8 minute read

NGƯỜI BỊ THƯƠNG

Các biện pháp sơ cứu là bước đầu tiên cần tiến hành khi phát hiện có nạn nhân. Quy trình này bao gồm những bước sau:

¾ Đánh giá tình hình: Nếu hỗ trợ người khác đồng nghĩa với việc đặt bản thân vào vị trí nguy hiểm, nhân viên an ninh cần hiểu rằng họ có thể làm chính mình bị thương và có thể tăng nguy cơ thương vong cho người khác nếu thất bại trong việc hỗ trợ. Tốt hơn hết trước khi hỗ trợ người khác, nhân viên an ninh cần đánh giá tình hình và báo cáo trước cho người quản lý.

¾ Đánh giá vết thương: Nếu đủ an toàn, hãy đến gần nạn nhân và cố gắng đánh giá mức độ tổn thương của họ. Việc đánh giá được áp dụng cho các tổn thương dễ nhận biết như bất tỉnh nhân sự, chảy máu, chấn thương đầu, gãy tay, gãy chân, khó thở…

¾ Xác định nguyên nhân:

Nguyên nhân gây chấn thương có thể đã rõ ràng, chẳng hạn như ngã, khí độc, hỏa hoạn hay ngạt khói. Nếu nguyên nhân gây tổn thương có thể được khắc phục nhanh chóng, chẳng hạn như ngắt đường cấp ga, hãy ưu tiên việc khắc phục nguyên nhân để giảm bớt nguy cơ cho nạn nhân, bạn và những người khác.

¾ Đánh giá khu vực xung quanh: Nếu như tác động từ khu vực xung quanh có thể gây tổn thương hơn nữa cho nạn nhân, chẳng hạn như nước dâng cao, lửa, khói và không thể khắc phục được, hãy vận chuyển nạn nhân đến nơi an toàn hơn mà không gây nguy hiểm cho chính bản thân mình. Các thông tin trên sẽ giúp ích rất nhiều cho dịch vụ ứng cứu khẩn cấp khi được thông tin từ xa hoặc khi đến hiện trường. Tiến hành các biện pháp cơ bản là không hề khó khăn khi có người sẵn sàng hỗ trợ hoặc gọi dịch vụ ứng cứu khẩn cấp. Trong trường hợp chỉ có một nhân viên an ninh và nạn nhân phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhân viên đó thì cần gọi cứu viện hoặc báo cáo cho các cấp cao hơn trước khi tiến hành các biện pháp sơ cứu có thể gây ảnh hưởng đến an toàn của nạn nhân và chính bản thân nhân viên. Hãy bình tĩnh, năng suất và tự tin. Điều này sẽ giúp giảm bớt sự hoảng loạn của nạn nhân. Các biện pháp này sẽ giảm bớt nguy cơ tăng số người thương vong mà không được hỗ trợ.

9.KHI CÓ TÌNH HUỐNG XUNG ĐỘT

a) Một số định nghĩa liên quan

¾ Xung đột: Xung đột có thể hiểu là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích. Sự va chạm giữa hai lực lượng đối lập hoặc sự đối lập đồng thời nhưng không đồng nhất giữa hai bên đôi khi dẫn đến căng thẳng về tình cảm. Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của xung đột và vào cách giải quyết xung đột.

¾ Giao tiếp: Giao tiếp là hành động truyền tải ý đồ, ý tưởng hoặc tình cảm của một chủ thể (có thể là một cá thể hay một nhóm) tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và các quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu.

¾ Gây hấn: Gây hấn là một hiện tượng tâm lý tiêu cực, một loại hành vi cố tình làm tổn hại về thể chất hay tinh thần người khác hoặc bản thân. Từ góc độ nghiên cứu của khoa học tâm lý, gây hấn là một hiện tượng phức tạp nhất trong các hiện tượng tâm lý xã hội của con người. Sự gây hấn có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc cử chỉ.

¾ Tức giận: Cảm giác khó chịu hoặc bực bội sinh ra do bất bình có thực hoặc giả định

Ngôn ngữ: Hệ thống biểu đạt suy nghĩ hoặc cảm xúc bằng cách sử dụng âm thanh nói hoặc ngôn ngữ kí hiệu thường gặp. Ngôn ngữ cũng bao gồm các phương tiện giao tiếp khác như cử chỉ hoặc âm thanh của động vật. Xung đột sinh ra từ sự thất bại trong sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt một vấn đề hoặc thông tin nào đó. Xung đột cũng có thể sinh ra từ sự giận dữ, thường được biểu hiện qua sự gây hấn bằng lời nói và hành động. Nhân viên an ninh thường là một phần của xung đột vì họ yêu cầu một người nào đó dừng một hành động có thể gây nguy hiểm cho người hoặc tài sản khác như hút thuốc, trộm cắp trong khi người đó vẫn muốn tiếp tục. Nhân viên an ninh cũng có thể là một phần của xung đột vì họ yêu cầu một người dừng một hành động nào đó mà họ không mong muốn, chẳng hạn như yêu cầu một người rời khỏi một nơi mà họ vẫn muốn ở lại. Điều này dẫn đến chuỗi trạng thái bạo lực, thể hiện rõ ràng các bước dẫn đến xung đột, do đó cần có một số biện pháp cụ thể để ngăn chặn sự gây hấn/hành hung bằng hành động sinh ra từ sự gây hấn bằng lời nói. Gây hấn nói chung không xảy ra ngay lập tức mà phát triển qua thời gian. Có một số hành động có thể dẫn đến hoặc gây ra sự gây hấn như nỗi sợ, cái tôi, sự lo âu, ngôn ngữ lời nói, ngôn ngữ thân thể, văn hóa, môi trường. Nhân viên an ninh cần nhận thức rõ về phản ứng của người khác đối với hành động của mình. Cách mà Nhân viên an ninh mô tả bản thân trong nhiều tình huống có thể làm dịu bớt hoặc gia tăng mức độ nghiêm trọng của tình huống và Nhân viên an ninh cần đảm bảo hành động của mình luôn phù hợp với môi trường hoặc tình huống công việc của mình. Là một nhân viên an ninh, bạn luôn phải ứng xử và hành động một cách chuyên nghiệp nhất.

Sau đây là một số đầu mục nhân viên An ninh cần phải chú ý trong khi làm nhiệm vụ:

ƒ Hành vi của người khác.

ƒ Hành vi của Nhân viên an ninh.

ƒ Hai bên đều đang có tình trạng sức khỏe bình thường.

ƒ Ngôn ngữ cơ thể.

ƒ Sự can thiệp của bên thứ ba.

ƒ Lỗi có thể làm tình hình leo thang.

ƒ Không liên tục giao tiếp bằng mắt.

ƒ Không thể hiện sự không quan tâm.

ƒ Không tỏ rả gây hấn.

ƒ Không lớn giọng.

ƒ Không thiếu chú ý.

ƒ Không đứng quá gần hoặc quá xa.

Một trong những điều kiện chung để xã hội hoạt động bình thường chính là sự bình tĩnh. Nhân viên an ninh cần nhận thức rõ mục đích của mình là đảm bảo các bên đều bình tĩnh và nếu có sự gây hấn hoặc bực bội thì đảm bảo rằng các bên có liên quan sẽ giữ bình tĩnh trở lại. Do đó, nhân viên cần hiểu rõ các giai đoạn của chuỗi trạng thái bạo lực sau đây:

ƒ Bình tĩnh: Trạng thái bình thường của một người hay một xã hội.

ƒ Bực tức thể hiện qua lời nói: Ngôn ngữ của một người thể hiện sự khó chịu ở một mức độ nào đó.

ƒ Chống đối bằng lời nói: Lúc này, một người trở nên tức giận và không phản hồi một cách bình thường đối với các nỗ lực giải quyết tình huống.

ƒ Đe dọa bằng lời nói: Đây là giai đoạn người đó bắt đầu tập trung nhắm đến một cá nhân hoặc một nhóm nào đó. Sự thể hiện trạng thái giận dữ ngày càng rõ rệt và gia tăng.

ƒ Đe dọa bằng hành động: Đây là trạng thái người đó thể hiện ý đồ sử dụng hành động bạo lực nếu vấn đề của người đó không được giải quyết. Thông thường, đe dọa bằng hành động thường đi kèm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ thân thể mang tính gây hấn, thể hiện rõ sự ưu tiên hành vi bạo lực.

Các giai đoạn giải quyết vấn đề sau chuỗi trạng thái bạo lực:

1.

Giai đoạn then chốt:

Đây là giai đoạn hành động mà nhân viên an ninh có thể khắc phục vấn đề hoặc làm trầm trọng thêm sự việc, dẫn đến bạo lực thực sự.

Ở giai đoạn này, nhân viên an ninh cần nhận thức rõ về bản thân, quyết đoán và chuyên nghiệp. Mục tiêu của nhân viên an ninh là khiến các bên liên quan bình tĩnh trở lại.

Bạo lực: Đây là giai đoạn các hành vi bình thường không còn nữa; người đó bắt đầu gây ra các hành vi bạo lực để đạt được mục đích của mình. Hành vi bạo lực có thể là một cuộc tấn công kéo dài hoặc một cuộc tấn công ngắn. Nhân viên an ninh cần nhớ rằng giai đoạn này vẫn là giai đoạn cứu vãn được, do đó không được bỏ cuộc. Nhân viên an ninh cần cố gắng giúp các bên đạt được trạng thái bình tĩnh ban đầu, cần tận dụng mọi cơ hội hợp lý để giúp các bên trở lại trạng thái bình tĩnh.

Bình tĩnh: Trạng thái bình thường của một cá nhân hay xã hội. Kể cả khi các bên đã quay trở lại trạng thái bình tĩnh, nhân viên an ninh cần tỉnh táo để các diễn biến tương tự không xảy ra trong tương lai.

Nhận thức chung: Nhân viên an ninh cần cố gắng không đưa ra các mệnh lệnh mang tính gây hấn/ bạo lực, vì các mệnh lệnh này thường khó chấp nhận với người khác. Nếu đưa ra mệnh lệnh và người khác không tuân theo, thông thường bạn có thể sẽ cảm thấy “mất mặt” và thấy lòng tự trọng bị tổn thương. Khi đối mặt với người có hành vi gây hấn hoặc bạo lực, quyền lực và lòng tự trọng không phải các công cụ tốt để giúp các bên bình tĩnh trở lại. Nhân viên an ninh phải luôn sử dụng khả năng quan sát, tập huấn, kinh nghiệm, ngôn ngữu tích cực, ngôn ngữ cơ thể, sự quyết đoán và chuyên nghiệp để đạt được kết quả tích cực và giúp các bên trở lại trạng thái bình tĩnh.

Nếu có thể, nhân viên an ninh không được đặt mình vào tình huống nguy hiểm. Cần nhận thức rõ rằng có những cá nhân không cần trải qua giai đoạn bực tức trước khi bắt đầu bạo lực mà sẽ trở nên rất bạo lực ngay lập tức. Những người này rất nguy hiểm và cần đặc biệt cẩn trọng khi đối phó. Đây là kiểu người rất khó đoán và thậm chí ưa thích hành vi bạo lực hay gây thương vong cho người khác. Trong các tình huống này, nhân viên an ninh cần đặc biệt cẩn trọng và yêu cầu hỗ trợ từ cảnh sát, cơ quan chức năng trước khi tham gia vào sự việc. Cần ghi lại các sự cố này, đồng thời thông báo cho cấp quản lý công ty về kết quả xử lý tình huống sớm nhất có thể.

This article is from: