Nguyenvietanh nghe thuat la anh trang lua doi

Page 1

NGHỆ THUẬT

Ánh trăng lừa dối


Lời

“Tôi là một người trượt đại học!“ Đúng vậy câu chuyện chẳng có gi đáng tự hào để kể nhưng

nói

đó như là một sự bắt đầu mới từ một kết thúc của sự việc đáng buồn. Giữa bao nhiêu ngã rẽ lựa chọn của cuộc đời và cuối cùng dòng đời xô đẩy tôi được tiếp xúc với nhiếp ảnh, với nghệ thuật. Đương nhiên, ngành tôi đang học bây giờ không hề có tí liên quan 2 từ NGHỆ THUẬT cả nhưng tôi vẫn dành tình yêu to lớn

đầu

cho nó. Nếu hỏi tại sao tôi thích nhiếp ảnh, tôi thích quay phim, dựng clip, blend màu… thì thật khó để trả lời. Có lẽ câu hỏi đó cũng khó như người yêu các bạn hỏi rằng tại sao bạn chọn người ấy vậy. Cuốn sách này sẽ là những kiến thức tổng hợp cá nhân về nhiếp ảnh và các phần mềm lien quan cũng như những chia sẻ và cảm nhận riêng của tôi với nghệ thuật!


MỤC LỤC Phần I: Nhiếp ảnh đại cương

Phần II: Lightroom thiên biến vạn hoá

Phần III: Sáng tạo với AI


1 Nhiếp ảnh đại cương


Trước hết điều tôi muốn nói ở đây là không hề có bất cứ một lời khuyên hay gì khác về việc chọn lựa máy ảnh bởi lẽ nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như sở thích của cá nhân bạn. Ở đây tôi đưa ra nhưng thong số cơ bản cũng như cách dễ dàng nhất để bạn có thể làm chủ được chiếc máy ảnh trong tay mình! Let’s go!

Nhiếp ảnh đại cương


Nhiếp ảnh đại cương

Trong máy ảnh DSLR có 1 gương phản xạ và nó sẽ được lật lên khi bạn nhấn nút chụp ảnh. Nó cho ghép ánh sang từ ống kính đi xuyên qua và đập vào cảm biến hình ảnh đóng vai trò như phim trong má chụp ảnh truyền thống. Hình ảnh sau đó được ghi lại vào bộ nhớ bằng tín hiệu số. Và vì có 1 ống kính (single lens) và 1 gương phản xạ (reflex mirror) cho nên được gọi là máy ảnh Kỹ Thuật Số Ống Kính Đơn Phản Xạc (Digital Single Lens Reflex hay DSLR)


3

thành phần liên quan đo sáng

1. Khẩu độ (DOF - Độ sâu trường ảnh) 2. Tốc độ màn chập (Thời gian) 3. ISO (Độ nhạy sáng)

Khẩu độ (DOF)

Tốc độ

Nhiếp ảnh đại cương

ISO


Nguyên tắc

Tốc độ điều khiển khoảng thời gian cảm biến máy ảnh hứng(phơi) ánh sáng đi vào. Với một tốc độ nhanh sẽ hứng được ít ánh sang và dừng được chuyển động, còn khi tốc độ chụp chậm cho nhiều ánh sang đi vào và chuyển động sẽ bị nhoè đi trên hình ảnh. Ví dụ khi chụp ảnh thể thao với tốc độ nhanh sẽ cho phép “đóng băng” chuyển động. Trong khi chụp ảnh với tốc độ chậm có thể bắt được chuyển động của pháo qua bay trên trời. Nói chung, một chân để máy ảnh sẽ cần thiết nếu chụp ở tốc độ 1/100 giây nếu không có thể chung ta sẽ có ảnh mờ do rung máy

ISO

Bố cục Tốc độ

ISO là độ nhạy với ánh sang của cảm biến máy ảnh. ISO cao cho phép máy ảnh bắt được hình ảnh trong điều kiện ánh sang yếu mà không cần thiết phải sử dụng đèn flash để phơi sáng nhưng sẽ bị tăng độ nhiễu (gain) hình ảnh. Hầu hết các máy ảnh DSLR hiện đại đều có thể tạo ra các hình ảnh ISO 1600 hoặc cao hơn mà ít nhiễu nên chất lượng ảnh sẽ cao. Th ường thì nên để ISO của máy ảnh thấp nhất có thể điều này giúp cho ảnh chất lượng hơn.

Nhiếp ảnh đại cương

Khẩu độ (DOF)

Khẩu độ điều khiển kích thước độ mở của ống kính máy ảnh. Số f càng nhỏ tức là độ mở ống kính càng lớn và lượng ánh sang đi vào máy ảnh càng nhiều.


Nguyên lý bố cục nhiếp ảnh Cơ bản trong nhiếp ảnh bố cục cần tạo ra được sự cân bằng hoặc tương phản dẫn đến tạo ấn tượng mạnh cho người xem. Đồng thời mỗi bức hình cần có điểm mạnh, đường mạnh, vùng mạnh, chủ thể và nội dung truyển tải rõ ràng. Về cân bằng: - Cân bằng về màu sắc ( có nóng , lạnh…) - Cân bằng về tỉ lệ ( nguyên tắc đối xứng..) - Cân bằng về số lượng (nguyên tắc kết cấu lặp) Nhiếp ảnh đại cương

Về tương phản: - Bố cụ tam giác. - Cao thấp, to nhỏ, già trẻ, sáng tối, béo gầy, cứng mềm.. - Màu sắc tương phản, chính phụ…


Tạo điểm nhấn gây ấn tượng mạnh Gây ấn tượng với bố cục tam giác (tạo vùng thở, độ căng bố cục)

Gây ấn tượng với bố cục lưới 3 (tạo điểm nhấn, chủ thể)


Gây ấn tượng bằng cách đóng khung bố cục tạo ấn tượng và tập trung chủ thể

Gây ấn tượng với bố cục đường dẫn, đường chéo, đường cong (dẫn ánh mắt người xem vào ảnh)


Góc chụp rộng

5

Góc Góc chụp chụp thông thông dụng dụng

- Quan sát chủ thể, cảnh cần chụp bằng mắt thật - Tự đưa ra những quan điểm và ý tưởng mới, tối đa hoá tử nghiệm - Hãy di chuyển thật nhiều quanh chủ thể, đừng ngại tạo ra các vị trí để có góc chụp ưng ý - Chụp ngang tầm mắt, dưới lên, quan sát bằng mắt chim bên hông… - Chụp cận cảnh, tĩnh vật, nhìn bằng con mắt vĩ mô

Góc chụp thấp

Góc chụp Dọc

Góc chụp rộng

Góc chụp Ngang


Giới thiệu góc ống kính

Độ dài tiêu cự ngắn nhất của một ống kính, độ rộng của góc nhìn qua ống kính đó, số này càng lớn thì só thành phần được “nhìn thấy” trong khung cảng càng nhiều. Thuật ngữ “field of view - trường nhìn” được sửa dụng để mô tả những gì ống kính đó có thể chụp với khoảng cách tới chủ thể là như nhau.

FISHEYE ỐNG MẮT CÁ

Những ông kính Fisheye tạo ra những điểm nhìn với góc méo tới 180 độ, Có 2 loại: một loại tạo hình ảnh đầy khung hình, hoặc một loạ tạo thành một ảnh hình tròn.

(04-16mm)

Các ống kính với tiêu cự chuẩn thường có một góc nhìn rộng tương tự như những gì mắt con người có thể nhìn rõ nét.

ỐNG CHUẨN (35-50mm)


WIDEANGLE ỐNG GÓC RỘNG

Một ống kính góc rộng 16-35mm(full-frame) cho chúng ta một góc nhìn khoảng 108 độ tới 63 độ. Góc này nếu muốn được trên máy crop cảm biết (ASP-C) cần ống kính với tiêu cự.

(16-35mm)

Các ống kính nhìn xa có tiêu cự dài do máy fullframe là khoảng 300-800mm, và góc nhìn rất mỏng chỉ khoảng 8-3 độ. GÓC NHÌN CHỤP PHỤ THUỘC VÀO ỐNG KÍNH.

TELE ỐNG NHÌN XA

(70-800mm+)

Những bức ảnh được chụp cùng 1 vị trí, chỉ có ống kính là thay đổi. Bạn sẽ thấy, tiêu cự càng ngắn, ống kính sẽ bao phủ rộng hơn, và tiêu cự càng dài thì độ bao phủ hẹp hơn hay nói cách khác là khung cảnh đc kéo lại gần hơn. Số tiêu cự gấp đôi cũng đồng nghĩa là vật thể trong khung ảnh cũng sẽ to lên gấp đôi lên.


Dễ dàng để chụp ảnh đẹp

Hãy tìm hiểu những điều cơ bản về máy ảnh DSLR để chụp lại những hình ảnh mà bạn yêu thích. Trong DSLR có rất nhiều các chức năng khác nhau, ở đây mình sẽ chỉ ra 1 vài chức năng mà mình thích và sử dụng nhiều nhất. Ok begin!


Với nhiều người, một chiếc máy ảnh DSLR mang đến ấn tượng là khó sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn trang bị vài kiến thức cơ bản, nó cũng khá là dễ. Tất cả nhưng gì bạn cần là chỉ là một chiếc máy ảnh với pin đã sạc đầy, một thẻ nhớ và 1 ống kính, việc còn lại chỉ là đứng đúng tư thế chụp là bấm máy thôi. Rất đơn giản phải ko nào! Đối với máy ảnh DSLR Cannon EOS, ống kính có thể thay đổi được. Với một ống kính zoom thong thường, bạn có thể chụp được những tấm ảnh góc rộng và những ảnh tầm xa vừa phải. Với ống kính góc rộng tiêu cự ngắn hơn, bạn chụp được những tấm ảnh góc rộng hơn. Và với một ống kính tầm xa tiêu cự dài hơn, bạn có thể chụp được những tấm ảnh tầm xa hơn. Với một ống kính Macro, bạn có thể chụp cận cảnh được những chủ thể nhỏ như hoa cỏ và côn trùng.

Sử dụng chế độ

full auto


Làm chủ Thông số chụp (MANUAL MODE)

Khi bạn xoay núm vặn chỉnh chế độ chụp sang M, bạn sẽ điều chỉnh cả tốc độ chụp và khẩu độ chụp. Bạn có thể kiểm tra viếc đúng sáng bằng cách nhìn vào thang đo sáng trong khung ngắm, hoặc thử chụp lại trên màn hình LCD. Chế độ chụp Manual sẽ giúp cho thông số chụp không bị thay đổi khi bạn thay đổi bố cục. Đây cũng chính là chế độ chụp mà mình yêu thích nhất bởi lẽ bạn có thể hoàn toàn làm chủ chính chiếc DSLR yêu quí của bạn qua các thông số nhỏ nhất. Và bức ảnh bạn chụp ra cũng sẽ theo đúng ý đồ mong muốn của các bạn! Vậy các bước nhỏ đó là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu nhé!


Chỉnh khẩu độ chụp và tốc độ chụp theo ý bạn Với cảnh có độ tương phản cao, chế độ chụp M rất hiệu quả. Hoặc thông số chụp cố định sẽ hiệu quả trong điều kiện ánh sáng phức tạp. Sẽ rất khó để chụp một cảnh ngược sáng, khi mà các thông số chụp tự động sẽ thay đổi rất nhiều khi bạn di chuyển để thay đổi góc chụp. Hãy tự tay chỉnh khẩu và tốc sẽ hiệu quả trong những trường hợp này.

Sử dụng chế độ chụp Manual cũng để tăng thêm kinh nghiệm về nhiếp ảnh.

Nhiếp ảnh đại cương

* Đạt được đúng thông số chụp, không bị ảnh hưởng khi ánh sáng thay đổi

Khi một nguồn sáng xuất hiện mạng trong khung hình, mức độ đúng sáng của tấm ảnh sẽ thay đổi rất nhiều khi chủ thể di chuyển hay khi nguồn sáng thay đổi vị trí. Trong trường hợp đó, hãy sử dụng chế độ Manual. Tự chỉnh thông số khẩu độ và tốc độ cho phù hợp có thể hơi khó khăn, nhưng một khi bạn đã làm được, thông số bạn chỉnh sẽ không thay đổi khi chủ thể di chuyển hoặc ánh sáng chuyển hướng. Chế độ chụp manual có thể áp dúng cho rất nhiều chủ đề: chân dung, thể thao, xe cố di chuyển, cảnh ngược sáng, bầu trời đêm... Đầu tiên, hãy chụp thử một vài tấm và xem lại trên màn hình LCD. Thay đổi thống số chụp cho đến khi bạn đạt được tấm ảnh mà bạn muốn.


thiết lập phù hợp với độ sáng của hình ảnh Với phim, bạn phải đặt giá trị ISO cho cả cuộn. Với máy ảnh kỹ thuật số, bạn có thể thay đổi giá trị ISO cho từng tấm ảnh: - Giá trị iso cao cho phép sử dụng tốc độ chụp nhanh hơn trong những cảnh tối. - Giá trị ISO cao thuận tiện cho chụp cảnh ban đêm. - Giá trị iso thấp cho chất lượng hình ảnh cao.

Trong các chế độ chụp sáng tạo (P, Av, Tv, M) bạn có thể tự do thiết lập giá trị ISO cho mỗi lần chụp. Khi bạn thay đổi giá trị ISO, tốc độc chụp và khẩu đổ cũng sẽ thay đổi theo, trong cùng cảnh bạn chụp. Hãy chọn ISO phù hợp với độ sang của cảnh hoặc chủ thể. Lấy ví dụ, với cảnh ngoài trời nhiều nắng, bạn hãy sử dụng ISO 100-200. Chất lượn hình ảnh sẽ rất tốt. Với cảnh có ít ánh sang hơn như buổi sang sớm, lúc trời mưa hay cảnh ban đêm mà bạn không thể dung chân máy, hãy sử dụng ISO 400, ISO 800 hay cao hơn. Như vậy bạn có thể chụp với tốc độ nhanh hơn, hạn chế được ảnh bị nhòe do rung máy.

Mối tương quan giữa giá trị ISO và chất lượng ảnh

100 (Low) Fine Giá trị ISO thấp hơn cho chất lượng hình ảnh cao hơn

Minimal

ISO speed Image quality Noise

(High) 3200 Rough Maximum


Lấy nét ảnh (Focus)


A

Tự động lấy nét bởi máy ảnh (Al Focus) Canh nét tự động một chủ thể đang chuyển động

Máy ảnh có thể canh nét ngay cả với chủ thể đang chuyển động, nếu máy đang đặt ở chế độ tự động chọn điểm lấy nét và chế độ canh nét là Al Focus. Thậm chí nếu chủ thể di chuyển ra ngoài vùng giữa khung hình, máy vẫn tiếp tục bám theo và canh nét và bạn tập trung vào việc bắt được khoảnh khắc tuyệt vời nhất của chủ thể đang chuyển động. Trong chế độ chụp tự động hoàn toàn, máy ảnh sử dụng chế độ lấy nét Al Focus.

B

Lấy nét tại điểm mong muốn (One Shot AF) One Shot AF phù hợp với chủ thể bạn yêu thích.

Với phong cảnh, các tòa nhà và những chủ thể tĩnh khác, bạn muốn chúng thật rõ nét. Thay vì để máy ảnh tự động căn nét, hãy chuyển sang chế độ lấy nét One Shot AF. Rồi bạn tự chọn trc điểm AF, canh nét, khóa nét và chụp tấm ảnh bạn muốn.

Thủ thuật lấy nét

Chọn trước 1 điểm AF và căn nét vào nơi bạn muốn

Thao tác chụp rất dễ dàng: Bước 1: Ngắm khung hình vật cần chụp. Bước 2: Nhấn nhẹ nút chụp, khi đó ô vuông đỏ sẽ xuất hiện. đưa ô đỏ vào vị trí cần lấy nét. Bước 3: Nhấn chụp.

Nếu vật có gì đấy nằm trước chủ thể bạn muốn chụp, máy có thể căn nét nhầm vào đấy. Nếu điều đó xảy ra hãy chọn trước điểm AF phù hợp và căn nét vào chủ thể.

Chọn điểm AF nằm ở vùng mặt người phụ nữ.

Điểm AF được chọn sẽ canh nét đúng ngay mặt người phụ nữ.


C

Lấy nét chủ thể chuyển động (Al Servo AF) Chụp chủ thể chuyển động dễ dàng với chế độ AF liên tục.

Bạn nghĩ sẽ là khó khan để chụp được những chủ thể chuyển động nhanh như xe hơi, thú vật hay vận động viên. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể canh nét chính xác được những chủ thể này chỉ bằng cách chuyển sang chế độ canh nét Al Servo, để máy tự động chọn điểm AF và sử dụng chế độ chụp liên tiếp. Bạn có thể căn nét một chú chó đang chạy

D

Lấy nét tay (Manual Focusing) Đôi khi MF hoạt động tốt hơn AF.

Lấy nét tự động có thể hoạt động không tốt với cảnh chỉ có một màu như bầu trời xanh hay cảnh có độ tương phản thấp. Và nếu có vật thể chắn trước chủ thể và máy ảnh ( như một hang rào sắt), máy có thể sẽ lấy nét vào vật chắn đấy. Nếu AF không dung được hẽ chuyển sang MF. Trên ống kính, chuyển chế độc lấy nét sang MF. Mốt số lens cho phép bạn xoay vòng canh nét và canh nét mà không phải chuyển sang chế độ MF. Và khuyến cáo một chút với các bạn mắt kém như mình thì hạn chế sử dụng MF đi chụp dịch vụ nhé!

Từ vô cực, từ từ xoay vòng canh nét sang phải.

Xoay vòng căng nét sang phải hoặc sang trái cho đến khi chủ thể rõ nét.

Nếu bạn xoay vòng canh nét nhiều quá và điểm đúng nét không nằm nơi đã định, hãy xoay nó trở về bên trái


E

Thay đổi chế độ đo sáng Sử dụng chế độ đo sang phù hợp với cảnh đang chụp.

Chọn chế độ đo sang

E

Thay đổi chế độ đo sáng Sử dụng chế độ đo sang phù hợp với cảnh đang chụp.

Trong chế độ tự động hoàn toàn, chế độ Program AE hay các chế độ khác, ảnh được chụp đúng sáng nhờ máy ảnh đo độ sáng của ánh sáng đi vào ống kính. Một máy ảnh có nhiều chế độ đo sáng. Chế độ đo sang được sử dụng phổ biến nhất là đo sang toàn cảnh. Máy sẽ phát hiện vị trí của chủ thể, độ sáng tổng thể, độ sáng của hậu cảnh… và tính toán tất cả để xác định độ phơi sáng hợp lý nhất. chế độ này phù hợp với hầu hết các chủ thế, các hình chụp. Đo sáng trung tâm ưu tiên đo vùng trung tâm giữa khung hình. Đo sáng một phần chỉ đo sáng giới hạn một vùng nhỏ nằm ở giữa khung hình, thường được sử dụng trong cảnh ngược sáng, khi mà có sự chênh lệch lớn giữa vùng sáng và vùng tối. Và đo sáng điểm, thường có trên những máy ảnh chuyên nghiệp, đo sáng một vùng nhỏ hơn nữa, để có thể đạt được kết quả đo sáng chính xác nhất.

Đo sáng toàn cảnh

Đo sáng một phần

Đo sáng trung tâm


2

thiên

Lightroom

biến vạn hoá


Với nhiều bạn chắc chắn không còn xa lại gì với

phần mềm Photoshop, vậy thì Lightroom là gì ???

Mình newbie như các bạn nên tút viết về Lightroom không phải hoàn toàn pro nên các bạn đọc – hiểu – thực hành được là mình thấy vui rồi. So với Photoshop thì Lightroom chưa toàn diện bằng nhưng cũng đủ mạnh để bạn tung hoành với đống hình ảnh, nhất là về Blend.

LIGHTROOM THIÊN BIẾN VẠN HÓA

Lightroom là phần mềm quản lý, chỉnh sửa, in ấn và xuất bản hình ảnh dành cho cánh chụp hình. Tại sao lại là thợ chụp hình? Vì đó là đích nhắm của Adobe, Lightroom hỗ trợ cực tốt file RAW – file hình nguyên bản từ máy chụp hình cùng các công cụ giúp dân chụp hình làm ảnh. Nói thế thôi, Lightroom giờ ai xài cũng được, chả cần hình chụp, cứ có hình là quăng vào Lightroom và xài thôi.

- Chúc các bạn vui với tút -


GIAO DIỆN Thoạt nhìn, giao diện của Lightroom có những điểm giống như A.Bridge hay một số trình duyệt ảnh khác. Tuy nhiên càng đi sâu ta càng phát hiện nhiều điều thú vị.


Panel

Module Picker

Panels là nơi giúp ta truy xuất nội dung và công cụ trong mỗi tác vụ. Bên trái sẽ chứa nội dung và truy xuất các thiết lập, còn bên phải chứa công cụ cần cho công việc. Để ẩn/ hiện panels, bạn nhấn vào mũi tên chỉ xuống kế bên tên Panels.

Filmstrip (dải phim) sẽ hiển thị hình ảnh khi chúng ta đang truy cập hình trong Library hay đóng vai trò thanh chứa nguồn tài nguyên cho những tác vụ khác. Nó đơn giản là phàn chiếu lại nội dung chính từ một thư mục hình mà ta truy cập vào.

THIÊN BIẾN VẠN HÓA

Đây chính là chỗ chúng ta truy xuất nhanh các thành phần của Lightroom. Thanh này gọi là Module Picker (dịch ra là nơi chọn thành phần) bao gồm: Library (thư viện), Develop (phát triển), Slideshow (trình chiếu), Print (in ấn) và Web. Thanh nằm ở góc phài trên cùng của giao diện phần mềm, khi chọn 1 thành phần thì nội dung sẽ thay đổi ở phía dưới cung cấp các công cụ cho phiên làm việc của chúng ta.

LIGHTROOM

Pan Filmstrip


Lr Giao diện Lightroom

a

Library Thư viện ảnh

Trước hết ta cần hình ảnh để làm việc và Library là nơi quản lý đống hình ảnh trong ổ cứng lẫn USB. Tại Panels Navigator -> nhấn Import và một cửa sổ khác mở ra cho bạn chọn thư mục hình. Nếu hình ảnh trên ổ cứng thì sẽ có các lựa chọn Copy as DNG, Copy, Move và Add -> ta chọn Add để them ngay vào thư viện qua mục My Catalog. Riêng hình trên USB chỉ có thể hai lựa chọn Copy as DNG và Copy -> chúng ta phài sao chép vào máy -> Add vào thư viện.

LIGHTROOM THIÊN BIẾN VẠN HÓA


a

Library Thư viện ảnh

Kết nối Lightroom với mạng xã hội Ở giao diện Library, bạn còn có thể chia sẻ hình ảnh trong bộ sưu tập lên các dịch vụ như Flick, Facebook thông qua mục PublishServices. Đây là điểm đặc biệt hơn ở Lightroom so với các phần mềm chình sửa ảnh khác.

a

Library Thư viện ảnh

Bên phải của Library sẽ là Histogram - biểu đồ thể hiện màu sắc, độ sáng tối của bức hình. Histogram khá hữu ích cho chúng ta nhưng sẽ bàn sau khi đến phần Develop. Quick Develop -> tinh chỉnh nhanh bức hình. Keywording nhằm thêm từ khóa cho ảnh và nó hữu hiệu cho việc phân loại và tìm kiếm trong bộ sưu tập. Histogram cho biết màu sắc sáng/tối của từng vùng ảnh. Đồng thời còn cho biết độ nhạy sáng ISO, tiêu cự hay cả tốc độ màn trập của máy ảnh khi chụp tấm hình.

THIÊN BIẾN VẠN HÓA

Chức năng Keywording sẽ là một chức năng hữu ích khi giúp bạn gián tiếp phân loại và sắp xếp hình ảnh trong Library.

LIGHTROOM

Quick Develop cung cấp các chức năng nhằm tinh chỉnh nhanh bức hình như White Balance (cân bằng trắng), Exposure (độ sáng), Clarity (mức độ) và Vibrance (sắc độ). Các bạn cứ chỉnh thoải mái vì đã có nút Reset All.


b

b

Develop Quy trình chỉnh sửa ảnh.

Đây là phần chúng ta quan tâm trong Lightroom vì nó giúp ta làm một bức hình trở nên đẹp, mới hơn với hình cũ. Chức năng Develop là tập hợp các công cụ chỉnh sửa hình một cách trực quan, so với Photoshop thì nhanh và tiện hơn trong việc blend màu. Đặc biệt, Develop cũng cung cấp chức năng History cực chi tiết và dễ thao tác. Bên cạnh đó, Photoshop có Action thì Lightroom có Preset -> quả rất hay cho ai lười thối rữa nhé… ^^

Develop 1. Crop hình theo như mình muốn.

Đầu tiên ta hãy ngó qua chức năng Crop ảnh nhé. Chọn từ giao diện hay bấm phím R để truy cập chức năng Crop.

Tại mục Aspect (Tỉ lệ) bạn có thể chọn các tỉ lệ có sẵn hay tự mình nhập tỉ lệ qua Enter Custom…

Custom khác với Enter Custom ở chỗ bạn sẽ chọn tỉ lệ qua điều chỉnh trực tiếp khung Crop trên hình.

THIÊN BIẾN VẠN HÓA

Ô "Contrains to Warp" là bắt buộc làm cong hình để hình trải ra như 1 mặt phằng. Khi đã chỉnh xong thông số -> bạn nhìn qua giao diện chính giữa sẽ thấy nút Done.

LIGHTROOM

Quy trình chỉnh sửa bao gồm : - Crop hình theo như mình muốn. - Chỉnh cân bằng trắng (WB). - Chỉnh ánh sáng (expose). - Chỉnh lại độtương phản, màu và giá trị tone. - Chỉnh lại Vignett. - Làm sắc nét ảnh.

Tại mục Angle, bạn có thể xoay hình theo góc để crop hình theo một phong cách mới lạ chứ không bắt buộc nữa.


b

Develop 2. Chỉnh cân bằng trắng (White Balance)

Giờ chúng ta qua phần Basic là nơi tập hợp công cụ cho chúng ta vọc hình.

b

Develop 2. Chỉnh cân bằng trắng (White Balance)

Giờ ta hãy xem sức mạnh của Histogram. Nhìn lên Histogram, ở hai đầu sẽ thấy hai ô vuông nhỏ có mũi tên chỉ lên. Nhưng chỉ có mũi tên bên phải hoạt động.

Trước hết, ta nhìn qua Treatment thấy có hai chế độ là Color và Black & White. Với Color, hình sẽ là hình gốc nghĩa là đầy đủ màu sắc. Còn với B & W thì hình sẽ biến thành đen trắng. WB (White Balance): cân bằng trắng giúp hình giữ được sắc độ đúng với ánh sáng ngoại cảnh tronh hình. Khi chụp ta chủ động WB trước để hậu kì đỡ mất công. Với hình của chúng ta thì có khi là tự chụp, sưu tầm… và WB thì có khi còn không biết ấy chứ. Tại mục WB ta sẽ thấy menu như sau:

- As Shot: WB mặc định -> hình sao thì y vậy, không có gì đụng chạm. - Auto: soft tự chỉnh -> lúc đẹp lúc không. - Custom: mình chỉnh -> tùy hứng

Mũi tên này nằm trong vùng tên Recovery (phục hồi). Khi WB, ta có thể làm mất một số chi tiết trong hình. Khi nhấn vào mũi tên này, hình sẽ hiển thị những vùng đó trên hình -> những vùng đó bị mất do quá sáng. Dựa vào đó, ta tinh chỉnh WB sao cho vùng đỏ giảm thiểu tối đa.

LIGHTROOM

Để ý cái bút lấy màu góc trái không. Nhấn vào nó và con trỏ thành cây bút -> rê vào hình và theo dõi Histogram hoặc bảng đi theo. Thấy vùng nào rê đến mà R = G = B thì nhấn 1 phát -> WB xong. Vùng mà ta dùng để WB cho hình là vùng màu trung tính (R = G = B nhưng khác 100). Cách này tương tự thợ chụp hình lấy giấy trắng chụp 1 cái để lấy đó làm thiết lập WB mặc định.

THIÊN BIẾN VẠN HÓA

Với Custom, ta chỉnh 2 mục là Temp và Tint. - Temp: nhiệt độ (theo độ K) - Tint: sắc thái (trái thêm xanh lá, phải thêm tím hồng)

Thật ra Recovery nằm ở mục Tone (tông hình) nhưng tại sao lại nói ở đây. WB là bước cơ bản làm đẹp hình vì thế ngay từ bước đầu ta nên làm việc này để về sau có thể tùy chỉnh theo cái nền đã có.


b

b

Develop 3. Tone (tông hình)

Before

After

Nhìn vào histogram, ta sẽ thấy hai hình tam giác ởhai phía trên cùng của histogram. Khi click vào hai tam giác này, sẽ có khung màu trắng bao quanh nó, lúc này trên ảnh sẽ hiển thị các chi tiết bị mất ở vùng highlight và vùng shadow. Chi tiết bị mất ởvùng highlight sẽ hiện màu đỏ trên ảnh, còn ở vùng shadow là màu xanh.

THIÊN BIẾN VẠN HÓA

Exposure: Độ phơi sáng của vùng highlight. Recovery: Khôi phục lại các chi tiết bị mất ở vùng highlight. Fill Light: Tăng sáng cho vùng shadow (khôi phục chi tiết bị mất ở vùng shadow). Blacks: Vùng shadow Brightness: Chỉnh độ sáng của bức ảnh. Constrast: Chỉnh sửa độ tương phản của bức ảnh.

3. Tone (tông hình)

LIGHTROOM

Tone màu là gì? Đó là một tổ hợp các màu sắc được phối hợp với nhau trong một bức ảnh. Vì vậy tone màu đẹp, hài hòa đồng nghĩa với việc ta tổ chức, sắp xếp các màu sắc đó sao cho hợp lý, đẹp mắt. Việc sắp xếp màu sắc này sẽ được sử dụng trong 2 tình huống: - Sắp xếp màu sắc ngay lúc chụp: tức là ta cố ý sắp xếp màu sắc của trang phục, màu tóc, phụ kiện,… của chủ thể với màu sắc của bối cảnh xung quanh. - Sắp xếp màu sắc ở phần hậu kỳ (lightroom,…): trong nhiều tình huống nan giải hoặc “bắn đại, bắn ẩu” thì màu sắc ngay lúc chụp không được ưng ý, đẹp mắt vì vậy mà ở phần hậu kỳ ta sử dụng các kỹ thuật chỉnh màu, tone màu để điều phối lại màu sắc tổng thể của bức ảnh.

Develop

Ví dụ khi tăng giá trị exposure lên (dịch thanh trượt về bên phải) ảnh sẽ sáng lên, đồ thị trên histogram dịch sang bên phải, một số chi tiết ở vùng highlight sẽ bị mất, ta sẽ thấy màu đỏ ở một số vùng trên ảnh tăng lên (phải click vào hình tam giác trên histogram trước đó). Sau đó tăng giá trị Recovery lên, để khôi phục các chi tiết bị mất (dịch thanh trượt về bên phải). Ví dụ như ảnh cô dâu chẳng hạn, khi tăng exposure lên để làm áo cô dâu sáng lên, có thể một số chi tiết trên áo cô dâu bị mất, lúc này ta tăng recovery lên (đến khi mất vùng đỏ) để khôi phục lại. Ngược lại khi tăng giá trị Blacks lên, đồthị trên histogram dịch sang trái, một số chi tiết ở vùng shadow bị mất, ta sẽ thấy màu xanh ởmột số vùng tăng lên, lúc này cần tăng giá trị Fill Light lên để khôi phục các chi tiết bị mất ở vùng shadow.


b BÀN LUẬN Như vậy Recovery là phục hồi chi tiết cho vùng sáng và Fill Light là phục hồi cho vùng tối. Vậy với WB, ta lại chỉ dùng Recovery? Đơn giản là WB không làm tối hình mà chì sáng hơn hoặc trung tính nên chỉ áp dụng trên vùng sáng -> dùng Recovery hồi phục chi tiết. Có thể chỉnh thông số Recovery hay Fill Light bằng cách rê chuột lên Histogram và tìm phần tên ứng với hai thông số -> giữ chuột trái và kéo trái/phải để tăng giảm Recovery. Xong nhé. Giờ khi đã xong xuôi, bạn có thể chỉnh thêm Brightness/Contrast tùy vào ý thích.

Develop 3. Tone (tông hình)

TONE CURVE Tone Curve chính là công cụ mở rộng cho phần Tone khi mà nó cho phép chỉnh từng vùng trên ảnh. Như hình, ta có 4 vùng: Highlights, Lights, Darks và Shadows với mức độ ánh sáng giảm dần.

LIGHTROOM

Click vào đây (trên hình) và menu sẽ từ Linear trở thành Custom. Nhấp vào đường curve để tạo 1 điểm chỉnh. Muốn lưu lại thông số -> Menu -> ngay dưới chữ Custom là Save. Tone Curve chính là đường Master trong Curves + chức năng Level của Photoshop. Nhưng so ra, Tone Curve lại chi tiết và rõ ràng. Bạn có thể chỉnh trên đường curve hay nhập thông số. Ngoài ra, tại mục Point Curve bạn có thể chọn nhanh thông số từ menu.

THIÊN BIẾN VẠN HÓA

Linear là đường mặc định. Medium Contrast là độ tương phản trung bình. Strong Contrast là độ tương phản cao. Kế bên menu là biểu tượng Point Curve -> Nhấp vào để tùy chỉnh rộng hơn bằng cách đặt điểm lên đường curve và chỉnh chi tiết (tương tự Photoshop). Nhấn vào đây, sau đó để trỏ chuột vào hình và tinh chỉnh bằng các kéo lên là và ngược lại. Đường curve sẽ thay đổi theo.


b

b

Develop 3. Tone (tông hình)

Đặc biệt, bạn còn có thể tùy chỉnh tăng/giảm các vùng trên ành thông qua mũi tên giới hạn từng vùng.

Before

After

Mình cũng nói về một chi tiết nhỏ xíu là kể từ Tone Curve trở về sau thì phía trái tên công cụ luôn có một công tắc (gọi thế vì Lightroom làm nó giống thế) -> tắt/bật công cụ. Bạn dùng cái này để so sánh hình gốc và hình sửa rồi từ đó chỉnh sửa tiếp. Công tắc này như con mắt ở mỗi Layer trong Photoshop, tắt thì mất hiệu ứng từ layer và ngược lại.

THIÊN BIẾN VẠN HÓA

Để thấy tính hiệu quả của việc tùy chỉnh giới hạn này, ta xem qua 2 tấm hình: 1 hình gốc với Tone Curve mặc định và hình qua chỉnh thông số + giới hạn. Bạn sẽ thấy hình qua chỉnh giới hạn có một sự thay đổi khá đẹp so với ảnh gốc khi mà màu sắc trở nên sắc và chủ thể khá nổi bật do background được làm tối nhờ giảm giới hạn Shadows + làm tối.

3. Tone (tông hình)

LIGHTROOM

Các mũi tên này hoàn toàn di chuyển được và điều này sẽ cho phép bạn tùy biến ánh sáng trên hình hiệu quả.

Develop


b

b

Develop 4. HSL/Color/B & W

Develop 4. HSL/Color/B & W

COLOR Đây là công cụ tùy chỉnh màu sắc trong hình kể cả hình trắng đen. HSL là viết tắt của Hue-Saturation-Luminance. Color là phần chỉnh màu sắc và B & W là phần chỉnh cho hình trắng đen.

HSL

Đây là 3 yếu tố đi chung trong hệ trục màu RBG (Red Blue Green) mà ta thường gặp. Hue là trục tung y, Saturation là trục hoành x và Luminance là trục chéo z. Ứng với 3 trục thì chức năng của từng yếu tố được qui định. - Hue: chỉ cường độ màu sắc. Ví dụ đỏ sẽ chia ra nhiều màu đỏ từ nhạt đến đậm và chạy dần sang xanh dương rồi xanh lá. Hue sẽ cho phép bạn điều chỉnh màu sắc như thế nào. - Saturation: chỉ mức độ màu sắc. Saturation sẽ cho bạn làm nhạt hay làm đậm màu nào đó. Có thể trở thành màu trắng nếu Saturation quá thấp. - Luminance: độ sáng của màu sắc. Luminance qui định ánh sáng của màu sắc: có thể tối sầm hay sáng chói. Các chế độ hiển thị: Hue - chỉ hiển thị Hue, Saturation và Luminance tương tự, All - hiển thị tất cả cùng lúc. 8 màu có trong 1 bức hình: Red - đỏ, Orange - cam, Yellow - vàng, Green - xanh lá, Aqua xanh nước biển, Blue - Xanh dương, Purple - Tím, Magenta - tím hồng. Nhìn nhiều thế nhưng để ý nó là một dải màu lien tục đấy các bạn.

Giao diện Color hơi khác tí nhưng bạn sẽ thấy nó giống HSL. Vâng HSL chính là phần chung cho hình màu lẫn trắng đen. Color như là mục chuyên sâu thôi, nó hoàn toàn giống HSL chỉ khác giờ bạn chọn từng kênh màu với sự mở rộng đầy đủ và điều chỉnh. Phần điều chỉnh sẽ tác động lên vùng màu trong hình. Có thể hiện thị từng kênh màu hay hiển thị tất cả ra qua việc chọn từ đây. Với giao diện đầy đủ hơn so với HSL bạn sẽ nhìn ra sự thay đổi của màu trong hình qua từng thanh điều chỉnh.

B&W Khi chọn mục này thì hình sẽ được tự động đưa về trắng đen với chế độ Auto. Ta hoàn toàn có thể tự chỉnh lại nếu không thích thiết lập của chương trình.


b

Develop 4. HSL/Color/B & W

b

Develop 4. HSL/Color/B & W

Kết quả của việc tùy chỉnh trong Color Ảnh gốc

LIGHTROOM

Kết quả của việc tùy chỉnh trong HSL

THIÊN BIẾN VẠN HÓA

Kết quả của việc tùy chỉnh trong Color HSL và Color - hai cái tên nói lên hai chức năng. HSL tùy chỉnh 3 yếu tố của màu sắc, Color tùy chỉnh màu sắc dựa trên 3 yếu tố. Với HSL, bạn khó mà biết vùng màu để chỉnh mà chỉ có thể chỉnh rồi mới biết, Color thì ngược lại khi cho chi tiết từng vùng màu để chỉnh. Mức độ khác nhau chỉ có thế thôi. Nếu bạn nắm được vùng màu thì Color hữu ích, nếu bạn không nắm được thì HSL sẽ hữu ích hơn. Tùy vào bạn thôi. Nếu ở HSL để biết vùng màu đang chỉnh có thể dùng cách điều chỉnh trực tiếp trong hình (giống Tone Curve). Bấm vào biểu tượng này rồi rê chuột vào vùng muốn chỉnh Hue, Saturation hay Luminance. Giữ kéo lên sẽ tăng giá trị và ngược lại. Có thể theo dõi sự thay đổi ở thanh điều chỉnh. Mỗi lần chỉnh thì thanh màu tương ứng thay đổi -> từ đây, bạn sẽ biết vùng màu trong hình.

Thật là vi diệu


b

b

Develop 4. Split Toning

Split Toning là công cụ cho phép ta tùy chỉnh 2 vùng Highlights và Shadows. Nhưng không phải tùy chỉnh ánh sánh mà là màu sắc. Với điều này ta có thể thay đổi màu sắc cho đẹp hơn, hợp hơn hay đơn giản tạo ra tông màu khác cho ảnh thông qua 2 vùng này.

Develop 5. Detail

Công cụ này cho phép ta làm nét và rõ các chi tiết trong hình qua hai mục Sharpen (Làm nét) và Noise Reduction (Giảm nhiễu).

LIGHTROOM

Chọn màu cho 2 vùng bằng cách nhấn vào đây. Chỉnh thanh Hue cũng sẽ làm đổi màu ở đây.

Kết quả của việc tùy chỉnh Split Toning

Before

THIÊN BIẾN VẠN HÓA

Balance cho ta cân bằng ánh sáng của 2 vùng khi điều chỉnh Hue và Saturation.

Với mục Sharpen, ta có thể tuỳ chỉnh các thông số: - Amount: số lượng pixel hình cần làm nét - Radius: Bán kính vùng làm nét - Detail: Độ chi tiết - Masking: mặt nạ phủ trên hình. Mục này cho biết lớp chi tiết phủ lên hình là dày hay ít.

After


b

b

Develop 5. Detail

Với mục Noise Reduction, ta có các thông số sau: Luminance: độ sáng của các pixel ảnh. Detail: độ chi tiết các pixel này. Contrast: độ tương phản. Color: màu sắc ảnh. Detail: độ chi tiết các pixel này.

6. Lens Corrections

Mục này giúp ta điều chỉnh hình do các tác động vật lý khi chụp làm hình bị nghiêng, tối hay sáng góc hình, quang sai. Quang sai (Optical aberration): Là hiện tượng sai lệch của ảnh thu được qua dụng cụ quang học. Quang sai có 2 dạng phổ biến là Sắc sai và Cầu sai. Hiện tượng sắc sai là hiện tượng ánh sáng trắng sau khi đi qua thấu kính ánh sáng bị sai lệch biến thành 1 chùm sáng với phân bố từ đỏ đến tím. Nguyên nhân là do ánh sáng trắng (là tập hợp của 7 màu c bản : Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) các tia sáng này có bước sóng khác nhau và khi khúc xạ qua lăng kính hoặc thấu kính chúng sẽ có các sai lệch khác nhau.

LIGHTROOM

Nhiễu hình là trường hợp ảnh có các hạt sáng do chụp trong điều kiện thiếu sáng hoặc điều kiện chụp không tốt. Để làm giảm nhiễu, chúng ta sẽ làm các pixel ảnh hạt này sáng lên để mất đi hoặc làm các pixel này có màu trùng pixel lân cận. Cách điều chỉnh này sẽ giúp giảm bớt chứ không làm mất hoàn toàn nên các bạn đừng quá hi vọng.

Develop

Giao diện chính có khung hình cho phép bạn xem hình khi điều chỉnh. Nếu không thấy rõ, bạn nhấp vào khung hình để phóng to -> kéo ngay trong khung hình để xem chi tiết từng vùng để thấy rõ kết quả.

THIÊN BIẾN VẠN HÓA

Nhấn vào biểu tượng này để zoom hình trong khung xem thử và di chuyển các vùng bằng cách di chuyển trực tiếp trên hình.

Sự sai lệch của tia sáng trắng qua thấu kính


b

b

Develop 6. Lens Corrections

Hiện tượng này gây ra làm cho hình ảnh thu được có viền mờ có màu biến thiên từ đỏ đến tím, thực ra nó xảy ra trên toàn bộ ảnh thu được nhưng ta có thể thấy rõ nhất tại mép ảnh

Develop 6. Lens Corrections

Hiện tượng cầu sai : Là hiện tượng hội tụ ánh sáng không chính xác

LIGHTROOM THIÊN BIẾN VẠN HÓA

Hiện tượng cầu sai của thấu kính chuẩn và không chuẩn Hiện tượng sắc sai qua thấu kính


b

b

Develop 6. Lens Corrections

Trên mỗi thấu kính hình cầu đều có 1 điểm tương hội tụ đúng. Nhưng nó không gây ra hiện tượng cầu sai. Mức độ cầu sai sẽ phụ thuộc vào chiết suất của loại kính, và gia công được cấu tạo thành. Và điều không hoàn hảo trong kính thiên văn và các dụng cụ khác là, khi thu ngắn tiêu cự lại thì bán kính cong của thấu kính sẽ càng nhỏ. Vì thế sẽ gây nhiều sai số và hiện tượng cầu sai tăng vì vậy chúng ta không nên mua hay cố chế tạo những chiếc kính thiên văn có tiêu cự nhỏ hơn 700 mm. Có hai chế độ chỉnh là Profile: chỉnh theo thông số có sẵn hay Manual: chỉnh tay. Ở đây đang là chế độ Manual. Phần cân hình qua các mục Độ vênh, Dọc, Ngang, Độ xoay, Độ cân hình và ô Constrain Crop - bắt buộc cắt hình cho cân.

7. Effect

Cho phép bạn làm sáng tối góc hình với mục đích tập trung vào chủ thể với mục Post-Crop Vignetting hay tạo hạt như hiệu ứng phim xưa với Grain. Mục đích của công cụ Effect chính là thêm hiệu ứng tuỳ người dùng vào hình với mục đích làm mới hình hay tập trung vào chủ thể. Style (Kiểu): Hightlight Priority - Ưu tiên vùng sáng. Color Priority - ưu tiên vùng màu và Paint Overlay - đè lên hình. Amount: số lượng pixel áp dụng, Midpoint: khoảng cách với tâm hình, Roundness: độ bo tròn, Feather: độ mịn và Highlights: độ sáng. Với mục Amount, bạn tăng nghĩa là làm sáng và ngược lại. Amount: số lượng hạt trên hình, Size: Kích cỡ các hạt, Roughness: độ thô cứng của các hạt. Kết quả của Post-Crop Vignetting: (với bên phải là ảnh gốc)

LIGHTROOM

Điều chỉnh các góc hình khi hình bị vấn đề ở các góc. Với Amount là số lượng pixel và Midpoint là khoảng các từ tâm hình.

Develop

Sửa lỗi quang sai bằng cách điều chỉnh các màu qua hai mục Red/Cyan và Blue/ Yellow. Ngoài ra, mục Defringe cho phép tái tạo lại rìa hình. Kết quả của Grain: (với bên trái là ảnh gốc)

THIÊN BIẾN VẠN HÓA

Đang ở chế độ Profile. Kích hoạt qua việc stick vào ô Enable Profile Corrections. Sau đó điều chỉnh profile có sẵn ở mục Lens Profile. Mục Amount cho phép tuỳ chỉnh thêm các mục khác .


b

Develop 8. Camera Calibration (Hiệu chuẩn máy ảnh)

Hiệu chuẩn máy ảnh là gì? Máy ảnh thiết lập lại lựa chọn là quá trình tìm kiếm các thông số thực sự của máy ảnh mà sản xuất một bức ảnh hoặc video.Thông thường, các thông số máy ảnh được đại diện trong 3 - 4 ma trận được gọi là ma trận máy ảnh. Quá trình này thường được gọi là máy ảnh hiệu chuẩn, nhưng "máy ảnh hiệu chuẩn" cũng có thể có nghĩa là cân chỉnh máy ảnh trắc quang. Có thể hiểu một cách ngắn gọn, hiệu chuẩn là hoạt động mà ở đó thiết bị kiểm tra được so sánh với một giá trị tham chiếu cho trước. Hiệu chuẩn thường đòi hỏi thiết bị đo lường mới khi một khoảng thời gian cụ thể hoặc một lượng thời gian hoạt động cụ thể đã trôi qua. Việc hiệu chuẩn thường được thực hiện khi một thiết bị gặp sự cố có thể đẩy nó vượt ra khỏi những giới hạn cụ thể.


3

V

SÁNG TẠO CÙNG

ILLUSTRATOR


Adobe Illustrator là gì? Adobe Illustrator là chương trình đồ họa vector, tạo nền tảng cần thiết cho nghề thiết kế đồ họa. Illustrator tạo hình dạng cơ bản: thông qua lệnh và công cụ, sao chép và kết hợp đối tượng để tạo hình dạng mới, chọn và thay đổi các phần trong đối tượng bằng công cụ Selection, tô vẽ đối tượng, cung cấp nhiều hiệu ứng 3D để vẽ các hình khối, vật thể, xử lý các hình ảnh liên quan đến công việc dàn trang báo chí. Illustrator có ưu điểm màu sắc khá chuẩn xác và đẹp khi in ra, đường vẽ sắc xảo (tương đương độ phân giải 800 dpi), vì thế Illustrator rất thích hợp khi dùng để thiết kế ấn phẩm in công nghiệp. một bản vẽ kỹ thuật hay các hình ảnh đồ họa cho web. Thành thạo Adobe Illustrator, bạn có thể hoàn thành tốt các công việc sau : Minh họa sách báo, Thiết kế logo, Tạo các sản phẩm tờ rơi, Card Visit, Broucher, Profile,vẽ hoạt hình, tích hợp chuyển động cho Flash.. với ưu diểm là dễ dàng thay đổi và trao đổi dữ liệu ,kích thước file nhẹ, dễ dàng tương thích với Photoshop, Corel Draw, và hỗ trợ in ấn rất tốt.

Đối với bất cứ nhà thiết kế đồ họa nào cũng đều nên biết kết hợp nhiều phần mềm đồ họa khác nhau để tạo nên những tác phẩm hiệu quả cao. Đa số mọi người khi nghe đến “thiết kế đồ họa” là nghĩ ngay đến Adobe Photoshop. Còn bạn thì sao? Bạn đã bao giờ thử với các phần mềm khác như Adobe Illustrator chưa? Bây giờ mình sẽ giới thiệu đến các bạn Adobe Illustrator, một chương trình cũng hay không kém Adobe Photoshop.


sáng tạo cùng AI

Tại sao nên học Adobe Illustrator? - Bạn có thể tự do thể hiện ý tưởng của mình bằng bất kì cách nào bạn muốn chỉ từ một trang giấy trắng. - Bạn có thể tạo ra các logo của riêng mình. Chỉ bằng các công cụ như Pen Tools hay Shape cơ bản, bạn đã có thể tạo ra các logo chuyên nghiệp và có thể đặt lên mọi background mà bạn muốn. - Nếu bạn thích vẽ? Adobe Illustrator chính là bút, giấy và màu để bạn thể hiện các ý tưởng của độc đáo đó. - Bạn cần in một background lớn, nhưng sợ ảnh bị vỡ? Hãy để Adobe Illustrator giải quyết vấn đề đó. - Với hai hệ màu CMYK và RGB, Illustrator sẽ đáp ứng cả hai nhu cầu in ấn và ảnh đưa lên mạng xã hội.

Adobe Illustrator có thể được sử dụng cho bất cứ mục đích nào của thiết kế đồ họa. Nó chắc chắn sẽ mang lại cho bạn sự tự do để thể hiện sáng tạo thông qua các tác phẩm nghệ thuật khác nhau. Hãy cùng bắt đầu nhé!

ILLUSTRATOR VS PHOTOSHOP


Về tuổi đời thì PTS còn phải gọi AI là anh


Vector

Pixel


Dân thiết kế

Nghệ sĩ


Thể zoom mà không sợ vỡ hình

Khi zoom to sẽ bị vỡ và hiện lên các điểm ảnh


Làm việc kể cả ngoài Artboard

Chỉ làm việc được trong Artboard


Có thể làm trên nhiều Artboard cùng lúc

Chỉ làm việc được trong một Artboard


Tìm hiểu về Illustrator


A

Giao diện ban đầu Giao diện của AI rất dễ để làm quen

Khi lần đầu khởi động Illustrator, bạn sẽ thấy một không gian làm việc (Wokrspace) bao gồm một thanh ứng dụng ở trên cùng với khung ứng dụng bên dưới nó, (Panel Tools) nằm trên bên trái và các Panel mặc định thu gọn được neo ở bên phải.

A

Giao diện ban đầu Các menu Flyout

sáng tạo cùng AI

Từng công cụ có một tam giác đen nhỏ kế bên nó có một menu Flyout ngay bên dưới chứa các công cụ tương tự, để thấy menu flyout, nhấp giữ chuột trên công cụ đó. Khi menu Flyout xuất hiện, chọn bất kỳ công cụ khác bằng cách nhấn chuột vào công cụ mà bạn muốn. Bên cạnh đó bạn có thể đổi các công cụ mà không cần mở bảng Flyout bằng cách nhấn tổ hợp phím Alt + chuột trái vào công cụ trên Panel Tools.

Panel control (xanh lá cây) là một Panel hỗ trợ công cụ riêng biệt theo ngữ cảnh với thay đổi nội dung cho phù hợp với công cụ hiện được chọn và hoặc đối tượng được chọn trong Workspace. Artboard (xanh da trời) là vùng hình chữ nhật hiện hành trong Workspace xác định những gì sẽ được in như được họa trong hình phía dưới. Các đối tượng có thể được đặt hướng đến mép (để tạo một ‘leed’) hoặc thậm chí bên ngoài các ranh giới Artboard nhưng chỉ các đối tượng bên trong Artboard mới in ra. Panel Tools (vàng) có thể được mở rộng, được thu gọn, được làm ẩn, hiển thị, được neo và được mở để đặt trôi nổi tự do trong Workspace. Trên Panel Tools có rất nhiều các công cụ cho các bạn lựa chọn. Khi sử cần sử dụng công cụ nào, bạn có thể nhấp vào biểu tượng của công cụ đó.

Menu Flyout hiện ra khi nhấn chuột vào công cụ.


A

Giao diện ban đầu Tạo file mới

Lúc bắt đầu một dự án, điều đầu tiên mà bạn cần làm là tạo một tài liệu mới. Nó có thể là một File trống được thiết lập cho một dự án di động (mobile), video, web, hoặc bạn có thể bắt đầu với một trong nhiều File Illustrator miễn phí được cung cấp bởi Adobe. Việc thiết lập File một cách phù hợp trước khi bắt đầu sẽ giúp bạn chánh được một số sai sót thông thường. Trong chương trình này bạn sẽ học những kỹ năng quan trọng chẳng hạn như cách tạo các tài liệu, làm việc với các Template và lưu các project. Để chọn một trang làm việc mới, chọn File|New/New form Template hoặc Ctrl + N.

A

Giao diện ban đầu Tạo file mới

Trong hộp thoại document thiết lập loại tài liệu mà bạn cân bằng cách chọn một trong các proFile tài liệu xác lập sẵn của Illustrtor hoặc bằng cách tạo proFile tùy ý riêng của bạn. để thay đổi xác lập tài liệu sau khi bạn bắt đầu làm việc,chọn File | Document setup.

sáng tạo cùng AI - Name: Gõ nhập một tên cho tài liệu ở đây. - Number of Artboards: Số artboard mà bạn muốn tạo. - Size: Chọn một kích cỡ tài liệu mặc định. - Width / height: Nhập chiều rộng chiều cao tùy ý của tài liệu. - Units: Chọn một đơn vị đo cho File và các thước đo tài liệu. - Odientation: Chế độ giấy ngang hay dọc. - Advanced: Chọn được chế độ màu (RGB/CMYK), độ phân giải của ảnh(72ppi, 150ppi, 300ppi),...


B

B

Sử dụng công cụ pen tools Đường cong Bezier

Đường cong Bezier được hình thành bởi nhiều cung liên tiếp nhau. Đường cong thường có các đặc điểm sau: - Độ dài của mỗi cung được giới hạn bởi 2 điểm neo. Tại mỗi điểm neo có 2 tiếp tuyến, hướng và độ dài của các tiếp tuyến này sẽ điều khiển độ cong của cung. - Thường có 2 loại điểm neo là điểm neo nhọn và điểm neo trơn.

Sử dụng công cụ pen tools Đường cong Bezier

Công cụ Add Anchor Point Tool

Anchor Point Tool Tính chất: 2 công cụ cho phép thêm hay bớt các điểm neo điều khiển trên đường Bezier.

Add Anchor Point Tool

sáng tạo cùng AI

Công cụ Pen - Tính chất: Công cụ cho phép vẽ tạo các đường Bezier. - Thao tác: Để vẽ đoạn thẳng, chọn công cụ, nhấp chuột tại điểm đầu và điểm cuối. Lặp lại thao tác nhấp chuột nhiều lần để vẽ nhiều đoạn thẳng liên tục. Nhấn giữ kèm phím Shift để khống chế đoạn thẳng theo phương ngang hoặc dọc.

và Delete

Delete Anchor Point Tool

Công cụ Convert Anchor Point Tool (Shift +C) Đây là công cụ mà bạn tối cần thiết quan tâm. - Tính chất: Công cụ cho phép hiệu chỉnh hình dạng đối tượng chọn (đổi các điểm neo nhọn thành điểm neo trơn), bằng cách hiệu chỉnh các tiếp tuyến. - Giữ chuột trái + phím Ctrl: có thể túy ý di chuyển điểm neo. - Giữ phím Alt, dùng chuột kéo dài/ thu ngắn/ lên/ xuống: hiệu chỉnh 2 đường tiếp tuyến để có độ cong/ nhọn như ý.

Để vẽ đoạn cong thực hiện tương tự như vẽ đoạn thẳng nhưng tại điểm kế tiếp nhấn giữ và rê chuột để tạo độ cong.

Trong khi thao tác vẽ nhấn giữ phím Alt để di chuyển và hiệu chỉnh thanh điều khiển, nhấn giữ phím Ctrl để di chuyển nó đến vị trí bất kỳ.

Mẹo: Bạn hoàn toàn có thể dùng công cụ Direct Selection Tool (Phím A) để di chuyển các điểm neo hoặc hiệu chỉnh các tiếp tuyến. Muốn làm chủ được Illustrator (đặc biệt trong việc vẽ hình vector), bạn cần nắm vững và thành thạo bộ công cụ này.


c

công cụ shape tools Basic shape

Khi bạn đi đến Tool Palette và giữ công cụ Rectangle Tool, một danh sách các công cụ hình sẽ mở rộng ra cho bạn để chọn. Chúng ta sẽ bắt đầu với mặc định Rectangle Tool. Rectangle Tools: công cụ vẽ hình chữ nhật, hình vuông,... Rounded Rectangle Tools: công cụ vẽ hình bo tròn ở góc. Ellipse Tool: Công cụ vẽ hình ellipse. Polygon Tool: Vẽ hình đa giác. Star Tool: Vẽ ngôi sao nhiều cánh. Flare Tool: Vẽ một tâm, tia sáng,... Chỉ với các công cụ Shape đơn giản nhưng chúng ta có thể tạo ra rất nhiều những hình ảnh đẹp mắt.

d

type tool Công cụ quan trọng để tạo ra các Typography

Đây là công cụ được sử dụng khá phổ biến trong Illustrator, công cụ này giúp bạn có thể viết chữ dễ dàng, nhanh chóng. Công cụ Type tool là ký hiệu chữ T.

Sử dụng Area Type Tool

Với loại khu vực bạn có thể có nhiều quyền kiểm soát văn bản của bạn. Để tạo ra một loại khu vực, nhấp và kéo ra một chiếc hộp bằng cách sử dụng Type Tool. Các văn bản sẽ quấn bên trong vùng văn bản. Để chỉnh sửa các ký tự chữ và kích cỡ, hãy vào Window> Type> Character.

sáng tạo cùng AI


d

type tool Công cụ quan trọng để tạo ra các Typography

Gõ văn bản trên một Path

Bạn có thể gõ văn bản trên một con đường hay bất kỳ đối tượng. Chọn Type Tool Path và nhấp chuột vào đường dẫn để bắt đầu nhập văn bản trên các con đường.

e

các ứng dụng của illustrator 1. Thiết kế banner, poster

Với đặc tính tạo từ các vector nên khi phóng to file AI sẽ không bị vỡ và không tạo thành các ô màu (pixel). Do đó AI được ứng dụng để designer thiết kế những ấn phẩm truyền thông như banner, poster, cover, avatar,... Dưới đây là một số mãu banner đươc mình sưu tầm được, có thể thấy Illustrator rất hữu dụng trong việc thiết kế ấn phẩm.

Outline Text

sáng tạo cùng AI

Nếu bạn cần chuyển đổi một loại để con đường, chọn văn bản và chọn Type> Create Outlines. Điều này sẽ phá vỡ các văn bản thành các đường dẫn. Lưu ý rằng một khi bạn phác thảo, văn bản có thể không được chỉnh sửa với công cụ Type. Tuy nhiên sau khi nó trở thành một con đường, bạn có thể áp dụng điểm gradient và chỉnh sửa neo sử dụng công cụ Pen.

Nguồn: Fanpage Diễn đàn sinh viên đại học Ngoại Thương - FTU Forum

Nguồn: Freepik.com


e

các ứng dụng của illustrator 2. Thiết kế Logo

các ứng dụng của illustrator 3. Infographic

Infographic là viết tắt của Infomation + graphic - là hình ảnh dưới dạng đồ họa đưa ra các thông tin, con số, dữ liệu kiến thức để thể hiện những thông tin phức tạp một cách nhanh chóng. Thường được bố trí 1 cách khoa học, dễ hình dung và gây được sự thu hút.

sáng tạo cùng AI

Logo là một phần quan trọng của bất kì tổ chức nào vì nó là bộ mặt và là dấu hiệu nhận biết tổ chức đó. Logo luôn phải mang được thông điệp mà tổ chức muốn hướng đến cho người xem. Có 3 bước để tạo nên một Logo hoàn hảo: - Bước 1: Đọc và hiểu được bản tóm tắt ý tưởng, nội dung mà tổ chức đó muốn hướng tới. - Bước 2: Phác thảo trước ra giấy A4 những ý tưởng của mình, tự do sáng tạo ra một vài mẫu logo. - Bước 3: Đưa lên Illustrator để xử lý đồ họa, dùng shape và pen tools để tái hiện lại bản phác họa, sau đó chọn màu và font chữ hợp với thông điệp của tổ chức. Ok, done!!!

f

Về mặt ứng dụng, Infographic có thể được dùng trong các bản báo cáo, các bài thuyết trình, trong các đề án, dự án, hoặc một chủ đề nào đó: giới thiệu tổ chức, kĩ năng, mô tả thị trường, mô hình, các quy trình,...


f

các ứng dụng của illustrator 3. Infographic

Trong Infographic, các số liệu thường được thể hiện bằng các biểu đồ. Cách này thường dùng để so sánh số liệu giữa các nước, các năm, các độ tuổi,... Có 5 kiểu biểu đồ hay được dùng: cột, đường, tròn, khu vực trên thế giới, thời gian.

f

các ứng dụng của illustrator 3. Infographic

Bên cạnh đó, không kém phần quan trọng là các danh sách, quy trình, các hình vẽ gắn liền với thông điệp muốn đưa tới cho người đọc.

sáng tạo cùng AI


f

các ứng dụng của illustrator 3. Infographic

Một số điểm chú ý khi làm infographic: - Infographic thường xuyên bị biến thành những đồ họa và văn bản hỗn loạn. Là một designer, rất dễ để có một bố cục trên cả hữu ích. Một cách để nắm bắt xu hướng này là thiết kế hình ảnh trung tâm có liên kết chặt chẽ với Theme hoặc thông điệp. - Hãy nhớ rằng giống như bất kỳ thiết kế nào, infographic cần một mục tiêu cơ bản để hoàn thành. Thông thường, nhiệm vụ của một infographic là biến những thông tin phức tạp trở nên dễ hiểu hơn thông qua đồ họa. Vì vậy, mục tiêu của bạn là tạo một cái gì đó càng dễ hiểu càng tốt. - Giới thiệu câu chuyện một cách trực quan. Đây là một cocept đơn giản đằng sau những con số. Mục tiêu của infographic là tạo nên những đồ họa dễ hiểu, và thiết kế của bạn có thể là một câu chuyện trực quan.

f

các ứng dụng của illustrator 4. Curriculum vitae:

Bạn muốn gây án tượng với nhà tuyện dụng, nếu bạn biết thiết kế thì hãy tự thiết kế cho mình một CV thật đẹp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ở đây tôi sẽ không dạy các bạn cách viết CV mà chỉ hướng dẫn bạn làm thế nào để CV của mình gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Một CV gây ấn tượng là một CV không quá màu mè nhưng có cách trình bày mạch lạc, có màu sắc dịu nhẹ nhưng nổi bật.

sáng tạo cùng AI


f

f

các ứng dụng của illustrator 4. Curriculum vitae:

các ứng dụng của illustrator 5. Typography

Typography là loại hình thiết kế lấy các chữ cái làm đối tượng khai thác, khiến các con chữ không chỉ là công cụ truyền đạt thông tin bình thường nữa mà con mang tinh nghệ thuật cao cùng với sự thể hiện có tính khoa học.

Và bên cạnh đó chúng ta có thể áp dụng Infographic để tạo ra một CV ấn tượng, dùng các biểu đồ để thể hiện các kĩ năng của mình.

Typeface và Font

Typeface là một hệ thống bao gồm các kiểu chữ, và mỗi một kiểu chữ khác nhau là một typeface riêng biệt. Font là một miêu tả cho typeface, như vậy nghĩa là sao? Chúng ta có thể lấy ví dụ cho dễ hiểu đó là Arial cỡ chữ 9pt là một font, Arial cỡ 12pt là một font, Arial in nghiêng (Arial Italic) là một font, v.v. Mỗi sự thay đổi dù là nhỏ của typeface là một font khác nhau. Có rất nhiều kiểu chữ, nhưng chúng chỉ được chia ra thành các nhóm chính đó là : Serif, San Serif, Script,... Serif là loại chữ có chân (Cambria, Adobe Caslon Pro…), ví dụ như các kiểu chữ dưới đây.

San Serif là loại chữ không chân. (arial, walkway…)

Script: là dạng chữ như chữ được viết tay (Script, Palace Script … )


f

các ứng dụng của illustrator 5. Typography

Lines - Các đường gióng

Có ít nhất 5 loại đường gióng mà các ký tự cần so hàng. Đây là các đường gióng ngang (horizontal guide lines) cho các chữ in hoa (capital letters), phần đầu chữ (ascenders), chữ thường (lowercase) và phần đuôi chữ (descenders).

f

các ứng dụng của illustrator 5. Typography

Tracking - khoảng cách chữ

Tracking (hay còn gọi là letter-spacing) là khoảng cách của các nhóm chữ (Trong CSS đó là thuộc tính letter-spacing) Tracking có hai trạng thái để mô tả là thoáng (loose) hay chặt (tight). Loose tracking là trạng thái khi các nhóm chữ cách nhau với khoảng cách lớn. Tight tracking là khi các nhóm chữ có khoảng cách gần nhau. Quy tắc của tracking tương tự như leading, tất cả những biểu hiện thực tiễn tốt nhất đó vẫn là khả năng đọc.

- Baseline (đường cơ sở) đây là đường gióng phổ biến nhất, nó chính là đường cơ sở mà các chữ nằm trên đó. - Cap height (hay cap line): Đây là đường gióng ngang qua đỉnh các chữ in. - X-height (or midline): Đây là đường gióng biểu thị chiều cao của chữ thường (ngoại trừ các ký tự có phần đầu chữ (ascenders) và phần đuôi chữ (descenders) như h,k,p,y ..). Nó còn được biết như dường gióng ngang đỉnh và xác định chiều cao của chữ x. - Descender height (hay beardline): Là đường gióng ngang phần bên dưới cuốu cùng của các chữ (như chữ p hay y)

Leading - Dòng

Leading là một yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Nó quyết định khả năng đọc của các đoạn văn bản. Leading nhỏ sẽ làm các dòng gần nhau và làm các chữ đè lên nhau, Leading lớn thì sẽ làm giảm nhịp điệu chữ.

Kerning - khoảng cách giữa các chữ Kerning là thông số khoảng cách giữa hai chữ. Chắc hẳn bạn sẽ bối rối khi phân biệt giữa tracking và kerning. Tracking là thiết lập toàn cục ảnh hưởng đến khoảng cách tất cả các chữ, trong khi đó kerning chỉ ảnh hưởng cục bộ, đó là khoảng cách giữa hai chữ. Một số kết hợp hai chữ với nhau cần một thông số kerning lớn hơn các loại khác để tránh chạm vào nhau. (thí dụ như cặp chữ KX so với ll).


f

các ứng dụng của illustrator 5. Typography

Một số mẫu Typography tuyệt đẹp.

g

Màu sắc (color) Màu sắc là một phần quan trọng trong bức tranh

Làm việc với màu có thể là một cách lý thú và hữu ích để trang trí sinh động các hình minh họa và kiểu thiết kế. Illustrator có 2 kiểu màu là RGB và CMYK: - RGB thường được dùng khi sản phẩm đưa lên web. - CMYK thường dùng khi sản phẩm được đưa đi in ấn. Mỗi màu sắc thì đều có riêng cho mình một thông điệp, chọn màu cũng là một cách để thể hiện thông điệp đó.

sáng tạo cùng AI


g

g

Màu sắc (color) Màu sắc là một phần quan trọng trong bức tranh

Mỗi màu sắc đều có tiếng nói riêng Trong một cuộc thống kê lớn về những cảm nhận của mỗi người về một màu sắc nhất định nào đó. Các nhà khoa học nhận ra rằng các màu sắc đều đem đến một số cảm nhận chung cho cộng động,. Phần lớn mọi người thấy sự an toàn khi thấy màu xanh, thấy cồn cào khi nhìn màu đỏ, cảm nhận được sự tinh tế dịu dàng trong màu hồng, sự quý phái trong màu tím và năng lượng trong màu vàng. Rất rất nhiều những cảm nhận khác nữa về màu sắc mà bạn có thể tìm thấy trong bức hình trên

Màu sắc (color) Màu sắc là một phần quan trọng trong bức tranh

Một số công cụ chọn màu cho các bạn: - Color Guide của chính Illustrator.

sáng tạo cùng AI

- Bên cạnh đó chúng ta có 1 công cụ đến từ Adobe, đó là Adobe Kuler.


H

Kết luận Những suy nghĩ về AI

Trên đây chỉ là những kiến thức cơ bản về AI nhưng nó sẽ là một bước nền quan trọng để bạn đi đến các kĩ thuật khác. Hãy tham khảo thêm các tài liệu khác trên mạng để có thể học hỏi thêm nhiều kĩ năng hơn nữa. Bên cạnh đó hãy thực hành thật nhiều để có thể quen với các kĩ thuật cơ bản và nâng cao của AI. Một ngày không xa nữa bạn sẽ tạo ra những banner, cv hay typo với sự ngưỡng mộ của người xem. Người thành công là người chăm chỉ.


- The end -

Nguyễn Việt Anh


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.