IVF Hung Vuong - Mãn dục nam

Page 1

Bệnh viện Hùng Vương Khoa Hiếm muộn



Mãn dục NAM

BS. LÊ ĐĂNG KHOA Phòng khám Nam khoa - Bệnh viện Hùng Vương Hội viên Hội Nội tiết sinh sản và Vô Sinh TpHCM (HOSREM) Thành viên Nhóm Vô Sinh Nam (MIG)

BS. TĂNG QUANG THÁI Phòng khám Nam khoa - Bệnh viện Hùng Vương Hội viên Hội Nội tiết sinh sản và Vô Sinh TpHCM (HOSREM)

Bệnh viện Hùng Vương Khoa Hiếm muộn


Để thực hiện quyển sách này nhóm tác giả đã tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, trong đó chính yếu là Men’s health matters Androgen deficiency do Andrology Australia phát hành. Nhóm tác giả đã chuyển đổi một vài thông tin cho phù hợp với xã hội Việt Nam và chủ đề của quyển sách. Thông tin y khoa trong quyển sách này về điều trị đã được thẩm định bởi các bác sĩ nam khoa và có giá trị ứng dụng. Phần nguyên nhân và chẩn đoán cũng được xem xét kỹ lưỡng. Những thông tin cung cấp đều dựa trên những cập nhật y học chứng cứ và được chuyển đổi sang ngôn ngữ dễ hiểu giúp người đọc dễ hình dung và nắm bắt thông tin.


LỜI NÓI ĐẦU

Mệt mỏi, thay đổi tính khí, cáu kỉnh, tập trung kém, giảm sức cơ, loãng xương và giảm ham muốn … có thể là dấu hiệu giảm nồng độ testosterone hay còn gọi là mãn dục nam. Khám tổng quát và xét nghiệm máu nhằm đánh giá chính xác nồng độ hoócmôn là điều nên làm nhằm hướng tới chất lượng cuộc sống tốt hơn. Bởi vì hiện nay, y học có thể chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý những trường hợp mãn dục nam. Lợi ích cũng như những nguy cơ của quá trình điều trị nội tiết đã được biết rõ và được chứng minh rõ ràng. Nguyên nhân có thể là những bất thường về di truyền, bệnh lý nội khoa hay tổn thương tinh hoàn… Ngoài ra, đây còn là một phần của quá trình lão hoá. Ở một số trường hợp, nồng độ hoóc-môn giảm thấp xuống mức cần phải điều trị. Trong khi nồng độ estrogen ở nữ giới giảm rõ rệt khi đến thời kỳ mãn kinh thì nồng độ testosterone ở nam giới giảm dần và giảm không nhiều. Ngoài ra, nữ giới phải trải qua những triệu chứng của mãn kinh nhưng khi bắt đầu có tuổi nam giới không bị ảnh hưởng rõ rệt bởi việc suy giảm nồng độ testosterone. Điều quan trọng là phải nhận thức được rằng giảm testosterone thường đi kèm với những bệnh lý khác. Trong trường hợp này, nồng độ testosterone chỉ là một trong những “triệu chứng” của một vấn đề sức khoẻ, không phải là nguyên nhân. Cụ thể là béo phì, trầm cảm cũng có thể làm giảm nồng độ testosterone. Trong trường hợp này cần phải điều trị ngay giai đoạn đầu của bệnh. Điều trị bằng testosterone chỉ có giá trị khi bệnh nhân được chẩn đoán có tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nam. Ngoài ra, nếu điều trị trên người bình thường hoặc triệu chứng không rõ ràng sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý tiền liệt tuyến và tim mạch.

Nhóm tác giả



MỤC LỤC

MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1

TRIỆU CHỨNG

4

CHẨN ĐOÁN

8

ĐIỀU TRỊ

11

NGUYÊN NHÂN

16

PHÒNG NGỪA

20

PHỤ LỤC

21

Hoóc-môn nam

23

Chú thích

28

Tóm lược

29



MỘT SỐ KHÁI NIỆM Testosterone là gì? Tại sao nam giới cần đến nó và các loại nội tiết tố khác? “Nội tiết tố nam” là thuật ngữ tập hợp tất cả hoóc-môn sinh dục nam bao gồm testosterone, đóng vai trò quan trọng trong chức năng sinh sản và sinh dục. Testosterone có vai trò tạo nên các đặc tính sinh lý của nam giới khi đến tuổi dậy thì như sự phát triển của dương vật, duy trì đặc điểm “nam tính” như râu, lông, tóc. Ngoài ra, testosterone còn góp phần trong quá trình kích thích sản xuất tinh trùng. Testosterone cũng có vai trò rất quan trọng trên nhiều mô không thuộc cơ quan sinh sản. Chúng cần cho sự phát triển cơ, xương và kích thích tuỷ xương sản xuất tế bào máu. Cuối cùng, testosterone ảnh hưởng đến tính khí và một vài khía cạnh nhất định về tâm thần. Ở nam giới, yêu cầu sức khoẻ tối ưu là cần phải có testosterone.

Testosterone là hoóc-môn sinh dục nam quan trọng nhất.

Thiếu hụt testosterone hay nội tiết tố nam là gì? Điều này có liên quan tới khả năng sản xuất đủ testosterone cho tất cả các cơ quan trong cơ thể về mặt chức năng thông thường. Mặc dù không phải là yếu tố đe doạ sự sống, tuy nhiên nó có tác động rất lớn lên chất lượng cuộc sống.

Mãn dục NAM

1


Tần suất của mãn dục nam? Mãn dục nam ảnh hưởng lên khoảng một phần hai trăm (1/200) nam giới dưới 60 tuổi. Nguyên nhân thông thường là do rối loạn di truyền, tổn thương tinh hoàn, và thiếu hụt nội tiết do tổn thương có nguồn gốc từ hệ thần kinh-trường hợp hiếm gặp. Đối nam giới trên 60 tuổi bị mãn dục nam, nguyên nhân và tiến triển bệnh đôi khi không được biết rõ. Có vẻ như mãn dục nam không được chẩn đoán một cách đầy đủ trong cộng đồng cũng như nam giới trốn tránh quá trình thăm khám dẫn đến bỏ lỡ những lợi ích của quá trình điều trị kịp thời.

Tuổi tác ảnh hưởng đến nồng độ testosterone như thế nào? Nồng độ testosterone ở nam giới đạt nồng độ đỉnh ở khoảng từ 20 tuổi đến 30 tuổi. Tuổi tác có liên quan tới sự suy giảm (có chừng mực, từ từ) nồng độ testosterone. Ở một số người, nồng độ hoóc-môn suy giảm nhiều hơn rất nhiều. Nguyên nhân và mức độ của vấn đề liên quan tới tuổi tác hiện nay chưa được biết rõ. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng xác định thời điểm, nồng độ testosterone ở mức cần phải điều trị đối với nam giới lớn tuổi.

2

Mãn dục NAM


Liệu mãn dục nam có tồn tại? Thuật ngữ “mãn dục nam” thường gây nhầm lẫn với “mãn kinh” ở nữ. Đối với nữ giới, mãn kinh có thể được chẩn đoán bằng biểu hiện ngưng hành kinh. Tuy nhiên, nồng độ testosterone ở nam giới lại giảm từ từ theo tuổi. Vì vậy, khía cạnh tuổi tác cần được chẩn đoán và điều trị khác so với nữ giới.

Điều trị bằng testosterone là gì? Đây là phương pháp điều trị bằng hoóc-môn thay thế thông qua dạng chích, uống, miếng dán (qua da), kem, gel hay dạng cấy dưới da. Chỉ kê toa dành cho trường hợp có biểu hiện lâm sàng suy giảm nồng độ testosterone trong máu. Bởi vì phương pháp này thường chỉ được thực hiện nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và phải được theo dõi bởi nhân viên y tế.

Khi nào nên xem xét đến phương pháp này? Vấn đề điều trị có thể đem lại lợi ích rõ rệt cho những bệnh nhân mà nguyên nhân đã được biết rõ. Phương pháp này cũng được áp dụng tốt cho những nam giới khoẻ mạnh nhưng nồng độ testosterone luôn ở mức thấp và không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, vì không có đủ cơ sở dữ liệu xác định thời điểm nào là thích hợp để điều trị nên những trường hợp nghi ngờ mà không rõ nguyên nhân nên được điều trị tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Tối thiểu nên thực hiện 02 xét nghiệm máu và thảo luận chi tiết với nhà chuyên môn trước khi yêu cầu phương pháp điều trị này.

Mãn dục NAM

3


4

Mãn dục NAM


Mãn dục NAM

5


TRIỆU CHỨNG Những triệu chứng của mãn dục nam? Triệu chứng rất khác nhau tuỳ theo độ tuổi, khi mà nồng độ testosterone giảm dưới mức bình thường. (xem bảng)

Nồng độ testosterone có thể suy giảm bởi những bệnh lý mà triệu chứng có thể chồng lắp lên những triệu chứng của mãn dục nam.

Tuy nhiên giảm testosterone cũng có thể gây ra bởi bệnh lý khác. Những bệnh lý này khá phổ biến ở nam giới lớn tuổi và có thể chồng lắp lên những triệu chứng của mãn dục nam. Suy giảm sinh lực, tình dục, có vấn đề về tính khí thường đi kèm với bệnh lý tim mạch, phổi, não (mất trí), trầm cảm và những vấn đề khác. Béo phì là một vấn đề sức khoẻ và ngày càng gia tăng và có liên quan chặt chẽ tới suy giảm nồng độ testosterone. Một trong bất cứ triệu chứng nào trên đây không có nghĩa là người đàn ông đó cần được điều trị.

Tôi có nên đến gặp bác sĩ? Nên tìm kiếm sự trợ giúp của nhân viên y tế nếu bạn có bất cứ vấn đề đã nêu ở trên. Những triệu chứng này có thể là kết quả của những bệnh lý trầm trọng và cần điều trị chứ không hẳn là do mãn dục nam gây ra.

Có phải rối loạn cương là do mãn dục nam gây nên? Nồng độ testosterone có thể góp phần vào khả năng cương của các quí ông mặc dù đây không phải là nguyên nhân thường gặp. Rối loạn cương thường do những thay đổi về thần kinh, mạch máu và ham muốn (libido). Testosterone không nên được xem là phương pháp điều trị căn bản cho bệnh lý này (rối loạn cương).

6

Mãn dục NAM


Bảng tổng hợp triệu chứng theo giai đoạn cuộc đời

Các giai đoạn

Triệu chứng/dấu hiệu có thể có

Trẻ em

Dương vật và tinh hoàn không đạt được kích cỡ mong muốn

Dậy thì

Giai đoạn dậy thì bất thường Lông (tay, chân, mặt, mu), tóc kém phát triển Hệ cơ kém phát triển Giọng nói không trầm, ồ Kém phát triển chiều cao Nữ hoá tuyến vú

Trưởng thành

Thay đổi tính khí Kém tập trung Giảm sinh khí Giảm sức cơ Hồi phục thể lực chậm hơn bình thường Giảm ham muốn (libido) Có vấn đề về cương Cơn bốc hoả Nữ hoá tuyến vú Loãng xương

Tuổi già (trên 60)

Mau mệt mỏi Sức cơ kém Trầm cảm/kích thích Kém tập trung Chất lượng tình dục giảm (ham muốn) Loãng xương Rối loạn cương

Mãn dục NAM

7


CHẨN ĐOÁN Mãn dục nam - chẩn đoán như thế nào? Liên quan đến các bước sau: Khai thác tiền sử và thăm khám nhằm xác định nguyên nhân của mãn dục nam Có ít nhất 02 xét nghiệm máu (ở hai thời điểm khác nhau) đo nồng độ hoócmôn. Mẫu máu nên xét nghiệm vào buổi sáng là tốt nhất. Các xét nghiệm chuyên biệt khác nếu nghi ngờ ảnh hưởng lên tinh hoàn hoặc tuyến yên (cơ quan tham gia điều khiển nội tiết sinh dục)

Tìm kiếm thông tin gì trong khai thác tiền sử ? Các thông tin lâm sàng nhân viên y tế cần tìm bao gồm: Sức khoẻ tổng quát, tâm thần Tiền sử sức khoẻ sinh sản (bao gồm cả giai đoạn dậy thì) Sức khoẻ sinh sản hiện tại Những thay đổi khả năng tình dục, lông, tóc… Tiền sử dùng thuốc, ma tuý…

8

Mãn dục NAM


Khám lâm sàng bao gồm những gì? Đặc biệt chú ý tới đặc tính sinh dục thứ phát (mức độ “nam tính”), bao gồm: Phân bố lông, tóc Sức cơ Nữ hoá tuyến vú hay không? Đo kích cỡ tinh hoàn (thường tinh hoàn nhỏ, mềm)

Những xét nghiệm cần khảo sát? Phải đo được nồng độ testosterone trong máu. Ngoài ra còn có LH (luteinizing hormone), FSH (follicle stimulating hormone). FSH/LH cao cho thấy có vấn đề ở tinh hoàn, tuyến yên đang cố gắng “kích thích” tinh hoàn sản xuất thêm testosterone. FSH/LH thấp gợi ý có vấn đề ở tuyến yên.

Nồng độ testosterone được coi là giảm khi trong kết quả xét nghiệm máu cho thấy dưới mức bình thường

Mãn dục NAM

9


Những loại xét nghiệm nào khác? Đôi khi cần phải thực hiện những xét nghiệm chuyên biệt nhằm xác định một số bệnh lý (cụ thể ở bệnh nhân trẻ tuổi), như là: Karyotype: một xét nghiệm đánh giá số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể nhằm xác định bất thường về gien và hội chứng Klinfelter. Tinh dịch đồ: xác định khả năng sinh sản CT hay MRI: hình ảnh của tuyến yên nhằm đánh giá nguồn gốc của vấn đề bệnh lý liên quan trục hạ đồi tuyến yên. Prolactin: đo nồng độ prolactin trong máu, chất chỉ điểm u lành tuyến yên. Ion đồ: đánh giá khả năng dư sắt trong máu. Đa ký giấc ngủ: nhằm kiểm tra khả năng ngưng thở lúc ngủ.

Tại sao cần kiểm tra mật độ xương sau khi chẩn đoán mãn dục nam? Testosterone có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển xương. Tình trạng giảm testosterone ở mãn dục nam làm tăng nguy cơ loãng xương dẫn đến nguy cơ gẫy xương đặc biệt là xương đùi, xương chậu và xương đốt sống. Tình trạng này không có dấu hiệu báo trước nên bệnh nhân cần được kiểm tra mật độ xương nhằm chẩn đoán chính xác và có phương hướng điều trị thích hợp.

Có cần thiết đến gặp các chuyên gia? Một bác sĩ tổng quát cũng có thể chẩn đoán và kê toa điều trị. Tuy nhiên, nếu thấy kết quả không khả quan hoặc có điều kiện thì nên đến gặp các nhà lâm sàng chuyên về nội tiết hoặc nam khoa.

10

Mãn dục NAM


ĐIỀU TRỊ Khi mãn dục nam được chẩn đoán xác định, lợi ích của điều trị bằng testosterone là rõ ràng.

Mãn dục nam được điều trị như thế nào? Mục đích của điều trị là đưa nồng độ hoóc-môn (cụ thể là testosterone) trở về giới hạn bình thường đồng thời điều trị các bệnh lý kèm theo (cao huyết áp, tiểu đường…). Hiện tại có rất nhiều chế phẩm phục vụ cho quá trình điều trị.

Hệ quả sẽ như thế nào nếu không điều trị? Không đe doạ đến mạng sống của bạn. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp, chất lượng cuộc sống sẽ giảm sút rất nhiều và phải đối đầu với những vấn đề về sức khoẻ (loãng xương, giảm sức cơ, ham muốn…)

Đối tượng cần được điều trị? Bệnh nhân có chẩn đoán mãn dục nam nên được điều trị hỗ trợ. Không có chống chỉ định tuyệt đối (như là ung thư tiền liệt tuyến). Bổ sung testosterone ở nam giới trên 40 tuổi bị giảm nồng độ testosterone (dưới 8 nmol) đã cho kết quả khả quan trên cholesterol, mật độ xương, sức cơ và chất lượng cuộc sống. Ở một số trường hợp, bổ sung testosterone là cần thiết khi nồng độ nằm trong khoảng 8-15 nmol.

Điều quan trọng là quá trình điều trị nên hướng trực tiếp đến bệnh lý chính. Có thể bằng cách: giảm cân, thay đổi lối sống, điều trị bệnh nền, xem xét việc dùng thuốc, tác động của công việc hoặc các mối quan hệ.

Mãn dục NAM

11


Những trường hợp không nên điều trị?

Không nên khuyến khích, kê toa điều trị bổ sung testosterone với niếm tin rằng có thể “giải quyết tất cả” các triệu chứng do tuổi tác gây nên.

Đó là những vấn đề y khoa khác có thể ảnh hưởng tới quyết định điều trị mãn dục nam bằng testosterone. Cụ thể là khả năng làm nặng hơn bệnh lý tiền liệt tuyến. Quá trình này không nên bắt đầu ở người lớn tuổi trước khi xem xét tới ung thư tiền liệt tuyến. Testosterone làm cho ung thư tiền liệt tuyến tăng kích thước. Đối với bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến tiến triển phải điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa (cắt bỏ tinh hoàn nhằm giảm sản xuất testosterone) thì không nên điều trị bổ sung testosterone. Điều trị bằng liệu pháp hoóc-môn không nên thực hiện đối với trường hợp béo phì và trầm cảm. Cần nhấn mạnh các trường hợp này vì nồng độ hoóc-môn sẽ trở lại bình thường và vấn đề điều trị là không cần thiết. Trường hợp ung thư vú cũng không được điều trị. Chỉ được sử dụng ở những trường hợp bé trai trước giai đoạn dậy thì nhưng cần phải có lời khuyên (tư vấn) từ chuyên khoa nội tiết nhi.

12

Mãn dục NAM


Các dạng chế phẩm bổ sung testosterone? Bao gồm dạng uống, tiêm, cấy dưới da, miếng dán.Khi kê đơn cần chú ý tới tính thuận tiện, tính tương thích và chi phí cho bệnh nhân. Dạng tiêm (Sustanon, Primoteston) Tiêm bắp (thường là tiêm mông), 1ml mỗi 2-3 lần/tuần, phụ thuộc vào liều dùng và đáp ứng điều trị. Liều chuẩn là 250mg mặc dù vẫn có thể dùng 100mg. Sau nhiều tuần, một số trường hợp nồng độ testosterone biến đổi với biên độ rộng, hoặc đau khi tiêm thuốc. Khi đó nên cân nhắc đường dùng khác. Tránh dùng đối với bệnh nhân rối loạn đông máu hay đang dùng thuốc chống đông. Dạng miếng dán (Androderm) Dạng này dùng ban đêm và được hấp thu qua da. Mỗi miếng chứa 5mg (có miếng loại 2,5mg dùng để chỉnh liều). Miếng dán có thể dùng ở lưng, cánh tay, vai, bụng, mông. Khoảng 10% bệnh nhân trẻ và 20% bệnh nhân lớn tuổi bị nổi mẩn khi dùng loại này. Có thể dùng cortisone dạng kem (Aristocort®, 0,02% triamcinolone) dưới miếng dán. Dạng cấy dưới da Một viên đạn nhỏ(kích cỡ 1cm) chứa 200mg testosterone có thể cấy dưới da bụng hoặc mông. Chỉ được thực hiện kỹ thuật này đối với bác sĩ có kinh nghiệm và được gây tê tại chỗ. Mỗi lần cần 3-4 viên cấy dưới da. Mỗi lần cấy có thể duy trì nồng độ ổn định từ 4-6 tháng. Không may là có 10% trường hợp viên thuốc chạy ra ngoài da thậm chí rớt ra ngoài. Nên dùng ở người lớn tuổi vì tác dụng kéo dài của thuốc. Dạng uống (Andriol) Viên nhộng 40mg nên uống với thức uống có chất béo (như sữa chẳng hạn) giúp cho hấp thu tốt hơn. 1-2 viên x 03 lần/ngày. Chúng không hoàn toàn đạt được nồng độ đích. Tuy nhiên chúng rất tiện dụng và thường dùng cho bệnh nhân không thể sử dụng đường dùng khác. Ngoài ra, còn có các dạng dùng khác như dạng gel, dạng kem, đặt dưới niêm…

Mãn dục NAM

13


Tác dụng phụ của thuốc? Không nên dùng cho bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến vì thuốc có khả năng làm bệnh càng trầm trọng hơn. Ngoài ra chúng làm cho triệu chứng của phì đại tiền liệt tuyến càng xấu đi (ví dụ: chít hẹp đường tiểu).

Vấn đề quan tâm lớn nhất là những trường hợp ung thư tiền liệt tuyến. Nếu điều trị sẽ làm cho bệnh diện tiến nặng hơn.

Một số triệu chứng ít gặp khác: mụn trứng cá, tăng cân, nữ hoá tuyến vú, rụng tóc, thay đổi tính khí (hưng cảm)… Thỉnh thoảng gặp một số trường hợp đa hồng cầu làm thay đổi huyết động học. Đối với bệnh nhân lớn tuổi (đặc biệt ở những bệnh nhân ngưng thở lúc ngủ), thay đổi này sẽ gây khó khăn không nhỏ cho họ. Chứng đau nửa đầu, ngưng thở lúc ngủ hay động kinh có thể diễn tiến trầm trọng hơn trong quá trình điều trị.

Có những chế phẩm nào khác ngoài testosterone? Fluoxymesterone và 17-α-metyl testosterone là những testosterone tổng hợp. Chúng có thể làm tổn thương gan và không phù hợp cho quá trình điều trị mãn dục nam.

Những loại thuốc khác dành cho mãn dục nam? Bổ sung hoóc-môn tăng trưởng (Growth hormone) được quảng bá là loại “cải lão hoàn” đồng nhưng lợi ích thực sự vẫn chưa được chứng minh. Nguy cơ của việc dùng loại thuốc này về lâu dài vẫn chưa xác định. Vì vậy hoóc-môn này chưa được chấp nhận là loại thuốc điều trị mãn dục nam. DHEA và androstendione kém hiệu quả trong điều trị và vẫn chưa được chấp nhận dùng.

Tại sao phải theo dõi trong quá trình điều trị? Tất cả các trường hợp điều trị cần phải kiểm tra thường xuyên nhằm đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng phụ nếu có. Quá trình này bao gồm cả xét nghiệm máu, khám tiền liệt tuyến (tuỳ thuộc vào tuổi của bệnh nhân) bởi vì quá trình điều trị có thể kích

14

Mãn dục NAM


thích tăng khối u và diễn tiến của bệnh. Riêng với bệnh nhân bị loãng xương, cần kiểm tra thêm mật độ xương.

Quá trình điều trị có ảnh hưởng tới khả năng sinh con? Quá trình điều trị thường làm giảm hoặc ngưng hoóc-môn FSH, LH do tuyến yên tiết ra và làm giảm khả năng sinh tinh. Thông thường, những bệnh nhân này bị hiếm muộn hoặc sinh tinh kém trước khi bắt đầu điều trị. Đối với những bệnh nhân mong con, cần thảo luận với nhân viên y tế về việc điều trị giúp phục hồi khả năng sinh con trước khi điều trị mãn dục nam.

Khi nào cần sử dụng loại hoóc-môn khác? Nếu thương tổn tinh hoàn gây ra mãn dục nam thì khả năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng. Ở những bệnh nhân tổn thương tuyến yên, có thể tiêm bổ sung hoóc-môn tuyến yên FSH, LH nhằm phục hồi sinh tinh nếu bệnh nhân muốn có con. Cách điều trị này cũng sẽ phục hồi nồng độ testosterone. Sau khi điều trị hiếm muộn xong, những bệnh nhân này sẽ quay lại phác đồ bổ sung testosterone. Ngoài ra người ta còn dùng một số loại hoóc-môn khác như hoóc-môn tuyến giáp và cortisol.

Thuốc điều trị thay thế testosterone có ảnh hưởng đến quá trình thi đấu thể thao hay không ? Khi điều trị thay thế testosterone cho người bị mãn dục nam giúp nồng độ testosterone trở lại bình thường, từ đó kéo theo phục hồi năng lượng và sức mạnh của cơ bắp. Vì vậy khi dùng thuốc này để cải thiện thành tích thi đấu ở những vận động viên không bị bệnh là bất hợp pháp, thêm vào đó còn có một số nguy hại ngắn hạn và dài hạn. Những vận động viên khi thi đấu mà buộc phải sử dụng thuốc để điều trị có thể sẽ bị tước quyền thi đấu. Một số trường hợp đặc biệt có lý do chính đáng được đặc cách thông qua khi có sự đồng ý của Uỷ ban cố vấn y khoa về dược phẩm dùng trong thể thao.

Mãn dục NAM

15


“Count your age by friends, not years Count your life by smiles, not tears.” Haõy ñeám tuoåi cuûa baïn baèng soá baïn beø chöù khoâng phaûi soá naêm. Haõy ñeám cuoäc ñôøi baïn baèng nuï cöôøi chöù khoâng phaûi baèng nöôùc maét.

-John Lennon-

16

Mãn dục NAM


NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân của suy giảm androgen là gì ? Suy giảm androgens có thể là kết quả gây ra do rối Những bất thuờng về gen loạn di truyền hoặc bệnh lý khác. Những nguyên nhân là nguyên nhân thường này bao gồm những vấn đề ở tinh hoàn và sự tiết gặp nhất của suy giảm hormon ở não. Những bất thường này có thể xuất hiện androgen ở người trẻ. rõ ràng ở những người trẻ nhưng lại thường bị bỏ qua, không được chẩn đoán. Ở những người trẻ tuổi, suy giảm androgen đôi khi có thể tìm được nguyên nhân, nhưng cũng có khi không tìm được.

Yếu tố di truyền nào ảnh hưởng đến tình trạng suy giảm androgen? Những bất thường về di truyền bao gồm đột biến về số lượng hoặc cấu trúc của nhiễm sắc thể. Bình thường thì con người có 46 nhiễm sắc thể, trong đó có 2 nhiễm sắc thể giới tính là X và Y. Nhiễm sắc thể Y mang những gen cần thiết và chỉ có ở nam giới ( nữ giới có 2 nhiễm sắc thể giới tính X). Suy giảm androgen do bất thường nhiễm sắc thể thường gặp là hội chứng Klinefelter.

Hội chứng Klinefelter là gì ? Hội chứng Klinefelter có tần suất khoảng 1/650, là một dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Trong đó có thêm 1 nhiễm sắc thể giới tính X. Người bị hội chứng Klinefelter có 47 nhiễm sắc thể trong đó cấu trúc của nhiễm sắc thể giới tính là XXY. Hội chứng này thường được phát hiện ở tuổi dậy thì, trong đó có những dấu hiệu như thân hình cao, phát triển vú (nữ hoá tuyến vú), và tinh hoàn rất nhỏ. Tuy nhiên, đôi lúc những triệu chứng này không có, nên không thể chẩn đoán, cho đến khi bệnh nhân bị vô sinh hoặc suy giảm ham muốn tình dục và đến khám. Điều đó có nghĩa rằng phần lớn bệnh nhân sẽ không được chẩn đoán. Người bị hội chứng Klinefelter cần điều trị thay thế testosterone suốt đời.

Mãn dục NAM

17


Những nguyên nhân bệnh lý khác có gây suy giảm androgen? Có một số nguyên nhân gây suy giảm androgen do một số bệnh lý. Những nguyên nhân này có thể làm suy giảm androgen ngay lập tức hoặc có tác động làm giảm từ từ và kéo dài. Tinh hoàn ẩn: do sai lệch về việc di chuyển của tinh hoàn để trình diện trong bìu trước khi sinh. Mặc dù tinh hoàn ẩn có thể được điều trị sớm nhờ phẫu thuật ngay trong năm đầu sau sinh, nhưng đã có những bằng chứng cho thấy người đàn ông có tiền căn bị tinh hoàn ẩn có nguy cơ cao bị ung thư tinh hoàn, vô sinh và suy giảm androgen sau dậy thì. Nhiễm trùng, ví dụ như bị quai bị sau dậy thì, có thể phá huỷ ống sinh tinh trong tinh hoàn và dẫn đến suy giảm androgen. Điều trị ung thư, hoá trị hoặc xạ trị ung thư tinh hoàn, cũng có thể làm tổn thương ống sinh tinh trong tinh hoàn và làm ảnh hưởng lên quá trình tổng hợp androgen.

Những bất thường nào ở tuyến yên dẫn đến suy giảm androgen ? Những bệnh lý tuyến yên ít khi dẫn đến giảm testosterone. Bệnh lý thường gặp nhất là adenoma tuyến yên (khối u trong tuyến yên). Đôi khi những khối u này có thể quá lớn, chèn ép lên những tế bào tuyến yên bình thường và làm ngưng trệ quá trình tổng hợp LH và FSH (đây là những hormon có chức năng kiểm soát hoạt động của tinh hoàn). Bên cạnh đó, khối u đôi khi có thể làm tăng tiết quá mức các hoóc-môn khác như prolactin, dẫn đến ức chế quá trình sản xuất LH và FSH và làm giảm androgen. Phẫu trị hoặc xạ trị cũng có thể là nguyên nhân làm giảm LH và FSH. Tất cả các trường hợp trên đều cần điều trị testosterone thay thế suốt đời.

Nam giới có thể giảm nồng độ testosterone tạm thời do những nguyên nhân: bệnh tật, béo phì hoặc trầm cảm, … và không cần điều trị testosterone thay thế. Việc điều trị nên tập trung vào những bệnh lý chính làm ảnh hưởng đến nồng độ testosterone.

18

Mãn dục NAM


Những bệnh lý nào ở vùng dưới đồi ảnh hưởng đến quá trình sản xuất androgen ? Một đột biến gen khá hiếm được biết đến là Hội chứng Kallmann, làm ngưng trệ quá trình sản xuất một hoóc-môn khác từ vùng dưới đồi – vùng trên tuyến yên – gọi là hoóc-môn phóng thích gonadotropin, GnRH. Hoóc-môn này có vai trò quan trọng trong việc điều tiết tuyến yên sản xuất ra LH và FSH, từ đó làm tiết testosterone từ tinh hoàn. Những khối u ít gặp hoặc bất thường bẩm sinh vùng dưới đồi có thể dẫn đến giảm lượng LH và FSH tiết ra từ tuyến yên.

Có phải những yếu tố về lối sống có tác động đến nồng độ testosterone không ? Khi mắc bệnh nặng có thể làm nồng độ testosterone giảm mạnh, đặc biệt là ở những người đàn ông lớn tuổi. Tuy nhiên, lượng testosterone sẽ trở lại bình thường sau khi những bệnh lý này được điều trị hoàn toàn. Béo phì là một vấn đề sức khoẻ lớn và ngày càng tăng lên. Béo phí có mối tương quan mạnh với việc giảm nồng độ testosterone trong máu.

Tại sao khi lớn tuổi có thể xuất hiện tình trạng suy giảm androgen ? Ở những người đàn ông lớn tuổi, tình trạng suy giảm androgen là do kết hợp của việc suy giảm khả năng tổng hợp testosterone của tinh hoàn và việc giảm lượng hoóc-môn LH sản xuất từ tuyến yên từ đó giảm kích thích hoạt động tinh hoàn. Ở những người đàn ông bình thường, lượng testosterone thường giảm từ từ sau 40 tuổi. Trung bình nồng độ testosterone giảm khoảng 1.0% mỗi năm. Tuy nhiên, nếu có chấn thương tinh hoàn, tỉ lệ nồng độ testosterone giảm theo độ tuổi có thể tăng nhiều hơn, từ đó đặt người đàn ông đứng trước nhiều nguy cơ bị suy giảm androgen hơn. Lý do ở một số người đàn ông đến khoảng 65 -70 tuổi mới bị suy giảm testosterone là chưa được xác nhận rõ ràng. Điều này có thể do một bất thường ở vùng dưới đồi hoặc tuyến yên có liên quan với tuổi tác.

Mãn dục NAM

19


PHÒNG NGỪA Tôi có thể làm gì để phòng ngừa suy giảm androgen ? Chưa có cách nào có hiệu quả để phòng ngừa suy giảm androgen ở những trường hợp vô căn. Tuy nhiên, trong những trường hợp có nguyên nhân, thì lối sống lành mạnh và việc kiểm soát những vấn đề sức khoẻ khác có thể làm tăng lượng testosterone trong cơ thể. Việc điều trị cần tập trung trực tiếp vào những bệnh lý khác để giải quyết nguyên nhân.

Lối sống có thể tác động đến mức testosterone trong cơ thể hay không ? Béo phì là một vấn đề sức khoẻ lớn và ngày càng tăng lên. Béo phì có mối tương quan mạnh mẽ với mức testosterone thấp.Vì vậy cần phải giảm cân với lối sống lành mạnh. Những biểu hiện trầm cảm trên lâm sàng có thể làm giảm testosterone. Việc tư vấn với bác sĩ rất cần thiết để giải trầm cảm. Tác động của khói thuốc lá lên lượng hoóc-môn trong cơ thể chưa được khẳng định. Tuy chưa được thừa nhận nhưng lối sống lành mạnh, bỏ thuốc lá cần được người bệnh xem xét một cách nghiêm túc.

Cắt ống dẫn tinh có làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp testosterone hay không ? Phẫu thuật cắt ống dẫn tinh không làm giảm testosterone trong máu.

20

Mãn dục NAM


Mãn dục NAM

21


22

Mãn dục NAM


PHỤ LỤC Hoóc-môn nam

Hoóc-môn là gì? Hoóc-môn là thông tin hoá học được sản xuất và tiết ra từ các tuyến trong cơ thể và được phân phối theo dòng máu đến các cơ quan để điều hoà các hoạt động.

Hormone nam, thường được biết đến với tên gọi androgen, là những hợp chất steroid giới tính. Những hormone này tăng lên ở tuổi dậy thì và giúp biến đổi từ trẻ em thành người trưởng thành với những đặc tính giới tính nam và khả năng sinh sản.

Vì sao nói bộ não là cơ quan quan trọng trong quá trình tổng hợp các hoóc-môn? Trong cấu trúc của não một phần ở nền não (được gọi là vùng dưới đồi) có liên hệ với tuyến yên thông qua phần thân của tuyến. Vùng dưới đồi tiết ra hoóc-môn điều khiển tổng hợp gonadotropin – GnRH. Đó là một hoóc-môn điều tiết việc sản xuất những hoóc-môn khác từ tuyến yên. Tuyến yên tổng hợp nhiều loại hoóc-môn, những hoócmôn này có vai trò như những chìa khoá để hoạt hoá các cơ quan khác nhau trong cơ thể, bao gồm cả tinh hoàn. Do đó cả vùng dưới đồi và tuyến yên đều có vai trò quan trọng, điều hoà hoạt động sản xuất hoóc-môn nam và quá trình sinh tinh.

Testosterone là gì ? Testosterone là một trong số những androgen hay hoóc-môn của nam quan trọng nhất. Hoóc-môn này được vận chuyển theo máu và có tác động đến nhiều chức năng trong cơ thể. Nó giữ vai trò tối quan trọng trong chức năng sinh sản và sinh dục. Testosterone có nhiệm vụ thay đổi hình dáng cơ thể, như tăng khối lượng cơ, tái phân bố mỡ và phát triển những đặc tính nam giới.

Mãn dục NAM

23


Testosterone được sản xuất ở đâu ? Testosterone được sản xuất chủ yếu tại tinh hoàn mà cụ thể là tế bào Leydig. Tế bào này nằm giữa các ống sinh tinh. Testosterone được vẫn chuyển theo đường máu đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, gây ra những tác động khác nhau. Một lượng nhỏ testosterone được tổng hợp bởi tuyến thượng thận (một tuyến nhỏ hình ốc nằm trên thận).

Việc sản xuất testosterone được kiểm soát như thế nào ? LH và FSH là 2 hoóc-môn quan trọng được sản xuất bởi tuyến yên và có tác động đến chức năng tinh hoàn. Khi được kích thích bởi LH, tế bào Ley dig sẽ sản xuất ra testosterone. FSH có tác dụng lên ống sinh tinh, phối hợp với tác động của testosterone, kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng.

Hoóc-môn luân chuyển theo dòng máu như thế nào ?

Sơ đồ: Hệ sinh dục nam

Khi testosterone được tiết ra từ tinh hoàn sẽ vào máu, chỉ 2% ở dạng tự do và có tác động lên những phần khác nhau trong cơ thể. Phần còn lại được gắn kết để luân chuyển protein. Trong đó, 60% sẽ được chế tiết để làm vật chuyên chở được gọi là SHBG (sex – hormone binding globulin: globulin gắn kết hoóc-môn sinh dục). Còn lại 38% thì gắn kết với albumin. Những vật chuyên chở này đều có liên kết với testosterone, làm ngưng hoạt động của testosterone và được loại khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.

24

Mãn dục NAM


Khi testosterone luân chuyển trong cơ thể, nó được thay đổi hay còn gọi là chuyển hoá thành những steroide hướng sinh dục khác như estradiol và DHT (dihydrotestosterone). Estradiol, được biết đến như hoóc-môn sinh dục của nữ và giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên hệ xương và chống loãng xương. DHT là một loại androgen mạnh có liên quan đến một số cơ quan trong cơ thể như da và tuyến tiền liệt. Cuối cùng, những steroide hướng sinh dục sẽ bị phân huỷ tại gan.

Lượng testosterone mà cơ thể cần mỗi ngày là bao nhiêu ? Mỗi ngày cơ thể chúng ta tạo ra 5 mg testosterone. Và sử dụng từng ấy testosterone cho các quá trình sống, từ đó tạo nên sự cân bằng nồng độ testosterone trong cơ thể. Tuy nhiên nồng độ trong máu sẽ khác nhau ở những thời điểm trong ngày. Testosterone đạt mức cao nhất vào buổi sáng (trung bình nồng độ testosterone trong máu khoảng 20 ng đối với nam giới trẻ tuổi). Và nồng độ testosterone thấp nhất vào chiều tối khoảng 14 ng đối với nam giới trẻ tuổi. Sự tăng giảm này được gọi là biến thiên trong ngày và thường gặp đối với nhiều loại hoóc-môn khác trong cơ thể.

Giới hạn bình thường của nồng độ testosterone ở nam giới trẻ trưởng thành là 8 – 27 ng (chỉ số này có thể thay đổi tuỳ vào phòng xét nghiệm)

Mãn dục NAM

25


Testosterone hoạt động như thế nào ? Testosterone có tác động lên một số cơ quan trong cơ thể, thông qua các hoá thụ quan và cảm thụ quan đặc hiệu với testosterone. Chỉ có các testosterone tự do mới có tác động lên các cảm thụ quan và tạo ra những tác động khác nhau của testosterone ở những cơ quan khác nhau.

Hoóc-môn được định lượng như thế nào ? Vì hoóc-môn được luân chuyển trong máu và đi đến các cơ quan đích, do đó cần lấy máu để làm xét nghiệm định lượng hoóc-môn. 95% người khoẻ mạnh bình thường có nồng độ hoóc-môn nằm giữa khoảng giới hạn bình thường ứng với từng giới tính. Tuy nhiên có một số người khoẻ mạnh bình thường ( chiếm khoảng 5%) có mức hoócmôn nằm ngoài giá trị bình thường. Nhiều tài liệu cho thấy vào buổi sáng, testosterone đạt mức cao nhất, do đó những xét nghiệm về hoóc-môn nên được thực hiện vào khoảng thời gian 8g – 10g sáng. Testosterone toàn phần được định lượng là bao gồm testosterone tự do, globulin gắn kết hoóc-môn sinh dục và testosterone vận chuyển albumin.

Tại sao cần định lượng LH ? Xét nghiệm định lượng LH cần thực hiện đối với những người được chẩn đoán là suy giảm androgen. Nếu lượng testosterone hạ thấp, tuyến yên và vùng dưới đồi sẽ phản hồi bằng cách tăng tiết LH để kích thích tế bào Leydig sản sinh ra nhiều testosterone hơn. Lượng testosterone nhỏ kết hợp với LH cao là dấu hiệu cho thấy có vấn đề ở tinh hoàn làm giảm androgen trong máu. Khi cả nồng độ testosterone và LH đều thấp thì đó là dấu hiệu cho thấy suy giảm androgen do nguyên nhân từ vùng dưới đồi và tuyến yên.

26

Mãn dục NAM


Mãn dục NAM

27


Chú thích

adenoma Khối u biểu mô lành tính có nguồn gốc và cấu trúc từ một tuyến nào đó. androgen Một hormon (như testosterone) chịu trách nhiệm phát triển những đặc tính nam giới. dihydro testosterone (DHT) Một androgen chuyển hoá từ testosterone DHEA (dehydroepiandrosterone) và là một androgen yếu estradiol Một estrogen người tìm thấy trong tự nhiên follicle stimulating hormone (FSH) Một hormon tuyến yên đảm bảo quá trình sinh tinh karyotype Một xét nghiệm máu để xác định số lượng nhiễm sắc thể tế bào Leydig Tế bào tinh hoàn tổng hợp hormon testosterone ở nam luteinizing hormone (LH) Một hormon tuyến yên kích thích quá trình sản tổng hợp testosterone trong tinh hoàn prolactin Một hoóc-môn được tổng hợp và bài tiết vào máu từ vùng sau tuyến yên SHBG (sex-hormone binding globulin) Một globulin gắn kết hormon sinh dục

28

Mãn dục NAM


Tóm lược

Thống kê Tỉ lệ bệnh nhân bị suy giảm hormon sinh dục nam có thể tìm thấy nguyên nhân chiếm khoảng 1/200 người dưới 60 tuổi. Tuy nhiên không xác định được có bao nhiêu người trong số đó cần phải điều trị bằng testosterone thay thế.

Các triệu chứng Những triệu chứng thường gặp của suy giảm androgen bao gồm suy giảm thể lực, tính khí thất thường, dễ cáu gắt, khó tập trung, giảm sức cơ và suy giảm ham muốn tình dục. Những triệu chứng thường xuất hiện chồng lên những biểu hiện bệnh lý khác.

Chẩn đoán Cần có ít nhất 2 kết quả xét nghiệm máu.Việc chẩn đoán không chỉ đơn thuần dựa vào các triệu chứng mà còn có thể thông qua quá trình điều trị những bệnh lý khác.

Điều trị Các chế phẩm testosteron dạng tiêm, dạng cấy dưới da, dạng dán và dạng viên nén đều có tác dụng đối với những bệnh nhân bị suy giảm androgen.

Phòng ngừa Yếu tố lối sống có thể tác động đến nồng độ testosteron ở người lớn tuổi.Cần xem xét những yếu tố có thể tác động đến sức khoẻ nam giới như công việc và các vấn đề khác. Những bệnh lý khác, như béo phì và suy dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ nam giới, cần phòng tránh.

Mãn dục NAM

29



Mãn dục NAM BS. LÊ ĐĂNG KHOA - BS. TĂNG QUANG THÁI -------------------------

Ban biên tập:

LÊ ĐĂNG KHOA TĂNG QUANG THÁI

Trình bày và sửa bản in:

TĂNG QUANG THÁI

Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ: info@hungvuongcss.com


“At twenty years of age the will reigns; at thirty, the wit; and at forty, the judgment.” Vào tuổi hai mươi, ý chí trị vì; vào tuổi ba mươi là sự hóm hỉnh; Và vào tuổi bốn mươi là sự phán đoán.

- Benjamin Franklin -

2

Mãn dục NAM


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.