Mọi người đều thích đến các rạp chiếu, và các poster – áp phích phim gần như trở thành 1 công cụ hiện thân cho các bộ phim. Poster là cái đầu tiên kéo khán giả đến rạp. Phim càng công phu, người ta càng đầu tư kỹ cho “bộ mặt” này. Để thiết kế nên một poster phim đúng chuẩ, Hollywood, hãy nắm chắc những quy tắc về màu sắc, bố cục, typography và bạn sẽ không phải sợ gì nữa.
Poster phim là gì ?
P o s t e r p h i m l à 1 ph ần cực kỳ qu an trọ n g tro n g c ông t á c q u ả n g b á và ph át h àn h 1 bộ ph i m . N ế u m u ố n bộ ph i m củ a bạn đạt do an h th u tố t, ngoà i k ị c h b ả n , nộ i du n g , kỹ th u ật qu ay dựn g h o à n hả o t h ì p o st e r c ủ a bạn cũ n g ph ải tố t và h o àn h trá ng thì n g ư ờ i xe m m ới ch ú ý tới ph i m củ a bạn . V ậ y l à m t h ế n ào để có dc m ộ t (h o ặc m ộ t bộ ) p oste r đẹp? 1 . X á c đ ị n h th ể l o ại ph i m 2 . Đ ị n h h ì n h dc ý tưởn g ch o po s ter: m àu s ắc, bố c ục hình và chữ 3 . P h á c t h ả o ý tưởn g ch o co n cept-art. Bạn ph ải p há c t h ả o s ơ q ua dem o để dễ h ì n h du n g ra bố cụ c c ũng n h ư c á c p h ần kh ác. 4 . Đ ị n h h ì n h ph ần tex t (g ồ m tựa ph i m , bi l l i n g b loc k, t a g l i n e s , . . . .) ch o po s ter. 5 . H o à n t h à n h po s ter củ a bạn !
Kích thước poster phim
•Tại Mỹ: One sheet: 27 x 40 inches Bus stop: 40 x 60 inches •Tại Anh Quad: 30 x 40 inches Double crown: 20 x 30 inches One-sheet: 27 x 40 inches Three sheet: 40 x 81 inches •Tại Úc Daybill: 13 x 30 inches One sheet: 27 x 40 inches
Kích thước quy chuẩn cho một poster là 27 x 40 inches
Các yếu tố của 1 poster chuẩn
Một final poster (main poster hay poster chính thức) chuẩn của Hollywood thường thấy gồm có các thành phần như sau: 1. Dòng tên diễn viên (chính - phụ) 2. Tagline: Dòng thông tin mở rộng của bộ phim (không bắt buộc phải có) 3. Title treatment: Logo phim (bắt buộc phải có) 4. Credits (Billing): Dòng chữ gồm tên nhà sản xuất, đạo diễn, âm nhạc, quay phim, kỹ xảo, nhà phát hành, ngày phát hành và logo của các bên liên quan) 5. Background (Textless poster): Chính là poster không có chữ, typography, logo... Nhìn vào poster phim Inception chúng ta có thể thất đầy đủ những yếu tố trên.
Lịch sử poster phim
Song song với sự phát triển của “nghệ thuật thứ 7”, những tấm poster cũng có một quá trình phát triền riêng của nó với nhiều điểm nhấn thú vị. Kể từ khi ra đời, các poster của phim ảnh luôn được dùng để quảng bá phim và tạo hiệu ứng với khán giả. Cũng như các thể loại phim ảnh đã được phát triển, việc thiết kế các tấm poster cũng đã thay đổi. Việc in ấn các tấm poster cũng là một điều khó khăn vào những năm 1900 của thế kỷ trước, giá thành cho một tấm poster rất đắc đỏ và không phải là có thể dễ dàng in được (giai đoạn này, kỹ thuật in chưa phát triển như bây giờ và đa số là thực hiện thủ công nên chi phí rất cao). Tuy nhiên mọi thứ đã được thay đổi theo thời gian cho đến như những gì bạn thấy vào bây giờ, poster của thế kỷ 21 khác rất xa so với những gì mà bạn nhìn thấy trước đó.
Trong những năm này, các poster đã xuất hiện với
Một sự thay đổi táo
thể loại truyền thống, thực hiện rất tốn thời gian
thiết kế theo hướng
và đa số là vẽ tay miêu tả các cảnh có trong phim.
vật chính của bộ ph
ôn mặt, qua miêu tả
1920
1930
bạo hơn với xu hướng
Các poster miêu tả cảnh bắt đầu lùi dần vào dĩ
g tập trung vào nhân
vãng. Poster với các ký tự minh họa nổi bật bắt đầu
him. Đặc biệt là khu-
được sử dụng nhiều hơn trong những năm này.
ả cảnh phim ấn tượng.
1940
Các nhà thiết kế poster đang cố gắng thể hiện rõ chủ đề của phim. Chẳng hạn như poster phim Love In The Afternoon, không có hình ảnh của nhân vật, nhấn mạnh vào kiểu chữ và cách sắp xếp, gợi nhớ đến nội dung của phim nhiều hơn.
1950
Các poster không p là loại bỏ hoàn toàn cảnh phim, nhưng đến bố cục. Hình trò làm nền hoặc đ kiểu nằm ở bên ng trung tâm của pos
1960
phát triển đến mức n hình ảnh minh họa lại chú trọng nhiều minh họa đóng vai được thiết kế theo goài, không nằm ở ster như trước đây.
Một ví dụ cho sự chuyển động nhanh chóng đến không ngờ của nghành thiết kế. Poster những năm 1970, hình ảnh chiếm hoàn toàn khu vực trung tâm nhưng không mang tính minh họa cảnh phim và gợi nhiều suy nghĩ hơn với khán giả.
1970
Đây là giai đoạn phát triển mạnh của ngành nhiếp ảnh – vốn gắn liền và hỗ trợ rất nhiều cho việc thiết kế. Hình ảnh cho poster bắt đầu đa dạng hơn, ối thiết kế và hình thức tương tự như ngày hôm nay, cũng như chất liệu làm poster cũng thay đổi nhiều hơn.
1980
Công thức “chuẩn” bắt đầu được hình cho các poster đượ các nhiếp ảnh gia, gọn ở phía trên, tên nằm ở phía trên tiê đoàn làm phim đượ cuối poster.
1990
” cho một poster thành: hình ảnh ợc thực hiện bởi tiêu đề phim ngắn n các diễn viên êu đề, và thông tin ợc đặt ở phía gần
Những năm 2000, khán giả có thể thấy được những cải tiến để bắt kịp với xu hướng hiện tại qua các kiểu chữ và hình ảnh, nhưng bố cục thì vẫn được giữ nguyên. Tiếp đó, phong cách tối giản hình ảnh được áp dụng nhiều như trong các poster của phim Buried, Up, The Dark Knight.
2000
Phân loại poster phim
1.Teaser poster: Là poster tung ra đầu tiên để gây cho khán giả sự tò mò về bộ phim sắp ra mắt. Hình bên là teaser của bộ phim Transformers: Revenge of the Fallen (2009).
2.Character poster (poster nhân vật): Đối với một bộ phim với một dàn diễn viên có thể là một tập hợp các poster nhân vật, mỗi một nhân vật là 1 poster riêng. Thông thường nó có chứa tên của nam diễn viên hoặc nữ diễn viên, có hoặc không có tên của nhân vật. Nó cũng có thể bao gồm một câu tagline phản ánh tính cách của nhân vật.
3.Main Poster (Onesheet poster): Poster này cò thể có từ 1-3 poster chính, có đầy đủ các thành phần như phần trình bày phía dưới như: Tên diễn viên, Logo phinm (hay còn gọi là title treatment), credits (tham khảo trong album Các kiểu credits thường gặp trong poster phim), tên nhà sản xuất, tên nhà phát hành, các logo của các bên liên quan, ngày phát hành.
5.Retro Poster (Remix poster): Là dạng poster vẽ bằng vector 2D, tuy nhiên dạng poster này ít dc sử dụng. Một vài phim có poster này như: Captain America The winter soldier, Inception, Black Swan,...
6.Billboad Poster (or Banner poster): Là dạng poster in khổ lớn được treo ở ngoài trời.
7. Theatrical Version Poster: Là một phiên bản khác được các nhà phát hành thiết kế riêng cho 1 bộ phim để phát hành song song với poster chính thức ngoài rạp. Nói nôm na thì nó là poster phiên bản đặc biệt để treo ngoài rạp của nhà phát hành.
Poster là thông tin đầu tiên về bộ phim cho mọi người, có nhiều người ít tới rạp, không lên mạng, không có thời gian xem TV nên không thể xem được trailer, nhưng không ai có thể trốn khỏi sự giáp mặt với poster phim. Tại nơi mình ở, poster phim xuất hiện khắp nơi đập vào mắt người ta mỗi sáng đi làm, nó có trong metro, trên báo chí, tại các trạm xe bus, bên hông những xe bus, tại những góc đường lớn, thậm chí dán trên cả bản tin trường đại học và trong công sở. Chỉ cần nhìn màu sắc bạn sẽ biết chính xác 80-90% nội dung phim nói về cái gì. Lựa chọn màu sắc cho poster có vẻ như tuân theo nguyên tắc, vì mỗi màu sắc mang lại một ý nghĩa nào đó trong đầu của người xem.
Thực ra thiết kế một poster cho phim không phải là công việc tùy hứng, nó tuân thủ theo những nguyên tắc rất chặt chẽ về màu sắc, bố cục và kích thước, font chữ... Những quy luật này mang tính khoa học hơn là sáng tạo mỹ thuật đơn thuần.
Thuật ngữ cơ bản về màu sắc
Hues – dãy màu Đây là thứ tinh khiết nhất của màu sắc và có tất cả là 12 màu. Trong đó có 3 màu cơ bản (primary), 3 màu thứ cấp (secondary) và 6 màu khác (tertiary). 12 màu sắc cơ sở hình thành tất cả màu khác trong quang phổ, do đó bạn có thể sử dụng chính màu của nó hoặc pha trộn với màu khác để tạo ra thêm một màu mà bạn muốn.
Thuật ngữ cơ bản về màu sắc
Tints - vùng sáng Mặc dù nghe có vẻ như là một khái niệm phức tạp, một màu tint đơn giản là màu nguyên mẫu được pha thêm màu trắng. Nó chính là một màu nguyên mẫu được làm sáng hơn, một số người còn gọi nó là màu phấn (pastel) . Tints/pastel cho cảm giác dịu mắt đối với người xem và nói chung và hữu ích trong tất cả khía cạnh khác của công việc thiết kế, bởi vì chúng là những màu sắc dễ nhìn.
Thuật ngữ cơ bản về màu sắc
Shades – vùng tối Shade đối nghịch lại với tint, nó chính là màu gốc được pha thêm đen, làm cho chúng có tối màu hơn. Bất cứ bảng màu của phần mềm nào đều cho phép bạn chọn màu tối hơn dần theo từng cấp cho đến màu đen tuyệt đối. Shades/darker có một chổ đứng trong thiết kế web, nhưng chúng thường bị lạm dụng và làm các trang web có màu sắc bảo hòa. Nó cũng gây khó khăn cho mắt nếu tập trung trong một thời gian dài.
Thuật ngữ cơ bản về màu sắc
Tone – vùng trung gian Tone là một trong những màu chính trong dãy 12 màu được thêm vào cả hai màu trắng và đen. Dĩ nhiên nếu bạn pha cả trắng lẩn đen vào bức ảnh hay một màu nền có nghĩa là bạn đang thêm màu xám, đó là cách mà hầu hết các nhà thiết kế chuyên nghiệp sử dụng để cân bằng vùng sáng và vùng tối, giúp bức ảnh có chiều sâu và bắt mắt hơn.
Thuật ngữ cơ bản về màu sắc
Saturation – độ bão hòa Về cơ bản đây là phản ứng của một màu dưới điều kiện ánh sáng, thường thì nó được lưu ý nhiều ở thiết kế nội thất hơn thiết kế web. Những bức ảnh có màu sắc thái quá hoặc các phần tử thiết kế nên được áp dụng saturation một cách tiết chế, nếu không bạn sẽ gây cảm giác khó chịu cho người xem.
Thuật ngữ cơ bản về màu sắc
Intensity – cường độ Một bức ảnh có độ sáng hay mờ được quyết định bởi “intensity”. Màu có cường độ cao như màu đỏ có thể tác động kích thích lên tâm lý và cơ thể, ngược lại những màu có cường độ thấp hơn như xanh lá hay xanh dương sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho người xem. Sử dụng cường độ màu sắc là một trò chơi tâm lý có thể tác động lên trực tiếp người xem.
Thuật ngữ cơ bản về màu sắc
Màu đen
Màu đen là 1 màu có rất nhiều ý nghĩa sâu trong poster phim. Ý nghĩa đầu tiên của nó là cho ta cảm giác u tối, mù mờ. Vì vậy poster của những phim kinh dị huyền bí luôn có màu đen làm chủ đạo, nó như 1 tấm nền để hiện lên các màu sắc khác. Màu đen không nhất thiết phải phủ kín nền poster, mà có thể chỉ ở 4 góc như 1 cái khung.
Màu đen
Ý nghĩa thứ hai của màu đen, rất khó giải thích, nó cho ta biết nội dung phim sẽ có tính căng thẳng, rùng rợn, nhiều kịch tính, bất ngờ... vì vậy màu đen còn là màu chủ đạo thấy trong poster của những phim Thriller (giật gân), Mystery (bí ẩn). Vậy nên poster phim có màu đen sẽ cho thấy nó có nhiều kịch tính và sự rùng rợn. Màu đen là dấu chỉ của phim Thriller và Kinh dị.
Màu trắng
Trắng cung cấp một sự tương phản tốt với màu sắc mạnh mẽ, chẳng hạn như màu đen và màu xanh. Nó có thể được sử dụng với số lượng nhỏ hoặc một lượng lớn mà không trở nên quá áp đảo, một khía cạnh tích cực của màu sắc. Ở một khía cạnh khác, trắng còn là dấu hiệu của sự đầu hàng (lá cờ trắng). Đầu tiên, không phải poster nào cũng được xử lý sâu bằng máy tính, nhiều phim có poster chỉ là những tấm hình chụp tự nhiên, đơn giản. Điều này có nghĩa gì?
Màu trắng
Nếu nhìn thấy 1 poster có màu sắc tự nhiên (tức là giống như một tấm ảnh chụp ngoài đời thực, không bị chỉnh sửa thay đổi về tông màu bằng máy tính), bạn đừng cho rằng kinh phí của bộ phim không cao, vấn đề là do thể loại của phim đấy. Một poster chân thực thì chắc chắn đây là 1 phim tâm lý, xã hội. Đa số những phim hài hay tình cảm, tâm lý hiện thực sẽ có nền trắng đơn giản, hay nền màu đơn, với những màu sắc tươi sáng như hồng, vàng, xanh non, xanh da trời... Màu trắng đại diện cho nhóm phim hài, tâm lý xã hội, tình cảm.
Màu xanh dương
Màu xanh thường được nghĩ đến như là một màu của sự bình tĩnh và thanh bình. Một số bằng chứng cho thấy khi màu xanh đi vào dòng chảy thị giác của con người, bộ não sẽ gửi ra tín hiệu hóa học làm việc như một thuốc an thần. Vì lý do này, nhiều bệnh viện mới sử dụng màu xanh trên bác sĩ phẫu thuật, y tá và các bức tường của phòng điều hành.
Màu xanh dương
Màu xanh được coi là đáng tin cậy, đáng tin cậy, đáng tin cậy và cam kết; nó truyền cảm hứng cho sự tự tin. Poster phim có màu xanh lam thường có thêm nền đen, đây là dấu hiệu của một phim kinh dị, nó mang lại cảm giác lạnh lẽo, u tối. Màu xanh lam kết hợp với màu đen là màu của những phim có nội dung huyền bí, tâm linh, ma quái,...
Màu xanh lục
Khác với màu xanh lam, màu xanh lục có một ý nghĩa đặc trưng về chủ đề khoa học viễn tưởng. Khi kết hợp với màu đen, nó cũng có thể đại diện cho 1 phim kinh dị mang tính khoa học viễn tưởng. Thật vậy, màu xanh lục mang tính huyền bí như màu xanh lam, nhưng có bản chất khoa học. Máu của người hành tinh luôn có màu xanh lục.
Màu vàng
Trong đa số trường hợp, màu vàng là màu của những phim có tính lịch sử, cổ đại, thần thoại. Những phim có poster toàn 1 màu vàng sẽ có nội dung về 1 truyền thuyết cổ xưa, một cuộc phiêu lưu khảo cổ, vào thế giới huyền bí, những phép màu, ma thuật.
Màu đỏ
Màu đỏ là một trong những màu sắc lâu đời nhát, được nhìn thấy đầu tiên trong cầu vồng, và có tác động đến tình cảm mạnh mẽ, tăng tốc độ nhịp tim, tăng huyết áp và thở gấp. Vì lý do này, màu đỏ nghĩ đến như là sức mạnh của niềm đam mê. Nó cũng thường là những màu sắc trẻ em tìm hiểu đầu tiên.
Màu đỏ
Màu đỏ là một màu sắc rất chính trị, thường được kết nối với chủ nghĩa cộng sản, đó là lý do tại sao nó là một màu sắc nên được sử dụng một cách cẩn thận. Đặc biệt là đỏ là màu của máu, một yếu tố chính của thể loại phim kinh dị.
Màu cam
Như màu của lửa, màu cam được coi là một trong những màu sắc nóng nhất. Nó là một màu sắc hướng ngoại và vui tươi, đặc biệt hấp dẫn cho thanh thiếu niên và trẻ em.
Màu cam
Trong các ứng dụng đồ họa, nó có thể cho một ấn tượng ham chơi, hài hước và cartoon-like, do đó, nó không phải là một lựa chọn tốt để truyền đạt một thông điệp nghiêm trọng. Màu cam được sử dụng trong phim ảnh nói chung bao gồm ngọn lửa và các vụ nổ.
Một cách tổng quát
Điểm tương đồng giữa các thể loại poster phim
1. Poster phim khoa học viễn tưởng và hành động Trong 4 thể loại trên, phim khoa học viễn tưởng và hành động là hai thể loại có sự liên quan chặt chẽ với nhau nhất. Người ta có thể nói rằng, khoa học viễn tưởng và hành động là một cặp sinh đôi. Phim khoa học viễn tưởng chứa hầu hết các yếu tố như phim hành động và ngược lại, ngoại trừ các yếu tố siêu nhiên, giả tưởng.
Điểm tương đồng giữa các thể loại poster phim
Điểm tương đồng giữa 2 thể loại này được thể hiện rất rõ trên poster. Cả 2 loại poster đều sử dung màu tối là phần lớn, với phông nền là tông màu đen sáng để hướng sự tập trung vào nhân vật chính. Poster phim hành động có xu hướng sử dụng một dải màu lớn hơn (đa dạng hơn). Poster phim khoa học viễn tưởng có xu hướng sử dụng nhiều màu tối hơn.
Điểm tương đồng giữa các thể loại poster phim
2. Poster phim hoạt hình 3D và các thể loại khác Bảng màu được sử dụng trong thiết kế poster phim hoạt hình 3D hiện nay không chỉ phù hợp với trẻ em và thanh thiếu niên mà còn đa dạng các đối tượng khác. Vì thế, phim hoạt hình 3D nghiễm nhiên có mối liên hệ chặt chẽ vỡi bất cứ các thể loại phim khác, và poster của nó cũng vậy.
Điểm tương đồng giữa các thể loại poster phim
Poster Wall-E là một ví dụ điển hình. Mặc dù sử dụng màu sắc sáng hơn các poster phim khoa học viễn tưởng thường thấy, Wall-E gần như có chung một concept trong việc sử dụng màu sắc. Xanh là màu cơ bản trong poster này, với các cường độ từ một màu xanh nhạt đến rất đậm, gần như màu đen. Trên tông nền xanh đó, nổi bật lên là một màu sắc ấm áp - đỏ. Nếu nhìn vào poster Wall-E và Hitchhiker’s Guide to the Galaxy, bạn sẽ nhận ra sự tương đồng đó.
Điểm tương đồng giữa các thể loại poster phim
3. Poster phim khoa học viễn tưởng và hoạt hình 3D Khoa học viễn tưởng và hoạt hình 3D là hai thể loại mà hầu hết các poster dường như đều áp dụng một công thức chung: một hoặc hai màu nổi bật. Những màu sắc nổi bật mà bạn cần phải nhớ, đó là: đỏ, cam, vàng.
Điểm tương đồng giữa các thể loại poster phim
Tuy vậy, màu sắc nổi bật này có xu hướng được chú ý trong poster phim khoa học viễn tưởng nhiều hơn là hoạt hình 3D.va Trong poster phim khoa học viễn tưởng, những màu này không xuất hiện thường xuyên, nó xuất phát từ quy luật “yếu tố lửa” trong thiết kế. Hãy thử loại bỏ màu sắc nổi bật trong các poster trên và nhận ra sự khác biệt hoàn toàn.
Sự khác biệt giữa các thể loại
Phim hoạt hình 3D sử dụng bảng màu hấp dẫn với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Poster phim hài lãng mạn là một thể loại với màu sắc rất riêng. Màu trắng được sử dụng chủ yếu, kết hợp với những màu sắc ấm áp để tạo ra một không khí lãng mạn và nữ tính. Poster phim khoa học viễn tưởng là thể loại sử dụng nhiều màu tối nhất. Poster phim hành động chủ yếu các màu sắc của yếu tố không khí và lửa.
Tóm lại, có một số tóm tắt về đặc điểm của các thể loại phim như sau: Phim hành động: Có chi tiết màu đỏ. Có màu kim loại, sắt thép. Font chữ màu đỏ, nghiêng. Hình ảnh nhân vật căng thẳng, lạnh lùng, cầm súng ống. Hình ảnh các vụ cháy nổ, tia lửa. *Phim action thriller: có nhiều màu đen. Phim kinh dị Có nền đen hoặc viền đen, gam màu tối. Có 1 chi tiết dị thường trên tựa đề tên phim. Có màu lạnh: xám, xanh lam hay xanh lục. Có màu đỏ thì là phim kinh dị bạo lực. Phim tình cảm tâm lý Có hình nam và nữ thân mật: nắm tay, ôm hôn, nằm bên nhau... Hình ảnh có màu sắc tự nhiên, không bị nám đen hay nhòe. Nền trắng hay những màu nhạt, tươi sáng (vàng, xanh lơ, hồng, tím). Tựa đề tên phim màu tím, đỏ hay hồng Phim thần thoại, dã sử, lịch sử Có trang phục, vũ khí của diễn viên thời xa xưa. Màu chủ đạo là màu vàng, nâu, cam.
12 kiểu thiết kế poster ai cũng thấy quen
1. Vài người nhỏ xíu trên bãi biển và những cái đầu rất lớn ở phía trên. Kiểu này sử dụng cho những bộ phim ướt át, tìm mọi cách để lấy nước mắt khán giả bằng các cuộc tình éo le.
2. Một…tấm lưng hấp dẫn, rất phù hợp với các bộ phim hành động. Cách thể hiện tuyệt nhất là để nhân vật đứng ngược sáng.
12 kiểu thiết kế poster ai cũng thấy quen
3. Dựa lưng vào nhau. Cách sắp xếp này sử dụng phổ biến cho các bộ phim hài.
4. Trên giường. Một kiểu câu khách thường thấy, khi chỉ cần nhìn thấy đôi trai gái nằm trên giường là bạn bắt đầu tưởng tượng rồi.
12 kiểu thiết kế poster ai cũng thấy quen
5. Một con mắt đang nhìn chằm chằm vào bạn. Tất nhiên tới hơn 98% sử dụng làm poster cho các bộ phim kinh dị.
6. Một màu xanh dịu mắt. Sử dụng bầu trời xanh hay trái đất làm nền phía sau là lựa chọn tốt nhất cho phim về động vật, thiên nhiên.
12 kiểu thiết kế poster
7. Đỏ và Cam, hai màu khiến bạn liên tưởng tới những vụ nổ. Rất phù hợp với phim hành động cùng với các hiệu ứng nổ hoành tráng.
8. Tẩu vi thượng sách. Cảnh rượt đuổi treen những con đường nhỏ sẽ gây cho người xem cảm giác nghẹt thở bởi những yếu tố bất ngờ.
12 kiểu thiết kế poster ai cũng thấy quen 9. Wow, những đôi chân dài. Chắc chắn trong phim phải có một vài cô diễn viên chân đủ dài và đẹp để có thể đưa lên poster như thế này.
10. Có phải hình mặt người, hay bạn bị ảo giác? Các nhà thiết kế muốn nói thay đạo diễn rằng, đây là một bộ phim đầy trí tuệ và bạn phải động não khi xem phim.
12 kiểu thiết kế poster ai cũng thấy quen 11. Màu đỏ không bao giờ lỗi thời. Những người phụ nữ luôn quyến rũ trong các bộ đồ đỏ, và với những phim sử dụng kiểu này, phụ nữ nổi bật hoàn toàn trong phim.
12. Chữ ngay trên mặt. Thiết kế kiểu này cần nhà thiết kế hiểu rõ về nghệ thuật chữ để sử dụng đúng với nội dung phim.
Nghê thuật chữ Typography luôn là một thử thách “khó chơi” đối với những người thiết kế đồ họa, đặc biệt nó khi được xuất hiện trên poster phim. Typography trên poster phim đòi hỏi phải thật bắt mắt và mời gọi khách hàng đi xem phim,
1. Kiểu chữ lớn, in đậm và màu đỏ cho phim hài
Các loại font Arial, Helvetica, Gotham và Futura rất hay được sử dụng trên poster của phim hài. Tiêu đề phim thường có màu đỏ và hiện nổi bật trên nền trắng để thể hiện tính chất hài hước của phim.
1. Kiểu chữ lớn, in đậm và màu đỏ cho phim hài
Vậy Typography ra sao cho một bộ phim vừa hài, vừa kinh dị? Màu đỏ làm nền tượng trưng cho máu, đi kèm với thiết kế chữ đầy sắc nhọn và nhuốm máu đã tạo nên tính kinh dị cho tấm Poster. Tiêu đề phim được in đậm, màu trắng, thể hiện chất hài hước của bộ phim. Điểm độc đáo nhất ở đây là hình ảnh bàn tay của zombie thay thế cho thanh ngang của chữa A, cho nên typography rất gọn mà vẫn truyền tải được nội dung bộ phim.
2. Phim kinh dị không thể thiếu TRAJAN
Với kiểu chữ serif mảnh, đầy sắc nhọn và kết hợp với màu đỏ máu cùng một vài họa tiết kinh dị, Tranjan đã thành công khi tạo cảm giác rợn tóc gáy cho người xem.
2. Phim kinh dị không thể thiếu TRAJAN
Những người yêu phim kinh dị chắc chắn khó có thể quên được poster phim Saw 2. Nét chữ tiêu đề phim như han rỉ lâu ngày và có màu tối ảm đạm. Đặc biệt nhất là chi tiết 2 ngón tay bị tra tấn tàn bạo của xác chết nhằm thông báo đây là phần 2 của Saw, khiến khán giả hồi hộp và háo hức.
3. Làm chữ “phát sáng” trên phim khoa học viễn tưởng
Sans-serif là kiểu font hay gặp nhất trên poster thuộc thể loại phim này nhờ các đường nét nhọn, hoàn mỹ của nó. Sans-serif tạo cảm giác công nghê hiện đại, nhất là khi nó được thiết kế thành kiểu chữ 3D.
3. Làm chữ “phát sáng” trên phim khoa học viễn tưởng
Đừng quên kết hợp tiêu đề với phông nền tương phản để poster phim trông thật nổi bật. Một ví dụ hoàn hảo cho typography trên poster phim khoa học viễn tưởng: Cả title được “3D hóa”, đi kèm với tia sáng ở giữa và vòng tròn biểu tượng cho hành tinh, nên nó rất ăn nhập với nội dung phim.
4. Chữ vuông cho phim hành động
Những người thiết kế Typography cho poster phim hành động rất hay sử dụng kiểu chữ Sans-serif vuông vức như Eurostile và Bank Gothic. Tiêu đề còn đi kèm với một vài chi tiết như kim loại, đá, lửa,… để tăng hiệu ứng cho poster.
4. Chữ vuông cho phim hành động
Để tạo ra các hiệu ứng cho typography, người thiết kế phải sắp xếp bóng tối và điểm sáng thích hợp và tránh để các họa tiết cùng “đánh nhau” trong một poster.
5. Chữ dành cho thể loại phim siêu anh hùng
Các tấm poster của phim siêu anh hùng hay sử dụng kiểu chữ dầy, đậm để phán chiếu sức mạnh của siêu anh hùng. Dĩ nhiên, bạn có thể kết hợp yếu tố 3D và chất kim loại trong từng con chữ để tấm poster trông thật “chất” anh hùng hơn.
5. Chữ dành cho thể loại phim siêu anh hùng
Đôi khi, người thiết kế chèn thêm vũ khí của nhân vật vào giữa title để tận dụng khoảng trống mà vẫn gây ấn tượng với các fan.
Trên đây là 5 xu hướng phổ biến của Typography trên poster phim. Dù bạn đọc muốn áp dụng chúng, hay sáng tạo ra thêm kiểu mới, xin đừng quên tiêu đề phải phù hợp với nội dung chủ đạo của phim và hướng tới đối tượng người xem.
Phim khoa học viễn tưởng
Phim khoa học viễn tưởng
Phim hài lãng mạn
Phim hài lãng mạn
Hành động
Hành động
Hoแบกt hรฌnh 3D
Hoแบกt hรฌnh 3D
Bảng màu chuyên dụng cho mỗi loại poster phim Poster phim khoa học viễn tưởng
Poster phim hài kịch lãng mạn
Poster phim hành động
Poster phim hoạt hình 3D
Original poster movie Just Like Heaven
Science Fiction remake.
Original poster movie Just Like Heaven
Romantic comedy remake
Original poster movie Just Like Heaven
Action remake
Original poster movie Just Like Heaven
3D Animation remake
the end