhiều lông nháp, kèm theo đó còn có cả gai mọc quặp xuống dưới. 1–2m
Lá mỏng, thường có hình trái xoăn hoặc hình bầu dục, màu xanh nhạt và mép lá hình răng cưa, mặt trên của lá có những lông nhỏ, mặt dưới có lông mềm. Hoa cây bông ổi mọc thành cụm ở đầu cành hoặc đâm ra từ các kẽ lá. Cùng một chùm hoa
78 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
nhưng lại có nhiều màu sắc khác nhau như cam, vàng, hồng cánh sen, đỏ, trắng hoặc hồng phấn. Cây gỗ, thân xù xì, nhiều cành nhỏ mọc từ
Mai Chiếu Thiên
gố thân sát đất.
(Choisya Ternata)
Lá mỏng hình trái xoan thuôn dài, mũi nhọn 1 - 1.5 m
gần như không cuống màu xanh bóng, mọc đối đều đặn trên cành. Hoa màu trắng xòe rộng, hoa nhỏ cuống dài, rất thơm. Quả đại 1 đôi.
Cây Huyết Dụ Đỏ
Thân mảnh, thân cây phân nhánh. Lá cây mọc thành lùm ở trên đỉnh, dạng hình
(Cordyline Fruticosa)
mác rộng, có màu xanh hoặc màu đỏ tía, phần đuôi lá bao lấy thân. Lá không có cuống, dài 1–3m
20-35cm, hẹp 1-4cm. Hoa mọc nhiều trên đỉnh nách lá, hoa nhỏ, có màu đỏ nhạt đến màu tím, thường nở vào đông xuân. Bầu 3 ô, mỗi ô chứa 1 tiểu noãn và vòi. Quả mọng hình cầu, màu đỏ.
Dệu Bò Vằn
Thân cỏ, phân cành nhiều.
(Alternanthera tenella)
Lá mọc sát nha, dạng thuôn dài gần như không cuống. Phiến lá màu xanh với viền mép 1–3m
loang lổ màu trắng, mép lá thường uốn cong vào. Cụm hoa nhỏ hình đầu màu trắng, Quả bé có 1 hạt.
Hoa Mười Giờ
Thân cỏ mập, mềm, bò sát đất, bao phủ toàn bộ mặt đất nơi trồng.
(Portulaca Oleracea) 1–2m
Lá mập, tiết diện tròn hay dẹt. Hoa mọc đầu cành, cánh hoa mềm, răn reo mở rộng, nhiều màu. Quả hột, hạt bé, màu đen.
79 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Cây Dừa Cạn
Thân cỏ, có nhựa trắng, phân cành nhiều.
(Acanthus Roseus)
Lá dạng bầu dục, thuôn hẹp ở gốc có cuống 1–2m
ngắn. Cụm hoa có 2 chiếc mọc từ nách lá, có nhiều màu: hồng, đỏ, vàng hay trắng. Hoa nở quanh năm.
Cây Kim Cúc (Chrysanthemum inducum)
Loài cây thân cỏ, lá chia thùy sâu nhẵn, mép 0.5 - 1 m
khía răng cưa, thơm, có tuyến lớn. Cụm hoa hình đầu nhỏ, xếp nhiều tầng, trên cuốn dài màu vàng.
Cây Dây Nhện
Cây thân cỏ, mọc thành từng cụm, đẻ nhánh
(Chlorophytum Comosum)
thành cây con nhờ bộ rễ thịt. 30 - 60 cm
Lá có chiều ngang hẹp, dài từ 20 - 34 cm mọc tua tủa từ gốc, đầu nhọn nhưng rất mềm. Lá có sọc màu xanh ở giữa, kéo dài tới ngọn, hai bên có màu trắng hoặc ngược lại.
Cây Mai Hoàng Yến
Loại cây bụi sống lâu năm. Thân dịch mủ, cành non có lông mỏng xanh
(Tristellateia Australasiae)
nhạt, thân có nhiều nốt sần. 2.5 - 3 m
Lá có hình bầu dục hơi nhọn ở hai đầu, màu xanh sáng bóng với mép nguyên, hoa dây thường mọc thành chùm mỗi chùm khoảng 3 9 chuỗi. Có 5 cánh, xếp tỏa rộng làm nổi bật nhị màu vàng sau đó chuyển sang màu đỏ. Cây bông giấy là giống cây gỗ, thân bụi leo, phân cành nhánh nhiều. Trên thân có nhiều gai
Cây Hoa Giấy (Bougainvillea spectabilis)
10 – 3 m
nhỏ. Lá đơn mọc cách, có hình trái xoan hay thuôn dài ở đỉnh và tròn ở gốc.
80 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hoa của hoa giấy do lá bắc có màu sặc sỡ hợp thành. Lá bắc là dạng lá, có nhiều màu xếp 3 chiếc trên một chùm bọc lấy hoa nhỏ phía trong. Quả bế tròn, hạt màu nâu. Cây Tầm Ma (Urticaceae) Loại cây bụi, có dây leo, mép là răng cưa, 1–3m
trên lá và thân có lông gai khi chạm vào sẽ gây đau và ngứa.
CÂY CAO Cây Lộc Vừng
Thân gỗ lớn, cao. Tán lá hình tròn, đường 10-15 m
(Barringtonia Acutangula)
Lá hình trái xoan hay mác ngược, dài 8 - 20 cm, rộng 4 cm đỉnh tù hay nhọn gốc thót dài, 10 - 15 m
mép có răng cưa nhỏ, khi non có màu hồng. Hoa mọc thành cụm hình chùm dạng bông ở ngọn, dài 30 -50 cm. Hoa có 4 cánh, màu trắng, đài hình ống có nhiều nhị màu đỏ. Quả hình bầu dục dài 3 cm, dày 2cm, có 4 cạnh rõ gần như thành cánh, 1 hạt.
Bảng 3.1.7. Phân loại và đặc tính cây xanh tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021).
81 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Đá Granit xám ghi bản to Kích thước: 30 x 60 cm Độ dày tiêu chuẩn: 2.2 - 2.5 cm
Đá Granit xám ghi bản nhỏ Kích thước: 15 x 30 cm Độ dày tiêu chuẩn: 1.6 - 1.8 cm
Đá Granit đen Kích thước: 20 x 60 cm Độ dày tiêu chuẩn: 1.8 - 2 cm
Đá Granit đỏ loại vuông Kích thước: 20 x 20 cm Độ dày tiêu chuẩn: 1.8 - 2 cm
82 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Đá Granit đỏ Kích thước: 20 x 60 cm Độ dày tiêu chuẩn: 1.8 - 2 cm
Đá Granit xanh đen Kích thước: 15 x 30 cm Độ dày tiêu chuẩn: 1.6 - 1.8 cm
Bảng 3.1.7. Phân loại vật liệu tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021).
83 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
3.1.2.2. Tỷ lệ giữa mật độ phủ xanh và mật độ bê tông trên phố đi bộ.
Ranh phân tích
Hình 3.1.3. Ranh phân tích khu vực (Nguồn: Tác giả, 2021).
Hình 3.1.4. Mặt bằng tổng thể ranh phân tích (Nguồn: www.planic.org.vn)
Diện tích Ranh phân tích: 2.61ha –
21% 58%
100%
21%
Diện tích phủ xanh (bao gồm cây bụi và cây cao): 0.55 ha – 21% Diện tích hồ nước: 0.56 ha – 21% Diện tích phủ bề mặt bê tông (ốp
mảng xanh
hồ nước
bê tông
lát): 1.5 ha - 58%
Biểu đồ 3.1.2. Tỉ lệ giữa diện tích bê tông và diện tích phủ xanh (Nguồn: Tác giả, 2021). Từ biểu đồ 3.1.2, diện tích phủ xanh trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ chênh lệch rất cao so với diện tích phủ bề mặt bê tông – Chênh lệch 0.95 ha tương đương 36,3%. Điều này
84 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
cho thấy mật độ phủ xanh trên phố đi bộ chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của người sử dụng..
Hình 3.1.5a. Hình ảnh phối cảnh minh họa (Nguồn: Kenh14.vn, 2014)
Hình 3.1.5b. Hình ảnh mặt bằng trích đoạn minh họa (Nguồn: www.planic.org.vn)
Khoảng cách giữa các cây cao trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ: Cây cao có thể che bóng mát cho người sử dụng nhưng khoảng cách đặt khá thưa và chỉ đặt ở hai bên lề đường Phố đi bộ Nguyễn Huệ, nên việc che mát vào buổi trưa thời điểm nắng nhiều nhất trong ngày (11h – 3h), sẽ không đủ đáp ứng cho các hoạt đọng ngoài trời khu vực trong lòng Phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Hình 3.1.6. Tỉ lệ cây xanh so với người sử dụng (Nguồn: Tác giả, 2021).
85 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
3.1.2.3. Tương quan giữa cây xanh và công trình trên phố đi bộ
Hình 3.1.7. Bản đồ phân tích chức năng và mặt đứng trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021).
86 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 3.1.8. Mặt cắt điển hình một phần Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021). Cây xanh trên Phố đi bộ được chia làm 2 loại rõ rệt: Cây bụi và Cây cao, Mất độ cây cao ở Phố đi bộ Nguyễn Huệ chi đặt ở 2 bên lề đường. Mật độ công trình ở Phố đi bộ rất dày đặc, nhưng phân bố về tầng cao lại chênh lệch – những tòa nhà cao tầng như 42 Nguyễn Huệ, Times Square (39 tầng),... phân bố hướng về phía trục đường Đồng Khởi. Trục hướng về đường Hồ Tùng Hậu duy chỉ có toàn nhà Sunwah Tower (22 tầng) là cao nhất, còn lại chỉ là các công tình dịch vụ thương mại 3- 4 tầng. Mật độ bao phủ (bóng che) không đủ để đáp ứng việc che mát vào buổi trưa - thời điểm nắng nhiều nhất trong ngày (11h – 3h). 3.1.2.4. Yếu tố mặt nước trong không gian phố đi bộ
(1)
(2)
Hình 3.1.9. Bản đồ đánh dấu vị trí bố trí mặt nước tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021).
87 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 3.1.10a. Đài phun nước có hình tượng hoa sen (Nguồn: Tác giả, 2021).
Hình 3.1.10b. Khu vực quãng trường nhạc nước (Nguồn: Tác giả, 2021).
Xét yếu tố mặt nước trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ có 2 hình thức sử dụng mặt nước để tạo cảnh quan cho khu vực là Đài phun nước có hình tượng hoa sen (Hình 3.1.10a) và Khu vực quãng trường nhạc nước (Hình 3.1.10b) phía giữa Phố đi bộ. Khung giờ hoạt động: - Đài phun nước hoạt động từ 6h – 23h, riêng hoạt động nhạc nước nghệ thuật bắt đầu biểu diễn từ 16h – 23h. - Khu vực quãng trường nhạc nước hiện tại đã ngừng sử dụng để chuyển chức năng nhạc nước sang Đài phun nước. Vậy nên yếu tố mặt nước trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ hiện tại không thể giải quyết vấn đề về nhiệt tại đây. 3.1.3 Khí hậu và thời tiết tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. 3.1.3.1. Thời tiết tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. Khu vực có độ ẩm khá cao từ 16 giờ tới 8 giờ ( trên 70%), giảm vào khung giờ buổi trưa. Trái với nhiệt độ tăng vào buổi trưa và giảm vào sáng sớm và chiều, tối.
88 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Biểu đồ 3.1.3. Biểu đồ nhiệt độ và độ ẩm tại phố đi bộ Nguyễn Huệ ngày 19/04/2021 theo thời gian (Nguồn: freemeteo.vn, 2021) Thời gian
Hình ảnh
Nhận xét
8:20
Khu vực tập trung người đi bộ tại nơi râm mát với các hoạt động đa dạng
12:55
Khu vực vắng người đi bộ, người chủ yếu ngồi dưới bóng râm
Khu vực đông người trên toàn tuyến phố đi bộ 19:45 với nhiều hoạt động đa dạng Bảng 3.1.9. Sự thay đổi của nắng, nhiệt độ và độ ẩm theo các khung giờ ảnh hưởng tới các hoạt động trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021).
89 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
3.1.3.2. Nhiệt độ tại các vị trí trên phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Hình 3.1.11. Sơ đồ mặt bằng các khu vực đo nhiệt độ trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021).
90 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
91 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Bảng 3.1.10. Bảng thống kê nhiệt độ trong ngày tại các vị trí trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021). 92 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Nhận xét : Nhiệt độ cao vào khung giờ từ 10 giờ tới 15 giờ, đính điểm là 13 giờ => Khung giờ vắng người sử dụng và ít hoạt động, chủ yếu là người sử dụng các tòa nhà dọc phố đi bộ. Nhiệt độ giảm vào sáng sớm và chiều tối => Khung giờ có nhiều người sử dụng với nhiều hoạt động đa dạng. Thời tiết râm mát vào 12 giờ làm nhiệt độ giảm xuống. Các khu vực được che nắng có nhiệt độ thấp hơn khu vực bị nắng chiếu trực tiếp khoảng 10-15 o C Các khu vực được che có nhiều người sử dụng hơn với thời gian lâu hơn. Biểu đồ 3.1.4. Nhiệt độ tại bục ghế khi được che nắng và không che nắng (Nguồn: Tác giả, 2021)
Nhiệt độ tại khu vực gần sông, nước thấp hơn khu vực vực khác.
Biểu đồ 3.1.5. Nhiệt độ của vật thể tại các khu vực khác nhau (Nguồn: Tác giả, 2021)
Màu sắc và vật liệu ảnh hưởng tới mức độ hấp thụ nhiệt.
Biểu đồ 3.1.6. Nhiệt độ tại các vị trí sàn có vật liệu,màu sắc khác nhau (Nguồn: Tác giả, 2021) 93 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
3.2. Đánh giá tác động của thời tiết đối với mức độ sử dụng của người đi bộ trên phố đi bộ Nguyễn Huệ 3.2.1. Thời tiết làm giảm thời gian sử dụng của người đi bộ trên phố. Biểu đồ kết quả khảo sát người dân
Nhận xét 87.8% người khảo sát sử dụng phố đi bộ Nguyễn Huệ ít hơn 1 lần/tuần và 4,3% sử dụng phố đi bộ 1 lần/tuần.
Người đi bộ có xu hướng sử dụng phố đi bộ khi thời tiết mát mẻ, tránh sử dụng vào lúc nắng nóng.
Người đi bộ có xu hướng sử dụng phố đi bộ khi không có mưa.
94 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Khung giờ từ 16 giờ đến 24 giờ với thời tiết thoải mái thu hút nhiều người sử dụng và thời gian sử dụng phố đi bộ lâu hơn các khung khác. Nhiệt độ cao thì người sử dụng ít và thời gian sử dụng ngắn. Bảng 3.2.1. Bảng phân tích- đánh giá kết quả điều tra xã hội học về sự aarnh hưởng của thời tiết đến nhu cầu (Nguồn: Tác giả, 2021). Kết luận : Người đi bộ tránh sử dụng phố đi bộ khi thời tiết quá nắng nóng hoặc mưa. Vào các khung giờ có thời tiết nắng, mưa người đi bộ có thời gian sử dụng phố đi bộ Nguyễn Huệ ngắn hơn các khung giờ có thời tiết thuận lợi khác. Nhìn chung, thời gian sử dụng của người đi bộ trên phố bị hạn chế do thời tiết . 3.2.2. Thời tiết làm giảm sự đa dạng các hoạt động ngoài trời trên phố. Các hoạt động trên phố đi bộ Nguyễn Huệ được phân loại thành 2 nhóm: Nhóm hoạt động thiết yếu là những hoạt động mang tính chất bắt buộc phải diễn ra bất chấp thời tiết gồm: đi học, đi làm, đi ăn, đi mua đồ và buôn bán. Loại hoạt động này có khả năng chống chịu tốt hơn với các yếu tố ngoại cảnh. Nhóm hoạt động tự chọn là hoạt động thường được thực hiện ở điều kiện thời tiết thuận lợi gồm: giải trí, trượt xe, nhảy múa, ca hát, biểu diễn, dắt người, dắt chó,... và đi dạo. Hoạt động này hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, sức chịu đựng kém hơn.
95 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Biểu đồ 3.2.2. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của thời tiết tới mức độ đa dạng các hoạt động (Nguồn: Tác giả, 2021). Trưa
Sáng
Các hoạt động buổi sáng
Các hoạt động buổi trưa
Tối
Các hoạt động đa dạng
gồm các hoạt động thiết chủ yếu là đi bộ do các hoạt bao gồm hoạt động thiết yếu: đi làm,.. và các hoạt động thiết yếu như : đi làm, yếu : đi làm, ăn uống, buôn động tự chọn: đi bộ, chạy ăn uống,...
bán,... và các hoạt động tự
bộ, thể dục,trò chuyện,...
chọn: giải trí, dắt chó,ca hát, biểu diễn,... 96 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Bảng 3.2.2. Bảng phân tích các hoạt động diễn tại các thời điểm trong ngày (Nguồn: Tác giả, 2021). Nhận xét Các loại hình hoạt động đa dạng vào buổi sáng tại khung giờ 7:00-8:00 và buổi chiều- tối tại khung giờ 17:00-20:00 – Khung giờ có nhiệt độ mát mẻ và độ ẩm cao. Tính đa dạng giảm dần vào buổi trưa, các hoạt động ít đa dạng nhất vào khung giờ 12:00-15:00 – Khung giờ có nhiệt độ cao và độ ẩm thấp, chủ yếu là các hoạt động thiết yếu. Kết luận Sự đa dạng của các hoạt động giảm khi nhiệt độ cao và độ ẩm thấp. Sự đa dạng của các hoạt động tăng khi nhiệt độ mát mẻ và độ ẩm cao. Thời tiết ảnh hưởng đến mức độ đa dạng của các hoạt động diễn ra trên phố đi bộ. 3.2.3. Thời tiết làm phân tán khả năng tập trung đông người trên phố Theo phương pháp quan sát, nhận thấy lượng người tập trung và vị trí tập trung thay đổi theo thời gian. Thời gian: 7:00 sáng
97 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 3.2.1. Sơ đồ mức độ và vị trí tập trung người trên phố đi bộ vào 7:00 (Nguồn: Tác giả, 2021) Thời tiết: Mát mẻ, có nắng nhẹ. Người sử dụng: Lượng người không quá đông, tập trung chủ yếu tại các khu vực có bóng râm như dưới cây, vị trí bóng đổ của các tòa nhà và vỉa hè dọc tuyến hành chínhthương mại-văn phòng. Thời gian: 12:00 trưa
Hình 3.2.2. Sơ đồ mức độ và vị trí tập trung người trên phố đi bộ vào 12:00 (Nguồn: Tác giả, 2021) Thời tiết: Nóng bức, nắng gắt. Người sử dụng: Vắng người, tập trung chủ yếu tại các khu vực có bóng râm như dưới cây và vỉa hè dọc tuyến hành chính-thương mại-văn phòng.
98 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Thời gian: 17:00 chiều
Hình 3.2.3. Sơ đồ mức độ và vị trí tập trung người trên phố đi bộ vào 17:00 (Nguồn: Tác giả, 2021) Thời tiết: Mát mẻ, ít nắng. Người sử dụng: Lượng người khá đông, tập trung chủ yếu tại các khu vực có bóng râm như dưới cây, vị trí bóng đổ của các tòa nhà,... và vỉa hè dọc tuyến hành chínhthương mại-văn phòng. Kết luận: Lượng người tập trung trên phố đi bộ thay đổi theo yếu tố thời tiết. Vị trí tập trung chủ yếu là dưới bóng cây và bóng đổ của các tòa nhà xuống phố đi bộ. Người đi bộ tập trung tại các vị trí râm mát, bóng râm càng lớn người tập trung càng nhiều. Khu vực có nắng chiếu càng mạnh càng ít người tập trung. Vào thời điểm nắng nóng, người đi bộ có xu hướng tập trung tại các cửa hàng, tòa nhà nhiều hơn các khu vực khác.
99 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
3.3. Tổng kết Chương 3 Phố đi bộ Nguyễn Huệ chủ yếu được sử dụng vào buổi sáng và tối do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết. Nắng, nhiệt, mưa, làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng phố đi bộ. Khu vực được che chắn, có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao thu hút được người sử dụng nhiều hơn. Các vấn đề cần giải quyết : Giảm nhiệt độ Tăng độ ẩm Tăng không gian được che mát
S
W
O
T
Strengths
Weaknesses
Oppotunities
Threats
- Khai thác các yếu tố đặc trưng của khí hậu trong giải pháp thích ứng với thời tiết.
- Các giải pháp che nắng, mưa đáp ứng các yếu tố về thẩm mỹ và công năng. - Giải pháp ngoài đảm bảo tính hữu dụng còn phải liên kết với không gian Phố đi bộ Nguyễn Huệ. - Ngoài ra, phương án cần phải có tính di động để dễ dàng thu dọn làm không gian tổ chức sự kiện.
- Thời tiết và nhiệt độ - Số giờ nắng và nhiệt độ cao. - Lượng mưa nhiều vào mùa mưa.
Thời tương đối ổn định. tiết - Chỉ có 2 mùa: Mùa khí khô và mùa mưa. hậu
- Nằm ở trung tâm Tp.HCM là nơi giao thoa giữa Kiến trúc hoài cổ và hiện đại đan xen nhau, tạo nên tổng thể đặc trưng. - Có sức hút với mọi đối tượng và dễ dàng Phố đi tiếp cận đến các công bộ trình nổi tiếng như Ủy bạn Nhân dân Tp.HCM, Nhà hát Tp.HCM,... - Sàn ốp đá nên việc thích nghi với nhiệt rất nhanh và không bị hạn chế hoạt động đi bộ hay lướt ván,...
- Đa dạng thực vật, tuy nhiên chỉ có 1 trong 14 loại thuộc loại "Cây cao" che bóng mát còn lại là loại "Cây bụi" nên khả năng che bóng mát là bất khả thi. - Các loại trang thiết bị rất nhanh hút nhiệt, khi trời nóng nhiệt độ đạt đỉnh ở mức 55,3 độ. - Mật độ bê tông và cây xanh chênh lệch nhau quá lớn, mật độ bê tông cao hơn cây xanh đến 36.3%.
- Khai thác yếu tố lịch sử qua các công trình và là nơi tiềm năng tổ chức các lễ hội sự kiện ngoài trời. - Tuyến huyết mạch kết nối với các công trình thương mại - dịch vụ mua sắm, ăn uống và khách sạn.
100 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
- Người sử dụng đa - Hạn chế khung - Người sử dụng - Vì là giao dạng mọi hoạt động giờ đi như từ (12h đa dạng mọi lứa thông đô thị và đa dạng khung giờ trưa đến 3h chiều), tuổi, ngành nghề nên không thể Sáng: Tập thể dục, vì trời nắng gắt nên tạo nên một để cả lộ giới dạo bộ, chụp hình,... hoạt động cũng bị không gian đầy đường chỉ Trưa: Chụp hình, đi hạn chế và người sống động. chuyên dành dạo, không gian tập sử dụng cũng thưa - Đa dạng hoạt cho đi bộ trung qua lại,... thớt. động ở đây từ tự - Các hoạt Chiều: Đi dạo, dắt - Ngoài phần lòng phát cho đến có động sự kiện đường để chuyên tổ chức, ngoài ra ngoài trời diễn Người thú nuôi, ăn uống, chụp hình, lướt biệt cho hoạt động còn có loại hình ra bất chượt sử ván,... đi bộ thì rìa hai bên buôn bánh hàng nên việc quá dụng - Không gian lớn là đường dành cho rong tạo nên giá tải người sử thích hợp cho việc xe chạy nên vấn đề trị văn hóa đặc dụng trong dịp biểu diễn văn nghệ an toàn cũng cần trưng. lễ vẫn xảy ra. hay tập trung đông được lưu ý. - Tấn suất sử - Nhiều hàng người để giải trí. dụng phố đi bộ rong buôn bán - Hướng nằm ở trung rất cao cho dù là ở cả phố và tâm Tp.HCM nên ngày thường hay việc di dới tốn thuận tiện cho người ngày lễ. thêm l chút sử dụng dễ dàng định thời gian hoặc hướng. khó khả thi. Bảng 3.3.1. Bảng phân tích SWOT (Nguồn: Tác giả, 2021). CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MÁI CHE TÍCH HỢP VỚI THIẾT BỊ PHUN SƯƠNG TỪ NGUỒN NƯỚC MƯA DỌC THEO PHỐ ĐI BỘ NGUYỄN HUỆ 4.1. Xác định khu vực ứng dụng mô hình Phạm vi ứng dụng: Từ đầu đường Tôn Đức Thắng cho đến Đài phun nước có biểu tượng bông sen. Khu vực ứng dụng: Không gian dọc theo hai hàng cây xanh có ghế ngồi. Vị trí lắp đặt: Dưới tán cây Lộc Vừng. Phạm vi tác động: Tập trung che mát/mưa cho không gian giữa lòng phố đi bộ.
Hình 4.1.1. Mặt bằng xác định phạm vi ứng dụng trên một đoạn của phố đi bộ (Nguồn: Tác giả, 2021)
101 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 4.1.2. Mặt bằng xác định khu vực ứng dụng mô hình mái che trên phố đi bộ (Nguồn: Tác giả, 2021)
Hình 4.1.3. Mặt cắt xác định vị trí lắp đặt mô hình mái che trên phố đi bộ (Nguồn: Tác giả, 2021). 4.2. Đề xuất ý tưởng thiết kế 4.2.1. Ý thưởng Mo – đun mái che Couture Outdoor là một nhà xuất nhập khẩu quốc tế, nhà phân phối các trang thiết bị ngoài trời cho các dự án Khu dân cư, Thương mại, Du lịch, Nhà hàng và Khách sạn. Hãng công ty Couture Ourdoor luôn cập nhật những thiết kế mới nhất đang theo xu hướng ở Châu Âu. Couture Outdoor được thành lập bởi Christine Heincke, một nhà phát 102 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
minh với hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng các thiết bị ngoài trời hiện đại cho các khách hàng sang trọng. Tầm nhìn chiến lược của hãng đó là trở thành chuỗi cung ứng mang tầm quốc tế trên thị trường trang thiết bị ngoài trời cao cấp, độc quyền và sành điệu. Bloom 360 Modern Luxury Umbrella, sản phẩm đến từ Couture Outdoor có khả năng che nắng/mưa một cách linh hoạt với độ vươn xa đến 10m, chiều cao gần 7m, đường kính mái che 5m. Với hình ảnh mái che được mô phỏng như chiếc lá, Bloom 360 có khả năng tự động xếp gọn lại khi gặp gió lớn, ngoài ra phần thân của mái che được thiết kế theo dạng ống trượt, có khả năng tự rút ngắn hoặc vươn xa tùy theo hướng và kích cỡ của bóng râm. Phần đế của Bloom 360 được đúc thành khung nhôm, có thể được lắp đặt cố định trực tiếp trên mặt đường, hoặc được gắn thêm vào khối bê tông để tăng độ chắc chắn của phần đế. Đặc biệt hơn, cấu trúc khung của phần đế có thể quay 360 độ để tỏa bóng mát tối đa cho người đứng ở bên dưới. Mọi cấu trúc thiết kế của Bloom 360 hoàn toàn được tháo ráp dễ dàng bao gồm: đế, thân trụ, khớp nan, khung nan và tấm bạt. Đặc tính và chức năng của Bloom 360: Module vừa mang tính ứng dụng vừa mang tính thẩm mỹ cao để mang lại bóng mát và sự thoải mái tối ưu. Module có phần đế xoay được 360’ và phần thân trụ vươn xa đến 10m để tối ưu hóa khả năng che nắng/mưa. Module được làm từ: Anode hóa nhôm, Sợi thủy tinh, Thép chống rỉ, Silicon để tăng sức bền và tuổi thọ của mái che. Module có thể được lắp đặt linh hoạt ở mọi không gian, với phần đế được phép gắn lên sàn gỗ, sàn đá xanh, sàn gạch ốp, sàn ceramic ở ngoài trời. Module có lắp đặt kèm thêm thiết bị cảm biến thời tiết để tăng khả năng ứng biến của mái che với nhiệt độ, độ ẩm và sức gió. Khi gặp gió lớn, mái che sẽ tự động thu gọn lại. Khi gặp nhiệt độ và độ ẩm vượt ngưỡng thoải mái của con người, mái che sẽ tự động bung ra. Năng lượng vận hành chính của module đó là pin mặt trời, tuy nhiên có thể sử dụng phương pháp thủ công trong trường hợp khẩn cấp. Tất cả thành phần cấu trúc của module đều 100% có thể tháo ráp và di dời. Vài hạn chế của Bloom 360: 103 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Cấu trúc cầu kỳ, gây khó khăn cho phương pháp sử dụng thủ công. Đường kính bóng mát chỉ che được tối đa cho 5 người. Che chắn kém hiệu quả khi gặp mưa đá kèm giông lốc. Dễ bốc cháy nhanh nếu tiếp xúc trực tiếp với lửa. Đòi hỏi quá trình bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên.
Hình 4.2.1. Phối cảnh mái che Bloom 360 Modern Luxury Umbrella, Couture Outdoor (Nguồn: Couture Outdoor). Cách thức vận hành của sản phẩm: Bước 1: Mái che ở trạng thái đóng, có bao vải bọc lại. Bước 2: Bật khớp nan ra và nhẹ nhàng mở từng khung nan. Bước 3: Buộc chặt dây ở phần cuối khung nan vào tay vịn. Bước 4: Mở khóa, xoay phần đế, đóng khóa. Bước 5: Điều chỉnh hướng mái che theo ý muốn. Bước 6: Tháo dây ra ở phần cuối khung nan và nắm tay vịn. Bước 7: Dùng lực và đẩy hết cỡ đến độ vươn xa nhất.
104 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 4.2.2. Các bước tháo lắp mái che (Nguồn: Couture Outdoor). 4.2.2. Ý tưởng hệ thống phun sương từ nguồn nước mưa dự trữ Nhằm giải quyết các vấn đề về giảm nhiệt và tăng độ ẩm, đồng thời khai thác hiệu quả lượng nước mưa tại khu vực, nhóm đề ra giải pháp sử dụng hệ thống phun sương từ nguồn nước mưa được dự trữ ngầm bên dưới phố đi bộ Nguyễn Huệ. Đặc tính giải pháp: Phun sương nhằm giảm nhiệt và tăng độ ẩm cho khu vực. Khai thác hiệu quả nguồn nước mưa tại khu vực. Ưu điểm của hệ thống phun sương: Hạ nhiệt nhanh chóng, giảm ngay 5-10 độ sau vài phút hoạt động. 105 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Cung cấp độ ẩm nhẹ nhàng, loại bỏ cảm giác nóng rát trên da Nhỏ gọn, dễ lắp đặt.
Hình 4.2.3. Sơ đồ cấu tạo hệ thống phun sương (Nguồn: goitho.com) Cách thức vận hành của sản phẩm: Nước từ bể chứa nước mưa dự trữ Bộ phận lọc nước Máy phun sương Đầu béc phun sương. Nước được nén với áp suất cao thông qua các đầu béc để chuyển hóa thành dạng phân tử siêu mỏng với kích thước cực nhỏ, trông như các hạt sương nhỏ.
Hình 4.2.4. Hính ảnh minh họa giải pháp hệ thống phun sương (Nguồn: Google)
106 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
4.2.3. Giải pháp mái che kết hợp hệ thống phun sương Nước mưa được dự trữ tại hệ thống trữ nước bên dưới phố đi bộ, được đưa lên hệ thống máy phun sương kết hợp bên trong module mái che. 4.3. Triển khai chi tiết giải pháp thiết kế 4.3.1. Hệ thống phun sương
Bảng 4.3.1. Thông số hệ thống máy phun
Hình 4.3.1. Hệ thống máy phun sương
sương (Nguồn: seonline.vn, 2019)
(Nguồn: seonline.vn, 2019)
4.3.2. Module mái che Kích thước cơ bản: Tán rộng 5m, cao 7m, độ vươn xa 10m. Cách thức hoạt động: Tự động được điều khiển và quản lý bởi hệ thống kỹ thuật dưới tầng hầm. Loại Mo – đun: Mo – đun di động, có thể tháo ráp và dễ dàng vận chuyển.
107 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 4.3.2. Mặt đứng và mặt cắt của module mái che Bloom 360 (Nguồn: Couture Outdoor). 4.3.3. Module tích hợp mái che và hệ thống phun sương
Hình 4.3.3. Module tích hợp mái che và hệ thống phun sương (Nguồn : Tác giả, 2021) 108 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Quy trình hoạt động Nước mưa được thu vào máng thu nước mưa chứa tại bể chứa nước mưa Được lọc và vận chuyển vào hệ thống máy phun sương Vận chuyển lên hệ thống phun sương bên trong mái che Phun sương ra không khí. Cách thức hoạt động: Tự động được điều khiển và quản lý bởi hệ thống kỹ thuật dưới tầng hầm.
Hình 4.3.4. Mặt cắt của module mái che khi được kích hoạt trên phố đi bộ (Nguồn: Tác giả, 2021).
Hình 4.3.5. Mặt cắt của module mái che khi chưa được kích hoạt trên phố đi bộ (Nguồn: Tác giả, 2021). 109 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 4.3.6. Mặt cắt phân tích hiệu quả che nắng của module khi trời nắng có góc chiếu 45 độ (Nguồn: Tác giả, 2021).
Hình 4.3.7. Mặt cắt phân tích hiệu quả che nắng của module khi trời nắng có góc chiếu 90 dộ (Nguồn: Tác giả, 2021).
110 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 4.3.8. Mặt cắt phân tích hiệu quả che mưa của module khi trời mưa có góc tạt 45 dộ (Nguồn: Tác giả, 2021).
Hình 4.3.9. Mặt cắt phân tích hiệu quả che mưa của module khi trời mưa có góc tạt 90 dộ (Nguồn: Tác giả, 2021). 4.3.4. Vị trí đặt giải pháp
Hình 4.3.10. Mặt bằng bố trí các module trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguồn: Tác giả, 2021).
111 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Hình 4.3.11. Góc phối cảnh phố đi bộ sau khi lắp module (Nguồn: Tác giả, 2021).
4.4. Đánh giá tác động và hiệu quả của giải pháp
Vi khí hậu
Ưu điểm
Khuyết điểm
- Giúp làm giảm nhiệt độ trên
- Không thể điều tiết nhiệt độ ở
một số bề mặt.
một số nơi không thể che tới
- Tăng ẩm và tạo bóng mát.
được.
- Linh động trong việc xử lý nếu điều kiện thời tiết bất lợi. Không gian Phố - Gọn nhẹ dễ dàng tháo lắp.
- Kích thước mái che hơi to nên
đi bộ Nguyễn
- Không ảnh hưởng quá nhiều
khi bung ra có thể hơi khuất về
Huệ
đến thẩm mỹ khu vực.
góc chụp và góc nhìn.
112 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Người sử dụng
- Giúp cho người sử dụng tránh - Vấn đề vật liệu sẽ dễ bị xuống được nắng và mưa.
cấp và phải trùng tu hoặc thay mới
- Làm tăng được thêm khung
trong 5-7 năm.
thời gian sử dụng vì có thêm không gian mái che. - Có thể điều chỉnh độ dài ngắn của mái che. Thu gom nước mưa và tích trữ
Môi trường
Tiết kiệm và sử dụng hiệu
_
quả nguồn nước tự nhiên. Bảng 4.4.1. Đánh giá tác động của giải pháp (Nguồn: Tác giả, 2021). 4.5. Dự toán chi phí Máy phun sương : 52 cái x 855.000đ = 44.460.000 VND Mo – đun mái che: 52 cái x $4.640 = 5.549.440.000 VND (Tính theo tỉ giá: $1 = 23.000 VND). Tổng chi phí cho giải pháp: 5.593.900.000 VND (Tính theo tỉ giá: $1 = 23.000 VND). III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ III.1. Các đóng góp quan trọng. Đề tài nghiên cứu các vấn đề về tác động của yếu tố thời tiết lên xu hướng sử dụng của người đi bộ tại phố đi bộ Nguyễn Huệ và các nghiên cứu về giải pháp thích ứng với thời tiết nhằm tăng mức độ sử dụng của cộng đồng. 1.1.
Sự tác động của thời tiết nhiệt đới lên phố đi bộ Nguyễn Huệ.
1.2.
Các cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu.
1.3.
Xác định và phân tích các yếu tố đặc trưng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ
dưới sự tác động của thời tiết. 1.4.
Đánh giá tác động của thời tiết tới xu hướng sử dụng phố đi bộ của cộng
đồng. 1.5.
Giải pháp mái che kết hợp phun sương từ nguồn nước mưa dự trữ nhằm
thích ứng với thời tiết tại phố đi bộ nguyễn Huệ 113 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
III.2. Những gì hiểu biết trong quá trình nghiên cứu Quá trình nghiên cứu đòi hỏi phải tham khảo liên tục tài liệu nước ngoài vì khái niệm thích ứng với biến đổi khí hậu đang được chú trọng ở các nước đã phát triển. Các tài liệu tham khảo nước ngoài đa phần là cơ sở khoa học bao gồm: lý thuyết về các loại hoạt động ngoài trời, nguyên tắc thiết kế đô thị thích ứng với khí hậu thời tiết đặc trưng và những bài học kinh nghiệm ở các quốc gia tương tự. Quá trình hình thành lịch sử của thành phố là một nguyên nhân gián tiếp đã làm cho KGCC trở nên dễ tổn thương hơn bởi khí hậu thời tiết, dễ thấy nhất đó là mật độ cây xanh giảm và mật độ bê tông tăng. Giải pháp thiết kế cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng đến điều kiện hiện trạng vật thể, đặc biệt là ngay tại khu vực CBD ở Tp.HCM. III.3. Nghiên cứu xác định được vấn đề và đề ra giải pháp thích ứng với thời tiết cho khu vực. Nghiên cứu xác định được xu hướng sử dụng và nhu cầu của người đi bộ trên phố dưới tác động của thời tiết. Đề xuất giải pháp mái che kết hợp phun sương nhằm làm giảm nhiệt độ trong khu vực, tạo không gian thoải mái cho người sử dụng. III.4. Các hạn chế của nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian ngắn nên các kết quả khảo sát chưa có độ chính xác cao, các nội dung nghiên cứu chưa được chuyên sâu, giải pháp chỉ dừng lại ở mức độ đề xuất. Giải pháp chỉ mới đáp ứng được nhu cầu giảm nhiệt, tăng ẩm và tạo không gian che chắn cho khu vực nhằm tạo không gian thoải mái cho người đi bộ dưới điều kiện thời tiết vượt quá “ khoảng thoải mái”, tuy nhiên chưa tạo nên một không gian mang tính biểu tượng, tạo lập tính đặc trưng về mặt hình ảnh khi thời tiết thay đổi. Giải pháp mang tính tự vệ trước sự thay đổi của thời tiết hơn là tận dụng yếu tố thời tiết để đem lại các giá trị về kinh tế, văn hóa, nghệ thuật,.. III.5. Hướng phát triển của nghiên cứu. Nghiên cứu về các giải pháp thiết kế không gian đi bộ thích ứng với thời tiết tại khu vực khí hậu nhiệt đới . 114 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
Nghiên cứu về các công nghệ cảm biến với nhiệt độ và độ ẩm nhằm đưa ra giải pháp tiện ích hơn. Nghiên cứu về các công nghệ khai thác yếu tố thời tiết : nắng, mưa, độ ẩm,... Nghiên cứu về nhu cầu và xu hướng sử dụng không gian mở của cộng đồng. Nghiên cứu về khả năng tạo lập giá trị nghệ thuật, văn hóa bằng cách tận dụng yếu tố thời tiết trong đô thị IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Bộ Xây dựng (2008), Quyết định về việc ban hành: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch, số 04 /2008/QĐ-BXD. Bộ Xây dựng (2013), thông tư 06/2013/TT-BXD, ban hành ngày 13/5/2013. Luận văn: Tổ chức không gian đi bộ trong khu đô thị mới tại Hà Nội – Trần Văm Riêm, 2014 Tổ chức phố đi bộ tại trung tâm lịch sử đô thị Tp.HCM – Cao Anh Tuấn, 7/10/2008 TÀI LIỆU TIẾNG ANH Jan Gehl (1987), Life Between Buildings: Using Public Space Vancouver Public Space Network (2019), Life Between Umbrellas: Rain – friendly Principles. The BMJ (2020), Healthy Dry Cities: City design for health and resilience in hot and dry climates. Karim Elgendy (2010), Middle East Sustainable Cities, Dubai Experiments with Sustainable Development: Xeritown by X-Architects and SMAQ. WEBSITE Phố đi bộ Sài Gòn thay đổi sau hơn 150 năm. - express.net/pho-di-bo-sai-gon-thay-doi-sau-hon-150-nam Tổ chức phố đi bộ tại Trung tâm lịch sử đô thị TPHCM - ashui.com/mag/index.php/chuyenmuc/quyhoachxaydung/68-quyhoachxaydung/326to-chuc-pho-di-bo-tai-trung-tam-lich-su-do-thi-tphcm.html Không gian công cộng trong đô thị – Từ lý luận đến thiết kế. 115 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
- kientrucvietnam.org.vn/khong-gian-cong-cong-trong-do-thi-tu-ly-luan-den-thiet-ke/ Phối cảnh dự án đường đi bộ tuyệt đẹp tại Sài Gòn. - kenh14.vn/xa-hoi/phoi-canh-du-an-duong-di-bo-tuyet-dep-tai-sai-gon20140912023546306.chn Sở Quy hoạch - Kiến trúc (29/12/2012), Thông tin quy hoạch đô thị Tp.HCM, Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) Khu Trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh (930ha). - thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn/ban-do-quy-hoach File pdf khung hướng dẫn thiết kế đô thị có khí hậu khô nóng. - www.bmj.com/content/bmj/371/bmj.m3000.full.pdf File pdf tài liệu nghiên cứu về dự án cải tạo bến Clarke, Singapore. - core.ac.uk/download/pdf/48645581.pdf Danh sách các kết quả từ cuộc thi Life Between Umbrellas được VPSN bình chọn. - www.lifebetweenumbrellas.ca/winning-entries Biểu đồ và thông tin dự báo khí hậu thời tiết trên thế giới - weather-and-climate.com/ Giải pháp về hệ thống phun sương. - seonline.vn/kinh-nghiem-lua-chon-may-phun-suong-phu-hop-voi-nhu-cau.html - chomay247.vn/bo-thiet-bi-phun-khu-trung-y-te-dai-loan-co-vua.html Wikipedia. vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%91_%C4%91i_b%E1%BB%99#:~:text=Khu%20v %E1%BB%B1c%20d%C3%A0nh%20cho%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20%C4% 91i%20b%E1%BB%99%20(c%C3%B2n%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20g %E1%BB%8Di,c%C3%B3%20th%E1%BB%83%20b%E1%BB%8B%20c%E1%BA% A5m%20v%C3%A0o. vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%A DMinh#Kh%C3%AD_h%E1%BA%ADu,_th%E1%BB%9Di_ti%E1%BA%BFt
116 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2
vi2.wiki/wiki/Tropical_climate#:~:text=C%C3%B3%20ba%20ki%E1%BB%83u%20k h%C3%AD%20h%E1%BA%ADu,nh%E1%BA%A5t%20trong%20c%C3%A1c%20v %C3%B9ng%20%C4%91%C3%B3. vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%AD_h%E1%BA%ADu_nhi%E1%BB%87t_%C4%91% E1%BB%9Bi
117 | Tropical Walking Street, 2021 – Năm Covid thứ 2