Chương 16
CHIẾU DIA (DIAPOSITIVE, SLIDE) BẢNG TRƯNG BÀY (POSTER) Kế hoạch thuyết trình bản báo cáo tại hội nghị mà mục đích là trình bày một công trình nghiên cứu (lâm sàng hay thực nghiệm) cũng phải tuân theo các nguyên tắc như khi thực hiện các bài viết. Trong chương này chỉ bàn tới trình bày dưới dạng thuyết trình. Thời gian dành cho người trình bày là có giới hạn, thường chỉ từ 5 đến 10 phút. nên việc phân bố thời gian này là cần thiết. Nó phải được hướng dẫn bởi việc trả lời câu hỏi: "2 hay 3 ý tưởng mà ta định trình bày là gì" (1). Một giải pháp tồi là muốn nói nhiều nhất nếu có thể được bằng cách nói nhanh nhất có thể được. Dù nội dung thông tin khoa học là gì chăng nữa, để có một báo cáo thành công, cần luyện tập như một diễn viên tập vai của mình. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG Phần đặt vấn đề là đặc biệt quan trọng. Mục đích là giải thích cho cử toạ biết tại sao công trình được thực hiện. Phần đặt vấn đề phải phù hợp với khả năng hiểu biết của cử toạ. Một báo cáo về một chủ đề chuyên khoa trình bày trước một cử toạ không chuyên khoa phải bắt đầu bằng việc nhắc lại những khái niệm cơ bản trước khi tiếp tục bằng việc trình bày những mặt chuyên sâu hơn của vấn đề (2). Phần đặt vấn đề của một bản thuyết trình trước một cử toạ chuyên ngành phải ngắn. Phần đặt vấn đề phải kết thúc bằng việc giải thích lý do thực hiện công trình nghĩa là mục đích của công trình. Phần trình bày tương ứng với chương Tư liệu và phương pháp nghiên cứu (tôi tiến hành nghiên cứu như thế nào?), phải giới hạn ở những điều chính yếu: Phần này chán ngắt cho cả người nói lẫn người nghe (1). Tốt nhất là trình bày chương này bằng cách lược bớt một số chỗ để tránh làm người nghe chán ngán. Nếu người nghe muốn biết cụ thể về tư liệu nghiên cứu hay phương pháp thực hiện, họ có thể hỏi ở phần thảo luận sau khi trình bày. Tất nhiên, không được rơi vào thái cực ngược lại. Nếu công trình thực hiện trên bệnh nhân, ít nhất cũng phải đưa ra các chỉ tiêu tuyển chọn bệnh nhân vào nghiên cứu. Ngược lại, nếu tuổi của bệnh nhân và sự phân chia theo nhóm không có điều gì đặc biệt thì nói để làm gì? Ngược với điều cần làm khi thực hiện bài viết, tốt nhất để tránh nói lặp lại, hãy để phần tiêu chuẩn đánh giá khi trình bày phần kết quả mà không phải ở phần phương pháp. Phần trình bày kết quả (tôi tìm thấy cái gì?) là phần quan trọng nhất khi báo cáo miệng. Một vài phút dành cho phần kết quả phải bao gồm các kết quả và chỉ kết quả mà thôi. Với phần trình bày này, việc sử dụng chiếu dia hay giấy trong là không thể thiếu được. Trong một bài trình bày miệng, sai lầm chính là muốn đưa ra tất cả các kết quả thu được: Sự chú ý của cử toạ có giới hạn, nhất là trong các hội nghị lớn nơi báo cáo này nối tiếp báo cáo khác theo một nhịp điệu nhanh. Cần hài lòng với việc trình bày những kết quả thích đáng nhất vì những điểm mới mẻ hay những suy luận có thể rút ra. Vì vậy việc lựa chọn là cần thiết. Phần bàn luận phải giới hạn ở 2 hay 3 điểm chỉ rõ công trình mang lại điều gì mới hay dẫn tới giả thiết gì? Lời bàn luận có thể lẫn vào phần kết luận, không nên nhân lên nhiều kết luận: người nghe chỉ ghi nhận 1 thậm chí 2 hay 3 kết luận. Quá mức đó thay cho việc tiếp tục nghe người trình bày nói gì, họ sẽ tự hỏi bao giờ người báo cáo sẽ kết thúc(!) loạt dài lê thê các kết luận và bài trình bày của mình. Để biểu thị rằng bài trình bày đã kết thúc, tốt nhất là nên cảm ơn cử toạ đã chú ý nghe hơn là chỉ nói cụt lủn "vậy đó". Để kết luận, dàn bài một bản thuyết trình phải tuân theo dàn bài một bản báo cáo khoa học, tác giả của bài trình bày phải biết rằng không thể nói tất cả những gì mình muốn nói, và nhất là không cố tìm cách để nói được hết. Vì vậy cần thực hiện một sự lựa chọn để đưa ra một hay hai ý tưởng, nhưng chỉ thế thôi, không quá. CÁCH SỬ DỤNG TỐT CHIẾU DIA Tính nghiêm túc khoa học, thời gian trình bày hạn chế và bị kiểm soát dẫn tới việc người trình bày chỉ nên trình bày những kết quả cụ thể dưới dạng bảng kết quả hay biểu đồ bằng chiếu dia.
Nhờ máy chiếu dia, ngày nay việc minh hoạ bằng dia có thể chiếm toàn bộ thời gian trình bày báo cáo Phương pháp trình bày này có ưu điểm là bắt người báo cáo phải xây dựng rõ ràng các câu hỏi đặt ra trong phần đặt vấn đề của mình và rút ra từ công trình các kết luận rõ ràng. Nội dung được chiếu lên giúp cho việc trình bày của người trình bày ít có kinh nghiệm dễ dàng hơn. Nó cũng làm cử toạ dễ ghi nhớ hơn (3). Tuy nhiên, cách trình bày này không chỉ có thuận lợi: không bắt buộc dùng dia khi bước lên bục, yêu cầu chiếu dia đầu tiên chỉ để đọc các chữ viết trên đó trong khi có thể nói miệng một cách rõ ràng. Hơn nữa, người trình bày muốn thể hiện công trình của mình cho mọi người biết, đồng thời cũng muốn tự thể hiện mình. Sự thiếu sáng sủa không phải là cách tốt nhất để đạt mục đích này. Nói tóm lại, sự lựa chọn giữa các phương pháp có lẽ tuỳ thuộc vào cá tính và kinh nghiệm của người trình bày. Việc sử dụng dia chỉ không thể thay thế được khi muốn trình bày những cái không thể dùng phương tiện khác (hình tiêu bản xét nghiệm giải phẫu bệnh, phim X quang, các đồ thị, biểu đồ), hay những cái khi trình bày miệng sẽ chán ngắt nếu không có sự trợ giúp của phương tiện hình ảnh (bảng số liệu). Để kết luận, việc sử dụng dia có thể giới hạn ở những phần có thể là: đôi khi là phần tư liệu và phương pháp, và chủ yếu là các kết quả. Ngược lại, phần đặt vấn đề và bàn luận không nhất thiết phải trình bày với dia một cách hệ thống. DIA Các nguyên tắc chung Trong một báo cáo 10 phút, không nên trình bày quá 7 hay 8 dia chữ. Có thể vượt quá con số này một chút nếu trình bày các bản hình ảnh như các tiêu bản giải phẫu bệnh hay hình ảnh X quang. Ngược lại, không có điều gì cản trở việc chỉ sử dụng 3 hay 4 dia khi số đó là đủ để trình bày các kết quả nhận được. Việc trình bày phần đặt vấn đề có thể không cần dia, trong phòng chiếu đèn sáng. Phần tư liệu và phương pháp được trình bày ngắn gọn có hay không dùng dia tuỳ theo từng trường hợp. Phần kết quả cần trình bày với dia. Thói quen ngày các được sử dụng rộng rãi ở các hội nghị khoa học lớn là suốt quá trình hội nghị để ánh sáng trong phòng vừa phải để tránh sự thay đổi liên tục "sáng-tối" và giúp người nghe có thể ghi chép. Việc này đòi hỏi phải sử dụng những phim dia có độ tương phản thật tốt. Về điểm này, chúng tôi khuyên không nên sử dụng các chữ hay vạch mảnh màu đỏ, xanh lá cây hay xanh da trời. Những màu này khi cách khoảng 3m trong phòng tối thì rất rõ nét nhưng hầu như trở thành không thể nhìn thấy kể từ hàng ghế thứ 4 trong một phòng hội nghị sáng đèn. Các kết quả dạng tương tự nhau phải trình bày dưới cùng dạng hoặc là bảng hoặc là đồ thị hay biểu đồ (3). Ngược lại, khi ta không trình bày các kết quả cùng loại, nên tránh sự sao lãng của cử toạ bằng cách thay đổi các hình chiếu (đồ thị, biểu đồ hay bảng). Khi thuyết trình việc lựa chọn giữa các dạng biểu đồ hay bảng khác nhau phải tính tới mục tiêu: trình bày trong vòng vài phút 1 hay 2 ý tưởng. Các cử toạ trong các hội thảo hay hội nghị khoa học thường bị chất ngập các số liệu. Chúng tôi cũng khuyên trong các bản thuyết trình nên trình bày các kết quả dưới dạng biểu đồ, đồ thị, sơ đồ hơn là các bảng số liệu (xem chương 9). Một nguyên tắc khác là không để chiếu 1 dia trong khi lại nói về những điều không thể hiện trên đó: cử toạ sẽ chỉ nhìn những gì được chiếu lên chứ không nghe người trình bày nói gì. Khi chiếu dia các kết quả nhận được ở nhóm 1 và 2 và lại nói thêm vào là "tỷ lệ tử vong của nhóm 3 là 10% trong một năm" mà những số liệu này không thể hiện trên bảng là một sai lầm (3). Nếu việc trình bày các kết quả của nhóm 3 là quan trọng, tốt nhất hãy đưa vào dia. Khi trình bày một bảng số liệu, cần giải thích theo trật tự đọc bình thường, nghĩa là theo từng dòng từ trên xuống, từ trái sang phải. Việc chuẩn bị các dia cũng phải tuân theo nguyên tắc này. Nếu bắt đầu bằng việc trình bày một số ở dưới bên phải rồi ở trên bên trái sẽ làm cho cử toạ mất phương hướng dù có sử dụng que chỉ để hướng dẫn. Sai lầm tồi tệ là trình bày một dia trên đó có các số liệu thường là bằng số mà người trình bày không để ý tới bằng việc nói "trên dia này hãy chỉ chú ý tới dòng thứ 3 cho thấy...". Nếu bạn muốn chỉ nói tới các số liệu ở dòng thứ 3 thì hãy giới hạn nội dung của dia ở dòng đó và loại bỏ phần còn lại. Khi dia là một hình X quang hay một tiêu bản giải phẫu bệnh, luôn cần bắt đầu bằng mô tả với việc chỉ rõ "hình ảnh X quang bụng không chuẩn bị này cho thấy..." sau đó định vị chỗ bất thường "trên phần phía trên bên phải..." cuối cùng mô tả sự bất thường. Nếu hình ảnh là một đồ thị, cũng cần tiến hành theo cùng một cách: đọc phần đầu đề và có thể phụ đề, sau đó chỉ dẫn xem các trục biểu thị cái gì, rồi tới sự sắp đặt ngay cả khi điều này có vẻ như hiển nhiên, cuối cùng
mô tả tất cả các đường đồ thị có trong bảng. Tốt nhất là đừng nên nói quá nhanh các dữ liệu bằng số trong 1 dia: các số đó là rõ ràng với người trình bày nhưng với cử toạ đó là sự khám phá - cần để cho họ có thời gian. Vì vậy hãy tính dành cho mỗi dia trung bình khoảng 1 phút. Một vài lời khuyên như trên cho phép người trình bày tránh được sự dần dần mất tập trung của người nghe khi trình chiếu các dia. Sự mất tập trung này dẫn tới việc cử toạ tự mình đọc lấy nội dung các dia một cách độc lập với những gì người trình bày nói. Điều đó dẫn tới việc mất kiểm soát cử toạ và nguy cơ lời trình bày không được chú ý cho tới khi bài trình bày kết thúc. Vậy tốt nhất nên bắt đầu chuẩn bị bản trình bày miệng bằng viết bài trình bày hay trước hết làm dia? Chúng tôi nghĩ rằng tốt nhất là nên chuẩn bị trước các nội dung dia. Khi đã viết nội dung này trên giấy, cần xem xét và lặp lại những cái định trình bày. Điều này dẫn tới việc viết lại hay sửa đổi nội dung ban đầu của các dia. Sau khi kết thúc phần này, có thể tiến hành việc viết bản chính thức của nội dung dia. Việc sử dụng dia trong thực tế Dia được sử dụng tuân theo các nguyên tắc trình bày bảng biểu. Tuy nhiên, có một số điểm đặc biệt liên quan tới vai trò riêng của nó: không bao giờ làm một dia bằng cách sao chép một bảng số liệu, một biểu đồ hay đồ thị của một bài viết. Ví dụ một dia tồi
1) Không có tên bảng 2) Quá nhiều dòng, quá nhiều số: không ai theo dõi được người trình bày. 3) Khi sắp xếp các cột, hợp lý hơn là để biến chứng sớm, trước biến chứng muộn. Cũng như thế, nếu bạn nghĩ rằng trước hết phải nói về kết quả theo tuổi và giới, cần đặt các dòng này ở trên dòng về hạch. 4) Có những chỗ không rõ ràng: Đánh giá thời gian sống dựa theo tiêu chuẩn và giới hạn nào? Có những điểm không tương quan: trong các biến chứng sớm theo giới, tổng số trường hợp là 89 trong khi ở những chỗ khác là 90. 5) Có những chữ viết tắt có thể tránh được : S = sớm, M = muộn 6) Cần dùng thuật ngữ thống nhất: khi đã viết là hạch xâm lấn thì sau đó không nên viết N-. 7) Nội dung trình bày quá trống trải, do đó khi chiếu lên các chữ số quá nhỏ và khó đọc từ xa. 8) Các số liệu ở các cột "Biến chứng sớm" với "Biến chứng muộn" không dóng đúng hàng. 9) Sử dụng ký hiệu "%" không đúng trong bảng. Tuy nhiên trong dia điều đó có thể hiểu các số tương ứng với tỷ lệ phần trăm. Cuối cùng cần kiểm tra sao cho tất cả các giá trị có tương quan với nhau mà không chỉ tương quan giữa 2 số. Chúng tôi đề nghị trình bày dia như sau Biến chứng sau cắt đoạn dạ dày do ung thư
* P <0,05 Hai điểm chú ý: 1) Số lượng các chữ số trong dia này là tối đa, vượt quá mức đó nên làm 2 dia 2) Tốt nhất nên làm một dia khác để trình bày tỷ lệ sống sau mổ. Các dia cần có đầu đề. Đầu đề này cho cử toạ thấy ngay chủ đề của dia, ví dụ "Kết quả về huyết động". Trên một dia trình bày một bảng kết quả hay đồ thị hoặc biểu đồ, đặt chú dẫn ở trên làm cử toạ hiểu rõ hơn. Giống như với bảng và biểu đồ, dia phải được hiểu một cách độc lập. Sự giải thích của người trình bày chỉ là giúp thêm vào. Vì lý do này nên tránh các chữ viết tắt vì có thể được một cử toạ có cùng ngôn ngữ với người trình bày hiểu dễ dàng nhưng sẽ trở thành không thể hiểu nổi đối với một cử toạ ngoại quốc và do đó họ sẽ không theo dõi bài trình bày nữa. A. Garson et al có 1 ví dụ "V.Func. abnl in 2/16 F Pts" (3). Có thể một cử toạ Anglo-saxon có thể hiểu được là chức năng tâm thất bất thường ở 2 phụ nữ trên 16 tuổi. Một cử toạ người Pháp liệu có dễ dàng hiểu được chăng? Có lẽ là không! Không nên giải thích một chữ viết tắt bằng chú giải ở dưới. Điều này bắt cử toạ phải liên tục nhìn lên lại nhìn xuống là điều không nên. Trên một dia, cùng với trật tự suy nghĩ như vậy cần tránh đặt tên cho các nhóm bệnh nhân hay nhóm động vật trong một nghiên cứu thực nghiệm bằng các chữ cái như nhóm A, nhóm B, nhóm C hay bằng các chữ số: nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3. Rất khó khi xem những dia tiếp theo có thể nhớ lại nhóm nào là cái gì. Tốt nhất là đặt tên cho mỗi nhóm ví dụ một nhóm "tăng áp động mạch phổi là TAĐMP". Không được để một từ cuối dòng bị cắt ngang xuống dòng với một gạch nối ở sau và có đường cắt ngang một câu bằng cách xuống dòng giữa chừng. Ví dụ viết ở dòng trên: "Các phương pháp đo được thực hiện: và xuống dòng tiếp theo "cứ 30 phút một lần" (3). Cần cấm không được thay đổi các thuật ngữ "cho văn vẻ" giữa các dia hay giữa dia với lời trình bày miệng. Nếu trên dia viết "thời gian sống" thì khi trình bày không nên nói "bệnh nhân không chết". Khi trình bày một đồ thị, cần chỉ rõ trên dia trục hoành đại diện cho cái gì (ví dụ tỷ lệ tái phát theo tháng) và trục tung nói gì (tỷ lệ sống chẳng hạn). Trong khi ở đồ thị trong bài viết, lời chú giải tên trục có thể viết song song với trục tung nghĩa là viết đứng dọc thì trong dia nên viết nó theo dòng ngang. Điều đó tránh cho cử toạ phải nghiêng đầu sang trái để đọc các dòng trên trục này. Một dia cần phải có thể đọc rõ dù ở xa, khi một dia có thể nhìn rõ trong một phòng dành cho 30 người thì không chắc là có thể nhìn rõ trong một phòng họp lớn dùng cho 1000 người. Để làm một dia tốt cần tôn trọng 2 nguyên tắc sau: Với nội dung viết chữ, chỉ giới hạn tối đa ở 7 đến 8 dòng và không vượt quá 7 từ cho một dòng. Với một bảng có 2 cột không nên vượt quá 3 dòng và nếu bảng có 3 cột thì chỉ nên có 2 dòng. Với một biểu đồ, 6 cột là tối đa. Để một dia có thể nhìn thấy rõ khi chiếu lên, nó phải được nhìn rõ với mắt thường khi phòng sáng, để cách xa mắt một tầm tay. Việc soạn thảo các dia cũng như với việc làm các bảng hay biểu đồ hiện tại hầu như được thực hiện nhờ phần mềm máy tính. Các phần mềm như Persuasion hay Power point rất tốt và cho phép đạt được kết quả có tính chuyên nghiệp. Có nhiều mẫu đặt sẵn trong các phần mềm này để sử dụng được ngay. Một số về hiệu quả làm đẹp rất thành công, nhưng lại không có tác dụng để trình bày tốt. Chúng tôi thấy không nên dùng các phần mềm quá rối rắm, hay việc sử dụng quá mức các hình phức tạp có bóng không gian 3 chiều. Với các chữ, không nên sử dụng các ký tự nhỏ hơn cỡ 18. Việc sử dụng chữ dạng đậm làm khi nhìn rõ hơn. Màu nhìn rõ nhất trên nền xanh da trời là màu trắng hay màu vàng. Khi sử dụng lần đầu màu nền và màu chữ, cần biết rằng độ sáng và độ tương phản trên phim dia có thể khác nhau nhiều với hình ảnh trên màn hình máy
tính. Khi sử dụng máy chiếu trực tiếp từ máy tính (không in thành phim dương bản), cần biết rằng ta thường bị mất một chút độ nét và độ sáng. Điều này cũng xảy ra trong một số kiểutrình bày bằng giấy trong, nhất là trong những phòng rộng. Cần tránh một số sai lầm hầu như là nguồn gốc gây khó khăn cho việc chiếu hình đặc biệt là các dia đứng. Cùng lý do đó, chúng tôi thấy không nên chiếu cùng lúc 2 dia. Cuối cùng, khi ta sử dụng các máy chiếu công suất mạnh, nên cho phim dia vào các khung đặc biệt bảo đảm giữ phim căng hay bảo vệ phim trong 2 lớp kính. Khi đã làm xong dia, phải chiếu kiểm tra xem có sai sót gì không. Sau khi đã chiếu kiểm tra cần đánh dấu ở góc dưới bên trái của dia khi xem bằng mắt thường, ví dụ bằng một vòng tròn mực màu và đánh số các dia để đảm bảo khi chiếu theo đúng hướng, chiều và thứ tự dia. Việc sử dụng hoàn hảo chiếu dia là trách nhiệm của tác giả. Trước khi trình bày báo cáo, cần tự mình xếp các dia vào hộp đựng phim của máy chiếu và kiểm tra lại lần cuối hướng và trật tự chiếu. Cuối cùng ghi tên mình lên hộp đựng phim. Sau khi trình bày xong, dừng quên lấy lại các dia của mình. Đọc bài viết hay trình bày với sự trợ giúp của các điều ghi chú? Không được đọc nội dung viết. Vì văn nói khác với văn viết (2). Kinh nghiệm cho thấy đọc một bài viết rất an toàn cho người trình bày nhưng làm cho cử toạ buồn ngủ. Chỉ cần vài điểm ghi chú giúp để nhớ là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên tốt nhất là không cần sự trợ giúp nào. Trên thực tế, một diễn giả vùi đầu vào tờ giấy ghi trước mặt sẽ nhanh chóng không được cử toạ nghe nữa vì họ có cảm giác rằng diễn giả tập trung chú ý vào một vài điều riêng tư nằm trong bản ghi chép của mình (4). Một tác giả Anh, trong một bài báo đăng trong tờ British Medical Journal đã chọn đầu đề "Xin đề nghị hãy trình bày báo cáo của bạn" (4). Chúng ta có thể thêm vào "trong khi nhìn xuống cử toạ" (2). Trình bày chứ không đọc bài viết sẵn giúp cho tránh được việc bình luận về một dia trong khi dia đó không được chiếu vào lúc đó. Hãy cố nói chậm rãi. A.Garson et al. khuyên các diễn giả hãy đếm thầm trong đầu "1" sau mỗi dấu phẩy, "1,2" sau mỗi câu và "1,2,3" sau mỗi phần trình bày (3). Hãy hít thở trước mỗi câu (4,5). Bắt đầu mỗi câu bằng cách giữ cho giọng trầm xuống, giọng nói có xu hướng cao dần lên. Nhấn mạnh rõ ở cuối mỗi câu (5). Đừng bối rối, hãy đặt tay trên bàn. Chỉ sử dụng que chỉ thị bằng ánh sáng để chỉ rõ các chi tiết trên màn chiếu, cần tắt ngay khi không sử dụng và đừng vung vẩy đèn như ma trơi để làm cử toạ mất tập trung và quáng mắt. Rõ ràng là, không gì thay thế cho sự chuẩn bị kỹ càng bằng việc tập đi tập lại bài thuyết trình (2,3). Đó là điều bắt buộc. Cuối cùng cần dự định trước các câu hỏi có thể nhận được để chuẩn bị trả lời rõ ràng và chính xác. BẢNG TRƯNG BÀY (POSTER) Các trình bày bằng các bảng trưng bày hay "poster" là dạng trình bày càng ngày càng được hay dùng trong các hội nghị. Dạng này có một số điểm thuận lợi cũng như một số hạn chế hay bất lợi cần phải biết (bảng 1) (6). LỢI ĐIỂM
PHIỀN TOÁI VÀ BẤT LỢI
Khả năng tiếp xúc trực tiếp với những "người xem" quan tâm. Khả năng thảo luận dài về các kết quả với những nhà nghiên cứu khác làm việc trên cùng chủ đề. Phương tiện tuyệt hảo để trình bày cho thị giác, làm tăng giá trị của các hình minh hoạ. Có thể để xem lúc rảnh rỗi không cần sự có mặt của diễn giả
Không bắt buộc được công chúng mà phải thu hút họ. Người thăm không được ngồi một cách thoải mái. Vị trí dành riêng giới hạn. Thời gian chuẩn bị và có thể giá thành cao hơn dia.
B ng 1: L i đi m, phi n toái và b t l i c a poster. Poster hay trình bày miệng? Việc lựa chọn giữa trình bày miệng và poster tuỳ theo quyết định của hội đồng khoa học chọn trong số các
bài đăng ký báo cáo của các tác giả. Thường các tác giả cũng có thể chỉ rõ yêu cầu của mình trên bản tóm tắt gửi đăng ký, nhưng hội đồng lựa chọn không bắt buộc tôn trọng sự lựa chọn này. Không có quy tắc nhất định khi lựa chọn: thường là các công trình được đánh giá là hay hơn sẽ được chọn để báo cáo còn số còn lại dành cho trình bày dạng poster. Tuy nhiên quy tắc này không có gì là bất biến và trong một số trường hợp, có những tác giả thích poster hơn vì khả năng về ngôn ngữ chính thức dùng trong hội nghị của họ hạn chế (như là tiếng Anh với người Pháp) hay họ muốn tiếp xúc trực tiếp với các nhà nghiên cứu làm việc trên cùng lĩnh vực. Nói chung, không được coi việc trình bày dưới dạng poster là một dạng trình bày hạng xoàng, và thậm chí có một số hội nghị quốc tế thực hiện chính sách không chọn lựa nhằm mục đích tăng số người tham dự vì lý do tài chính. Chìa khoá thành công của một bản tường trình dạng poster nằm trong sự chuẩn bị. Điều này đòi hỏi thời gian và mục đích chính là lựa chọn một số rất hạn chế những thông tin giá trị nhất, vấn đề sáng sủa phải được ưu tiên; cần cảnh giác với mọi ý định trình bày quá nhiều các kết quả. Một bản poster được thực hiện là để thảo luận và cần dành cho "người xem" đặt ra các câu hỏi tỷ mỷ hơn vì dạng trình bày này cho phép có đủ thời gian cần thiết để trả lời tỷ mỷ. Một số người trình bày poster nhân sự thảo luận này trao cho người đối thoại một bản photocopy của poster hay một bản in công trình của mình. Đây là một cách tốt làm tăng ảnh hưởng của dạng trình bày này. Lời khuyên khi làm poster Việc đầu tiên phải làm khi nhận được thư đồng ý cho trình bày dưới dạng poster là phải đọc kỹ các hướng dẫn với tác giả của ban tổ chức hội nghị. Cần phải biết cỡ và định dạng của poster, nơi và giờ trưng bày, cũng như quãng thời gian dùng cho thảo luận để khi đó phải có ít nhất một trong số các tác giả phải có mặt cạnh poster. Khoảng thời gian này là có giới hạn (thường trong vòng 2 giờ) ngay cả khi poster được trưng bày suốt cả ngày. Đầu đề của poster phải viết bằng cỡ chữ đủ lớn (ít nhất 2,5cm). Đầu đề phải có tính thông tin nhưng phải đủ ngắn gọn để không làm nản lòng các khách thăm khi họ bị rất nhiều sự thu hút như là của các trưng bày ở đại sảnh khách sạn hay của các poster bên cạnh được chuẩn bị tốt hơn. Vì vậy đừng ngại sử dụng các đầu đề có tính kích thích hay sử dụng dạng câu hỏi. Tên của tác giả và nơi thực hiện công trình phải đặt dưới đầu đề làm sao tạo ra một dải ngang chiếm hết bề rộng của poster (hình 1). Phần này nên viết bằng chữ với cỡ hơi nhỏ hơn chữ đầu đề. Chú ý cỡ chữ sử dụng cho đầu đề và thứ tự đánh số các biểu khác nhau chỉ thứ tự đọc của poster. Trong ví dụ này các bảng và dòng tên đầu đề được đặt trên nền màu (trong ví dụ ở đây là màu ghi). Trong phần nội dung khoa học của poster chứa nhiều khung hay bảng tương ứng các phần khác nhau cuả bản tóm tắt. Đặt vần đề, Tư liệu và phương pháp, Kết quả, Kết luận. Việc sắp xếp các bảng này tuỳ theo định dạng và kích cỡ của poster. Có thể làm từng tấm rời (và dán hay ghim trên nền màu khi trưng bày) hay ngược lại viết trên cùng một tấm bảng nhờ kỹ thuật chụp thích hợp (giải pháp rõ ràng là cho phép trang trí đẹp hơn). Trước khi làm poster theo kích cỡ thật cần làm một bản mẫu trên đó có thể xắp xếp các thông tin khác nhau nhằm để trình bày. Điều này cho phép có một ý niệm cụ thể về sự hài hoà giữa một bên là nội dung viết và bên kia là các minh hoạ. Một trong những sai lầm thường gặp nhất là cố đưa quá nhiều chữ viết vào trong poster, đây là điều làm nhụt chí và nản lòng người xem đã quá mệt với việc xem 15 hay 20 poster trước đó.
Hình 1: S p đ t chung m t poster. Nội dung chữ cũng như minh hoạ hình ảnh của poster phải có thể đọc được ở khoảng cách ít nhất 1m, điều này đòi hỏi phải dùng cỡ chữ có độ cao ít nhất 1cm. Những kiểu chữ cho phép nhìn rõ là kiểu "Helvetica" hay "Times"; nên dùng chữ đậm, có thể sử dụng chữ in cho các đầu chương, nên tránh viết tất cả bài trong phông chữ của một máy tính bằng chữ in hay trộn lẫn giữa các dạng chữ khác nhau trong cùng một poster. Các biểu đồ có vị trí rất quan trọng và thường là yếu tố thu hút poster. Có thể sử dụng chúng để mô tả mô hình thực nghiệm và nhất là để trình bày các kết quả quan trọng nhất. Các biểu đồ có thể được đánh số và trích dẫn trong nội dung giống như trong bài báo, nhưng chúng tôi thấy nên đặt một đầu đề ngắn trên biểu đồ. Các trục phải được xác định rõ bằng chữ đặt nằm ngang. Một giải pháp hiệu quả để cải thiện khả năng hiểu của poster và chia sẻ với người đọc cách suy nghĩ của mình là việc đặt một câu ngắn tóm tắt nội dung của biểu đồ ở dưới biểu đồ đó (hình 2). Việc sử dụng màu thường làm cải thiện tính mỹ quan nhưng điều quan trọng hơn là tạo ra sự thu hút của poster Tác dụng của trị liệu với ỉa chảy
Việc bắt đầu trị liệu với corticoid (1mg/kg) tạo ra sự cải thiện nhanh chóng (bệnh nhân số 2) Hình 2. Ví dụ một biểu đồ có thể sử dụng để trình bày kết quả trong 1 poster. Biểu đồ 1 có đầu đề ở trên (giống như trong dia). Một câu tổng hợp tóm tắt kết quả quan sát nằm dưới biểu đồ để tạo thuận lợi tối đa cho việc đọc poster. Việc trình bày chung của poster phải tính tới thực tế là người ta đọc từ trên xuống dưới và từ trái sang phải. Vì vậy cần tránh cho người xem tìm đường đi trong một mê cung, cần chỉ rõ thứ tự đọc các bảng khác nhau hoặc bằng cách đánh số hoặc bằng mũi tên. Cần đặc biệt chú ý việc thực hiện phần kết luận và đặt vấn đề vì trên thực tế nhiều người xem chọn xem poster dựa trên lợi ích của thông điệp chứa trong phần kết luận. Nếu họ thấy có vẻ có lợi, họ sẽ "xem cao" lên tới phần đặt vấn đề. Phần này vì vậy phải chứa phần nhắc lại ngắn về các khái niệm chính dẫn tới việc thực hiện đề tài. Nhằm mục đích để cải thiện sự sáng sủa và đặc tính thu hút của phần đặt vấn đề này, nên thực hiện các câu ngắn dưới dạng khẳng định nối tiếp, phân biệt rõ ràng với nhau hơn là nhóm chúng lại trong một câu dài. Hiện tại các máy in màu cho phép in các bản in trên giấy, thậm chí cả các tấm lớn với giá cả chấp nhận được. Khi định sử dụng ảnh chụp nên chọn in trên giấy mờ để tránh phản chiếu. Khi vận chuyển poster cần được bảo về bằng tốt bằng cách đóng hộp, ví dụ kiểu các bức tranh được đặt trong một hộp đựng tranh. Bất lợi là bắt buộc phải dựng tại chỗ đòi hỏi khá nhiều đinh ghim. Ngược lại việc thực hiện poster chỉ với 1 tấm duy nhất có lợi điểm là khi dựng tại nơi triển lãm đơn giản hơn nhưng khó hơn cho sự vận chuyển. Vì vậy cần phải cuộn và cho vào một ống (giấy cứng hay ống nhựa), cách này thường phiền khi mang trên khoang hành khách máy bay. Trong bất kỳ trường hợp nào, không được đặt poster ở khoang hành lý sẽ có nguy cơ bị làm hỏng. Trước khi ghim poster lên bảng, cần xác định vị trí dành cho mình, thường được chỉ dẫn bằng một số tương ứng với số ghi trong chương trình báo cáo. Việc dựng poster có thể dùng nhiều cách như kẹp, đinh ghim, giấy dính, keo hay hộp xịt dính. Thường việc dựng poster làm trước khi hội nghị bắt đầu nhiều giờ. Trong trường hợp này đừng quên có mặt tại chỗ vào giờ qui định để trả lời các câu hỏi. Để một poster bị "bỏ rơi" trong khi thảo luận là không nghiêm túc. Cũng như vậy phép lịch sự yêu cầu tháo dỡ và giải phóng poster vào giờ qui
định, vì thường có nhiều đợt trưng bày liên tiếp các poster trong các hội nghị lớn. Tóm lại, việc thực hiện poster là việc khó. Nó đòi hỏi một sự lựa chọn cẩn trọng và một tư duy tổng hợp để tích hợp một cách sáng sủa và đơn giản 1,2 hay 3 thông điệp mà ta muốn chuyển tải (6). Tuy nhiên một poster được thực hiện và trình bày tốt có thể là một phương tiện thông tin đặc biệt có hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lock S. How editors survive. BR Med J 1976;3:1118-9. 2. Maillard JN, Benhamou JP. La communication orale. In: L'acticle médical. La communication orale. Paris: Expansion Scientificque Franais, 1970:65-70. 3. Garson A, Gutgesell HP, Pinsky WW, McOnamara DG The 10-minute talk: organization, slides, writing, and delivery. Am Heart J 1986;111:193-203. 4. Leech R Speak the speech, I pray you, Br Med J 1976; 21124-5. 5. Furet Y, Peltant S. Savoir parler... en toutes circonstances, Paris: Retz, 1975. 6. Briscoe MH. A reseacher's guide to scientific and medical illustration. In: Brock/Springer Series in Contemporary Bioscience. New York: Springer-Verlag, 1990.