2 minute read
vượt sông SÀI GÒN
Từ đầu thế kỷ 20, sông Sài Gòn chảy qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu thay đổi với việc lần lượt từng cây cầu được xây dựng để phục vụ phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu đi lại của người dân. Sau ngày đất nước thông nhất, diện mạo đô thị đã có những sự phát triển lớn mạnh, đóng góp cho sự phát triển đó có những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn như cầu Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ, cầu Bình Lợi, …
C U S I G N
Cầu Sài Gòn là cây cầu nổi tiếng và quan trọng nhất nồi liền Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Bắc, miền Trung ở cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố. Được xây dựng từ năm 1958, cây cầu có chiều dài 986,12 m là nhân chứng lịch sử gắn liền với những biến động lịch sử của thành phố. Cây cầu đã nhiều lần được tu sửa nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng cao cùng với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của TP Hồ Chí Minh.
Trước năm 1975 cầu Sài Gòn có tên là cầu Tân Cảng, vì cầu nằm ở vị trí gần cảng mới của Sài Gòn. Có một điều ít ai biết đó là vốn dĩ tên ban đầu của nó là cầu Sài Gòn, vì cầu được bắc qua sông Sài Gòn. Đầu thập niên 1960, người ta thường gọi là cầu xa lộ vì cây cầu được xây để phục vụ cho tuyến xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa (Xa lộ Hà Nội ngày nay).
Từ năm 1966, chính quyền cho xây dựng
Tân Cảng ở vị trí gần cầu Sài Gòn, khi đó vẫn còn là những ruộng lúa. Năm 1967, một cảng quân sự lớn được xây dựng với tàu cầu có chiều dài hơn 1200m, chiều rộng 24m, bến nghiêng rộng 40m và hệ thống kho bãi, điện nước, giao thông nội bộ để phục vụ cho quốc phòng.
Đến năm 1980 cầu mới được gọi lại với cái tên ban đầu là cầu Sài Gòn.
C U Th Thi M
Cầu Thủ Thiêm là một cây cầu nối hai bờ Sông Sài Gòn nằm trên địa bàn quận 2 và quận Bình Thạnh của TP HCM. Với cảnh quan tuyệt đẹp, cầu Thủ Thiêm là điểm đến ưa thích của các bạn trẻ Sài
Gòn vào mỗi buổi tối. Đứng trên cầu, vừa ngắm nhìn cảnh thành phố về đêm lấp lánh ánh đèn vừa đón những làn gió từ sông Sài Gòn thổi về mát rượi xua tan cái nóng ban ngày.
Cầu có 6 làn xe, nối Khu đô thị mới Thủ
Thiêm và trung tâm hiện hữu của thành phố. Cầu Thủ Thiêm dài 1.250 m, phần cầu chính gồm 5 nhịp, phần cầu dẫn phía Bình Thạnh gồm bốn nhánh, mỗi nhánh 2 làn xe; cầu dẫn phía quận 2 dài 160 m, rộng tương đương 6 làn xe.
Từ khi khánh thành đến nay, Cầu Thủ Thiêm đã dần trở thành điểm đến yêu thích bởi cảnh quan tuyệt đẹp cùng không gian khoáng đạt. Khi đến đây vào lúc xế chiều hay chập tối, bạn sẽ bắt gặp nhiều nhóm bạn trẻ rủ nhau lên cầu hóng gió. Đây còn là một điểm câu cá lý tưởng.