4 minute read
Mục lục
from Tạp chí Cove Residences Vol.5 - Lịch sử Sài Gòn gắn liền với những dòng sông huyền th
by PMC WEB
Lịch sử Sài Gòn gắn liền với những dòng sông huyền thoại
Rivers in Sai Gon - The long-lasting symbol of a vibrant city
Bãi thả diều chân cầu Thủ Thiêm
Thu Thiem kite-flying area
- An appealing place for children in Sai Gon
Những phong cách cắm hoa cơ bản của Ikebana
General rules & basic styles of Ikebana
Lợi ích của chạy bộ đối với việc cải thiện giấc ngủ
Why does running help you sleep better?
Nhắc đến Sài Gòn, người ta thường nghĩ đến những tòa nhà cao tầng và những công trình kiến trúc Pháp cổ kính… Thế nhưng, trong bề dày lịch sử, chính hệ thống sông ngòi, kênh rạch mới thực sự gây ấn tượng về thành phố giữa những dòng kênh.
Từng tên gọi của những dòng kênh này cũng bình dị, dân dã như chính hồn cốt của người Sài Gòn: Sông Bến Nghé, kênh Nhiêu LộcThị Nghè, rạch Lò Gốm, rạch Ông Độ, kênh Nước Đen, kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ… Hệ thống kênh, rạch dày đặc không chỉ bao quanh mà ở ngay trong lòng thành phố, là những huyết mạch giao thông để vận chuyển lúa gạo và các loại nông sản, hàng hóa khác từ Đồng bằng sông Cửu Long lên cảng Sài Gòn. Cùng với hệ thống sông ngòi là vô số những chiếc cầu và bến, hình thành sinh hoạt buôn bán, cảnh quan văn hóa đặc trưng sông, bến chợ, phố chợ ven sông, làng ven sông…
Năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần chọn Bến Nghé lập đồn binh, vì giao thông thủy thuận lợi. Từ đó, các trụ sở hành chính của Gia Định như dinh Điều Khiển (1732), thành Bát Quái (tức thành Quy, 1790), thành Phụng (1835) rồi Phủ Toàn quyền Đông Dương (1869) mọc lên ở vùng Bến Nghé (Sài Gòn). Bến Nghé là trung tâm hành chính, còn trung tâm thương mại dân cư đông đúc tập trung ở Chợ Lớn.
Sau đó, Chợ Lớn và Sài
Gòn nhập lại thành tên gọi
Sài Gòn - Chợ Lớn. Đô thị được mở rộng bằng cách khắc phục địa hình trũng thấp, chuyển dần đường thủy sang đường bộ. Chính vì vậy, Sài Gòn thật sự được xây dựng trên vùng kênh rạch chằng chịt, được mệnh danh là “Venice, Amsterdam của Việt Nam” với việc lấp kênh, đắp đất, nâng đường... xây dựng phía bắc thành vùng đất cao, tránh phát triển về phía Nam đất thấp, chặn dòng thoát nước mặt.
Có hai sông lớn đi qua Sài Gòn - TP.HCM là sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Sông Đồng Nai là sông lớn thứ nhì Nam bộ, về lưu vực chỉ sau sông Cửu Long. Sông Sài Gòn hợp với sông Đồng
Nai chảy ra biển. Vì qua nhiều địa phương nên sông Sài Gòn có nhiều tên gọi khác nhau.
Từ Tây Ninh đến Thủ Dầu Một - Bình Dương là sông Ngã Cái, đoạn từ Bình Dương đến Thanh Đa là sông Thủ Khúc, từ Thanh Đa đổ về sông Đồng Nai gọi là sông Sài Gòn hay sông Bến Nghé. Sông
Sài Gòn chảy vào giữa lòng thành phố, kết hợp với hàng loạt kênh rạch nội thủy, tạo ra hệ thống giao thông thủy liên hoàn, hình thành nên “Sài Gòn kẻ chợ”, trên bến dưới thuyền.
Những kênh rạch là nhánh của sông Sài Gòn còn lại đến nay là kênh Đôi - kênh Tẻ, Tàu Hủ - Bến Nghé, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Lò Gốm, Tham Lương, Cầu Bông, Thanh Đa... Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phong phú, giao thông thủy thuận tiện giúp khí hậu thành phố mát mẻ quanh năm.
Hơn 100 năm trước, Sài Gòn đi lại chủ yếu bằng tàu thuyền. Khi xe cơ giới phát triển, phương thức đi lại thay đổi. Những kênh rạch bị lấp làm đường, có thể kể như rạch Cầu Sấu thành đại lộ Hàm Nghi, kênh
Chợ Vãi thành đường Nguyễn Huệ, rạch Cây Cám thành đường Lê Thánh Tôn...
Ngày Tết, Sài Gòn - TP.HCM rực rỡ màu đỏ của câu đối, bao lì xì và màu vàng của mai, cúc... rợp trời ở các chợ trên sông. Sài Gòn có nhiều bến hoa đủ sắc màu trên sông, kéo dài từ Chợ Lớn đến kênh
Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Bến Bình Đông xưa (đường Trần Văn Kiểu, từ quận
6 đến quận 8 ngày nay) là nơi trên bến, dưới thuyền tiêu biểu của Sài
Gòn, nơi buôn bán gạo từ miền Tây lên thành phố, thuận lợi đường thủy, là bằng chứng lịch sử của 320 năm phát triển Sài Gòn - Chợ Lớn. Sự giao thoa của miền Đông và miền
Tây Nam bộ qua việc xuất nhập gạo, nông sản và chợ hoa khi mùa
Xuân đến, “đóng vai chính” trong sự giao thoa này là dòng kênh Đôi, biến thành dòng sông hoa tuyệt đẹp giữa lòng thành phố.
Năm 1771, chúa Nguyễn Cửu Đàm cho đào kênh Ruột Ngựa, tạo ra đường thủy giữa miền Tây và Sài
Gòn. Kênh Ruột Ngựa nối liền kênh
Tàu Hủ, kênh Tẻ và rạch Bến Nghé dẫn ra sông Sài Gòn; mở đường giao thương giữa Sài Gòn - Gia Định - Đồng Nai. Sau đó, người Pháp cho nạo vét kênh Tàu Hủ thông với kênh Đôi; đào kênh Tẻ rộng hơn nối vào sông Sài Gòn, thông ra cảng
Sài Gòn để tàu thuyền lớn xuất cảng gạo, muối, nông sản...
Sông và kênh rạch đã tạo nên vóc dáng Sài Gòn - TP.HCM. Những thủy lộ, kinh mạch lan tỏa ra khắp nước và thế giới. Những cảng lớn nhỏ hình thành, những phố chợ trên bến dưới thuyền cũng phát triển, cư dân khắp nơi đổ về, tạo ra nền văn hóa sông nước Sài Gòn. Những dòng kênh tự nhiên và kênh đào kết hợp sông lớn, sông nhỏ giao cắt, tạo ra dòng giao thoa văn hóa thành thị - nông thôn.